Khoảng mười giờ sáng, Phòng thí nghiệm Bệnh lý học đã có kết quả. Nạn nhân là người châu Á, thân thể khỏe mạnh, cơ quan nội tạng bình thường, không kiểm tra ra có chất độc nào trong cơ thể, thời gian tử vong là 22:30 đến 23:30 ngày 6 tháng 11. Trong âm đạo không có tinh dịch mà chỉ lưu lại chất bôi trơn từ bao cao su, có dấu vết quan hệ tình dục. Phần đầu có nhiều vết thương do vật cứng gây ra, nguyên nhân tử vong là do xương đỉnh đầu bị nện khiến gãy xương nghiêm trọng.
Chân Noãn làm xong công việc, nhớ đến mảnh thủy tinh gắp ra từ da đầu nạn nhân, liền đi đến Phòng thí nghiệm Hóa học tầng dưới xem thử.
Sau khi được xác định chỉ số khúc xạ và độ dày, mảnh thủy tinh này có thể dùng để đối chiếu và trở thành chứng cứ mấu chốt sau này. Nghiên cứu viên Hóa học Cốc Thanh Minh đang hướng dẫn mấy trợ lý làm kiểm tra. Cái tên Cốc Thanh Minh thật giống với dáng vẻ thanh tú và sáng sủa của anh ta, trên người mặc chiếc áo blouse, gương mặt thản nhiên đứng trước kính hiển vi, tay đang nhỏ chất lỏng vào mảnh thủy tinh.
Chân Noãn tò mò: “Đó là gì thế ạ?”
“Curie lỏng.” Cốc Thanh Minh trả lời ngắn gọn, không quan tâm cô có hiểu hay không, cũng không tiếp tục giải thích.
“Ồ!”
“Curie lỏng.”
“…” “Ồ” có nghĩa là mời tiếp tục, không phải ý nói tôi không nghe rõ. “Tôi không biết Curie lỏng là cái gì đâu.”
“À!”Anh ngẩng đầu, nhìn mông lung vẻ nghĩ ngợi rồi nói: “Dùng để đo đạc chỉ số khúc xạ của thủy tinh.”
“Đo thế nào vậy?” Chân Noãn cảm thấy nói chuyện với anh giống như tán gẫu vu vơ.
Cốc Thanh Minh tiếp tục nhìn kính hiển vi phân cực, không hề ngẩng đầu lên: “Chỉ số khúc xạ của chất dịch cao hơn hoặc thấp hơn thủy tinh sẽ xuất hiện đường viền Becke(*)!”
(*) Trong kính hiển vi hoặc kính hiển vi phân cực, nơi hai chỉ số khúc xạ khác môi trường giao nhau sẽ thấy rõ một đường mờ gọi là đường viền khoáng vật. Ở gần đường viền do ánh sáng tập trung sẽ thấy được một đường nhỏ sáng ngời, đường nhỏ này do học giả người Đức Friedrick Johann Karl Becke (1855-1931) phát hiện nên được đặt theo tên ông là đường viền Becke.
“Tôi có thể xem thử không?” Cô muốn làm quen với đồng nghiệp mới.
Cốc Thanh Minh ngẩng đầu khỏi kính, suy nghĩ rồi mở một quyển sách ra lật tìm từng trang một. Chân Noãn bối rối, nghiêng đầu xem, cuốn anh đang cầm chính là Quy tắc ứng xử trong phòng thí nghiệm hóa học C-Lab. Anh lật xong rất nhanh rồi nói: “Cô xem đi!”
“…”
Chân Noãn thầm đoán chắc là anh không tìm ra được quy định “không cho người ngoài quan sát đường viền Becke” rồi. Cô nhìn qua ống kính thấy một mảnh vụn nằm trong chất lỏng, xung quanh nó phát ra một vầng sáng bạc, rất sáng và mảnh, lúc thu hẹp, lúc lại mở rộng.
Cô xuýt xoa: “Đẹp quá!”
“Cảm ơn!”
