Thư Niệm bắt đầu nghỉ đông từ 18 tháng 1 năm 2017.
Nhưng cô không nghỉ ở Thẩm Thành mà khăn gói về Giang Lĩnh ở với bà.
Thư Tư Khiêm và Miêu Vũ lái xe đưa cô về, hai người họ ở quê một đêm rồi mới về thành phố.
Ngày nào dưới quê Thư Niệm cũng kê một cái bàn nhỏ trên giường đất, cô ngồi trên mặt giường đất nóng rẫy ấy làm bài tập về nhà trường giao.
Còn Đại Bạch thì vô cùng ngoan ngoãn nằm bên người cô, yên lặng “kèm cặp” cô gái vẫn luôn lúi húi làm cho xong bài tập.
Chiếc bàn ngày ngày chất đầy sách vở, bài kiểm tra của cô, chỉ có lúc ăn là sẽ được dẹp sạch sẽ để chừa chỗ cho hai bà cháu dọn thức ăn lên.
Mùa đông ở Giang Lĩnh khô lạnh, còn hay đổ tuyết.
Ngày 28 tháng 12 theo lịch âm, sáng tinh mơ Thư Niệm vừa mở mắt dậy đã nhìn thấy tuyết phủ kín cửa sổ, cây hồng trồng trong sân nhà họ cũng đã bị tuyết rơi đến độ cong vẹo xuống.
Cô mặc quần áo mùa đông rồi chạy vào sân, bà cụ đang cặm cụi cầm chổi quét tuyết chừa lối đi.
Thư Niệm chạy đến, lấy chổi từ tay bà rồi thay bà quét tuyết trên lối đi.
Ăn sáng xong, Thư Niệm không làm bài tập ngay mà mặc thêm áo len, quấn khăn quàng, đeo bao tay rồi chạy trở vào khoảng sân vẫn còn đọng tuyết từng lớp dày, bắt đầu đắp nặng người tuyết.
Thư Niệm tự chơi rất vui, cô khom lưng, lăn quả cầu tuyết sao cho càng lúc càng lớn, cuối cùng đặt chúng lại cùng một chỗ để đắp thành người tuyết.
Thư Niệm lấy hai quân cờ vây đen từ trong hộp cờ trong nhà làm đôi mắt cho người tuyết mới toanh, sau đó tìm hai cành cây hình chữ “Y” ở bên cạnh để làm tay.
Cuối cùng còn với đội cho người tuyết một chiếc chậu đỏ be bé xem như mũ đông.
Sau khi xong xuôi thì chạy vào phòng lấy điện thoại di động ra.
Thư Niệm bật camera điện thoại và chụp vài phô ảnh cho người tuyết mình tự chế.
Cô trở vào phòng, vội vã cởi giày leo lên giường đất, duỗi chân về phía trước cũng như áp hai lòng bàn tay xuống giường để được chiếc giường đất tiện dụng này sưởi ấm.
Một lúc sau, tay cô hơi nóng lên, Thư Niệm cầm điện thoại mình đặt cạnh, chọn một phô ảnh ưng ý trong số những phô ban nãy chụp và tìm thêm ảnh chụp Đại Bạch trong máy mấy hôm nay rồi đăng lên tài khoản cá nhân kèm dòng ghi chú.
Chỉ chốc lát sau, lúc Thư Niệm vừa định lấy bút làm bài thì điện thoại vang lên tiếng thông báo tin nhắn mới từ QQ.
Là tin Giang Điềm gửi cô.
Giang Điềm: [Niệm Niệm này, hay năm sau mình gặp nhau nhé? Lần này cậu về tớ còn chưa được gặp lần nào.]
Tuy Thư Niệm cùng quê với Giang Điềm nhưng lại khác thôn, hai nhà cũng không gần nhau tí nào nên lúc trước hai người bọn cô chỉ gặp nhau được ở trường.
Hai người họ đã không gặp nhau kể từ khi Thư Niệm đến Thẩm Thành học cấp ba.
Thư Niệm cũng nhớ cô nàng lắm nên đồng ý ngay tắc lự: [Tất nhiên là được, vậy đến chừng ấy mình hẹn ở đâu?]
