… Hội nghị diễn ra không lâu, hơn nữa mấy vị nguyên lãnh đạo lão thành của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc đã lui xuống được mời đến về cơ bản là không lên tiếng, hoàn toàn chính là để bài trí, điều này càng làm cho Đàm Quốc Thụy càng thêm tức giận bất bình. Ý tưởng mời đến đây một số lão già này chắc chắn là ám chỉ của Tống Triêu Độ, sau đó Trần Hải Phong đi thực thi công việc cụ thể, nhưng điều này lại khiến y phải xấu hổ.
Lúc hội nghị gần chấm dứt, Phạm Duệ Hằng phát biểu vài câu, cuối cùng là Tống Triêu Độ lên tiếng bổ sung. Sau khi Tống Triêu Độ khẳng định lại tinh thần chỉ thị của Bí thư Phạm rồi vạch rõ một số điều cụ thể phải thực hiện dựa trên tinh thần chỉ thị đó, hơn nữa không ngừng quán triệt một số vấn đề rồi đưa ra cái nhìn của ông ta:
- Thứ nhất, thành lập Văn phòng chỉ đạo công tác đầu tư phía Nam và di cư phía Bắc do đồng chí Cao Tấn Chu phụ trách. Xét thấy việc đầu tư ở phía nam và di cư ở phía bắc là sự tình quan trọng, liên quan đến sự phát triển sau này của tỉnh Yến, là công tác cực kỳ trọng yếu vào dạng bậc nhất. Trong lúc đó thì trọng trách hiện nay trên vai đồng chí Tấn Chu quá nặng, do đó công tác quản lý thông tin đối ngoại tạm thời giao cho đồng chí Quốc Thụy toàn quyền phụ trách.
Sắc mặt Đàm Quốc Thụy đen đi một ít, công tác thông tin đối ngoại là công tác khó giải quyết nhất mà lại khó ra được chiến tích nhất. Tống Triêu Độ đem việc dễ dàng mang tới chiến tích tặng cho Cao Tấn Chu rồi lại đem cục diện rối rắm mà Cao Tấn Chu đang nắm trong tay ném lại cho y, hơn nữa lại còn ở trên hội nghị liên tịch, không phải ở tại hội nghị thường vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh, dụng ý rất rõ ràng đó chính là muốn vẽ mặt mình trước mọi người.
Trong lòng Đàm Quốc Thụy cực kỳ nghẹn khuất.
Nghẹn khuất thì cũng không có cách nào chống lại, xem hành động khe khẽ nói nhỏ với nhau lúc vừa rồi của Chủ tịch tỉnh Tống và Bí thư Phạm thì đã chứng minh được một số vấn đề rằng Chủ tịch tỉnh và Bí thư Tỉnh ủy đã đạt thành nhận thức chung, cho dù y có muốn nói cái gì nữa thì cũng vô dụng. Hơn nữa, y cũng không có khả năng nói ra điều gì, lãnh đạo đã quyết định việc này, lại công khai tuyên bố trước mặt mọi người trong hội nghị, nếu y có ý tưởng mâu thuẫn tương đương với việc công khai chống đối với lãnh đạo.
Chủ tịch tỉnh Tống, thủ đoạn hay đấy, cứ chờ xem, Đàm Quốc Thụy không phải không tức giận mà y đang mắng thầm trong bụng, y cũng có thủ đoạn của riêng mình.
Nhưng Đàm Quốc Thụy thật không ngờ chính là y vừa mới tiếp nhận công tác đối ngoại thông tin thì lập tức công tác này lại có sự cố. Hai ngày sau, đoàn Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Trung ương tới tỉnh Yến để chỉ đạo công tác, vừa mới đặt được chân xuống đất liền bị các quần chúng khiếu kiện vây chật như nêm, thiếu chút nữa xảy ra lộn xộn. Một số đồng chí lão thành trong Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc lại chõ mồm muốn tham gia vào, muốn thử nghe xem những người khiếu nại có việc gì bất bình, oan ức, điều này khiến cho Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh cực kỳ bị động, Phạm Duệ Hằng thiếu chút nữa lửa giận trào dâng tại chỗ.
