Trương Nhất Phàm gặp Thẩm Hoành Quốc ở biệt thự số 2. Nhìn thấy vợ của lão đang thu xếp đồ đạc, Thư ký Khổng cũng giúp cô thu dọn, hắn cảm thấy rất kỳ lạ khó hiểu, hay là Thẩm Hoành Quốc muốn về Bắc Kinh?
Quả nhiên, Thẩm Hoành Quốc gọi Trương Nhất Phàm vào thư phòng, cũng không dài dòng nhiều lời, trực tiếp nói luôn: “Ở Bắc Kinh có việc, tôi phải về một chuyến, nhanh thì mất hai ba ngày, chậm thì phải mất một tuần. Việc ở đây, anh nên chú ý lo liệu.
Trương Nhất Phàm thầm nghĩ, Thẩm Hoành Quốc phải về gấp gáp như thế, liệu có phải là Thẩm gia đã xảy ra chuyện gì không?
Nhìn thấy sắc mặt của Thẩm Hoành Quốc có chút u buồn, hắn cơ bản có thể khẳng định chắc điều hắn suy đoán.
Hai người trong phòng nói chuyện mất đúng mười phút, Thẩm Hoành Quốc dặn dò Trương Nhất Phàm một việc, đó là tình hình hạn hán bất thường trăm năm có một hiện nay ở Hoài Châu, cần phải quan tâm giải quyết sớm.
Việc giải quyết hạn hán thuộc trách nhiệm của Sở nông nghiệp, là công việc của Thẩm Hoành Quốc, tại sao lại bắt hắn đi làm? Trương Nhất Phàm có phần không hiểu. Nếu đứng trên góc độ của hắn, một Phó Chủ tịch cần phải toàn tâm phối hợp với Chủ tịch Tỉnh để giải quyết công việc.
Nhưng cái việc chống hạn này, không thuộc phạm vi công việc của hắn, bản thân hắn cũng không phải Phó chủ tịch tỉnh thường chực, cũng không phải là trợ lý chủ tịch tỉnh, đi quan tâm chuyện này liệu có xung đột gì hay không.
Không biết ông Phó chủ tịch nông nghiệp sẽ nghĩ thế nào? Liệu có nói hắn tay dài quản lý việc trên đầu người khác hay không? Mà Thẩm Hoành Quốc hiện giờ đang quá bận chuẩn bị cho chuyến bay đêm nay, không có thời gian giải thích cho Trương Nhất Phàm.
Lão nói có chuyện gì, Trương Nhất Phàm có thể đi tìm thư bí thư Lý Thiên Trụ để bàn bạc.
Chỉ sau có mười phút, phu nhân của Thẩm Hoành Quốc đã gọi:
- Hoàng Quốc, có thể đi được rồi.
Sau đó hai người dưới sự hộ tống của Thư ký Khổng và lái xe, vội vàng chạy tới sân bay. Trương Nhất Phàm cũng tự lái xe đi tiễn, cho đến khi vợ chồng Thẩm Hoành Quốc lên máy bay, hắn mới quay trở về thành phố.
Trên đường trở về thành phố, hắn gọi điện cho Thẩm Uyển Vân, được biết là mẹ của Thẩm Hoành Quốc sắp không trụ nổi nữa, đang ở bệnh viện.
Trương Nhất Phàm lúc này mới hiểu, thì ra là vậy. Vì nếu xét tính cách của Thẩm Hoành Quốc thì làm gì có việc gì khiến lão vội vã tới vậy.
Bệnh của bà nội Thẩm Uyển Vân rất nặng, lại hơn bảy mươi tuổi rồi, Trương Nhất Phàm trong lòng nghĩ, có thể lần này bà nội khó lòng qua khỏi. Nhưng nếu đổi lại là người khác, ví dụ như ông nội của Thẩm Gia chẳng hạn, Duệ Quân bên kia chắc hẳn là đã báo tin cho hắn trước rồi. Còn nếu đã là bà nội của Thẩm Uyển Vân thì tất nhiên là không quan trọng tới mức đó.
