Giang Nam.
Xui cho Tiểu Tường! Cửu Dương chưa kịp làm “bạch mã hoàng tử” thì kế hoạch đánh cắp tấm địa đồ sụp đổ.
Chả là sau khi chuyện trò ở Hắc Viện, Tiểu Tường tức tốc đi tìm ba nàng Tam Nhi. Họ là tỷ muội cùng chung tiến thoái với Tiểu Tường, và cũng đã có một khúc tình cảm luộm thà luộm thuộm với Cửu Dương. Cái đó đương nhiên. Đại đa số mỹ nhân ở Giang Nam trấn ít nhiều đều đã qua tay của Gia Cát tái lai. Thế nên, khi nghe Tiểu Tường bảo “Thiên Văn cần giúp đỡ,” tam cô nương ra sức ngay. Nói cho cùng thì tứ hải đều giai huynh đệ. Ba nàng con gái không còn làm tình nhân của chàng thì làm tri kỉ cũng được phải không?
Sau đêm chung chạ với tri huyện lão gia, lúc trời sáng tỏ, ba người họ trở về Thái Hồng Lâu thì gặp Tiểu Tường đứng chờ ngoài cổng. Không đợi Tiểu Tường hỏi, Lan Nhi lắc đầu nói ngay:
- Mựu sự đánh cắp tấm bản đồ bất thành.
Hồng Nhi tiếp lời:
- Chẳng qua là tri huyện lão gia khôn ranh. Lão đã ra lệnh cho đám thuộc hạ kẽ tấm bản đồ lên sơn mài. Tấm bản đồ đó to bằng con voi, treo chình ình trong thư phòng. Chắc chỉ có thánh nhân mới đủ tư cách hóa phép cho tấm bản đồ nhỏ lại, rồi nhét vô tay áo.
Cúc Nhi bảo:
- Tôi không cam tâm nên định sao chép bản đồ lên giấy, nhưng ngõ ngách lằng quằng, phải đến tết Đoan Ngọ mới kẽ xong.
Đã đành ba nàng con gái thảm bại, nhưng dẫu sao thì họ cũng tận hết sức lực. Tiểu Tường hiểu rõ điều đó nên không ngớt lời cảm tạ Tam Nhi. Họ cười buồn:
- Không có chi. Chúng ta vốn là tỷ muội với nhau mà. Hơn nữa, những điều chúng tôi làm không phải là làm cho cô, chúng tôi cũng vì Thiên Văn. Chỉ tiếc rằng huynh ấy không yêu chúng tôi.
Đứng trước cảm tình sâu đậm của ba nàng kỹ nữ dành cho Cửu Dương, Tiểu Tường động lòng thương hại. Nàng liên tục khục khịt mũi. Trong thâm tâm rất muốn nói những lời an ủi nhưng lại ngại ngùng.
Phía đối diện, thấy Tiểu Tường lúng ta lúng túng như gà mắc thóc, Tam Nhi ngỡ Tiểu Tường trách họ không hoàn thành sứ mệnh nên nháy nhau rút hết vô thư phòng.
Ở đằng trước cổng, Tiểu Tường vẫn đứng trơ trơ. Đóa môi hồng nở nụ cười tươi tắn, còn trái tim nồng thì thấm thía nỗi niềm của kẻ đang yêu và được yêu. Tiểu Tường cảm thấy bản thân nàng may phước, bởi Cửu Dương chưa một lần nói câu phũ phàng hoặc từ chối không thương nàng.
Tiểu Tường hít một hơi đầy rồi vội vã trở về Hắc Viện báo tin. Lâm Tố Đình vừa lắng tai vừa tựa lưng vô vách tường, thở dài thườn thượt. Nữ Thần Y ngồi im trên ghế, trơ người thẫn thờ. Trương Quốc Khải cau mày ái ngại nhìn xa xăm. Chỉ có Cửu Dương là đứng
Hắc Viện. Giang Nam.
Lần tụ họp này Trương Quốc Khải vắng mặt. Chàng ở trong thư phòng nhờ Nữ Thần Y băng bó vết thương.
Bên dưới từ đường, Tiểu Tường gối đầu lên vai Lâm Tố Đình. Hai nương ngồi chỗ chiếc bàn trà, giương mắt ngó Cửu Dương. Chàng đang đứng khoanh tay dòm bức tường hầm mật.
- Chúng ta hết cách! – Lâm Tố Đình bức bách.
- Thôi đành lụm xác Hiểu Lạc cho xong – Tiểu Tường hạ giọng.
Kẻ tung người hứng, cùng nổi chứng trù ẻo tên đồ đệ yêu dấu của Nữ Thần Y. Trù một hồi, Tiểu Tường thấp thỏm hỏi Cửu Dương:
- Hay là chúng ta cứ tự tiện xua quân đánh vô đại lao cướp ngục? Tới đâu hay tới đó, chết thì bỏ.
Nghe Tiểu Tường tuyên phán, Cửu Dương hiểu người đẹp muốn làm càn. Và vì e nàng điếc không sợ súng nên chàng nhăn mặt nói:
- Phải công nhận huynh quen muội bấy lâu, đã từng nghe muội nói rất nhiều câu dở hơi nhưng câu vừa rồi là dở hơi nhất.
- Xí! - Tiểu Tường quê xệ chống chế - Huynh chỉ biết trêu chọc muội. Nếu huynh ngon thì hãy mau tìm cách cứu người.
Một phút sau, nàng liến thoắng hỏi:
- Ý mà nè, bộ huynh có cách khác hay hơn sao?
Bị Tiểu Tường tung chưởng ngược, Cửu Dương cứng họng. Chàng quả thật không tìm được cách nào ngoài cách xua binh đánh giáp lá cà như Tiểu Tường vừa mới nêu ra.
- Sao? – Tiểu Tường gặng hỏi, quyết không tha cho chàng – Huynh đã nghĩ ra cách gì chưa?
- Huynh đương nhiên là nghĩ… chưa ra – Cửu Dương xụi lơ đáp.
- Vậy thì nguy to rồi - Lâm Tố Đình buồn bã nói - Bản thân huynh là Gia Cát tái lai mà nghĩ chưa ra thì chỉ có trời mới nghĩ ra.
Khi phang câu nói ấy, Lâm Tố Đình không bao giờ ngờ bản thân nàng chính là… trời. Giây lát trôi đi, Lâm Tố Đình liền chứng minh cho Cửu Dương thấy rằng có đôi khi nàng còn thông minh hơn cả Gia Cát Lượng. Lúc đó, Nữ Thần Y đột nhiên xuất hiện. Thấy tri kỉ của mình, Lâm Tố Đình réo um bà sùm:
- Á!
- Gì vậy – Tiểu Tường giật nẩy – Bị kiến cắn mông hả?
Đang phấn khởi, Lâm Tố Đình gác ngoài tai lời châm chọc. Nàng hớn hở nói với Cửu Dương:
- Muội đã nghĩ ra cách cứu Hiểu Lạc!
- Cách gì vậy? – Cửu Dương, Tiểu Tường, và Nữ Thần Y xáp lại gần.
Lâm Tố Đình vỗ vai Nữ Thần Y, nói oang oang:
- Chỉ có Nữ Thần Y mới có thể cứu Hiểu Lạc và mấy chục kẻ phạm nhân.
- Nữ Thần Y có thể sao? – Tiểu Tường chớp mắt.
- Tất nhiên là có thể! – Lâm Tố Đình gật đầu – Nữ Thần Y được mệnh danh là nhà thông thái. Quyển thơ Đường dày như vậy mà cô ấy đọc qua một lần thì đã nhớ ngay.
- Vậy có liên quan gì đến việc cứu người? – Đôi mắt Tiểu Tường nai tơ ngơ ngác.
Lâm Tố Đình cười nói:
- Dĩ nhiên là có liên quan, chẳng những liên quan mà còn rất mật thiết. Nữ Thần Y có thể dùng bộ óc siêu phàm của cô ấy, in tấm bản đồ vô trí, rồi về tường thuật với chúng ta.
- Hay quá! - Tiểu Tường vỗ tay ái mộ mưu kế của Lâm Tố Đình.
Và không biết vô tình hay cố ý mà Tiểu Tường lặp lại lời nhận xét của Cửu Dương:
- Tôi quen cô bao lâu, nghe cô xổ rất nhiều câu tầm phào, chỉ riêng câu này là ít tầm phào nhất đó.
Lâm Tố Đình biết Tiểu Tường đi guốc trong bụng nhưng làm mặt tỉnh:
- Còn phải nói!
Rồi Lâm Tố Đình vểnh mặt lên trời:
- Cái này người đời thường hay gọi là “mưu sự tại quan tri huyện, còn thành sự thì tại Nữ Thần Y.”
Tiểu Tường lập tức a dua:
- Hay còn được xem là gậy ông đập lưng ong.
Nghe câu thành ngữ sai be bét, Cửu Dương giật mình. Và khi thấy kẻ xổ nho là Tiểu Tường, chàng giật mình thêm cái nữa:
- Muội vừa nói gì? Chắc muội muốn huynh chết phải không?
Tiểu Tường e dè nhìn điệu bộ tình nhân:
- Sao lại chết?
- Thì cười chết chứ sao? – Cửu Dương láu lỉnh trả lời.
Trước câu đối đáp nhuộm đầy sát khí giết chóc, Nữ Thần Y bỏ mặc thói quen lịch sự, nàng gập bụng cười sặc sụa. Còn Lâm Tố Đình thì đáng đánh đòn. Con gái con đứa gì mà quá tệ, nước mắt nước mũi sì sụp phát ghê. Tiểu Tường biết bản thân vừa bị lỡm, nàng giậm chân thình thịch. Thấy gương mặt Tiểu Tường đỏ ối, cảm giác bất nhẫn trổi lên, Cửu Dương bồi hồi giải thích:
- Câu gậy ông đập lưng “ông” nghĩa là một người bị chính kế hoạch, công cụ, hay tính toán của mình phản pháo, gây ra hậu quả không tốt. Chứ gậy ông mà đập lên lưng “ong” thì chỉ có thể hiểu là binh khí của lão tri huyện đánh lên lưng của… muội. Rõ chưa cô khờ?
Cô khờ không trả lời Cửu Dương. Cô khờ đang e thẹn đến ngẹn lời. Nữ Thần Y bèn ôm đôi vai Tiểu Tường an ủi. Nhân lúc hai nường quấn quýt nhau, Lâm Tố Đình an bài chiến dịch.
Lâm Tố Đình chắp tay sau lưng, hùng hồn tương kế tựu kế:
- Nội trong đêm nay, cả ba người chúng ta phải lập tức hành động, không được trễ nải. Chúng ta sẽ thay thế Tam Nhi, bá vai nhau đi gặp tri huyện lão gia và chuốc rượu cho hắn xỉn. Hắn mà xỉn rồi thì Nữ Thần Y mới có thời gian quan sát tấm địa đồ.
Nữ Thần Y hỏi:
- Cô nói nghe hay lắm. Nhưng mà sau khi hoàn thành nhiệm vụ rồi thì ba người chúng ta biết rút lùi bằng cách nào?
- Tôi có cách! – Tiểu Tường giơ tay phát biểu.
- Thì cô cứ việc nói đi, cần chi giơ tay? Đây đâu phải là lớp học – Lâm Tố Đình cố tình trêu chọc học sinh nhưng vị học sinh này cá biệt.
Được bật đèn xanh, Tiểu Tường lanh lẹ nói:
- Theo tôi biết thì tối nay sẽ có đoàn kịch xướng Tuyết Băng vào phủ tri huyện diễn tuồng Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. Đoàn kịch nghệ ca cẩm đến tận canh hai mới giải tán. Thế nên, sau khi xong việc, chúng ta có thể trà trộn vô đoàn gánh hát, theo chân họ thoát khỏi phủ, về hội tụ với Thiên Văn. Chỉ nhưng mà đoàn gánh hát diễn xong rồi thì họ phải đi đến Chiết Giang, nên lộ trình ngược hướng Tây Hồ một quãng.
- Không sao đâu! - Lâm Tố Đình hất đầu về phía Cửu Dương – Huynh ấy có thể đón chúng ta ở giữa đường, chờ trên đồi, rồi cùng nhau trở về Hắc Viện.
Có tiếng vỗ tay:
- Kế hoạch của hai cô rất hay – Nữ Thần Y nịnh đầm.
Nghe khen, Lâm Tố Đình đặt cùi chỏ lên vai Cửu Dương, hỏi:
- Cài này gọi là kế hoạch chu tường mỹ mãn, đúng không huynh?
- Không được! – Cửu Dương lắc đầu nói – Kế sách này quá mạo hiểm.
- Huynh cứ an tâm – Tiểu Tường gồng đôi tay cho bắp thịt u lên nửa cục - Có muội làm vệ sĩ.
Cửu Dương cụp mắt không nhìn hai cánh tay gầy khẳng gầy khiu của Tiểu Tường. Chàng đang buồn tình, nay nghe Tiểu Tường nói vậy thì nín thinh, chuyển qua rầu đời.
Bởi Cửu Dương có ba điều đáng lo. Thứ nhất, Tiểu Tường vốn là đồ đệ của chàng. Nàng tầm sư học đạo mới vài năm gần đây, công phu chưa đầy lá mít, bảo vệ bản thân còn không xong, hơi sức đâu chăm lo kẻ khác? Thứ hai, Cửu Dương nhớ đến Lâm Tố Đình, vị đệ tử nhập môn của Sư Thái, võ nghệ ít nhiều phải có nhưng không rõ mức độ nào thôi. Cuối cùng, Cửu Dương nghĩ tới người chàng thương. Thiên thần tình yêu một chiêu bẻ đôi còn không biết. Nhỡ có chuyện xui rủi xảy ra, kiếp này chàng đành ca khúc nhạc hận đời đen bạc, hận kẻ bạc tình, hận cả gia đình, hận luôn hàng xóm.
Bởi vậy mà Gia Cát tái lai mới không ngừng xua tay:
- Huynh không ưng thuận việc ba người muốn đi chuốc rượu cho tên quan tri huyện!
Và khi thấy Lâm Tố Đình ngoác mồm định cãi vả, Cửu Dương nói luôn:
- Nếu huynh chưa đồng ý, các người không ai được đi. Đây là mệnh lệnh!
Lâm Tố Đình sùi bọt mép khi nghe sư huynh lấy thân phận địa vị ra đè. Nàng chưa kịp làm bướng thì ai dè, Nữ Thần Y đe:
- Huynh đồng ý hay không cũng mặc! Đêm nay muội sẽ đến phủ tri huyện hầu rượu cho tri huyện lão gia.
- Á à, muội muốn làm phản? – Cửu Dương tức tối nâng cằm sư muội – Huynh lấy tư cách đương gia của Đại Minh Triều, đêm nay cấm muội. Nếu chưa có phép của huynh, muội không được rời khỏi Hắc Viện!
Nữ Thần Y bĩu làn môi chín đỏ, rồi còn to gan hất tay sư huynh sang một bên:
- Huynh cản muội không nổi đâu.
Thấy nàng cố chấp, chàng to tiếng:
- Huynh đương nhiên cản nổi, muội muốn thử không?
- Thử thế nào? – Nữ Thần Y nghinh mặt hỏi lại.
