Trên Điện Cần Kiệm Liêm Chính Quang Toản chủ trì buổi thượng triều.
“Các vị khanh gia! Tội trạng, trách nhiệm không cần chúng ta đùn đẩy nữa, liệu ai có cách giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực hiện tại?” quần thần nghe xong tiếng bàn tán xôn xao phía dưới im bặt, tất cả rơi vào trầm tư.
Đúng vậy, lúc này đây Quang Toản cần một phương án nhằm giải quyết tình trạng lượng thực khan hiếm trước mắt, ít ra là đem giá cả lượng thực cố định, không để tiếp tục tăng liên tục như lúc này. Không chỉ quần thần động não, chính Quang Toản cũng ra sức động não, nhưng tất cả phương án có thể hình thành trong đầu, hắn đều thấy không ổn, một là không khả thi, hai là không có hiệu quả tức thì, ba là uống nước biển giải khát, tuyệt đối không thể thực hiện, nhất thời chẳng tìm ra được cách nào vẹn cả đôi đường, ở những trường hợp cần sự điều tiết tầm vĩ mô như hiện tại không phải sức một người có thể làm, kể cả một kẻ xuyên không chẳng có kinh nghiệm gì về điều tiết quốc sách như hắn.
Quang Toản nghĩ đến việc nhập khẩu lương thực từ nhà Thanh, trong hoàn cảnh hiện tại đây có lẽ là phương án hay nhất, nhưng vẫn còn nhiều khâu vướng mắc chưa thể thực hiện ngay, đầu tiên phải kể đến việc thương mại qua lại Việt Thanh, phụ thuộc hoàn toàn vào buôn lậu của các thương nhân người hoa, nên quy mô không lớn, mỗi tháng qua lại chỉ vài chục chiếc ge bầu, có dùng hết để chở gạo cũng không đủ nhu cầu trong nước về lương thực, huống chi so với buôn gạo, buôn tơ sợi và gương soi đang rất thu hút thương nhân người hoa.
Sau nữa, Đại Việt lúc này chưa chính thức xuất hiện một đội thương thuyền mậu dịch nào, Quang Toản mua được năm chiếc thương thuyền lớn, hiện vẫn đang chờ sửa sang, tuyển mộ thủy thủ, chưa đi vào hoạt động chính thức, hắn cũng không muốn đem năm chiếc thương thuyền này hoạt động ở thị trường nhà Thanh, sợ gây ra chú ý, dẫn đến sự kiêng dè của đám giặc kết bím, khi Đại Việt cần tránh gây thêm tranh chấp không cần thiết. Vậy nên phải trông chờ vào các thương thuyền nhỏ vừa mới hạ thủy của Vũ Huy Tấn, không biết công việc của ông ta đến đâu rồi, đã lâu chưa thấy báo cáo cụ thể, ‘xem ra phải dành chút thời gian nói chuyện với vị thượng thư này’ hắn ngẫm nghĩ.
Ngoài ra để thuận lợi thông thương, việc đi thông cửa sau với quan lại nhà Thanh là chuyện không thể tránh khỏi, tiêu tốn không ít tiền bạc và thời gian, theo như hiệu suất của đám quan lại tầng tầng lớp lớp nhà Thanh, phải mất ít nhất từ năm đến sáu tháng mới mong có thể đưa được chuyến lương thực đầu tiên về đến Đại Việt, vậy trong sáu tháng này sẽ phải làm gì, cứ theo đà, giá gạo tháng sau tăng gấp đôi tháng trước theo cấp số: 1, 2, 4, 8, 16… Quang Toản không dám nghĩ tiếp.
Thấy các đình thần im lặng hồi lâu Quang Toản lên tiếng kích lệ:
“Ai có cách giải quyết được tình hình trước mắt, trẫm phong làm Hầu ăn lộc một Huyện con cháu đời đời thế tập!”. Quang Toản đem ra dụ dỗ lớn, hòng thúc đẩy máu của đám đình thần lên não thật nhanh, quả không sai, chỉ sau một lúc liền có không ít người mạnh bạo bước ra dâng đủ thứ phương cách trong đó phải kể đến.
“Khải bẩm Hoàng Thượng! Theo ý ngu thần, Gia Định là vùng đất trù phú, thực điền tươi tốt, lương thực không thiếu, nếu như nhịn đau xuất quân một lần trong hai tháng lấy được đất ấy, vừa dẹp yên bờ cõi thu hồi giang sơn, tránh được mối lo về sau, lại giải quyết được tình hình trước mắt, một công đôi việc.” Một vị đại thần trẻ tuổi tâu.
“Bệ hạ! Hai tháng sao có thể lấy được Gia Định, chuyện này nói nghe thì dễ, nhưng vô kế khả thi” Một đình thần khác đứng ra phản bác.
“Lúc tiên hoàng còn sống, không dưới ba lần làm được, tàn dư chúa Nguyễn không lần nào trụ nổi quá ba tháng, nay có gì không được, nếu dùng hết sức đánh một trận, chuyện này hẳn có thể.” Vị quan trẻ tiếp tục đứng ra bảo vệ ý kiến của mình.