Giang Điềm nhắn: [Nhà tớ dọn vào huyện rồi, cậu đến huyện chơi, trên này đồ ngon cảnh đẹp không thiếu đâu, tụi mình đi chơi cũng vui thú hơn nhiều.]
Rồi vui vẻ nhắn tiếp: [Đến đó cậu có thể ở nhà tớ, tụi mình ngủ chung một giường!]
Thư Niệm vui vẻ trả lời: [Ừ!]
Hẹn ngày giờ cụ thể gặp Giang Điềm xong thì tiếp tục làm bài.
Khi cô đang ăn trưa, cầm điện thoại lên mới thấy một tiếng trước giờ cơm Tư Ngưng có bình luận dưới bài mình.
Tư Ngưng: [AAA Nhìn thế này thôi cũng cảm giác được cảnh chỗ cậu nhất định đẹp hết sẩy luôn cho coi! Muốn trốn khỏi cái chỗ đâu đâu cũng cao ốc nhà lầu này để đến đó trải nghiệm thử quá đi mất!]
Thư Niệm trả lời bình luận của cô nàng: [Cậu cứ đến đây, ở với tớ này.]
Tư Ngưng: [Đợi tớ! Một ngày nào đó tớ nhất định sẽ đến chơi với cậu!]
–
Hôm 29 tháng 12 âm lịch, Thư Niệm tổng vệ sinh nhà cửa với bà nội.
Vì hôm nay Thư Tư Khiêm và Miêu Vũ về quê ăn Tết, bà cụ sợ Miêu Vũ tiếp xúc với mèo sẽ bị dị ứng nên đã nhốt tạm em mèo vào nhà sau cho đến hết kỳ lễ.
Tầm trưa thì Thư Tư Khiêm và Miêu Vũ về đến quê cùng với quà tặng năm mới.
Thư Niệm, Thư Tư Khiêm và Miêu Vũ không còn xa lạ với nhau như ban đầu nữa, song họ cũng không thân thiết lắm, có điều Thư Niệm đã chung sống với Thư Tư Khiêm tự nhiên và gọi tiếng “Dì” với Miêu Vũ ngày càng thuận miệng hơn.
Đêm giao thừa 30 tết, bốn người trong gia đình quây quần làm rất nhiều sủi cảo.
Thư Tư Khiêm khá ngạc nhiên khi biết Thư Niệm biết làm hoành thánh (*), dù là công đoạn cán vỏ bột hay gói thêm nhân vào vỏ cô đều vô cùng thành thạo.
(*) Hoặc vằn thắn (theo miền Bắc) là một món ăn có nguồn gốc từ vùng Quảng Đông Trung Quốc, phổ biến ở nhiều nước Á Đông.
Ông chỉ bảo: “Không ngờ con còn biết làm hoành thánh.”
Bà cụ nghe thế bèn móc mỉa thẳng thừng: “Bao nhiêu năm không chịu ngó ngàng hỏi han gì tới Niệm Niệm thì bất ngờ về nó là chuyện tất nhiên còn gì?”
Thư Tư Khiêm bị mẹ bật lại mà im như thóc.
Ông thật sự có lỗi với Thư Niệm, trên chuyện nuôi con dưỡng cái này rốt cuộc ông vẫn không làm tròn được trách nhiệm của một người cha.
Tối đến, khi cả nhà chuẩn bị ăn tối thì Thư Tư Khiêm ra sân nhà bắt đầu đốt pháo.
Trong tiếng pháo bùm bụp vang dội, bốn người ngồi trong phòng cùng cụng ly với nhau.
Ăn xong bữa tất niên, cả Thư Tư Khiêm và Miêu Vũ bị réo đi chơi mạt chược, bà cụ mở TV ra xem đêm hội mừng xuân còn Thư Niệm ngồi cạnh bà, đang nhắn tin mừng năm mới với bạn bè trên QQ.
Cũng chính vào lúc này Thư Niệm mới chợt nhận ra, cô không có bất cứ phương thức liên lạc nào của Tống Kỳ Thanh.
Và vì thế nên giờ đây, ngay cả tin “Chúc mừng năm mới” đơn giản cũng không thể gửi đi.
