Điều ước đêm sao
Chiều. Gia đình Điệp vẫn đón Tết nhộn nhịp. Quang thì chơi cùng mấy người anh họ cũng trạc tuổi. Còn Điệp thì chẳng có ai, anh Bằng thì bận cùng bạn bè nên nó đành ra cánh đồng một mình.
Nó ngồi trên bãi đá cao nhìn cánh đồng rộng mênh mang. Giờ đã hoàng hôn rồi, những cơn gió lạnh đầu năm cứ thổi khiến nó run lên. Nó thấy cô độc quá. Cảm giác một mình thật chán biết bao. Cái ánh nắng hoàng hôn kia càng khiến cho nó thêm một cảm giác buồn tẻ, lặng lẽ.
“Chán quá!” – Điệp tự dưng than thở một mình.
Bỗng nó tỉnh rằng mình đang nói với chính mình, liền đập đầu một cái:
“Mình làm sao vậy chứ? Mới có chán một tý đã thành con tự kỷ rồi sao?”
“Không những tự kỷ mà còn tự sát luôn cơ!”
Giọng nói vang lên.
Là anh Bằng!
Không phải!
Giọng anh Bằng không mỉa mai như thế.
Nhưng tại sao giống vậy chứ?
Hay là…
Điệp vội vàng quay đầu lại.
Không có gì để nói ngoài hai chữ…
…ngỡ ngàng!
Nó quá chán, nên mơ rồi đúng không?
Cái hình bóng cao ráo ấy đang ở sau nó, nhưng không phải là anh…
Mà là…
Cậu thiếu niên rất cao, có làn da rám nắng với khuôn mặt rất đẹp, tóc cắt ngắn để mái hơi chéo nhưng không làm mất đi vầng trán cao và đôi mắt sáng như viên ngọc hay những vì sao trên trời. Đôi mắt đó, đích thị là của cậu ấy – là đôi mắt đầy năng lực sống, ước mơ tuổi trẻ bay cao.
“Mình đang mơ đúng không? Mau tỉnh lại thôi!” - Điệp lại gõ đầu mình mạnh hơn.
Một bàn tay nắm tay nó lại:
“Đừng gõ nữa, là thật đấy!”
“Cái gì cơ?”
“Cậu nói quê cậu ở Thanh Hóa còn gì, tôi cũng đi qua đây thôi mà!”
Điệp mở to mắt. Đúng là không phải mơ! Nhắm mắt mấy lần, mở ra vẫn thấy gương mặt ấy, đôi mắt ấy tuyệt đẹp như một ánh sao.
Thật sự là Vỹ rồi!
Cậu ấy đến đây!
Thật sự rồi!
Điệp ngửa mặt lên trời, hét:
“ÔI VUI QUÁ, VỸ ĐẾN CÙNG VỚI MÌNH!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!”
Vỹ nhìn nó, chỉ biết mỉm cười.
“Cậu đi đâu mà lại đi qua đây vậy?”
“Thì tôi đi chuyện của tôi, cậu khỏi hỏi!” - Vỹ nhìn cánh đồng vừa trả lời.
“Trùng hợp ghê, anh Bằng cũng ở đây này!”
“Cái gì? Thật à?” “Anh vừa đưa tôi đi chơi sáng nay mà, cậu thấy cánh đồng kia đẹp không?”
“Ừ đẹp, tôi ít khi đến đồng lắm, nhưng công nhận là rất đẹp và rộng nữa. Nói chung thì nhờ bàn tay con người chăm sóc cẩn thận thì mùa nào lúa cũng tốt như vậy đúng không. Tôi nghĩ xuân này ấm lên là lúa sẽ còn tốt hơn, sẽ còn…” - Vỹ bỗng quay sang Điệp.
Không thấy Điệp đâu nữa!
Cậu nhìn xung quanh.
Không thấy đâu cả.
Trời đất Điệp đi đâu mới được chứ?
“Điệp, cậu đâu rồi?” - Vỹ cất tiếng gọi.
Không một tiếng trả lời.
Vỹ hoảng thực sự.
Chuyện gì đã xảy ra vậy?
Điệp vừa đứng đây, có thể đi đâu được?
Hay là bị kẻ nào bắt cóc?
Không thể nào! Không thể nào!
“Điệp!!!!!!!!!” - Vỹ gọi to hơn.
Nhưng tuyệt nhiên chỉ nghe thấy tiếng im lặng. Cậu vội vàng chạy đi, tìm quanh làng gần đó nhưng không thấy Điệp đâu. Cậu hỏi mấy bác đang uống nước đầu làng, mấy bác cũng lắc đầu. Cậu chạy xuống cánh đồng, chỉ thấy những chú trâu đang chăm chỉ làm việc cùng vài bác nông dân chăm làm. Tuyệt nhiên không thấy ai cả nữa!
Trời đã về chiều muộn. Rốt cuộc là Điệp đi đâu kia chứ?
Điệp, tôi thề lần sau sẽ không để cậu đi.
Cậu có biết vì sao tôi lại ở đây không vậy?
Cậu đang ở cái chỗ chết tiệt nào, mau ra đây đi!
Đứa nào dám bắt cóc cậu? Đứa nào chứ?
“ĐIỆP!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!” - Cậu hét to không biết đây là lần bao nhiêu.
Những tiếng cây cối đáp lại như muốn đồng cảm với sự lo lắng phát điên của cậu.
Vỹ không chịu nổi nữa, Điệp cậu đang ở đâu thế? Ở đâu???????
“ĐIỆP, CẬU Ở ĐÂU?????” - Vỹ cứ tiếp tục gọi Điệp.
Cậu sợ thật sự.
Cứ nghĩ hình ảnh Điệp bị bắt cóc, bị đánh đập,… đủ loại tình huống.
Cậu cảm thấy càng điên tiết lên.
Rốt cuộc là Điệp ở đâu vậy chứ?
“ĐIỆP, CẬU ĐANG Ở CÁI XÓ NÀO HẢ??????????” - Cậu hét khản giọng.
“Vỹ, tớ đang ở ruộng dưa, làm gì có ở cái xó nào!!!!!!!” - Bỗng một tiếng đáp lại khiến Vỹ giật mình.
Cậu vội vàng chạy ra phía có tiếng nói. Điệp đang đứng ở ruộng dưa hấu, nhìn Vỹ một cách ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Một tai Điệp vẫn có một cái tai nghe.
Nhưng rồi, nó hiểu ngay ra chuyện gì.
Nó nhớ ra nó đã chạy đi mà không cho Vỹ biết.
Vỹ sẽ giết nó mất thôi.
Vỹ chạy đến. Điệp sợ quá rúm cả người lại.
Nhưng Vỹ đã ôm chặt lấy nó, ôm rất chặt.
Nó đập cả mũi vào vai cậu:
“Vỹ, cậu sao thế?”
“Cậu đã đi đâu, đã đi đâu vậy hả?” – Giọng Vỹ lạc cả đi vừa tức giận vừa lo lắng.
“Tớ xin lỗi, tớ thấy ruộng dưa trông ngon quá nên tớ chạy ra không nói cho cậu biết. Đã để cậu lo lắng, tớ xin lỗi!”