“Nói như ông chẳng khác nào đang đánh cược, ông đem cả sơn hà nhà Tây Sơn ta ra để cược sao, thật là lời cuồng ngôn, lúc trước tiên hoàng có thể làm được là do giặc còn yếu, nay chúng đã đặt vững chân ở Gia Định, tình thế nay đã khác xưa, Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Vũ Đình Tú, ba lần bốn lượt nam chinh nhưng một thành Diên Khánh liền hai năm không thể hạ, chứng tỏ thế giặc đã không còn yếu.”
“….” Đám đình thần tiếp tục tranh cãi, người này đưa ra ý kiến người kia phản bác, còn Quang Toản lại đang nhắm mắt dưỡng thần nghĩ đến phương án của đình thần trẻ tuổi kia, tính toán có hay không thành công nếu thực hiện, binh lực rãnh rỗi không nhiều, tính toán kỹ một chút, nếu như đánh có thể điều động được bao nhiêu quân tham gia, ngoài Võ Văn Dũng có 17000 quân, các tỉnh Phú Yên có 5000, hải vân quan có 2000, thành Quy Nhơn 8000, kinh thành 5000, tân quân 2000, còn ở Bắc Hà tuyệt đối không thể nhắc đến, ở đó binh lực quá mỏng rồi, đến mức không thể rút thêm dù chỉ một người, nhưng tất cả những chỗ này không thể nào lấy hết, nhiều nhất chỉ lấy được một nửa, Quy Nhơn lấy nhiều hơn chút cũng không sao, riêng kinh thành tuyệt đối không thể lấy rồi. Tính tính nếu đánh Gia Định nhiều nhất chỉ có thể điều động được 28000 quân nếu cộng cả thủy quân chắc độ trước sau ba vạn người, đây đã là con số cực hạn, nếu như thất trận, binh lực cả nước trống rỗng tất không chịu nổi một đòn của quân Gia Định, Quang Toản tự hỏi lòng, liệu có dám đánh cược vào một chiến thắng ở ba vạn người này.
“Việc này mọi người tiếp tục về nhà suy nghĩ, Trần Văn Kỷ, Lê Văn Hưng, Phan Văn Lân, Vũ Huy Tấn vào thư phòng gặp trẫm” Quang Toản thấy cuộc bàn luận nếu tiếp tục ắt điện Cần Kiệm Liêm Chính trở thành cái chợ, nên lên tiếng tan triều.
“Bãi Triều!!!” một thái giám xướng lên, khi nhìn thấy Quang Toản cùng đoàn ngự giá khuất bóng phía sau ghế rồng.
Ba vạn người dồn lực đánh vào Gia Định, trong hai tháng bình định đất này là điều không phải không thể thực hiện, trước đã từng có, sau cũng nhiều người làm, song điều khiến Quang Toản lo ngại chính là thủy quân Gia Định, hắn muốn một sự đảm bảo an toàn cho thuyền vận lương cũng như tránh được sự tập kích từ phía biển vào hậu phương phía sau. Trông đợi tất cả những điều ấy vào ba đội thủy quân mới tái thiết chỉ được vài tháng thật khiến người khác khó yên tâm.
Trong thư phòng, Quang Toản ngồi trước các đại thần, Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích mang công vụ trong người không có mặt tại Phú Xuân, Trần Văn Kỷ vừa đi sứ về, thêm ba người Lê Văn Hưng, Phan Văn Lân, Vũ Huy Tấn có mặt đông đủ.
“Trẫm muốn biết tình hình thực tế của thủy quân vào lúc này, một cách rõ ràng nhất” Quang Toản đi thẳng vào vấn đề, hỏi Lê Văn Hưng.
Thực tế, tình hình thủy quân sau khi tái thiết là như thế nào Quang Toản vẫn chưa nắm bắt được, Lê Văn Hưng tuy không trực tiếp nắm thủy quân nhưng lão là thượng thư bộ binh, hắn không hỏi lão thì hỏi ai.
“Khải bẩm Hoàng Thượng! Thủy quân của ta hiện nay có tổng cộng 11 chiếc Định Quốc, gồm một chiếc có sẵn, mười chiếc vừa được đóng xong, ghe bầu có 68 chiếc gắn pháo, 22 chiếc lâu thuyền chở quân, gần hai trăm chiếc thuyền nhỏ di chuyền bằng mái chèo, được phân phối làm ba đội tương ứng cho Tuyết, Lộc, Bảo ba vị tướng quân, ưu tiên hai chiếc thuyền Tây và đám thủy thủ ngoại bang cho đội của Đô Đốc Bảo đóng ở Hòn Lớn, Ninh Hòa” Lê Văn Hưng tỉ mỉ báo lên cứ như chính lão đã học thuộc bài ở nhà vậy, khiến Quang Toản bất ngờ, ‘vị thượng thư này đúng là rất chú tâm vào công việc a’
“Hai chiếc tàu Tây, thủy thủ của ta đã biết sử dụng?” Quang Toản nhớ đến đám thủy thủ và hai chiếc tàu vừa mới mua về liền giao cho Nguyễn Văn Tuyết nhưng Lê Văn Hưng đề nghị nên đem nó bổ sung cho đô đốc Bảo, ông ta đang đứng nơi đầu sóng ngọn gió cần đến hỏa lực của hải pháo trên hai chiến hạm này ngăn chặn quân Gia Định uy hiếp phòng tuyến của Võ Văn Dũng ở Ninh Hòa. Mục đích ban đầu của Quang Toản khi mua hai chiếc Ship of the line không chỉ để tăng cường sức mạnh cho thủy quân mà muốn hai chiếc tàu này trở thành một chủ thể như trường học, đào tạo thuyền trưởng cho thủy quân Đại Việt, đó cũng là điều hắn mong mỏi nhất, khiến y cắn răng bỏ ra hơn ba trăm nghìn lượng để mua chúng, mặc dù đây không phải là thuyền mới gì, hắn lại đang trong cảnh tiền bạc khó khăn như lúc này.
