A Chiêu rất ít khi soi gương, bình thường cũng ít để ý đến dung mạo của mình. Tuy được Vệ Cẩn nhận làm đồ nhi, cuộc sống hằng ngày có sung sướng lên, nhưng trong lòng A Chiêu ngoài ăn ra thì chẳng quan tâm đến gì.
Dáng vẻ dù có đẹp đến mấy cũng không thể ăn thay cơm, ừm, ngoại trừ sư phụ ra.
Nhưng sáng sớm hôm nay, sau khi Vệ Cẩn ra ngoài luyện kiếm, A Chiêu cũng bò dậy theo. Nhưng con bé không ra ngoài, mà đi đến bàn trang điểm trong sương phòng, con bé giẫm lên trên ghế đẩu1, cầm chiếc gương đồng lên.
Con bé trở tay quay về phía lưng của mình, đầu hơi nghiêng, mắt nhìn vào hình ảnh trong gương.
Y phục tuột một nửa trên đôi vai trần, năm hạt châu nhỏ nhẵn bóng, xếp thành một khối trên sống lưng mình, dưới ánh nắng ban mai từ ngoài cửa sổ chiếu vào, những hạt châu lấp lánh ánh mai.
Đây là lần đầu tiên A Chiêu nhìn cẩn thận như vậy.
Trước kia sợ rằng bản thân sẽ trở thành yeu quái, nên con bé lúc nào cũng dằn mình không nghĩ đến sự tồn tại của năm hạt châu này. Cho đến tận lúc có lời nói kia của sư phụ, nút thắt này của A Chiêu mới mở ra.
Nhưng nghĩ đến lát nữa Thẩm sư bá sắp nhìn thấy năm hạt châu này, con bé có chút không yên.
Một lúc sau, A Chiêu đặt chiếc gương đồng xuống.
Con bé mặc lại xiêm y cho đàng hoàng thì cũng là lúc Vệ Cẩn luyện kiếm trở về. Vừa đẩy cửa phòng ra hắn đã trông thấy A Chiêu đứng trước bàn trang điểm với dáng vẻ ngơ ngác. A Chiêu bỗng nhiên nói: “Sư phụ, sư bá sẽ có cách giải quyết sao?”
Vệ Cẩn buông trường kiếm, di đến bên cạnh A Chiêu: “Còn được hay không phải để sư bá xem qua mới biết được.”
A Chiêu “vâng” một tiếng.
Vệ Cẩn cúi người nhìn A Chiêu trong gương, nói: “Quỳnh quốc từng có một người rất nổi danh, gọi là Ngôn Tử. Ngôn Tử đánh người thường khác với những kẻ khác, hữu chưởng của y có lục căn thủ chỉ. Lúc còn nhỏ y thường xuyên bị người ta giễu cợt, nhưng Ngôn Tử cũng không úy kỵ, y chăm chỉ đọc sách mấy năm, cuối cùng cũng chiếm được sự ngưỡng mộ của Quỳnh vương, trở thành thừa tướng danh lưu sử sách. A Chiêu, con có biết vì sao vi sư lại nhắc đến Ngôn Tử không?”
A Chiêu nói: “Sư phụ muốn để A Chiêu không sợ lời thiên hạ, không sợ tâm ma, mặc dù A Chiêu không giống người bình thường, nhưng chỉ cần nội tâm kiên định, cũng không ảnh hưởng đến toàn cục.”
Vệ Cẩn mỉm cười tán thưởng: “Con có thể nghĩ thông suốt, vi sư lấy làm vui mừng.”
A Chiêu cười tủm tỉm nói: “A Chiêu rõ rồi, sau này A Chiêu sẽ không vì nó mà buồn rầu nữa.”
Vệ Cẩn xoa đầu A Chiêu.
Hắn nói: “Đi thôi, đi tìm sư bá của con. Sư bá của con tinh thông kỳ thuật, cho dù không thể giải quyết nhưng chắc cũng sẽ biết đây là gì.”
Thiên các.
Nhìn thấy Vệ Cẩn với A Chiêu, trong mắt Thẩm Đàn có ý cười, hắn ôn hòa hỏi han: “Sư đệ, đêm qua ngủ có ngon giấc không?”