Thư Niệm hơi hối hận, trước kỳ nghỉ đông rõ ràng cô có vô số cơ hội xin thông tin để liên lạc của cậu nhưng đáng tiếc ở chỗ bản thân lại chưa từng nghĩ đến chuyện này.
Thư Niệm thở dài khe khẽ.
Bà cụ chợt mở miệng hỏi: “Sao con thở dài, cứ thở ngắn than dài miết sẽ mất hết phúc khí (*) đấy.”
(*) Vận may, phước phần, nhưng vì câu này là đang khuyên đừng thở dài nên Trà edit thành phúc khí để câu liên kết hơn nhé.
Thư Niệm cười cười trả lời bà: “Có người bảo thế thật ạ?”
“Có chứ,” Bà cụ nghiêm trang nói, “Nhưng câu này là bà bảo vậy.”
Thư Niệm chơp chớp mắt, ngoan ngoãn đáp: “Vậy con sẽ không thở dài nữa đâu.”
Bà nội bật cười, “Thì lâu lâu có than thở chút cũng không sao.”
Tối ấy Thư Tư Khiêm bị kéo đi chơi mạt chược đến tận khuya, lúc Thư Niệm ngủ với bà rồi hai người còn chưa về nhà.
Sáng sớm hôm sau, còn chưa đến 5 giờ sáng bà nội đã gọi Thư Niệm dậy.
Sau đó nhận lì xì của bà, của mẹ nhỏ và cha, tổng cộng ba phong lì xì đỏ chóe.
Tiếng pháo nổ vẫn ầm ĩ vang khắp thôn, Miêu Vũ với bà nội bận rộn làm sủi cảo trong bếp còn Thư Niệm giúp bưng chén dấm, bày ra sủi cảo ra đ ĩa.
Sau khi ăn sáng, Thư Tư Khiêm định đưa Miêu Vũ đi chúc Tết, bà nội thấy Thư Niệm rảnh rỗi thì bảo cô cứ lên giường đất ngủ nướng tiếp cho khỏe.
Giấc ngủ này nướng đến tận 8 giờ hơn mới dứt.
Bà cụ ngồi bên cạnh cô, đang đeo kính viễn thị chăm chú xem tiết mục năm mới trên TV.
Nghe thấy tiếng động, bà quay mặt nhìn qua rồi hỏi Thư Niệm: “Tỉnh rồi hả?”
Thư Niệm nhẹ nhàng “Vâng” một tiếng.
Toàn thân cô được sưởi ấm bởi chiếc giường đất đơn sơ mà tiện dụng, Thư Niệm thấy cơ thể thư thả lắm, uể oải vươn vai.
Mất một lúc cô mới tỉnh hẳn, thế là bèn mở miệng nói với bà: “Bà ơi, mấy ngày nữa con muốn lên huyện một chuyến ạ, Điềm Điềm muốn đi chơi với con, có thể con sẽ ở nhà mới của cậu ấy trên huyện một đêm.”
Bà cụ cười cười: “Đi đi, lúc được nghỉ thì nên tranh thủ đi đây đi đó chơi cho biết, con xem, lúc nào cũng cắm mặt vào bài vở như thế làm bà nhìn còn sợ có ngày con mệt chết.”
Thư Niệm mỉm cười đáp: “Không đâu, con tự có cách.”
Cô biết mình vẫn thừa năng lượng lắm, cũng tức là vẫn còn có thể cố gắng hơn nữa.
Trong mấy ngày Tết Nguyên Đán, ngày nào Thư Niệm cũng đến nhà sau cho em mèo trắng thêm thức ăn và nước uống, sau đó nhân cơ hội vuốt v3 nó.
Đến mùng ba thì Thư Tư Khiêm và Miêu Vũ về thành phố trước.
Họ vừa đi, Thư Niệm đã nhào xuống nhà sau mở cửa.
Cô ngồi xổm xuống trước cửa gian nhà sau, thò bàn tay trắng trẻo của mình đến vuốt bộ lông cũng trắng muốt của em mèo rồi nhỏ giọng nói: “Đại Bạch à, mấy ngày nay em đã phải chịu khổ rồi.”
–
Mùng tám tháng giêng, Thư Niệm ngồi xe buýt lên huyện.