Vỹ hét lên:
“Cậu có biết tôi đã khổ sở thế nào đi tìm cậu không??? Cứ tưởng cậu chết ở cái xó nào rồi! Cậu thử dám thế lần nữa xem, tôi băm cậu ra làm chả!!!” - Giọng rõ tức giận nhưng cậu lại siết nó chặt hơn.
Bởi vì, cậu đã rất lo sợ.
Bởi vì, cậu không phải đi qua nơi đây
Bởi vì, cậu muốn được gặp nó.
Bởi vì, cậu muốn được tìm đến cái Tết đẹp nhất với nó.
“Tớ biết rồi, xin vâng lời! Lần sau cậu muốn băm tớ ra làm cái gì cũng được, chỉ lần này thôi mà, tớ xin lỗi!” - Giọng Điệp nghe lại nũng nịu khiến Vỹ quên cả tức giận, suýt bật cười.
“Tôi đâu có lỗi mà cậu xin? Cậu mới là kẻ có lỗi đấy!” - Vỹ vẫn cố bắt bẻ.
“Rồi, tớ có lỗi, vậy đầy đủ là “xin cậu tha lỗi”, thế được chưa hả? Làm gì mà nóng thế!”
“Còn lâu mới được! Tôi không tha cho cậu đâu, tại cậu mà tôi thế này đây!” - Vỹ vẫn cố chấp, tựa mạnh cằm vào vai Điệp nên Điệp cảm thấy những giọt mồ hôi rất mệt.
Điệp bật cười, sao tự dưng thấy cái tính này của Vỹ dễ thương vậy? Nó nói, giọng nói nhẹ nhàng ngay bên tai Vỹ:
“Tớ đã rất nhớ cái tính cố chấp này của cậu đấy!”
“Hả cái gì?”
“Nói chung là về quê rồi thì không có cậu cũng thấy sao sao ý, cũng nhớ mấy cái tính cục cằn của cậu.”
Vỹ như bất động luôn. Điệp vừa nói gì cậu tưởng đang nghe trong mơ. Thật là như vậy sao? Nhớ cái tính cục cằn của tôi, nghĩa là cũng tương tự I miss you sao ( Vỹ nhà ta lo lắng quá hóa mơ tưởng rồi).
“Ô anh Bằng đến kìa! Buông tớ ra đi!” - Bỗng Điệp nhìn thấy Bằng từ xa vội vàng đẩy Vỹ ra.
Nó nhìn đôi mắt Vỹ có mấy giọt nước lấp lánh.
Khóc trông cậu ấy cũng đẹp!
“Điệp à chúng ta đi…HẢ???????” - Bằng vừa đi tới nơi – “Vỹ, sao em lại ở đây vậy?”
“Vậy sao anh lại ở đây?” - Vỹ vặn vẹo.
“Anh đi cùng bạn tình cờ trúng chỗ này thôi!”
“Thì em cũng đi có việc thì đi qua đây thôi!”
Hai anh em này lẽ ra Vỹ phải là anh mới phải, luôn là người khiến đối phương im bặt. “Thế em qua đây bao nhiêu ngày? Có chỗ ở không thế? Anh cũng đang phải chen chúc để ngủ đây!”
“Vậy à? Ừ em không biết, nhưng giờ thì đi làm sao được nữa?” - Vỹ nhìn đồng hồ mà khó xử.
“Ơ thế làm sao đây?” - Điệp gãi đầu – “Chỗ này là đồng quê không có khách sạn đâu. Hay cậu về nhà tôi mà ở tạm?”
“GÌ CƠ????” - Bằng và Vỹ kêu lên – “Thế sao được?”
“Nhà bác tôi ấy mà, rộng lắm, thừa phòng không sao đâu! Nhà bác tôi được coi là khách sạn duy nhất tại đây đấy, cứ thử về đi xem nào.”
Anh Bằng ra vẻ khó chịu thực sự:
“Vỹ đâu có quen với nhà em, đưa đến…”
“Anh à, nếu thế thì anh đưa Vỹ về chỗ anh đi!” - Điệp ngắt luôn.
Bằng im bặt. Chỗ anh đến một chỗ cho con chuột còn không có nói gì là Vỹ. Thế là Vỹ đi theo Điệp. Không ai biết cậu nở một nụ cười vừa hãnh diện vừa bí hiểm.
Về đến cổng nhà, bỗng Điệp quay lại:
“À phải rồi, cậu đến mà không mang theo cái gì sao??”
“Mang theo cái gì ấy hả…?” - Vỹ cười.
“Cậu cười gì vậy?” - Điệp thấy hơi ngờ ngợ.
“Đồ đạc của Vỹ ở đây rồi!” - Một giọng nói vang lên.
Điệp quay lại, thấy cửa nhà mở, mẹ đang mỉm cười đứng ngay đó khiến nó tròn xoe mắt.
“Hả? Mẹ, sao lại…?”
“Vỹ đến lúc con còn đi chơi với Bằng cơ, mẹ đã cho Vỹ ở tạm đây rồi. Dẫu sao cũng là bạn con, từng nợ ơn mấy lần thì cũng cho bạn ấy ở lại đi, dù sao thì nhà mình cũng rất quý Vỹ đấy!”
Điệp trố hết cả mắt, gì chứ, hóa ra cậu ta đã “âm mưu hỏi mẹ” trước sao? Đúng là đồ nham hiểm, không nhắm nhà nào nhắm luôn nhà mình. Có thật là đi qua đây không vậy?
Vỹ đi vào trong nhà. Mấy bác nhìn thấy Điệp cũng về liền “vồ” lấy:
“Điệp, cậu bé này là bạn cháu hả?”
Điệp không biết trả lời sao, đành nói luôn:
“Bạn ấy tình cờ đi qua thôi ạ, nhưng mà buộc phải dừng lại tại đây nên…”
“Không sao không sao!” – Bác trai chủ nhà hồ hởi – “Cháu cứ ở lại đây, ăn Tết với các bác!”
Vỹ mỉm cười cúi đầu cám ơn bác rất lễ phép, còn Điệp thì rất ngượng. Ban nãy nó hùng hổ bảo Vỹ đến, giờ Vỹ đến cứ như là…đưa người yêu về ra mắt gia đình ấy!!!
Hoàng hôn đang tắt dần, tiếng các cô làm bếp vang lên. Mẹ Điệp đang bê một đĩa gà luộc rõ to vừa ra khỏi nồi, hình như chuẩn bị chặt.
“Điệp ơi, lên chặt gà hộ mẹ cái!” - Mẹ Điệp đang rất bận nên gọi Điệp.
Điệp nghe thế giãy cả nảy lên. Chặt gà ư? Bao nhiêu lần nó gãy tay vì chặt gà mà mẹ không biết. Tay nó nhỏ như vậy chặt sao nổi con gà to tướng kia chứ? Hix hix!!!
Vỹ đang đứng cạnh nó, cười khẩy rồi nói:
“Cô cứ để cháu giúp cho!”