“Chỉ vừa đưa về được nửa tháng, vẫn chưa tuyển chọn xong thủy thủ!”
Lê Văn Hưng nghe Quang Toản hỏi xong liền ngẩn người một hồi lâu rồi mới lên tiếng nhắc nhở, sứ đoàn của Trần Văn Kỷ về chưa được hai mươi ngày, vừa quyết định giao thuyền chiến cho đô đốc Bảo, ông ta vẫn chưa kịp lựa chọn sắp xếp thủy thủ lấy đâu ra chuyện đã biết sử dụng, hai chiếc thuyền Tây vẫn đang thả neo nằm chờ ở Thuận An, chưa kịp di chuyển vào Hòn Lớn hội họp với thủy quân ở đây.
Quang Toản nghe Lê Văn Hưng nhắc mới ớ người ra, bản thân quá nôn nóng rồi, theo lẽ thường cũng phải mất một tháng để tuyển chọn thủy thủ ưu tú, mất hai năm để cho ra lò lứa thuyền trưởng hợp cách đầu tiên, còn thuyền trường giỏi, gần như tìm trăng dưới nước, rất khó có được, muốn có ít nhất phải năm năm nữa, may chi tìm được vài người.
Theo như tính toán của Quang Toản mỗi đội thủy quân có khoảng 4 chiếc Định Quốc, 20 chiếc ghe bầu là có sức chiến đấu trên biển, còn lâu thuyền chở quân lương và thuyền dùng mái chèo nhỏ không thể tính vào. Định quốc chiến thuyền còn đỡ, lượng chiếm nước lên đến một trăm năm mươi tấn, sau khi cải tiến đóng mới, trước sau và hai bên mạn được trang bị mười hai hải pháo loại 14 pound, thủy thủ đoàn có 64 người. Còn ghe bầu có gắn pháo thực tế là loại ghe buồm nhỏ được cải tạo một chút ở mũi ghe nhằm đặt pháo lên đó, từ một đến hai pháo tùy theo kích cỡ lớn nhỏ của pháo được đặt, thủy thủ trên các ghe bầu này trên dưới chục người.
Xem ra Lê Văn Hưng nói đúng, với chiến thuyền ít ỏi như vậy, nếu không có sự tăng trợ từ hai chiếc thuyền Tây, thủy quân của đô đốc Bảo khó đứng vững trước thủy quân Gia Định, Quang Toản nghĩ ‘liệu việc chia nhỏ thủy quân như hiện nay có nên’ nhưng rồi lắc đầu, rút kinh nghiệm từ thất bại ở cửa Thị Nại mấy năm trước, Nguyễn Ánh đem thủy quân Tây Sơn một mẻ đốt sạch, đến lúc này vẫn chưa gượng dậy nổi.
“Tấn thượng thư, trẫm muốn nghe về tiến triển của việc đóng tàu thuyền, ái khanh có gặp vấn đề gì khó khăn cứ nói với trẫm!”
Vũ Huy Tấn nghe vậy đoán ra được Hoàng Thượng đang trách lão mấy lâu nay không đem tin tức cụ thể về đóng thuyền tâu lên, thật ra cũng không phải do lão lười biếng hay dấu diếm gì, để không báo lên, đa số các ụ đóng thuyền đều đang tập trung ở Quảng Nam, tin tức từ đó báo về thành Phú Xuân trong điều kiện đường sá đi lại hiện nay không thể nhanh hơn năm ngày, chưa kể, làm việc gì cũng cần thời gian, không thể như mua rau ngoài chợ, vung tiền ra liền có, từ chuyện tuyển mộ thợ đóng thuyền, dựng xưởng đắp ụ, tập kết vật liệu chuyện nào cũng cần công sức và thời gian,khi loạt thuyền đầu tiên hạ thủy thành công, sau gần một năm công việc mới tạm đi vào ổn định, lão chưa kịp báo lên Hoàng Thượng đã hối, tạo ấn tượng trở thành người không mấy nhiệt thành trong công việc, khiến lão chỉ đành cười khổ trong lòng.
“Khải bẩm! Lúc này chúng ta có 2500 thợ thuyền, dọc theo sông Hàn có 15 ụ đóng thuyền lớn, trên sông Thu Bồn có 21 ụ thuyền chuyên đóng các loại thuyền vận chuyển cỡ nhỏ, tổng cộng 36 ụ thuyền chính thức đi vào hoạt động, có 14 ụ nhỏ khác đang trong thời gian hoàn thiện, phải mất ba tháng nữa mới có thể tạo thuyền.” Vũ Huy Tấn sơ lược báo lên.