Lâm Tố Đình và Tiểu Tường khiếp đảm trước sự phản ứng của người mà ai ai cũng nghĩ là nhu mì hiền thục. Chắc vì lo cho tánh mạng của Hiểu Lạc nên thần tiên tỷ tỷ mới chọn cách xù lông nhím lên. Thôi đúng rồi, Nữ Thần Y chẳng phải con nai vàng ngơ ngác đạp lên lá vàng khô. Dám lăn lộn võ lâm bấy lâu năm, bét lắm cũng là tê giác.
Nghe giọng điệu thách thức của kẻ trói gà không chặt, Cửu Dương thở ra khói, chỉ thiếu tí lửa thôi. Chàng gầm lên:
- Muội có tin là bây giờ huynh điểm huyệt đạo, ba hôm sau mới tỉnh dậy không?
Lâm Tố Đình và Tiểu Tường rùng mình. Song hiệp giai nhân dĩ nhiên tin, ai ngu mới không. Bọn họ không ngừng nháy mắt với Nữ Thần Y, ra hiệu cho nàng đừng chọc giận kẻ nam nhân trước mặt. Nữ Thần Y lại rất thông minh, nên khi bắt được ám hiệu, nàng tức tốc thối lùi vài bước. Nhưng vẫn chưa có vẻ cam lòng, thần tiên tỷ tỷ nổi nóng:
- Huynh dám?
Cửu Dương trầm tĩnh đưa tay ngoắt :
- Muội tới gần thử xem huynh có dám không?
Nữ Thần Y bị chạm nọc. Nỗi sợ hãi phi thân đi mất. Nàng tới gần, bất chấp sự ngăn cản của hai tâm hồn nữ nhân đang đứng đằng kia. Nữ Thần Y khệnh khạng bước, giọng khinh khỉnh:
- Huynh mà dám điểm huyệt đạo, đời này không nhìn mặt nhau!
Cửu Dương dám thật. Nhanh như chớp điểm trúng huyệt Tình Minh, ngay vị trí góc khóe mắt trong, đầu chân mày. Tức thì, nạn nhân hoa mắt, cảm giác như đang hôn mê. Nữ Thần Y bật té ngửa. Lâm Tố Đình cùng Tiểu Tường ré lên.
Đúng lúc khắc nghiệt, có bóng người bay vào chìa tay đỡ thân hình thướt tha tơ liễu, cứu hộp sọ siêu đẳng, mém tí nữa đập xuống đất u đầu sứt trán rồi. Kẻ đó chỉ mặt Cửu Dương:
- Đệ điên hay sao? Còn không mau giải huyệt?
Hóa ra là tam đương gia, đang lớn tiếng la rầy thất đệ. Nhưng sư đệ kháng chỉ, đứng khoanh tay. Trương Quốc Khải biết cho dù chàng có khuyên tùm lum tùm la, hùm bà lằng xắn cấu, cũng không thể nào lay chuyển được Cửu Dương. Gia Cát Lượng mà cố chấp chuyện gì thì cho dù Thiên Lôi giáng sét cũng không thay đổi.
Trương Quốc Khải đành tự tiện vận công giải huyệt. Nhưng Cửu Dương không phải lòng dạ sắt đá. Gia Cát tái lai cũng là người có máu mủ cảm tình bằng hữu. Cửu Dương e vết thương của sư huynh chưa lành mà vận công lực sẽ làm hao tổn nguyên khí nên lật đật khuyên can:
- Để cho đệ.
Cửu Dương bế sư muội bướng bỉnh của chàng, đặt lên ghế, rồi giải huyệt Tình Minh. Lúc thức tỉnh, Nữ Thần Y he hé đôi mi dài mượt mà và cong vút. Điều trước tiên đập vào mắt là hình bóng của đại kình địch, nàng thất kinh hồn vía:
- Huynh tránh ra, đừng bước tới!
Thấy Nữ Thần Y xua đuổi Cửu Dương như xua ôn dịch, mọi người cười ồ. Chỉ riêng một mình đại kình địch không nhếch môi. Mặt đanh lại, Cửu Dương lạnh lùng chắp tay sau lưng:
- Đã biết sợ chưa?
Bị cao thủ thứ thiệt võ lâm tra khảo, Nữ Thần Y gật đầu cái rụp. Cửu Dương vẫn đứng đối diện, mặt lạnh như tiền:
- Hết dám thách huynh rồi phải không?
Nữ Thần Y lại gật gà gật gù lần thứ hai. Cửu Dương vui mừng khi nghe người thương phục tùng vô điều kiện. Nhưng vẫn chưa an lòng nên chàng ghé sát tai nàng hỏi câu dứt khoát:
- Tối đêm nay muội đâu có định bén mảng đến phủ tri huyện để hầu rượu cho lão già dịch đó, đúng không?
- Đương nhiên không… đúng! - Nữ Thần Y dài giọng.
Sau khi xuất ngôn phạm úy, nàng đứng bật dậy, chạy đến nấp phía sau tam đương gia. Trước câu trả lời trớt quớt kịch bản, thất đương gia sôi gan:
- Muội! … Muội…! – Nỗi tức tối làm Cửu Dương tắt tiếng, thốt không nên lời.
- Muội thế nào? – Nữ Thần Y trêu ngươi, nàng thè lưỡi.
- Muội sẽ biết tay huynh!
Vừa dọa, Cửu Dương vừa vụt lại hệt tia sáng. Nữ Thần Y thấy chàng như mãnh hổ liền bấu chặt vạt áo của Trương Quốc Khải, van nài:
- Cứu muội với!
- Muội đừng sợ, có huynh ở đây! – Giọng nói của Trương Quốc Khải vang xa, mạnh mẽ, rõ ràng, và chững chạc.
Thấy Trương Quốc Khải muốn làm cây cổ thụ che chở cô nàng dở dở ương ương, gương mặt Cửu Dương đằng đằng sát khí. Đối với Cửu Dương mà nói thì sư muội của chàng quả là tính khí không bình thường. Nàng vừa thông minh, lại vừa dại dột. Thông minh là vì nàng biết mọi phương thức liều thương và chữa trị bệnh nhân. Còn dại dột là vì nàng cam tâm đi hầu rượu cho tên quan tri huyện mà không bằng lòng hầu rượu cho… chàng. Nói một cách khác, túm qua túm lại thì Nữ Thần Y đúng là “không chịu khôn cho người ta sợ, dại cho người ta thương, mà cứ chuyên môn dở dở ương ương cho… Cửu Dương ghét.”
Nói ghét chứ thật tình không phải ghét đâu nha. Nói ghét là thương, và nói thương là ghét đó. Còn hễ nói giận là giận yêu. Là con người mà, ai mà còn yêu là còn giận.
Thôi, gạt bỏ bài hát đó sang bên, giờ trở lại bãi chiến trường. Cửu Dương rống lên:
- Muội núp sau lưng huynh ấy hôm nay nhưng không trốn được suốt đời!
- Cái đó còn chưa biết – Nữ Thần Y nhe nanh trả đũa, cố tình chọc cho Cửu Dương lộn ruột chơi.
Nhưng Cửu Dương không hề lộn ruột. Chẳng những thế, nét mặt của chàng giãn ra. Chàng giơ tay chỉ cánh cửa:
- Ủa, đại ca Khẩu Tâm đến tìm chúng ta.
Cửu Dương quả nhiên mưu kế đa đoan. Chỉ bằng một câu nói đã khiến Tiểu Tường, Lâm Tố Đình, Trương Quốc Khải, và Nữ Thần Y, tất cả bốn người đều mắc bẫy. Họ quay đầu nhìn.
Nhân lúc mọi người sơ ý, Cửu Dương ra tay với Nữ Thần Y. Ngặt nỗi, trong lúc tức tối, Cửu Dương đã quên Trương Quốc Khải vốn là dân chơi giang hồ, một kẻ rất sành đời chứ không phải hạng người lờ mờ ngờ ngệch.
Đúng lúc Cửu Dương định tóm lấy sư muội để dạy nàng bài học thỏa đáng thì Trương Quốc Khải tung Tỏa Chỉ Công, chiêu thức hai mươi hai trong thất thập nhị quyền công của Thiếu Lâm Tự, ra sức bấu vào hai cổ tay sư đệ, ngăn chặn không cho nắm lấy Nữ Thần Y.
Cửu Dương vận quyền thi triển chiêu thứ năm mươi lăm Phân Thủy Công, rẽ đôi tay của Trương Quốc Khải sang hai bên, ép buộc đối thủ buông ra.
Trương Quốc Khải liền xoay người, cung chân hất vào những chiếc ghế gần đó. Đòn thứ mười một Thiết Tảo Công quét vào ghế gỗ khiến chúng bay vèo lên không trung, tung về phía trước.
Tình cảnh càng hiểm nghèo càng làm Gia Cát tái lai bình tĩnh. Cửu Dương không chút e dè, chàng lập tức phá trận bằng cước thứ ba của Nam Thiếu Lâm Túc Xạ Công song phi cước cắt chéo tuyệt kỹ. Chân trái diệt ghế bên phải. Chân phải triệt ghế bên trái. Dùng ngón và ức bàn chân đá gỗ mộc nát tan tành. Dệt thành một bức màn cát bụi li ti trắng xóa.
Ngay sau đó, Cửu Dương tức tốc phối hợp tinh xảo đòn cước với Châu Sa Chưởng, âm công tối độc thứ mười bảy, khuấy tấm màn cát bụi bay vuốt lên cao. Cát xoáy vòng như phong bão, chưởng gió lốc, khí lồng lộng về phía tam đương gia.
Địch thủ chỉ còn cách phi thân lên cao tránh né. Nhưng mật hầm không cho phép Trương Quốc Khải sử dụng chiêu năm mươi sáu Phi Thiềm Tẩu Bích. Giây phút nguy kịch, Cửu Dương chợt bừng tỉnh. Chàng vội thu hồi chiêu thức khiến tấm màn bụi ngưng động, rớt xuống mặt đất. Ngặt nỗi, Châu Sa Chưởng không thể dừng lại, khi xuất chiêu thì phải xuất hết, chấm dứt nửa chừng sẽ gây loạn nội công, luồng khí chạy ngược vào thân xâm nhập khắp cơ thể. Quả thật, trong chớp mắt, Cửu Dương bưng tay lên ngực thổ huyết. Máu tươi bắn tung tóe trên sàn.
- Thiên Văn!
- Thất ca!
- Thất đệ!
Tiếng kêu gào vang lên khi chàng quỵ xuống. Tất cả mọi người chạy đến gần. Tiểu Tường quỳ bên cạnh, nàng ôm chặt cánh tay của Cửu Dương. Lòng dạ mỹ nhân trải qua cảm giác đứt ruột gan, trái tim bóp nát khi thấy tình nhân trọng thương nặng nề. Trương Quốc Khải vỗ về kẻ chủ mưu. Lâm Tố Đình vùi mặt lên vai Cửu Dương, tự trách:
- Đều là lỗi của muội.
- Không phải! – Trương Quốc Khải xua tay - Muội đừng nói bậy.
- Muội không nói bậy! – Lâm Tố Đình gật đầu quả quyết - Kế hoạch mắc dịch này là do muội nghĩ ra. Thất ca cũng vì lo lắng cho sự an nguy của muội nên mới động thủ. Huynh ấy bị tổn hại chân khí một cách lãng nhách.
- Mọi người không ai có lỗi cả. Muội mới chính là kẻ phạm nhân! - Nữ Thần Y ngẹn ngào.
Và bị cáo ôm chầm lấy Cửu Dương, nước mắt rơi ào ào như mưa tháng Sáu.
- Muội đừng khóc, huynh không sao – Cửu Dương vuốt tóc người chàng thương.
Nữ Thần Y nghe sư huynh trấn an thì càng cảm thấy tội lỗi chồng chất. Và nàng đau lòng gấp bội khi nghe chàng nói:
- Nếu như muội nhất định muốn thi hành kế hoạch thì thôi, huynh không cản nữa. Nhưng lòng người hiểm ác, muội phải cẩn thận đề phòng.
(Còn tiếp)
Giang Nam.
Tối hôm đó, Gia Cát tái lai vừa đi vừa co chân đá từng hạt sỏi trên ngọn đồi, lòng chưa vơi bực bội. Chàng không muốn ba nàng con gái mạo hiểm nhưng cản họ không được, đành vô phương làm theo kế hoạch đã dự, đứng chờ ở đây, nơi khỉ ho cò gáy này.
---oo0oo---
Giang Nam. Phủ Tri Huyện.
Ở trong phòng khách, tam nương ngồi chờ tri huyện lão gia. Còn thư phòng mới là nơi treo tấm địa đồ.
Đang ngồi, Tiểu Tường bỗng nhiên hồi tưởng lúc Cửu Dương đưa tiễn tam đại giai nhân lên đường. Chàng đứng im lìm trên đồi cao cạnh gốc cây cổ thụ thổi khúc Bi Đao Ca. Cả ba nàng thiếu nữ say sưa lắng nghe. Đến nốt nhạc cuối cùng, Lâm Tố Đình hỏi sư huynh:
- Nếu lỡ đêm nay muội ra đi không trở lại, huynh sẽ làm sao?
Lâm Tố Đình này thiệt… Chưa xuất binh mã đã tính chuyện chết chóc. Cửu Dương khẽ nhăn mặt trước lời xui xẻo:
- Huynh sẽ báo tin buồn cho thiếu đà chủ biết, để huynh ấy làm chủ, trả thù cho muội.
Câu trả lời chuẩn xác khiến Lâm Tố Đình hài lòng. Tiểu Tường cũng muốn bắt chước. Nàng hỏi Cửu Dương:
- Còn nếu người mất đi là muội thì huynh có đích thân giết lão tri huyện để tế hồn thiên của muội không?
Cửu Dương gật đầu:
- Huynh sẽ chôn cất muội. Rồi cả đời huynh dùng tiếng tiêu này lảng vảng bên mồ mã trong rừng sâu.
Chà! Câu nói ấy thâm thúy gì đâu. Từng chữ từng âm có tính cách sâu xa, văn hoa bóng bẩy. Chắc Cửu Dương đã tập dượt ngàn lần với nhiều nữ nhân nên miệng mồm mới điêu luyện đến vậy. Quả thực, Tiểu Tường mắc bẫy tình yêu. Nàng bị câu nói đó làm phiêu diêu, điêu đứng. Khóe mắt giai nhân âu sầu ngấn lệ. Gia Cát tái lai thấy được liền thở dài.
Tới phiên Nữ Thần Y. Nàng vừa mới nhúc nhích môi, chưa kịp nói câu nào, lòng chàng đau như cắt. Cửu Dương sa sầm nét mặt:
- Muội đừng hỏi!
Cửu Dương bẻ ống tiêu làm đôi, quăng xuống triền đồi. Chàng không muốn nghe lời lẽ sinh ly với người trong mộng. Lòng tự hỏi lòng “muội mất rồi, huynh thui thủi một mình sống để làm chi?”
Lúc Nữ Thần Y ra đi, trái tim của Gia Cát tái lai đọng lại. Từ xưa đến nay, ai cũng hiểu đa tình tự cổ nan di hận. Mặc dù Cửu Dương không thể chối lòng đã từng quan hệ chăn gối với nhiều nữ nhân, nhưng điều đó không có nghĩa là tình yêu sâu nặng đối với Nữ Thần Y là giả dối. Như vậy thì chàng là một người đa tình, hay là kẻ thâm tình đây? Tình cảm của chàng đối với các nàng danh kỹ Tiểu Tường và Tam Nhi là một ví dụ tiêu biểu. Chàng có tình với Tam Nhi là có tình với tài, có tình với Tiểu Tường là có tình với sắc. Nhưng có tình với Nữ Thần Y là có tình với tình. Chỉ có nàng mới là người mà chàng một mực thương yêu.