Mẹ Điệp thấy Vỹ xăng xái bước tới cũng không từ chối. Khác hẳn với mấy cô bác đang khổ sở thái chặt đủ thứ thịt trong bếp, Vỹ chặt gà dễ y như ăn gà! Khỏi phải nói tay cậu khỏe tới mức nào, chỉ một cái giáng của cậu “nhẹ như mây” cũng đứt con gà ra làm đôi, làm tư, làm sáu,… Điệp nhìn mà trố mắt, chỉ biết đợi Vỹ chặt xong đĩa nào là bê đĩa đó lên. Vỹ chặt rất nhanh, Điệp chạy như chong chóng. Ôi chết mất, chậm thôi chứ Vỹ kia!
“Điệp đâu, lên đây giúp bác tý!” - Một bác gọi.
A đang bê gà mà! Hix, Điệp vội chạy lên chỗ bác.
Còn lại Vỹ vẫn chăm chú với con gà cùng mẹ Điệp đang nấu món gì đó.
“Cháu giỏi thật đó, công việc này đến mấy bác trong làng mình còn không làm giỏi như cháu!”
“Cô quá khen, cháu đâu có khỏe đâu ạ.”
“Cháu vừa học giỏi lại có sức khỏe như vậy, chắc mẹ cháu cũng rất vui vì có cháu! Chẳng bù cho con Điệp nhà cô, lúc nào cũng yếu xìu ra!”
Đôi mắt Vỹ buồn đi trông thấy, cậu nói rất nhỏ:
“Cháu không có mẹ…”
Chiếc đũa trên tay mẹ Điệp (gọi là cô Minh nhé) rơi xuống đánh “cạch” một cái. Cô quay ra:
“Cô xin lỗi, cô không biết là cháu…”
“Không sao đâu cô, cháu quen rồi! Nhưng cháu thấy Điệp may mắn vì có một người mẹ tốt như cô đấy ạ.”
“Cám ơn cháu! Mà cô hỏi cháu đừng giận, tại sao cháu không có mẹ vậy?”
“Mẹ cháu bị bệnh từ nhỏ cơ, khi cháu còn nhỏ thì mẹ đã mất rồi.”
“Vậy bố cháu nuôi các cháu à?”
“Có thể gọi vậy, bố cháu thường chu cấp tiền từ nước ngoài…”
Cô Minh sững sờ nhìn Vỹ đã nhạt nhòa nước mắt. Không thể ngờ một cậu thiếu niên tưởng như có tất cả vậy mà lại thiếu đi bốn chữ rất thiên liêng: tình thương phụ mẫu.
Cô ngồi xuống bên cạnh Vỹ:
“Cháu đừng buồn nữa, cô xin lỗi đã hỏi vậy!” - Rồi cô ôm lấy cậu bé. Dù rằng cô Minh không phải là người sinh ra Vỹ, người yêu thương Vỹ giống như mẹ cậu, nhưng cậu cảm thấy cô cũng có một tấm lòng ấm áp, dịu dàng như mẹ cậu ngày xưa. Cậu nhớ mẹ, nhớ những phút giây được mẹ ôm cũng như thế này. Mẹ hát cho cậu nghe những câu hát ru ngọt ngào, rồi kể những câu chuyện cổ tích suốt cả đêm thì cậu mới chịu ngủ, vì cậu rất bướng bỉnh mà…
A mệt chết đi được! Ngồi trải chiếu cho bác, rồi dọn cơm ra đủ mệt nhoài, mà tên Vỹ kia sao không gọi mình đi bê gà vậy chứ? Điệp chạy ngay xuống bếp nhưng nó đã sững ngay lại khi chưa tới bếp.
Vì nó nhìn thấy mẹ nó đang ôm Vỹ.
Một cảm giác chạy qua trái tim nó đang đập loạn lên.
Đập vì chạy nhiều..
Hay đập vì xúc động trước cảnh ấy…
Bỗng dưng nó thấy ghen...
Nó cũng muốn mẹ ôm nó giống Vỹ vậy, dù mẹ ôm nó bao nhiêu lần rồi!
Nó bỗng thấy mình đã có nhiều tình thương như vậy…
Và chắc Vỹ lại nhớ tới mẹ, nhớ tới ngày tháng cô đơn không được mẹ ôm lấy mình.
Thế nên, cậu ấy mới đang khóc…
Đêm. Nhà đã đi ngủ.
Người ở quê ngủ sớm quá đi. Giờ này mới là 9 giờ đêm, thế mà cả làng đã bình yên thế. Mình thì 12h mới ngủ. Ôi trời ơi đói quá! Bữa ăn Tết mình ăn chẳng nhiều gì cả vì cứ ngại, hix hix nhưng ăn kiểu gì đây? Nhà mình ăn hết rồi còn gì? A hình như là dưới bếp có tí mỳ. Điệp liền bật dậy, lén ra khỏi phòng. Hình như nhà đi ngủ hết rồi, nghe thấy cả tiếng ngáy kia mà!!
Điệp chui vào cái bếp nhỏ xíu đầy rơm rạ trong đó, có một cái bếp than. Hừm sợ đây, nếu bén lửa vào rơm rạ là án mạng mất. Thật may Điệp cũng quen sử dụng bếp than rồi, nó bắt đầu nhóm lửa và đặt nồi nấu mỳ. Hehe ngon quá, trời rét ăn vụng mỳ sướng thật.
“Làm gì vậy?” - Một giọng nói vang lên trong đêm tối.
Điệp ngã ngửa ra sau, suýt thì hét lên. Nó quay lại.
Ánh sáng trăng chiếu qua cùng ánh lửa…
Vỹ mới vừa tắm xong, cậu mặc duy nhất một cái áo phông dài tay mỏng cùng quần thể thao dài, hầu như cậu không bao giờ biết lạnh! Những giọt nước còn vương trên mái tóc cậu rỏ tong tỏng xuống tay Điệp. Gương mặt tuy không nhìn rõ lắm nhưng trông rất sạch sẽ sáng sủa, nhìn càng thấy đẹp trai kaka^^!!
“Giật cả mình, cứ tưởng ma! Cậu chưa ngủ à?”
“Chưa! Có bao giờ tôi ngủ sớm thế này?”
“Ừ quên mất, tớ cũng phải 12h mới khò, có khi 1h, 2h ấy chứ.”
“Nhưng cậu không ngủ được nên mới ra đây ăn vụng đấy à?”
Điệp vội che nồi mỳ:
“Vụng gì? Cậu đừng có nói oang oang thế!”
“À thế ăn vụng thật, phải lên mách cô Minh mới được!”
“Này, cậu đừng cậy mẹ tớ quý cậu nên làm càn nhé, dám mách là tớ cho thẳng cái nồi vào mặt đó!” - Điệp kéo áo Vỹ lại.
“Cần gì cho vào mặt, cho luôn vào miệng ấy!”
Điệp bật cười, suýt cười ầm lên. Đúng là chỉ có Vỹ nó mới cười được!
“Haha muốn ăn chứ gì, mà cũng đúng, bữa vừa rồi cậu ăn như mèo ấy. Thôi đừng mách ai, tớ nấu cho một bát “xịn”. OK?”
“Ừm để xem nó “xịn” đến đâu đã!” - Vỹ nguýt dài.
Điệp nấu rất nhanh, nồi mỳ của nó bốc hơi nghi ngút thơm lừng. Dù rằng Vỹ đang đứng ra vẻ lạnh lùng nhưng thực chất cậu ta rất thèm được chén món mỳ kia (huhu tác giả cũng đang đói quá, Điệp ơi cho tác giả chén với).