Đến bến xe buýt trong huyện, Thư Niệm vừa xuống xe đã nhìn thấy Giang Điềm đang đứng bên đường chờ mình.
Giang Điềm vừa bắt gặp Thư Niệm đã chạy đến, dang tay ôm lấy cô.
“Huhu Niệm Niệm ơi, cả nửa năm rồi hai đứa mình không gặp nhau.”
Hốc mắt Thư Niệm đỏ bừng nhưng môi thì cười toe, trở tay ôm lại Giang Điềm.
Hai cô bé đứng ngay trạm giao thông công cộng cậu cậu tớ tớ bịn rịn mất một lúc, sau đó hào hứng nắm tay nhau dạo phố.
Đã là con gái thì đi dạo phố thích nhất là đến mấy cửa hàng trang sức áo quần hay lưu niệm gì đó, Thư Niệm với Giang Niệm cũng không ngoại lệ.
Thế là, Thư Niệm tình cờ thấy được một thứ rất có ý nghĩ từ một cửa hàng bán đồ lưu niệm nho nhỏ nọ.
Là một chiếc móc chìa khóa có hình đàn ghi-ta.
Cô không hề do dự, cầm lấy chiếc móc này bước đến quầy tính tiền.
Lúc Thư Niệm chuẩn bị trả tiền, ông chủ nhìn món đồ cô muốn mua, hỏi: “Có cần khắc chữ không?”
Thư Niệm không ngờ cái này còn khắc được chữ, “Khắc được ạ?”
“Được chứ,” Ông chủ gật đầu, “Cái này bác tự làm, có thể khắc được.”
“Muốn khắc thì phải quay lại đây thêm lần nữa mới.”
Thư Niệm hỏi: “Cụ thể là bao lâu thì xong ạ? Mai cháu phải đi…”
Ông chủ nói: “Còn phải xem cháu muốn khắc gì, thời gian chính xác được tính dựa trên độ phức tạp của chữ cháu muốn khắc lên mặt móc khóa mà.”
Thư Niên mím môi suy nghĩ một lúc rồi nói: “S, là chữ cái S trong tiếng Anh ạ.”
“Khắc mỗi chữ S?” Ông chủ hỏi lại.
Thư Niệm gật gật đầu: “Vâng.”
Lúc Giang Điềm đi đến thì có nghe Thư Niệm nói với ông chủ tiệm, cô nàng cười bảo: “S là chữ viết tắt của Thư nhỉ?”
“Thú vị nhỉ, tớ cũng muốn mua một cái, khắc chữ J.”
Nói rồi, cô nàng bèn chạy ào đi chọn móc chìa khóa.
Thư Niệm chỉ cười cười, không phản bác lại lời Giang Điềm nói, cũng không giải thích thì thêm.
Với cô, S không chỉ là Thư trong Thư Niệm.
Mà còn là Tống cũng như Thanh trong Tống Kỳ Thanh vậy. (*)
(*): Bính âm S – “Song” “Sheng” (Tống / Thanh) ; “Shu” (Thư)
Hết 10.
Tâm sự mỏng của Trà Trà:
– Phần giải thích thêm nếu ai có thắc mắc hay rối nha: Mấy chương dạo gần đây có 3 kỳ nghỉ lễ liên tiếp: Lễ Tạ Ơn – Giáng Sinh (Cuối năm, thường nghỉ 1 đến 2 ngày), sau đó là Tết Dương Lịch (Mình hay kêu Tết Tây á), bên Việt Trà lúc Trà học là cỡ 1 bữa đúng 1/1 thôi nhưng chắc bên Trung tầm 2 – 3 hôm, cuối cùng là kỳ nghỉ đông cũng tức là tết Nguyên Đán, tết âm lịch, được nghỉ tầm hơn một tuần thì phải.
– Không biết có ai còn nhớ ở phần giới thiệu quê Thư Niệm không ha, vì phần này có đề cập tới chuyện nhà của Giang Điềm nên Trà giải thích thêm luôn, Thôn < Huyện < Tỉnh < Thành phố, một huyện có thể có nhiều thôn, Giang Điềm với Thư Niệm chung quê (Tức là chung huyện + tỉnh + thành phố) nhưng khác thôn.