Về đến nhà, Trương Nhất Phàm hoàn toàn không có cảm giác buồn ngủ. Hắn ngồi trước bản đồ hành chính của tỉnh xem đi xem lại, thấy rằng đất Hoài Châu thuộc phía tây của tỉnh Tương, là một vùng tương đối nghèo khó của tỉnh, tại sao lần này tình hình hạn hán lại nghiêm trọng đến vậy?
Ở tỉnh Tương, bao năm qua đều như thế, cứ đến tháng tư tháng năm, nạn úng lụt diễn ra không ngừng, nước sông dâng lên lan tràn thành lụt. Nhưng đến tháng tám tháng chín lại xảy ra hạn hán liên miên. Tình trạng “bốn lụt tám hạn” đã trở thành đặc trưng của tỉnh Tương.
Thực tế ra, mỗi năm trong tỉnh đều có khoản tiền trích cho việc chống lụt, hạn hán. Không biết tiêu tốn bao nhiêu tiền của, nhân lực, vật lực hàng năm, mà công việc chống hạn vẫn không nhìn thấy mấy kết quả.
Trương Nhất Phàm liền nghĩ tới năm đó ở thị trấn Liễu Thủy, bọn lãnh đạo ở đó mỗi năm lĩnh bao nhiêu tiền từ bên trên, cũng chẳng thấy tiền kịp rơi vào chỗ, cứ lần lượt từng lớp một bị bóc ra, cuối cùng cũng chẳng còn lại bao nhiêu. Một số còn giả làm vài động tác, một số còn chẳng cần nề hà, đem toàn bộ khoản tiền ăn luôn, đến mẩu xương cũng không cho dân chúng nhìn thấy.
Nhưng thật ra chuyện như vậy nhìn mãi cũng quen mắt. Trương Nhất Phàm chỉ không hiểu, tại sao Thẩm Hoành Quốc muốn mình chủ trì việc này. Phó tỉnh trưởng quản lý nông nghiệp Đặng Vạn Niên, là ông già gần sáu mươi tuổi, tính cách cũng không có gì tốt, có phần nóng nảy, thô lỗ.
Thời điểm phân công công tác quản lý, Thẩm Hoành Quốc đã chỉ định lão phụ trách mảng nông nghiệp, nông thôn, mua bán, di dân, các xí nghiệp thuộc thị trấn, giúp đỡ hộ nghèo, các công việc liên quan đến kinh tế khu vực.
Phân công quản lý phòng nông thôn tỉnh, Sở thủy lợi tỉnh, Sở nông nghiệp tỉnh, Sở lâm nghiệp tỉnh, hợp tác xã mua bán nông sản tỉnh, Viện khoa học nông nghiệp, và cục di dân tỉnh.
Con người này không dễ tiếp xúc, Trương Nhất Phàm từ trước tới giờ cũng không có mối giao tình nào với hắn.
Có lúc trong một cuộc họp hội nghị nào đó, hai người có chạm mặt nhau, hắn có thể cảm nhận rất rõ ràng là lão không hài lòng về hắn, hoặc giả coi thường hắn. Trương Nhất Phàm biết cái kiểu người như lão ta, thường hay khinh thường những người trẻ tuổi. Trong mắt lão, chỉ có những người nhiều tuổi mới có năng lực. Còn những người trẻ bây giờ, để leo lên được vị trí cao như vậy, trừ phi là có sự nâng đỡ từ phía sau.
Lão ở trước mặt Trương Nhất Phàm tỏ ra rất kênh kiệu, làm ra vẻ thanh cao. Vì thế lần này Thẩm Hoành Quốc đi vắng, đột ngột đặt cái đòn gánh này lên vai hắn, Trương Nhất Phàm không thể không cẩn trọng cân nhắc.
Công việc được phân công của hai người vốn dĩ khác nhau, “nước giếng không hòa lẫn nước sông”, nếu hắn nhúng tay vào việc này, sợ là sẽ xảy ra xung đột với lão ta. Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn, cho nên cánh nông nghiệp luôn cho rằng mình chiếm địa vị chủ đạo.
