Tắt Đèn Kể Chuyện Ma

Chương 20: Tiên quỷ thê lương

/40


Khái niệm “Tiên quỷ" mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây không phải là

“Tiên quỷ” trong Đạo giáo. “Tiên quỷ" trong quan niệm của Đạo giáo là

linh hồn người chết sang thế giới bên kia tu hành đắc đạo thành tiên, chỉ là có địa vị thấp hơn. “Tiên quỷ” ở đây là một cách gọi khác của những vật ma quỷ, đa số là do vong hồn của những đứa trẻ vô tội nhập vào, nhưng bị những tên pháp sư thao túng, có thể báo điềm lành hung cho người khác, thông linh tiếp vong, thậm chí làm cả những việc tà ma. Trong nhân gian những linh hồn này có rất nhiều tên gọi như thần Nhĩ Báo, thần Chương Liễu, Linh Ca Linh Tỷ, Linh Đồng, Minh Đồng, thần Đồng… Trong đó có những loài chỉ khác nhau về tên gọi, hoặc tên gọi giống nhau nhưng có những khác biệt nho nhỏ, tuy nhiên tính chất về cơ bản là giống nhau, thực ra chỉ là sự biến đổi của cùng một vật mà thôi. Ở đây chúng tôi xin được mượn cách gọi của người đời Thanh, thống nhất gọi bằng một cái tên là “tiên quỷ”.

Thần Chương Liễu

Vương Triệu Vân, người nhà Minh có ghi chép về “chương liễu đồng”, trong đó có một câu chuyện như sau: “Ở một thôn nhỏ của tỉnh Tô Châu có người tên là Trương Nhị giữ chức lý trưởng trong làng, cứ vào ngày Mười lăm hằng tháng là phải đến điểm danh ở phủ quan một lần, nên vào ngày hôm đó ông đều phải xuất phát từ nửa đêm canh ba. Một hôm, trên đường vào phủ quan, trăng rất sáng, ông chợt giẫm phải một vật, liền nhặt lên xem, thì ra đó là một đứa trẻ đẽo bằng gỗ, dài khoảng ba tấc, mặt mũi sáng sủa, đầu tóc đầy đủ, quần áo kỳ dị. Ông tiện tay đặt nó lên mũ rồi lại thẳng bước vào phủ quan, từ lúc đó, trên đường đi ông luôn cảm thấy như có ai thì thầm bên tai rằng: “Trương Nhị, Trương Nhị, lên huyện điểm danh, bị đánh vào mông.” Trương Nhị ngoảnh đầu nhìn, thấy cả quãng đường vắng vẻ chỉ có một mình, chân tay bủn rủn, trong lòng vô cùng sợ hãi. Lên đến huyện phủ, quả nhiên vì đến điểm danh muộn nên bị một trận đòn nên thân. Trên đường về, Trương Nhị lại nghe có tiếng nói thầm bên tai: “Trương Nhị, Trương Nhị, vợ ông ở nhà đang ngoại tình với trai.” Trương Nhị nghe xong vô cùng lo lắng, chợt nhớ ra tên người gỗ đang để trên mũ, liền tức giận đập nát rồi ném vào một nhà xí bên đường.

Thần Chương Liễu ở đây là một con ma thích nói nhiều, tuy nhiên những gì nó nói đều là những lời nói thật, đây không phải là tội, chỉ là con ma không chịu nghe theo câu châm ngôn của Bặc Thương: “Tín nhi hậu gian, vi tín tắc dĩ vi bang dĩ dã”, lại gặp phải Trương Nhị chỉ thích nghe tin vui, không muốn nghe tin rủi, nên kết quả là bị đập nát quăng vào nhà xí.

Câu chuyện trên sau khi được người đời Thanh chỉnh sửa, cải biên lại đã được sưu tầm vào Dạ vũ thu đăng lục, trong đó con búp bê gỗ nhỏ biến thành một sinh linh bé bỏng ngộ nghĩnh, đáng yêu.

