Thy hét toáng lên trong nhà tắm: “Ai thế anh? Nhanh lên, em sắp tuột tay rồi.”
“Nhầm nhà.” Phương cáu kỉnh chạy vội vào trong. Cái áo len ướt nhẹp của nó nằm trên sàn. Thy đang bịt chặt ống nước bằng cái giẻ lau. Phương nắm lấy cái vòi nước mới, ra hiệu cho Thy thả tay ra, cạu cọ: “Sáng mùa đông mà bắt tôi tắm nước lạnh thế này đây, có hai đứa con gái thôi mà nhà cửa tanh bành.”
Di vừa đậy vung nồi canh trên bếp vừa nói: “Mùa xuân rồi ông ạ, nắng sắp ấm, trời sắp xanh rồi. Làm nhanh lên còn ra ăn cơm, canh sườn khoai tây của ông được rồi đây này.”
Phương lầm bầm trong miệng vẻ khó chịu: “Suốt ngày canh sườn khoai tây, tao muốn ăn canh khoai sọ.”
Di nhìn nó, lắc đầu cười buồn. Quên một người đâu cần phải quên luôn món canh mà mình thích chứ.
Thy kéo cái bàn thấp ở góc nhà ra, sắp xếp bát đũa. Di lấy trong va li ra một cái khăn bông quẳng cho thằng Phương. Nó vừa lau đầu vừa nhìn bát canh khoai tây bốc khói trên bàn. Ba người ngồi quây lại với nhau. Thằng Phương ngoáy ngoáy cái muôi trong bát canh, múc cho Di và Thy trước. “Uống canh nóng đi cho giã rượu.” Thy vui vẻ bưng bát lên thổi phù phù. Di múc canh vào bát Phương, nó không phản đối. Khoai tây và cà rốt không để miếng to mà thái hạt lựu, trên mặt bát canh là rau mùi thái nhỏ. Sườn đã ninh đến mềm nhừ. Di đợi nó đưa bát canh lên miệng húp soạp một cái, đợi thấy nó la hoảng lên: “Nóng quá!” rồi với cốc nước bên cạnh tu một hơi. Cuối cùng nó sẽ nhìn người nấu canh cười thật tươi và chìa bát xin thêm. Nhưng thằng Phương ăn chậm chạp, nó xúc từng thìa, không ăn hết phần canh của mình.
“Sao anh lại bỏ mứa thế kia?” Thy gõ gõ vào bát Phương.
“Ăn nhanh đi rồi còn về, biết mấy giờ rồi không hả? Định trốn học đấy à?” Di đẩy đĩa thịt viên về phía Thy, con bé rụt cổ cười: “Xong ngay rồi đây ạ! Bạn ở cùng em chắc lo lắm, hôm qua em không gọi điện về”, rồi xúc một thìa cơm to.
Di quay sang Phương: “Tối nay tao trông quán cho, mày đi đâu thì đi nhưng ngày mai đến lượt mày đấy vì mai tao đi chụp xa rồi.” Thằng Phương gật gù: “Lại ảnh cưới à?” Di gật đầu.
Thằng Phương vẫn cho là Di làm cái nghề cám cảnh, suốt ngày chơi trò cô dâu với chủ rể giả vờ hôn nhau. Nó không đồng tình với việc chụp ảnh cưới trên đồi, trên biển, trong bách thảo hay bờ đê bởi những chỗ ấy chẳng liên quan gì đến tình yêu cả. Nếu có phải chụp một bộ thì nó sẽ yêu cầu Di chụp ở ngay trong nhà này chẳng hạn, cô dâu nấu canh và chú rể húp, chụp ở gốc cây chỗ chú rể thường đứng đợi cô dâu đến mọc cả rễ ra hay chụp ở bể bơi, cô dâu mặc bikini, đeo voan trắng còn chú rể mặc quần bơi, đeo cà vạt… Đó là những chỗ gắn liền với tình yêu bọ xít của nó, với nó như thế mới có ý nghĩa. Di nhăn mặt phản bác, nếu thật sự có một bộ ảnh cưới như vậy trưng ở cổng chào cho quan khách xem trước khi vào dự tiệc thì chắc trăm phần trăm cỗ cưới sẽ ế to vì người ta cười no bụng mất rồi. Mới đó mà từ cuộc tranh cãi của Di với nó tới giờ cũng đã hai năm, hai năm nó bỏ rơi món canh cà rốt, khoai tây ninh sườn.