Điệp cho Vỹ một bát to tướng:
“Đây, xin mời đại ca!”
“Làm gì mà lắm thế, tôi có phải lợn đâu!” - Vỹ giả bộ giãy nảy.
“Thì cứ ăn đi, không ăn hết tớ ăn.” - Điệp chúi ngay đầu vào bát mì, húp soàn soạt.
Vỹ nói thế thôi chứ cậu muốn xơi cả cái bếp này mất ấy chứ, đang chết đói đây! Ăn đêm, ăn vụng lại ngon khiếp à! Giữa đêm mùng một Tết có hai “con chuột” đang ăn vụng một cách ngon lành, khoái chí, cả bát mỳ vơi đi không hề lâu.
Bỗng dưng cả hai đứa nghe thấy tiếng bác gái chủ nhà:
“Ông ơi, tôi nghe tiếng động dưới bếp! Hình như có trộm!”
“Trộm quái gì dưới bếp, dưới đó làm gì có cái gì mà trộm? Chuột đấy!” – Ông bác ngái ngủ.
“Nhưng thức ăn Tết tôi để dưới đó, chuột nó ăn hết thì Tết nhịn đói à?”
“Bà nói phải, xuống xem sao!” – Ông bác bật dậy.
Khỏi phải nói “hai con chuột” hoảng tới mức nào. May là nhà bếp có cửa sau, cả hai vội vàng chuồn ngay ra sau cửa, tay vẫn giữ bát mỳ~~!! Tiếng các bác đến gần rồi, phải nấp ở đâu đã, đứng giữa sân nhà thế này thì bị phát hiện chết. Vỹ tinh mắt chỉ luôn:
“Kìa, nấp sau đống rơm!” Đống rơm to bự, cả hai đứa cùng nấp sau đống rơm nhưng không hề bị thò tay chân hay thò áo ra. Điệp ngồi sát vào Vỹ, cả hai không dám thở, mong rằng hai bác đừng để ý tới chỗ này.
“Không có ai dưới bếp, tôi cũng cất kỹ thức ăn rồi! Mà cũng lạ thật, tôi thấy hộp mỳ bị mở ra, nhưng không có gói mỳ nào bị gặm nham nhở có dấu hiệu của chuột cả.”
“Có khi nào chúng nó trốn bà nhỉ, đã dậy thì tranh thủ đuổi đi. Hay ra chỗ đống rơm kia coi sao?”
Ôi mẹ ơi xong đời rồi! Vỹ và Điệp chuẩn bị chờ “sét đánh”.
“Thôi ông ơi, ngủ sớm mai còn nhiều việc! Chuột gì thèm ra đống rơm, ngứa ngáy không chịu được. Bảo vệ cái bếp là được rồi.”
“Có bà ngứa chứ ai ngứa. Thôi được rồi, oáp!” – Ông bác ngáp rồi cả hai đi vào nhà.
“Hai con chuột” thở phào nhẹ nhõm, mồ hôi vẫn đầy trên mặt. Một phen hú hồn, ăn vụng cũng sợ thế đấy. Điệp dựa vào đống rơm:
“Có thấy ngứa gì đâu, thấy mệt thôi! Dựa vào cái rơm này cũng êm mà!”
“Ừ không ngứa đâu, chỉ nóng thôi!”
Điệp giật mình nghe Vỹ nói vậy. Nó tá hỏa khi thấy mình đang ngồi sát Vỹ, dựa cả một bên người vào cậu. Thảo nào mà nóng là phải! Lại còn hai bát mỳ nữa cũng đã nguội đâu (tụi này ăn nhanh tới mức chưa kịp nguội mỳ), Vỹ thì không chịu nổi nóng.
Điệp vội vàng ngồi dịch ra, nhưng Vỹ đã quàng cánh tay qua vai nó:
“Cứ ngồi đó, tôi bắt đầu lạnh rồi!”
Điệp ngồi im lại, nhìn Vỹ. Mặc có mỗi một cái áo phông lại ra ngoài thế này thì lạnh thật. Gió bắt đầu thổi mạnh hơn về đêm, nhưng những vì sao trên kia vẫn lung linh chiếu sáng.
Hai đứa ngồi dựa đống rơm nhìn thẳng ra bên ngoài nhà, nhìn hồ nước trong vắt và cả những bụi chuối rung và hàng tre xào xạc theo gió. Con đường làng ngoài kia rất yên tĩnh, không có một bóng người, chỉ thấy có những âm thanh về đêm tĩnh mịch. Bầu trời nơi thôn quê thật cao rộng, vầng trăng trên trời tỏa sáng vằng vặc chiếu những ánh sáng đầu xuân. Ánh trăng chiếu lan sang khắp bầu trời, những vì sao cứ thế lung linh tỏa sáng phải tới hàng trăm ngôi sao. Vỹ và Điệp cứ thế đếm xem được bao nhiêu sao, quên mất cả việc đang ăn mỳ.
“Nhiều quá, mới được 20 ngôi sao thôi!”
“Tôi được 50 rồi đó, 51, 52,…Chà 56 rồi, nhiều ghê à!”
“Ở nông thôn cũng đẹp mà, đúng không?”
“Công nhận điều đó, cảnh rất bình dị mà rộng lớn!”
“Tất nhiên là rộng lớn rồi, vì thế mới nhiều sao thế kia chứ? Ngày xưa về quê là tớ cùng bọn trẻ con thường chơi cái trò ước nguyện với sao, đứa nào phải tìm ngôi sao sáng nhất rồi được ước một điều! Mà ước mấy điều trẻ con ấy mà. Nghĩ đến vui lắm.”
“Thế à? Vậy thì tôi thử nhé!”
“Mấy tuổi rồi còn ước chứ, hì hì.”
“Kệ, cho vui ấy mà. Thế cứ ngồi đây chán chết!”
“OK ngay, tớ cũng thích trò đó.”
Vỹ và Điệp cùng chọn cho mình một ngôi sao rất sáng, lầm bầm cái gì đó có vẻ bí mật lắm rồi quay sang đối phương.
“Vỹ, cậu ước gì vậy?”
“Còn cậu thì ước cái gì?”
“Điều ước của tớ trẻ con lắm đấy, cậu có muốn nghe không?”
Vỹ gật đầu.
Điệp bỗng nhướn người lên, quàng tay qua cổ Vỹ ôm lấy cậu rất nhẹ nhàng. Nó mỉm cười:
“Tớ ước rằng mẹ cậu sẽ trở lại và ôm cậu còn hơn cả thế này!”
Vỹ sững người. Hóa ra Điệp đã ước điều ước từ việc cậu được mẹ nó ôm. Nó biết rằng lúc đó cậu mong được mẹ mình ôm biết bao nhiêu.
“Nhưng Vỹ à, cậu ước cái gì thế?”
“Tôi có thể bí mật không?”
“Được, khi nào nói cũng được! Hihi!”
Điệp lại nở một nụ cười dễ thương.
Vỹ mỉm cười rất nhẹ, cậu hài lòng với nụ cười đó.
