Ngày đại thọ sáu mươi của lão thái thái nhà Võ Huân Hầu, Thái phu nhân dẫn Thanh Hề, Thương Nhược Văn, Thương Nhược Lan cùng đến Hầu phủ. Vì lão thái thái là người cao tuổi, thế nên Thái phu nhân cũng không khoe khoang thân phận, tự đến phòng lão thái thái chào hỏi.
Khúc lão thái thái mặc áo khoác tím thêu Tùng Hạc Duyên Niên, che trán bằng đai nâu thêu hoa cúc bằng chỉ kim tuyến, chính giữa gắn một viên bạch ngọc, có lẽ là do tiệc tùng vui vẻ, tinh thần lão thái thái có vẻ tươi tỉnh khác thường, thấy Thanh Hề còn kéo tay nàng, xoa xoa rồi nói: “Theo ta thấy, trong số tiểu bối thì phu nhân Tề Quốc công là xinh đẹp nhất, diện mạo này đúng là người có phúc.”
Lời này nếu là người khác nói thì sẽ đắc tội với rất nhiều tiểu bối, nhưng cháu gái Khúc lão thái thái đang là Quý phi, lời này do bà ấy nói mọi người lại càng tâng bốc. Nhất thời Thanh Hề nghiễm nhiên thành tiêu điểm của buổi tiệc, vô cùng nổi bật.
Đại thiếu phu nhân nhà Hoàng Ngự sử kéo Thương Nhược Văn nói chuyện, Thương Nhược Lan mỉm cười đứng né qua một bên, không vì bị bỏ rơi mà cáu kỉnh không vui, mắt chỉ nhìn đôi khuyên tai ngọc trai to bằng quả nhãn của Thanh Hề.
Sau khi chào hỏi xong, Khúc lão thái thái thích yên tĩnh, chỉ giữ những người có tuổi như mình ở lại nói chuyện, phu nhân và đại thiếu phu nhân nhà Võ Huân Hầu dẫn những người trẻ tuổi như Thanh Hề đến phòng khách vui đùa.
Thương Nhược Lan chỉ lặng yên đứng một bên, tựa đóa u lan lặng lẽ, cô gái điềm đạm dịu dàng như thế tất nhiên không bị đám đông ghét bỏ, lại là được Thái phu nhân nhà Tề Quốc công dẫn đến, xiêm y cũng là đồ thượng đẳng, thế nên những phu nhân có con cháu trong nhà chưa đính hôn nhiệt tình kéo cô ấy hỏi thăm.
Thiếu phu nhân nhà Võ Huân Hầu có một em trai, năm nay đã mười bảy nhưng vẫn chưa đính hôn, kín đáo kề tai Thanh Hề hỏi nhỏ: “Thương cô nương có lai lịch thế nào?”
“Cô ta là em họ Tứ đệ muội nhà tôi.”
Nghe nói là bà con của Thương Nhược Văn, thái độ của thiếu phu nhân liền trở nên lạnh nhạt, nhà họ Thương không có của cải gì, đương nhiên không lọt được vào mắt chị dâu Quý phi.
Nhưng người có yêu cầu cao như thiếu phu nhân không nhiều, đa phần chỉ quan trọng hai yếu tố là dung mạo và phẩm hạnh, lúc trước Thái phu nhân cưới Thương Nhược Văn cho Phong Cẩm cũng là vì coi trọng dung mạo của cô ta. Thế nên nhất thời Thương Nhược Lan được hỏi han dồn dập, có vài vị phu nhân còn ngỏ ý muốn mời Thương Nhược Lan tới nhà.
Thái phu nhân biết thế tất nhiên cao hứng, lấy tiền riêng của mình, bảo Nhị phu nhân đặt cho Thương Nhược Lan mấy bộ xiêm y mới còn đi làm khách.
Nói đến chuyện may quần áo, Thái phu nhân lại nhìn Thanh Hề, “Năm nay con làm ít quần áo mùa hè quá, nhân tiện làm thêm mấy bộ đi.”
“Xiêm y hè năm ngoái có bộ con còn chưa lôi ra mặc.” Thanh Hề lắc đầu.
“Làm gì có ai ngại nhiều quần áo, khi ta ở tuổi của con, chỉ hận không thể mỗi mùa may mười bộ xiêm y mới, huống chi mỗi năm xu hướng một khác.” Thái phu nhân quay đầu nói với Hà Ngôn: “Đi mở thùng vải cho Thanh Hề và Lan nha đầu chọn.”