*là vì đầu óc bạn Qin bậy bạ hay là chú Thẩm vô ý? =))*
Vệ Cẩn khẽ cười một tiếng: “Sư huynh vẫn luôn chu đáo như cũ, đã nhiều năm vậy rồi mà vẫn còn nhớ rõ sở thích của đệ.”
Thẩm Đàn cũng cười nói: “Chúng ta là đồng xuất sư môn, lại sống với nhau lâu như vậy trong Thiên Sơn phái, tất nhiên là phải biết rõ rồi.” Thẩm Đàn nhìn về phía A Chiêu, thấy sắc mặt A Chiêu không được tự nhiên, hắn nói tiếp: “Việc đêm qua, sư điệt không cần lo lắng, ta cũng không để ý đâu.”
Chính tai A Chiêu nghe những lời này của Thẩm Đàn thì á náy tỏng lòng mới chậm rãi tiêu tan.
Thẩm Đàn lại nói: “Đến đây để ta xem chuyện của sư điệt nào.”
A Chiêu gật đầu.
Con bé vừa mới cởi dây đai trên y phục thì đột nhiên Thẩm Đàn nói: “Không được.”
A Chiêu sửng sốt.
Thẩm Đàn giơ một cây kéo lên, hắn cười vẻ áy náy, “Ta đã từng đồng ý với thê tử, cả đời này chỉ có nàng mới là duy nhất của ta. Tuy sư điệt vẫn còn nhỏ, nhưng trước sau gì cũng là nữ tử. Nếu nàng biết ta nhìn lưng trần của sư điệt, dĩ nhiên trong lòng sẽ không vui, xin sư đệ và sư điệt thông cảm.” Dừng chốc lát, hắn nói tiếp: “Ta đã sai người chuẩn bị một bộ y phục khác cho sư điệt, sư điệt đi thay trước đi.”
Nghe Thẩm Đàn nói thế, lúc này A Chiêu mới nhớ ra hèn gì hôm qua sau khi vào phủ con bé cảm thấy là lạ, thì ra là trong một dinh thự to thế này mà chẳng thấy một thị tỳ nào cả.
Vệ Cẩn nói với Thẩm Đàn: “Lời dạy này của sư huynh rất đúng, A Chiêu đi thay xiêm y đi.”
Trong chốc lát, A Chiêu đã thay xiêm y.
Vệ Cẩn sờ vào chỗ năm hạt châu nằm trên lưng A Chiêu, cầm kéo lên cẩn thận cắt ít vải ở chỗ đó. Thẩm Đàn bước đến, nhìn thoáng qua một cái, hắn liền mở miệng nói: “Quả nhiên đúng như ta nghĩ.”
Thẩm Đàn xoay người, đi đến trước giá sách, hắn rút ra một thi quyển đã ố vàng, chậm rãi trải rộng ra ở trên thư án.
Hắn chậm rãi nói: “Hai mươi năm trước, ở Uyển quốc từng rất thịnh hành vu thuật, ngay lúc đó chính Uyển vương cũng cực kỳ tôn sùng nó. Cho đến về sau khi tân vương đăng cơ, cũng chính là Uyển vương hiện tại, y đã quyết đoán cải cách, hủy bỏ toàn bộ phái vu thuật, những sách vở liên quan đến vu thuật cũng đều bị thiêu hủy.”
Trong sách sử không viết về việc này nhiều, A Chiêu cũng chưa từng nghe qua.
Bây giờ nghe Thẩm Đàn nói thế, A Chiêu nghe đến say mê.
Vệ Cẩn nhíu mày, hắn hỏi: “Sư huynh nói năm hạt trân châu trên lưng A Chiêu là do vu thuật của Uyển quốc gây nên?”
Thẩm Đàn chỉ vào một chỗ trong sách, “May mắn là ta có được cuốn sách này, nhưng cũng không được đầy đủ. Cuốn sách này chỉ ghi lại năm giải quyết xong vu thuật ở Uyển quốc, trong đó có ghi lại chuyện rất giống của sư điệt.”
Vệ Cẩn cúi đầu nhìn.
A Chiêu cũng bước đến, trợn tròn hai mắt nhìn vào cuốn sách trên án thư.
Bên trên vẽ một bức tranh, giống hệt năm hạt trân châu trên lưng A Chiêu, ngay cả vị trí cũng giống như đúc. Nhưng văn tự bên cạnh lại rất cổ quái, ngay cả Vệ Cẩn cũng không nhận ra được.