---oo0oo---
Có tiếng mở cửa ken két, rồi giọng của người quản gia hối giục:
- Tri huyện đại nhân mời các vị cô nương vào thư phòng của ngài.
Lâm Tố Đình bình tĩnh kéo tay Tiểu Tường đứng lên. Cả hai nàng hồ hởi bước. Chỉ riêng Nữ Thần Y cảm giác run chân. Khi tam đại giai nhân vào tới thư phòng thì bắt gặp tri huyện lão gia ngồi cạnh bàn tiệc, quần áo cái còn cái mất.
- Ôi chu choa, mỹ nhân của ta - Tri huyện lão gia nhìn tam quý nương từ đầu đến chân, cười hềnh hệch - Sao hôm nay lạ mặt quá?
Và tri huyện lão gia chỉ Tiểu Tường:
- Đây là Tiểu Tường, bổn quan nhận ra – Rồi ngài lân la hỏi Lâm Tố Đình - Nhưng còn nàng là?
Lâm Tố Đình cười duyên, nhún chân thi lễ:
- Tiểu nữ tên là Lâm Tố Tố, tham kiến tri huyện đại nhân.
- Mau mau miễn lễ! – Tri huyện lão gia vừa nói vừa đưa mắt sang Nữ Thần Y - Còn nàng tên gì?
Nữ Thần Y xịu mặt:
- Tên của tiểu nữ xấu xí, không dám nói với tri huyện đại nhân.
- Người đẹp như vậy thì tên xấu cũng không sao, nói cho bổn quan nghe thử nào?
Nữ Thần Y tiến đến gần, ngọt ngào bảo:
- Đại nhân uống xong ba ly, tiểu nữ mới nói.
Tri huyện lão gia choàng tay qua eo Nữ Thần Y, kéo nàng ngồi lên đùi. Biết tuồng diễn sắp bắt đầu, Lâm Tố Đình xáp dzô bàn tiệc. Tiểu Tường liền đeo theo sát nút.
Nữ Thần Y ngồi chễm chệ trên đùi của tri huyện lão gia. Nàng với tay rót rượu ra ba ly. Đây là loại rượu Nữ Trinh đã được cất lâu năm, chỉ một giọt cũng đủ làm lòng người ngây ngất. Nữ Thần Y chớp mắt, nói:
- Chàng ơi xin cạn chén ly bôi.
Lâm Tố Đình khoái chí tiếp lời bằng câu hát của danh kỹ Lý Sư Sư:
- Gió lạnh cắt da, đường trơn như mỡ, sương khuya xuống như mưa đổ. Chàng ơi chàng ở đừng về.
Sở dĩ Lâm Tố Đình hát vậy là vì năm xưa, vị hoàng đế đào hoa Tống Huy Tông đã lẻn ra khỏi cung đình để đến thăm nàng ca kỹ Lý Sư Sư. Đêm khuya gió rét, hoàng thượng tặng nàng vài trái cam xong thì định cáo từ. Lý Sư Sư vì muốn giữ nhà vua ở lại nên đã thốt lời tình tứ đó.
Đêm nay, tri huyện lão gia nghe Lâm Tố Đình ví bản thân ông là hoàng đế Tống Huy Tông thì vui sướng nâng ba ly rượu lên uống. Khi tri huyện lão gia uống cạn, Nữ Thần Y lại rót thêm sáu ly. Tri huyện lão gia trố mắt:
- Các nàng cũng sẽ cụng ly với bổn quan chứ?
- Đương nhiên rồi! - Tiểu Tường háo hức nói.
Và nàng ngồi lên chiếc ghế phía bên phải tri huyện lão gia, làm một lèo xong ba ly. Lâm Tố Đình cũng ngồi lên ghế bên trái, mần thịt hai ly chớp nhoáng. Tri huyện lão gia như miếng chả lụa, bị hai lát bánh mì kẹp chặt. Hai lát bánh mì trong tình cảnh này là hai nàng con gái xinh hơn cặp tỷ muội Thúy Kiều và Thúy Vân. Riêng Nữ Thần Y mới uống nửa ly đã ớn da gà.
Tri huyện lão gia tiếp tục gặng hỏi:
- Nàng nói tên cho bổn quan nghe được chưa?
- Tiểu nữ tên là… Thạch Thủy – Nữ Thần Y đáp bừa.
Tiểu Tường cùng Lâm Tố Đình trợn mắt nhìn nhau. Chẳng ai biết Nữ Thần Y đang định giở trò quái quỷ gì, moi cái tên kỳ cục đó ở đâu đây?
- Thạch Thủy à? – Tri huyện lão gia hôn vai Nữ Thần Y, khen - Tên của nàng đẹp quá xá.
- Hổng phải - Nữ Thần Y mím môi nói - Tại đại nhân không hiểu ý nghĩa của hai chữ đó thôi. Đại nhân mà hiểu rồi thì ngài sẽ vứt tiểu nữ sang một bên, không đếm xỉa đến.
Sau khi thốt lời cay đắng, Nữ Thần Y bụm mặt thút thít khóc. Qua kẽ tay, nàng thấy tấm địa đồ lao ngục. Bộ óc siêu phàm hoạt động trong khi tri huyện lão gia vuốt tóc vỗ về:
- Người đẹp đừng khóc, hãy giải nghĩa cho bổn quan nghe thử xem.
- Đại nhân phải uống cạn thêm ba ly thì cô ấy mới giải nghĩa – Tiểu Tường lẹ miệng.
Lâm Tố Đình nhanh tay rót rượu đầy ba ly. Tri huyện lão gia lại phải nốc thêm vô. Hai nàng tiểu thơ cũng không thoát khỏi. Họ vừa rót rượu cho lão vừa rót rượu cho họ. Tiếng ly ngọc cụng nhau nghe cách cách. Trừ Nữ Thần Y đang khóc nên được tri huyện lão gia ân xá, nãy giờ nàng uống có nửa ly hà.
Bị chuốc rượu một hồi, lão già gục mặt. Để cho chắc cú, Nữ Thần Y bứt một sợi ria mép của lão xem lão có vì đau mà thức dậy không? Lão quả thật say mèm. Nữ Thần Y thở phào nhẩm đếm:
- Chà, nãy giờ ba người họ uống gần cả chục bầu.
Nữ Thần Y lặng lẽ leo xuống đất, phủi đít, rồi giơ tay khều Lâm Tố Đình và Tiểu Tường. Hai nương ngầy ngật đứng lên khỏi ghế. Họ vẫn còn chút tỉnh táo, may quá!
Tam cô nương len lén bước ra khỏi cửa tìm đoàn ca kịch. Có anh kép hát bảnh “giai” đi ngang, thấy ba nàng nháy mắt cầu khẩn, chàng đồng ý hộ tống lên đường. Đoàn hát leo lên cỗ xe ngựa đi hướng Chiết Giang. Tới ngọn đồi, ba nàng thiếu nữ vẫy tay tạm biệt.
Trong lúc cùng nhau cuốc bộ, Lâm Tố Đình hỏi Nữ Thần Y:
- Ý nghĩa của Thạch Thủy là gì?
Nữ Thần Y cười hí hí:
- Thạch là đá. Thủy là nước. Cục đá chọi vô nước là... vậy đó!
Lâm Tố Đình cười ha ha:
- Cô thiệt là lí lắc.
Tiểu Tường nhướng mắt:
- Là vậy đó là sao?
Lâm Tố Đình xỉ trán Tiểu Tường, bảo:
- Nữ Thần Y nói dzậy mà cũng hổng biết! Thạch Thủy có nghĩa là... Tủm.
- Hả ?!? Cô ấy tên Tủm thiệt sao? – Tiểu Tường quát tháo.
Và Tiểu Tường áp đôi tay lên bộ ngực to đùng, chèn trái tim. Lời giải mã của Lâm Tố Đình khiến Tiểu Tường xém xỉu.
Tiểu Tường mém xỉu thật. Nàng loạng choạng ngã lên vai Nữ Thần Y. Dè đâu, Nữ Thần Y hơi men bắt đầu ngà ngà nên té bịch xuống đất. Lâm Tố Đình cũng không giỏi gì mấy nhưng đỡ hơn hai kẻ kia. Cuối cùng, Lâm Tố Đình cõng Nữ Thần Y. Tiểu Tường lệt bệt phía sau như con vịt què.
Lúc tam cô nương lót tót lên đến ngọn đồi, lon ton tới nơi hội ngộ Cửu Dương thì trời đã quá khuya. Lâm Tố Đình mừng hết lớn, vội nhường tấm thân trên lưng cho sư huynh. Nữ Thần Y gầy như thơ nhưng Lâm Tố Đình cũng không hơn là mấy nên cho dù cõng con thỏ cũng mệt đứt hơi. Huống hồ Nữ Thần Y có da có thịt hơn thỏ, trọng lượng ít nhất phải bằng vài chục con thỏ… con.
Lần này, trên đường về dinh, Lâm Tố Đình dìu Tiểu Tường phía trước. Cửu Dương bế Nữ Thần Y đi phía sau vì Nữ Thần Y lảo đảo bước không vững.
Và cũng trên đường trở về, trong ba kẻ say đó có hai kẻ chuyện trò:
- Đẹp thật, nhìn trăng kìa! – Tiểu Tường chỉ trên cao.
- Sai bét ! Đó là mặt trời ! – Lâm Tố Đình hươ tay khẳng định.
Tiểu Tường lên giọng:
- Mặt trời đâu mà mặt trời. Cô ngu bỏ xừ! Trò chuyện với cô mệt quá, chẳng thà tôi để dành hơi cho ấm bụng còn hay hơn.
Bị chê tối tăm mày mặt, Lâm Tố Đình cãi chí chóe um xùm trời đất:
- Tôi mà ngu? Dzậy chứ cô dám cá hông? Tôi nói cái đó là mặt trời.
Tiểu Tường đưa ngón tay lập thệ:
- Đứa nào nói trật làm cha?
Lâm Tố Đình nghéo ngón út:
- Dô luôn, trăm phần trăm!
Và Lâm Tố Đình cười thầm “quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử nói đi nói lại mới là quân tử khôn.”
- Cô thua là cái chắc – Tiểu Tường nhún vai tâm đắc.
Lâm Tố Đình không chịu thua ai. Nàng búa ngay:
- Còn chưa biết mèo nào cắn mễu nào. Cô đừng làm giọng ta đây, tưởng rằng mình hay.
Họ cãi nhau cho đến khi đỏ mặt tía tai thì quay đầu ngược lại tìm trọng tài:
- Nữ Thần Y, cô hãy nói xem cái vật đang chiếu sáng trên kia là mặt trời hay mặt trăng vậy?
Trọng tài cau mày nhìn không trung. Chăm chú quan sát một hồi, nàng lỏn lẻn hỏi sư huynh:
- Họ đang nói cái bên trái hay cái bên phải?
Cửu Dương thở dài. Người ta khi xỉn, không thể phân biệt cái chiếu sáng trưng kia là nhật hay nguyệt, coi như còn châm chế được. Tới phiên người chàng thương, nàng chén thù chén tạt xong thì hoa mắt, một vật biến thành hai. Chàng tưởng tửu lượng của Lâm Tố Đình và Tiểu Tường đã kém, không ngờ khả năng nhậu nhẹt của Nữ Thần Y còn thua xa.
Ba bợm nhậu say bí tỉ trên đường về nhà. Tới bờ sông, bỗng một người thốt lên:
- Thôi chết! Cầu có một bây giờ thành hai rồi!
Tiểu Tường thống thiết la, chắc mới vừa bị Nữ Thần Y truyền nhiễm nên nhìn đơn hóa ra đôi.
- Rủi mà bước nhầm cái cầu "ảo" là ngủm luôn! - Lâm Tố Đình lo âu nói.
Nữ Thần Y khôn vặt:
- Có lẽ là vì hồi nãy chúng ta chỉ làm có một chầu rượu nên mới thành hai cái cầu. Hay là chúng ta quay trở lại phủ tri huyện làm thêm một chầu nữa, bảo đảm biến thành ba cầu. Rồi tụi mình qua cái giữa là chắc ăn nhất!
Trước câu phân tích hết sức chí lý của thần tiên tỷ tỷ, Gia Cát tái lai nghẹn họng, bó mông chịu thua luôn.
(Còn tiếp)
Giang Nam.
Bất chợt, sấm sét ầm ầm. Trời phong bão.
May mắn làm sao, Cửu Dương trông thấy tít đằng xa có một ngôi đền thờ. Chàng liền ra hiệu cho tất cả đến đó tá túc. Lâm Tố Đình mau mắn xông lên mở đường, co chân đạp cửa. Căn miếu đã bị bỏ hoang lâu năm, bên trong mục nát, lập sập. Vách thưa rỉnh rảng. Gió lùa từng hồi.
Ngôi miếu đó nhỏ chút, trống không. Ngay chính giữa gian có bức tượng thờ to lớn đặt trên một cái bàn gỗ thấp. Khuôn mặt bức tượng gãy vụn.
Lâm Tố Đình ngồi xếp bằng cạnh chiếc bàn chiêm ngưỡng pho tượng, vừa ngắm vừa lẩm bẩm “chẳng rõ ngôi đền này được thiết kế cho ai?” Tiểu Tường buông mình nằm bệt dưới chân bàn, đôi vai run run, răng va lập cập. Cửu Dương đặt Nữ Thần Y xuống đất, để nàng tựa đầu lên vai Lâm Tố Đình. Chàng thấy tam cô nương rét lạnh nên đành mạo phạm đấng bề trên. Trước khi thực hành ý định, chàng thành khẩn chắp tay khấn vái “cầu xin đức phật tha thứ cho đệ tử.”
Pho tượng đá gồ ghề đồ sộ, nặng kinh khủng. Cửu Dương phải ra sức vận nội công Đề Thiên Cân trụ tấn nâng vật nặng. Đề Thiên Cân thuộc kình dương cương, chiêu thức mười bốn của võ thuật Thiếu Lâm Tự. Công pháp này chủ yếu là dùng ngón tay luyện kình và cũng đồng thời sử dụng cánh tay luyện lực. Cửu Dương kẹp hai cánh tay vào pho tượng, dùng ngón trỏ và ngón giữa vặn một đầu đá. Trong quá trình vặn như vậy, chàng dùng nội lực nhấc cả phiến đá lên đặt ở góc phòng.
Xong xuôi, Cửu Dương trở lại gần chiếc bàn, hất đầu ra hiệu ba nàng tránh xa. Chàng đứng thế Mã Bộ trung bình tấn, buông lỏng cổ tay rồi xoay cánh tay lấy thế vận quyền Đồng Xa Chưởng đánh nhẹ xuống chiếc bàn gỗ. Loại công phu uy lực biến hóa, ngoại âm nội dương, chuyên luyện chưởng thịnh hành trong Bắc phái chính tông Thiếu Lâm Tự. Khi Đồng Xa Chưởng phát ra, chiếc bàn liền gãy rụp thành từng thanh gỗ to bằng bắp tay.
Nơi đây đã xa phủ Tri Huyện. Cửu Dương an lòng bật quẹt đốt lửa sưởi ấm căn miếu hoang. Trời còn đang giông tố.
Tiểu Tường nãy giờ đi đường thấm mệt nhưng giấc ngủ trốn tận đâu đâu. Lâm Tố Đình cũng cùng tâm trạng, khó lòng chợp mắt. Hai nương ngồi tựa lưng vào nhau thay phiên ngắm các thanh củi đang tưng bừng cháy. Nữ Thần Y ngồi bó gối cạnh sư huynh nàng.