Vải vóc của Thái phu nhân cất giữ tất nhiên là đồ tốt, hà ảnh sa, bích ba sa (17), thu hương la(18) v.v…, khiến mọi người hoa cả mắt.
Thanh Hề để Thương Nhược Lan chọn trước, Thương Nhược Lan mấy phen nhún nhường, vì Thái phu nhân và Thanh Hề khuyên bảo cuối cùng cũng đành chọn, rốt cuộc băn khoăn không biết nên chọn bích ba sa hay thu hương la, hai cây vải này cô ta đều thích, giá trị cũng không quá quý giá, phù hợp với thân phận cô ta.
Thanh Hề thấy Thương Nhược Lan cứ nhìn đi nhìn lại hai cây vải, liền nói: “Bích ba sa nhẹ nhàng, thu hương la thanh nhã, đều hợp với Lan cô nương.”
Thái phu nhân cười nói: “Cứ lấy cả hai cây vải này, dặn bọn họ may cho Lan cô nương trước.”
Thương Nhược Lan vội cảm tạ.
Thái phu nhân dặn xong kéo Thanh Hề lại để chọn vải, trước tiên cầm một mảnh vải màu đỏ như ráng chiều in hoa so lên người Thanh Hề, “Màu này rất tôn da con.”
Tiếp theo lại cầm một mảnh vải màu xanh da trời đính kim sa và một mảnh dệt chìm chỉ bạc, “May cả hai cây này, mảnh dệt chìm chỉ bạc may ở trong, mảnh màu xanh này chất nhẹ mát, rất hợp mặc mùa hè.”
May sắm cho con gái là thú vui của người làm mẹ, Thái phu nhân cũng không ngoại lệ, sau đó còn chọn cho Thanh Hề một loạt nữa, tơ mỏng màu trắng đục, phù dung sa, tơ nhuộm hoa văn chim uyên ương, thiên tịnh sa, vải lụa in hoa, còn cùng Thanh Hề bàn bạc xem may theo kiểu gì, cả một buổi sáng chỉ để chọn vải và may sắm.
Thương Nhược Lan trở về kể với Thương Nhược Văn, Thương Nhược Văn nghe xong liền bĩu môi, không nói lời nào, nhưng thật ra trong lòng Thương Nhược Lan đang thầm thở dài: nếu bản thân có được bà mẹ chồng tốt như thế, thật đúng là chết cũng không tiếc.
Đến khi may xong xiêm y, những lời mời cứ chần chừ không thấy đâu, ngẫu nhiên có dịp tiệc tùng xã giao, Thái phu nhân đều dẫn Thương Nhược Lan theo, nhưng thái độ của các phu nhân kia đã thay đổi rất nhiều.
Thanh Hề vẫn được hoan nghênh như trước, nàng vốn hoạt bát, lại ăn nói ngọt ngào, trong số các phu nhân và thiếu phu nhân cùng lứa có rất nhiều người thân thiết. Nhưng Thương Nhược Lan không người hỏi thăm, ngẫu nhiên có người nhìn đến thì cũng là ánh mắt thương hại, cho rằng cô ta đang nghĩ đến người cha sẽ bị xét xử vào mùa thu.
Sự tương phản mãnh liệt của hoan nghênh và thương hại khiến Thương Nhược Lan dù có được tu dưỡng cũng phải chạnh lòng, cô ta nghĩ nếu cô ta là phu nhân Quốc công, trên có mẹ chồng thương yêu, dưới có Quốc công tôn trọng, nhất định sẽ còn được nhiều người yêu quý hơn Thanh Hề. Điểm này Thương Nhược Lan vô cùng tự tin, cô ta bị thờ ơ lạnh nhạt suốt mấy buổi tiệc, chỉ cảm thấy vị phu nhân Quốc công nhận hết ngàn vạn sủng ái này chẳng có điểm nào tốt, lòng dạ độc ác hãm hại con nối dõi của người khác không nói, chỉ nói ngày thường, phu nhân Quốc công ngoài đùa giỡn chơi bời nhõng nhẽo cái gì cũng không biết, nữ công gia chánh thì tồi tệ, quản lý chi tiêu trong phủ không xong, vậy mà lại được bao người yêu quý, thật khiến lòng người không phục.