Thẩm Đàn nói: “Đây là loại văn tự xuất hiện sớm nhất của Uyển quốc, bây giờ cũng không có nhiều người đọc được nó.”
Bởi vì cái gọi là “thiên hạ hợp cửu tất phân, phân cửu tất hợp”2.
(2 Thế lớn thiên hạ, hợp lâu rồi lại chia, chia lâu lại hợp.)
Như bây giờ đai lục tam quốc hình thành thế chân vạc, nhưng mấy trăm năm trước tam quốc đã từng thống nhất, văn tự không đồng nhất giữa các quốc gia cũng dần dần thống nhất. Sau đó thì lại thiên hạ đại loạn, quần hùng cát cư, rồi cũng dần dần hình thành tam quốc Khâu – Quỳnh – Uyển như bây giờ.
A Chiêu hỏi: “Sư bá biết chúng sao?”
Thẩm Đàn nói: “… Không biết, nhưng ta có thể đoán sơ qua.”
Vệ Cẩn bảo: “Mời sư huynh nói.”
Thẩm Đàn nói: “Năm hạt trân châu này tượng trưng cho ngũ quan trên mặt, xương sống lưng có thể thông với khí huyết trên mặt, mà vu thuật Uyển quốc cho rằng nếu có thể ngăn cản khí huyết lưu thông thì có thể ngăn cản ngũ quan sinh trưởng.”
Vệ Cẩn tiếp lời: “Cho nên đây cũng chính là tác dụng của năm hạt trân châu kia?”
Thẩm Đàn gật đầu.
Vệ Cẩn nhướn mày, “Sư huyenh có biện pháp giải quyết không?”
Thẩm Đàn lắc đầu, chỉ nói: “Trên sách cũng không ghi chép đầy đủ, hơn nữa ta cũng không nhận ra văn tự này. Nhưng vu thuật này cũng chỉ ngăn ngũ quan sinh trưởng, không liên quan đến sinh mệnh.”
Sau khi A Chiêu nghe thế thì nhẹ nhàng thở ra.
Không liên quan gì đến sinh mệnh là tốt rồi, còn ngũ quan có ra sao thì ra, từ trước đến nay con bé có thèm để ý đâu.
Con bé hoàn toàn yên tâm.
A Chiêu hớn hở nói: “Đa tạ sư bá.”
Còn Vệ Cẩn thì lại lo lắng mấy phần.
Vu thuật từ lâu đã cấm ở Uyển quốc, còn A Chiêu dù gì cũng chỉ mới là đứa bé. Tại sao lại có người dùng cái thuật tàn nhẫn này thi triển trên người A Chiêu? Vệ Cẩn suy đi nghĩ lại, nhưng nhìn dáng vẻ cao hứng của A Chiêu, hắn cũng không đem mấy lời trong lòng nói ra.
Thẩm Đàn nói với Vệ Cẩn: “Tử Khanh, mọi việc đều có số mệnh. Đệ không cần lo lắng quá nhiều. Lại nói, huynh đệ chúng ta đã lâu chưa uống rượu cùng nhau, tối nay chúng ta phải làm một chầu mới được.”
Ánh trăng mông lung.
Thẩm Đàn cùng với Vệ Cẩn ngồi trong lương đình nâng ly nó cười. A Chiêu không được uống rượu, đành phải ôm sữa nho ngồi một bên, yên yên tĩnh tĩnh nghe Thẩm sư bá kể chuyện trước đây của sư phụ.
Ngây ngất dưới ánh trăng, A Chiêu nghe mà có chút buồn ngủ.
Con bé nhẹ dụi mắt, xốc lại tinh thần tiếp tục ngồi nghe.
Lúc này, Thẩm Đàn đột nhiên nói: “Tử Khanh mà múa kiếm là đẹp nhất Thiên Sơn phái chúng ta.”
Vệ Cẩn bất mãn nói: “Có gì đẹp đâu chứ.”
Thẩm Đàn cười nói với A Chiêu: “Sư điệt có muốn xem sư phụ con múa kiếm không? Lúc trước sư phụ con từng múa một hồi kiếm trước mặt mấy vị sư tổ con, mấy vị sư tổ đó đều rối rít cảm thấy như kinh vi thiên nhân3, ngay cả Nhị trưởng lão thích nhất là uống rượu cũng bất chấp rượu ngon trên bàn.”