Gió lại ùa vào khe cửa. Tiểu Tường so vai. Cửu Dương bật đứng dậy tháo chiếc áo choàng đang mặc đắp cho nàng. Lâm Tố Đình thấy thế thì ứa lệ:
- Sao huynh thiên vị quá vậy? Chỉ chăm lo một mình cô ấy. Muội cũng lạnh cóng cả hai tay đây này.
Cửu Dương đành phải cởi chiếc áo còn lại khoác lên vai cô nàng ưa so đo ba cái chuyện nhỏ chút. Có được áo ấm rồi, Lâm Tố Đình mới vui lòng ngậm miệng. Đến lượt Nữ Thần Y, chẳng biết vô tình hay cố ý mà hắt xì hơi một tiếng rõ to khiến vài con quạ đang ẩn náu trong miếu vụt bay loạn xạ. Cửu Dương trở lại bên cạnh sư muội, choàng tay ôm nàng vào lòng. Nữ Thần Y êm ái trong vòng tay sư huynh. Nàng kề môi lên tai chàng thủ thỉ:
- Huynh còn nhớ lúc xưa không? Mỗi lần trời đổ mưa, chúng ta đều quây quần bên đống lửa nướng khoai.
Cửu Dương vuốt đôi má đào, bảo:
- Muội ương bướng nhất, khoai không ăn, chỉ đòi bánh bao mà thôi.
Quả thật, lúc còn bé, Nữ Thần Y chỉ ăn độc nhất một món bánh bao. Trong bữa cơm có rất nhiều món ngon vật lạ. Ai cũng gắp hết món này đến món kia nhưng nàng từ đầu chí cuối xộc mồm vô đĩa bánh bao. Đến khi Sư Thái thúc ép lắm thì nàng mới nhăn nhó cầm đũa lên gắp sang món khác.
Mười mấy năm trước, trong một lần vui miệng, Nữ Thần Y chia sẻ tâm sự thầm kín với Cửu Dương. Nàng nói là lớn lên sẽ thành hôn với thằng bé con bà bán bánh bao ngoài chợ. Cửu Dương nghe xong liền đi kể tùm lum. Từ đó về sau, Nữ Thần Y tịnh, không bao giờ dại dột đem tâm tư ấp ủ trong lòng nói cho Cửu Dương biết nữa.
Chưa hết. Có một hôm Nữ Thần Y ốm nặng. Tới bữa ăn, cháo nàng không nuốt, chỉ đòi bánh bao. Cửu Dương đành phải đi mua nhưng tâm hơ tâm hất mua lộn loại bánh bao chay, không có nhân. Nữ Thần Y cắn một miếng, nhai nhồm nhàm hỏi:
- Sao muội chẳng thấy thịt trong chiếc bánh bao kẹp nhân này đâu cả?
Cửu Dương thót bụng:
- Lạ nhỉ? Muội thử cắn miếng nữa xem sao.
Nữ Thần Y cắn miếng bánh nữa và nói:
- Không! Vẫn không thấy thịt.
Cửu Dương chẳng chút do dự. Chàng ranh mãnh trả lời:
- Thế thì muội cắn quá chỗ có thịt mất rồi!
Trong nhóm Giang Nam bát hiệp lúc nhỏ thì đám “tứ bộ danh nhân” chơi thân với nhau hơn. Đại ca Khẩu Tâm ít khi nào có mặt ở địa đạo Tây Hồ. Chàng thường trú thân tại chùa Thanh Tịnh, thỉnh thoảng mới ghé về chào hỏi vài câu.
Còn tam ca Trương Quốc Khải cùng với tứ ca Đoàn Khiết Trường, ngũ ca Tàu Chánh Khê và lục ca Thiệu Châu Tầm thì được Sư Thái an bài ở đồn Bạch Nhật.
Chỉ riêng cặp huynh đệ Tần Thiên Nhân và Tần Thiên Văn thì lại được đại sư trù trì của chùa Thiếu Lâm nâng đỡ, đích thân dạy dỗ và truyền thụ võ học tinh vi.
Vào buổi sáng, hai huynh đệ khổ luyện các chiêu thức võ công. Đến khi chiều xuống thì trở về địa đạo Tây Hồ trú ngụ với Lâm Tố Đình và Nữ Thần Y. Bốn người cùng nhau trưởng thành nên được các thành viên bang hội gọi đùa là tứ bộ danh nhân. Họ sống khắng khít, đùm bọc, hiếm khi xa rời. Và hay quan tâm chia sớt nỗi buồn lẫn niềm vui. Riêng Lâm Tố Đình và Nữ Thần Y một mực quý mến đối phương còn hơn tỷ muội cùng chung mẫu tử.
Một buổi chiều kia, Tần Thiên Nhân đi ngang qua đại sảnh, thấy hai đứa bé đang chơi trốn tìm. Đứa này tìm lại chỗ cánh cửa hỏi:
- Có ai trốn trong đây không?
Đứa kia hối hả đáp:
- Không! Kiếm chỗ khác đi!
Thiếu đà chủ tương lai đành khoanh tay lắc đầu, cười mím chi cọp.
---oo0oo---
Đêm nay, ngồi nghe Cửu Dương và Nữ Thần Y thay phiên nhau nhắc những câu chuyện thời thơ ấu, Lâm Tố Đình cảm thấy nhớ nhung một người. Nàng nhoẻn miệng cười, khoe cái lúm đồng tiền và những chiếc răng trắng tinh đều đặn.
Lâm Tố Đình bảo Cửu Dương:
- Huynh và huynh ấy còn hay kể chuyện tiếu lâm cho muội và Nữ Thần Y nghe, khiến muội cười muốn bể bụng.
Lâm Tố Đình bất giác chùng giọng:
- Không biết bây giờ… Sư Thái ra sao?
Tiểu Tường trong vòng mấy năm gần đây hò hẹn tình tang với Cửu Dương, ít nhiều cũng biết cảm tình của Lâm Tố Đình dành cho đứt lưng quần, ý lộn, đấng lang quân. Bởi thế mà Tiểu Tường vừa nghe Lâm Tố Đình lấp lửng hỏi thì hiểu ngay. Lâm Tố Đình chẳng phải đang ám chỉ Sư Thái mà là…
Tiểu Tường tủm tỉm nói trổng không:
- Muốn hỏi thăm tung tích thiếu đà chủ Tần Thiên Nhân thì hỏi đại cho rồi, còn bày đặt mắc cỡ.
Tiểu Tường nói khơi khơi nhưng ngụ ý gán ghép tình duyên cho Lâm Tố Đình. Lâm Tố Đình biết chứ. Nàng véo nữ nhân bên cạnh một cái. Tiểu Tường bị cấu đau điếng, định lên tiếng chửi thề.
Cửu Dương cười nói với Lâm Tố Đình:
- Muội đừng lo, thiếu đà chủ chắc chắn trở về Tây Hồ đón lễ Trùng Dương.
Tình ý của Lâm Tố Đình đối với Tần Thiên Nhân rõ rệt như ban ngày. Tất cả huynh đệ trong bang hội Đại Minh Triều không cần nói cũng biết. Mọi người trêu chọc riết mà Lâm Tố Đình vẫn chứng nào tật nấy. Hễ nhắc đến tên Tần Thiên Nhân thì nàng e thẹn đỏ mặt, lòng dạ xốn xang. Chắc nàng còn chưa quen mùi trận mạc.
Trong những kẻ đang vui đùa đó có một kẻ nín thinh, lặng lẽ bỏ thêm củi vào đống than hồng đang phần phật cháy.
Tiểu Tường đưa tay xoa vết cấu:
- Cô chưa thành hôn với chàng mà đã dữ dằn như vầy rồi, mai mốt trở thành đà chủ phu nhân ai mà chịu nổi?
Bị Tiểu Tường trêu ghẹo dai nhách như giẻ rách, Lâm Tố Đình nhảy dựng. Nữ Thần Y ngó thấy Lâm Tố Đình phụng phịu, sợ gà nhà chọi nhau nên đánh trống lảng:
- Thôi, hai cô đừng cãi lộn nữa, để dành hơi kể chuyện cười còn vui hơn.
- Cãi trúng chứ cãi lộn thì cãi làm chi? – Lâm Tố Đình bực Tiểu Tường nhưng không làm gì được, đành sửa lưng Nữ Thần Y cho hả dạ. Ý mà hình như câu nói đó là câu quen thuộc của Lâm Tố Đình.
- Hay, hay! – Tiểu Tường cũng chán cãi… trúng nên vỗ tay – Trời đang mưa mà kể chuyện cười là bá cháy bù chét chó.
Sau khi phăng câu ví von ngứa ngáy mình mẩy, Tiểu Tường định đưa tay gãi đầu.
- Vậy thì cô mau kể đi – Lâm Tố Đình hối Nữ Thần Y - Ngồi đây tù cẳng buồn chết được.
Cửu Dương ngứa miệng tính phản đối nhưng thấy bọn họ ủng hộ quá nên thôi. Ngồi trong miếu hoang, chàng chỉ sụp mi buồn ngủ, chẳng thấy tù cẳng tí ti ông cụ gì. Trời đang mưa to, gió lớn, chàng chỉ muốn ôm sư muội vào lòng đánh một giấc thẳng cẳng tới sáng. Vả lại, mỗi khi nghe tiếng nước rơi trên mái nhà lộp độp, chàng lại xót lòng.
Đâu có ai hiểu thấu nỗi đau của Gia Cát tái lai. Lúc còn bé, phụ thân tam thê tứ thiếp. Phụ mẫu của chàng là vợ lẻ nên phải cả ngày lẫn đêm bực dọc nhìn mặt vợ cả mà sống. Có một hôm mưa tầm tã, phụ mẫu bỏ rơi hai đứa con trai thơ dại để lên đường tái giá. Phụ thân biết tin đã chửi bới um xùm. Thế là mỗi lần trời mưa, ông lại mang hai đứa con trai ra trách móc “tại vì nghịch quá nên mẹ chúng bây mới bỏ đi.” Rồi dường như chưa hả cơn giận, ông còn nói lẩy bằng cách nghêu ngao ca cẩm “trời mưa bong bóng phập phòng, em đi lấy chồng để… khổ cho anh!”
Đêm nay, nghe tam quý nương hồ hởi nên Cửu Dương không nỡ chối từ. Chàng bất đắc dĩ đành hy sinh vì thế gian, đưa đầu ra gánh nỗi đau dùm nhân loại.
Cửu Dương gạt giấc ngủ sang bên, giỏng một tai lên nghe Nữ Thần Y kể:
- Ngày xửa ngày xưa có một người đi xe ngựa va phải chú chim sẻ bay ngược chiều. Người đó dừng xe xem xét, thấy chưa chết bèn nhặt đem về đắp thuốc rồi thả vào lồng với chút bánh bao và nước. Khi tỉnh lại, thấy mình bên song sắt cùng với mấy mẩu bánh vụn, chú sẻ thở dài tự nhủ “bỏ mẹ! Mình đâm chết thằng cha đi xe ngựa rồi. Quả này chắc tù mọt gông đây!”
Câu chuyện tầm phào làm không khí vui nhộn hẳn. Lâm Tố Đình vơi đi nỗi nhớ Thiên Nhân. Nàng xung phong kể tiếp:
- Ngày nảy ngày nay có hai con rắn độc đang bò ngang khu rừng. Một con quay lại hỏi con kia “tụi mình là rắn độc phải không?” Con kia trả lời “đúng vậy, rất độc.” Con thứ nhất lại hỏi “tụi mình có đúng là rắn độc thiệt không?” Con thứ hai bực mình nói “Thật vậy. Chúng ta là loài rắn cực độc trên thế gian này. À mà sao mày hỏi hoài vậy?” “Vì tao mới cắn phải lưỡi tao mày ạ!!!”
Mọi người lại được một trận cười nghiêng ngả. Tới phiên Cửu Dương. Chàng làm bộ sửa tướng, ra vẻ ta đây sắp nói chuyện vui nhất trên đời nhưng thật ra là đang câu giờ để tìm mẩu truyện ba xu chọc chơi. Nãy giờ buồn ngủ mà ba nàng không cho ngủ nên chàng mới cố tình phá đám.
Ba nàng háo hức chống cằm lắng nghe chàng kể:
- Có một lá thư mời. Một người tên Xí viết thư mời người tên Khỏa tới nhà ăn tiệc với nội dung như sau "Khỏa thân! Khi nhận được thư này hãy mau chạy đến nhà Xí ăn tiệc nhé."
Ba nàng đỏ mặt khi nghe khúc đầu, đến khúc sau nhịn không được liền cười ầm. Tiểu Tường nguýt tình nhân:
- Huynh đầu óc nhơm nhếch, kể toàn chuyện không sạch sẽ. Để muội nói cho nghe nè.
Tiểu Tường huơ tay múa chân thuật lại câu chuyện của một con chim nhỏ bay về phương nam tránh rét. Trời lạnh quá, con chim bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm thấp thỏm chờ chết thì một con bò đi qua, ỉa vào người nó. Nó tủi nhục lắm, nhưng khi nằm giữa đống phân bò, con chim nhận ra rằng người nó đang ấm dần. Đống phân ấy đã ủ cho nó, giúp tránh khỏi cơn giá rét. Nó nằm đấy và cảm thấy cuộc đời không đến nỗi nào. Một hương vị hạnh phúc xâm chiếm cơ thể, nó bắt đầu cất tiếng hót. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng kêu nên lần theo, phát hiện con chim nằm dưới đống phân liền bới ra và ăn thịt…
Tiểu Tường chê đầu óc Cửu Dương dơ bẩn nhưng tính cho kỹ thì ngôn ngữ trong câu chuyện của nàng còn nhớt nhát hơn. Kể đến câu cúng cùi, à không, cuối cùng, Tiểu Tường nheo mắt:
- Bài học xương máu trong câu chuyện này là…
- Ai mà muốn sống thì nhào vô đống phân bò tránh lạnh! – Lâm Tố Đình cà khịa.
Trong khi Nữ Thần Y vùi đầu vô lòng ngực Cửu Dương cười ngặt nghẽo thì Tiểu Tường cụt hứng, mặt mày tiu nghỉu như mèo cắt tai. Làn da tắc kè chuyển từ đỏ sang xám xịt. Tiểu Tường hét tướng:
- Biết thì thưa thì thốt, không biết thì dựa cột mà nghe!
- Đương nhiên biết tôi mới nói – Lâm Tố Đình trề môi.
- Ngon thì giải thích đi! – Tiểu Tường long mắt.
Lâm Tố Đình không thua, vội đem thành ngữ ra ca cẩm:
- Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải cột mà quàng phải dây? Từ từ tôi mới giải thích được chứ.
Lâm Tố Đình trộ xong mới e hèm phân tích:
- Câu chuyện của cô có ba điều hay. Thứ nhất, không phải thằng nào ỉa vào mình cũng là kẻ thù của mình. Thứ hai, không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống… cứt cũng là bạn mình. Và thứ ba, khi đang ngập ngụa trong đống… cứt thì tốt nhất nên ngậm cái mồm lại.
Trước lời lẽ quá xá là thực tế, Tiểu Tường chỉ còn nước câm miệng hến quay sang Cửu Dương để mà nhõng nhẽo. Nhưng chàng đã ngoẹo cổ ngủ gà ngủ gật mất rồi.
