Tào Tặc

Chương 72: Kế dưỡng thành, phát đạn đầu tiên

/731


- Ta còn nhớ rõ chủ công từng nói phải giữ cho Nhữ Nam và Nam Dương thông thương với nhau. Nhưng ngươi trị vì lại đặt trạm kiểm soát ở Lang Lăng, cưỡng thu thuế. Bá Ninh! Một người mười tiền, một con ngựa năm mươi tiền, một chiếc xe năm quan tiền. Nếu mang theo binh khí còn thu thuế bình an. Đây chính là sự cai trị của ngươi hay sao? Đây chính là cái mà ngươi giữ nghiêm luật pháp hay sao? Hay là mắt ngươi bị mù?

Mãn Sủng giật mình:

- Quân Minh! Ngươi nói là thật?

Điển Vi hừ một tiếng:

- Tất cả những người sau lưng ta đều có thể làm chứng. Nếu ngươi không tin có thể tiến đến hỏi xem có thật hay không?

Gò má Mãn sủng hơi giật giật một chút rồi nở nụ cười chua xót.

- Việc này chúng ta trở về rồi hãy nói có được không?

Tất cả mọi người đang cản đường nên nói chuyện không tiện.

Điển Vi còn định nói thêm thì Tào Bằng đã thúc ngựa tiến tới ngăn Điển Vi lại:

- Điển thúc phụ! Nhiều người ở đây quá. Không bằng tạm thôi rồi nói với Mãn thúc phụ sau.

Theo sự hiểu biết của Mãn Sủng đối với Điển Vi thì y nhất định sẽ nổi giận.

Điển Vi không thích có người ngắt lời mình, ngoại trừ Tào Tháo ra, cho dù Hạ Hầu Đôn hay Tào Nhân cũng không dám ngắt lời y.

Nào ngờ Điển Vi không giận, nghĩ nghĩ một chút rồi gật đầu.

Mãn Sủng liếc Tào Bằng một cái rồi khoát tay quát:

- Trở về thành.

Sau lưng gã có năm trăm binh lính, rầm rập xoay người vẫn giữ nguyên hàng.

Mãn Sủng là một văn thần nhưng chỉ cần nhìn điều đó cũng biết y luyện binh rất tốt. Hai mắt Ngụy Diên sáng lên, nét mặt có chút quái dị. Những người khác không để ý tới nên không nhận ra chút phản ứng của Ngụy Diên, tuy nhiên Tào Bằng lại phát hiện ra.

Đầu tiên hắn lặng đi một chút rồi chợt hiểu cái gì đó liền nhìn Mãn Sủng rồi lại liếc Ngụy Diên rồi gật nhẹ đầu.

.........

Huyện Bình Dư ở hậu thế nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà Nam, là chỗ tiếp giáp giữa Hà Nam và An Huy.

Vào cuối thời Hạ Thương, huyện Bình Dư là một nước chư hầu.

Nơi này địa thế bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nằm trong phạm vi quận Nhữ Nam.

Mãn Sủng dẫn đám người Điển Vi về phủ nha xong liền phái người ra ngoài cảnh giới. Y ra lệnh cho người nhà thiết tiệc, để tẩy trần cho đám người Điển Vi. Trong tiệc rượu, Điển Vi mang chuyện hắn tìm được đường sống trong chỗ chết ở Uyển thành ra kể cho Mãn Sủng, cũng nói rõ muốn dẫn đám người Tào Bằng tới Hứa Đô sống.

Sau khi Mãn Sủng nghe xong liền thi lễ với Ngụy Diên và Tào Bằng.

- Quân Minh là bạn tốt của ta lại được hai vị trượng nghĩa cứu, Mãn Sủng vô cùng cảm kích.

Trong lời nói của y tỏ rõ sự thân thiết.

Tào Bằng và Ngụy Diên liền vội vàng đứng dậy đáp lễ. Tào Bằng hỏi:

- Mãn thái thú! Trên đường người dường như có chuyện gì muốn nói với Điển thúc phụ?

Điển Vi lập tức nghĩ tới cảnh trước cũng lên tiếng hỏi.