(3 Thành ngữ “kinh thiên vi nhân” – 惊为天人 dùng để chỉ sự phi thường kinh ngạc khi nhìn thấy hoặc nghe thấy người nào đó, nghĩ đến chỉ có thần tiên mới có thể như thế)
A Chiêu nghe thế thì cơn buồn ngủ lập tức biến mất, ánh mắt khao khát lóe sáng nhìn về phía Vệ Cẩn.
“Sư phụ, A Chiêu muốn xem!”
Vệ Cẩn vốn không muốn, nhưng nhìn thấy bộ dạng này của A Chiêu thì không nỡ làm con bé tuyệt vọng, thế là liếc mắt nhìn Thẩm Đàn một cái, sau đó nắm lấy trường kiếm đứng lên, bắt đầu múa kiếm dưới đêm trăng.
Áo trắng kiếm bạch, ánh trăng vừa vặn.
A Chiêu nhìn mà không chuyển mắt, con bé biết sư phụ đẹp, nhưng lại không biết lúc sư phụ múa kiếm lại phong tình đến vậy, khiến ánh mắt con bé khó mà dời đi. A Chiêu xem đến nỗi ngây người.
Thẩm Đàn nhẹ nhấp một ngụm rượu, đưa mắt nhìn A Chiêu một cách sâu xa, sau đó lại tiếp tục nhìn về phía Vệ Cẩn.
Vệ Cẩn múa kiếm xong trở về lương đình thì đúng lúc nhìn thấy hai gò má đỏ bừng của A Chiêu. Hắn nói: “… Thừa dịp vi sư vắng mặt uống rượu ư?”
A Chiêu dùng sức lắc đầu.
Con bé cũng không biết mình làm sao nữa, trong lồng ngực tim đập nhanh hơn chạy, sau đó hai má cũng không khống chế nổi mà đỏ ửng lên.
Thẩm Đàn cười nói: “Sư đệ yên tâm, có ta đây, sư điệt nào dám uống?”
Vệ Cẩn ngồi xuống.
Thẩm Đàn rót cho hắn một chén đầy rượu, Vệ Cẩn đưa lên uống một ngụm. Lúc này, A Chiêu bỗng nhiên nói: “Sư phụ, A Chiêu nghĩ kỹ rồi.”
Vệ Cẩn ngẩn người ra.
A Chiêu kiên định nói: “A Chiêu muốn học kiếm, muốn làm kiếm khách.”
“Ồ? Vì sao?”
A Chiêu nói: “Một là để tự bảo vệ mình, hai là… có thể cùng sư phụ kề vai chiến đấu, không cần phải ngồi trong xe ngựa để sư phụ bảo vệ A Chiêu.” Trước kia con bé từng có nghĩ qua điều này nhưng còn chưa chắc chắn. Nhưng hôm nay nhìn sư phụ múa kiếm, ý nghĩ này lập tức nổi lên.
Tuy con bé đọc đâu nhớ đấy, nhưng chỉ có ngày đó nhìn sư phụ vung kiếm chém đứt tay của gã mãn hán kia, trong lòng con bé không lấy làm sợ hãi, mà ngược lại còn có một sự hưng phấn như ẩn như hiện.
Hơn nữa con bé cũng chưa bao giờ để tâm vào mấy cuốn sách.
Con bé xác định rồi!
Con bé muốn làm kiếm khách!
Vệ Cẩn nói: “A Chiêu, muốn trở thành một kiếm khách tốt sẽ rất khổ.”
Có được bản lĩnh đọc đâu nhớ đấy, nếu đi làm kiếm khách thì thật sự là lãng phí quá. Huồng hồ nữ nhi học kiếm, muốn sau này phải nâng niu như thế nào đây…
*Awwwww, chú Vệ ciu quá đi:X *
Trong lòng Vệ Cẩn buồn rầu.
A Chiêu nói: “Sư phụ, A Chiêu không sợ khổ.”
Vệ Cẩn ngưng mắt, nhìn A Chiêu một lúc lâu rồi mới nói: “… Được rồi.”
