Nỗi Đau Của Đom Đóm

Chương 48

/66


Hai ông Kurumada và Inouse Hitoshi đúng là như hình với bóng, khi Quan Kiện gọi điện cho ông Kurumada thì cảhai ông đang cùng ngồi uống trà. Anh hỏi họ có biết về Giang Kinh khi bị vây hãm không, có thể đoán biết ông Inouse Hitoshi nói trên cơ sở khung cảnh hiện tại rằng: “Đó là 1 vết nhơ của Nhật Bản, là bi kịch của 2 nước, chúng ta là thị dân mới của Giang Kinh, nên nghiên cứu nhiều hơn”Ông Kurumada nói “Tôi phiên dịch giúp nhé, ý ông Inouse Hitoshi nói làhai chúng tôi chỉ biết chút ít, biết nhiều hơn người bình thường và ít hơn các chuyên gia. Cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.”- Tôi muốn biết sau khi rơi vào tay quân Nhật, thì ban chỉ huy quân Nhật đóng ở chỗ nào tại Giang Kinh?- Cầu Trúc Lam!, nghe thấy cảhai ông gần như đồng thời kêu lên.Quan Kiện nghĩ, thảo nào cầu Trúc Lam trở thành 1 trong mười nơi có ma ở Giang Kinh.Kurumada nói tiếp, vì “Giang Kinh có vị trí địa lý rất quan trọng cho nên nó trở thành 1 căn cứ địa trọng yếu của quân đội Nhật, tổng bộ chỉ huy đóng ở cầu Trúc Lam, trong thành còn có vài doanh trại nhỏ nữa, cụ thể hơn thì chúng tôi không rõ mấy… Những chuyện này không phải vấn đề cơ mật gì cả, tin rằng ở thư viện sẽ có nhiều tài liệu về nó.”Quan Kiện nghĩ ngợi, rồi hỏi “Các vị đã nghiên cứu tìm hiểu về ông Yamaa Tsuneteru tham gia đội quân Quan Đông, nên chỉ đóng quân ở Đông Bắc, năm 1943 phục viên, chưa nghe nói ông ấy nửa chừng bị thuyên chuyển đi xa”- Thế ư? Lần này đến lượt Quan Kiện ngạc nhiên, Ông nói là ông Yamaa Tsuneteru đã ra khỏi quân đội trước khi Nhật bị bại trận năm 1945? Trong thời kỳ toàn dân Nhật Bản là lính, nhịp độ chiến tranh đang rất căng, thì đó có phải là chuyện thường gặp không?- Xem ra anh hiểu khá rõ về Nhật Bản thời đại chiến đấy. Ông Kuruamda không ngờ chỉ vì điều tramột vụ án cách đây 5 năm, lại hầu như không liên quan gì… mà Quan Kiện đã phải nạp cho mình nhiều tri thức về Nhật Bản như vậy. Đúng là ít thấy, nhưng không phải là không có. Hồi đó có những nhóm người ra khỏi quân đội, một là các thương bệnh binh, hai là những người yếu thần kinh không tham gia chiến đấu được, ba là những người dần dần nhận ra tội ác của chiến tranh, tính chất phi nghĩa của Quân đội Nhật, các binh sĩ chịu ảnh hưởng của cánh tả hoặc Đảng cộng sản Nhật Bản. Thực ra, đây đúng là 1 chi tiết, đầy nghi vấn mà ông Yamaa Tsuneteru để lại cho lớp người sau. Hồ sơ tại ngũ của ông ấy không hề ghi ông ấy có bị thương hoặc có vấn đề thần kinh hay không. Hoạt động của ông ấy trong những năm sau đại chiến chứng tỏ ông không phải là nhân sĩ cánh tả. Nói cho sát hơn, ông ấy luôn tránh xa chính trị, và chỉ dốc sức cho văn chương và nghệ thuật mà thôi.Ông Inouse Hitoshi dành máy di động của bạn, bổ sung: “Nhắc đến cánh tả Nhật Bản, tôi chợt nhớ ra rằng, ngày trước tôi đến kho sách tiếng Nhật ở thư viện Giang Kinh, thấy có cuốn sách hình như nhan đề là “Quân biệt phái Hoa Trung tại Giang Kinh” do một viên thiếu tá trong đội quân xâm lược Nhật Bản viết. Ông ta sau này trở thành một nhân sĩ cánh tả, luôn đứng đầu các hoạt động phản chiến và đánh giá lại chiến tranh. Viết nhiều hồi ký kể rõ những hành vi bạo ngược của quân Nhật ở Giang Kinh, kể cả cuộc thảm sát ở cầu Trúc Lam, thiêu hủy lăng Thái Tử… Nếu anh cần dịch lại, tôi và ông Kurumada sẽ giúp anh!”Theo hẹn vớihai nhà báo Nhật, Quan Kiện đã đến thư viện Giang Kinh. Anh rất cảm động trước sự nhiệt tình củahai vị, rất kính phục họ đã nhận thức được, đã phán xét công bằng một thời kỳ lịch sử Trung – Nhật đang oán hận ấy.Trong kho sách tiếng Nhật, quả nhiên có cuốn sách mà ông Inouse Hitoshi đã nhắc đến. Sau phần khái luận, là 1 tấm giản đồ Giang Kinh, ghi rõ ban chỉ huy, các cứ điểm doanh trại, văn phòng của quân Nhật, cả thảy có đến bốn năm chục vị trí, Quan Kiện đặc biệt chú ý đến nhà thờ Thiên Chúa giáo, Trung tâm nghiên cứu và ĐH Y Giang Kinh, hình như Quân Nhật không chiếm đóng ở đó.