Tống đại nhân cau mày hỏi lại:
- Hi Văn huynh có ý gì?
Hi Văn nói:
- Nếu thật như Tống huynh nói thì đúng là chuyện may mắn của quốc gia. Nhưng có lẽ Tống huynh biết rõ, lần này cũng giống như lễ Trường Ninh, Thánh Thượng sẽ dẫn văn võ bá quan đến điện Hội Khánh chúc thọ Thái Hậu, sau đó mới đến điện Thiên An tiếp nhận triều bái.
Tống đại nhân chậm rãi nói:
- Đó là sự hiếu thuận của Thánh Thượng, giống như...giống như...
Ông ta vốn định nói gì đó, nhưng thấy Hi Văn nhìn mình trân trân, trên mặt liền lộ ra vẻ hổ thẹn, cuối cùng nói không nên lời.
Hi Văn hỏi:
- Giống như cái gì? Sao Tống huynh không nói tiếp? Nghĩ rằng Thiên tử bày tỏ đạo hiếu, thì không dùng lễ bề tôi; đã ngồi hướng Nam, thì đừng quay hướng Bắc. Nếu phụng dưỡng người thân bên ngoại, thì có thể dùng lễ người nhà vậy! Nhưng đằng này, Thánh Thượng và bách quan tề tựu, hướng Thái Hậu triều bái, mất quân thể, giảm chủ uy, không thể làm gương cho hậu thế. Cứ thế mãi, thiên hạ đại loạn không còn xa nữa!
Tuy Hi Văn vẫn bình tĩnh, nhưng giọng điệu hùng hồn.
Địch Thanh nghe được không hiểu gì hết. Hắn thầm nghĩ: hai người này chắc là đang bàn chuyện tế thiên của tiểu hoàng đế và Thái Hậu. Hoàng đế muốn nhân dịp tế thiên đến điện Hội Khánh mừng thọ Thái Hậu, vậy tại sao Hi Văn không đồng ý nhỉ? Hi Văn nói cái gì ‘thiên hạ đại loạn không còn xa nữa’, khiến hắn cũng có chút buồn lo vô cớ.
Tống đại nhân cười lạnh nói:
- Hi Văn huynh nói với tại hạ có tác dụng gì? Chẳng lẽ muốn tại hạ đi nói là Thánh Thượng làm không đúng?
Hi Văn mỉm cười nói:
- Đúng là tại hạ có ý nghĩ này.
Tống đại nhân cười ha ha nói:
- Vậy Hi Văn huynh muốn tại hạ làm chuyện gì đây? Chẳng lẽ muốn khoe tài miệng lưỡi như Tô Tần(1) sao?
Hi Văn chậm rãi nói:
- Những lời của tại hạ hôm nay, ngày hôm qua đã trình lên Lưỡng Phủ.
Tống đại nhân sững lại, mặt hiện lên vẻ xấu hổ. Hi Văn nói:
- Hôm nay mời Tống huynh đến đây, tại hạ không muốn làm khó, chỉ xin Tống huynh nhớ chuyện 'Vi thần bất trung' ngày đó, có thể hoàn toàn giác ngộ, rửa sạch nỗi nhục lúc trước, đó chính là hạnh phúc của thiên hạ, hạnh phúc trong triều đình. Tại hạ biết mình không có tư cách nổi giận, nhưng nhìn văn võ cả triều, không người nào dám nói, nay từ bỏ hư danh, bị giáng chức là điều chắc chắn. Tại hạ chỉ mong có thể dùng vài câu làm cho chí sĩ tri thức trong triều thức tỉnh, dù chết cũng không hối tiếc.
Lời của Hi Văn càng lúc càng hùng hồn, rất khí phách, Tống đại nhân dường như xấu hổ, hồi lâu không nói gì. Không biết qua bao lâu, cuối cùng Tống đại nhân nói:
- Hi Văn huynh, tại hạ cũng muốn kể cho huynh nghe một câu chuyện xưa.