Trên bầu trời vẫn tỏa sáng biết bao ngôi sao…
Chiều. Gia đình Điệp vẫn đón Tết nhộn nhịp. Quang thì chơi cùng mấy người anh họ cũng trạc tuổi. Còn Điệp thì chẳng có ai, anh Bằng thì bận cùng bạn bè nên nó đành ra cánh đồng một mình.
Nó ngồi trên bãi đá cao nhìn cánh đồng rộng mênh mang. Giờ đã hoàng hôn rồi, những cơn gió lạnh đầu năm cứ thổi khiến nó run lên. Nó thấy cô độc quá. Cảm giác một mình thật chán biết bao. Cái ánh nắng hoàng hôn kia càng khiến cho nó thêm một cảm giác buồn tẻ, lặng lẽ.
“Chán quá!” – Điệp tự dưng than thở một mình.
Bỗng nó tỉnh rằng mình đang nói với chính mình, liền đập đầu một cái:
“Mình làm sao vậy chứ? Mới có chán một tý đã thành con tự kỷ rồi sao?”
“Không những tự kỷ mà còn tự sát luôn cơ!”
Giọng nói vang lên.
Là anh Bằng!
Không phải!
Giọng anh Bằng không mỉa mai như thế.
Nhưng tại sao giống vậy chứ?
Hay là…
Điệp vội vàng quay đầu lại.
Không có gì để nói ngoài hai chữ…
…ngỡ ngàng!
Nó quá chán, nên mơ rồi đúng không?
Cái hình bóng cao ráo ấy đang ở sau nó, nhưng không phải là anh…
Mà là…
Cậu thiếu niên rất cao, có làn da rám nắng với khuôn mặt rất đẹp, tóc cắt ngắn để mái hơi chéo nhưng không làm mất đi vầng trán cao và đôi mắt sáng như viên ngọc hay những vì sao trên trời. Đôi mắt đó, đích thị là của cậu ấy – là đôi mắt đầy năng lực sống, ước mơ tuổi trẻ bay cao.
“Mình đang mơ đúng không? Mau tỉnh lại thôi!” - Điệp lại gõ đầu mình mạnh hơn.
Một bàn tay nắm tay nó lại:
“Đừng gõ nữa, là thật đấy!”
“Cái gì cơ?”
“Cậu nói quê cậu ở Thanh Hóa còn gì, tôi cũng đi qua đây thôi mà!”
Điệp mở to mắt. Đúng là không phải mơ! Nhắm mắt mấy lần, mở ra vẫn thấy gương mặt ấy, đôi mắt ấy tuyệt đẹp như một ánh sao.
Thật sự là Vỹ rồi!
Cậu ấy đến đây!
Thật sự rồi!
Điệp ngửa mặt lên trời, hét:
“ÔI VUI QUÁ, VỸ ĐẾN CÙNG VỚI MÌNH!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!”
Vỹ nhìn nó, chỉ biết mỉm cười.
“Cậu đi đâu mà lại đi qua đây vậy?”
“Thì tôi đi chuyện của tôi, cậu khỏi hỏi!” - Vỹ nhìn cánh đồng vừa trả lời.
“Trùng hợp ghê, anh Bằng cũng ở đây này!”
“Cái gì? Thật à?” “Anh vừa đưa tôi đi chơi sáng nay mà, cậu thấy cánh đồng kia đẹp không?”
“Ừ đẹp, tôi ít khi đến đồng lắm, nhưng công nhận là rất đẹp và rộng nữa. Nói chung thì nhờ bàn tay con người chăm sóc cẩn thận thì mùa nào lúa cũng tốt như vậy đúng không. Tôi nghĩ xuân này ấm lên là lúa sẽ còn tốt hơn, sẽ còn…” - Vỹ bỗng quay sang Điệp.
Không thấy Điệp đâu nữa!
Cậu nhìn xung quanh.
Không thấy đâu cả.
Trời đất Điệp đi đâu mới được chứ?
“Điệp, cậu đâu rồi?” - Vỹ cất tiếng gọi.
Không một tiếng trả lời.
Vỹ hoảng thực sự.
Chuyện gì đã xảy ra vậy?
Điệp vừa đứng đây, có thể đi đâu được?
Hay là bị kẻ nào bắt cóc?
Không thể nào! Không thể nào!
“Điệp!!!!!!!!!” - Vỹ gọi to hơn.
Nhưng tuyệt nhiên chỉ nghe thấy tiếng im lặng. Cậu vội vàng chạy đi, tìm quanh làng gần đó nhưng không thấy Điệp đâu. Cậu hỏi mấy bác đang uống nước đầu làng, mấy bác cũng lắc đầu. Cậu chạy xuống cánh đồng, chỉ thấy những chú trâu đang chăm chỉ làm việc cùng vài bác nông dân chăm làm. Tuyệt nhiên không thấy ai cả nữa!
Trời đã về chiều muộn. Rốt cuộc là Điệp đi đâu kia chứ?
Điệp, tôi thề lần sau sẽ không để cậu đi.
Cậu có biết vì sao tôi lại ở đây không vậy?
Cậu đang ở cái chỗ chết tiệt nào, mau ra đây đi!
Đứa nào dám bắt cóc cậu? Đứa nào chứ?
“ĐIỆP!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!” - Cậu hét to không biết đây là lần bao nhiêu.
Những tiếng cây cối đáp lại như muốn đồng cảm với sự lo lắng phát điên của cậu.
Vỹ không chịu nổi nữa, Điệp cậu đang ở đâu thế? Ở đâu???????
“ĐIỆP, CẬU Ở ĐÂU?????” - Vỹ cứ tiếp tục gọi Điệp.
Cậu sợ thật sự.
Cứ nghĩ hình ảnh Điệp bị bắt cóc, bị đánh đập,… đủ loại tình huống.
Cậu cảm thấy càng điên tiết lên.
Rốt cuộc là Điệp ở đâu vậy chứ?
“ĐIỆP, CẬU ĐANG Ở CÁI XÓ NÀO HẢ??????????” - Cậu hét khản giọng.
“Vỹ, tớ đang ở ruộng dưa, làm gì có ở cái xó nào!!!!!!!” - Bỗng một tiếng đáp lại khiến Vỹ giật mình.
Cậu vội vàng chạy ra phía có tiếng nói. Điệp đang đứng ở ruộng dưa hấu, nhìn Vỹ một cách ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Một tai Điệp vẫn có một cái tai nghe.
Nhưng rồi, nó hiểu ngay ra chuyện gì.
Nó nhớ ra nó đã chạy đi mà không cho Vỹ biết.
Vỹ sẽ giết nó mất thôi.
Vỹ chạy đến. Điệp sợ quá rúm cả người lại.
Nhưng Vỹ đã ôm chặt lấy nó, ôm rất chặt.
Nó đập cả mũi vào vai cậu:
“Vỹ, cậu sao thế?”
“Cậu đã đi đâu, đã đi đâu vậy hả?” – Giọng Vỹ lạc cả đi vừa tức giận vừa lo lắng.
“Tớ xin lỗi, tớ thấy ruộng dưa trông ngon quá nên tớ chạy ra không nói cho cậu biết. Đã để cậu lo lắng, tớ xin lỗi!”