Mãn Sủng do dự một chút rồi thở dài:

- Huyện Lang Lăng thiết lập trạm kiểm soát đúng là đáng tội chết. Người này thật ra là huyện lệnh của huyện Vũ Âm, lúc trước, chủ công chinh phạt Uyển thành, Thành Nghiêu đầu hàng được chủ công coi trọng. Nhưng nói chủ công quá coi trọng y thì không phải. Sở dĩ chủ công dùng y cũng là muốn mời chào sĩ tử Kinh Tương. Thứ hai là bởi vì có người đề cử y trước mặt chủ công. Quân Minh! Cũng không phải ta để mặc cho người đó muốn làm gì thì làm mà là...

Điển Vi nghe thấy vậy liền trầm mặt xuống.

- Ai?

Mãn Sủng cười khổ:

- Đó là Tử Liêm.

Điển Vi liền sầm mặt xuống.

Tào Bằng không nhịn được lên tiếng hỏi:

- Tử Liêm là ai?

Hạ Hầu Lan ở bên cạnh thấp giọng nói:

- Đó là đệ trong tộc của chủ công, Gián nghị đại phu đương triều Tào Hồng. Nghe nói Tào Tử Liêm đi theo chủ công sớm nhất. Năm đó, chư hầu chinh phạt Đổng Trác, khiến Đổng Trác rời đô khỏi Trương An, chủ công đuổi theo suýt nữa bị Đổng Trác làm hại. Sau đó tướng quân Tào Hồng xuất bình cứu chủ công thoát hiểm vì vậy mà được chủ công tin dùng.

Nếu nói Tử Liêm, Tào Bằng còn không biết đó là ai.

Nhưng cái tên Tào Hồng thì hắn rất quen.

Có điều đứng sau lưng Thành Nghiêu là Tào Hồng sao?

Trong lịch sử đúng là có bình luận về Tào Hồng. Ngoại trừ nói về tài năng của y ra thì còn nói là một người tham lam.

Thành Nghiêu thu thuế cao vậy có ý gì thì không cần phải nói cũng biết... Chỉ sợ Thành Nghiêu muốn dùng cách này để đút lót Tào hồng. Thành Nghiêu là người nơi khác tới, hơn nữa ở bên Tào cũng không có gốc rễ. Nếu phía sau không có chỗ dựa vững chắc thì với bản lĩnh của Thành Nghiêu không thể đứng vững được. Y không phải là người có bản lĩnh, nhưng lại am hiểu luồn cúi.

Điển Vi đập một cái lên bàn:

- Có Tử Liêm làm chỗ dựa chẳng lẽ lại ngồi yên không làm gì hay sao?

Mãn Sủng có chút xấu hổ, mấp máy miệng nhưng không biết nói với Điển Vi như thế nào.

Mặc dù y là một người cứng rắn nhưng cũng biết chừng mực. Lúc ở Hứa huyện, Mãn Sủng vì quá nghiêm đã đắc tội với Tào Hồng một lần. Mặc dù Tào Hồng không tính toán nhưng chắc chắn cũng có dấu ấn. Nếu còn quá cứng rắn thì chỉ sợ Tào Hồng sẽ trở mặt. Dù sao thì Tào Hồng cũng là huynh đệ họ hàng của Tào Tháo, nên sợ tới lúc đó Tào Tháo cũng không thể hòa giải được.

Vì vậy mà Mãn Sủng cảm thấy khó xử.

Thấy Mãn Sủng không nói lời nào, Điển Vi càng thêm tức giận.

- Nếu ngươi không dám diệt đám người đó vậy thì để ta ra tay.

- Quân Minh! Ngươi nói gì vậy?

- Nói cái gì? Nói sự thật. - Điển Vi nổi giận.

- Chủ công có được cơ nghiệp như ngày hôm nay không phải là một chuyện gì dễ dàng. Ta cũng không muốn thanh danh của chủ công bị mất trong tay cái đám đạo chích này. Mãn Bá Ninh ngươi sợ Tào Hồng chứ Điển Vi ta thì không.

- Ai nói ta sợ Tào Hồng....

Mãn Sủng nổi giận.

- A Phúc! Ngươi thấy thế nào?

Trong lúc Điển Vi và Mãn Sủng đang đấu khẩu, Đặng Tắc ngồi bên Tào Bằng đột nhiên mở miệng hỏi.

Nói thật, nếu không có Điển Vi thì cho dù là Tào Bằng hay Đặng Tắc đều không có tư cách ngồi ở đây.

Cho dù như vậy Ngụy Diên và Tào Cấp thì cũng chỉ có thể ngồi ở cửa.