Quang Toản nghe đến có 36 ụ thuyền đang hoạt động liền hớn hở trong lòng, chút bực tức khi trước tiêu tan không còn một móng, trong chưa đầy một năm từ năm trăm thợ thuyền tăng lên đến 2500 người, mười ụ tạo thuyền tăng lên 36, biểu sao hắn không vui cho được, những con số này nói lên điều gì? Tức là hắn đang nắm trong tay 36 cơ sở chế tạo thuyền đang hoạt động cùng một lúc, với loại thuyền Định Quốc mất ba tháng để hạ thủy một chiếc, hắn có 15 ụ thuyền lớn đồng nghĩa với việc kể từ bây giờ cách 3 tháng hắn có 15 chiếc Định Quốc 150 tấn hạ thủy, nếu không có gì trục trạc, kinh phí đầy đủ, trong một năm, sáu mươi chiếc định quốc hạ thủy là không có vấn đề. Với tốc độ hạ thủy như vậy chỉ sau một năm thôi thủy quân Phú Xuân về quy mô chắc chắn không thua kém thủy quân Gia Định, sau hai năm lại càng không cần phải nói. Quang Toản đang mơ ước đến một tương lai không xa thủy quân Phú Xuân đủ sức đánh một trận tay đôi với thủy quân Gia Định.
“Việc chế tạo mỗi chiếc Định Quốc cần chi phí bao nhiêu, chi phí bảo dưỡng như thế nào?” Quang Toản quan tâm đến tiền bạc, nếu như tốn quá nhiều tiền thì không nên đóng quá nhiều, chưa kể chi phí bảo dưỡng hằng năm, không tính toán rõ ràng ngay từ bây giờ, đến khi đóng ra, triều đình không thể cấp đủ kinh phí cho thủy quân vận hành hết các thuyền chiến, là một sự lãng phí không đáng, ở thế giới kia có không ít chuyện như vậy xảy ra. Sau thế chiến thứ hai, nhiều quốc gia dư thừa máy bay và chiến hạm, đến nỗi, vì chi phí bảo trì hằng năm quá lớn họ phải đem ra dìm xuống đại dương.
“Lần trước đóng xong mười chiếc, chi phí cho mỗi chiếc Định Quốc hạ thủy là 17000 lượng bạc, nếu như trong một thời gian dài chỉ đóng một loại chiến thuyền, chi phí trên còn có thể giảm, cụ thể, chi phí cho chiếc sau tiết kiệm hơn chiếc trước ba thành (=30% theo lý thuyết đóng tàu cho seri), chi phí bảo dưỡng hằng năm thần chưa nắm kỹ, nhưng theo như kinh nghiệm trước đó mỗi năm năm cần đại tu nhỏ, mười năm phải đại tu lớn, chi phí cho mỗi lần đại tu nhỏ khoảng 2000 lượng, đại tu lớn 5000 lượng, tàu chiến Định Quốc có thể hoạt động trong bốn mươi năm” Vũ Huy Tấn cẩn thận nói.
Nói như vậy nếu không tính đến các giá trị kinh tế và sự biến động của đồng tiền liền thấy mỗi chiếc Đinh Quốc từ khi ra đời cho đến bốn mươi năm hoạt động chỉ tốn 40000 lượng bạc, một con số hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng nếu cẩn thận suy tính đến giá trị biến động của đồng tiền qua thời gian để nhìn nhận vấn đề ví như 5000 lượng bạc của năm nay sẽ có giá trị như thế nào so với 5000 lượng của 40 năm sau, có nghĩa nếu thời điểm hiện tại cần 5000 lượng để đại tu con tàu thì đến bốn mươi năm sau con số này không chỉ dừng lại ở 5000 lượng, tính sơ sơ theo phép toán đơn giản nhất về đầu tư giá trị kinh tế với i= 10% mỗi năm, sẽ đưa đến một kết quả khiến Quang Toản phải suy nghĩ, 137000 lượng là tổng giá trị phải trả cho một chiếc Định Quốc trong bốn mươi năm, kể từ lúc bắt đầu đóng cho đến lúc tháo gỡ nó, chưa kể đến chi phí đạn dược, nuôi 64 thủy thủ trong 40 năm. Đây chỉ là Định Quốc vậy còn Ship of the line khổng lồ thì sao, chi phí quá lớn khiến Quang Toản không dám nghĩ tiếp.
Nói như vậy để biết Quang Toản không có ý định lấy chiến thuyền Định Quốc làm thuyền chiến chủ lực phục vụ lâu dài trong thủy quân Đại Việt, nhưng vì mục tiêu tăng cường sức mạnh thủy quân trước mắt nên buộc phải dùng, không chỉ dùng mà còn phải dùng nhiều nữa là khác, trong hai năm tới hắn cần khoảng 120 chiếc Định Quốc như vậy, riêng Ship of the line hắn hoàn toàn không giám nghĩ đến, Đại Việt quá nghèo để nuôi một hạm đội loại đó, hai chiếc hiện tại vẫn chủ yếu dùng làm át chủ bài phô trương thanh thế là chính còn nhiệm vụ của nó vẫn là đào tạo các thuyển trưởng tương lai cho hải quân Đại Việt.