Ngày đó dự tiệc trở về, Thái phu nhân khuyên giải an ủi Thương Nhược Lan nhiều gấp đôi ngày thường, chỉ nói chờ qua mùa thu, vụ án của cha cô ta được đưa ra xét xử là sẽ sáng tỏ.
Tết Đoan Ngọ, thiên hạ thái bình, Thánh thượng tổ chức thi thuyền rồng ở Kim Nhạn Hồ, gồm có mười hai đội đến từ dân gian, ba đội từ các thế gia vọng tộc, một đội là thị vệ trong cung.
Tin tức về thi thuyền rồng Đoan Ngọ khiến ai nấy đều xôn xao, người nào không biết chi tiết các đội tham gia thi đấu đều không dám đến nơi đông người. Đến ngày đó, hoàng thân quốc thích đều nhờ hoàng ân, dựng lều trại cho nhà mình ở bên bờ Kim Nhạn Hồ, để nữ quyến xem đua thuyền.
Trên núi trên cây gần đó người dân chen chúc ngóng xem cảnh nhộn nhịp, quán hàng rong nhiều không đếm xuể, mượn cơ hội kiếm thêm chút tiền.
Tề Quốc công Phong Lưu và Nhị gia Phong Dương, Tứ gia Phong Cẩm cưỡi ngựa bảo vệ xe của Thái phu nhân, Thanh Hề, chi thứ hai và chi thứ tư đến khu vực được bảo vệ ở bờ hồ, nữ quyến lần lượt xuống xe, lại có xe của nhà khác đến, tất nhiên là chào hỏi hàn huyên, rồi cùng nhau đến chỗ ngồi để xem.
Một trận đấu đã kết thúc, thuyền tô vẽ sặc sỡ, càng thêm nổi bật dưới ánh mặt trời, xung quanh là tiếng người ồn ào, vô cùng náo nhiệt.
Thanh Hề dìu Thái phu nhân đi trước, Thương Nhược Văn, Thương Nhược Lan đi sau, nhất thời lại có mấy xe nữa đi tới, là nữ quyến phủ Trưởng công chúa, người hầu nhà họ khí thế hung hãn, cậy mạnh dẹp đường cho chủ nhân, Thương Nhược Lan vốn bị xa lánh đi ngoài rìa bị đẩy một cái, cô ta đi sát mép hồ, lại không có lan can, đã suýt rơi xuống hồ, may có Phong Lưu nhanh tay kịp thời kéo lại.
Thương Nhược Lan đỏ mặt lùi lại, luôn mồm nói cảm tạ, Phong Lưu khom người, đi về phía trước. Tình huống mạo hiểm đó đương nhiên đã thu hút không ít sự chú ý, Thanh Hề cũng nhấc tấm tơ mỏng che mặt quay đầu nhìn lại, đúng lúc bắt gặp Thương Nhược Lan đang ngơ ngẩn nhìn theo Phong Lưu.
Phong Lưu đến gần Thanh Hề, buông tấm tơ che mặt nàng xuống, “Dìu mẹ cẩn thận một chút, đừng tới gần hồ.”
Lều của Tề Quốc công phủ cách ngự đài của Hoàng đế không xa, đã có nô bộc chuẩn bị bánh trái sẵn sàng, Thái phu nhân ngồi ở ghế chính giữa, Thanh Hề ngồi bên phải bà, trận đấu tiếp theo còn chưa bắt đầu, nữ quyến các nhà chào hỏi nhau, rất nhộn nhịp.
Thanh Hề đã xem đua thuyền không ít lần, quanh đi quẩn lại cũng chỉ thế, nàng bị Cố ngũ thiếu phu nhân lôi kéo, có chút mệt mỏi.
Đến khi Lâm Lang tới thỉnh nàng, nói là Quốc công gia có chuyện muốn tìm, nàng mới thoát được Cố ngũ thiếu phu nhân.
“Một lát nữa sẽ bắt đầu trận đấu mới, nhân lúc nắng chưa gắt, ta dẫn nàng ra ngoài một lát, đỡ phải khó chịu.” Phong Lưu đưa nón rộng vành có vải tơ che mặt cho Thanh Hề.
“Sao ngài lại biết thiếp khó chịu?” Thanh Hề tự đánh giá thấy biểu hiện của bản thân rất đúng mực.
“Mỗi khi nàng buồn chán, chân nàng sẽ đưa ngang đưa dọc, không chịu để yên.”
Thanh Hề đỏ mặt, “A, hôm nay trời có vẻ nóng, thiếp còn phải thăm hỏi mấy người nữa.”