Nhưng cô không nghỉ ở Thẩm Thành mà khăn gói về Giang Lĩnh ở với bà.
Thư Tư Khiêm và Miêu Vũ lái xe đưa cô về, hai người họ ở quê một đêm rồi mới về thành phố.
Ngày nào dưới quê Thư Niệm cũng kê một cái bàn nhỏ trên giường đất, cô ngồi trên mặt giường đất nóng rẫy ấy làm bài tập về nhà trường giao.
Còn Đại Bạch thì vô cùng ngoan ngoãn nằm bên người cô, yên lặng “kèm cặp” cô gái vẫn luôn lúi húi làm cho xong bài tập.
Chiếc bàn ngày ngày chất đầy sách vở, bài kiểm tra của cô, chỉ có lúc ăn là sẽ được dẹp sạch sẽ để chừa chỗ cho hai bà cháu dọn thức ăn lên.
Mùa đông ở Giang Lĩnh khô lạnh, còn hay đổ tuyết.
Ngày 28 tháng 12 theo lịch âm, sáng tinh mơ Thư Niệm vừa mở mắt dậy đã nhìn thấy tuyết phủ kín cửa sổ, cây hồng trồng trong sân nhà họ cũng đã bị tuyết rơi đến độ cong vẹo xuống.
Cô mặc quần áo mùa đông rồi chạy vào sân, bà cụ đang cặm cụi cầm chổi quét tuyết chừa lối đi.
Thư Niệm chạy đến, lấy chổi từ tay bà rồi thay bà quét tuyết trên lối đi.
Ăn sáng xong, Thư Niệm không làm bài tập ngay mà mặc thêm áo len, quấn khăn quàng, đeo bao tay rồi chạy trở vào khoảng sân vẫn còn đọng tuyết từng lớp dày, bắt đầu đắp nặng người tuyết.
Thư Niệm tự chơi rất vui, cô khom lưng, lăn quả cầu tuyết sao cho càng lúc càng lớn, cuối cùng đặt chúng lại cùng một chỗ để đắp thành người tuyết.
Thư Niệm lấy hai quân cờ vây đen từ trong hộp cờ trong nhà làm đôi mắt cho người tuyết mới toanh, sau đó tìm hai cành cây hình chữ “Y” ở bên cạnh để làm tay.
Cuối cùng còn với đội cho người tuyết một chiếc chậu đỏ be bé xem như mũ đông.
Sau khi xong xuôi thì chạy vào phòng lấy điện thoại di động ra.
Thư Niệm bật camera điện thoại và chụp vài phô ảnh cho người tuyết mình tự chế.
Cô trở vào phòng, vội vã cởi giày leo lên giường đất, duỗi chân về phía trước cũng như áp hai lòng bàn tay xuống giường để được chiếc giường đất tiện dụng này sưởi ấm.
Một lúc sau, tay cô hơi nóng lên, Thư Niệm cầm điện thoại mình đặt cạnh, chọn một phô ảnh ưng ý trong số những phô ban nãy chụp và tìm thêm ảnh chụp Đại Bạch trong máy mấy hôm nay rồi đăng lên tài khoản cá nhân kèm dòng ghi chú.
Chỉ chốc lát sau, lúc Thư Niệm vừa định lấy bút làm bài thì điện thoại vang lên tiếng thông báo tin nhắn mới từ QQ.
Là tin Giang Điềm gửi cô.
Giang Điềm: [Niệm Niệm này, hay năm sau mình gặp nhau nhé? Lần này cậu về tớ còn chưa được gặp lần nào.]
Tuy Thư Niệm cùng quê với Giang Điềm nhưng lại khác thôn, hai nhà cũng không gần nhau tí nào nên lúc trước hai người bọn cô chỉ gặp nhau được ở trường.
Hai người họ đã không gặp nhau kể từ khi Thư Niệm đến Thẩm Thành học cấp ba.
Thư Niệm cũng nhớ cô nàng lắm nên đồng ý ngay tắc lự: [Tất nhiên là được, vậy đến chừng ấy mình hẹn ở đâu?]