Cuối cùng đành phải sắp xếp, tổ chức để đại biểu của đoàn người khiếu nại kêu oan và một số đồng chí lão thành của Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân nói chuyện trao đổi thẳng thắn. Lúc này, Phạm Duệ Hằng chỉ thị cho Vương Bằng Phi kết hợp để làm tốt công tác trấn an, phòng ngừa những người khiếu nại kêu oan gây rối, rồi phê bình Đàm Quốc Thụy một hồi. Đàm Quốc Thụy khổ sở mà không nói được lời nào, y hoài nghi có người đứng ở phía sau bức màn để quấy rối, nhưng không có chứng cớ nên không thể nói lung tung, đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
Việc này cũng chưa tính, khi nhóm đồng chí lão thành tiếp kiến những đại biểu của nhóm người khiếu nại, lúc nói chuyện với nhau thì mới biết được những người này đều là công nhân viên chức đang thất nghiệp của các xí nghiệp phá sản được tổ chức lại. Trong vấn đề các xí nghiệp bị phá sản được tổ chức lại thì vốn là trên tỉnh cũng đã quyết định một số khoản trợ cấp và bố trí công việc cho những người này, nhưng tất cả đều không thực hiện được, hiện tại thì bọn họ ngay cả cơm để ăn cũng khó khăn, đã sắp rơi vào tình trạng phải chết đói.
Nhóm đồng chí lão thành cực kỳ bất mãn, lập tức có rất nhiều ý kiến đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Yến, nói là các công nhân viên chức về hưu của các doanh nghiệp nhà nước đều là các công thần của đất nước, vì quốc gia mà dâng hiến cả cuộc đời, cuối cùng khi bọn họ già rồi, không còn sức khỏe nữa thì nhà nước lại tung chân đá một cái hất bọn họ văng ra, chẳng những không phù hợp với các chính sách tương quan của nhà nước mà còn không trọng tình người, không phải là việc mà Đảng viên Đảng cộng sản có thể làm được.
Đảng viên Đảng Cộng sản là phải vừa có tính nguyên tắc nhưng vừa phải có tình người.
Cứ như vậy, những cán bộ lão thành này cũng không khách khí mà quở mắng Phạm Duệ Hằng và Tống Triêu Độ mấy câu. Trên cơ bản thì những đồng chí lão thành của Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân Trung ương đều là những Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh đã lui ra, bọn họ so với Phạm Duệ Hằng và Tống Triêu Độ thì lý lịch kinh nghiệm còn cao hơn rất nhiều, lại rất tư cách nên Phạm Duệ Hằng và Tống Triêu Độ cũng chỉ có thể nghe, hơn nữa còn phải giả bộ tỏ ra bộ dáng rất cung kính.
Các đồng chí lão thành trong Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc thì đừng có nhìn thấy bọn họ có quyền lực không lớn, nhưng không thể trêu vào được. Trước kia từng có hai ví dụ, thứ nhất là có một Phó Bí thư Tỉnh ủy đối với các đồng chí lão thành trong Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân không quá tôn trọng, khi những đồng chí lão thành này đi xuống cơ sở để công tác thì cũng không ra tiếp đón, thái độ cũng rất lạnh nhạt. Sau đó, khi Trung ương điều chỉnh bộ máy Tỉnh ủy, đồng chí Phó Bí thư này tự cho là có thể đảm nhiệm vị trí Chủ tịch tỉnh, vì thế hoạt động rất tích cực, kết quả khi lãnh đạo Trung ương trưng cầu ý kiến của các đồng chí lão thành của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc thì những đồng chí lão thành này trả lời rằng người này lỗ mãng, thái độ không biết trọng trên nhường dưới, khuyết thiếu cái nhìn đại cục, vì thế kết cục của người này cũng rất bi thảm. Nguồn truyện:
Còn có một vị đang đảm nhiệm vị trí Bí thư Tỉnh ủy, đối với các đồng chí lão thành của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cũng không quá để trong lòng, khi chiêu đãi có điều không chu toàn, đến thời điểm vị này muốn tiến thân gia nhập vào Bộ Chính trị thì phải đi ngang qua cửa của Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Trung ương, đợi lúc đó các đồng chí lão thành ở Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc cũng không giúp vị này có những lời hay nào, kết quả cuối cùng là vị này đi đến Mặt trận Tổ quốc, ngay cả một vị trí tốt ở trong Mặt trận Tổ quốc cũng không có được, lại còn bị những đồng chí lão thành mà ban đầu y đắc tội xa lánh, biến y thành người suốt ngày sầu muộn.