Xui cho Tiểu Tường! Cửu Dương chưa kịp làm “bạch mã hoàng tử” thì kế hoạch đánh cắp tấm địa đồ sụp đổ.
Chả là sau khi chuyện trò ở Hắc Viện, Tiểu Tường tức tốc đi tìm ba nàng Tam Nhi. Họ là tỷ muội cùng chung tiến thoái với Tiểu Tường, và cũng đã có một khúc tình cảm luộm thà luộm thuộm với Cửu Dương. Cái đó đương nhiên. Đại đa số mỹ nhân ở Giang Nam trấn ít nhiều đều đã qua tay của Gia Cát tái lai. Thế nên, khi nghe Tiểu Tường bảo “Thiên Văn cần giúp đỡ,” tam cô nương ra sức ngay. Nói cho cùng thì tứ hải đều giai huynh đệ. Ba nàng con gái không còn làm tình nhân của chàng thì làm tri kỉ cũng được phải không?
Sau đêm chung chạ với tri huyện lão gia, lúc trời sáng tỏ, ba người họ trở về Thái Hồng Lâu thì gặp Tiểu Tường đứng chờ ngoài cổng. Không đợi Tiểu Tường hỏi, Lan Nhi lắc đầu nói ngay:
- Mựu sự đánh cắp tấm bản đồ bất thành.
Hồng Nhi tiếp lời:
- Chẳng qua là tri huyện lão gia khôn ranh. Lão đã ra lệnh cho đám thuộc hạ kẽ tấm bản đồ lên sơn mài. Tấm bản đồ đó to bằng con voi, treo chình ình trong thư phòng. Chắc chỉ có thánh nhân mới đủ tư cách hóa phép cho tấm bản đồ nhỏ lại, rồi nhét vô tay áo.
Cúc Nhi bảo:
- Tôi không cam tâm nên định sao chép bản đồ lên giấy, nhưng ngõ ngách lằng quằng, phải đến tết Đoan Ngọ mới kẽ xong.
Đã đành ba nàng con gái thảm bại, nhưng dẫu sao thì họ cũng tận hết sức lực. Tiểu Tường hiểu rõ điều đó nên không ngớt lời cảm tạ Tam Nhi. Họ cười buồn:
- Không có chi. Chúng ta vốn là tỷ muội với nhau mà. Hơn nữa, những điều chúng tôi làm không phải là làm cho cô, chúng tôi cũng vì Thiên Văn. Chỉ tiếc rằng huynh ấy không yêu chúng tôi.
Đứng trước cảm tình sâu đậm của ba nàng kỹ nữ dành cho Cửu Dương, Tiểu Tường động lòng thương hại. Nàng liên tục khục khịt mũi. Trong thâm tâm rất muốn nói những lời an ủi nhưng lại ngại ngùng.
Phía đối diện, thấy Tiểu Tường lúng ta lúng túng như gà mắc thóc, Tam Nhi ngỡ Tiểu Tường trách họ không hoàn thành sứ mệnh nên nháy nhau rút hết vô thư phòng.
Ở đằng trước cổng, Tiểu Tường vẫn đứng trơ trơ. Đóa môi hồng nở nụ cười tươi tắn, còn trái tim nồng thì thấm thía nỗi niềm của kẻ đang yêu và được yêu. Tiểu Tường cảm thấy bản thân nàng may phước, bởi Cửu Dương chưa một lần nói câu phũ phàng hoặc từ chối không thương nàng.
Tiểu Tường hít một hơi đầy rồi vội vã trở về Hắc Viện báo tin. Lâm Tố Đình vừa lắng tai vừa tựa lưng vô vách tường, thở dài thườn thượt. Nữ Thần Y ngồi im trên ghế, trơ người thẫn thờ. Trương Quốc Khải cau mày ái ngại nhìn xa xăm. Chỉ có Cửu Dương là đứng
Hắc Viện. Giang Nam.
Lần tụ họp này Trương Quốc Khải vắng mặt. Chàng ở trong thư phòng nhờ Nữ Thần Y băng bó vết thương.
Bên dưới từ đường, Tiểu Tường gối đầu lên vai Lâm Tố Đình. Hai nương ngồi chỗ chiếc bàn trà, giương mắt ngó Cửu Dương. Chàng đang đứng khoanh tay dòm bức tường hầm mật.
- Chúng ta hết cách! – Lâm Tố Đình bức bách.
- Thôi đành lụm xác Hiểu Lạc cho xong – Tiểu Tường hạ giọng.
Kẻ tung người hứng, cùng nổi chứng trù ẻo tên đồ đệ yêu dấu của Nữ Thần Y. Trù một hồi, Tiểu Tường thấp thỏm hỏi Cửu Dương:
- Hay là chúng ta cứ tự tiện xua quân đánh vô đại lao cướp ngục? Tới đâu hay tới đó, chết thì bỏ.
Nghe Tiểu Tường tuyên phán, Cửu Dương hiểu người đẹp muốn làm càn. Và vì e nàng điếc không sợ súng nên chàng nhăn mặt nói:
- Phải công nhận huynh quen muội bấy lâu, đã từng nghe muội nói rất nhiều câu dở hơi nhưng câu vừa rồi là dở hơi nhất.
- Xí! - Tiểu Tường quê xệ chống chế - Huynh chỉ biết trêu chọc muội. Nếu huynh ngon thì hãy mau tìm cách cứu người.
Một phút sau, nàng liến thoắng hỏi:
- Ý mà nè, bộ huynh có cách khác hay hơn sao?
Bị Tiểu Tường tung chưởng ngược, Cửu Dương cứng họng. Chàng quả thật không tìm được cách nào ngoài cách xua binh đánh giáp lá cà như Tiểu Tường vừa mới nêu ra.
- Sao? – Tiểu Tường gặng hỏi, quyết không tha cho chàng – Huynh đã nghĩ ra cách gì chưa?
- Huynh đương nhiên là nghĩ… chưa ra – Cửu Dương xụi lơ đáp.
- Vậy thì nguy to rồi - Lâm Tố Đình buồn bã nói - Bản thân huynh là Gia Cát tái lai mà nghĩ chưa ra thì chỉ có trời mới nghĩ ra.
Khi phang câu nói ấy, Lâm Tố Đình không bao giờ ngờ bản thân nàng chính là… trời. Giây lát trôi đi, Lâm Tố Đình liền chứng minh cho Cửu Dương thấy rằng có đôi khi nàng còn thông minh hơn cả Gia Cát Lượng. Lúc đó, Nữ Thần Y đột nhiên xuất hiện. Thấy tri kỉ của mình, Lâm Tố Đình réo um bà sùm:
- Á!
- Gì vậy – Tiểu Tường giật nẩy – Bị kiến cắn mông hả?
Đang phấn khởi, Lâm Tố Đình gác ngoài tai lời châm chọc. Nàng hớn hở nói với Cửu Dương:
- Muội đã nghĩ ra cách cứu Hiểu Lạc!
- Cách gì vậy? – Cửu Dương, Tiểu Tường, và Nữ Thần Y xáp lại gần.
Lâm Tố Đình vỗ vai Nữ Thần Y, nói oang oang:
- Chỉ có Nữ Thần Y mới có thể cứu Hiểu Lạc và mấy chục kẻ phạm nhân.
- Nữ Thần Y có thể sao? – Tiểu Tường chớp mắt.
- Tất nhiên là có thể! – Lâm Tố Đình gật đầu – Nữ Thần Y được mệnh danh là nhà thông thái. Quyển thơ Đường dày như vậy mà cô ấy đọc qua một lần thì đã nhớ ngay.
- Vậy có liên quan gì đến việc cứu người? – Đôi mắt Tiểu Tường nai tơ ngơ ngác.
Lâm Tố Đình cười nói:
- Dĩ nhiên là có liên quan, chẳng những liên quan mà còn rất mật thiết. Nữ Thần Y có thể dùng bộ óc siêu phàm của cô ấy, in tấm bản đồ vô trí, rồi về tường thuật với chúng ta.
- Hay quá! - Tiểu Tường vỗ tay ái mộ mưu kế của Lâm Tố Đình.
Và không biết vô tình hay cố ý mà Tiểu Tường lặp lại lời nhận xét của Cửu Dương:
- Tôi quen cô bao lâu, nghe cô xổ rất nhiều câu tầm phào, chỉ riêng câu này là ít tầm phào nhất đó.
Lâm Tố Đình biết Tiểu Tường đi guốc trong bụng nhưng làm mặt tỉnh:
- Còn phải nói!
Rồi Lâm Tố Đình vểnh mặt lên trời:
- Cái này người đời thường hay gọi là “mưu sự tại quan tri huyện, còn thành sự thì tại Nữ Thần Y.”
Tiểu Tường lập tức a dua:
- Hay còn được xem là gậy ông đập lưng ong.
Nghe câu thành ngữ sai be bét, Cửu Dương giật mình. Và khi thấy kẻ xổ nho là Tiểu Tường, chàng giật mình thêm cái nữa:
- Muội vừa nói gì? Chắc muội muốn huynh chết phải không?
Tiểu Tường e dè nhìn điệu bộ tình nhân:
- Sao lại chết?
- Thì cười chết chứ sao? – Cửu Dương láu lỉnh trả lời.
Trước câu đối đáp nhuộm đầy sát khí giết chóc, Nữ Thần Y bỏ mặc thói quen lịch sự, nàng gập bụng cười sặc sụa. Còn Lâm Tố Đình thì đáng đánh đòn. Con gái con đứa gì mà quá tệ, nước mắt nước mũi sì sụp phát ghê. Tiểu Tường biết bản thân vừa bị lỡm, nàng giậm chân thình thịch. Thấy gương mặt Tiểu Tường đỏ ối, cảm giác bất nhẫn trổi lên, Cửu Dương bồi hồi giải thích:
- Câu gậy ông đập lưng “ông” nghĩa là một người bị chính kế hoạch, công cụ, hay tính toán của mình phản pháo, gây ra hậu quả không tốt. Chứ gậy ông mà đập lên lưng “ong” thì chỉ có thể hiểu là binh khí của lão tri huyện đánh lên lưng của… muội. Rõ chưa cô khờ?
Cô khờ không trả lời Cửu Dương. Cô khờ đang e thẹn đến ngẹn lời. Nữ Thần Y bèn ôm đôi vai Tiểu Tường an ủi. Nhân lúc hai nường quấn quýt nhau, Lâm Tố Đình an bài chiến dịch.
Lâm Tố Đình chắp tay sau lưng, hùng hồn tương kế tựu kế:
- Nội trong đêm nay, cả ba người chúng ta phải lập tức hành động, không được trễ nải. Chúng ta sẽ thay thế Tam Nhi, bá vai nhau đi gặp tri huyện lão gia và chuốc rượu cho hắn xỉn. Hắn mà xỉn rồi thì Nữ Thần Y mới có thời gian quan sát tấm địa đồ.
Nữ Thần Y hỏi:
- Cô nói nghe hay lắm. Nhưng mà sau khi hoàn thành nhiệm vụ rồi thì ba người chúng ta biết rút lùi bằng cách nào?
- Tôi có cách! – Tiểu Tường giơ tay phát biểu.
- Thì cô cứ việc nói đi, cần chi giơ tay? Đây đâu phải là lớp học – Lâm Tố Đình cố tình trêu chọc học sinh nhưng vị học sinh này cá biệt.
Được bật đèn xanh, Tiểu Tường lanh lẹ nói:
- Theo tôi biết thì tối nay sẽ có đoàn kịch xướng Tuyết Băng vào phủ tri huyện diễn tuồng Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. Đoàn kịch nghệ ca cẩm đến tận canh hai mới giải tán. Thế nên, sau khi xong việc, chúng ta có thể trà trộn vô đoàn gánh hát, theo chân họ thoát khỏi phủ, về hội tụ với Thiên Văn. Chỉ nhưng mà đoàn gánh hát diễn xong rồi thì họ phải đi đến Chiết Giang, nên lộ trình ngược hướng Tây Hồ một quãng.
- Không sao đâu! - Lâm Tố Đình hất đầu về phía Cửu Dương – Huynh ấy có thể đón chúng ta ở giữa đường, chờ trên đồi, rồi cùng nhau trở về Hắc Viện.
Có tiếng vỗ tay:
- Kế hoạch của hai cô rất hay – Nữ Thần Y nịnh đầm.
Nghe khen, Lâm Tố Đình đặt cùi chỏ lên vai Cửu Dương, hỏi:
- Cài này gọi là kế hoạch chu tường mỹ mãn, đúng không huynh?
- Không được! – Cửu Dương lắc đầu nói – Kế sách này quá mạo hiểm.
- Huynh cứ an tâm – Tiểu Tường gồng đôi tay cho bắp thịt u lên nửa cục - Có muội làm vệ sĩ.
Cửu Dương cụp mắt không nhìn hai cánh tay gầy khẳng gầy khiu của Tiểu Tường. Chàng đang buồn tình, nay nghe Tiểu Tường nói vậy thì nín thinh, chuyển qua rầu đời.
Bởi Cửu Dương có ba điều đáng lo. Thứ nhất, Tiểu Tường vốn là đồ đệ của chàng. Nàng tầm sư học đạo mới vài năm gần đây, công phu chưa đầy lá mít, bảo vệ bản thân còn không xong, hơi sức đâu chăm lo kẻ khác? Thứ hai, Cửu Dương nhớ đến Lâm Tố Đình, vị đệ tử nhập môn của Sư Thái, võ nghệ ít nhiều phải có nhưng không rõ mức độ nào thôi. Cuối cùng, Cửu Dương nghĩ tới người chàng thương. Thiên thần tình yêu một chiêu bẻ đôi còn không biết. Nhỡ có chuyện xui rủi xảy ra, kiếp này chàng đành ca khúc nhạc hận đời đen bạc, hận kẻ bạc tình, hận cả gia đình, hận luôn hàng xóm.
Bởi vậy mà Gia Cát tái lai mới không ngừng xua tay:
- Huynh không ưng thuận việc ba người muốn đi chuốc rượu cho tên quan tri huyện!
Và khi thấy Lâm Tố Đình ngoác mồm định cãi vả, Cửu Dương nói luôn:
- Nếu huynh chưa đồng ý, các người không ai được đi. Đây là mệnh lệnh!
Lâm Tố Đình sùi bọt mép khi nghe sư huynh lấy thân phận địa vị ra đè. Nàng chưa kịp làm bướng thì ai dè, Nữ Thần Y đe:
- Huynh đồng ý hay không cũng mặc! Đêm nay muội sẽ đến phủ tri huyện hầu rượu cho tri huyện lão gia.
- Á à, muội muốn làm phản? – Cửu Dương tức tối nâng cằm sư muội – Huynh lấy tư cách đương gia của Đại Minh Triều, đêm nay cấm muội. Nếu chưa có phép của huynh, muội không được rời khỏi Hắc Viện!
Nữ Thần Y bĩu làn môi chín đỏ, rồi còn to gan hất tay sư huynh sang một bên:
- Huynh cản muội không nổi đâu.
Thấy nàng cố chấp, chàng to tiếng:
- Huynh đương nhiên cản nổi, muội muốn thử không?
- Thử thế nào? – Nữ Thần Y nghinh mặt hỏi lại.
Lâm Tố Đình và Tiểu Tường khiếp đảm trước sự phản ứng của người mà ai ai cũng nghĩ là nhu mì hiền thục. Chắc vì lo cho tánh mạng của Hiểu Lạc nên thần tiên tỷ tỷ mới chọn cách xù lông nhím lên. Thôi đúng rồi, Nữ Thần Y chẳng phải con nai vàng ngơ ngác đạp lên lá vàng khô. Dám lăn lộn võ lâm bấy lâu năm, bét lắm cũng là tê giác.