Giang Điềm nhắn: [Nhà tớ dọn vào huyện rồi, cậu đến huyện chơi, trên này đồ ngon cảnh đẹp không thiếu đâu, tụi mình đi chơi cũng vui thú hơn nhiều.]
Rồi vui vẻ nhắn tiếp: [Đến đó cậu có thể ở nhà tớ, tụi mình ngủ chung một giường!]
Thư Niệm vui vẻ trả lời: [Ừ!]
Hẹn ngày giờ cụ thể gặp Giang Điềm xong thì tiếp tục làm bài.
Khi cô đang ăn trưa, cầm điện thoại lên mới thấy một tiếng trước giờ cơm Tư Ngưng có bình luận dưới bài mình.
Tư Ngưng: [AAA Nhìn thế này thôi cũng cảm giác được cảnh chỗ cậu nhất định đẹp hết sẩy luôn cho coi! Muốn trốn khỏi cái chỗ đâu đâu cũng cao ốc nhà lầu này để đến đó trải nghiệm thử quá đi mất!]
Thư Niệm trả lời bình luận của cô nàng: [Cậu cứ đến đây, ở với tớ này.]
Tư Ngưng: [Đợi tớ! Một ngày nào đó tớ nhất định sẽ đến chơi với cậu!]
–
Hôm 29 tháng 12 âm lịch, Thư Niệm tổng vệ sinh nhà cửa với bà nội.
Vì hôm nay Thư Tư Khiêm và Miêu Vũ về quê ăn Tết, bà cụ sợ Miêu Vũ tiếp xúc với mèo sẽ bị dị ứng nên đã nhốt tạm em mèo vào nhà sau cho đến hết kỳ lễ.
Tầm trưa thì Thư Tư Khiêm và Miêu Vũ về đến quê cùng với quà tặng năm mới.
Thư Niệm, Thư Tư Khiêm và Miêu Vũ không còn xa lạ với nhau như ban đầu nữa, song họ cũng không thân thiết lắm, có điều Thư Niệm đã chung sống với Thư Tư Khiêm tự nhiên và gọi tiếng “Dì” với Miêu Vũ ngày càng thuận miệng hơn.
Đêm giao thừa 30 tết, bốn người trong gia đình quây quần làm rất nhiều sủi cảo.
Thư Tư Khiêm khá ngạc nhiên khi biết Thư Niệm biết làm hoành thánh (*), dù là công đoạn cán vỏ bột hay gói thêm nhân vào vỏ cô đều vô cùng thành thạo.
(*) Hoặc vằn thắn (theo miền Bắc) là một món ăn có nguồn gốc từ vùng Quảng Đông Trung Quốc, phổ biến ở nhiều nước Á Đông.
Ông chỉ bảo: “Không ngờ con còn biết làm hoành thánh.”
Bà cụ nghe thế bèn móc mỉa thẳng thừng: “Bao nhiêu năm không chịu ngó ngàng hỏi han gì tới Niệm Niệm thì bất ngờ về nó là chuyện tất nhiên còn gì?”
Thư Tư Khiêm bị mẹ bật lại mà im như thóc.
Ông thật sự có lỗi với Thư Niệm, trên chuyện nuôi con dưỡng cái này rốt cuộc ông vẫn không làm tròn được trách nhiệm của một người cha.
Tối đến, khi cả nhà chuẩn bị ăn tối thì Thư Tư Khiêm ra sân nhà bắt đầu đốt pháo.
Trong tiếng pháo bùm bụp vang dội, bốn người ngồi trong phòng cùng cụng ly với nhau.
Ăn xong bữa tất niên, cả Thư Tư Khiêm và Miêu Vũ bị réo đi chơi mạt chược, bà cụ mở TV ra xem đêm hội mừng xuân còn Thư Niệm ngồi cạnh bà, đang nhắn tin mừng năm mới với bạn bè trên QQ.
Cũng chính vào lúc này Thư Niệm mới chợt nhận ra, cô không có bất cứ phương thức liên lạc nào của Tống Kỳ Thanh.
Và vì thế nên giờ đây, ngay cả tin “Chúc mừng năm mới” đơn giản cũng không thể gửi đi.