Thế nhưng theo tiến trình cải cách mở cửa, công nghiệp từ yếu thế mạnh dần lên, chiếm một phần quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay trong kinh tế của toàn tỉnh, đóng góp của ngành công nghiệp chiếm vị trí chủ đạo. Nông nghiệp mặc dù chiếm diện tích lớn, số nhân khẩu làm nông nghiệp đông, nhưng trên thực tế số thuế đóng góp chẳng được bao nhiêu. Lại thệm chính sách giảm bớt giánh nặng cho người nông dân, đã bỏ đi rất nhiều các khoản thu thuế nông nghiệp. Như khu vực Triết Giang, cơ bản không có thuế nông nghiệp được thu, vì công nghiệp của vùng này đã chiếm lĩnh vị thế chủ chốt.
Như vậy xét trên một phương diện nào đó, địa vị của Trương Nhất Phàm trong ban lãnh đạo chính phủ tỉnh đã vượt qua Quách Vạn Niên. Chính vị vậy, lão mới cảm thấy khó chịu, không thoải mải trong lòng.
Thêm nữa, hắn bây giờ đã được xem như là mặt trời buổi hoàng hôn, không có khả năng phát triển sự nghiệp công danh thêm nữa. Hắn cũng chẳng hy vọng có một ngày được vào Cục chính trị. Vì thế hắn thực tế chẳng cần phải dựa vào một cây lớn nào để vươn cao lên.
Giữ được cho mình một mảnh ruộng ba phần đất, đó chính là kết cục tốt nhất rồi.
Ngày thứ hai, Trương Nhất Phàm mới đến văn phòng được một lúc thì thư ký của Lý Thiên Trụ gọi điện đến, muốn hắn đến văn phòng của Bí thư Lý. Khi Trương Nhất Phàm đến, Quách Vạn Niên cũng ở đó.
Nhìn thấy Quách Vạn Niên tóc điểm hoa râm, hắn nghĩ ngay đến việc tối qua. Việc này hắn còn chưa kịp hỏi Lý Thiên Trụ, lão đã nhanh nhẹn hành động trước, tranh trước một bước gọi mình đến đây.
Trương Nhất Phàm chào hai người, Lý Thiên Trụ gật gật đầu, bảo hắn ngồi xuống. Còn Quách Vạn Niên thì chỉ gật nhẹ đầu một cái, coi như là đã xong màn chào hỏi.
Lý Thiên Trụ nói:
- Hôm nay ta gọi anh đến, chủ yếu vì tình hình ở Hoài Châu. Tình trạng hạn hán ở Hoài châu đã lên đến mức nghiêm trọng, chúng ta hàng năm chống hạn hàng năm hạn. Chúng ta nhất định phải nghĩ ra cách nào đó khắc phục tình trạng này. Từ khi tôi đến Tỉnh Tương này, rất nhiều lần nghe nhắc đến câu “bốn lụt tám hạn”. Không phải năm nào chúng ta cũng có khoản tiền rót xuống cho việc này sao? Tại sao vẫn chưa giải quyết được? Đồng chí Vạn Niên, đồng chí là bậc lão làng rồi, nhiệm kỳ này là nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp đúng không? Công tác nông nghiệp từ trước tới giờ vẫn thuộc sự quản lý của đồng chí, đồng chí làm thế nào thì làm lần này cũng phải đưa ra được phương án giải quyết hiệu quả. Chúng ta không thể chỉ giải quyết phần ngọn mà phải làm từ gốc mới được.
Quách Vạn Niên liền nói:
- Đây là bệnh kinh niên rồi, chúng ta cũng chỉ là “đắp sẹo cho nồi vỡ” mà thôi. Năm nay vá chỗ này, năm sau lại hỏng chỗ khác, chẳng có cách nào cả. Chúng ta cũng không thể trách các đồng chí ở dưới làm việc thiếu cố gắng. Có năm nào chống lũ cứu hạn không phải là cán bộ xung phong lên trước tiên? Việc rót tiền trong tỉnh, tôi thấy chỉ như muối bỏ biển. Chủ yếu là do phần gốc của chúng ta quá yếu, việc này thật đúng như là “vải bố thêu hoa” mà.