“…”
Cốc Thanh Minh nhỏ tiếp chất lỏng, cẩn thận nói: “Chỉ số khúc xạ của Curie lỏng có thể căn cứ vào độ tạp chất khác nhau mà thay đổi, khi chỉ số khúc xạ của nó bằng thủy tinh…”
Đường viền Becke nháy mắt biến mất.
“Thật thần kỳ! Xưa nay tôi chưa từng nghe nói đến Curie lỏng.”
“Ừm, đây là tự tôi điều chế, cũng là tôi đặt tên cho nó.” Anh điềm nhiên đáp.
“Hả?”
“Để đo chỉ số khúc xạ thủy tinh có nhiều cách, nhưng vì tôi thích đường viền Becke nên đã điều chế cái này để nghịch.”
“…”
Cô hỏi: “Mảnh vụn màu đỏ lấy ra từ vết thương ở não đã kiểm tra qua chưa?”
“Sơn.”
“Nói như vậy thì mặt ngoài hung khí có sơn à?”
“Đúng.”
Chân Noãn lẩm bẩm: “Một thứ hung khí kỳ lạ còn phủ sơn thì có thể là gì nhỉ?”
“Tôi không biết.” Cốc Thanh Minh trả lời cứng nhắc.
“…” Tôi đâu có hỏi anh.
“Tôi đã tạo được một kho số liệu về sơn dầu, chờ phân tích thành phần xong thì có thể so sánh để tìm ra đầu mối.”
Chân Noãn kinh ngạc trước thái độ làm việc của Cốc Thanh Minh. Cô nhớ lại những trải nghiệm của mình lúc thực tập ở bờ bên kia đại dương. Khi đó, Phòng thí nghiệm Pháp y của cô cũng có kho số liệu đặc biệt dành riêng cho sơn xe hơi, thu thập mấy vạn thông tin thành phần chất liệu sơn của nhà máy sản xuất, chỉ cần hiện trường lưu lại vết sơn xe hơi là sẽ rất dễ dàng tìm ra được manh mối. Tương tự còn có kho số liệu của sợi vải. Cô từng ảo tưởng khi nào thì trong nước có thể thành lập được kho lưu trữ số liệu như vậy. Nhưng hiện tại, cô thấy ngày đó đã không còn xa nữa rồi.
Mỗi thành viên trong Phòng thí nghiệm Nghiên cứu khoa học và Kỹ thuật hình sự C-Lab này đều rất giỏi. Nghĩ đến kho số liệu về vết thương và hung khí của mình đều đang được cập nhật mỗi ngày, cô phải cố gắng hơn để không tụt hậu so với mọi người mới được.
Chân Noãn trở về văn phòng, chỉnh sửa lại một số điểm quan trọng trong ghi chép khám nghiệm tử thi:
Một, trong vết thương do vật sắc gây ra trên đầu có mảnh thủy tinh, vết thương do vật cứng gây ra không theo quy tắc, không cách nào xác định là một hay nhiều hung khí, nhưng một trong những hung khí có dính sơn dầu màu đỏ.
Hai, bên phải phần đầu bị đánh nhẹ hơn và có thủy tinh mài mòn, đỉnh đầu và phía sau bị dùng lực mạnh hơn, cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong, phần mặt bị vật cứng hủy hoại sau khi chết.
Ba, vai và lưng có vết bầm, là vết thương do giãy dụa hoặc giằng co tạo ra, nhưng những nơi khác trên thân thể thì không có, nhất là bàn tay và cánh tay không có vết thương do chống đỡ. (Có thể do lúc tự vệ vật lộn và giãy dụa không kịch liệt.)
Bốn, khi còn sống bị bạo hành trong thời gian dài (rất có thể là từ chồng).
Năm, có khuynh hướng tự sát.
Sáu, trước khi chết từng quan hệ tình dục với người khác nhưng không có dấu hiệu phản kháng.
Bảy, cánh tay bị vật thể hẹp dài đánh vào hoặc đụng vào, để lại dấu hằn cho thấy khi ấy, nạn nhân đang mặc áo choàng tắm, nhưng lúc chết lại mặc quần áo chỉnh tề. (Vụ án xảy ra trong nhà, nếu không thì không cách nào thay quần áo cho nạn nhân khi tử thi đã co cứng được.)