Câu chuyện kể về một anh lính lệ chuyên đi thúc thuế ở quê tên là Trương Đại Nhãn, canh năm xuất phát lên huyện, đến nha môn để nộp sưu thuế. Khi anh ta đến chỗ rẽ ở một cánh đồng thì mặt trời đã bắt đầu mọc, anh ta cảm thấy nóng bức liền dừng chân nghỉ dưởi một gốc cây. Bỗng nghe trên cây có người đang hát, nhìn kỹ thì thấy một đứa trẻ đẽo bằng gỗ, mặt mũi được khắc tinh tế, mắt sáng, mày thanh, cao khoảng hai tấc, đang nấptrong đám hoa, mỉm cười tinh nghịch, nhưng tóc của cậu bé bị dính chặt vào cây, không thoát ra được. Trương Đại Nhãn thầm nghĩ đây có lẽ là thần Chương Liễu vẫn được kể trong dân gian, có thể báo trước tương lai. Vậy là anh ta liền cắt phăng mái tóc của đứa trẻ, cho vào túi áo và lên đường đến nha môn.

Khi sắp vào đến huyện đường, thằng nhóc liền nhảy nhót loạn xạ, rất nghịch ngợm, Trương Đại Nhãn đành nhét nó dưới đáy mũ cỏ, lát sau chợt nghe có tiếng hát thầm bên tai: “Trương Đại Nhãn thật to gan, đến bắt ta, được một nghìn đồng tiên, đánh ba mươi trượng.” Đại Nhãn cho rằng đó là những lời nói vớ vẩn, không thèm để ý, nhưng khi vừa vào trong thành, thì gặp huyện lão gia đang lên miếu thắp hương, Đại Nhãn chân tay luống cuống, liền bị mấy tên nha môn nghi là kẻ gian, bắt đến trước kiệu quan. Anh ta sợ đến mức toàn thân run cầm cập, nói không ra tiếng. Viên huyện lệnh tức giận nói: “Thoạt nhìn đã thấy không phải thứ tốt đẹp gì, lôi ra đánh ba mươi trượng cho ta.” Vậy là Đại Nhãn bị đè ra giữa phố, lột quần đánh cho ba mươi trượng. Không ngờ Đại Nhãn còn chưa kéo quần lên đã bật cười ha hả, quan huyện lấy làm lạ, hỏi mãi Đại Nhãn mới kể câu chuyện đã được thần Chương Liễu báo trước tai họa nhưng hắn ta không tin. Đến khi quan huyện hiểu rõ mọi chuyện liền ra hiệu cho đám nha môn lấy một xâu tiền đưa cho Đại Nhãn, coi như tiền bồi thường vì bị đánh oan, rồi không thêm một đồng nào, giật lấy con búp bê gỗ, cho vào túi áo rồi lên kiệu đi tiếp.

Chỉ cần nhìn cách tên quan huyện cướp con búp bê gỗ của Đại Nhãn đã đủ biết lão ta chẳng phải thứ tốt đẹp gì, cho dù tác giả không thêm thái độ châm biếm trong lời kể của mình. Còn đứng ở góc độ của thần Chương Liễu có thể thoát khỏi móng vuốt của đám pháp sư giang hồ, được vào gia đình quyền quý, sống trong nhung lụa như nhà quan huyện đã là điều vô cùng may mắn rồi.

Đây là câu chuyện vô cùng thú vị, nghe nói sau này còn được Vương Tăng Kỳ cải biên thành tiểu thuyết. Nhưng trong tác phẩm của tác gia nổi tiếng này cũng có những điểm chưa được thỏa đáng, vô hình chung khiến cho độc giả hiểu nhần, ngộ nhận rằng thần Chương Liễu đáng yêu tinh nghịch như những con búp bê trong tranh của chàng họa sĩ Dương Liễu, trong khi thực tế thần Chương Liễu chỉ là hồn ma của một kẻ có số phận cực kỳ bi thảm, hơn nữa chúng cũng chẳng có bản lĩnh bão trước điềm cát, hung gì cả.