Hi Văn khôi phục lại bình tĩnh, nói:
- Tống huynh, mời kể.
Tống đại nhân nói:
- Cây rừng sum suê, có chim ẩn nấp trong đó. Khi thợ săn đi qua, muôn chim yên lặng, không con nào dám lên tiếng. Nhưng có một chú chim không chịu im lặng, nó hót ríu ra ríu rít nên bị thợ săn phát hiện dấu vết, một mũi tên bắn xuyên qua, lập tức toi mạng. Con chim đó không ngờ mình nhiều chuyện lại gặp tai họa này. Nếu nó chịu im lặng như những con chim khác thì có lẽ đã sống thêm được mấy năm, Hi Văn huynh, huynh nghĩ xem có đúng không?
Hi Văn huynh thở dài nói:
- Đa tạ Tống huynh nhắc nhở. Nhưng thà hót mà chết, còn hơn là im lặng mà sống!
Giọng nói này tuy trầm thấp, Quách Tuân nghe xong, thân hình vạm vỡ chấn động, trong mắt biểu lộ sự kính trọng. Tuy Địch Thanh không rõ ràng cho lắm, nhưng nghe thanh âm này vang lên hùng hồn, vô cùng có khí phách, chẳng biết tại sao trong lòng cũng sôi trào nhiệt huyết.
Thà hót mà chết, còn hơn câm lặng mà sống! Tám chữ này mạnh mẽ sắc bén, đâm thẳng vào lòng khiến cho khuôn mặt Tống đại nhân tái nhợt. Nó cũng phá đi sự yên lặng khó tả trong tửu lầu, còn khuấy động làm khí phách hăng hái không lùi bước thức tỉnh khỏi cơn ngủ mê.
Tiếng gió rét ngừng lại, trên lầu im ắng tĩnh lặng. Chỉ còn tuyết nhẹ nhàng bay, giống như bóng lưng cô độc kia, không lời ----- nhưng cố chấp như mùa đông.
Cuối cùng trong mắt Tống đại nhân hiện lên vẻ tôn kính. Y dường như bị tám chữ kia kích động tâm tình, trầm ngâm thật lâu mới nói:
- Hi Văn huynh sẽ không lẻ loi!
Nói xong câu này, y uống cạn chén rượu rồi đứng dậy đi xuống lầu.
Hi Văn cũng không ngăn lại và cũng không đưa tiễn, y chỉ thở dài một tiếng rồi nhấc chén rượu lên, sau đó trầm mặc. Lúc này, Quách Tuân mới đi qua ôm quyền nói:
- Phạm đại nhân, Quách Tuân có lễ.
Hi Văn nghe thấy, xoay người nhìn lại, khóe miệng nở nụ cười, nói:
- Thì ra là Quách chỉ huy sứ.
Nhìn thoáng qua Địch Thanh bên người Quách Tuân, Hi Văn hỏi:
- Đây là Địch Thanh sao?
Lúc này Địch Thanh mới nhìn thấy dung mạo Hi Văn. Khuôn mặt này vô cùng trắng trẻo, nhưng có chút ảm đạm, khóe mắt đã có nếp nhăn, tràn đầy gian khổ. Lần đầu tiên nhìn thấy Hi Văn, Địch Thanh cảm thấy người này rất cô độc, nhưng khi nhìn đôi mắt người này, Địch Thanh lại phát hiện mình đã sai, rất sai.
Đôi mắt kia sáng ngời cố chấp, ôn hòa giàu tình cảm, làm cho người ta sau khi nhìn thấy sẽ đột nhiên phát hiện ra, thì ra con người giàu tỉnh cảm này sở dĩ u sầu thở than, tuyệt đối không phải vì bản thân. Y không cần người ta cảm thông, bởi vì y đang thương cảm đến chính người đời.
Quách Tuân nói tiếp:
- Phạm đại nhân đoán không sai, hắn chính là Địch Thanh. Lần này hắn có thể ra ngoài, còn phải rất cảm ơn Phạm đại nhân dâng thư nói thẳng, minh oan cho Địch Thanh.