Còn Tào Bằng, Đặng Tắc và Hạ Hầu Lan ngồi ở gần hơn. Hạ Hầu Lan có chức quan nhỏ, nhưng cũng ở gần phía bên Tào, hơn nữa còn là một quân hầu. Quan quân hầu là một chức quan bình thường.

Tào Bằng và Đặng Tắc nhìn qua hình như là người đọc sách nên Mãn Sủng cũng tương đối coi trọng.

Nếu không có nguyên nhân đó, hai người họ chỉ sợ cũng giống như đám Tào Cấp mà ngồi bên dưới.

Tào Bằng đang dùng bữa. Mặc dù mùi vị đồ ăn thời này không thể ngon như thời hậu thế nhưng cũng có đặc trưng. Đời sau có thêm gia vị cho nên trong thức ăn có đủ các mùi vị. Còn những năm cuối thời Đông Hán, đám quan lại thương lấy canh thang để tăng vị. Phần lớn khi tuyển đầu bếp thì câu hỏi đầu tiên sẽ là ngươi có biết làm canh hay không? Nếu không thì sẽ không có tư cách trở thành đầu bếp.

Mãn Sủng thân là thái thú quận Nhữ Nam, trong nhà không thiếu đầu bếp.

Tào Bằng nghe Đặng Tắc hỏi vậy liền buông dao đũa, nhìn thoáng qua hai người Điển Vi và Mãn Sủng đang như hai con gà chọi mà nở nụ cười.

- Pháp không thể bỏ qua tình và lý. Mãn thái thú có nỗi khổ của mình còn Điển thúc phụ có chủ trương của mình. Không thể nói là ai đúng ai sai.

Là một người chấp pháp thời hậu thế, Tào Bằng nói vậy cũng xuất phát từ sự bất đắc dĩ.

Cho dù chấp pháp có nghiêm thì kết quả cũng dẫn tới nhà tan cửa nát, hoa trong gương, trăng trong nước.

Trên đời này cần pháp luật nhưng không thể nào dựa hoàn toàn vào nó.

Con người là một động vật ích kỷ, có dục vọng, có dã tâp... Cho dù là người chấp pháp thì có thể xử lý công việc một cách công bằng hay không? Tào Bằng không tin vào điều đó.

Do đọc Tam quốc rất nhiều nên Tào Bằng biết Tào Hồng là một người như thế nào.

Đồng thời, hắn cũng biết quan hệ của Tào Hông và Tào Tháo. Càng hiểu rõ về sau vị trí của Tào Hồng trong quan hệ của Tào Ngụy như thế nào. Trong quân Tào có một số người không thể động vào. Chẳng hạn như Tào Hồng là huynh đệ họ hàng của Tào Tháo, hơn nữa lại còn là ân nhân cứu mạng.

Tào Bằng biết Mãn Sủng cũng không thể khinh thường.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Mãn Sủng cũng là một nhân vật không quá mức đặc biệt.

Văn không so được với Quách Gia, Tuân Úc. Cầm quân đánh giặc cũng không được như ngũ hổ tướng. Nhưng mỗi khi bên Tào rơi vào cảnh chiến sự giằng co, Mãn Sủng lại có một giá trị nhất định. Đặc biệt trong trận chiến với Đông Ngô, Tôn Ngô chưa bao giờ chiếm được lợi của Mãn Sủng. Sau đó Mãn Sủng còn được phong làm Thái Úy, trong quân Tào cũng có thể coi là một người có số.

Vì vậy mà cho dù là Tào Hồng hay Mãn Sủng nếu không quá mức thì đều giữ tốt mối quan hệ của mình.

- Tỷ phu! Ta nhớ hình như huynh cũng biết về luật pháp đúng không?

- Đúng.

- Nếu ngươi ngồi vào vị trí của Mãn thái thú thì sẽ làm thế nào?

Đặng Tắc chém đinh chặt sắt nói:

- Huyện lệnh Lang Lăng sưu cao thuế nặng, vi phạm luật pháp. Nhưng nếu không truy cứu thì pháp luật không có sức uy hiếp, làm cho nghiệp lớn của Tào công bị ảnh hưởng.

Lúc này, Điển Vi và Mãn Sủng cũng để ý tới Tào Bằng và Đặng Tắc đang nói chuyện.