Thư Niệm hơi hối hận, trước kỳ nghỉ đông rõ ràng cô có vô số cơ hội xin thông tin để liên lạc của cậu nhưng đáng tiếc ở chỗ bản thân lại chưa từng nghĩ đến chuyện này.
Thư Niệm thở dài khe khẽ.
Bà cụ chợt mở miệng hỏi: “Sao con thở dài, cứ thở ngắn than dài miết sẽ mất hết phúc khí (*) đấy.”
(*) Vận may, phước phần, nhưng vì câu này là đang khuyên đừng thở dài nên Trà edit thành phúc khí để câu liên kết hơn nhé.
Thư Niệm cười cười trả lời bà: “Có người bảo thế thật ạ?”
“Có chứ,” Bà cụ nghiêm trang nói, “Nhưng câu này là bà bảo vậy.”
Thư Niệm chơp chớp mắt, ngoan ngoãn đáp: “Vậy con sẽ không thở dài nữa đâu.”
Bà nội bật cười, “Thì lâu lâu có than thở chút cũng không sao.”
Tối ấy Thư Tư Khiêm bị kéo đi chơi mạt chược đến tận khuya, lúc Thư Niệm ngủ với bà rồi hai người còn chưa về nhà.
Sáng sớm hôm sau, còn chưa đến 5 giờ sáng bà nội đã gọi Thư Niệm dậy.
Sau đó nhận lì xì của bà, của mẹ nhỏ và cha, tổng cộng ba phong lì xì đỏ chóe.
Tiếng pháo nổ vẫn ầm ĩ vang khắp thôn, Miêu Vũ với bà nội bận rộn làm sủi cảo trong bếp còn Thư Niệm giúp bưng chén dấm, bày ra sủi cảo ra đ ĩa.
Sau khi ăn sáng, Thư Tư Khiêm định đưa Miêu Vũ đi chúc Tết, bà nội thấy Thư Niệm rảnh rỗi thì bảo cô cứ lên giường đất ngủ nướng tiếp cho khỏe.
Giấc ngủ này nướng đến tận 8 giờ hơn mới dứt.
Bà cụ ngồi bên cạnh cô, đang đeo kính viễn thị chăm chú xem tiết mục năm mới trên TV.
Nghe thấy tiếng động, bà quay mặt nhìn qua rồi hỏi Thư Niệm: “Tỉnh rồi hả?”
Thư Niệm nhẹ nhàng “Vâng” một tiếng.
Toàn thân cô được sưởi ấm bởi chiếc giường đất đơn sơ mà tiện dụng, Thư Niệm thấy cơ thể thư thả lắm, uể oải vươn vai.
Mất một lúc cô mới tỉnh hẳn, thế là bèn mở miệng nói với bà: “Bà ơi, mấy ngày nữa con muốn lên huyện một chuyến ạ, Điềm Điềm muốn đi chơi với con, có thể con sẽ ở nhà mới của cậu ấy trên huyện một đêm.”
Bà cụ cười cười: “Đi đi, lúc được nghỉ thì nên tranh thủ đi đây đi đó chơi cho biết, con xem, lúc nào cũng cắm mặt vào bài vở như thế làm bà nhìn còn sợ có ngày con mệt chết.”
Thư Niệm mỉm cười đáp: “Không đâu, con tự có cách.”
Cô biết mình vẫn thừa năng lượng lắm, cũng tức là vẫn còn có thể cố gắng hơn nữa.
Trong mấy ngày Tết Nguyên Đán, ngày nào Thư Niệm cũng đến nhà sau cho em mèo trắng thêm thức ăn và nước uống, sau đó nhân cơ hội vuốt v3 nó.
Đến mùng ba thì Thư Tư Khiêm và Miêu Vũ về thành phố trước.
Họ vừa đi, Thư Niệm đã nhào xuống nhà sau mở cửa.
Cô ngồi xổm xuống trước cửa gian nhà sau, thò bàn tay trắng trẻo của mình đến vuốt bộ lông cũng trắng muốt của em mèo rồi nhỏ giọng nói: “Đại Bạch à, mấy ngày nay em đã phải chịu khổ rồi.”
–
Mùng tám tháng giêng, Thư Niệm ngồi xe buýt lên huyện.