Địch Thanh sửng sốt, ngơ ngác nhìn Phạm đại nhân, không thể tin nổi. Một người như vậy, không quen biết gì với hắn, lại không sợ đắc tội với Thái Hậu, dâng thư kêu oan cho hắn?
Phạm đại nhân nở nụ cười, nói:
- Chỉ huy sứ không cần cảm tạ, đây là bổn phận của ta mà thôi.
Quách Tuân xúc động nói:
- Nếu trên đời này ai cũng như Phạm đại nhân thì....
Phạm đại nhân khoát khoát tay cắt đứt lời Quách Tuân, nhấc bầu rượu lên rót đầy ba chén nói:
- Hôm nay từ biệt, không biết lúc nào gặp lại, một ly rượu nhạt, hẹn ngày gặp lại.
Y uống cạn chén rượu, rồi gật gật đầu chào, sau đó đi xuống lầu. Quách Tuân bưng chén rượu lên, cất giọng nói:
- Phạm đại nhân, gió mạnh tuyết lạnh, mong người bảo trọng!
Phạm đại nhân gật đầu rồi đi xuống lầu, chẳng mấy chốc đã khuất bóng vào màn đêm. Quách Tuân chán nản ngồi xuống. Địch Thanh bây giờ mới có dịp hỏi:
- Quách đại ca, Phạm đại nhân này là người nào? Vừa rồi bọn họ đang thảo luận chuyện gì thế?
Quách Tuân phục hồi lại tinh thần, uống một hơi cạn sạch rượu trong chén, giải thích:
- Phạm đại nhân tên là Phạm Trọng Yêm, hiện nay đang giữ chức Giáo lý(2) của Bí Các(3). Tống đại nhân tên là Tống Thụ, hiện đang là Hàn Lâm học sĩ của triều đình.
Địch Thanh ghi nhớ thật kỹ cái tên Phạm Trọng Yêm, không nhịn được nói:
- Chức vị Giáo lý của Bí Các thua kém hơn nhiều Hàn Lâm học sĩ, nhưng hình như Tống Thụ rất tôn kính Phạm đại nhân?
Trong lúc nhất thời hắn không tìm được từ phù hợp, chỉ cảm thấy Phạm Trọng Yêm giống như là cấp trên của Tống Thụ.
Quách Tuân chăm chú nhìn Địch Thanh nói:
- Đệ phải hiểu một điều, muốn nhận được sự tôn trọng của người khác thì không thể nào dựa vào quyền thế và quan chức, mà phải nhìn vào cách đối nhân xử thế của người đó. Quyền thế và quan chức chỉ có thể khiến cho người ta e ngại, chứ không thể khiến cho người ta kính trọng!
Địch Thanh lặng yên nghiền ngẫm lời mà Quách Tuân nói, rồi cảm thấy có chút giác ngộ.
Quách Tuân tự rót cho mình một chén rượu, nói tiếp:
- Quan vị của Phạm đại nhân dù thấp kém, nhưng trong kinh thành được rất nhiều người kính trọng. Nếu bảo huynh đánh giá Phạm đại nhân, huynh chỉ có thể dùng tám chữ để hình dung, 'Lòng lo thiên hạ, vì nước quên thân!'
Quách Tuân hiếm khi đánh giá người khác, nhưng khi nói đến Phạm Trọng Yêm, trong mắt tỏ vẻ tôn kính.
Lòng lo thiên hạ, vì nước quên thân, Địch Thanh nghe đến tám chữ này, hồi lâu mới hỏi:
- Quách đại ca, người này thực sự xứng với lời bình này sao?
(1) Tô Tần ( 蘇秦)
(2) Giáo lý (校理): chức quan quản lí các sự vụ về Bí Các, như chỉnh lí, khảo đính.
(3) Bí các (秘閣): Tàng Thư, là nơi cất chứa sách vở, thư họa... của triều đình Trung Quốc xưa.
