Nhớ cái hồi tôi mới bị khủng hoảng. Tôi còn muốn chết cơ. Này nhé, bố mẹ sinh ra mình khó khăn biết chừng nào, nuôi lớn mình gian khổ biết bao nhiêu. Rồi tự dưng, một ngày, mình vì chuyện này chuyện nọ mà chẳng phải là vì bố mẹ, mình lăn quay ra chết. Ngoài việc bất hiểu thì rõ ràng còn nhiều vấn đề khác nữa. Chết là một giải pháp tức tưởi nhất thời.
Song, tôi thề rằng, lúc đó dù có nghĩ được như vậy đi chăng nữa thì cảm giác muốn chết vẫn tròn đầy và y nguyên là cảm giác muốn chết. Muốn chết chết đi được. Thứ duy nhất níu kéo tôi lại với cuộc đời, không phải bởi tôi nhớ tới công lao dưỡng dục sinh thành của cha mẹ. Tôi không thể nói điêu như vậy được, tôi không thể nói là tôi có nghĩ tới điều đó để băn khoăn rằng mình có nên chết hay không. Vì tôi không nghĩ thế, nên nếu nói thế thì hóa ra nói dối. Thứ níu kéo tôi sống, là chính tôi. Cũng giống như cách chính tôi tự khiến mình trở nên suy sụp, chính tôi giữ tôi lại với cuộc đời. Bởi một lý do không đáng để làm lý do (mà trên đời này, nào ai biết lý do nào đáng để làm lý do cơ chứ? ) lý do đó là vì: Tôi vẫn còn sợ chết!
Nếu người ta vượt qua được nỗi sợ chết căn bản, chắc gì người ta đã sống? Nếu tôi trong tuyệt vọng có đủ dũng cảm để không sợ chết, thì chắc quái gì tôi đã ngồi đây? Nếu một con người chí phèo tới mức, coi mạng sống của mình như giẻ rách thì chắc gì họ đã cảm nhận được tí xíu nỗi đau nào mà trở nên buồn khổ và muốn chết? Nếu con người ta không sợ chết, thì sự tuyệt vọng nào có thể hiển hiện trên đời?
Nhưng “sợ chết” cũng chẳng phải là cách tôi vượt qua khủng hoảng. Tôi vượt qua bằng cách nào, tôi cũng chẳng biết nữa. Có lẽ bằng cách dành phần lớn thời gian của mình vào việc quan sát cuộc sống. Việc ghi chép lại những thứ diễn ra xung quanh mình khiến tôi bớt suy nghĩ viển vông. Đôi khi là thế!
Tôi đã từng có một sự nghiệp-xin thưa là như vậy. Nhưng giờ đây, tôi chỉ có hai bàn tay và một bộ não găm đầy những ký ức với không thiếu những nhận định.
Tôi đã từng là một cây bút-xin thưa là như thế. Sách của tôi bán chạy-không thể phủ nhận điều này-cho dù người ta có chửi nó, khen nó, khoa trương nó hay báng bổ nó. Ôi chao, khi viết những truyện ngắn của mình, tôi đã có những nhân vật. Những nhân vật của tôi không phải là tôi, nhưng tôi đã đặt tôi vào trong họ.
Nhưng thời kỳ khủng hoảng tuổi hai mươi này tôi, tôi không thể làm được điều ấy. Tôi không thể tạo ra nhân vật trừ khi họ sẵn có. Tôi cũng ngao ngán quá chừng cái việc đặt mình vào nhân vật. Họ mệt mỏi, tôi cũng mệt mỏi bỏ xừ. Mệt mỏi khi phải da diết với họ, oằn oại với họ, khóc lóc như họ và đau đớn như họ.
Thế nên, chỉ cần quan sát rồi thủ công ghi chép, có lẽ là cách tốt nhất của tôi bây giờ. Tôi không tạo nên nhân vật nữa. Tôi viết cề những người thật việc thật. Đôi lúc, tôi đối chiếu bản thân mình với họ. Lắm khi, tôi nhìn lại mình và rên rỉ tý chút.
Cuộc sống này có quá nhiều định nghĩa. Tôi mêt mỏi với những định nghĩa ấy. Cuộc sống này có vô vàn số phận. Những số phận đó chẳng đi theo một định nghĩa nhất quán nào.