Điển Vi lập tức nở nụ cười, liếc mắt nhìn Mãn Sủng như đang nói: "Người này gan nhỏ quá."

Nào biết Đặng Tắc lại nói:

- Trong trường hợp đó, Gián Nghị đại phu mặc dù tiển cử huyện lệnh Lang Lăng nhưng lại không có quan hệ. Về tư, Gián Nghị đại phu là họ hàng với Tào công, đại diện cho Tào công. Mãn thái thú trước kia ở Hứa Đô đã không nể mặt Gián Nghị đại phu, nếu lại tiếp thì có thể bị người trong họ của Tào công bất mãn. Mà như vậy, Mãn thái thú sẽ khó mà sống yên ở Hứa Đô.

Về công, Gián Nghị đại phu đóng quân ở Diệp huyện có trách nhiệm quan trọng.

Huyện lệnh Lang Lăng làm việc đó không có nhiều quan hệ với Gián nghị đại phu. Nếu như vậy thì Gián Nghị đại phu sẽ dính tới đâu? Dù sao thì Tào công sớm muộn gì cũng phải chinh phạt Trương Tú. Nếu lúc này Gián Nghị đại phu dính vào thì chỉ sợ sẽ phá hủy sự sắp xếp của chủ công ở quận Nam Dương. Đó cũng chính là câu pháp không ngoài tình và lý.

Những câu nói của Đặng Tắc trúng với ý của Mãn Sủng nên y gật đầu.

- Ngươi tên là gì?

Mãn Sủng đột nhiên đặt câu hỏi.

Đặng Tắc vội vàng đúng dậy, nghiêm mặt nói:

- Học sinh Đặng Tắc vốn là tá sử huyện Cức Dương. Vì sau đắc tội với người quyền quý nên phải đưa cả nhà bỏ đi. May được Điền thúc phụ giúp đỡ tới Hứa Đô để lập nghiệp.

- Đắc tội với nhà nào?

- Họ Hoàng ở Giang thị...

Mãn Sủng nở nụ cười.

Y không thích thế tộc nên với sĩ tử nghèo như Đặng Tắc lại coi trọng hơn.

- Đặng Tắc! Ta hỏi ngươi...- Mãn Sủng do dự một chút rồi trầm giọng nói:

- Nếu ngươi làm việc này thì sẽ bắt tay từ đâu?

- Chỉ hỏi tới quan vi phạm, cần gì phải truy trách.

- A?

- Huyện lệnh Lang Lăng là Thành Nghiêu vốn là huyện lệnh Vũ Âm. Khi còn ở Vũ Âm đã nổi tiếng là tham lam. Y gần như lũng đoạn con đường buôn bán ở núi Trung Dương, để cho người trong họ làm bậy, dân chúng oán dậy đất. Hiện giờ tới Lang Lăng, y làm vậy cũng là có chủ ý. Thành Nghiêu không phải là đứa trẻ cho nên làm chuyện gì cần phải gánh chịu trách nhiệm là điều hoàn toàn chính đáng. Nếu cho học sinh làm việc này, lấy thủ cấp Thành Nghiêu rồi sau đó lấy tội danh chiếm giữ đất đai, làm giảm tội danh lập trạm kiểm soát. Như vậy có thể làm cho dân chúng không nhận ra mà giữ được luật pháp, cũng không để cho Gián Nghị đại phu dính vào việc này, yên tâm trấn thủ Diệp huyện, ra sức vì chủ công. Tóm lại, phải phạt Thành Nghiêu nhưng không cần phải xử lý về chuyện lập trạm kiểm soát.

Làm người phải có biến báo.

Có bản lĩnh mà không phải người có biến báo thì chưa chắc đã là bản lĩnh thật sự.

Không có bản lĩnh mà là người biến báo thì có thể thuận buồn xuôi gió.

Kiếp trước, Tào Bằng là một người không biến báo cho nên rất coi trọng chuyện này.

Điển Vi vì muốn giết Thành Nghiêu nhưng cũng không muốn đắc tội với Tào Hồng. Còn Mãn Sủng cũng muốn xử phạt nhưng sợ lại liên quan tới y.

- Đặng Tắc! Nếu ta giao việc này cho ngươi xử lý thì ngươi có thể giải quyết một cách thỏa đáng được không?

Đặng Tắc sửng sốt vừa định từ chối thì cảm giác Tào Bằng đang nhìn mình. Y cúi đầu nhìn xuống thì thấy hắn đang nhìn mình mà gật đầu.