Vỹ hét lên:
“Cậu có biết tôi đã khổ sở thế nào đi tìm cậu không??? Cứ tưởng cậu chết ở cái xó nào rồi! Cậu thử dám thế lần nữa xem, tôi băm cậu ra làm chả!!!” - Giọng rõ tức giận nhưng cậu lại siết nó chặt hơn.
Bởi vì, cậu đã rất lo sợ.
Bởi vì, cậu không phải đi qua nơi đây
Bởi vì, cậu muốn được gặp nó.
Bởi vì, cậu muốn được tìm đến cái Tết đẹp nhất với nó.
“Tớ biết rồi, xin vâng lời! Lần sau cậu muốn băm tớ ra làm cái gì cũng được, chỉ lần này thôi mà, tớ xin lỗi!” - Giọng Điệp nghe lại nũng nịu khiến Vỹ quên cả tức giận, suýt bật cười.
“Tôi đâu có lỗi mà cậu xin? Cậu mới là kẻ có lỗi đấy!” - Vỹ vẫn cố bắt bẻ.
“Rồi, tớ có lỗi, vậy đầy đủ là “xin cậu tha lỗi”, thế được chưa hả? Làm gì mà nóng thế!”
“Còn lâu mới được! Tôi không tha cho cậu đâu, tại cậu mà tôi thế này đây!” - Vỹ vẫn cố chấp, tựa mạnh cằm vào vai Điệp nên Điệp cảm thấy những giọt mồ hôi rất mệt.
Điệp bật cười, sao tự dưng thấy cái tính này của Vỹ dễ thương vậy? Nó nói, giọng nói nhẹ nhàng ngay bên tai Vỹ:
“Tớ đã rất nhớ cái tính cố chấp này của cậu đấy!”
“Hả cái gì?”
“Nói chung là về quê rồi thì không có cậu cũng thấy sao sao ý, cũng nhớ mấy cái tính cục cằn của cậu.”
Vỹ như bất động luôn. Điệp vừa nói gì cậu tưởng đang nghe trong mơ. Thật là như vậy sao? Nhớ cái tính cục cằn của tôi, nghĩa là cũng tương tự I miss you sao ( Vỹ nhà ta lo lắng quá hóa mơ tưởng rồi).
“Ô anh Bằng đến kìa! Buông tớ ra đi!” - Bỗng Điệp nhìn thấy Bằng từ xa vội vàng đẩy Vỹ ra.
Nó nhìn đôi mắt Vỹ có mấy giọt nước lấp lánh.
Khóc trông cậu ấy cũng đẹp!
“Điệp à chúng ta đi…HẢ???????” - Bằng vừa đi tới nơi – “Vỹ, sao em lại ở đây vậy?”
“Vậy sao anh lại ở đây?” - Vỹ vặn vẹo.
“Anh đi cùng bạn tình cờ trúng chỗ này thôi!”
“Thì em cũng đi có việc thì đi qua đây thôi!”
Hai anh em này lẽ ra Vỹ phải là anh mới phải, luôn là người khiến đối phương im bặt. “Thế em qua đây bao nhiêu ngày? Có chỗ ở không thế? Anh cũng đang phải chen chúc để ngủ đây!”
“Vậy à? Ừ em không biết, nhưng giờ thì đi làm sao được nữa?” - Vỹ nhìn đồng hồ mà khó xử.
“Ơ thế làm sao đây?” - Điệp gãi đầu – “Chỗ này là đồng quê không có khách sạn đâu. Hay cậu về nhà tôi mà ở tạm?”
“GÌ CƠ????” - Bằng và Vỹ kêu lên – “Thế sao được?”
“Nhà bác tôi ấy mà, rộng lắm, thừa phòng không sao đâu! Nhà bác tôi được coi là khách sạn duy nhất tại đây đấy, cứ thử về đi xem nào.”
Anh Bằng ra vẻ khó chịu thực sự:
“Vỹ đâu có quen với nhà em, đưa đến…”
“Anh à, nếu thế thì anh đưa Vỹ về chỗ anh đi!” - Điệp ngắt luôn.
Bằng im bặt. Chỗ anh đến một chỗ cho con chuột còn không có nói gì là Vỹ. Thế là Vỹ đi theo Điệp. Không ai biết cậu nở một nụ cười vừa hãnh diện vừa bí hiểm.
Về đến cổng nhà, bỗng Điệp quay lại:
“À phải rồi, cậu đến mà không mang theo cái gì sao??”
“Mang theo cái gì ấy hả…?” - Vỹ cười.
“Cậu cười gì vậy?” - Điệp thấy hơi ngờ ngợ.
“Đồ đạc của Vỹ ở đây rồi!” - Một giọng nói vang lên.
Điệp quay lại, thấy cửa nhà mở, mẹ đang mỉm cười đứng ngay đó khiến nó tròn xoe mắt.
“Hả? Mẹ, sao lại…?”
“Vỹ đến lúc con còn đi chơi với Bằng cơ, mẹ đã cho Vỹ ở tạm đây rồi. Dẫu sao cũng là bạn con, từng nợ ơn mấy lần thì cũng cho bạn ấy ở lại đi, dù sao thì nhà mình cũng rất quý Vỹ đấy!”
Điệp trố hết cả mắt, gì chứ, hóa ra cậu ta đã “âm mưu hỏi mẹ” trước sao? Đúng là đồ nham hiểm, không nhắm nhà nào nhắm luôn nhà mình. Có thật là đi qua đây không vậy?
Vỹ đi vào trong nhà. Mấy bác nhìn thấy Điệp cũng về liền “vồ” lấy:
“Điệp, cậu bé này là bạn cháu hả?”
Điệp không biết trả lời sao, đành nói luôn:
“Bạn ấy tình cờ đi qua thôi ạ, nhưng mà buộc phải dừng lại tại đây nên…”
“Không sao không sao!” – Bác trai chủ nhà hồ hởi – “Cháu cứ ở lại đây, ăn Tết với các bác!”
Vỹ mỉm cười cúi đầu cám ơn bác rất lễ phép, còn Điệp thì rất ngượng. Ban nãy nó hùng hổ bảo Vỹ đến, giờ Vỹ đến cứ như là…đưa người yêu về ra mắt gia đình ấy!!!
Hoàng hôn đang tắt dần, tiếng các cô làm bếp vang lên. Mẹ Điệp đang bê một đĩa gà luộc rõ to vừa ra khỏi nồi, hình như chuẩn bị chặt.
“Điệp ơi, lên chặt gà hộ mẹ cái!” - Mẹ Điệp đang rất bận nên gọi Điệp.
Điệp nghe thế giãy cả nảy lên. Chặt gà ư? Bao nhiêu lần nó gãy tay vì chặt gà mà mẹ không biết. Tay nó nhỏ như vậy chặt sao nổi con gà to tướng kia chứ? Hix hix!!!
Vỹ đang đứng cạnh nó, cười khẩy rồi nói:
“Cô cứ để cháu giúp cho!”
