Thiên hạ rộng lớn được chia làm bốn: Ân quốc bá chủ phương bắc lạnh giá, Trường Hạp quốc thống trị phía nam ấm áp, Kim quốc cai quản vùng đất trung tâm giàu có. Phía đông xa xôi, Nghi quốc trị vì vùng biển bao la đầy huyền bí. Cả bốn quốc gia đều không có giao lưu nhiều. Mỗi nước một phong tục, một văn hoá, con người cũng có nét riêng biệt. Ân quốc trọng lễ nghi, thờ phụng rồng thần uyên thâm. Trường Hạp quốc coi trọng đạo nghĩa, linh thú là cáo chín đuôi tinh ranh. Kim quốc trọng vật chất, linh vật Hoả Thiềm. Nghi quốc dùng võ trị quốc, luật lệ nghiêm khắc thờ phượng hoàng.
Phượng Tâm, vị vua thứ tám mươi của Nghi quốc, đế hiệu Vệ Linh, là minh quân trăm năm có một, đã từng bước đưa Nghi quốc vào thời kỳ yên ấm phồn thịnh, bền vững suốt ba trăm năm.
Vệ Linh lập Phượng quân gần mười năm nhưng không có con trưởng nối dõi. Theo lời Quốc Sư lập đàn cầu tự hơn ba mươi ngày, chỉ tuyên Phượng quân thị tẩm. Vào ngày cuối cùng, trời giáng điềm lành, một quầng sáng xuất hiện, soi sáng khắp Nghi quốc hơn ba ngày đêm. Bệ hạ được chẩn có tin mừng.
Năm Vệ Linh thứ mười, hoàng đế sinh hạ hai công chúa thứ bảy và tám, đặt tên lần lượt là Phượng Dương, phong tước Nhật Lương công chúa và Phượng Âm, tước hiệu Nguyệt Lương công chúa. Miễn thuế cho dân chúng ba năm.
Phượng Tâm, vị vua thứ tám mươi của Nghi quốc, đế hiệu Vệ Linh, là minh quân trăm năm có một, đã từng bước đưa Nghi quốc vào thời kỳ yên ấm phồn thịnh, bền vững suốt ba trăm năm.
Vệ Linh lập Phượng quân gần mười năm nhưng không có con trưởng nối dõi. Theo lời Quốc Sư lập đàn cầu tự hơn ba mươi ngày, chỉ tuyên Phượng quân thị tẩm. Vào ngày cuối cùng, trời giáng điềm lành, một quầng sáng xuất hiện, soi sáng khắp Nghi quốc hơn ba ngày đêm. Bệ hạ được chẩn có tin mừng.
Năm Vệ Linh thứ mười, hoàng đế sinh hạ hai công chúa thứ bảy và tám, đặt tên lần lượt là Phượng Dương, phong tước Nhật Lương công chúa và Phượng Âm, tước hiệu Nguyệt Lương công chúa. Miễn thuế cho dân chúng ba năm.
/142
|