- Hi Văn huynh có ý gì?
Hi Văn nói:
- Nếu thật như Tống huynh nói thì đúng là chuyện may mắn của quốc gia. Nhưng có lẽ Tống huynh biết rõ, lần này cũng giống như lễ Trường Ninh, Thánh Thượng sẽ dẫn văn võ bá quan đến điện Hội Khánh chúc thọ Thái Hậu, sau đó mới đến điện Thiên An tiếp nhận triều bái.
Tống đại nhân chậm rãi nói:
- Đó là sự hiếu thuận của Thánh Thượng, giống như...giống như...
Ông ta vốn định nói gì đó, nhưng thấy Hi Văn nhìn mình trân trân, trên mặt liền lộ ra vẻ hổ thẹn, cuối cùng nói không nên lời.
Hi Văn hỏi:
- Giống như cái gì? Sao Tống huynh không nói tiếp? Nghĩ rằng Thiên tử bày tỏ đạo hiếu, thì không dùng lễ bề tôi; đã ngồi hướng Nam, thì đừng quay hướng Bắc. Nếu phụng dưỡng người thân bên ngoại, thì có thể dùng lễ người nhà vậy! Nhưng đằng này, Thánh Thượng và bách quan tề tựu, hướng Thái Hậu triều bái, mất quân thể, giảm chủ uy, không thể làm gương cho hậu thế. Cứ thế mãi, thiên hạ đại loạn không còn xa nữa!
Tuy Hi Văn vẫn bình tĩnh, nhưng giọng điệu hùng hồn.
Địch Thanh nghe được không hiểu gì hết. Hắn thầm nghĩ: hai người này chắc là đang bàn chuyện tế thiên của tiểu hoàng đế và Thái Hậu. Hoàng đế muốn nhân dịp tế thiên đến điện Hội Khánh mừng thọ Thái Hậu, vậy tại sao Hi Văn không đồng ý nhỉ? Hi Văn nói cái gì ‘thiên hạ đại loạn không còn xa nữa’, khiến hắn cũng có chút buồn lo vô cớ.
Tống đại nhân cười lạnh nói:
- Hi Văn huynh nói với tại hạ có tác dụng gì? Chẳng lẽ muốn tại hạ đi nói là Thánh Thượng làm không đúng?
Hi Văn mỉm cười nói:
- Đúng là tại hạ có ý nghĩ này.
Tống đại nhân cười ha ha nói:
- Vậy Hi Văn huynh muốn tại hạ làm chuyện gì đây? Chẳng lẽ muốn khoe tài miệng lưỡi như Tô Tần(1) sao?
Hi Văn chậm rãi nói:
- Những lời của tại hạ hôm nay, ngày hôm qua đã trình lên Lưỡng Phủ.
Tống đại nhân sững lại, mặt hiện lên vẻ xấu hổ. Hi Văn nói:
- Hôm nay mời Tống huynh đến đây, tại hạ không muốn làm khó, chỉ xin Tống huynh nhớ chuyện 'Vi thần bất trung' ngày đó, có thể hoàn toàn giác ngộ, rửa sạch nỗi nhục lúc trước, đó chính là hạnh phúc của thiên hạ, hạnh phúc trong triều đình. Tại hạ biết mình không có tư cách nổi giận, nhưng nhìn văn võ cả triều, không người nào dám nói, nay từ bỏ hư danh, bị giáng chức là điều chắc chắn. Tại hạ chỉ mong có thể dùng vài câu làm cho chí sĩ tri thức trong triều thức tỉnh, dù chết cũng không hối tiếc.
Lời của Hi Văn càng lúc càng hùng hồn, rất khí phách, Tống đại nhân dường như xấu hổ, hồi lâu không nói gì. Không biết qua bao lâu, cuối cùng Tống đại nhân nói:
- Hi Văn huynh, tại hạ cũng muốn kể cho huynh nghe một câu chuyện xưa.