“Các vị khanh gia! Tội trạng, trách nhiệm không cần chúng ta đùn đẩy nữa, liệu ai có cách giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực hiện tại?” quần thần nghe xong tiếng bàn tán xôn xao phía dưới im bặt, tất cả rơi vào trầm tư.
Đúng vậy, lúc này đây Quang Toản cần một phương án nhằm giải quyết tình trạng lượng thực khan hiếm trước mắt, ít ra là đem giá cả lượng thực cố định, không để tiếp tục tăng liên tục như lúc này. Không chỉ quần thần động não, chính Quang Toản cũng ra sức động não, nhưng tất cả phương án có thể hình thành trong đầu, hắn đều thấy không ổn, một là không khả thi, hai là không có hiệu quả tức thì, ba là uống nước biển giải khát, tuyệt đối không thể thực hiện, nhất thời chẳng tìm ra được cách nào vẹn cả đôi đường, ở những trường hợp cần sự điều tiết tầm vĩ mô như hiện tại không phải sức một người có thể làm, kể cả một kẻ xuyên không chẳng có kinh nghiệm gì về điều tiết quốc sách như hắn.
Quang Toản nghĩ đến việc nhập khẩu lương thực từ nhà Thanh, trong hoàn cảnh hiện tại đây có lẽ là phương án hay nhất, nhưng vẫn còn nhiều khâu vướng mắc chưa thể thực hiện ngay, đầu tiên phải kể đến việc thương mại qua lại Việt Thanh, phụ thuộc hoàn toàn vào buôn lậu của các thương nhân người hoa, nên quy mô không lớn, mỗi tháng qua lại chỉ vài chục chiếc ge bầu, có dùng hết để chở gạo cũng không đủ nhu cầu trong nước về lương thực, huống chi so với buôn gạo, buôn tơ sợi và gương soi đang rất thu hút thương nhân người hoa.
Sau nữa, Đại Việt lúc này chưa chính thức xuất hiện một đội thương thuyền mậu dịch nào, Quang Toản mua được năm chiếc thương thuyền lớn, hiện vẫn đang chờ sửa sang, tuyển mộ thủy thủ, chưa đi vào hoạt động chính thức, hắn cũng không muốn đem năm chiếc thương thuyền này hoạt động ở thị trường nhà Thanh, sợ gây ra chú ý, dẫn đến sự kiêng dè của đám giặc kết bím, khi Đại Việt cần tránh gây thêm tranh chấp không cần thiết. Vậy nên phải trông chờ vào các thương thuyền nhỏ vừa mới hạ thủy của Vũ Huy Tấn, không biết công việc của ông ta đến đâu rồi, đã lâu chưa thấy báo cáo cụ thể, ‘xem ra phải dành chút thời gian nói chuyện với vị thượng thư này’ hắn ngẫm nghĩ.
Ngoài ra để thuận lợi thông thương, việc đi thông cửa sau với quan lại nhà Thanh là chuyện không thể tránh khỏi, tiêu tốn không ít tiền bạc và thời gian, theo như hiệu suất của đám quan lại tầng tầng lớp lớp nhà Thanh, phải mất ít nhất từ năm đến sáu tháng mới mong có thể đưa được chuyến lương thực đầu tiên về đến Đại Việt, vậy trong sáu tháng này sẽ phải làm gì, cứ theo đà, giá gạo tháng sau tăng gấp đôi tháng trước theo cấp số: 1, 2, 4, 8, 16… Quang Toản không dám nghĩ tiếp.
Thấy các đình thần im lặng hồi lâu Quang Toản lên tiếng kích lệ:
“Ai có cách giải quyết được tình hình trước mắt, trẫm phong làm Hầu ăn lộc một Huyện con cháu đời đời thế tập!”. Quang Toản đem ra dụ dỗ lớn, hòng thúc đẩy máu của đám đình thần lên não thật nhanh, quả không sai, chỉ sau một lúc liền có không ít người mạnh bạo bước ra dâng đủ thứ phương cách trong đó phải kể đến.
“Khải bẩm Hoàng Thượng! Theo ý ngu thần, Gia Định là vùng đất trù phú, thực điền tươi tốt, lương thực không thiếu, nếu như nhịn đau xuất quân một lần trong hai tháng lấy được đất ấy, vừa dẹp yên bờ cõi thu hồi giang sơn, tránh được mối lo về sau, lại giải quyết được tình hình trước mắt, một công đôi việc.” Một vị đại thần trẻ tuổi tâu.
“Bệ hạ! Hai tháng sao có thể lấy được Gia Định, chuyện này nói nghe thì dễ, nhưng vô kế khả thi” Một đình thần khác đứng ra phản bác.
“Lúc tiên hoàng còn sống, không dưới ba lần làm được, tàn dư chúa Nguyễn không lần nào trụ nổi quá ba tháng, nay có gì không được, nếu dùng hết sức đánh một trận, chuyện này hẳn có thể.” Vị quan trẻ tiếp tục đứng ra bảo vệ ý kiến của mình.