Nhóm đồng chí lão thành đúng là không có quyền lực để quyết định việc lên chức của người nào, nhưng chỉ cần cho ai đó một số lời khó nghe thì việc mất điểm trong cảm nhận của lãnh đạo Trung ương là điều rất dễ dàng.
Phạm Duệ Hằng và Tống Triêu Độ rất am hiểu điều này, vì thế bọn họ đối với các đồng chí lão thành này thì vô cùng kính trọng. Sau khi nghe nhóm đồng chí lão thành này phê bình một hồi thì lập tức bắt tay vào việc điều tra, kết quả là phát hiện ra việc tổ chức lại xí nghiệp phá sản này lại do Đàm Quốc Thụy toàn quyền phụ trách.
Phạm Duệ Hằng vô cùng căm tức, mà đổi bất kỳ ai cũng sẽ căm tức. Bởi vì sai lầm trong công tác của Đàm Quốc Thụy mà khiến ông ta bị các đồng chí lão thành mắng mỏ, do đó toàn bộ cơn tức của ông ta chuyển sang trên người Đàm Quốc Thụy theo kiểu giận chó đánh mèo. Sau khi cùng Tống Triêu Độ thảo luận, Phạm Duệ Hằng lập tức quyết định yêu cầu Đàm Quốc Thụy phải làm kiểm điểm sâu sắc với Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, rồi định ngày phải giải quyết vấn đề thất nghiệp của những công nhân viên chức này, nếu quá thời gian trên không xử lý được thì sẽ quy trách nhiệm cho Đàm Quốc Thụy.
Trong lòng Đàm Quốc Thụy rất bất ổn, y không dám khẳng định việc nhóm công nhân viên chức khiếu nại kiện tụng này và việc Hội đồng nhân dân tới chơi thì có điều trùng hợp hay là do con người làm ra, nhưng bất kể là như thế nào thì mặt mũi của y cũng đều mất hết. Công tác kêu oan khiếu nại có sai lầm thì y có thể trốn tránh được một phần, là bởi vì y vừa mới tiếp nhận, nhưng nguyên do để tiến hành việc kêu oan, khiếu nại này thì lại vẫn từ công việc y vẫn được phân công trong việc quản lý cải cách chế độ xí nghiệp, do đó y không có lời nào để mà nói cả.
Hơn nữa, bên trong việc cải cách chế độ xí nghiệp diễn ra đầy mưu mẹo, ai lại không hiểu rõ điều này. Mấy xí nghiệp trong tỉnh phá sản được tổ chức lại là bị mấy công ty của Đài Loan tiến đến thu mua, tài chính của những công ty Đài Loan này thì lại luôn chậm chạp, không đúng thời hạn, y có thể có biện pháp gì? Đối với việc này nếu không có tiền thì chẳng thể làm ra chuyện gì, đừng nói là Chủ tịch tỉnh mà ngay cả Bí thư Tỉnh ủy cũng vậy, không có tiền để thực hiện thì lập tức sẽ bị dân chúng chửi mắng.
Nhưng đã là người phụ trách nếu công tác của mình làm không tốt, bất kể là có những nguyên nhân gì thì lãnh đạo cấp trên cũng sẽ phát biểu về cái nhìn của mình, anh không muốn cũng phải nghe. Trong lòng Đàm Quốc Thụy phẫn hận, cũng chỉ có thể ngay trước mặt Phạm Duệ Hằng, Tống Triêu Độ và nhóm đồng chí lão thành cam đoan rằng trong vòng ba tháng sẽ chứng thực hoàn toàn các chỉ thị tinh thần của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, làm tốt các công tác thiết thực, giải quyết tốt hậu quả của công việc.