Mẹ Điệp thấy Vỹ xăng xái bước tới cũng không từ chối. Khác hẳn với mấy cô bác đang khổ sở thái chặt đủ thứ thịt trong bếp, Vỹ chặt gà dễ y như ăn gà! Khỏi phải nói tay cậu khỏe tới mức nào, chỉ một cái giáng của cậu “nhẹ như mây” cũng đứt con gà ra làm đôi, làm tư, làm sáu,… Điệp nhìn mà trố mắt, chỉ biết đợi Vỹ chặt xong đĩa nào là bê đĩa đó lên. Vỹ chặt rất nhanh, Điệp chạy như chong chóng. Ôi chết mất, chậm thôi chứ Vỹ kia!
“Điệp đâu, lên đây giúp bác tý!” - Một bác gọi.
A đang bê gà mà! Hix, Điệp vội chạy lên chỗ bác.
Còn lại Vỹ vẫn chăm chú với con gà cùng mẹ Điệp đang nấu món gì đó.
“Cháu giỏi thật đó, công việc này đến mấy bác trong làng mình còn không làm giỏi như cháu!”
“Cô quá khen, cháu đâu có khỏe đâu ạ.”
“Cháu vừa học giỏi lại có sức khỏe như vậy, chắc mẹ cháu cũng rất vui vì có cháu! Chẳng bù cho con Điệp nhà cô, lúc nào cũng yếu xìu ra!”
Đôi mắt Vỹ buồn đi trông thấy, cậu nói rất nhỏ:
“Cháu không có mẹ…”
Chiếc đũa trên tay mẹ Điệp (gọi là cô Minh nhé) rơi xuống đánh “cạch” một cái. Cô quay ra:
“Cô xin lỗi, cô không biết là cháu…”
“Không sao đâu cô, cháu quen rồi! Nhưng cháu thấy Điệp may mắn vì có một người mẹ tốt như cô đấy ạ.”
“Cám ơn cháu! Mà cô hỏi cháu đừng giận, tại sao cháu không có mẹ vậy?”
“Mẹ cháu bị bệnh từ nhỏ cơ, khi cháu còn nhỏ thì mẹ đã mất rồi.”
“Vậy bố cháu nuôi các cháu à?”
“Có thể gọi vậy, bố cháu thường chu cấp tiền từ nước ngoài…”
Cô Minh sững sờ nhìn Vỹ đã nhạt nhòa nước mắt. Không thể ngờ một cậu thiếu niên tưởng như có tất cả vậy mà lại thiếu đi bốn chữ rất thiên liêng: tình thương phụ mẫu.
Cô ngồi xuống bên cạnh Vỹ:
“Cháu đừng buồn nữa, cô xin lỗi đã hỏi vậy!” - Rồi cô ôm lấy cậu bé. Dù rằng cô Minh không phải là người sinh ra Vỹ, người yêu thương Vỹ giống như mẹ cậu, nhưng cậu cảm thấy cô cũng có một tấm lòng ấm áp, dịu dàng như mẹ cậu ngày xưa. Cậu nhớ mẹ, nhớ những phút giây được mẹ ôm cũng như thế này. Mẹ hát cho cậu nghe những câu hát ru ngọt ngào, rồi kể những câu chuyện cổ tích suốt cả đêm thì cậu mới chịu ngủ, vì cậu rất bướng bỉnh mà…
A mệt chết đi được! Ngồi trải chiếu cho bác, rồi dọn cơm ra đủ mệt nhoài, mà tên Vỹ kia sao không gọi mình đi bê gà vậy chứ? Điệp chạy ngay xuống bếp nhưng nó đã sững ngay lại khi chưa tới bếp.
Vì nó nhìn thấy mẹ nó đang ôm Vỹ.
Một cảm giác chạy qua trái tim nó đang đập loạn lên.
Đập vì chạy nhiều..
Hay đập vì xúc động trước cảnh ấy…
Bỗng dưng nó thấy ghen...
Nó cũng muốn mẹ ôm nó giống Vỹ vậy, dù mẹ ôm nó bao nhiêu lần rồi!
Nó bỗng thấy mình đã có nhiều tình thương như vậy…
Và chắc Vỹ lại nhớ tới mẹ, nhớ tới ngày tháng cô đơn không được mẹ ôm lấy mình.
Thế nên, cậu ấy mới đang khóc…
Đêm. Nhà đã đi ngủ.
Người ở quê ngủ sớm quá đi. Giờ này mới là 9 giờ đêm, thế mà cả làng đã bình yên thế. Mình thì 12h mới ngủ. Ôi trời ơi đói quá! Bữa ăn Tết mình ăn chẳng nhiều gì cả vì cứ ngại, hix hix nhưng ăn kiểu gì đây? Nhà mình ăn hết rồi còn gì? A hình như là dưới bếp có tí mỳ. Điệp liền bật dậy, lén ra khỏi phòng. Hình như nhà đi ngủ hết rồi, nghe thấy cả tiếng ngáy kia mà!!
Điệp chui vào cái bếp nhỏ xíu đầy rơm rạ trong đó, có một cái bếp than. Hừm sợ đây, nếu bén lửa vào rơm rạ là án mạng mất. Thật may Điệp cũng quen sử dụng bếp than rồi, nó bắt đầu nhóm lửa và đặt nồi nấu mỳ. Hehe ngon quá, trời rét ăn vụng mỳ sướng thật.
“Làm gì vậy?” - Một giọng nói vang lên trong đêm tối.
Điệp ngã ngửa ra sau, suýt thì hét lên. Nó quay lại.
Ánh sáng trăng chiếu qua cùng ánh lửa…
Vỹ mới vừa tắm xong, cậu mặc duy nhất một cái áo phông dài tay mỏng cùng quần thể thao dài, hầu như cậu không bao giờ biết lạnh! Những giọt nước còn vương trên mái tóc cậu rỏ tong tỏng xuống tay Điệp. Gương mặt tuy không nhìn rõ lắm nhưng trông rất sạch sẽ sáng sủa, nhìn càng thấy đẹp trai kaka^^!!
“Giật cả mình, cứ tưởng ma! Cậu chưa ngủ à?”
“Chưa! Có bao giờ tôi ngủ sớm thế này?”
“Ừ quên mất, tớ cũng phải 12h mới khò, có khi 1h, 2h ấy chứ.”
“Nhưng cậu không ngủ được nên mới ra đây ăn vụng đấy à?”
Điệp vội che nồi mỳ:
“Vụng gì? Cậu đừng có nói oang oang thế!”
“À thế ăn vụng thật, phải lên mách cô Minh mới được!”
“Này, cậu đừng cậy mẹ tớ quý cậu nên làm càn nhé, dám mách là tớ cho thẳng cái nồi vào mặt đó!” - Điệp kéo áo Vỹ lại.
“Cần gì cho vào mặt, cho luôn vào miệng ấy!”
Điệp bật cười, suýt cười ầm lên. Đúng là chỉ có Vỹ nó mới cười được!
“Haha muốn ăn chứ gì, mà cũng đúng, bữa vừa rồi cậu ăn như mèo ấy. Thôi đừng mách ai, tớ nấu cho một bát “xịn”. OK?”
“Ừm để xem nó “xịn” đến đâu đã!” - Vỹ nguýt dài.
Điệp nấu rất nhanh, nồi mỳ của nó bốc hơi nghi ngút thơm lừng. Dù rằng Vỹ đang đứng ra vẻ lạnh lùng nhưng thực chất cậu ta rất thèm được chén món mỳ kia (huhu tác giả cũng đang đói quá, Điệp ơi cho tác giả chén với).