Lý Thiên Trụ là người cấp tiến, ông tất nhiên không hài lòng với kiểu nói đó. Năm xưa, khi ông còn làm Tỉnh trưởng, cũng nghe thấy nhiều người nói những câu kiểu như thế. Nhưng ông không tin, “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”, lũ người kia đúng là không có tim mà!
Chẳng có núi nào không thể san đổ, chẳng có biển nào không thể lấp đầy. Cái này chỉ có thể nói lên là lũ người này chưa cố gắng, chưa làm đến cùng thôi. Tuy nhiên Lý Thiên Trụ chỉ nghĩ trong đầu không nói ra.
Những người có tuổi hầu như đều không có tinh thần cố gắng vươn lên, nhưng không cầu có công, chỉ cần không làm gì quá, điều này Lý Thiên Trụ rất hiểu. Ông cũng là người chủ trương mạnh dạn dùng người trẻ tuổi vào đội ngũ lãnh đạo.
Nghe Quách Vạn Niên nói xong, ông liền nói:
- Vậy ý của đồng chí Vạn Niên là việc này không có cách gì giải quyết triệt để đúng không?
Ngay cả Trương Nhất Phàm cũng nghe ra sự không hài lòng trong giọng nói của Lý Thiên Trụ. Ai ngờ Quách Vạn Niên lại bày cái bộ dạng “trung thần không sợ chết” nói:
- Trừ phi tỉnh tăng thêm chi phi, sửa hoàn thiện toàn bộ các công trình thủy lợi hỏng đó, nếu không cứ đắp đắp vá vá thế này, hiệu quả chẳng được bao nhiêu.
Lý Thiên Trụ nói:
- Hiện nay xảy ra hạn hạn nghiêm trọng nhất toàn tỉnh là tại Hoài Châu, giải quyết tình trạng này là việc cấp bách như lửa xém lông mày rồi. Đồng chí Vạn Niên, việc này ông nhất định phải lo liệu ổn thỏa, không được phép có vấn đề gì nữa.
Quách Vạn Niên liếc qua Trương Nhất Phàm một cái rồi nói:
- Vốn dĩ không sao, nhưng tự nhiên có một số nhà máy ngang nhiên xả chất thải, làm ô nhiễm nguồn nước sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ cứu hạn. Hoài Châu tròn vuông cũng có mấy chục lý, mà chỉ có một con sông thế này, việc cứu hạn sợ là vấp phải nhiều khó khăn.
Nghe đến đây, Trương Nhất Phàm mới hiểu ra dụng ý của Thẩm Hoành Quốc. Lão muốn hắn đi giải quyết hạn hán ở Hoài Châu, e rằng chính là giải quyết vấn đề ô nhiễm công nghiệp. Hắn là phó tỉnh trưởng phụ trách mảng công nghiệp, bình thường thì xử lý ô nhiễm nguồn nước không phải là việc khó.
Nhưng trong thời điểm nhạy cảm này, nhà nhà đều thiếu nước dùng, thế mà nguồn nước duy nhất của tỉnh lại bị chất thải công nghiệp làm ô nhiễm nốt. Đây trở thành vấn đề lớn, không chỉ ảnh hưởng đến việc chống hạn, còn ảnh hưởng đến nhu cầu nước sinh hoạt, ăn uống của người dân.
Quách Vạn Niên nói như thế có ý là Trương Nhất Phàm vẫn chưa làm tốt việc của mình, thậm chí không quản tốt người dưới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ công việc của lão. Cho nên nếu bàn đến trách nhiệm, sợ là lỗi sai thuộc về chính Trương Nhất Phàm chứ không phải ở lão.
Quách Vạn Niên rất nhẹ nhàng như vậy chuyển trách nhiệm qua Trương Nhất Phàm.
Việc xử lý nước thải công nghiệp luôn là vấn đề lớn đối với ô nhiễm môi trường. Kể từ khi Trương Nhất Phàm nhậm chức đến nay vẫn chưa kịp làm gì hay đưa ra giải pháp nào cho vấn đề này thì một trận bão lớn quét qua làm cho mọi người chuyển hướng chú ý. Hắn còn chưa kịp định thần thì Quách Vạn Niên đã bất ngờ ném quả lựu đạn to tướng về phía hắn.