Nghe giọng điệu thách thức của kẻ trói gà không chặt, Cửu Dương thở ra khói, chỉ thiếu tí lửa thôi. Chàng gầm lên:
- Muội có tin là bây giờ huynh điểm huyệt đạo, ba hôm sau mới tỉnh dậy không?
Lâm Tố Đình và Tiểu Tường rùng mình. Song hiệp giai nhân dĩ nhiên tin, ai ngu mới không. Bọn họ không ngừng nháy mắt với Nữ Thần Y, ra hiệu cho nàng đừng chọc giận kẻ nam nhân trước mặt. Nữ Thần Y lại rất thông minh, nên khi bắt được ám hiệu, nàng tức tốc thối lùi vài bước. Nhưng vẫn chưa có vẻ cam lòng, thần tiên tỷ tỷ nổi nóng:
- Huynh dám?
Cửu Dương trầm tĩnh đưa tay ngoắt :
- Muội tới gần thử xem huynh có dám không?
Nữ Thần Y bị chạm nọc. Nỗi sợ hãi phi thân đi mất. Nàng tới gần, bất chấp sự ngăn cản của hai tâm hồn nữ nhân đang đứng đằng kia. Nữ Thần Y khệnh khạng bước, giọng khinh khỉnh:
- Huynh mà dám điểm huyệt đạo, đời này không nhìn mặt nhau!
Cửu Dương dám thật. Nhanh như chớp điểm trúng huyệt Tình Minh, ngay vị trí góc khóe mắt trong, đầu chân mày. Tức thì, nạn nhân hoa mắt, cảm giác như đang hôn mê. Nữ Thần Y bật té ngửa. Lâm Tố Đình cùng Tiểu Tường ré lên.
Đúng lúc khắc nghiệt, có bóng người bay vào chìa tay đỡ thân hình thướt tha tơ liễu, cứu hộp sọ siêu đẳng, mém tí nữa đập xuống đất u đầu sứt trán rồi. Kẻ đó chỉ mặt Cửu Dương:
- Đệ điên hay sao? Còn không mau giải huyệt?
Hóa ra là tam đương gia, đang lớn tiếng la rầy thất đệ. Nhưng sư đệ kháng chỉ, đứng khoanh tay. Trương Quốc Khải biết cho dù chàng có khuyên tùm lum tùm la, hùm bà lằng xắn cấu, cũng không thể nào lay chuyển được Cửu Dương. Gia Cát Lượng mà cố chấp chuyện gì thì cho dù Thiên Lôi giáng sét cũng không thay đổi.
Trương Quốc Khải đành tự tiện vận công giải huyệt. Nhưng Cửu Dương không phải lòng dạ sắt đá. Gia Cát tái lai cũng là người có máu mủ cảm tình bằng hữu. Cửu Dương e vết thương của sư huynh chưa lành mà vận công lực sẽ làm hao tổn nguyên khí nên lật đật khuyên can:
- Để cho đệ.
Cửu Dương bế sư muội bướng bỉnh của chàng, đặt lên ghế, rồi giải huyệt Tình Minh. Lúc thức tỉnh, Nữ Thần Y he hé đôi mi dài mượt mà và cong vút. Điều trước tiên đập vào mắt là hình bóng của đại kình địch, nàng thất kinh hồn vía:
- Huynh tránh ra, đừng bước tới!
Thấy Nữ Thần Y xua đuổi Cửu Dương như xua ôn dịch, mọi người cười ồ. Chỉ riêng một mình đại kình địch không nhếch môi. Mặt đanh lại, Cửu Dương lạnh lùng chắp tay sau lưng:
- Đã biết sợ chưa?
Bị cao thủ thứ thiệt võ lâm tra khảo, Nữ Thần Y gật đầu cái rụp. Cửu Dương vẫn đứng đối diện, mặt lạnh như tiền:
- Hết dám thách huynh rồi phải không?
Nữ Thần Y lại gật gà gật gù lần thứ hai. Cửu Dương vui mừng khi nghe người thương phục tùng vô điều kiện. Nhưng vẫn chưa an lòng nên chàng ghé sát tai nàng hỏi câu dứt khoát:
- Tối đêm nay muội đâu có định bén mảng đến phủ tri huyện để hầu rượu cho lão già dịch đó, đúng không?
- Đương nhiên không… đúng! - Nữ Thần Y dài giọng.
Sau khi xuất ngôn phạm úy, nàng đứng bật dậy, chạy đến nấp phía sau tam đương gia. Trước câu trả lời trớt quớt kịch bản, thất đương gia sôi gan:
- Muội! … Muội…! – Nỗi tức tối làm Cửu Dương tắt tiếng, thốt không nên lời.
- Muội thế nào? – Nữ Thần Y trêu ngươi, nàng thè lưỡi.
- Muội sẽ biết tay huynh!
Vừa dọa, Cửu Dương vừa vụt lại hệt tia sáng. Nữ Thần Y thấy chàng như mãnh hổ liền bấu chặt vạt áo của Trương Quốc Khải, van nài:
- Cứu muội với!
- Muội đừng sợ, có huynh ở đây! – Giọng nói của Trương Quốc Khải vang xa, mạnh mẽ, rõ ràng, và chững chạc.
Thấy Trương Quốc Khải muốn làm cây cổ thụ che chở cô nàng dở dở ương ương, gương mặt Cửu Dương đằng đằng sát khí. Đối với Cửu Dương mà nói thì sư muội của chàng quả là tính khí không bình thường. Nàng vừa thông minh, lại vừa dại dột. Thông minh là vì nàng biết mọi phương thức liều thương và chữa trị bệnh nhân. Còn dại dột là vì nàng cam tâm đi hầu rượu cho tên quan tri huyện mà không bằng lòng hầu rượu cho… chàng. Nói một cách khác, túm qua túm lại thì Nữ Thần Y đúng là “không chịu khôn cho người ta sợ, dại cho người ta thương, mà cứ chuyên môn dở dở ương ương cho… Cửu Dương ghét.”
Nói ghét chứ thật tình không phải ghét đâu nha. Nói ghét là thương, và nói thương là ghét đó. Còn hễ nói giận là giận yêu. Là con người mà, ai mà còn yêu là còn giận.
Thôi, gạt bỏ bài hát đó sang bên, giờ trở lại bãi chiến trường. Cửu Dương rống lên:
- Muội núp sau lưng huynh ấy hôm nay nhưng không trốn được suốt đời!
- Cái đó còn chưa biết – Nữ Thần Y nhe nanh trả đũa, cố tình chọc cho Cửu Dương lộn ruột chơi.
Nhưng Cửu Dương không hề lộn ruột. Chẳng những thế, nét mặt của chàng giãn ra. Chàng giơ tay chỉ cánh cửa:
- Ủa, đại ca Khẩu Tâm đến tìm chúng ta.
Cửu Dương quả nhiên mưu kế đa đoan. Chỉ bằng một câu nói đã khiến Tiểu Tường, Lâm Tố Đình, Trương Quốc Khải, và Nữ Thần Y, tất cả bốn người đều mắc bẫy. Họ quay đầu nhìn.
Nhân lúc mọi người sơ ý, Cửu Dương ra tay với Nữ Thần Y. Ngặt nỗi, trong lúc tức tối, Cửu Dương đã quên Trương Quốc Khải vốn là dân chơi giang hồ, một kẻ rất sành đời chứ không phải hạng người lờ mờ ngờ ngệch.
Đúng lúc Cửu Dương định tóm lấy sư muội để dạy nàng bài học thỏa đáng thì Trương Quốc Khải tung Tỏa Chỉ Công, chiêu thức hai mươi hai trong thất thập nhị quyền công của Thiếu Lâm Tự, ra sức bấu vào hai cổ tay sư đệ, ngăn chặn không cho nắm lấy Nữ Thần Y.
Cửu Dương vận quyền thi triển chiêu thứ năm mươi lăm Phân Thủy Công, rẽ đôi tay của Trương Quốc Khải sang hai bên, ép buộc đối thủ buông ra.
Trương Quốc Khải liền xoay người, cung chân hất vào những chiếc ghế gần đó. Đòn thứ mười một Thiết Tảo Công quét vào ghế gỗ khiến chúng bay vèo lên không trung, tung về phía trước.
Tình cảnh càng hiểm nghèo càng làm Gia Cát tái lai bình tĩnh. Cửu Dương không chút e dè, chàng lập tức phá trận bằng cước thứ ba của Nam Thiếu Lâm Túc Xạ Công song phi cước cắt chéo tuyệt kỹ. Chân trái diệt ghế bên phải. Chân phải triệt ghế bên trái. Dùng ngón và ức bàn chân đá gỗ mộc nát tan tành. Dệt thành một bức màn cát bụi li ti trắng xóa.
Ngay sau đó, Cửu Dương tức tốc phối hợp tinh xảo đòn cước với Châu Sa Chưởng, âm công tối độc thứ mười bảy, khuấy tấm màn cát bụi bay vuốt lên cao. Cát xoáy vòng như phong bão, chưởng gió lốc, khí lồng lộng về phía tam đương gia.
Địch thủ chỉ còn cách phi thân lên cao tránh né. Nhưng mật hầm không cho phép Trương Quốc Khải sử dụng chiêu năm mươi sáu Phi Thiềm Tẩu Bích. Giây phút nguy kịch, Cửu Dương chợt bừng tỉnh. Chàng vội thu hồi chiêu thức khiến tấm màn bụi ngưng động, rớt xuống mặt đất. Ngặt nỗi, Châu Sa Chưởng không thể dừng lại, khi xuất chiêu thì phải xuất hết, chấm dứt nửa chừng sẽ gây loạn nội công, luồng khí chạy ngược vào thân xâm nhập khắp cơ thể. Quả thật, trong chớp mắt, Cửu Dương bưng tay lên ngực thổ huyết. Máu tươi bắn tung tóe trên sàn.
- Thiên Văn!
- Thất ca!
- Thất đệ!
Tiếng kêu gào vang lên khi chàng quỵ xuống. Tất cả mọi người chạy đến gần. Tiểu Tường quỳ bên cạnh, nàng ôm chặt cánh tay của Cửu Dương. Lòng dạ mỹ nhân trải qua cảm giác đứt ruột gan, trái tim bóp nát khi thấy tình nhân trọng thương nặng nề. Trương Quốc Khải vỗ về kẻ chủ mưu. Lâm Tố Đình vùi mặt lên vai Cửu Dương, tự trách:
- Đều là lỗi của muội.
- Không phải! – Trương Quốc Khải xua tay - Muội đừng nói bậy.
- Muội không nói bậy! – Lâm Tố Đình gật đầu quả quyết - Kế hoạch mắc dịch này là do muội nghĩ ra. Thất ca cũng vì lo lắng cho sự an nguy của muội nên mới động thủ. Huynh ấy bị tổn hại chân khí một cách lãng nhách.
- Mọi người không ai có lỗi cả. Muội mới chính là kẻ phạm nhân! - Nữ Thần Y ngẹn ngào.
Và bị cáo ôm chầm lấy Cửu Dương, nước mắt rơi ào ào như mưa tháng Sáu.
- Muội đừng khóc, huynh không sao – Cửu Dương vuốt tóc người chàng thương.
Nữ Thần Y nghe sư huynh trấn an thì càng cảm thấy tội lỗi chồng chất. Và nàng đau lòng gấp bội khi nghe chàng nói:
- Nếu như muội nhất định muốn thi hành kế hoạch thì thôi, huynh không cản nữa. Nhưng lòng người hiểm ác, muội phải cẩn thận đề phòng.
(Còn tiếp)
Giang Nam.
Tối hôm đó, Gia Cát tái lai vừa đi vừa co chân đá từng hạt sỏi trên ngọn đồi, lòng chưa vơi bực bội. Chàng không muốn ba nàng con gái mạo hiểm nhưng cản họ không được, đành vô phương làm theo kế hoạch đã dự, đứng chờ ở đây, nơi khỉ ho cò gáy này.
---oo0oo---
Giang Nam. Phủ Tri Huyện.
Ở trong phòng khách, tam nương ngồi chờ tri huyện lão gia. Còn thư phòng mới là nơi treo tấm địa đồ.
Đang ngồi, Tiểu Tường bỗng nhiên hồi tưởng lúc Cửu Dương đưa tiễn tam đại giai nhân lên đường. Chàng đứng im lìm trên đồi cao cạnh gốc cây cổ thụ thổi khúc Bi Đao Ca. Cả ba nàng thiếu nữ say sưa lắng nghe. Đến nốt nhạc cuối cùng, Lâm Tố Đình hỏi sư huynh:
- Nếu lỡ đêm nay muội ra đi không trở lại, huynh sẽ làm sao?
Lâm Tố Đình này thiệt… Chưa xuất binh mã đã tính chuyện chết chóc. Cửu Dương khẽ nhăn mặt trước lời xui xẻo:
- Huynh sẽ báo tin buồn cho thiếu đà chủ biết, để huynh ấy làm chủ, trả thù cho muội.
Câu trả lời chuẩn xác khiến Lâm Tố Đình hài lòng. Tiểu Tường cũng muốn bắt chước. Nàng hỏi Cửu Dương:
- Còn nếu người mất đi là muội thì huynh có đích thân giết lão tri huyện để tế hồn thiên của muội không?
Cửu Dương gật đầu:
- Huynh sẽ chôn cất muội. Rồi cả đời huynh dùng tiếng tiêu này lảng vảng bên mồ mã trong rừng sâu.
Chà! Câu nói ấy thâm thúy gì đâu. Từng chữ từng âm có tính cách sâu xa, văn hoa bóng bẩy. Chắc Cửu Dương đã tập dượt ngàn lần với nhiều nữ nhân nên miệng mồm mới điêu luyện đến vậy. Quả thực, Tiểu Tường mắc bẫy tình yêu. Nàng bị câu nói đó làm phiêu diêu, điêu đứng. Khóe mắt giai nhân âu sầu ngấn lệ. Gia Cát tái lai thấy được liền thở dài.
Tới phiên Nữ Thần Y. Nàng vừa mới nhúc nhích môi, chưa kịp nói câu nào, lòng chàng đau như cắt. Cửu Dương sa sầm nét mặt:
- Muội đừng hỏi!
Cửu Dương bẻ ống tiêu làm đôi, quăng xuống triền đồi. Chàng không muốn nghe lời lẽ sinh ly với người trong mộng. Lòng tự hỏi lòng “muội mất rồi, huynh thui thủi một mình sống để làm chi?”
Lúc Nữ Thần Y ra đi, trái tim của Gia Cát tái lai đọng lại. Từ xưa đến nay, ai cũng hiểu đa tình tự cổ nan di hận. Mặc dù Cửu Dương không thể chối lòng đã từng quan hệ chăn gối với nhiều nữ nhân, nhưng điều đó không có nghĩa là tình yêu sâu nặng đối với Nữ Thần Y là giả dối. Như vậy thì chàng là một người đa tình, hay là kẻ thâm tình đây? Tình cảm của chàng đối với các nàng danh kỹ Tiểu Tường và Tam Nhi là một ví dụ tiêu biểu. Chàng có tình với Tam Nhi là có tình với tài, có tình với Tiểu Tường là có tình với sắc. Nhưng có tình với Nữ Thần Y là có tình với tình. Chỉ có nàng mới là người mà chàng một mực thương yêu.