Mạnh miệng nói ra như vậy nhưng Đàm Quốc Thụy không biết rằng y vừa nhảy vào cái hố do chính mình đào ra.
… So với việc thế cục của tỉnh rõ ràng có dấu hiệu sáng sủa thì thế cục của Thiên Trạch vẫn là một mảng sương mù.
Lúc hội nghị gần chấm dứt, Phạm Duệ Hằng phát biểu vài câu, cuối cùng là Tống Triêu Độ lên tiếng bổ sung. Sau khi Tống Triêu Độ khẳng định lại tinh thần chỉ thị của Bí thư Phạm rồi vạch rõ một số điều cụ thể phải thực hiện dựa trên tinh thần chỉ thị đó, hơn nữa không ngừng quán triệt một số vấn đề rồi đưa ra cái nhìn của ông ta:
- Thứ nhất, thành lập Văn phòng chỉ đạo công tác đầu tư phía Nam và di cư phía Bắc do đồng chí Cao Tấn Chu phụ trách. Xét thấy việc đầu tư ở phía nam và di cư ở phía bắc là sự tình quan trọng, liên quan đến sự phát triển sau này của tỉnh Yến, là công tác cực kỳ trọng yếu vào dạng bậc nhất. Trong lúc đó thì trọng trách hiện nay trên vai đồng chí Tấn Chu quá nặng, do đó công tác quản lý thông tin đối ngoại tạm thời giao cho đồng chí Quốc Thụy toàn quyền phụ trách.
Sắc mặt Đàm Quốc Thụy đen đi một ít, công tác thông tin đối ngoại là công tác khó giải quyết nhất mà lại khó ra được chiến tích nhất. Tống Triêu Độ đem việc dễ dàng mang tới chiến tích tặng cho Cao Tấn Chu rồi lại đem cục diện rối rắm mà Cao Tấn Chu đang nắm trong tay ném lại cho y, hơn nữa lại còn ở trên hội nghị liên tịch, không phải ở tại hội nghị thường vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh, dụng ý rất rõ ràng đó chính là muốn vẽ mặt mình trước mọi người.
Trong lòng Đàm Quốc Thụy cực kỳ nghẹn khuất.
Nghẹn khuất thì cũng không có cách nào chống lại, xem hành động khe khẽ nói nhỏ với nhau lúc vừa rồi của Chủ tịch tỉnh Tống và Bí thư Phạm thì đã chứng minh được một số vấn đề rằng Chủ tịch tỉnh và Bí thư Tỉnh ủy đã đạt thành nhận thức chung, cho dù y có muốn nói cái gì nữa thì cũng vô dụng. Hơn nữa, y cũng không có khả năng nói ra điều gì, lãnh đạo đã quyết định việc này, lại công khai tuyên bố trước mặt mọi người trong hội nghị, nếu y có ý tưởng mâu thuẫn tương đương với việc công khai chống đối với lãnh đạo.
Chủ tịch tỉnh Tống, thủ đoạn hay đấy, cứ chờ xem, Đàm Quốc Thụy không phải không tức giận mà y đang mắng thầm trong bụng, y cũng có thủ đoạn của riêng mình.
Nhưng Đàm Quốc Thụy thật không ngờ chính là y vừa mới tiếp nhận công tác đối ngoại thông tin thì lập tức công tác này lại có sự cố. Hai ngày sau, đoàn Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Trung ương tới tỉnh Yến để chỉ đạo công tác, vừa mới đặt được chân xuống đất liền bị các quần chúng khiếu kiện vây chật như nêm, thiếu chút nữa xảy ra lộn xộn. Một số đồng chí lão thành trong Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc lại chõ mồm muốn tham gia vào, muốn thử nghe xem những người khiếu nại có việc gì bất bình, oan ức, điều này khiến cho Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh cực kỳ bị động, Phạm Duệ Hằng thiếu chút nữa lửa giận trào dâng tại chỗ.