Quả nhiên, Thẩm Hoành Quốc gọi Trương Nhất Phàm vào thư phòng, cũng không dài dòng nhiều lời, trực tiếp nói luôn: “Ở Bắc Kinh có việc, tôi phải về một chuyến, nhanh thì mất hai ba ngày, chậm thì phải mất một tuần. Việc ở đây, anh nên chú ý lo liệu.
Trương Nhất Phàm thầm nghĩ, Thẩm Hoành Quốc phải về gấp gáp như thế, liệu có phải là Thẩm gia đã xảy ra chuyện gì không?
Nhìn thấy sắc mặt của Thẩm Hoành Quốc có chút u buồn, hắn cơ bản có thể khẳng định chắc điều hắn suy đoán.
Hai người trong phòng nói chuyện mất đúng mười phút, Thẩm Hoành Quốc dặn dò Trương Nhất Phàm một việc, đó là tình hình hạn hán bất thường trăm năm có một hiện nay ở Hoài Châu, cần phải quan tâm giải quyết sớm.
Việc giải quyết hạn hán thuộc trách nhiệm của Sở nông nghiệp, là công việc của Thẩm Hoành Quốc, tại sao lại bắt hắn đi làm? Trương Nhất Phàm có phần không hiểu. Nếu đứng trên góc độ của hắn, một Phó Chủ tịch cần phải toàn tâm phối hợp với Chủ tịch Tỉnh để giải quyết công việc.
Nhưng cái việc chống hạn này, không thuộc phạm vi công việc của hắn, bản thân hắn cũng không phải Phó chủ tịch tỉnh thường chực, cũng không phải là trợ lý chủ tịch tỉnh, đi quan tâm chuyện này liệu có xung đột gì hay không.
Không biết ông Phó chủ tịch nông nghiệp sẽ nghĩ thế nào? Liệu có nói hắn tay dài quản lý việc trên đầu người khác hay không? Mà Thẩm Hoành Quốc hiện giờ đang quá bận chuẩn bị cho chuyến bay đêm nay, không có thời gian giải thích cho Trương Nhất Phàm.
Lão nói có chuyện gì, Trương Nhất Phàm có thể đi tìm thư bí thư Lý Thiên Trụ để bàn bạc.
Chỉ sau có mười phút, phu nhân của Thẩm Hoành Quốc đã gọi:
- Hoàng Quốc, có thể đi được rồi.
Sau đó hai người dưới sự hộ tống của Thư ký Khổng và lái xe, vội vàng chạy tới sân bay. Trương Nhất Phàm cũng tự lái xe đi tiễn, cho đến khi vợ chồng Thẩm Hoành Quốc lên máy bay, hắn mới quay trở về thành phố.
Trên đường trở về thành phố, hắn gọi điện cho Thẩm Uyển Vân, được biết là mẹ của Thẩm Hoành Quốc sắp không trụ nổi nữa, đang ở bệnh viện.
Trương Nhất Phàm lúc này mới hiểu, thì ra là vậy. Vì nếu xét tính cách của Thẩm Hoành Quốc thì làm gì có việc gì khiến lão vội vã tới vậy.
Bệnh của bà nội Thẩm Uyển Vân rất nặng, lại hơn bảy mươi tuổi rồi, Trương Nhất Phàm trong lòng nghĩ, có thể lần này bà nội khó lòng qua khỏi. Nhưng nếu đổi lại là người khác, ví dụ như ông nội của Thẩm Gia chẳng hạn, Duệ Quân bên kia chắc hẳn là đã báo tin cho hắn trước rồi. Còn nếu đã là bà nội của Thẩm Uyển Vân thì tất nhiên là không quan trọng tới mức đó.
Về đến nhà, Trương Nhất Phàm hoàn toàn không có cảm giác buồn ngủ. Hắn ngồi trước bản đồ hành chính của tỉnh xem đi xem lại, thấy rằng đất Hoài Châu thuộc phía tây của tỉnh Tương, là một vùng tương đối nghèo khó của tỉnh, tại sao lần này tình hình hạn hán lại nghiêm trọng đến vậy?