---oo0oo---
Có tiếng mở cửa ken két, rồi giọng của người quản gia hối giục:
- Tri huyện đại nhân mời các vị cô nương vào thư phòng của ngài.
Lâm Tố Đình bình tĩnh kéo tay Tiểu Tường đứng lên. Cả hai nàng hồ hởi bước. Chỉ riêng Nữ Thần Y cảm giác run chân. Khi tam đại giai nhân vào tới thư phòng thì bắt gặp tri huyện lão gia ngồi cạnh bàn tiệc, quần áo cái còn cái mất.
- Ôi chu choa, mỹ nhân của ta - Tri huyện lão gia nhìn tam quý nương từ đầu đến chân, cười hềnh hệch - Sao hôm nay lạ mặt quá?
Và tri huyện lão gia chỉ Tiểu Tường:
- Đây là Tiểu Tường, bổn quan nhận ra – Rồi ngài lân la hỏi Lâm Tố Đình - Nhưng còn nàng là?
Lâm Tố Đình cười duyên, nhún chân thi lễ:
- Tiểu nữ tên là Lâm Tố Tố, tham kiến tri huyện đại nhân.
- Mau mau miễn lễ! – Tri huyện lão gia vừa nói vừa đưa mắt sang Nữ Thần Y - Còn nàng tên gì?
Nữ Thần Y xịu mặt:
- Tên của tiểu nữ xấu xí, không dám nói với tri huyện đại nhân.
- Người đẹp như vậy thì tên xấu cũng không sao, nói cho bổn quan nghe thử nào?
Nữ Thần Y tiến đến gần, ngọt ngào bảo:
- Đại nhân uống xong ba ly, tiểu nữ mới nói.
Tri huyện lão gia choàng tay qua eo Nữ Thần Y, kéo nàng ngồi lên đùi. Biết tuồng diễn sắp bắt đầu, Lâm Tố Đình xáp dzô bàn tiệc. Tiểu Tường liền đeo theo sát nút.
Nữ Thần Y ngồi chễm chệ trên đùi của tri huyện lão gia. Nàng với tay rót rượu ra ba ly. Đây là loại rượu Nữ Trinh đã được cất lâu năm, chỉ một giọt cũng đủ làm lòng người ngây ngất. Nữ Thần Y chớp mắt, nói:
- Chàng ơi xin cạn chén ly bôi.
Lâm Tố Đình khoái chí tiếp lời bằng câu hát của danh kỹ Lý Sư Sư:
- Gió lạnh cắt da, đường trơn như mỡ, sương khuya xuống như mưa đổ. Chàng ơi chàng ở đừng về.
Sở dĩ Lâm Tố Đình hát vậy là vì năm xưa, vị hoàng đế đào hoa Tống Huy Tông đã lẻn ra khỏi cung đình để đến thăm nàng ca kỹ Lý Sư Sư. Đêm khuya gió rét, hoàng thượng tặng nàng vài trái cam xong thì định cáo từ. Lý Sư Sư vì muốn giữ nhà vua ở lại nên đã thốt lời tình tứ đó.
Đêm nay, tri huyện lão gia nghe Lâm Tố Đình ví bản thân ông là hoàng đế Tống Huy Tông thì vui sướng nâng ba ly rượu lên uống. Khi tri huyện lão gia uống cạn, Nữ Thần Y lại rót thêm sáu ly. Tri huyện lão gia trố mắt:
- Các nàng cũng sẽ cụng ly với bổn quan chứ?
- Đương nhiên rồi! - Tiểu Tường háo hức nói.
Và nàng ngồi lên chiếc ghế phía bên phải tri huyện lão gia, làm một lèo xong ba ly. Lâm Tố Đình cũng ngồi lên ghế bên trái, mần thịt hai ly chớp nhoáng. Tri huyện lão gia như miếng chả lụa, bị hai lát bánh mì kẹp chặt. Hai lát bánh mì trong tình cảnh này là hai nàng con gái xinh hơn cặp tỷ muội Thúy Kiều và Thúy Vân. Riêng Nữ Thần Y mới uống nửa ly đã ớn da gà.
Tri huyện lão gia tiếp tục gặng hỏi:
- Nàng nói tên cho bổn quan nghe được chưa?
- Tiểu nữ tên là… Thạch Thủy – Nữ Thần Y đáp bừa.
Tiểu Tường cùng Lâm Tố Đình trợn mắt nhìn nhau. Chẳng ai biết Nữ Thần Y đang định giở trò quái quỷ gì, moi cái tên kỳ cục đó ở đâu đây?
- Thạch Thủy à? – Tri huyện lão gia hôn vai Nữ Thần Y, khen - Tên của nàng đẹp quá xá.
- Hổng phải - Nữ Thần Y mím môi nói - Tại đại nhân không hiểu ý nghĩa của hai chữ đó thôi. Đại nhân mà hiểu rồi thì ngài sẽ vứt tiểu nữ sang một bên, không đếm xỉa đến.
Sau khi thốt lời cay đắng, Nữ Thần Y bụm mặt thút thít khóc. Qua kẽ tay, nàng thấy tấm địa đồ lao ngục. Bộ óc siêu phàm hoạt động trong khi tri huyện lão gia vuốt tóc vỗ về:
- Người đẹp đừng khóc, hãy giải nghĩa cho bổn quan nghe thử xem.
- Đại nhân phải uống cạn thêm ba ly thì cô ấy mới giải nghĩa – Tiểu Tường lẹ miệng.
Lâm Tố Đình nhanh tay rót rượu đầy ba ly. Tri huyện lão gia lại phải nốc thêm vô. Hai nàng tiểu thơ cũng không thoát khỏi. Họ vừa rót rượu cho lão vừa rót rượu cho họ. Tiếng ly ngọc cụng nhau nghe cách cách. Trừ Nữ Thần Y đang khóc nên được tri huyện lão gia ân xá, nãy giờ nàng uống có nửa ly hà.
Bị chuốc rượu một hồi, lão già gục mặt. Để cho chắc cú, Nữ Thần Y bứt một sợi ria mép của lão xem lão có vì đau mà thức dậy không? Lão quả thật say mèm. Nữ Thần Y thở phào nhẩm đếm:
- Chà, nãy giờ ba người họ uống gần cả chục bầu.
Nữ Thần Y lặng lẽ leo xuống đất, phủi đít, rồi giơ tay khều Lâm Tố Đình và Tiểu Tường. Hai nương ngầy ngật đứng lên khỏi ghế. Họ vẫn còn chút tỉnh táo, may quá!
Tam cô nương len lén bước ra khỏi cửa tìm đoàn ca kịch. Có anh kép hát bảnh “giai” đi ngang, thấy ba nàng nháy mắt cầu khẩn, chàng đồng ý hộ tống lên đường. Đoàn hát leo lên cỗ xe ngựa đi hướng Chiết Giang. Tới ngọn đồi, ba nàng thiếu nữ vẫy tay tạm biệt.
Trong lúc cùng nhau cuốc bộ, Lâm Tố Đình hỏi Nữ Thần Y:
- Ý nghĩa của Thạch Thủy là gì?
Nữ Thần Y cười hí hí:
- Thạch là đá. Thủy là nước. Cục đá chọi vô nước là... vậy đó!
Lâm Tố Đình cười ha ha:
- Cô thiệt là lí lắc.
Tiểu Tường nhướng mắt:
- Là vậy đó là sao?
Lâm Tố Đình xỉ trán Tiểu Tường, bảo:
- Nữ Thần Y nói dzậy mà cũng hổng biết! Thạch Thủy có nghĩa là... Tủm.
- Hả ?!? Cô ấy tên Tủm thiệt sao? – Tiểu Tường quát tháo.
Và Tiểu Tường áp đôi tay lên bộ ngực to đùng, chèn trái tim. Lời giải mã của Lâm Tố Đình khiến Tiểu Tường xém xỉu.
Tiểu Tường mém xỉu thật. Nàng loạng choạng ngã lên vai Nữ Thần Y. Dè đâu, Nữ Thần Y hơi men bắt đầu ngà ngà nên té bịch xuống đất. Lâm Tố Đình cũng không giỏi gì mấy nhưng đỡ hơn hai kẻ kia. Cuối cùng, Lâm Tố Đình cõng Nữ Thần Y. Tiểu Tường lệt bệt phía sau như con vịt què.
Lúc tam cô nương lót tót lên đến ngọn đồi, lon ton tới nơi hội ngộ Cửu Dương thì trời đã quá khuya. Lâm Tố Đình mừng hết lớn, vội nhường tấm thân trên lưng cho sư huynh. Nữ Thần Y gầy như thơ nhưng Lâm Tố Đình cũng không hơn là mấy nên cho dù cõng con thỏ cũng mệt đứt hơi. Huống hồ Nữ Thần Y có da có thịt hơn thỏ, trọng lượng ít nhất phải bằng vài chục con thỏ… con.
Lần này, trên đường về dinh, Lâm Tố Đình dìu Tiểu Tường phía trước. Cửu Dương bế Nữ Thần Y đi phía sau vì Nữ Thần Y lảo đảo bước không vững.
Và cũng trên đường trở về, trong ba kẻ say đó có hai kẻ chuyện trò:
- Đẹp thật, nhìn trăng kìa! – Tiểu Tường chỉ trên cao.
- Sai bét ! Đó là mặt trời ! – Lâm Tố Đình hươ tay khẳng định.
Tiểu Tường lên giọng:
- Mặt trời đâu mà mặt trời. Cô ngu bỏ xừ! Trò chuyện với cô mệt quá, chẳng thà tôi để dành hơi cho ấm bụng còn hay hơn.
Bị chê tối tăm mày mặt, Lâm Tố Đình cãi chí chóe um xùm trời đất:
- Tôi mà ngu? Dzậy chứ cô dám cá hông? Tôi nói cái đó là mặt trời.
Tiểu Tường đưa ngón tay lập thệ:
- Đứa nào nói trật làm cha?
Lâm Tố Đình nghéo ngón út:
- Dô luôn, trăm phần trăm!
Và Lâm Tố Đình cười thầm “quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử nói đi nói lại mới là quân tử khôn.”
- Cô thua là cái chắc – Tiểu Tường nhún vai tâm đắc.
Lâm Tố Đình không chịu thua ai. Nàng búa ngay:
- Còn chưa biết mèo nào cắn mễu nào. Cô đừng làm giọng ta đây, tưởng rằng mình hay.
Họ cãi nhau cho đến khi đỏ mặt tía tai thì quay đầu ngược lại tìm trọng tài:
- Nữ Thần Y, cô hãy nói xem cái vật đang chiếu sáng trên kia là mặt trời hay mặt trăng vậy?
Trọng tài cau mày nhìn không trung. Chăm chú quan sát một hồi, nàng lỏn lẻn hỏi sư huynh:
- Họ đang nói cái bên trái hay cái bên phải?
Cửu Dương thở dài. Người ta khi xỉn, không thể phân biệt cái chiếu sáng trưng kia là nhật hay nguyệt, coi như còn châm chế được. Tới phiên người chàng thương, nàng chén thù chén tạt xong thì hoa mắt, một vật biến thành hai. Chàng tưởng tửu lượng của Lâm Tố Đình và Tiểu Tường đã kém, không ngờ khả năng nhậu nhẹt của Nữ Thần Y còn thua xa.
Ba bợm nhậu say bí tỉ trên đường về nhà. Tới bờ sông, bỗng một người thốt lên:
- Thôi chết! Cầu có một bây giờ thành hai rồi!
Tiểu Tường thống thiết la, chắc mới vừa bị Nữ Thần Y truyền nhiễm nên nhìn đơn hóa ra đôi.
- Rủi mà bước nhầm cái cầu "ảo" là ngủm luôn! - Lâm Tố Đình lo âu nói.
Nữ Thần Y khôn vặt:
- Có lẽ là vì hồi nãy chúng ta chỉ làm có một chầu rượu nên mới thành hai cái cầu. Hay là chúng ta quay trở lại phủ tri huyện làm thêm một chầu nữa, bảo đảm biến thành ba cầu. Rồi tụi mình qua cái giữa là chắc ăn nhất!
Trước câu phân tích hết sức chí lý của thần tiên tỷ tỷ, Gia Cát tái lai nghẹn họng, bó mông chịu thua luôn.
(Còn tiếp)
Giang Nam.
Bất chợt, sấm sét ầm ầm. Trời phong bão.
May mắn làm sao, Cửu Dương trông thấy tít đằng xa có một ngôi đền thờ. Chàng liền ra hiệu cho tất cả đến đó tá túc. Lâm Tố Đình mau mắn xông lên mở đường, co chân đạp cửa. Căn miếu đã bị bỏ hoang lâu năm, bên trong mục nát, lập sập. Vách thưa rỉnh rảng. Gió lùa từng hồi.
Ngôi miếu đó nhỏ chút, trống không. Ngay chính giữa gian có bức tượng thờ to lớn đặt trên một cái bàn gỗ thấp. Khuôn mặt bức tượng gãy vụn.
Lâm Tố Đình ngồi xếp bằng cạnh chiếc bàn chiêm ngưỡng pho tượng, vừa ngắm vừa lẩm bẩm “chẳng rõ ngôi đền này được thiết kế cho ai?” Tiểu Tường buông mình nằm bệt dưới chân bàn, đôi vai run run, răng va lập cập. Cửu Dương đặt Nữ Thần Y xuống đất, để nàng tựa đầu lên vai Lâm Tố Đình. Chàng thấy tam cô nương rét lạnh nên đành mạo phạm đấng bề trên. Trước khi thực hành ý định, chàng thành khẩn chắp tay khấn vái “cầu xin đức phật tha thứ cho đệ tử.”
Pho tượng đá gồ ghề đồ sộ, nặng kinh khủng. Cửu Dương phải ra sức vận nội công Đề Thiên Cân trụ tấn nâng vật nặng. Đề Thiên Cân thuộc kình dương cương, chiêu thức mười bốn của võ thuật Thiếu Lâm Tự. Công pháp này chủ yếu là dùng ngón tay luyện kình và cũng đồng thời sử dụng cánh tay luyện lực. Cửu Dương kẹp hai cánh tay vào pho tượng, dùng ngón trỏ và ngón giữa vặn một đầu đá. Trong quá trình vặn như vậy, chàng dùng nội lực nhấc cả phiến đá lên đặt ở góc phòng.
Xong xuôi, Cửu Dương trở lại gần chiếc bàn, hất đầu ra hiệu ba nàng tránh xa. Chàng đứng thế Mã Bộ trung bình tấn, buông lỏng cổ tay rồi xoay cánh tay lấy thế vận quyền Đồng Xa Chưởng đánh nhẹ xuống chiếc bàn gỗ. Loại công phu uy lực biến hóa, ngoại âm nội dương, chuyên luyện chưởng thịnh hành trong Bắc phái chính tông Thiếu Lâm Tự. Khi Đồng Xa Chưởng phát ra, chiếc bàn liền gãy rụp thành từng thanh gỗ to bằng bắp tay.
Nơi đây đã xa phủ Tri Huyện. Cửu Dương an lòng bật quẹt đốt lửa sưởi ấm căn miếu hoang. Trời còn đang giông tố.
Tiểu Tường nãy giờ đi đường thấm mệt nhưng giấc ngủ trốn tận đâu đâu. Lâm Tố Đình cũng cùng tâm trạng, khó lòng chợp mắt. Hai nương ngồi tựa lưng vào nhau thay phiên ngắm các thanh củi đang tưng bừng cháy. Nữ Thần Y ngồi bó gối cạnh sư huynh nàng.