Một con búp bê đẽo từ gỗ có thể chạy nhảy ca hát được không cũng là điều rất khó nói, nhưng nếu nó có thể nói chuyện, hơn nữa còn có phép thần thông, dự cảm trước được mọi việc thì đúng là rất đáng để người ta coi như một vật quái dị hoặc một vật thần thánh. Nhưng việc nó có thể tiên đoán được tương lai hay không chỉ là chuyện nhỏ. Vương Đồng Quỹ, người đời Minh từng nhận định trong Nhĩ đàm rằng, nó chỉ có thể nói về mộ phần, gia trạch và những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, còn Vương Sĩ Tính trong Quảng chí dịch lại nói: “Thần Chương Liễu tuy chỉ là một đứa trẻ, không tên không tuổi, không người thân, cũng không hiểu phép tắc, chỉ biết báo việc cho người ta biết trước, nhưng không dự báo được tương lai quá xa.” Còn trong Dạ vũ thu đăng lục lại kể một câu chuyện rằng, có người mua một thần Chương Liễu từ một thầy phù thủy, mong rằng nó có thể báo cho mình mọi điều hung cát, không ngờ, nó chỉ có thể dự đoán những chuyện vặt vãnh trong nhà, lại rất nghịch ngợm, hay phá phách người khác, khiến người trong nhà không lúc nào được yên giấc. Chỉ có vậy mà thôi.

Trong Thoái tỉnh lư bút ký của Tôn Ngọc Thanh lại nói thần Chương Liễu có bản lính khá lớn, nhưng phải có bùa phép do pháp sư niệm chú, đợi đến nửa đêm nó mới có thể nói chuyện được. Chuyện kể rằng, khi pháp sư hỏi chuyện làm ăn buôn bán hôm sau, thần Chương Liễu cũng chỉ nói mập mờ, khi hỏi những việc khác thì nó đều không biết, hỏi nhiều lại khiến nó nổi giận. Nhưng qua những gì thần Chương Liễu nói, pháp sư có thể dự đoán được lỗ lãi ngày hôm sau, điều này cũng rất đáng nghi. Nếu như nó có thể dự đoán được tình hình buôn bán trên thị trường thì chủ nhân của nó chuyển hẳn sang kinh doanh từ lâu rồi, không cần phải vất cả đi làm đạo sĩ giang hồ. Ngoài ra còn có một câu chuyện khác như sau, một ông nọ bỏ ra mười hai lạng bạc mua một thần Chương Liễu, mong có thể nhờ nó mà phát tài. Ông ta thử hỏi nó mấy lần, quả nhiên những gì nó nói đều rất linh nghiệm, nhưng đúng lúc ông ta định kiếm một mối làm ăn lớn thì nó lại không linh nữa. Tính ra sau khi mua nó về chỉ kiếm được có mười hai lạng, vừa đúng số vốn bỏ ra mua nó. Hóa ra đây chẳng qua là do tên đạo sĩ muốn chơi ông ta mà thôi.

Dù như thế có lẽ cũng đủ làm khó cho món đồ đáng thương này. Chỉ là một hình nhân bằng gỗ mà lại thần kỳ đến thế, trước tiên sẽ làm cho người ta tò mò về chất liệu gỗ đẽo nên nó, có lẽ là một loại gỗ rất đặc biệt.