“Đi thôi, ta đã báo với mẹ rồi.” Phong Lưu cầm tay Thanh Hề, hai người đi ra ngoài theo lối sau.
Khúc lão thái thái mặc áo khoác tím thêu Tùng Hạc Duyên Niên, che trán bằng đai nâu thêu hoa cúc bằng chỉ kim tuyến, chính giữa gắn một viên bạch ngọc, có lẽ là do tiệc tùng vui vẻ, tinh thần lão thái thái có vẻ tươi tỉnh khác thường, thấy Thanh Hề còn kéo tay nàng, xoa xoa rồi nói: “Theo ta thấy, trong số tiểu bối thì phu nhân Tề Quốc công là xinh đẹp nhất, diện mạo này đúng là người có phúc.”
Lời này nếu là người khác nói thì sẽ đắc tội với rất nhiều tiểu bối, nhưng cháu gái Khúc lão thái thái đang là Quý phi, lời này do bà ấy nói mọi người lại càng tâng bốc. Nhất thời Thanh Hề nghiễm nhiên thành tiêu điểm của buổi tiệc, vô cùng nổi bật.
Đại thiếu phu nhân nhà Hoàng Ngự sử kéo Thương Nhược Văn nói chuyện, Thương Nhược Lan mỉm cười đứng né qua một bên, không vì bị bỏ rơi mà cáu kỉnh không vui, mắt chỉ nhìn đôi khuyên tai ngọc trai to bằng quả nhãn của Thanh Hề.
Sau khi chào hỏi xong, Khúc lão thái thái thích yên tĩnh, chỉ giữ những người có tuổi như mình ở lại nói chuyện, phu nhân và đại thiếu phu nhân nhà Võ Huân Hầu dẫn những người trẻ tuổi như Thanh Hề đến phòng khách vui đùa.
Thương Nhược Lan chỉ lặng yên đứng một bên, tựa đóa u lan lặng lẽ, cô gái điềm đạm dịu dàng như thế tất nhiên không bị đám đông ghét bỏ, lại là được Thái phu nhân nhà Tề Quốc công dẫn đến, xiêm y cũng là đồ thượng đẳng, thế nên những phu nhân có con cháu trong nhà chưa đính hôn nhiệt tình kéo cô ấy hỏi thăm.
Thiếu phu nhân nhà Võ Huân Hầu có một em trai, năm nay đã mười bảy nhưng vẫn chưa đính hôn, kín đáo kề tai Thanh Hề hỏi nhỏ: “Thương cô nương có lai lịch thế nào?”
“Cô ta là em họ Tứ đệ muội nhà tôi.”
Nghe nói là bà con của Thương Nhược Văn, thái độ của thiếu phu nhân liền trở nên lạnh nhạt, nhà họ Thương không có của cải gì, đương nhiên không lọt được vào mắt chị dâu Quý phi.
Nhưng người có yêu cầu cao như thiếu phu nhân không nhiều, đa phần chỉ quan trọng hai yếu tố là dung mạo và phẩm hạnh, lúc trước Thái phu nhân cưới Thương Nhược Văn cho Phong Cẩm cũng là vì coi trọng dung mạo của cô ta. Thế nên nhất thời Thương Nhược Lan được hỏi han dồn dập, có vài vị phu nhân còn ngỏ ý muốn mời Thương Nhược Lan tới nhà.
Thái phu nhân biết thế tất nhiên cao hứng, lấy tiền riêng của mình, bảo Nhị phu nhân đặt cho Thương Nhược Lan mấy bộ xiêm y mới còn đi làm khách.
Nói đến chuyện may quần áo, Thái phu nhân lại nhìn Thanh Hề, “Năm nay con làm ít quần áo mùa hè quá, nhân tiện làm thêm mấy bộ đi.”
“Xiêm y hè năm ngoái có bộ con còn chưa lôi ra mặc.” Thanh Hề lắc đầu.
“Làm gì có ai ngại nhiều quần áo, khi ta ở tuổi của con, chỉ hận không thể mỗi mùa may mười bộ xiêm y mới, huống chi mỗi năm xu hướng một khác.” Thái phu nhân quay đầu nói với Hà Ngôn: “Đi mở thùng vải cho Thanh Hề và Lan nha đầu chọn.”
Vải vóc của Thái phu nhân cất giữ tất nhiên là đồ tốt, hà ảnh sa, bích ba sa (17), thu hương la(18) v.v…, khiến mọi người hoa cả mắt.
