Bồi thẩm Ếch-teo suy nghĩ nhiều về lời báo động của Sa-va-ni: "Nếu Nhật đảo chính thì đám tù phá khám sẽ nguy hiểm hơn bọn giặc lùn".
Hắn thấy Sa-va-ni có lý và bắt tay vào việc sửa sai do tổng giám thị A-gốt-ti-ni vô tình gây ra. Trước hết hắn chỉ thị tách tù chính trị ra khỏi các khám giam thường phạm, không cho các nhà cách mạng có dịp tuyên truyền chủ nghĩa Cộng sản trong đám tù án. Hắn biết các nhà trí thức yêu nước có tài hùng biện đám đăng đàn diễn thuyết cả mấy tiếng đồng hồ trong các cuộc mít-tinh tại rạp hát Thành Xương trong thời kỳ Mặt trận Bình Dân và Đông Dương Đại hội vào những năm 30. Hắn biết một số trí thức này được đào tạo tại Nga như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trân… có sở trường vận động quần chúng đi theo cách mạng. Càng nghĩ hắn càng bực sự ngu dốt của A-gốt-ti-ni "đã làm công không cho Cộng sản".
Công việc cấp bách thứ hai của Ếch-teo là duyệt lại các hồ sơ để đưa ra Côn Đảo những phần tử nguy hiểm, giải tỏa các khám giam đã chật, đồng thời cũng phòng xa trường hợp phá khám ngày Nhật đảo chính.
Trước mặt Ếch-teo là một chồng hồ sơ cao ngất. Hắn với lấy hồ sơ đứng đầu. Ngoài bìa có kẻ chữ to: Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn. Lật hồ sơ ra, Ếch-teo ngắm bức ảnh bán thân cỡ 4x6cm: một người khoảng ba mươi lăm, mặt vuông chữ điền, mày rậm, mắt dữ. Trước ngực là số đính bài dài sọc. Tiếp theo sau là lai lịch vắn tắt: "Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn, sinh năm 1904 tại xã Phong Đước, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn, thuộc gia đình có điền đất. Cậu thứ năm Bảy Viễn là Lê Văn Xuân tức Năm Xuân làm xã nên cũng được gọi là Xã Xuân. Bảy Viễn học hết trường làng, lớp ba, thì bỏ nhà đi lưu lạc giang hồ.
Trong thời gian khoảng 10 năm này, Bảy Viễn học võ ở nhiều nơi. Sau đó Bảy Viễn xưng anh chị tại trường đua Phú Thọ, tập hợp được một số du đãng em út. Vùng hoạt động của nhóm Bảy Viễn bây giờ là Chợ Thiếc, An Bình, Cù lao Chánh Hưng và xóm Phạm Thế Hiển từ cầu Hiệp Ân đổ xuống cầu Chữ Y. Một đường dây liên lạc nối liền các địa điểm bí mật ở các xóm kể trên giúp hắn tẩu thoát mỗi khi có báo động. Xuồng, tam bản của hắn luôn luôn túc trực dưới bến giúp hắn vượt hai con Kinh Đôi và Kinh Tẻ trước khi cảnh sát tới. Với tiền đánh cướp ở các chợ vùng ngoại ô như Cần Giuộc, Nhà Bè, Giồng Ông Tố, Bảy Viễn sắm xe lô-ca-xông cho thuê. Đôi khi hắn dùng các xe này để đi ăn cướp. Bảy Viễn chịu ảnh hưởng nặng loại tiểu thuyết ăn cướp bắn súng lái xe đua như Bách-si-ma, Hoàng Ngọc Ẩn của nhà văn Phú Đức nổi tiếng thời bấy giờ. Hắn ăn mặc đúng thời trang, lái xe tới những tiệm vàng ở các chợ quận, mua cả bụm vàng rồi để lại một băng đạn trước khi lên xe vọt mất.
Năm 41, Bảy Viễn vị bắt với 17 tiền án ăn cướp có súng, bị kêu án 15 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo. Mười lăm ngày sau, Bảy Viễn vượt ngục bằng bè và được thuyền đánh cá vớt. Một năm sau hắn lại bị bắt đưa ra Côn Đảo. Hai tháng sau hắn lại trốn về đất liền. Nhà tù Côn Đảo mở cuộc điều tra tìm hiểu vì sao Bảy Viễn trốn quá dễ dàng như vậy. Nguyên do là Bảy Viễn có tay em ngoài đảo sẵn sàng giúp đàn anh đóng bè làm buồm, tiếp tế cơm khô nước ngọt. Một số thầy chú cũng ngán Bảy Viễn nên cố tình nhắm mắt làm ngơ.