Có người nhìn từ cái tên thần Chương Liễu mà cho rằng, người ta kết hợp gỗ cây nhãn và cây liễu làm chất liệu đẽo nên nó, lại có người cho rằng “gỗ cây nhãn dùng để đẽo bé trai, gỗ cây liễu dùng để đẽo bé gái” (hồi mười lăm, Hải du ký). Nhưng cả hai cách nói này đều cho rằng “chương liễu” ở đây là tên hai loại gỗ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chỉ cần dùng gỗ cây liễu, thậm chí có người còn nói chỉ được dùng cành liễu để đẽo. Nhưng tất cả các ý kiến trên hầu như đều tồn tại những điểm bất hợp lý, bời lẽ gỗ cây nhãn và cây liễu là những loại cây quá bình thường, chỗ nào cũng có, vậy thì những thần Chương Liễu sẽ được làm ra nhan nhản, nói không chừng ít nhất mỗi người sẽ có một con giống như điện thoại di động của chúng ta bây giờ. Sự ra đời của linh vật này chắc chắn không tầm thường. Tác giả Ngũ tạp trở đã chỉ ra rằng, gỗ của nó không phải gốc cây nhãn hay cây liễu, mà là gốc của một loài thực vật mang tên “thương lục”. Muốn có loại cây này thì phải đem người chết chôn dưới gốc cây, sau đó cây lớn lên mới có hình hài giống người vậy.

Vì vậy đến đàu đời Thanh, Trương Nhĩ Kỳ cho rằng, tên gọi chính xác của thần Chương Liễu phải là “thần Chương Lục”, bởi vì “thương lục” còn gọi là “chương lục”, mà chữ “lục” với nghĩa là lục địa đồng âm với chữ “lục” với nghĩa là số sáu. “Vật được khắc từ gốc cây chương lục, giống hình người, được yển thêm bùa, có khả năng tiên đoán họa phúc, gọi là thần Chương Lục.” Thương lục trong Nhĩ nhã còn gọi là “trúc thang”. Lý Thời Trần chỉ nói loài cây này có công hiệu của “trúc đương thủy khí”, chứ không hề chú ý đến phần gốc của nó. Trong Nhĩ nhã nghĩa sơ được viết thời nhà Thanh cũng nói khá tỉ mỉ, còn nhắc đến nói với cái tên Vương Mẫu liễu, hay còn gọi là “dạ hô”, giống như một vật mang hình người mà chỉ có gốc của nó giống hình người, và rất hiếm gặp, đào hàng ngàn, hàng vạn gốc cây may ra mới gặp được một cây thương lục. Trung Quốc thời cổ đại, tất cả những loài thực vật có phần gốc giống hình người đều rất được con người tôn sung, như các loài nhân sâm, phục linh, hoàng thị… hoặc người ta cho rằng, nó có thể làm cho con người trường sinh, hoặc có phép thần thông quảng đại. Cây thương lục là một loài cây như thế.

Nhưng nói thần Chương Liễu là vật được đẽo từ thân cây liễu cũng không phải hoàn toàn không có căn cứ. Triệu Sĩ Lân, người đời Minh có nhắc đến “trung châu” trong Kiến chỉ biên, nói rằng thân cây liễu mọc ra phần nhọn gỗ, hình dáng hệt như hình người. Có thể nói đây chính là một thần Chương Liễu do thiên nhiên tạo ra. Trên thân cây liễu lại mọc ra phần nhọt gỗ giống hệt hình người, nếu người thường nhìn thấy chắc sẽ không khỏi nổi da gà, nhưng những người có con mắt tinh đời sẽ nghĩ ngay đến việc mang về đẽo thành một thần Chương Liễu. Chàng thư sinh Triệu Sĩ Lân lại nhớ đến một loại linh vật khác được ghi chép trong sách cổ tên là “phong quỷ”. Có người nói “phong quỷ” ở đây là cái nhọt gỗ trên thân cây phong, cũng có người nói nói chính là một loài tầm gửi dống nhờ thân cây phong, nhưng đến đời Nam Triều bắt đầu được thần thánh hóa, trở thành một quỷ vật linh thiêng. Muộn nhất là đến đời Đường, mọi người dùng thiên bàn làm la bàn bởi tin vào phép linh của gỗ phong. Chất liệu chủ yếu lại là gỗ táo, cho nên nó có một tên gọi khác nuawxlaf “phong thiên táo địa.” Không chỉ vậy, Lưu Tuân trong Linh biểu dụ dị có ghi chép về công dụng của gỗ phong như sau: “Các vị pháp sư lẫy gỗ phong khắc hình nhân thì chắc chắn linh nghiệm.” Điều này không khỏi làm người ta tò mò, có lẽ tiền thân của thần Chương Liễu xuất hiện từ thời nhà Đường. Hơn nữa cũng không thể nói đây là chứng cứ duy nhất, chúng ta có thể thấy trong Dậu dương tạp trở có đoạn kể về một đạo sĩ chuyên tân tu luyện, không dám một ngày trễ nải. Bỗng một hôm, vị đạo sĩ mơ thấy một cái cây lớn, trên cây đột nhiên mở ra môt cái động, rồi một thằng nhỏ chạy ra, khiến đạo sĩ giật mình tỉnh giấc. Nếu đứa trẻ kia có thể báo trước nhưng đềm hung cát thì chẳng phải là tiền thân của thần Chương Liễu đó sao?