Ở khủng hoảng tuổi hai mươi, tôi lao vào cuộc đời và va đập để rồi sẽ tỉnh ngộ? Hoặc như một đứa bé bị bỏ trong rừng hoang mà tôi đã nói làm ví dụ, tôi chờ thú dữ ăn thịt mình? Chẳng phải ai cũng có thể làm Tarzan!
Song, tôi thề rằng, lúc đó dù có nghĩ được như vậy đi chăng nữa thì cảm giác muốn chết vẫn tròn đầy và y nguyên là cảm giác muốn chết. Muốn chết chết đi được. Thứ duy nhất níu kéo tôi lại với cuộc đời, không phải bởi tôi nhớ tới công lao dưỡng dục sinh thành của cha mẹ. Tôi không thể nói điêu như vậy được, tôi không thể nói là tôi có nghĩ tới điều đó để băn khoăn rằng mình có nên chết hay không. Vì tôi không nghĩ thế, nên nếu nói thế thì hóa ra nói dối. Thứ níu kéo tôi sống, là chính tôi. Cũng giống như cách chính tôi tự khiến mình trở nên suy sụp, chính tôi giữ tôi lại với cuộc đời. Bởi một lý do không đáng để làm lý do (mà trên đời này, nào ai biết lý do nào đáng để làm lý do cơ chứ? ) lý do đó là vì: Tôi vẫn còn sợ chết!
Nếu người ta vượt qua được nỗi sợ chết căn bản, chắc gì người ta đã sống? Nếu tôi trong tuyệt vọng có đủ dũng cảm để không sợ chết, thì chắc quái gì tôi đã ngồi đây? Nếu một con người chí phèo tới mức, coi mạng sống của mình như giẻ rách thì chắc gì họ đã cảm nhận được tí xíu nỗi đau nào mà trở nên buồn khổ và muốn chết? Nếu con người ta không sợ chết, thì sự tuyệt vọng nào có thể hiển hiện trên đời?
Nhưng “sợ chết” cũng chẳng phải là cách tôi vượt qua khủng hoảng. Tôi vượt qua bằng cách nào, tôi cũng chẳng biết nữa. Có lẽ bằng cách dành phần lớn thời gian của mình vào việc quan sát cuộc sống. Việc ghi chép lại những thứ diễn ra xung quanh mình khiến tôi bớt suy nghĩ viển vông. Đôi khi là thế!
Tôi đã từng có một sự nghiệp-xin thưa là như vậy. Nhưng giờ đây, tôi chỉ có hai bàn tay và một bộ não găm đầy những ký ức với không thiếu những nhận định.
Tôi đã từng là một cây bút-xin thưa là như thế. Sách của tôi bán chạy-không thể phủ nhận điều này-cho dù người ta có chửi nó, khen nó, khoa trương nó hay báng bổ nó. Ôi chao, khi viết những truyện ngắn của mình, tôi đã có những nhân vật. Những nhân vật của tôi không phải là tôi, nhưng tôi đã đặt tôi vào trong họ.
Nhưng thời kỳ khủng hoảng tuổi hai mươi này tôi, tôi không thể làm được điều ấy. Tôi không thể tạo ra nhân vật trừ khi họ sẵn có. Tôi cũng ngao ngán quá chừng cái việc đặt mình vào nhân vật. Họ mệt mỏi, tôi cũng mệt mỏi bỏ xừ. Mệt mỏi khi phải da diết với họ, oằn oại với họ, khóc lóc như họ và đau đớn như họ.
Thế nên, chỉ cần quan sát rồi thủ công ghi chép, có lẽ là cách tốt nhất của tôi bây giờ. Tôi không tạo nên nhân vật nữa. Tôi viết cề những người thật việc thật. Đôi lúc, tôi đối chiếu bản thân mình với họ. Lắm khi, tôi nhìn lại mình và rên rỉ tý chút.
Cuộc sống này có quá nhiều định nghĩa. Tôi mêt mỏi với những định nghĩa ấy. Cuộc sống này có vô vàn số phận. Những số phận đó chẳng đi theo một định nghĩa nhất quán nào.
Ở khủng hoảng tuổi hai mươi, tôi lao vào cuộc đời và va đập để rồi sẽ tỉnh ngộ? Hoặc như một đứa bé bị bỏ trong rừng hoang mà tôi đã nói làm ví dụ, tôi chờ thú dữ ăn thịt mình? Chẳng phải ai cũng có thể làm Tarzan!
/49
|