Dừng lại, hắn nói tiếp: “Một khi đã bắt đầu thì không được kêu khổ đâu đấy, nhớ chưa?”
A Chiêu gật đầu liên tục.
Dáng vẻ dù có đẹp đến mấy cũng không thể ăn thay cơm, ừm, ngoại trừ sư phụ ra.
Nhưng sáng sớm hôm nay, sau khi Vệ Cẩn ra ngoài luyện kiếm, A Chiêu cũng bò dậy theo. Nhưng con bé không ra ngoài, mà đi đến bàn trang điểm trong sương phòng, con bé giẫm lên trên ghế đẩu1, cầm chiếc gương đồng lên.
Con bé trở tay quay về phía lưng của mình, đầu hơi nghiêng, mắt nhìn vào hình ảnh trong gương.
Y phục tuột một nửa trên đôi vai trần, năm hạt châu nhỏ nhẵn bóng, xếp thành một khối trên sống lưng mình, dưới ánh nắng ban mai từ ngoài cửa sổ chiếu vào, những hạt châu lấp lánh ánh mai.
Đây là lần đầu tiên A Chiêu nhìn cẩn thận như vậy.
Trước kia sợ rằng bản thân sẽ trở thành yeu quái, nên con bé lúc nào cũng dằn mình không nghĩ đến sự tồn tại của năm hạt châu này. Cho đến tận lúc có lời nói kia của sư phụ, nút thắt này của A Chiêu mới mở ra.
Nhưng nghĩ đến lát nữa Thẩm sư bá sắp nhìn thấy năm hạt châu này, con bé có chút không yên.
Một lúc sau, A Chiêu đặt chiếc gương đồng xuống.
Con bé mặc lại xiêm y cho đàng hoàng thì cũng là lúc Vệ Cẩn luyện kiếm trở về. Vừa đẩy cửa phòng ra hắn đã trông thấy A Chiêu đứng trước bàn trang điểm với dáng vẻ ngơ ngác. A Chiêu bỗng nhiên nói: “Sư phụ, sư bá sẽ có cách giải quyết sao?”
Vệ Cẩn buông trường kiếm, di đến bên cạnh A Chiêu: “Còn được hay không phải để sư bá xem qua mới biết được.”
A Chiêu “vâng” một tiếng.
Vệ Cẩn cúi người nhìn A Chiêu trong gương, nói: “Quỳnh quốc từng có một người rất nổi danh, gọi là Ngôn Tử. Ngôn Tử đánh người thường khác với những kẻ khác, hữu chưởng của y có lục căn thủ chỉ. Lúc còn nhỏ y thường xuyên bị người ta giễu cợt, nhưng Ngôn Tử cũng không úy kỵ, y chăm chỉ đọc sách mấy năm, cuối cùng cũng chiếm được sự ngưỡng mộ của Quỳnh vương, trở thành thừa tướng danh lưu sử sách. A Chiêu, con có biết vì sao vi sư lại nhắc đến Ngôn Tử không?”
A Chiêu nói: “Sư phụ muốn để A Chiêu không sợ lời thiên hạ, không sợ tâm ma, mặc dù A Chiêu không giống người bình thường, nhưng chỉ cần nội tâm kiên định, cũng không ảnh hưởng đến toàn cục.”
Vệ Cẩn mỉm cười tán thưởng: “Con có thể nghĩ thông suốt, vi sư lấy làm vui mừng.”
A Chiêu cười tủm tỉm nói: “A Chiêu rõ rồi, sau này A Chiêu sẽ không vì nó mà buồn rầu nữa.”
Vệ Cẩn xoa đầu A Chiêu.
Hắn nói: “Đi thôi, đi tìm sư bá của con. Sư bá của con tinh thông kỳ thuật, cho dù không thể giải quyết nhưng chắc cũng sẽ biết đây là gì.”
Thiên các.
Nhìn thấy Vệ Cẩn với A Chiêu, trong mắt Thẩm Đàn có ý cười, hắn ôn hòa hỏi han: “Sư đệ, đêm qua ngủ có ngon giấc không?”
*là vì đầu óc bạn Qin bậy bạ hay là chú Thẩm vô ý? =))*
Vệ Cẩn khẽ cười một tiếng: “Sư huynh vẫn luôn chu đáo như cũ, đã nhiều năm vậy rồi mà vẫn còn nhớ rõ sở thích của đệ.”