Nhưng một miếng gỗ hình người, bất kể là nó giống một cách tự nhiên hay được gia công lại thì linh khí trời đất trong mảnh gỗ đó cũng là thứ hữu hạn. Giống như Vương Triệu Vân đã nói: “Bất tất sinh nhân hồn sảng, chỉ dĩ thảo mộc hợp nhi vi chi.” Một miếng gỗ lại trở thành thần linh, dự báo được tương lai hay sao? Mục đích trục lợi của các vị pháp sư chế ra thần Chương Liễu đương nhiên không dễ dàng lật tẩy được.

Vương Sĩ Tính, người nhà Minh đã từng viết trong Quảng chí dịch, sở dĩ từ một miếng gỗ có thể đục đẽo thành hình người, lại có linh hồn như người thật, là bởi trước đây dưới gốc cây có chôn xác hai đứa trẻ nhà họ Liễu và họ Chương, ngày tháng trôi qua, linh khí hai đứa trẻ nhập vào gốc cây mà thành thần Chương Liễu. Nhưng trong tác phẩm cũng có nhắc, chỉ dùng gỗ đó đẽo thành hình đứa trẻ thì không thể lập tức linh ứng, mà pháp sư phải dùng kim châm vào tai nó và luyện phép qua bốn mươi chín ngày thì đứa trẻ mới có thể nói chuyện được, lúc đó mới rút kim ra.

Đọc đến đây, có lẽ người ta thầm cảm thấy cái gọi là thần Chương Liễu này phảng phát mùi máu của người chết, chứ không đáng yêu lanh lợi như trong Dạ vũ thu đăng lục có nhắc đến.

Linh ca, Linh tỷ

Trong hồi mười lăm của Hải du ký có nói thần Chương Liễu cũng phân biệt giới tính nam nữ, được gọi với hai cái tên là Linh ca và Linh tỷ, cách luyện ra các Linh ca, Linh tỷ này là: “Lấy gỗ cây nhãn làm Linh ca, gỗ cây liễu làm Linh tỷ, dung thiên linh luyện bốn mươi chín ngày, nửa đêm đem chiên trên chảo dầu, nhốt hồn ma vào trong người gỗ, niệm chú một trăm ngày mới được một đôi Linh ca, Linh tỷ.”

Cách làm này dường như khó khăn và đáng sợ hơn gấp vạn lần so với việc Mai Siêu Phong luyện cửu âm bạch cốt trảo. Hải du ký là một tiểu thuyết ma quái tiêu biểu. Đem hồn ma quỷ nhốt trong thân hình người gỗ là một cách liên tưởng khác hợp với tư duy của người Trung Quốc. Ngay cả những lão phu tử Nho gia chính thống khi giảng về đạo lễ tế cũng dạy các đệ tử rằng, chỉ cần con cháu hiếu thảo, thành tâm cầu khẩn thì sẽ khiến linh hồn của tổ tiên yên vị trên tấm bài vị đó thôi. Đương nhiên, linh hồn của tổ tong không thể dùng làm chất liệu để luyện thần Chương Liễu được, nên phải mượn vong hồn của người khác, cách làm này cũng rất hợp với những thủ đoạn của thời đại cũ. Có thể dùng cách bắt, bỏ tiền ra thuê, lừa về… nhưng tương truyền cũng có những hồn ma tự nguyện nhập vào đó để tìm chỗ yên thân.