Thanh Hề để Thương Nhược Lan chọn trước, Thương Nhược Lan mấy phen nhún nhường, vì Thái phu nhân và Thanh Hề khuyên bảo cuối cùng cũng đành chọn, rốt cuộc băn khoăn không biết nên chọn bích ba sa hay thu hương la, hai cây vải này cô ta đều thích, giá trị cũng không quá quý giá, phù hợp với thân phận cô ta.
Thanh Hề thấy Thương Nhược Lan cứ nhìn đi nhìn lại hai cây vải, liền nói: “Bích ba sa nhẹ nhàng, thu hương la thanh nhã, đều hợp với Lan cô nương.”
Thái phu nhân cười nói: “Cứ lấy cả hai cây vải này, dặn bọn họ may cho Lan cô nương trước.”
Thương Nhược Lan vội cảm tạ.
Thái phu nhân dặn xong kéo Thanh Hề lại để chọn vải, trước tiên cầm một mảnh vải màu đỏ như ráng chiều in hoa so lên người Thanh Hề, “Màu này rất tôn da con.”
Tiếp theo lại cầm một mảnh vải màu xanh da trời đính kim sa và một mảnh dệt chìm chỉ bạc, “May cả hai cây này, mảnh dệt chìm chỉ bạc may ở trong, mảnh màu xanh này chất nhẹ mát, rất hợp mặc mùa hè.”
May sắm cho con gái là thú vui của người làm mẹ, Thái phu nhân cũng không ngoại lệ, sau đó còn chọn cho Thanh Hề một loạt nữa, tơ mỏng màu trắng đục, phù dung sa, tơ nhuộm hoa văn chim uyên ương, thiên tịnh sa, vải lụa in hoa, còn cùng Thanh Hề bàn bạc xem may theo kiểu gì, cả một buổi sáng chỉ để chọn vải và may sắm.
Thương Nhược Lan trở về kể với Thương Nhược Văn, Thương Nhược Văn nghe xong liền bĩu môi, không nói lời nào, nhưng thật ra trong lòng Thương Nhược Lan đang thầm thở dài: nếu bản thân có được bà mẹ chồng tốt như thế, thật đúng là chết cũng không tiếc.
Đến khi may xong xiêm y, những lời mời cứ chần chừ không thấy đâu, ngẫu nhiên có dịp tiệc tùng xã giao, Thái phu nhân đều dẫn Thương Nhược Lan theo, nhưng thái độ của các phu nhân kia đã thay đổi rất nhiều.
Thanh Hề vẫn được hoan nghênh như trước, nàng vốn hoạt bát, lại ăn nói ngọt ngào, trong số các phu nhân và thiếu phu nhân cùng lứa có rất nhiều người thân thiết. Nhưng Thương Nhược Lan không người hỏi thăm, ngẫu nhiên có người nhìn đến thì cũng là ánh mắt thương hại, cho rằng cô ta đang nghĩ đến người cha sẽ bị xét xử vào mùa thu.
Sự tương phản mãnh liệt của hoan nghênh và thương hại khiến Thương Nhược Lan dù có được tu dưỡng cũng phải chạnh lòng, cô ta nghĩ nếu cô ta là phu nhân Quốc công, trên có mẹ chồng thương yêu, dưới có Quốc công tôn trọng, nhất định sẽ còn được nhiều người yêu quý hơn Thanh Hề. Điểm này Thương Nhược Lan vô cùng tự tin, cô ta bị thờ ơ lạnh nhạt suốt mấy buổi tiệc, chỉ cảm thấy vị phu nhân Quốc công nhận hết ngàn vạn sủng ái này chẳng có điểm nào tốt, lòng dạ độc ác hãm hại con nối dõi của người khác không nói, chỉ nói ngày thường, phu nhân Quốc công ngoài đùa giỡn chơi bời nhõng nhẽo cái gì cũng không biết, nữ công gia chánh thì tồi tệ, quản lý chi tiêu trong phủ không xong, vậy mà lại được bao người yêu quý, thật khiến lòng người không phục.
Ngày đó dự tiệc trở về, Thái phu nhân khuyên giải an ủi Thương Nhược Lan nhiều gấp đôi ngày thường, chỉ nói chờ qua mùa thu, vụ án của cha cô ta được đưa ra xét xử là sẽ sáng tỏ.