“Nói như ông chẳng khác nào đang đánh cược, ông đem cả sơn hà nhà Tây Sơn ta ra để cược sao, thật là lời cuồng ngôn, lúc trước tiên hoàng có thể làm được là do giặc còn yếu, nay chúng đã đặt vững chân ở Gia Định, tình thế nay đã khác xưa, Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Vũ Đình Tú, ba lần bốn lượt nam chinh nhưng một thành Diên Khánh liền hai năm không thể hạ, chứng tỏ thế giặc đã không còn yếu.”
“….” Đám đình thần tiếp tục tranh cãi, người này đưa ra ý kiến người kia phản bác, còn Quang Toản lại đang nhắm mắt dưỡng thần nghĩ đến phương án của đình thần trẻ tuổi kia, tính toán có hay không thành công nếu thực hiện, binh lực rãnh rỗi không nhiều, tính toán kỹ một chút, nếu như đánh có thể điều động được bao nhiêu quân tham gia, ngoài Võ Văn Dũng có 17000 quân, các tỉnh Phú Yên có 5000, hải vân quan có 2000, thành Quy Nhơn 8000, kinh thành 5000, tân quân 2000, còn ở Bắc Hà tuyệt đối không thể nhắc đến, ở đó binh lực quá mỏng rồi, đến mức không thể rút thêm dù chỉ một người, nhưng tất cả những chỗ này không thể nào lấy hết, nhiều nhất chỉ lấy được một nửa, Quy Nhơn lấy nhiều hơn chút cũng không sao, riêng kinh thành tuyệt đối không thể lấy rồi. Tính tính nếu đánh Gia Định nhiều nhất chỉ có thể điều động được 28000 quân nếu cộng cả thủy quân chắc độ trước sau ba vạn người, đây đã là con số cực hạn, nếu như thất trận, binh lực cả nước trống rỗng tất không chịu nổi một đòn của quân Gia Định, Quang Toản tự hỏi lòng, liệu có dám đánh cược vào một chiến thắng ở ba vạn người này.
“Việc này mọi người tiếp tục về nhà suy nghĩ, Trần Văn Kỷ, Lê Văn Hưng, Phan Văn Lân, Vũ Huy Tấn vào thư phòng gặp trẫm” Quang Toản thấy cuộc bàn luận nếu tiếp tục ắt điện Cần Kiệm Liêm Chính trở thành cái chợ, nên lên tiếng tan triều.
“Bãi Triều!!!” một thái giám xướng lên, khi nhìn thấy Quang Toản cùng đoàn ngự giá khuất bóng phía sau ghế rồng.
Ba vạn người dồn lực đánh vào Gia Định, trong hai tháng bình định đất này là điều không phải không thể thực hiện, trước đã từng có, sau cũng nhiều người làm, song điều khiến Quang Toản lo ngại chính là thủy quân Gia Định, hắn muốn một sự đảm bảo an toàn cho thuyền vận lương cũng như tránh được sự tập kích từ phía biển vào hậu phương phía sau. Trông đợi tất cả những điều ấy vào ba đội thủy quân mới tái thiết chỉ được vài tháng thật khiến người khác khó yên tâm.
Trong thư phòng, Quang Toản ngồi trước các đại thần, Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích mang công vụ trong người không có mặt tại Phú Xuân, Trần Văn Kỷ vừa đi sứ về, thêm ba người Lê Văn Hưng, Phan Văn Lân, Vũ Huy Tấn có mặt đông đủ.
“Trẫm muốn biết tình hình thực tế của thủy quân vào lúc này, một cách rõ ràng nhất” Quang Toản đi thẳng vào vấn đề, hỏi Lê Văn Hưng.
Thực tế, tình hình thủy quân sau khi tái thiết là như thế nào Quang Toản vẫn chưa nắm bắt được, Lê Văn Hưng tuy không trực tiếp nắm thủy quân nhưng lão là thượng thư bộ binh, hắn không hỏi lão thì hỏi ai.
“Khải bẩm Hoàng Thượng! Thủy quân của ta hiện nay có tổng cộng 11 chiếc Định Quốc, gồm một chiếc có sẵn, mười chiếc vừa được đóng xong, ghe bầu có 68 chiếc gắn pháo, 22 chiếc lâu thuyền chở quân, gần hai trăm chiếc thuyền nhỏ di chuyền bằng mái chèo, được phân phối làm ba đội tương ứng cho Tuyết, Lộc, Bảo ba vị tướng quân, ưu tiên hai chiếc thuyền Tây và đám thủy thủ ngoại bang cho đội của Đô Đốc Bảo đóng ở Hòn Lớn, Ninh Hòa” Lê Văn Hưng tỉ mỉ báo lên cứ như chính lão đã học thuộc bài ở nhà vậy, khiến Quang Toản bất ngờ, ‘vị thượng thư này đúng là rất chú tâm vào công việc a’
“Hai chiếc tàu Tây, thủy thủ của ta đã biết sử dụng?” Quang Toản nhớ đến đám thủy thủ và hai chiếc tàu vừa mới mua về liền giao cho Nguyễn Văn Tuyết nhưng Lê Văn Hưng đề nghị nên đem nó bổ sung cho đô đốc Bảo, ông ta đang đứng nơi đầu sóng ngọn gió cần đến hỏa lực của hải pháo trên hai chiến hạm này ngăn chặn quân Gia Định uy hiếp phòng tuyến của Võ Văn Dũng ở Ninh Hòa. Mục đích ban đầu của Quang Toản khi mua hai chiếc Ship of the line không chỉ để tăng cường sức mạnh cho thủy quân mà muốn hai chiếc tàu này trở thành một chủ thể như trường học, đào tạo thuyền trưởng cho thủy quân Đại Việt, đó cũng là điều hắn mong mỏi nhất, khiến y cắn răng bỏ ra hơn ba trăm nghìn lượng để mua chúng, mặc dù đây không phải là thuyền mới gì, hắn lại đang trong cảnh tiền bạc khó khăn như lúc này.