- Lấy thủ cấp của Thành Nghiêu với học sinh mà nói chẳng khác gì lấy đồ trong túi.

Nếu Thái thú muốn giao việc này cho học sinh xử lý, không đến ba ngày sẽ dâng thủ cấp của Thành Nghiêu.

- Có cần ta trợ giúp không?

- Mãn Thái thú! Nếu thêm người chỉ sợ sẽ đả thảo kinh xà. Vị trí của Lang Lăng rất quan trọng, nếu Thành Nghiêu nghe được phong thanh không chừng sẽ làm cho việc này trở nên ầm ĩ. Học sinh không cần Thái thú phải thêm người, nhưng hy vọng Thái thú cho học sinh toàn quyền xử lý thì có thể giải quyết việc nào thỏa đáng.

Mãn Sủng nở nụ cười.

- Nếu như vậy thì ta cho ngươi quyền tự quyết.

Điển Vi nghe thấy vậy liền nhíu mày.

- Bá Ninh! Chẳng lẽ ngươi bắt ta phải ở đây ba ngày sao?

Mãn Sủng cười nói:

- Ta biết ngươi nhớ chủ công nên không muốn ở lại đây. Nếu ngươi muốn về thì chỉ cần nói là được... Ta sẽ sai khoái mã tới Hứa Đô có lẽ chủ công sẽ nhanh chóng nhận được tin tức của ngươi mà vui mừng.

Điển Vi đứng dậy, nhìn Đặng Tắc rồi lại nhìn Tào Bằng.

- Thúc Tôn phải ở lại giúp Bá Ninh ta không ngăn cản. Có điều ta phải nhanh chóng về Hứa Đô. A Phúc! Các ngươi dự định như thế nào?

Tào Bằng liếc nhìn Đặng Tắc rồi cười cười:

- Tất nhiên là theo thúc phụ tới Hứa Đô.

- Nếu vậy thì nghỉ ngơi một đêm, ngày mai sẽ đi sớm.

Sở dĩ Tào Bằng đẩy Đặng Tắc ra cũng không phải là bộc phát nhất thời. Điểm dừng chân của Đặng Tắc phải là Hứa Đô. Có điều nếu tới Hứa Đô mà chỉ với một mình Điển Vi thì Đặng Tắc chưa chắc đã được chấp nhận. Cho nên nếu muốn cho Đặng Tắc lên ngôi thì cần phải có sức bật.

Mà điều đó không phải là vũ lực.

Đặng Tắc đi theo nghiệp văn, học cũng là hình pháp nhà Hán.

Mặc dù Điển Vi được Tào Bằng yêu thích nhưng dù ao thì y cũng chỉ là võ tướng. Nếu luận võ lực, Tào Tháo có khả năng tin tưởng ánh mắt của Điển Vi. Nhưng nếu nói trị thế thì Tào Tháo sẽ không nghe Điển Vi nói. Vì vậy mà cần phải có một người có tiếng nói. Tuy rằng Mãn Sủng không phải là văn thần số một của quân Tào nhưng cũng có tiếng nói.

Đối với Tào Bằng như vậy là đủ rồi.

Để cho Đặng Tắc ở lại xử lý chuyện Thành Nghiêu đối với Mãn Sủng cũng là thể hiện một chút tài hoa.

Một khi thời cơ đến, có thêm Mãn Sủng thì sẽ thuận thế thành chương, có thể đề cử Đặng Tắc với Tào Tháo. Mà người tiến cử có thể nói là rất quan trọng.

Mãn Sủng đứng dậy, sai người đi sắp xếp vị trí cho đám người Tào Cấp.

Thấy Mãn Sủng chuẩn bị đi, Tào Bằng lại đứng dậy ngăn đường.

- Mãn thái thú.

Mãn Sủng sửng sốt, nghi hoặc nhìn Tào Bằng:

- Tiểu hữu có chuyện gì?

Điển Vi cũng tò mò nhìn Tào Bằng.