Sau hai lần đi Côn Đảo, Bảy Viễn thay tên đổi họ, lấy tên Tây là thầy Tư Hoảnh-xăng (Vincent) bỏ đất Sài Gòn lên tận Bến Tranh, một làng nhỏ cách quận Dầu Tiếng ba cây số, mua nhà sắm xe bò cho thuê. Ngày ngày hắn vận xà-rong đi đánh bài tứ sắc với dân cờ bạc trong vùng. Tại đây có ba tay cờ bạc hào hoa ăn tiêu rộng rãi. Đó là thầy Tư Hoảnh-xăng, ông Năm Mắm và thầy Bảy Dầu Tiếng. Ông Năm Mắm là Huỳnh Văn Trí tức Mười Trí, là tướng cướp lợi hại chuyên đánh xe đò, ghe hàng ở lục tỉnh. Y có vợ là lái mắm Châu Đốc, mở vựa mắm ở Bến Tranh để làm bình phong che mắt làng lính. Thầy Bảy Dầu Tiếng chính là tay Cộng sản Nguyễn Văn Trấn, quê ở Chợ Đệm, quận Bình Chánh, tỉnh Chợ Lớn, cũng được gọi là Bảy Trấn. Trong thời Mặt trận Bình Dân và Đông Dương Đại hội Bảy Trấn đã ra hoạt động công khai trong nhóm Le Peuple, (báo Dân chúng). Nhiều lần đăng đàn diễn thuyết, có lần bị bắt vô Khám Lớn. Cả ba tên này chạy về đây ẩn náu trong khi địa bàn hoạt động của chúng bị "bể", nhưng vẫn tiếp tục làm ăn. Thỉnh thoảng em út của thầy Tư Hoảnh-xăng và ông Năm Mắm mang tiền lên cho hai đại ca "đậu chếnh". Còn thầy Bảy Dầu Tiếng thì thường lén lút vào các làng cao su vận động anh em cạo mủ đoàn kết tranh đấu đòi tăng lương, bớt giờ làm, cải thiện đời sống.
Tại sao lại chọn Bến Tranh làm căn cứ an toàn? Vùng này có anh em Hội đồng Thì là dân có máu mặt. Hội đồng Thì là điền chủ lớn, em y là Xã Mỹ, một tay cờ bạc nổi tiếng. Vợ bé Xã Mỹ là chị vợ Bảy Viễn. Với sợi dây ràng buộc đó, Bảy Viễn và Mười Trí ung dung nghỉ xả hơi tại đây, hễ có làng lính về thì nhảy xuống xuồng bơi qua sông, tới nhà Hội đồng Thì lánh nạn thì kể như an toàn một trăm phần trăm.
Hệ thống mật báo viên của Pháp thật bén nhạy nên sau nhiều tháng trời theo dõi, mật thám đã bao vây Bến Tranh, bắt được hai tên cướp lợi hại này. Còn tên Cộng sản Bảy Trấn thì nhanh chân trốn trong các làng cao su.
Ếch-teo đọc xong bản lai lịch, cầm tấm ảnh 4x6 lên nhìn lần nữa, lẩm
bẩm: "Đúng là mặt ăn cướp". Hắn lấy bút mực đỏ ghi trên đầu hồ sơ "Phần tử tối nguy hiểm, cần tống ngay ra Côn Đảo. Nhốt riêng trong cátsô". Hắn gạch đích hai lần chữ "nhốt riêng trong cátsô" đến rách giấy.
Hồ sơ thứ hai ngoài bìa kẻ chữ Huỳnh Văn Trí, tức Mười Trí, Ếch-teo ngắm tấm ảnh bán thân 4x6 lẩm bẩm: "Thằng này có cặp mặt sáng quá. Chắc là thông minh". Hắn nghiên cứu lai lịch: Huỳnh Văn Trí, tức Mười Trí, sinh năm 1903 tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định, học trường làng, đi giang hồ học võ một thời gian, trở về cư ngụ tại Bà Quẹo. Nhóm Mười Trí làm ăn kín đáo hơn các nhóm khác ở thành phố Sài Gòn. Thường Mười Trí tổ chức đánh xe đò miền Tây, đánh ghe chài từ Cà Mau lên, phục kích tại các nơi hẻo lánh, đánh chớp nhoáng, rút cũng chớp nhoáng, không để lại dấu vết gì giúp nhà cầm quyền truy tìm xuất xứ…
Vụ đánh cướp Chợ Nhỏ Trà Vinh của nhóm Mười Trí cho thấy là một thiên tài về chiến thuật đánh một mục tiêu xa cách sào huyệt hai trăm cây số. Tất cả đều được nghiên cứu cẩn thận, bố trí chính xác, các sông rạch chung quanh thị xã đều được bám sát để biết nước lớn nước ròng, giờ nào tiến vô, giờ nào rút ra. Khi tấn công, chiến lợi phẩm cũng được phân ra rành rẽ, thứ nào đem xuống ghe mang đi, thứ nào ném ra đường cho dân nghèo. Nếu Bảy Viễn là tướng cướp hào hoa nặng mùi kiếm hiệp thì Mười Trí là tướng cướp thiên về chiến thuật quân sự.