Hi Văn khôi phục lại bình tĩnh, nói:
- Tống huynh, mời kể.
Tống đại nhân nói:
- Cây rừng sum suê, có chim ẩn nấp trong đó. Khi thợ săn đi qua, muôn chim yên lặng, không con nào dám lên tiếng. Nhưng có một chú chim không chịu im lặng, nó hót ríu ra ríu rít nên bị thợ săn phát hiện dấu vết, một mũi tên bắn xuyên qua, lập tức toi mạng. Con chim đó không ngờ mình nhiều chuyện lại gặp tai họa này. Nếu nó chịu im lặng như những con chim khác thì có lẽ đã sống thêm được mấy năm, Hi Văn huynh, huynh nghĩ xem có đúng không?
Hi Văn huynh thở dài nói:
- Đa tạ Tống huynh nhắc nhở. Nhưng thà hót mà chết, còn hơn là im lặng mà sống!
Giọng nói này tuy trầm thấp, Quách Tuân nghe xong, thân hình vạm vỡ chấn động, trong mắt biểu lộ sự kính trọng. Tuy Địch Thanh không rõ ràng cho lắm, nhưng nghe thanh âm này vang lên hùng hồn, vô cùng có khí phách, chẳng biết tại sao trong lòng cũng sôi trào nhiệt huyết.
Thà hót mà chết, còn hơn câm lặng mà sống! Tám chữ này mạnh mẽ sắc bén, đâm thẳng vào lòng khiến cho khuôn mặt Tống đại nhân tái nhợt. Nó cũng phá đi sự yên lặng khó tả trong tửu lầu, còn khuấy động làm khí phách hăng hái không lùi bước thức tỉnh khỏi cơn ngủ mê.
Tiếng gió rét ngừng lại, trên lầu im ắng tĩnh lặng. Chỉ còn tuyết nhẹ nhàng bay, giống như bóng lưng cô độc kia, không lời ----- nhưng cố chấp như mùa đông.
Cuối cùng trong mắt Tống đại nhân hiện lên vẻ tôn kính. Y dường như bị tám chữ kia kích động tâm tình, trầm ngâm thật lâu mới nói:
- Hi Văn huynh sẽ không lẻ loi!
Nói xong câu này, y uống cạn chén rượu rồi đứng dậy đi xuống lầu.
Hi Văn cũng không ngăn lại và cũng không đưa tiễn, y chỉ thở dài một tiếng rồi nhấc chén rượu lên, sau đó trầm mặc. Lúc này, Quách Tuân mới đi qua ôm quyền nói:
- Phạm đại nhân, Quách Tuân có lễ.
Hi Văn nghe thấy, xoay người nhìn lại, khóe miệng nở nụ cười, nói:
- Thì ra là Quách chỉ huy sứ.
Nhìn thoáng qua Địch Thanh bên người Quách Tuân, Hi Văn hỏi:
- Đây là Địch Thanh sao?
Lúc này Địch Thanh mới nhìn thấy dung mạo Hi Văn. Khuôn mặt này vô cùng trắng trẻo, nhưng có chút ảm đạm, khóe mắt đã có nếp nhăn, tràn đầy gian khổ. Lần đầu tiên nhìn thấy Hi Văn, Địch Thanh cảm thấy người này rất cô độc, nhưng khi nhìn đôi mắt người này, Địch Thanh lại phát hiện mình đã sai, rất sai.
Đôi mắt kia sáng ngời cố chấp, ôn hòa giàu tình cảm, làm cho người ta sau khi nhìn thấy sẽ đột nhiên phát hiện ra, thì ra con người giàu tỉnh cảm này sở dĩ u sầu thở than, tuyệt đối không phải vì bản thân. Y không cần người ta cảm thông, bởi vì y đang thương cảm đến chính người đời.
Quách Tuân nói tiếp:
- Phạm đại nhân đoán không sai, hắn chính là Địch Thanh. Lần này hắn có thể ra ngoài, còn phải rất cảm ơn Phạm đại nhân dâng thư nói thẳng, minh oan cho Địch Thanh.