Tào Bằng nói:

- Học sinh nghe nói Mãn Thái thú là người cương trực, vừa có văn lại có võ. Quận Nhữ Nam là mảnh đất quan trọng của Dự Châu, có ý nghĩa rất quan trọng với Tào công. Mãn thái thú dù sao cũng chỉ có một người, nên sức cũng chỉ có hạn. Ngạn ngữ có câu nói: "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"... Học sinh cả gan muốn đề cử với Mãn thái thú một người. Người này võ nghệ xuất chúng, hiểu rõ binh pháp, trị quân nghiêm cẩn. Chỉ tiếc, hắn xuất thân hàn môn, ở Kinh Tương không được trọng dụng... Lần này cũng bị họ Hoàng ở Giang Hạ làm hại nên cũng theo học sinh tới đây để nương tựa Tào công. Học sinh thấy Mãn thái thú phải chỉnh đốn lại việc chính còn phải thao diễn binh mã, thật sự quá mức vất vả. Thái thú là trọng thần của Tào công, càng cần phải bảo trọng thân thể... Nếu Ngụy Diên được thái thú dẫn dắt nhất định sẽ làm giảm ưu phiền của thái thú.

Mọi người đều gặp những người lớn gan nhưng chưa ai lớn gan như Tào Bằng, dám tiến cử với Mãn Sủng như vậy.

Đổi lại là người khác, Mãn Sủng có thể bạt tai cho một cái.

Nhưng đối với Tào Bằng, Mãn Sủng lại ngạc nhiên.

Không chỉ vì Tào Bằng là ân nhân cứu mạng của Điển Vi mà bởi vì Tào Bằng cũng có cái khí chất giống như Đặng Tắc.

- Ngụy Diên?

Mãn Sủng nghi hoặc nhìn Điển Vi như đang hỏi.

Điển Vi cau mày nhìn Mãn Sủng rồi lại nhìn Tào Bằng. Y do dự một chút rồi gật đầu.

- A Phúc! Tại sao lại để Văn Trường ở Nhữ Nam? - Điển Vi cảm thấy buồn bực quay đầu sang bên cạnh mà hỏi Tào Bằng.

Thật sự y rất bực tức, hơn nữa còn có đầy đủ lý do.

Nhẫn nhịn một ngày, cuối cùng khi mọi người rời khỏi Bình Dư thì Điển Vi không còn nhịn được nữa. Trong suy nghĩ của y thì Ngụy Diên võ nghệ cao cường, nếu theo mình tới Hứa Đô thì tất nhiên sẽ được chủ công tin cậy.

Hơn nữa trước đây mọi người đã bàn với nhau nhưng không hiểu sao trong tích tắc Tào Bằng lại thay đổi suy nghĩ.

Nói ra thì quan hệ của Điển Vi và Ngụy Diên rất tốt.

Dù sao khi ở Uyển thành, Tào Bằng và Ngụy Diên cùng nhau cứu Điển Vi.

"Chẳng lẽ Tào Bằng sinh lòng e ngại đối với Ngụy Diên? Hay là do ghen tị nên cố ý chèn ép?" Điển Vi không hiểu lý do tại sao.

Nhưng ngoài suy nghĩ của y đó chính là thái độ của Ngụy Diên.

Khi Điển Vi nói chuyện này với Ngụy Diên, trong lời nói thể hiện rõ: "Nếu người không muốn ở lại thì ta có thể từ chối."

Nói thì như vậy nhưng không ngờ Ngụy Diên lại hứng trí gật đầu, không hề có một chút nào không vui.

"Chẳng biết Tào Bằng và Ngụy Diên đã nuốt phải cái gì nữa."

Tào Bằng nở nụ cười rồi nhỏ giọng nói:

- Điển thúc phụ! Người nghĩ con để Văn Trường đại ca ở lại là do xuất phát từ lòng ghen tị hay là lý do nào khác đúng không?

- A...

- Ha ha! Cho dù là ai cũng sẽ nghĩ như vậy. Chẳng có gì khó hiểu. xem tại TruyenFull.vn

Tào Bằng dập nhẹ hai chân vào bụng để cho chiến mã đuổi theo Điển Vi.

Khi hai người đi ngang nhau, Tào Bằng mới nghiêm mặt nói:

- Điển thúc phụ nghĩ Văn Trường đại ca là người như thế nào?

Điển Vi ngẩn người:

- Là một hảo hán.

Tào Bằng cười ha hả:

- Văn Trường đại ca là hảo hán thì tiểu chất cũng biết rõ. Điển thúc phụ cũng biết một kẻ làm tướng khác nhau như thế nào không?

- Không biết.

/731

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status