“Chỉ vừa đưa về được nửa tháng, vẫn chưa tuyển chọn xong thủy thủ!”
Lê Văn Hưng nghe Quang Toản hỏi xong liền ngẩn người một hồi lâu rồi mới lên tiếng nhắc nhở, sứ đoàn của Trần Văn Kỷ về chưa được hai mươi ngày, vừa quyết định giao thuyền chiến cho đô đốc Bảo, ông ta vẫn chưa kịp lựa chọn sắp xếp thủy thủ lấy đâu ra chuyện đã biết sử dụng, hai chiếc thuyền Tây vẫn đang thả neo nằm chờ ở Thuận An, chưa kịp di chuyển vào Hòn Lớn hội họp với thủy quân ở đây.
Quang Toản nghe Lê Văn Hưng nhắc mới ớ người ra, bản thân quá nôn nóng rồi, theo lẽ thường cũng phải mất một tháng để tuyển chọn thủy thủ ưu tú, mất hai năm để cho ra lò lứa thuyền trưởng hợp cách đầu tiên, còn thuyền trường giỏi, gần như tìm trăng dưới nước, rất khó có được, muốn có ít nhất phải năm năm nữa, may chi tìm được vài người.
Theo như tính toán của Quang Toản mỗi đội thủy quân có khoảng 4 chiếc Định Quốc, 20 chiếc ghe bầu là có sức chiến đấu trên biển, còn lâu thuyền chở quân lương và thuyền dùng mái chèo nhỏ không thể tính vào. Định quốc chiến thuyền còn đỡ, lượng chiếm nước lên đến một trăm năm mươi tấn, sau khi cải tiến đóng mới, trước sau và hai bên mạn được trang bị mười hai hải pháo loại 14 pound, thủy thủ đoàn có 64 người. Còn ghe bầu có gắn pháo thực tế là loại ghe buồm nhỏ được cải tạo một chút ở mũi ghe nhằm đặt pháo lên đó, từ một đến hai pháo tùy theo kích cỡ lớn nhỏ của pháo được đặt, thủy thủ trên các ghe bầu này trên dưới chục người.
Xem ra Lê Văn Hưng nói đúng, với chiến thuyền ít ỏi như vậy, nếu không có sự tăng trợ từ hai chiếc thuyền Tây, thủy quân của đô đốc Bảo khó đứng vững trước thủy quân Gia Định, Quang Toản nghĩ ‘liệu việc chia nhỏ thủy quân như hiện nay có nên’ nhưng rồi lắc đầu, rút kinh nghiệm từ thất bại ở cửa Thị Nại mấy năm trước, Nguyễn Ánh đem thủy quân Tây Sơn một mẻ đốt sạch, đến lúc này vẫn chưa gượng dậy nổi.
“Tấn thượng thư, trẫm muốn nghe về tiến triển của việc đóng tàu thuyền, ái khanh có gặp vấn đề gì khó khăn cứ nói với trẫm!”
Vũ Huy Tấn nghe vậy đoán ra được Hoàng Thượng đang trách lão mấy lâu nay không đem tin tức cụ thể về đóng thuyền tâu lên, thật ra cũng không phải do lão lười biếng hay dấu diếm gì, để không báo lên, đa số các ụ đóng thuyền đều đang tập trung ở Quảng Nam, tin tức từ đó báo về thành Phú Xuân trong điều kiện đường sá đi lại hiện nay không thể nhanh hơn năm ngày, chưa kể, làm việc gì cũng cần thời gian, không thể như mua rau ngoài chợ, vung tiền ra liền có, từ chuyện tuyển mộ thợ đóng thuyền, dựng xưởng đắp ụ, tập kết vật liệu chuyện nào cũng cần công sức và thời gian,khi loạt thuyền đầu tiên hạ thủy thành công, sau gần một năm công việc mới tạm đi vào ổn định, lão chưa kịp báo lên Hoàng Thượng đã hối, tạo ấn tượng trở thành người không mấy nhiệt thành trong công việc, khiến lão chỉ đành cười khổ trong lòng.
“Khải bẩm! Lúc này chúng ta có 2500 thợ thuyền, dọc theo sông Hàn có 15 ụ đóng thuyền lớn, trên sông Thu Bồn có 21 ụ thuyền chuyên đóng các loại thuyền vận chuyển cỡ nhỏ, tổng cộng 36 ụ thuyền chính thức đi vào hoạt động, có 14 ụ nhỏ khác đang trong thời gian hoàn thiện, phải mất ba tháng nữa mới có thể tạo thuyền.” Vũ Huy Tấn sơ lược báo lên.