Địch Thanh sửng sốt, ngơ ngác nhìn Phạm đại nhân, không thể tin nổi. Một người như vậy, không quen biết gì với hắn, lại không sợ đắc tội với Thái Hậu, dâng thư kêu oan cho hắn?
Phạm đại nhân nở nụ cười, nói:
- Chỉ huy sứ không cần cảm tạ, đây là bổn phận của ta mà thôi.
Quách Tuân xúc động nói:
- Nếu trên đời này ai cũng như Phạm đại nhân thì....
Phạm đại nhân khoát khoát tay cắt đứt lời Quách Tuân, nhấc bầu rượu lên rót đầy ba chén nói:
- Hôm nay từ biệt, không biết lúc nào gặp lại, một ly rượu nhạt, hẹn ngày gặp lại.
Y uống cạn chén rượu, rồi gật gật đầu chào, sau đó đi xuống lầu. Quách Tuân bưng chén rượu lên, cất giọng nói:
- Phạm đại nhân, gió mạnh tuyết lạnh, mong người bảo trọng!
Phạm đại nhân gật đầu rồi đi xuống lầu, chẳng mấy chốc đã khuất bóng vào màn đêm. Quách Tuân chán nản ngồi xuống. Địch Thanh bây giờ mới có dịp hỏi:
- Quách đại ca, Phạm đại nhân này là người nào? Vừa rồi bọn họ đang thảo luận chuyện gì thế?
Quách Tuân phục hồi lại tinh thần, uống một hơi cạn sạch rượu trong chén, giải thích:
- Phạm đại nhân tên là Phạm Trọng Yêm, hiện nay đang giữ chức Giáo lý(2) của Bí Các(3). Tống đại nhân tên là Tống Thụ, hiện đang là Hàn Lâm học sĩ của triều đình.
Địch Thanh ghi nhớ thật kỹ cái tên Phạm Trọng Yêm, không nhịn được nói:
- Chức vị Giáo lý của Bí Các thua kém hơn nhiều Hàn Lâm học sĩ, nhưng hình như Tống Thụ rất tôn kính Phạm đại nhân?
Trong lúc nhất thời hắn không tìm được từ phù hợp, chỉ cảm thấy Phạm Trọng Yêm giống như là cấp trên của Tống Thụ.
Quách Tuân chăm chú nhìn Địch Thanh nói:
- Đệ phải hiểu một điều, muốn nhận được sự tôn trọng của người khác thì không thể nào dựa vào quyền thế và quan chức, mà phải nhìn vào cách đối nhân xử thế của người đó. Quyền thế và quan chức chỉ có thể khiến cho người ta e ngại, chứ không thể khiến cho người ta kính trọng!
Địch Thanh lặng yên nghiền ngẫm lời mà Quách Tuân nói, rồi cảm thấy có chút giác ngộ.
Quách Tuân tự rót cho mình một chén rượu, nói tiếp:
- Quan vị của Phạm đại nhân dù thấp kém, nhưng trong kinh thành được rất nhiều người kính trọng. Nếu bảo huynh đánh giá Phạm đại nhân, huynh chỉ có thể dùng tám chữ để hình dung, 'Lòng lo thiên hạ, vì nước quên thân!'
Quách Tuân hiếm khi đánh giá người khác, nhưng khi nói đến Phạm Trọng Yêm, trong mắt tỏ vẻ tôn kính.
Lòng lo thiên hạ, vì nước quên thân, Địch Thanh nghe đến tám chữ này, hồi lâu mới hỏi:
- Quách đại ca, người này thực sự xứng với lời bình này sao?
(1) Tô Tần ( 蘇秦)
(2) Giáo lý (校理): chức quan quản lí các sự vụ về Bí Các, như chỉnh lí, khảo đính.
(3) Bí các (秘閣): Tàng Thư, là nơi cất chứa sách vở, thư họa... của triều đình Trung Quốc xưa.
/485
|