Tám, thi thể được đặt ở nơi có nhiệt độ cao vài giờ, sau khi phá hỏng quá trình co cứng của tử thi thì nhét vào va li, nguyên nhân hung thủ phá hỏng quá trình co cứng có thể là để tiện cho việc vận chuyển.
Chân Noãn làm xong công việc, nhớ đến mảnh thủy tinh gắp ra từ da đầu nạn nhân, liền đi đến Phòng thí nghiệm Hóa học tầng dưới xem thử.
Sau khi được xác định chỉ số khúc xạ và độ dày, mảnh thủy tinh này có thể dùng để đối chiếu và trở thành chứng cứ mấu chốt sau này. Nghiên cứu viên Hóa học Cốc Thanh Minh đang hướng dẫn mấy trợ lý làm kiểm tra. Cái tên Cốc Thanh Minh thật giống với dáng vẻ thanh tú và sáng sủa của anh ta, trên người mặc chiếc áo blouse, gương mặt thản nhiên đứng trước kính hiển vi, tay đang nhỏ chất lỏng vào mảnh thủy tinh.
Chân Noãn tò mò: “Đó là gì thế ạ?”
“Curie lỏng.” Cốc Thanh Minh trả lời ngắn gọn, không quan tâm cô có hiểu hay không, cũng không tiếp tục giải thích.
“Ồ!”
“Curie lỏng.”
“…” “Ồ” có nghĩa là mời tiếp tục, không phải ý nói tôi không nghe rõ. “Tôi không biết Curie lỏng là cái gì đâu.”
“À!”Anh ngẩng đầu, nhìn mông lung vẻ nghĩ ngợi rồi nói: “Dùng để đo đạc chỉ số khúc xạ của thủy tinh.”
“Đo thế nào vậy?” Chân Noãn cảm thấy nói chuyện với anh giống như tán gẫu vu vơ.
Cốc Thanh Minh tiếp tục nhìn kính hiển vi phân cực, không hề ngẩng đầu lên: “Chỉ số khúc xạ của chất dịch cao hơn hoặc thấp hơn thủy tinh sẽ xuất hiện đường viền Becke(*)!”
(*) Trong kính hiển vi hoặc kính hiển vi phân cực, nơi hai chỉ số khúc xạ khác môi trường giao nhau sẽ thấy rõ một đường mờ gọi là đường viền khoáng vật. Ở gần đường viền do ánh sáng tập trung sẽ thấy được một đường nhỏ sáng ngời, đường nhỏ này do học giả người Đức Friedrick Johann Karl Becke (1855-1931) phát hiện nên được đặt theo tên ông là đường viền Becke.
“Tôi có thể xem thử không?” Cô muốn làm quen với đồng nghiệp mới.
Cốc Thanh Minh ngẩng đầu khỏi kính, suy nghĩ rồi mở một quyển sách ra lật tìm từng trang một. Chân Noãn bối rối, nghiêng đầu xem, cuốn anh đang cầm chính là Quy tắc ứng xử trong phòng thí nghiệm hóa học C-Lab. Anh lật xong rất nhanh rồi nói: “Cô xem đi!”
“…”
Chân Noãn thầm đoán chắc là anh không tìm ra được quy định “không cho người ngoài quan sát đường viền Becke” rồi. Cô nhìn qua ống kính thấy một mảnh vụn nằm trong chất lỏng, xung quanh nó phát ra một vầng sáng bạc, rất sáng và mảnh, lúc thu hẹp, lúc lại mở rộng.
Cô xuýt xoa: “Đẹp quá!”
“Cảm ơn!”
“…”
Cốc Thanh Minh nhỏ tiếp chất lỏng, cẩn thận nói: “Chỉ số khúc xạ của Curie lỏng có thể căn cứ vào độ tạp chất khác nhau mà thay đổi, khi chỉ số khúc xạ của nó bằng thủy tinh…”
Đường viền Becke nháy mắt biến mất.
“Thật thần kỳ! Xưa nay tôi chưa từng nghe nói đến Curie lỏng.”