Quang Toản nghe đến có 36 ụ thuyền đang hoạt động liền hớn hở trong lòng, chút bực tức khi trước tiêu tan không còn một móng, trong chưa đầy một năm từ năm trăm thợ thuyền tăng lên đến 2500 người, mười ụ tạo thuyền tăng lên 36, biểu sao hắn không vui cho được, những con số này nói lên điều gì? Tức là hắn đang nắm trong tay 36 cơ sở chế tạo thuyền đang hoạt động cùng một lúc, với loại thuyền Định Quốc mất ba tháng để hạ thủy một chiếc, hắn có 15 ụ thuyền lớn đồng nghĩa với việc kể từ bây giờ cách 3 tháng hắn có 15 chiếc Định Quốc 150 tấn hạ thủy, nếu không có gì trục trạc, kinh phí đầy đủ, trong một năm, sáu mươi chiếc định quốc hạ thủy là không có vấn đề. Với tốc độ hạ thủy như vậy chỉ sau một năm thôi thủy quân Phú Xuân về quy mô chắc chắn không thua kém thủy quân Gia Định, sau hai năm lại càng không cần phải nói. Quang Toản đang mơ ước đến một tương lai không xa thủy quân Phú Xuân đủ sức đánh một trận tay đôi với thủy quân Gia Định.
“Việc chế tạo mỗi chiếc Định Quốc cần chi phí bao nhiêu, chi phí bảo dưỡng như thế nào?” Quang Toản quan tâm đến tiền bạc, nếu như tốn quá nhiều tiền thì không nên đóng quá nhiều, chưa kể chi phí bảo dưỡng hằng năm, không tính toán rõ ràng ngay từ bây giờ, đến khi đóng ra, triều đình không thể cấp đủ kinh phí cho thủy quân vận hành hết các thuyền chiến, là một sự lãng phí không đáng, ở thế giới kia có không ít chuyện như vậy xảy ra. Sau thế chiến thứ hai, nhiều quốc gia dư thừa máy bay và chiến hạm, đến nỗi, vì chi phí bảo trì hằng năm quá lớn họ phải đem ra dìm xuống đại dương.
“Lần trước đóng xong mười chiếc, chi phí cho mỗi chiếc Định Quốc hạ thủy là 17000 lượng bạc, nếu như trong một thời gian dài chỉ đóng một loại chiến thuyền, chi phí trên còn có thể giảm, cụ thể, chi phí cho chiếc sau tiết kiệm hơn chiếc trước ba thành (=30% theo lý thuyết đóng tàu cho seri), chi phí bảo dưỡng hằng năm thần chưa nắm kỹ, nhưng theo như kinh nghiệm trước đó mỗi năm năm cần đại tu nhỏ, mười năm phải đại tu lớn, chi phí cho mỗi lần đại tu nhỏ khoảng 2000 lượng, đại tu lớn 5000 lượng, tàu chiến Định Quốc có thể hoạt động trong bốn mươi năm” Vũ Huy Tấn cẩn thận nói.
Nói như vậy nếu không tính đến các giá trị kinh tế và sự biến động của đồng tiền liền thấy mỗi chiếc Đinh Quốc từ khi ra đời cho đến bốn mươi năm hoạt động chỉ tốn 40000 lượng bạc, một con số hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng nếu cẩn thận suy tính đến giá trị biến động của đồng tiền qua thời gian để nhìn nhận vấn đề ví như 5000 lượng bạc của năm nay sẽ có giá trị như thế nào so với 5000 lượng của 40 năm sau, có nghĩa nếu thời điểm hiện tại cần 5000 lượng để đại tu con tàu thì đến bốn mươi năm sau con số này không chỉ dừng lại ở 5000 lượng, tính sơ sơ theo phép toán đơn giản nhất về đầu tư giá trị kinh tế với i= 10% mỗi năm, sẽ đưa đến một kết quả khiến Quang Toản phải suy nghĩ, 137000 lượng là tổng giá trị phải trả cho một chiếc Định Quốc trong bốn mươi năm, kể từ lúc bắt đầu đóng cho đến lúc tháo gỡ nó, chưa kể đến chi phí đạn dược, nuôi 64 thủy thủ trong 40 năm. Đây chỉ là Định Quốc vậy còn Ship of the line khổng lồ thì sao, chi phí quá lớn khiến Quang Toản không dám nghĩ tiếp.
Nói như vậy để biết Quang Toản không có ý định lấy chiến thuyền Định Quốc làm thuyền chiến chủ lực phục vụ lâu dài trong thủy quân Đại Việt, nhưng vì mục tiêu tăng cường sức mạnh thủy quân trước mắt nên buộc phải dùng, không chỉ dùng mà còn phải dùng nhiều nữa là khác, trong hai năm tới hắn cần khoảng 120 chiếc Định Quốc như vậy, riêng Ship of the line hắn hoàn toàn không giám nghĩ đến, Đại Việt quá nghèo để nuôi một hạm đội loại đó, hai chiếc hiện tại vẫn chủ yếu dùng làm át chủ bài phô trương thanh thế là chính còn nhiệm vụ của nó vẫn là đào tạo các thuyển trưởng tương lai cho hải quân Đại Việt.
/55
|