Ông Kurumada chỉ vào các điểm đó, nói với anh “Các nơi này không có quân Nhật, cũng dễ hiểu thôi vì ngày trước là tô giới Anh, Pháp, sau kháng chiến đều trở thành các “nơi tị nạn” tựa như “côn đảo”. Sau khi quân Nhật vây hãm và chiếm được Giang Kinh, thì các tô giới chỉ còn trên danh nghĩa, tuy nhiên thế lực Anh, Pháp và các nhân vật danh tiếng trước đó vẫn còn trụ lại các khu vực này của Giang Kinh, cho nên quân Nhật cũng không ra tay làm bừa”Inouse Hitoshi nói: “Ở đây có nhiều cứ điểm và doanh trại của quân Nhật, nếu… tôi nhấn mạnh là nếu ông Yamaa Tsuneteru năm đó vẫn mải miết theo đuổi công tác quân y ở Giang Kinh, thì có lẽ ông làm về điều trị hoặc phòng dị bệnh”.Hai nhà báo dùng kính lúp soi kỹ các chi tiết trên bản đồ, rồi lại giở sách ra xem. Ông Inouse Hitoshi nói: “Bộ phận quân y của quân biệt phái Nhật bản đóng tại tổng bộ cầu Trúc Lam. Cho nên, nếu ông Yamaa Tsuneteru có mặt trong quân y, thì phải đóng ở cầu Trúc Lam” Ông chỉ tay vào vị trí đó trên bản đồ.Lại làmột ngõ cụt. Thế mà đã mất 2h đồng hồ và cũng chỉ mới làm rõ được nửa chừng. Quan Kiện không làm phiền 2 vị nữa. Họ chia tay nhau ra về,Quân biệt phái Hoa Trung, bộ phận quân y, Giang Kinh, cầu Trúc Lam, Yamaa TsuneteruNếu đúng là ông Yamaa Tsuneteru làm trong quân y ở Giang Kinh, thì ông phải trực thuộc ban quân y của quân đội Nhật biệt phái Hoa Trung. Có lẽ tìm hiểu ban quân y này thì có thể gián tiếp biết về ông cũng nên.Quan Kiện đứng dậy, đi tìm chị thủ thư Diêu Tố Vân mà anh đã quen để nhờ giúp đỡ, tìm tài liệu về ban quân y của quân Nhật biệt phái Hoa Trung. Chỉ ít phút sau, Diêu Tố Vân đã kiểm tra, thấy ở thư viện của viện Khoa học xã hội tỉnh Giang Kinh có 1 cuốn sách nhỏ viết về vấn đề này. Hình như là luận văn của 1 nghiên cứu sinh Nhật Bản, khoa lịch sử. Sách đã được dịch sẵn, Quan Kiện ra về, tìm đến viện khoa học xã hội.Ở thư viện Khoa học xã hội, các tập luận văn được xếp trong khu vực tư liệu đặc biệt, không bày ở giá sách để có thể giở xem, phải làm đủ thủ tục xin thẻ độc giả, hoặc đặt chứng minh thư, ghi sổ sách hẳn hoi mới có thể mượn đọc.Bản luận văn khá dài, dịch sang tiếng Trung Quốc dài đến năm vạn chữ, nói tỉ mỉ về bố trí và chức năng của ban Quân y trong quân biệt phái Hoa Trung, đặc biệt viết kỹ về “bộ đội chữ Vinh 1644” khét tiếng xấu xa: tổng bộ đóng ở Giang Kinh, nghiên cứu về chiến tranh vi trùng, có tính chất tương tự bộ đội 731 quân Quan Đông. Bản luận văn viết rất rõ: “Quân biệt phái Hoa Trung và quân biệt phái Thượng Hải, hai tổ chức quân đội này đều không có bộ phận quân y, một số sư đoàn cũng không có quân y”. Sau khi ban Quân y ở Nam Kinh thành lập, thì cử quân y cho các sư đoàn, cấp sư đoàn đã chia nhỏ phân công theo ý họ”. “Bộ đội chữ Vinh 1644” là bộ đội đặc biệt, độc lập với quân y, chức năng của họ trên danh nghĩa là cung cấp nước (để tẩy uế) phòng dịch bệnh, nhưng thực chất là chỉ chuyên nghiên cứu chiến tranh vi trùng. Họ cũng lập các đơn vị, các văn phòng, cắt cử các tổ cung cấp nước phòng dịch cho các sư đoàn. Thực ra họ là đơn vị cơ sở để thực hiện chiến tranh vi trùng.Quan Kiện thất vọng vì anh không đọc thấy chi tiết nào về ông Yamaa Tsuneteru, ông Kuroki Katsu. Chỉ đề cập cầu Trúc Lam là bản doanh của sư đoàn bộ quân Nhật ở Giang Kinh, không nói đến các vị trí nào liên quan đến các vụ án cả. Xung quanh ông Yamaa Tsuneteru vẫn là một màn sương bao phủ, nhưng giác quan thứ 6 mách bảo Quan Kiện rằng anh đang đi đúng hướng.

/66

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status