Gió lại ùa vào khe cửa. Tiểu Tường so vai. Cửu Dương bật đứng dậy tháo chiếc áo choàng đang mặc đắp cho nàng. Lâm Tố Đình thấy thế thì ứa lệ:
- Sao huynh thiên vị quá vậy? Chỉ chăm lo một mình cô ấy. Muội cũng lạnh cóng cả hai tay đây này.
Cửu Dương đành phải cởi chiếc áo còn lại khoác lên vai cô nàng ưa so đo ba cái chuyện nhỏ chút. Có được áo ấm rồi, Lâm Tố Đình mới vui lòng ngậm miệng. Đến lượt Nữ Thần Y, chẳng biết vô tình hay cố ý mà hắt xì hơi một tiếng rõ to khiến vài con quạ đang ẩn náu trong miếu vụt bay loạn xạ. Cửu Dương trở lại bên cạnh sư muội, choàng tay ôm nàng vào lòng. Nữ Thần Y êm ái trong vòng tay sư huynh. Nàng kề môi lên tai chàng thủ thỉ:
- Huynh còn nhớ lúc xưa không? Mỗi lần trời đổ mưa, chúng ta đều quây quần bên đống lửa nướng khoai.
Cửu Dương vuốt đôi má đào, bảo:
- Muội ương bướng nhất, khoai không ăn, chỉ đòi bánh bao mà thôi.
Quả thật, lúc còn bé, Nữ Thần Y chỉ ăn độc nhất một món bánh bao. Trong bữa cơm có rất nhiều món ngon vật lạ. Ai cũng gắp hết món này đến món kia nhưng nàng từ đầu chí cuối xộc mồm vô đĩa bánh bao. Đến khi Sư Thái thúc ép lắm thì nàng mới nhăn nhó cầm đũa lên gắp sang món khác.
Mười mấy năm trước, trong một lần vui miệng, Nữ Thần Y chia sẻ tâm sự thầm kín với Cửu Dương. Nàng nói là lớn lên sẽ thành hôn với thằng bé con bà bán bánh bao ngoài chợ. Cửu Dương nghe xong liền đi kể tùm lum. Từ đó về sau, Nữ Thần Y tịnh, không bao giờ dại dột đem tâm tư ấp ủ trong lòng nói cho Cửu Dương biết nữa.
Chưa hết. Có một hôm Nữ Thần Y ốm nặng. Tới bữa ăn, cháo nàng không nuốt, chỉ đòi bánh bao. Cửu Dương đành phải đi mua nhưng tâm hơ tâm hất mua lộn loại bánh bao chay, không có nhân. Nữ Thần Y cắn một miếng, nhai nhồm nhàm hỏi:
- Sao muội chẳng thấy thịt trong chiếc bánh bao kẹp nhân này đâu cả?
Cửu Dương thót bụng:
- Lạ nhỉ? Muội thử cắn miếng nữa xem sao.
Nữ Thần Y cắn miếng bánh nữa và nói:
- Không! Vẫn không thấy thịt.
Cửu Dương chẳng chút do dự. Chàng ranh mãnh trả lời:
- Thế thì muội cắn quá chỗ có thịt mất rồi!
Trong nhóm Giang Nam bát hiệp lúc nhỏ thì đám “tứ bộ danh nhân” chơi thân với nhau hơn. Đại ca Khẩu Tâm ít khi nào có mặt ở địa đạo Tây Hồ. Chàng thường trú thân tại chùa Thanh Tịnh, thỉnh thoảng mới ghé về chào hỏi vài câu.
Còn tam ca Trương Quốc Khải cùng với tứ ca Đoàn Khiết Trường, ngũ ca Tàu Chánh Khê và lục ca Thiệu Châu Tầm thì được Sư Thái an bài ở đồn Bạch Nhật.
Chỉ riêng cặp huynh đệ Tần Thiên Nhân và Tần Thiên Văn thì lại được đại sư trù trì của chùa Thiếu Lâm nâng đỡ, đích thân dạy dỗ và truyền thụ võ học tinh vi.
Vào buổi sáng, hai huynh đệ khổ luyện các chiêu thức võ công. Đến khi chiều xuống thì trở về địa đạo Tây Hồ trú ngụ với Lâm Tố Đình và Nữ Thần Y. Bốn người cùng nhau trưởng thành nên được các thành viên bang hội gọi đùa là tứ bộ danh nhân. Họ sống khắng khít, đùm bọc, hiếm khi xa rời. Và hay quan tâm chia sớt nỗi buồn lẫn niềm vui. Riêng Lâm Tố Đình và Nữ Thần Y một mực quý mến đối phương còn hơn tỷ muội cùng chung mẫu tử.
Một buổi chiều kia, Tần Thiên Nhân đi ngang qua đại sảnh, thấy hai đứa bé đang chơi trốn tìm. Đứa này tìm lại chỗ cánh cửa hỏi:
- Có ai trốn trong đây không?
Đứa kia hối hả đáp:
- Không! Kiếm chỗ khác đi!
Thiếu đà chủ tương lai đành khoanh tay lắc đầu, cười mím chi cọp.
---oo0oo---
Đêm nay, ngồi nghe Cửu Dương và Nữ Thần Y thay phiên nhau nhắc những câu chuyện thời thơ ấu, Lâm Tố Đình cảm thấy nhớ nhung một người. Nàng nhoẻn miệng cười, khoe cái lúm đồng tiền và những chiếc răng trắng tinh đều đặn.
Lâm Tố Đình bảo Cửu Dương:
- Huynh và huynh ấy còn hay kể chuyện tiếu lâm cho muội và Nữ Thần Y nghe, khiến muội cười muốn bể bụng.
Lâm Tố Đình bất giác chùng giọng:
- Không biết bây giờ… Sư Thái ra sao?
Tiểu Tường trong vòng mấy năm gần đây hò hẹn tình tang với Cửu Dương, ít nhiều cũng biết cảm tình của Lâm Tố Đình dành cho đứt lưng quần, ý lộn, đấng lang quân. Bởi thế mà Tiểu Tường vừa nghe Lâm Tố Đình lấp lửng hỏi thì hiểu ngay. Lâm Tố Đình chẳng phải đang ám chỉ Sư Thái mà là…
Tiểu Tường tủm tỉm nói trổng không:
- Muốn hỏi thăm tung tích thiếu đà chủ Tần Thiên Nhân thì hỏi đại cho rồi, còn bày đặt mắc cỡ.
Tiểu Tường nói khơi khơi nhưng ngụ ý gán ghép tình duyên cho Lâm Tố Đình. Lâm Tố Đình biết chứ. Nàng véo nữ nhân bên cạnh một cái. Tiểu Tường bị cấu đau điếng, định lên tiếng chửi thề.
Cửu Dương cười nói với Lâm Tố Đình:
- Muội đừng lo, thiếu đà chủ chắc chắn trở về Tây Hồ đón lễ Trùng Dương.
Tình ý của Lâm Tố Đình đối với Tần Thiên Nhân rõ rệt như ban ngày. Tất cả huynh đệ trong bang hội Đại Minh Triều không cần nói cũng biết. Mọi người trêu chọc riết mà Lâm Tố Đình vẫn chứng nào tật nấy. Hễ nhắc đến tên Tần Thiên Nhân thì nàng e thẹn đỏ mặt, lòng dạ xốn xang. Chắc nàng còn chưa quen mùi trận mạc.
Trong những kẻ đang vui đùa đó có một kẻ nín thinh, lặng lẽ bỏ thêm củi vào đống than hồng đang phần phật cháy.
Tiểu Tường đưa tay xoa vết cấu:
- Cô chưa thành hôn với chàng mà đã dữ dằn như vầy rồi, mai mốt trở thành đà chủ phu nhân ai mà chịu nổi?
Bị Tiểu Tường trêu ghẹo dai nhách như giẻ rách, Lâm Tố Đình nhảy dựng. Nữ Thần Y ngó thấy Lâm Tố Đình phụng phịu, sợ gà nhà chọi nhau nên đánh trống lảng:
- Thôi, hai cô đừng cãi lộn nữa, để dành hơi kể chuyện cười còn vui hơn.
- Cãi trúng chứ cãi lộn thì cãi làm chi? – Lâm Tố Đình bực Tiểu Tường nhưng không làm gì được, đành sửa lưng Nữ Thần Y cho hả dạ. Ý mà hình như câu nói đó là câu quen thuộc của Lâm Tố Đình.
- Hay, hay! – Tiểu Tường cũng chán cãi… trúng nên vỗ tay – Trời đang mưa mà kể chuyện cười là bá cháy bù chét chó.
Sau khi phăng câu ví von ngứa ngáy mình mẩy, Tiểu Tường định đưa tay gãi đầu.
- Vậy thì cô mau kể đi – Lâm Tố Đình hối Nữ Thần Y - Ngồi đây tù cẳng buồn chết được.
Cửu Dương ngứa miệng tính phản đối nhưng thấy bọn họ ủng hộ quá nên thôi. Ngồi trong miếu hoang, chàng chỉ sụp mi buồn ngủ, chẳng thấy tù cẳng tí ti ông cụ gì. Trời đang mưa to, gió lớn, chàng chỉ muốn ôm sư muội vào lòng đánh một giấc thẳng cẳng tới sáng. Vả lại, mỗi khi nghe tiếng nước rơi trên mái nhà lộp độp, chàng lại xót lòng.
Đâu có ai hiểu thấu nỗi đau của Gia Cát tái lai. Lúc còn bé, phụ thân tam thê tứ thiếp. Phụ mẫu của chàng là vợ lẻ nên phải cả ngày lẫn đêm bực dọc nhìn mặt vợ cả mà sống. Có một hôm mưa tầm tã, phụ mẫu bỏ rơi hai đứa con trai thơ dại để lên đường tái giá. Phụ thân biết tin đã chửi bới um xùm. Thế là mỗi lần trời mưa, ông lại mang hai đứa con trai ra trách móc “tại vì nghịch quá nên mẹ chúng bây mới bỏ đi.” Rồi dường như chưa hả cơn giận, ông còn nói lẩy bằng cách nghêu ngao ca cẩm “trời mưa bong bóng phập phòng, em đi lấy chồng để… khổ cho anh!”
Đêm nay, nghe tam quý nương hồ hởi nên Cửu Dương không nỡ chối từ. Chàng bất đắc dĩ đành hy sinh vì thế gian, đưa đầu ra gánh nỗi đau dùm nhân loại.
Cửu Dương gạt giấc ngủ sang bên, giỏng một tai lên nghe Nữ Thần Y kể:
- Ngày xửa ngày xưa có một người đi xe ngựa va phải chú chim sẻ bay ngược chiều. Người đó dừng xe xem xét, thấy chưa chết bèn nhặt đem về đắp thuốc rồi thả vào lồng với chút bánh bao và nước. Khi tỉnh lại, thấy mình bên song sắt cùng với mấy mẩu bánh vụn, chú sẻ thở dài tự nhủ “bỏ mẹ! Mình đâm chết thằng cha đi xe ngựa rồi. Quả này chắc tù mọt gông đây!”
Câu chuyện tầm phào làm không khí vui nhộn hẳn. Lâm Tố Đình vơi đi nỗi nhớ Thiên Nhân. Nàng xung phong kể tiếp:
- Ngày nảy ngày nay có hai con rắn độc đang bò ngang khu rừng. Một con quay lại hỏi con kia “tụi mình là rắn độc phải không?” Con kia trả lời “đúng vậy, rất độc.” Con thứ nhất lại hỏi “tụi mình có đúng là rắn độc thiệt không?” Con thứ hai bực mình nói “Thật vậy. Chúng ta là loài rắn cực độc trên thế gian này. À mà sao mày hỏi hoài vậy?” “Vì tao mới cắn phải lưỡi tao mày ạ!!!”
Mọi người lại được một trận cười nghiêng ngả. Tới phiên Cửu Dương. Chàng làm bộ sửa tướng, ra vẻ ta đây sắp nói chuyện vui nhất trên đời nhưng thật ra là đang câu giờ để tìm mẩu truyện ba xu chọc chơi. Nãy giờ buồn ngủ mà ba nàng không cho ngủ nên chàng mới cố tình phá đám.
Ba nàng háo hức chống cằm lắng nghe chàng kể:
- Có một lá thư mời. Một người tên Xí viết thư mời người tên Khỏa tới nhà ăn tiệc với nội dung như sau "Khỏa thân! Khi nhận được thư này hãy mau chạy đến nhà Xí ăn tiệc nhé."
Ba nàng đỏ mặt khi nghe khúc đầu, đến khúc sau nhịn không được liền cười ầm. Tiểu Tường nguýt tình nhân:
- Huynh đầu óc nhơm nhếch, kể toàn chuyện không sạch sẽ. Để muội nói cho nghe nè.
Tiểu Tường huơ tay múa chân thuật lại câu chuyện của một con chim nhỏ bay về phương nam tránh rét. Trời lạnh quá, con chim bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm thấp thỏm chờ chết thì một con bò đi qua, ỉa vào người nó. Nó tủi nhục lắm, nhưng khi nằm giữa đống phân bò, con chim nhận ra rằng người nó đang ấm dần. Đống phân ấy đã ủ cho nó, giúp tránh khỏi cơn giá rét. Nó nằm đấy và cảm thấy cuộc đời không đến nỗi nào. Một hương vị hạnh phúc xâm chiếm cơ thể, nó bắt đầu cất tiếng hót. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng kêu nên lần theo, phát hiện con chim nằm dưới đống phân liền bới ra và ăn thịt…
Tiểu Tường chê đầu óc Cửu Dương dơ bẩn nhưng tính cho kỹ thì ngôn ngữ trong câu chuyện của nàng còn nhớt nhát hơn. Kể đến câu cúng cùi, à không, cuối cùng, Tiểu Tường nheo mắt:
- Bài học xương máu trong câu chuyện này là…
- Ai mà muốn sống thì nhào vô đống phân bò tránh lạnh! – Lâm Tố Đình cà khịa.
Trong khi Nữ Thần Y vùi đầu vô lòng ngực Cửu Dương cười ngặt nghẽo thì Tiểu Tường cụt hứng, mặt mày tiu nghỉu như mèo cắt tai. Làn da tắc kè chuyển từ đỏ sang xám xịt. Tiểu Tường hét tướng:
- Biết thì thưa thì thốt, không biết thì dựa cột mà nghe!
- Đương nhiên biết tôi mới nói – Lâm Tố Đình trề môi.
- Ngon thì giải thích đi! – Tiểu Tường long mắt.
Lâm Tố Đình không thua, vội đem thành ngữ ra ca cẩm:
- Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải cột mà quàng phải dây? Từ từ tôi mới giải thích được chứ.
Lâm Tố Đình trộ xong mới e hèm phân tích:
- Câu chuyện của cô có ba điều hay. Thứ nhất, không phải thằng nào ỉa vào mình cũng là kẻ thù của mình. Thứ hai, không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống… cứt cũng là bạn mình. Và thứ ba, khi đang ngập ngụa trong đống… cứt thì tốt nhất nên ngậm cái mồm lại.
Trước lời lẽ quá xá là thực tế, Tiểu Tường chỉ còn nước câm miệng hến quay sang Cửu Dương để mà nhõng nhẽo. Nhưng chàng đã ngoẹo cổ ngủ gà ngủ gật mất rồi.
/67
|