Ở tỉnh Tương, bao năm qua đều như thế, cứ đến tháng tư tháng năm, nạn úng lụt diễn ra không ngừng, nước sông dâng lên lan tràn thành lụt. Nhưng đến tháng tám tháng chín lại xảy ra hạn hán liên miên. Tình trạng “bốn lụt tám hạn” đã trở thành đặc trưng của tỉnh Tương.
Thực tế ra, mỗi năm trong tỉnh đều có khoản tiền trích cho việc chống lụt, hạn hán. Không biết tiêu tốn bao nhiêu tiền của, nhân lực, vật lực hàng năm, mà công việc chống hạn vẫn không nhìn thấy mấy kết quả.
Trương Nhất Phàm liền nghĩ tới năm đó ở thị trấn Liễu Thủy, bọn lãnh đạo ở đó mỗi năm lĩnh bao nhiêu tiền từ bên trên, cũng chẳng thấy tiền kịp rơi vào chỗ, cứ lần lượt từng lớp một bị bóc ra, cuối cùng cũng chẳng còn lại bao nhiêu. Một số còn giả làm vài động tác, một số còn chẳng cần nề hà, đem toàn bộ khoản tiền ăn luôn, đến mẩu xương cũng không cho dân chúng nhìn thấy.
Nhưng thật ra chuyện như vậy nhìn mãi cũng quen mắt. Trương Nhất Phàm chỉ không hiểu, tại sao Thẩm Hoành Quốc muốn mình chủ trì việc này. Phó tỉnh trưởng quản lý nông nghiệp Đặng Vạn Niên, là ông già gần sáu mươi tuổi, tính cách cũng không có gì tốt, có phần nóng nảy, thô lỗ.
Thời điểm phân công công tác quản lý, Thẩm Hoành Quốc đã chỉ định lão phụ trách mảng nông nghiệp, nông thôn, mua bán, di dân, các xí nghiệp thuộc thị trấn, giúp đỡ hộ nghèo, các công việc liên quan đến kinh tế khu vực.
Phân công quản lý phòng nông thôn tỉnh, Sở thủy lợi tỉnh, Sở nông nghiệp tỉnh, Sở lâm nghiệp tỉnh, hợp tác xã mua bán nông sản tỉnh, Viện khoa học nông nghiệp, và cục di dân tỉnh.
Con người này không dễ tiếp xúc, Trương Nhất Phàm từ trước tới giờ cũng không có mối giao tình nào với hắn.
Có lúc trong một cuộc họp hội nghị nào đó, hai người có chạm mặt nhau, hắn có thể cảm nhận rất rõ ràng là lão không hài lòng về hắn, hoặc giả coi thường hắn. Trương Nhất Phàm biết cái kiểu người như lão ta, thường hay khinh thường những người trẻ tuổi. Trong mắt lão, chỉ có những người nhiều tuổi mới có năng lực. Còn những người trẻ bây giờ, để leo lên được vị trí cao như vậy, trừ phi là có sự nâng đỡ từ phía sau.
Lão ở trước mặt Trương Nhất Phàm tỏ ra rất kênh kiệu, làm ra vẻ thanh cao. Vì thế lần này Thẩm Hoành Quốc đi vắng, đột ngột đặt cái đòn gánh này lên vai hắn, Trương Nhất Phàm không thể không cẩn trọng cân nhắc.
Công việc được phân công của hai người vốn dĩ khác nhau, “nước giếng không hòa lẫn nước sông”, nếu hắn nhúng tay vào việc này, sợ là sẽ xảy ra xung đột với lão ta. Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn, cho nên cánh nông nghiệp luôn cho rằng mình chiếm địa vị chủ đạo.