Mười Trí 4 lần bị đày Côn Đảo, 4 lần trốn về đất liền bằng bè. Với tiền cất giấu, y mua chuộc thầy chú ở Sở Củi nhắm mắt cho đám tù lên núi vô rừng bứt mây đan bè bện bao bố trét chai.
Mười Trí và Bảy Viễn quen biết nhau từ ngày Bảy Viễn tự xưng anh chị ở trường đua. Sau cùng, cả hai lại gặp nhau tại Bến Tranh, dưới lốt cờ bạc để đánh lạc hướng đội "rờ-sẹt" Sài Gòn. Trong cuộc "ráp" vừa qua, cả hai đều sa lưới. Đề nghị nên nhốt riêng vì hai tên cướp lợi hại này mà liên kết lại thì trở thành lực lượng đáng ngại…
Ếch-teo nhìn lại lần nữa bức ảnh Mười Trí, gật gù: "Thằng này có thể trở thành một nhà chiến thuật đây. Cần nhốt kỹ". Chụp cây bút đỏ, hắn phê trên đầu hồ sơ: "Rất nguy hiểm. Đưa ra Côn Đảo, nhốt cátsô cẩn thận".
Xem xong hai tập hồ sơ, Ếch-teo thấm mệt. Hắn bước ra cửa sổ. Từ pháp- đình Sài Gòn nhìn sang Khám Lớn chỉ cách một con đường La-răn-đie (Lagrandière). Bỗng hắn bật cười khan:
- Thằng cha nào thiết kế thành phố Sài Gòn này chơi xỏ nước Pháp! Ai lại xây Khám Lớn giữa trung tâm thành phố, sát bên dinh Toàn quyền và dinh Thống đốc Nam kỳ? Đúng là chửi cha nền văn minh Đại Pháp!".
Hắn thấy Sa-va-ni có lý và bắt tay vào việc sửa sai do tổng giám thị A-gốt-ti-ni vô tình gây ra. Trước hết hắn chỉ thị tách tù chính trị ra khỏi các khám giam thường phạm, không cho các nhà cách mạng có dịp tuyên truyền chủ nghĩa Cộng sản trong đám tù án. Hắn biết các nhà trí thức yêu nước có tài hùng biện đám đăng đàn diễn thuyết cả mấy tiếng đồng hồ trong các cuộc mít-tinh tại rạp hát Thành Xương trong thời kỳ Mặt trận Bình Dân và Đông Dương Đại hội vào những năm 30. Hắn biết một số trí thức này được đào tạo tại Nga như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trân… có sở trường vận động quần chúng đi theo cách mạng. Càng nghĩ hắn càng bực sự ngu dốt của A-gốt-ti-ni "đã làm công không cho Cộng sản".
Công việc cấp bách thứ hai của Ếch-teo là duyệt lại các hồ sơ để đưa ra Côn Đảo những phần tử nguy hiểm, giải tỏa các khám giam đã chật, đồng thời cũng phòng xa trường hợp phá khám ngày Nhật đảo chính.
Trước mặt Ếch-teo là một chồng hồ sơ cao ngất. Hắn với lấy hồ sơ đứng đầu. Ngoài bìa có kẻ chữ to: Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn. Lật hồ sơ ra, Ếch-teo ngắm bức ảnh bán thân cỡ 4x6cm: một người khoảng ba mươi lăm, mặt vuông chữ điền, mày rậm, mắt dữ. Trước ngực là số đính bài dài sọc. Tiếp theo sau là lai lịch vắn tắt: "Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn, sinh năm 1904 tại xã Phong Đước, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn, thuộc gia đình có điền đất. Cậu thứ năm Bảy Viễn là Lê Văn Xuân tức Năm Xuân làm xã nên cũng được gọi là Xã Xuân. Bảy Viễn học hết trường làng, lớp ba, thì bỏ nhà đi lưu lạc giang hồ.