Tết Đoan Ngọ, thiên hạ thái bình, Thánh thượng tổ chức thi thuyền rồng ở Kim Nhạn Hồ, gồm có mười hai đội đến từ dân gian, ba đội từ các thế gia vọng tộc, một đội là thị vệ trong cung.
Tin tức về thi thuyền rồng Đoan Ngọ khiến ai nấy đều xôn xao, người nào không biết chi tiết các đội tham gia thi đấu đều không dám đến nơi đông người. Đến ngày đó, hoàng thân quốc thích đều nhờ hoàng ân, dựng lều trại cho nhà mình ở bên bờ Kim Nhạn Hồ, để nữ quyến xem đua thuyền.
Trên núi trên cây gần đó người dân chen chúc ngóng xem cảnh nhộn nhịp, quán hàng rong nhiều không đếm xuể, mượn cơ hội kiếm thêm chút tiền.
Tề Quốc công Phong Lưu và Nhị gia Phong Dương, Tứ gia Phong Cẩm cưỡi ngựa bảo vệ xe của Thái phu nhân, Thanh Hề, chi thứ hai và chi thứ tư đến khu vực được bảo vệ ở bờ hồ, nữ quyến lần lượt xuống xe, lại có xe của nhà khác đến, tất nhiên là chào hỏi hàn huyên, rồi cùng nhau đến chỗ ngồi để xem.
Một trận đấu đã kết thúc, thuyền tô vẽ sặc sỡ, càng thêm nổi bật dưới ánh mặt trời, xung quanh là tiếng người ồn ào, vô cùng náo nhiệt.
Thanh Hề dìu Thái phu nhân đi trước, Thương Nhược Văn, Thương Nhược Lan đi sau, nhất thời lại có mấy xe nữa đi tới, là nữ quyến phủ Trưởng công chúa, người hầu nhà họ khí thế hung hãn, cậy mạnh dẹp đường cho chủ nhân, Thương Nhược Lan vốn bị xa lánh đi ngoài rìa bị đẩy một cái, cô ta đi sát mép hồ, lại không có lan can, đã suýt rơi xuống hồ, may có Phong Lưu nhanh tay kịp thời kéo lại.
Thương Nhược Lan đỏ mặt lùi lại, luôn mồm nói cảm tạ, Phong Lưu khom người, đi về phía trước. Tình huống mạo hiểm đó đương nhiên đã thu hút không ít sự chú ý, Thanh Hề cũng nhấc tấm tơ mỏng che mặt quay đầu nhìn lại, đúng lúc bắt gặp Thương Nhược Lan đang ngơ ngẩn nhìn theo Phong Lưu.
Phong Lưu đến gần Thanh Hề, buông tấm tơ che mặt nàng xuống, “Dìu mẹ cẩn thận một chút, đừng tới gần hồ.”
Lều của Tề Quốc công phủ cách ngự đài của Hoàng đế không xa, đã có nô bộc chuẩn bị bánh trái sẵn sàng, Thái phu nhân ngồi ở ghế chính giữa, Thanh Hề ngồi bên phải bà, trận đấu tiếp theo còn chưa bắt đầu, nữ quyến các nhà chào hỏi nhau, rất nhộn nhịp.
Thanh Hề đã xem đua thuyền không ít lần, quanh đi quẩn lại cũng chỉ thế, nàng bị Cố ngũ thiếu phu nhân lôi kéo, có chút mệt mỏi.
Đến khi Lâm Lang tới thỉnh nàng, nói là Quốc công gia có chuyện muốn tìm, nàng mới thoát được Cố ngũ thiếu phu nhân.
“Một lát nữa sẽ bắt đầu trận đấu mới, nhân lúc nắng chưa gắt, ta dẫn nàng ra ngoài một lát, đỡ phải khó chịu.” Phong Lưu đưa nón rộng vành có vải tơ che mặt cho Thanh Hề.
“Sao ngài lại biết thiếp khó chịu?” Thanh Hề tự đánh giá thấy biểu hiện của bản thân rất đúng mực.
“Mỗi khi nàng buồn chán, chân nàng sẽ đưa ngang đưa dọc, không chịu để yên.”
Thanh Hề đỏ mặt, “A, hôm nay trời có vẻ nóng, thiếp còn phải thăm hỏi mấy người nữa.”
“Đi thôi, ta đã báo với mẹ rồi.” Phong Lưu cầm tay Thanh Hề, hai người đi ra ngoài theo lối sau.
/66
|