Thế nhưng theo tiến trình cải cách mở cửa, công nghiệp từ yếu thế mạnh dần lên, chiếm một phần quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay trong kinh tế của toàn tỉnh, đóng góp của ngành công nghiệp chiếm vị trí chủ đạo. Nông nghiệp mặc dù chiếm diện tích lớn, số nhân khẩu làm nông nghiệp đông, nhưng trên thực tế số thuế đóng góp chẳng được bao nhiêu. Lại thệm chính sách giảm bớt giánh nặng cho người nông dân, đã bỏ đi rất nhiều các khoản thu thuế nông nghiệp. Như khu vực Triết Giang, cơ bản không có thuế nông nghiệp được thu, vì công nghiệp của vùng này đã chiếm lĩnh vị thế chủ chốt.
Như vậy xét trên một phương diện nào đó, địa vị của Trương Nhất Phàm trong ban lãnh đạo chính phủ tỉnh đã vượt qua Quách Vạn Niên. Chính vị vậy, lão mới cảm thấy khó chịu, không thoải mải trong lòng.
Thêm nữa, hắn bây giờ đã được xem như là mặt trời buổi hoàng hôn, không có khả năng phát triển sự nghiệp công danh thêm nữa. Hắn cũng chẳng hy vọng có một ngày được vào Cục chính trị. Vì thế hắn thực tế chẳng cần phải dựa vào một cây lớn nào để vươn cao lên.
Giữ được cho mình một mảnh ruộng ba phần đất, đó chính là kết cục tốt nhất rồi.
Ngày thứ hai, Trương Nhất Phàm mới đến văn phòng được một lúc thì thư ký của Lý Thiên Trụ gọi điện đến, muốn hắn đến văn phòng của Bí thư Lý. Khi Trương Nhất Phàm đến, Quách Vạn Niên cũng ở đó.
Nhìn thấy Quách Vạn Niên tóc điểm hoa râm, hắn nghĩ ngay đến việc tối qua. Việc này hắn còn chưa kịp hỏi Lý Thiên Trụ, lão đã nhanh nhẹn hành động trước, tranh trước một bước gọi mình đến đây.
Trương Nhất Phàm chào hai người, Lý Thiên Trụ gật gật đầu, bảo hắn ngồi xuống. Còn Quách Vạn Niên thì chỉ gật nhẹ đầu một cái, coi như là đã xong màn chào hỏi.
Lý Thiên Trụ nói:
- Hôm nay ta gọi anh đến, chủ yếu vì tình hình ở Hoài Châu. Tình trạng hạn hán ở Hoài châu đã lên đến mức nghiêm trọng, chúng ta hàng năm chống hạn hàng năm hạn. Chúng ta nhất định phải nghĩ ra cách nào đó khắc phục tình trạng này. Từ khi tôi đến Tỉnh Tương này, rất nhiều lần nghe nhắc đến câu “bốn lụt tám hạn”. Không phải năm nào chúng ta cũng có khoản tiền rót xuống cho việc này sao? Tại sao vẫn chưa giải quyết được? Đồng chí Vạn Niên, đồng chí là bậc lão làng rồi, nhiệm kỳ này là nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp đúng không? Công tác nông nghiệp từ trước tới giờ vẫn thuộc sự quản lý của đồng chí, đồng chí làm thế nào thì làm lần này cũng phải đưa ra được phương án giải quyết hiệu quả. Chúng ta không thể chỉ giải quyết phần ngọn mà phải làm từ gốc mới được.
Quách Vạn Niên liền nói:
- Đây là bệnh kinh niên rồi, chúng ta cũng chỉ là “đắp sẹo cho nồi vỡ” mà thôi. Năm nay vá chỗ này, năm sau lại hỏng chỗ khác, chẳng có cách nào cả. Chúng ta cũng không thể trách các đồng chí ở dưới làm việc thiếu cố gắng. Có năm nào chống lũ cứu hạn không phải là cán bộ xung phong lên trước tiên? Việc rót tiền trong tỉnh, tôi thấy chỉ như muối bỏ biển. Chủ yếu là do phần gốc của chúng ta quá yếu, việc này thật đúng như là “vải bố thêu hoa” mà.
Lý Thiên Trụ là người cấp tiến, ông tất nhiên không hài lòng với kiểu nói đó. Năm xưa, khi ông còn làm Tỉnh trưởng, cũng nghe thấy nhiều người nói những câu kiểu như thế. Nhưng ông không tin, “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”, lũ người kia đúng là không có tim mà!