Thẩm Đàn cũng cười nói: “Chúng ta là đồng xuất sư môn, lại sống với nhau lâu như vậy trong Thiên Sơn phái, tất nhiên là phải biết rõ rồi.” Thẩm Đàn nhìn về phía A Chiêu, thấy sắc mặt A Chiêu không được tự nhiên, hắn nói tiếp: “Việc đêm qua, sư điệt không cần lo lắng, ta cũng không để ý đâu.”
Chính tai A Chiêu nghe những lời này của Thẩm Đàn thì á náy tỏng lòng mới chậm rãi tiêu tan.
Thẩm Đàn lại nói: “Đến đây để ta xem chuyện của sư điệt nào.”
A Chiêu gật đầu.
Con bé vừa mới cởi dây đai trên y phục thì đột nhiên Thẩm Đàn nói: “Không được.”
A Chiêu sửng sốt.
Thẩm Đàn giơ một cây kéo lên, hắn cười vẻ áy náy, “Ta đã từng đồng ý với thê tử, cả đời này chỉ có nàng mới là duy nhất của ta. Tuy sư điệt vẫn còn nhỏ, nhưng trước sau gì cũng là nữ tử. Nếu nàng biết ta nhìn lưng trần của sư điệt, dĩ nhiên trong lòng sẽ không vui, xin sư đệ và sư điệt thông cảm.” Dừng chốc lát, hắn nói tiếp: “Ta đã sai người chuẩn bị một bộ y phục khác cho sư điệt, sư điệt đi thay trước đi.”
Nghe Thẩm Đàn nói thế, lúc này A Chiêu mới nhớ ra hèn gì hôm qua sau khi vào phủ con bé cảm thấy là lạ, thì ra là trong một dinh thự to thế này mà chẳng thấy một thị tỳ nào cả.
Vệ Cẩn nói với Thẩm Đàn: “Lời dạy này của sư huynh rất đúng, A Chiêu đi thay xiêm y đi.”
Trong chốc lát, A Chiêu đã thay xiêm y.
Vệ Cẩn sờ vào chỗ năm hạt châu nằm trên lưng A Chiêu, cầm kéo lên cẩn thận cắt ít vải ở chỗ đó. Thẩm Đàn bước đến, nhìn thoáng qua một cái, hắn liền mở miệng nói: “Quả nhiên đúng như ta nghĩ.”
Thẩm Đàn xoay người, đi đến trước giá sách, hắn rút ra một thi quyển đã ố vàng, chậm rãi trải rộng ra ở trên thư án.
Hắn chậm rãi nói: “Hai mươi năm trước, ở Uyển quốc từng rất thịnh hành vu thuật, ngay lúc đó chính Uyển vương cũng cực kỳ tôn sùng nó. Cho đến về sau khi tân vương đăng cơ, cũng chính là Uyển vương hiện tại, y đã quyết đoán cải cách, hủy bỏ toàn bộ phái vu thuật, những sách vở liên quan đến vu thuật cũng đều bị thiêu hủy.”
Trong sách sử không viết về việc này nhiều, A Chiêu cũng chưa từng nghe qua.
Bây giờ nghe Thẩm Đàn nói thế, A Chiêu nghe đến say mê.
Vệ Cẩn nhíu mày, hắn hỏi: “Sư huynh nói năm hạt trân châu trên lưng A Chiêu là do vu thuật của Uyển quốc gây nên?”
Thẩm Đàn chỉ vào một chỗ trong sách, “May mắn là ta có được cuốn sách này, nhưng cũng không được đầy đủ. Cuốn sách này chỉ ghi lại năm giải quyết xong vu thuật ở Uyển quốc, trong đó có ghi lại chuyện rất giống của sư điệt.”
Vệ Cẩn cúi đầu nhìn.
A Chiêu cũng bước đến, trợn tròn hai mắt nhìn vào cuốn sách trên án thư.
Bên trên vẽ một bức tranh, giống hệt năm hạt trân châu trên lưng A Chiêu, ngay cả vị trí cũng giống như đúc. Nhưng văn tự bên cạnh lại rất cổ quái, ngay cả Vệ Cẩn cũng không nhận ra được.