Trong thời gian khoảng 10 năm này, Bảy Viễn học võ ở nhiều nơi. Sau đó Bảy Viễn xưng anh chị tại trường đua Phú Thọ, tập hợp được một số du đãng em út. Vùng hoạt động của nhóm Bảy Viễn bây giờ là Chợ Thiếc, An Bình, Cù lao Chánh Hưng và xóm Phạm Thế Hiển từ cầu Hiệp Ân đổ xuống cầu Chữ Y. Một đường dây liên lạc nối liền các địa điểm bí mật ở các xóm kể trên giúp hắn tẩu thoát mỗi khi có báo động. Xuồng, tam bản của hắn luôn luôn túc trực dưới bến giúp hắn vượt hai con Kinh Đôi và Kinh Tẻ trước khi cảnh sát tới. Với tiền đánh cướp ở các chợ vùng ngoại ô như Cần Giuộc, Nhà Bè, Giồng Ông Tố, Bảy Viễn sắm xe lô-ca-xông cho thuê. Đôi khi hắn dùng các xe này để đi ăn cướp. Bảy Viễn chịu ảnh hưởng nặng loại tiểu thuyết ăn cướp bắn súng lái xe đua như Bách-si-ma, Hoàng Ngọc Ẩn của nhà văn Phú Đức nổi tiếng thời bấy giờ. Hắn ăn mặc đúng thời trang, lái xe tới những tiệm vàng ở các chợ quận, mua cả bụm vàng rồi để lại một băng đạn trước khi lên xe vọt mất.
Năm 41, Bảy Viễn vị bắt với 17 tiền án ăn cướp có súng, bị kêu án 15 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo. Mười lăm ngày sau, Bảy Viễn vượt ngục bằng bè và được thuyền đánh cá vớt. Một năm sau hắn lại bị bắt đưa ra Côn Đảo. Hai tháng sau hắn lại trốn về đất liền. Nhà tù Côn Đảo mở cuộc điều tra tìm hiểu vì sao Bảy Viễn trốn quá dễ dàng như vậy. Nguyên do là Bảy Viễn có tay em ngoài đảo sẵn sàng giúp đàn anh đóng bè làm buồm, tiếp tế cơm khô nước ngọt. Một số thầy chú cũng ngán Bảy Viễn nên cố tình nhắm mắt làm ngơ.
Sau hai lần đi Côn Đảo, Bảy Viễn thay tên đổi họ, lấy tên Tây là thầy Tư Hoảnh-xăng (Vincent) bỏ đất Sài Gòn lên tận Bến Tranh, một làng nhỏ cách quận Dầu Tiếng ba cây số, mua nhà sắm xe bò cho thuê. Ngày ngày hắn vận xà-rong đi đánh bài tứ sắc với dân cờ bạc trong vùng. Tại đây có ba tay cờ bạc hào hoa ăn tiêu rộng rãi. Đó là thầy Tư Hoảnh-xăng, ông Năm Mắm và thầy Bảy Dầu Tiếng. Ông Năm Mắm là Huỳnh Văn Trí tức Mười Trí, là tướng cướp lợi hại chuyên đánh xe đò, ghe hàng ở lục tỉnh. Y có vợ là lái mắm Châu Đốc, mở vựa mắm ở Bến Tranh để làm bình phong che mắt làng lính. Thầy Bảy Dầu Tiếng chính là tay Cộng sản Nguyễn Văn Trấn, quê ở Chợ Đệm, quận Bình Chánh, tỉnh Chợ Lớn, cũng được gọi là Bảy Trấn. Trong thời Mặt trận Bình Dân và Đông Dương Đại hội Bảy Trấn đã ra hoạt động công khai trong nhóm Le Peuple, (báo Dân chúng). Nhiều lần đăng đàn diễn thuyết, có lần bị bắt vô Khám Lớn. Cả ba tên này chạy về đây ẩn náu trong khi địa bàn hoạt động của chúng bị "bể", nhưng vẫn tiếp tục làm ăn. Thỉnh thoảng em út của thầy Tư Hoảnh-xăng và ông Năm Mắm mang tiền lên cho hai đại ca "đậu chếnh". Còn thầy Bảy Dầu Tiếng thì thường lén lút vào các làng cao su vận động anh em cạo mủ đoàn kết tranh đấu đòi tăng lương, bớt giờ làm, cải thiện đời sống.
Tại sao lại chọn Bến Tranh làm căn cứ an toàn? Vùng này có anh em Hội đồng Thì là dân có máu mặt. Hội đồng Thì là điền chủ lớn, em y là Xã Mỹ, một tay cờ bạc nổi tiếng. Vợ bé Xã Mỹ là chị vợ Bảy Viễn. Với sợi dây ràng buộc đó, Bảy Viễn và Mười Trí ung dung nghỉ xả hơi tại đây, hễ có làng lính về thì nhảy xuống xuồng bơi qua sông, tới nhà Hội đồng Thì lánh nạn thì kể như an toàn một trăm phần trăm.