“Ừm, đây là tự tôi điều chế, cũng là tôi đặt tên cho nó.” Anh điềm nhiên đáp.
“Hả?”
“Để đo chỉ số khúc xạ thủy tinh có nhiều cách, nhưng vì tôi thích đường viền Becke nên đã điều chế cái này để nghịch.”
“…”
Cô hỏi: “Mảnh vụn màu đỏ lấy ra từ vết thương ở não đã kiểm tra qua chưa?”
“Sơn.”
“Nói như vậy thì mặt ngoài hung khí có sơn à?”
“Đúng.”
Chân Noãn lẩm bẩm: “Một thứ hung khí kỳ lạ còn phủ sơn thì có thể là gì nhỉ?”
“Tôi không biết.” Cốc Thanh Minh trả lời cứng nhắc.
“…” Tôi đâu có hỏi anh.
“Tôi đã tạo được một kho số liệu về sơn dầu, chờ phân tích thành phần xong thì có thể so sánh để tìm ra đầu mối.”
Chân Noãn kinh ngạc trước thái độ làm việc của Cốc Thanh Minh. Cô nhớ lại những trải nghiệm của mình lúc thực tập ở bờ bên kia đại dương. Khi đó, Phòng thí nghiệm Pháp y của cô cũng có kho số liệu đặc biệt dành riêng cho sơn xe hơi, thu thập mấy vạn thông tin thành phần chất liệu sơn của nhà máy sản xuất, chỉ cần hiện trường lưu lại vết sơn xe hơi là sẽ rất dễ dàng tìm ra được manh mối. Tương tự còn có kho số liệu của sợi vải. Cô từng ảo tưởng khi nào thì trong nước có thể thành lập được kho lưu trữ số liệu như vậy. Nhưng hiện tại, cô thấy ngày đó đã không còn xa nữa rồi.
Mỗi thành viên trong Phòng thí nghiệm Nghiên cứu khoa học và Kỹ thuật hình sự C-Lab này đều rất giỏi. Nghĩ đến kho số liệu về vết thương và hung khí của mình đều đang được cập nhật mỗi ngày, cô phải cố gắng hơn để không tụt hậu so với mọi người mới được.
Chân Noãn trở về văn phòng, chỉnh sửa lại một số điểm quan trọng trong ghi chép khám nghiệm tử thi:
Một, trong vết thương do vật sắc gây ra trên đầu có mảnh thủy tinh, vết thương do vật cứng gây ra không theo quy tắc, không cách nào xác định là một hay nhiều hung khí, nhưng một trong những hung khí có dính sơn dầu màu đỏ.
Hai, bên phải phần đầu bị đánh nhẹ hơn và có thủy tinh mài mòn, đỉnh đầu và phía sau bị dùng lực mạnh hơn, cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong, phần mặt bị vật cứng hủy hoại sau khi chết.
Ba, vai và lưng có vết bầm, là vết thương do giãy dụa hoặc giằng co tạo ra, nhưng những nơi khác trên thân thể thì không có, nhất là bàn tay và cánh tay không có vết thương do chống đỡ. (Có thể do lúc tự vệ vật lộn và giãy dụa không kịch liệt.)
Bốn, khi còn sống bị bạo hành trong thời gian dài (rất có thể là từ chồng).
Năm, có khuynh hướng tự sát.
Sáu, trước khi chết từng quan hệ tình dục với người khác nhưng không có dấu hiệu phản kháng.
Bảy, cánh tay bị vật thể hẹp dài đánh vào hoặc đụng vào, để lại dấu hằn cho thấy khi ấy, nạn nhân đang mặc áo choàng tắm, nhưng lúc chết lại mặc quần áo chỉnh tề. (Vụ án xảy ra trong nhà, nếu không thì không cách nào thay quần áo cho nạn nhân khi tử thi đã co cứng được.)
Tám, thi thể được đặt ở nơi có nhiệt độ cao vài giờ, sau khi phá hỏng quá trình co cứng của tử thi thì nhét vào va li, nguyên nhân hung thủ phá hỏng quá trình co cứng có thể là để tiện cho việc vận chuyển.
/115
|