“Nhầm nhà.” Phương cáu kỉnh chạy vội vào trong. Cái áo len ướt nhẹp của nó nằm trên sàn. Thy đang bịt chặt ống nước bằng cái giẻ lau. Phương nắm lấy cái vòi nước mới, ra hiệu cho Thy thả tay ra, cạu cọ: “Sáng mùa đông mà bắt tôi tắm nước lạnh thế này đây, có hai đứa con gái thôi mà nhà cửa tanh bành.”
Di vừa đậy vung nồi canh trên bếp vừa nói: “Mùa xuân rồi ông ạ, nắng sắp ấm, trời sắp xanh rồi. Làm nhanh lên còn ra ăn cơm, canh sườn khoai tây của ông được rồi đây này.”
Phương lầm bầm trong miệng vẻ khó chịu: “Suốt ngày canh sườn khoai tây, tao muốn ăn canh khoai sọ.”
Di nhìn nó, lắc đầu cười buồn. Quên một người đâu cần phải quên luôn món canh mà mình thích chứ.
Thy kéo cái bàn thấp ở góc nhà ra, sắp xếp bát đũa. Di lấy trong va li ra một cái khăn bông quẳng cho thằng Phương. Nó vừa lau đầu vừa nhìn bát canh khoai tây bốc khói trên bàn. Ba người ngồi quây lại với nhau. Thằng Phương ngoáy ngoáy cái muôi trong bát canh, múc cho Di và Thy trước. “Uống canh nóng đi cho giã rượu.” Thy vui vẻ bưng bát lên thổi phù phù. Di múc canh vào bát Phương, nó không phản đối. Khoai tây và cà rốt không để miếng to mà thái hạt lựu, trên mặt bát canh là rau mùi thái nhỏ. Sườn đã ninh đến mềm nhừ. Di đợi nó đưa bát canh lên miệng húp soạp một cái, đợi thấy nó la hoảng lên: “Nóng quá!” rồi với cốc nước bên cạnh tu một hơi. Cuối cùng nó sẽ nhìn người nấu canh cười thật tươi và chìa bát xin thêm. Nhưng thằng Phương ăn chậm chạp, nó xúc từng thìa, không ăn hết phần canh của mình.
“Sao anh lại bỏ mứa thế kia?” Thy gõ gõ vào bát Phương.
“Ăn nhanh đi rồi còn về, biết mấy giờ rồi không hả? Định trốn học đấy à?” Di đẩy đĩa thịt viên về phía Thy, con bé rụt cổ cười: “Xong ngay rồi đây ạ! Bạn ở cùng em chắc lo lắm, hôm qua em không gọi điện về”, rồi xúc một thìa cơm to.
Di quay sang Phương: “Tối nay tao trông quán cho, mày đi đâu thì đi nhưng ngày mai đến lượt mày đấy vì mai tao đi chụp xa rồi.” Thằng Phương gật gù: “Lại ảnh cưới à?” Di gật đầu.
Thằng Phương vẫn cho là Di làm cái nghề cám cảnh, suốt ngày chơi trò cô dâu với chủ rể giả vờ hôn nhau. Nó không đồng tình với việc chụp ảnh cưới trên đồi, trên biển, trong bách thảo hay bờ đê bởi những chỗ ấy chẳng liên quan gì đến tình yêu cả. Nếu có phải chụp một bộ thì nó sẽ yêu cầu Di chụp ở ngay trong nhà này chẳng hạn, cô dâu nấu canh và chú rể húp, chụp ở gốc cây chỗ chú rể thường đứng đợi cô dâu đến mọc cả rễ ra hay chụp ở bể bơi, cô dâu mặc bikini, đeo voan trắng còn chú rể mặc quần bơi, đeo cà vạt… Đó là những chỗ gắn liền với tình yêu bọ xít của nó, với nó như thế mới có ý nghĩa. Di nhăn mặt phản bác, nếu thật sự có một bộ ảnh cưới như vậy trưng ở cổng chào cho quan khách xem trước khi vào dự tiệc thì chắc trăm phần trăm cỗ cưới sẽ ế to vì người ta cười no bụng mất rồi. Mới đó mà từ cuộc tranh cãi của Di với nó tới giờ cũng đã hai năm, hai năm nó bỏ rơi món canh cà rốt, khoai tây ninh sườn.
/26
|