Hệ thống mật báo viên của Pháp thật bén nhạy nên sau nhiều tháng trời theo dõi, mật thám đã bao vây Bến Tranh, bắt được hai tên cướp lợi hại này. Còn tên Cộng sản Bảy Trấn thì nhanh chân trốn trong các làng cao su.
Ếch-teo đọc xong bản lai lịch, cầm tấm ảnh 4x6 lên nhìn lần nữa, lẩm
bẩm: "Đúng là mặt ăn cướp". Hắn lấy bút mực đỏ ghi trên đầu hồ sơ "Phần tử tối nguy hiểm, cần tống ngay ra Côn Đảo. Nhốt riêng trong cátsô". Hắn gạch đích hai lần chữ "nhốt riêng trong cátsô" đến rách giấy.
Hồ sơ thứ hai ngoài bìa kẻ chữ Huỳnh Văn Trí, tức Mười Trí, Ếch-teo ngắm tấm ảnh bán thân 4x6 lẩm bẩm: "Thằng này có cặp mặt sáng quá. Chắc là thông minh". Hắn nghiên cứu lai lịch: Huỳnh Văn Trí, tức Mười Trí, sinh năm 1903 tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định, học trường làng, đi giang hồ học võ một thời gian, trở về cư ngụ tại Bà Quẹo. Nhóm Mười Trí làm ăn kín đáo hơn các nhóm khác ở thành phố Sài Gòn. Thường Mười Trí tổ chức đánh xe đò miền Tây, đánh ghe chài từ Cà Mau lên, phục kích tại các nơi hẻo lánh, đánh chớp nhoáng, rút cũng chớp nhoáng, không để lại dấu vết gì giúp nhà cầm quyền truy tìm xuất xứ…
Vụ đánh cướp Chợ Nhỏ Trà Vinh của nhóm Mười Trí cho thấy là một thiên tài về chiến thuật đánh một mục tiêu xa cách sào huyệt hai trăm cây số. Tất cả đều được nghiên cứu cẩn thận, bố trí chính xác, các sông rạch chung quanh thị xã đều được bám sát để biết nước lớn nước ròng, giờ nào tiến vô, giờ nào rút ra. Khi tấn công, chiến lợi phẩm cũng được phân ra rành rẽ, thứ nào đem xuống ghe mang đi, thứ nào ném ra đường cho dân nghèo. Nếu Bảy Viễn là tướng cướp hào hoa nặng mùi kiếm hiệp thì Mười Trí là tướng cướp thiên về chiến thuật quân sự.
Mười Trí 4 lần bị đày Côn Đảo, 4 lần trốn về đất liền bằng bè. Với tiền cất giấu, y mua chuộc thầy chú ở Sở Củi nhắm mắt cho đám tù lên núi vô rừng bứt mây đan bè bện bao bố trét chai.
Mười Trí và Bảy Viễn quen biết nhau từ ngày Bảy Viễn tự xưng anh chị ở trường đua. Sau cùng, cả hai lại gặp nhau tại Bến Tranh, dưới lốt cờ bạc để đánh lạc hướng đội "rờ-sẹt" Sài Gòn. Trong cuộc "ráp" vừa qua, cả hai đều sa lưới. Đề nghị nên nhốt riêng vì hai tên cướp lợi hại này mà liên kết lại thì trở thành lực lượng đáng ngại…
Ếch-teo nhìn lại lần nữa bức ảnh Mười Trí, gật gù: "Thằng này có thể trở thành một nhà chiến thuật đây. Cần nhốt kỹ". Chụp cây bút đỏ, hắn phê trên đầu hồ sơ: "Rất nguy hiểm. Đưa ra Côn Đảo, nhốt cátsô cẩn thận".
Xem xong hai tập hồ sơ, Ếch-teo thấm mệt. Hắn bước ra cửa sổ. Từ pháp- đình Sài Gòn nhìn sang Khám Lớn chỉ cách một con đường La-răn-đie (Lagrandière). Bỗng hắn bật cười khan:
- Thằng cha nào thiết kế thành phố Sài Gòn này chơi xỏ nước Pháp! Ai lại xây Khám Lớn giữa trung tâm thành phố, sát bên dinh Toàn quyền và dinh Thống đốc Nam kỳ? Đúng là chửi cha nền văn minh Đại Pháp!".
/74
|