Cuối cùng đành phải sắp xếp, tổ chức để đại biểu của đoàn người khiếu nại kêu oan và một số đồng chí lão thành của Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân nói chuyện trao đổi thẳng thắn. Lúc này, Phạm Duệ Hằng chỉ thị cho Vương Bằng Phi kết hợp để làm tốt công tác trấn an, phòng ngừa những người khiếu nại kêu oan gây rối, rồi phê bình Đàm Quốc Thụy một hồi. Đàm Quốc Thụy khổ sở mà không nói được lời nào, y hoài nghi có người đứng ở phía sau bức màn để quấy rối, nhưng không có chứng cớ nên không thể nói lung tung, đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
Việc này cũng chưa tính, khi nhóm đồng chí lão thành tiếp kiến những đại biểu của nhóm người khiếu nại, lúc nói chuyện với nhau thì mới biết được những người này đều là công nhân viên chức đang thất nghiệp của các xí nghiệp phá sản được tổ chức lại. Trong vấn đề các xí nghiệp bị phá sản được tổ chức lại thì vốn là trên tỉnh cũng đã quyết định một số khoản trợ cấp và bố trí công việc cho những người này, nhưng tất cả đều không thực hiện được, hiện tại thì bọn họ ngay cả cơm để ăn cũng khó khăn, đã sắp rơi vào tình trạng phải chết đói.
Nhóm đồng chí lão thành cực kỳ bất mãn, lập tức có rất nhiều ý kiến đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Yến, nói là các công nhân viên chức về hưu của các doanh nghiệp nhà nước đều là các công thần của đất nước, vì quốc gia mà dâng hiến cả cuộc đời, cuối cùng khi bọn họ già rồi, không còn sức khỏe nữa thì nhà nước lại tung chân đá một cái hất bọn họ văng ra, chẳng những không phù hợp với các chính sách tương quan của nhà nước mà còn không trọng tình người, không phải là việc mà Đảng viên Đảng cộng sản có thể làm được.
Đảng viên Đảng Cộng sản là phải vừa có tính nguyên tắc nhưng vừa phải có tình người.
Cứ như vậy, những cán bộ lão thành này cũng không khách khí mà quở mắng Phạm Duệ Hằng và Tống Triêu Độ mấy câu. Trên cơ bản thì những đồng chí lão thành của Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân Trung ương đều là những Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh đã lui ra, bọn họ so với Phạm Duệ Hằng và Tống Triêu Độ thì lý lịch kinh nghiệm còn cao hơn rất nhiều, lại rất tư cách nên Phạm Duệ Hằng và Tống Triêu Độ cũng chỉ có thể nghe, hơn nữa còn phải giả bộ tỏ ra bộ dáng rất cung kính.
Các đồng chí lão thành trong Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc thì đừng có nhìn thấy bọn họ có quyền lực không lớn, nhưng không thể trêu vào được. Trước kia từng có hai ví dụ, thứ nhất là có một Phó Bí thư Tỉnh ủy đối với các đồng chí lão thành trong Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân không quá tôn trọng, khi những đồng chí lão thành này đi xuống cơ sở để công tác thì cũng không ra tiếp đón, thái độ cũng rất lạnh nhạt. Sau đó, khi Trung ương điều chỉnh bộ máy Tỉnh ủy, đồng chí Phó Bí thư này tự cho là có thể đảm nhiệm vị trí Chủ tịch tỉnh, vì thế hoạt động rất tích cực, kết quả khi lãnh đạo Trung ương trưng cầu ý kiến của các đồng chí lão thành của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc thì những đồng chí lão thành này trả lời rằng người này lỗ mãng, thái độ không biết trọng trên nhường dưới, khuyết thiếu cái nhìn đại cục, vì thế kết cục của người này cũng rất bi thảm. Nguồn truyện:
Còn có một vị đang đảm nhiệm vị trí Bí thư Tỉnh ủy, đối với các đồng chí lão thành của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cũng không quá để trong lòng, khi chiêu đãi có điều không chu toàn, đến thời điểm vị này muốn tiến thân gia nhập vào Bộ Chính trị thì phải đi ngang qua cửa của Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Trung ương, đợi lúc đó các đồng chí lão thành ở Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc cũng không giúp vị này có những lời hay nào, kết quả cuối cùng là vị này đi đến Mặt trận Tổ quốc, ngay cả một vị trí tốt ở trong Mặt trận Tổ quốc cũng không có được, lại còn bị những đồng chí lão thành mà ban đầu y đắc tội xa lánh, biến y thành người suốt ngày sầu muộn.