Điệp cho Vỹ một bát to tướng:
“Đây, xin mời đại ca!”
“Làm gì mà lắm thế, tôi có phải lợn đâu!” - Vỹ giả bộ giãy nảy.
“Thì cứ ăn đi, không ăn hết tớ ăn.” - Điệp chúi ngay đầu vào bát mì, húp soàn soạt.
Vỹ nói thế thôi chứ cậu muốn xơi cả cái bếp này mất ấy chứ, đang chết đói đây! Ăn đêm, ăn vụng lại ngon khiếp à! Giữa đêm mùng một Tết có hai “con chuột” đang ăn vụng một cách ngon lành, khoái chí, cả bát mỳ vơi đi không hề lâu.
Bỗng dưng cả hai đứa nghe thấy tiếng bác gái chủ nhà:
“Ông ơi, tôi nghe tiếng động dưới bếp! Hình như có trộm!”
“Trộm quái gì dưới bếp, dưới đó làm gì có cái gì mà trộm? Chuột đấy!” – Ông bác ngái ngủ.
“Nhưng thức ăn Tết tôi để dưới đó, chuột nó ăn hết thì Tết nhịn đói à?”
“Bà nói phải, xuống xem sao!” – Ông bác bật dậy.
Khỏi phải nói “hai con chuột” hoảng tới mức nào. May là nhà bếp có cửa sau, cả hai vội vàng chuồn ngay ra sau cửa, tay vẫn giữ bát mỳ~~!! Tiếng các bác đến gần rồi, phải nấp ở đâu đã, đứng giữa sân nhà thế này thì bị phát hiện chết. Vỹ tinh mắt chỉ luôn:
“Kìa, nấp sau đống rơm!” Đống rơm to bự, cả hai đứa cùng nấp sau đống rơm nhưng không hề bị thò tay chân hay thò áo ra. Điệp ngồi sát vào Vỹ, cả hai không dám thở, mong rằng hai bác đừng để ý tới chỗ này.
“Không có ai dưới bếp, tôi cũng cất kỹ thức ăn rồi! Mà cũng lạ thật, tôi thấy hộp mỳ bị mở ra, nhưng không có gói mỳ nào bị gặm nham nhở có dấu hiệu của chuột cả.”
“Có khi nào chúng nó trốn bà nhỉ, đã dậy thì tranh thủ đuổi đi. Hay ra chỗ đống rơm kia coi sao?”
Ôi mẹ ơi xong đời rồi! Vỹ và Điệp chuẩn bị chờ “sét đánh”.
“Thôi ông ơi, ngủ sớm mai còn nhiều việc! Chuột gì thèm ra đống rơm, ngứa ngáy không chịu được. Bảo vệ cái bếp là được rồi.”
“Có bà ngứa chứ ai ngứa. Thôi được rồi, oáp!” – Ông bác ngáp rồi cả hai đi vào nhà.
“Hai con chuột” thở phào nhẹ nhõm, mồ hôi vẫn đầy trên mặt. Một phen hú hồn, ăn vụng cũng sợ thế đấy. Điệp dựa vào đống rơm:
“Có thấy ngứa gì đâu, thấy mệt thôi! Dựa vào cái rơm này cũng êm mà!”
“Ừ không ngứa đâu, chỉ nóng thôi!”
Điệp giật mình nghe Vỹ nói vậy. Nó tá hỏa khi thấy mình đang ngồi sát Vỹ, dựa cả một bên người vào cậu. Thảo nào mà nóng là phải! Lại còn hai bát mỳ nữa cũng đã nguội đâu (tụi này ăn nhanh tới mức chưa kịp nguội mỳ), Vỹ thì không chịu nổi nóng.
Điệp vội vàng ngồi dịch ra, nhưng Vỹ đã quàng cánh tay qua vai nó:
“Cứ ngồi đó, tôi bắt đầu lạnh rồi!”
Điệp ngồi im lại, nhìn Vỹ. Mặc có mỗi một cái áo phông lại ra ngoài thế này thì lạnh thật. Gió bắt đầu thổi mạnh hơn về đêm, nhưng những vì sao trên kia vẫn lung linh chiếu sáng.
Hai đứa ngồi dựa đống rơm nhìn thẳng ra bên ngoài nhà, nhìn hồ nước trong vắt và cả những bụi chuối rung và hàng tre xào xạc theo gió. Con đường làng ngoài kia rất yên tĩnh, không có một bóng người, chỉ thấy có những âm thanh về đêm tĩnh mịch. Bầu trời nơi thôn quê thật cao rộng, vầng trăng trên trời tỏa sáng vằng vặc chiếu những ánh sáng đầu xuân. Ánh trăng chiếu lan sang khắp bầu trời, những vì sao cứ thế lung linh tỏa sáng phải tới hàng trăm ngôi sao. Vỹ và Điệp cứ thế đếm xem được bao nhiêu sao, quên mất cả việc đang ăn mỳ.
“Nhiều quá, mới được 20 ngôi sao thôi!”
“Tôi được 50 rồi đó, 51, 52,…Chà 56 rồi, nhiều ghê à!”
“Ở nông thôn cũng đẹp mà, đúng không?”
“Công nhận điều đó, cảnh rất bình dị mà rộng lớn!”
“Tất nhiên là rộng lớn rồi, vì thế mới nhiều sao thế kia chứ? Ngày xưa về quê là tớ cùng bọn trẻ con thường chơi cái trò ước nguyện với sao, đứa nào phải tìm ngôi sao sáng nhất rồi được ước một điều! Mà ước mấy điều trẻ con ấy mà. Nghĩ đến vui lắm.”
“Thế à? Vậy thì tôi thử nhé!”
“Mấy tuổi rồi còn ước chứ, hì hì.”
“Kệ, cho vui ấy mà. Thế cứ ngồi đây chán chết!”
“OK ngay, tớ cũng thích trò đó.”
Vỹ và Điệp cùng chọn cho mình một ngôi sao rất sáng, lầm bầm cái gì đó có vẻ bí mật lắm rồi quay sang đối phương.
“Vỹ, cậu ước gì vậy?”
“Còn cậu thì ước cái gì?”
“Điều ước của tớ trẻ con lắm đấy, cậu có muốn nghe không?”
Vỹ gật đầu.
Điệp bỗng nhướn người lên, quàng tay qua cổ Vỹ ôm lấy cậu rất nhẹ nhàng. Nó mỉm cười:
“Tớ ước rằng mẹ cậu sẽ trở lại và ôm cậu còn hơn cả thế này!”
Vỹ sững người. Hóa ra Điệp đã ước điều ước từ việc cậu được mẹ nó ôm. Nó biết rằng lúc đó cậu mong được mẹ mình ôm biết bao nhiêu.
“Nhưng Vỹ à, cậu ước cái gì thế?”
“Tôi có thể bí mật không?”
“Được, khi nào nói cũng được! Hihi!”
Điệp lại nở một nụ cười dễ thương.
Vỹ mỉm cười rất nhẹ, cậu hài lòng với nụ cười đó.
Trên bầu trời vẫn tỏa sáng biết bao ngôi sao…
/60
|