Thẩm Đàn nói: “Đây là loại văn tự xuất hiện sớm nhất của Uyển quốc, bây giờ cũng không có nhiều người đọc được nó.”
Bởi vì cái gọi là “thiên hạ hợp cửu tất phân, phân cửu tất hợp”2.
(2 Thế lớn thiên hạ, hợp lâu rồi lại chia, chia lâu lại hợp.)
Như bây giờ đai lục tam quốc hình thành thế chân vạc, nhưng mấy trăm năm trước tam quốc đã từng thống nhất, văn tự không đồng nhất giữa các quốc gia cũng dần dần thống nhất. Sau đó thì lại thiên hạ đại loạn, quần hùng cát cư, rồi cũng dần dần hình thành tam quốc Khâu – Quỳnh – Uyển như bây giờ.
A Chiêu hỏi: “Sư bá biết chúng sao?”
Thẩm Đàn nói: “… Không biết, nhưng ta có thể đoán sơ qua.”
Vệ Cẩn bảo: “Mời sư huynh nói.”
Thẩm Đàn nói: “Năm hạt trân châu này tượng trưng cho ngũ quan trên mặt, xương sống lưng có thể thông với khí huyết trên mặt, mà vu thuật Uyển quốc cho rằng nếu có thể ngăn cản khí huyết lưu thông thì có thể ngăn cản ngũ quan sinh trưởng.”
Vệ Cẩn tiếp lời: “Cho nên đây cũng chính là tác dụng của năm hạt trân châu kia?”
Thẩm Đàn gật đầu.
Vệ Cẩn nhướn mày, “Sư huyenh có biện pháp giải quyết không?”
Thẩm Đàn lắc đầu, chỉ nói: “Trên sách cũng không ghi chép đầy đủ, hơn nữa ta cũng không nhận ra văn tự này. Nhưng vu thuật này cũng chỉ ngăn ngũ quan sinh trưởng, không liên quan đến sinh mệnh.”
Sau khi A Chiêu nghe thế thì nhẹ nhàng thở ra.
Không liên quan gì đến sinh mệnh là tốt rồi, còn ngũ quan có ra sao thì ra, từ trước đến nay con bé có thèm để ý đâu.
Con bé hoàn toàn yên tâm.
A Chiêu hớn hở nói: “Đa tạ sư bá.”
Còn Vệ Cẩn thì lại lo lắng mấy phần.
Vu thuật từ lâu đã cấm ở Uyển quốc, còn A Chiêu dù gì cũng chỉ mới là đứa bé. Tại sao lại có người dùng cái thuật tàn nhẫn này thi triển trên người A Chiêu? Vệ Cẩn suy đi nghĩ lại, nhưng nhìn dáng vẻ cao hứng của A Chiêu, hắn cũng không đem mấy lời trong lòng nói ra.
Thẩm Đàn nói với Vệ Cẩn: “Tử Khanh, mọi việc đều có số mệnh. Đệ không cần lo lắng quá nhiều. Lại nói, huynh đệ chúng ta đã lâu chưa uống rượu cùng nhau, tối nay chúng ta phải làm một chầu mới được.”
Ánh trăng mông lung.
Thẩm Đàn cùng với Vệ Cẩn ngồi trong lương đình nâng ly nó cười. A Chiêu không được uống rượu, đành phải ôm sữa nho ngồi một bên, yên yên tĩnh tĩnh nghe Thẩm sư bá kể chuyện trước đây của sư phụ.
Ngây ngất dưới ánh trăng, A Chiêu nghe mà có chút buồn ngủ.
Con bé nhẹ dụi mắt, xốc lại tinh thần tiếp tục ngồi nghe.
Lúc này, Thẩm Đàn đột nhiên nói: “Tử Khanh mà múa kiếm là đẹp nhất Thiên Sơn phái chúng ta.”
Vệ Cẩn bất mãn nói: “Có gì đẹp đâu chứ.”
Thẩm Đàn cười nói với A Chiêu: “Sư điệt có muốn xem sư phụ con múa kiếm không? Lúc trước sư phụ con từng múa một hồi kiếm trước mặt mấy vị sư tổ con, mấy vị sư tổ đó đều rối rít cảm thấy như kinh vi thiên nhân3, ngay cả Nhị trưởng lão thích nhất là uống rượu cũng bất chấp rượu ngon trên bàn.”