Nhóm đồng chí lão thành đúng là không có quyền lực để quyết định việc lên chức của người nào, nhưng chỉ cần cho ai đó một số lời khó nghe thì việc mất điểm trong cảm nhận của lãnh đạo Trung ương là điều rất dễ dàng.
Phạm Duệ Hằng và Tống Triêu Độ rất am hiểu điều này, vì thế bọn họ đối với các đồng chí lão thành này thì vô cùng kính trọng. Sau khi nghe nhóm đồng chí lão thành này phê bình một hồi thì lập tức bắt tay vào việc điều tra, kết quả là phát hiện ra việc tổ chức lại xí nghiệp phá sản này lại do Đàm Quốc Thụy toàn quyền phụ trách.
Phạm Duệ Hằng vô cùng căm tức, mà đổi bất kỳ ai cũng sẽ căm tức. Bởi vì sai lầm trong công tác của Đàm Quốc Thụy mà khiến ông ta bị các đồng chí lão thành mắng mỏ, do đó toàn bộ cơn tức của ông ta chuyển sang trên người Đàm Quốc Thụy theo kiểu giận chó đánh mèo. Sau khi cùng Tống Triêu Độ thảo luận, Phạm Duệ Hằng lập tức quyết định yêu cầu Đàm Quốc Thụy phải làm kiểm điểm sâu sắc với Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, rồi định ngày phải giải quyết vấn đề thất nghiệp của những công nhân viên chức này, nếu quá thời gian trên không xử lý được thì sẽ quy trách nhiệm cho Đàm Quốc Thụy.
Trong lòng Đàm Quốc Thụy rất bất ổn, y không dám khẳng định việc nhóm công nhân viên chức khiếu nại kiện tụng này và việc Hội đồng nhân dân tới chơi thì có điều trùng hợp hay là do con người làm ra, nhưng bất kể là như thế nào thì mặt mũi của y cũng đều mất hết. Công tác kêu oan khiếu nại có sai lầm thì y có thể trốn tránh được một phần, là bởi vì y vừa mới tiếp nhận, nhưng nguyên do để tiến hành việc kêu oan, khiếu nại này thì lại vẫn từ công việc y vẫn được phân công trong việc quản lý cải cách chế độ xí nghiệp, do đó y không có lời nào để mà nói cả.
Hơn nữa, bên trong việc cải cách chế độ xí nghiệp diễn ra đầy mưu mẹo, ai lại không hiểu rõ điều này. Mấy xí nghiệp trong tỉnh phá sản được tổ chức lại là bị mấy công ty của Đài Loan tiến đến thu mua, tài chính của những công ty Đài Loan này thì lại luôn chậm chạp, không đúng thời hạn, y có thể có biện pháp gì? Đối với việc này nếu không có tiền thì chẳng thể làm ra chuyện gì, đừng nói là Chủ tịch tỉnh mà ngay cả Bí thư Tỉnh ủy cũng vậy, không có tiền để thực hiện thì lập tức sẽ bị dân chúng chửi mắng.
Nhưng đã là người phụ trách nếu công tác của mình làm không tốt, bất kể là có những nguyên nhân gì thì lãnh đạo cấp trên cũng sẽ phát biểu về cái nhìn của mình, anh không muốn cũng phải nghe. Trong lòng Đàm Quốc Thụy phẫn hận, cũng chỉ có thể ngay trước mặt Phạm Duệ Hằng, Tống Triêu Độ và nhóm đồng chí lão thành cam đoan rằng trong vòng ba tháng sẽ chứng thực hoàn toàn các chỉ thị tinh thần của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, làm tốt các công tác thiết thực, giải quyết tốt hậu quả của công việc.
Mạnh miệng nói ra như vậy nhưng Đàm Quốc Thụy không biết rằng y vừa nhảy vào cái hố do chính mình đào ra.
… So với việc thế cục của tỉnh rõ ràng có dấu hiệu sáng sủa thì thế cục của Thiên Trạch vẫn là một mảng sương mù.
/2185
|