Chẳng có núi nào không thể san đổ, chẳng có biển nào không thể lấp đầy. Cái này chỉ có thể nói lên là lũ người này chưa cố gắng, chưa làm đến cùng thôi. Tuy nhiên Lý Thiên Trụ chỉ nghĩ trong đầu không nói ra.
Những người có tuổi hầu như đều không có tinh thần cố gắng vươn lên, nhưng không cầu có công, chỉ cần không làm gì quá, điều này Lý Thiên Trụ rất hiểu. Ông cũng là người chủ trương mạnh dạn dùng người trẻ tuổi vào đội ngũ lãnh đạo.
Nghe Quách Vạn Niên nói xong, ông liền nói:
- Vậy ý của đồng chí Vạn Niên là việc này không có cách gì giải quyết triệt để đúng không?
Ngay cả Trương Nhất Phàm cũng nghe ra sự không hài lòng trong giọng nói của Lý Thiên Trụ. Ai ngờ Quách Vạn Niên lại bày cái bộ dạng “trung thần không sợ chết” nói:
- Trừ phi tỉnh tăng thêm chi phi, sửa hoàn thiện toàn bộ các công trình thủy lợi hỏng đó, nếu không cứ đắp đắp vá vá thế này, hiệu quả chẳng được bao nhiêu.
Lý Thiên Trụ nói:
- Hiện nay xảy ra hạn hạn nghiêm trọng nhất toàn tỉnh là tại Hoài Châu, giải quyết tình trạng này là việc cấp bách như lửa xém lông mày rồi. Đồng chí Vạn Niên, việc này ông nhất định phải lo liệu ổn thỏa, không được phép có vấn đề gì nữa.
Quách Vạn Niên liếc qua Trương Nhất Phàm một cái rồi nói:
- Vốn dĩ không sao, nhưng tự nhiên có một số nhà máy ngang nhiên xả chất thải, làm ô nhiễm nguồn nước sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ cứu hạn. Hoài Châu tròn vuông cũng có mấy chục lý, mà chỉ có một con sông thế này, việc cứu hạn sợ là vấp phải nhiều khó khăn.
Nghe đến đây, Trương Nhất Phàm mới hiểu ra dụng ý của Thẩm Hoành Quốc. Lão muốn hắn đi giải quyết hạn hán ở Hoài Châu, e rằng chính là giải quyết vấn đề ô nhiễm công nghiệp. Hắn là phó tỉnh trưởng phụ trách mảng công nghiệp, bình thường thì xử lý ô nhiễm nguồn nước không phải là việc khó.
Nhưng trong thời điểm nhạy cảm này, nhà nhà đều thiếu nước dùng, thế mà nguồn nước duy nhất của tỉnh lại bị chất thải công nghiệp làm ô nhiễm nốt. Đây trở thành vấn đề lớn, không chỉ ảnh hưởng đến việc chống hạn, còn ảnh hưởng đến nhu cầu nước sinh hoạt, ăn uống của người dân.
Quách Vạn Niên nói như thế có ý là Trương Nhất Phàm vẫn chưa làm tốt việc của mình, thậm chí không quản tốt người dưới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ công việc của lão. Cho nên nếu bàn đến trách nhiệm, sợ là lỗi sai thuộc về chính Trương Nhất Phàm chứ không phải ở lão.
Quách Vạn Niên rất nhẹ nhàng như vậy chuyển trách nhiệm qua Trương Nhất Phàm.
Việc xử lý nước thải công nghiệp luôn là vấn đề lớn đối với ô nhiễm môi trường. Kể từ khi Trương Nhất Phàm nhậm chức đến nay vẫn chưa kịp làm gì hay đưa ra giải pháp nào cho vấn đề này thì một trận bão lớn quét qua làm cho mọi người chuyển hướng chú ý. Hắn còn chưa kịp định thần thì Quách Vạn Niên đã bất ngờ ném quả lựu đạn to tướng về phía hắn.
/1313
|