Đến bến xe buýt trong huyện, Thư Niệm vừa xuống xe đã nhìn thấy Giang Điềm đang đứng bên đường chờ mình.
Giang Điềm vừa bắt gặp Thư Niệm đã chạy đến, dang tay ôm lấy cô.
“Huhu Niệm Niệm ơi, cả nửa năm rồi hai đứa mình không gặp nhau.”
Hốc mắt Thư Niệm đỏ bừng nhưng môi thì cười toe, trở tay ôm lại Giang Điềm.
Hai cô bé đứng ngay trạm giao thông công cộng cậu cậu tớ tớ bịn rịn mất một lúc, sau đó hào hứng nắm tay nhau dạo phố.
Đã là con gái thì đi dạo phố thích nhất là đến mấy cửa hàng trang sức áo quần hay lưu niệm gì đó, Thư Niệm với Giang Niệm cũng không ngoại lệ.
Thế là, Thư Niệm tình cờ thấy được một thứ rất có ý nghĩ từ một cửa hàng bán đồ lưu niệm nho nhỏ nọ.
Là một chiếc móc chìa khóa có hình đàn ghi-ta.
Cô không hề do dự, cầm lấy chiếc móc này bước đến quầy tính tiền.
Lúc Thư Niệm chuẩn bị trả tiền, ông chủ nhìn món đồ cô muốn mua, hỏi: “Có cần khắc chữ không?”
Thư Niệm không ngờ cái này còn khắc được chữ, “Khắc được ạ?”
“Được chứ,” Ông chủ gật đầu, “Cái này bác tự làm, có thể khắc được.”
“Muốn khắc thì phải quay lại đây thêm lần nữa mới.”
Thư Niệm hỏi: “Cụ thể là bao lâu thì xong ạ? Mai cháu phải đi…”
Ông chủ nói: “Còn phải xem cháu muốn khắc gì, thời gian chính xác được tính dựa trên độ phức tạp của chữ cháu muốn khắc lên mặt móc khóa mà.”
Thư Niên mím môi suy nghĩ một lúc rồi nói: “S, là chữ cái S trong tiếng Anh ạ.”
“Khắc mỗi chữ S?” Ông chủ hỏi lại.
Thư Niệm gật gật đầu: “Vâng.”
Lúc Giang Điềm đi đến thì có nghe Thư Niệm nói với ông chủ tiệm, cô nàng cười bảo: “S là chữ viết tắt của Thư nhỉ?”
“Thú vị nhỉ, tớ cũng muốn mua một cái, khắc chữ J.”
Nói rồi, cô nàng bèn chạy ào đi chọn móc chìa khóa.
Thư Niệm chỉ cười cười, không phản bác lại lời Giang Điềm nói, cũng không giải thích thì thêm.
Với cô, S không chỉ là Thư trong Thư Niệm.
Mà còn là Tống cũng như Thanh trong Tống Kỳ Thanh vậy. (*)
(*): Bính âm S – “Song” “Sheng” (Tống / Thanh) ; “Shu” (Thư)
Hết 10.
Tâm sự mỏng của Trà Trà:
– Phần giải thích thêm nếu ai có thắc mắc hay rối nha: Mấy chương dạo gần đây có 3 kỳ nghỉ lễ liên tiếp: Lễ Tạ Ơn – Giáng Sinh (Cuối năm, thường nghỉ 1 đến 2 ngày), sau đó là Tết Dương Lịch (Mình hay kêu Tết Tây á), bên Việt Trà lúc Trà học là cỡ 1 bữa đúng 1/1 thôi nhưng chắc bên Trung tầm 2 – 3 hôm, cuối cùng là kỳ nghỉ đông cũng tức là tết Nguyên Đán, tết âm lịch, được nghỉ tầm hơn một tuần thì phải.
– Không biết có ai còn nhớ ở phần giới thiệu quê Thư Niệm không ha, vì phần này có đề cập tới chuyện nhà của Giang Điềm nên Trà giải thích thêm luôn, Thôn < Huyện < Tỉnh < Thành phố, một huyện có thể có nhiều thôn, Giang Điềm với Thư Niệm chung quê (Tức là chung huyện + tỉnh + thành phố) nhưng khác thôn.
/31
|