(3 Thành ngữ “kinh thiên vi nhân” – 惊为天人 dùng để chỉ sự phi thường kinh ngạc khi nhìn thấy hoặc nghe thấy người nào đó, nghĩ đến chỉ có thần tiên mới có thể như thế)
A Chiêu nghe thế thì cơn buồn ngủ lập tức biến mất, ánh mắt khao khát lóe sáng nhìn về phía Vệ Cẩn.
“Sư phụ, A Chiêu muốn xem!”
Vệ Cẩn vốn không muốn, nhưng nhìn thấy bộ dạng này của A Chiêu thì không nỡ làm con bé tuyệt vọng, thế là liếc mắt nhìn Thẩm Đàn một cái, sau đó nắm lấy trường kiếm đứng lên, bắt đầu múa kiếm dưới đêm trăng.
Áo trắng kiếm bạch, ánh trăng vừa vặn.
A Chiêu nhìn mà không chuyển mắt, con bé biết sư phụ đẹp, nhưng lại không biết lúc sư phụ múa kiếm lại phong tình đến vậy, khiến ánh mắt con bé khó mà dời đi. A Chiêu xem đến nỗi ngây người.
Thẩm Đàn nhẹ nhấp một ngụm rượu, đưa mắt nhìn A Chiêu một cách sâu xa, sau đó lại tiếp tục nhìn về phía Vệ Cẩn.
Vệ Cẩn múa kiếm xong trở về lương đình thì đúng lúc nhìn thấy hai gò má đỏ bừng của A Chiêu. Hắn nói: “… Thừa dịp vi sư vắng mặt uống rượu ư?”
A Chiêu dùng sức lắc đầu.
Con bé cũng không biết mình làm sao nữa, trong lồng ngực tim đập nhanh hơn chạy, sau đó hai má cũng không khống chế nổi mà đỏ ửng lên.
Thẩm Đàn cười nói: “Sư đệ yên tâm, có ta đây, sư điệt nào dám uống?”
Vệ Cẩn ngồi xuống.
Thẩm Đàn rót cho hắn một chén đầy rượu, Vệ Cẩn đưa lên uống một ngụm. Lúc này, A Chiêu bỗng nhiên nói: “Sư phụ, A Chiêu nghĩ kỹ rồi.”
Vệ Cẩn ngẩn người ra.
A Chiêu kiên định nói: “A Chiêu muốn học kiếm, muốn làm kiếm khách.”
“Ồ? Vì sao?”
A Chiêu nói: “Một là để tự bảo vệ mình, hai là… có thể cùng sư phụ kề vai chiến đấu, không cần phải ngồi trong xe ngựa để sư phụ bảo vệ A Chiêu.” Trước kia con bé từng có nghĩ qua điều này nhưng còn chưa chắc chắn. Nhưng hôm nay nhìn sư phụ múa kiếm, ý nghĩ này lập tức nổi lên.
Tuy con bé đọc đâu nhớ đấy, nhưng chỉ có ngày đó nhìn sư phụ vung kiếm chém đứt tay của gã mãn hán kia, trong lòng con bé không lấy làm sợ hãi, mà ngược lại còn có một sự hưng phấn như ẩn như hiện.
Hơn nữa con bé cũng chưa bao giờ để tâm vào mấy cuốn sách.
Con bé xác định rồi!
Con bé muốn làm kiếm khách!
Vệ Cẩn nói: “A Chiêu, muốn trở thành một kiếm khách tốt sẽ rất khổ.”
Có được bản lĩnh đọc đâu nhớ đấy, nếu đi làm kiếm khách thì thật sự là lãng phí quá. Huồng hồ nữ nhi học kiếm, muốn sau này phải nâng niu như thế nào đây…
*Awwwww, chú Vệ ciu quá đi:X *
Trong lòng Vệ Cẩn buồn rầu.
A Chiêu nói: “Sư phụ, A Chiêu không sợ khổ.”
Vệ Cẩn ngưng mắt, nhìn A Chiêu một lúc lâu rồi mới nói: “… Được rồi.”
Dừng lại, hắn nói tiếp: “Một khi đã bắt đầu thì không được kêu khổ đâu đấy, nhớ chưa?”
A Chiêu gật đầu liên tục.
/60
|