Thẩm Bình Sơn trong Trung Quốc thần minh khái luận có nhắc đến “huyền thuật biên” và “liễu nhân dự báo thuật”, được coi là biến thể của thần Chương Liễu: “Thuật này được lưu truyền đã lâu, tương truyền chỉ cần hợp mệnh, thì những người am hiểu về đạo thuật đều biết thuật này. Khi luyện thuật này, trước tiên phải chọn được ngày lành, lấy một đoạn cành liễu mọc ở hướng đông, gần nguồn nước, đẽo thành một bức tượng, cao khoảng hai tấc sáu, ấn đủ bảy huyệt, tay trái giơ lên lấy khí dương, tay phải chỏ xuống lấy khí âm, mình mặc áo màu xanh lá, lại dùng cát đỏ viết lên tờ giấy màu vàng mấy dòng “tâm can tì thận phổi”, cuộn lại, gói vào trong bụng. Tiếp đến dùng máu mào gà bôi lên miệng, ghi giờ, ngày, tháng, năm,đợi giáp tử, khấn thân nhật, tế lễ trong một căn phòng yên tĩnh, dùng gà trắng, cá khô, đầu thỏ, quả dưa làm đồ lễ. Hằng ngày, mỗi buổi sáng sớm niệm “nhị khí chú” trước, sau đó niệm “truy hông hiện hình chú” bốn mươi chín lần, trưa và tối cũng lặp lại y như thế. Luyện đến ngày thứ hai mươi mốt thì lá cờ đỏ treo trên bàn thờ sẽ tự động phất lên, có nghĩa là hồn đã biến hình. Hai mươi lăm ngày sau thì thấy hiện hình, trong thời gian đó không được phép để chó mèo lại gần, người làm phép phải giữ mình chay tịnh, rồi đặt hình nhân vào trong lọ sứ, bọc vải đỏ, dùng que tre gõ nhẹ, sẽ thấy bên trong có tiếng nói, có thể dự báo chi chúng ta chuyện tương lai.

Mặc dù đã kể rất tỉ mỉ nhưng vẫn có những tình tiết khá mơ hồ. Viết tám chữ ngày, giờ, còn cả “truy hồn hiện hình chú”, đây rõ ràng pháp sư đã chọn được một hồn ma nào đó để luyện rồi, những hồn ma này được chọn hay bị dụ dỗ bằng cách nào thì không ai biết Lý Trần Thanh đời nhà Thanh có nhắc đến “nhĩ báo pháp” trong Tập dị tân sao, trong đó kể rất tỉ mỉ kinh nghiệm ông luyện thần Chương Liễu, trong đó phải kể đến chi tiết này, tuy cách luyện của ông không hoàn toàn giống cách chúng tôi vừa nhắc ở trên.

Theo những nguyên tắc của việc luyện pháp thuật, trước tiên phải chọn được hai người chết, một người thông minh và một người hung dự bạo tàn, sau đó viết tên của họ lên bài vị, dụ thần trông coi nhà cửa và ông Táo vào trong mật thất, niệm chú bay ngày bảy đêm, hồn ma của họ sẽ tự khắc đến. Ban đầu, bên tai ta sẽ thấy có âm thanh như tiếng ruồi bay, sau đó âm thanh lớn dần như có một đàn ong đang bay đến. Tiếp đó hãy niệm “khai hầu chú” là có thể nghe được tiếng nói của hồn ma. Bây giờ mới bắt đầu thỏa thuận, giao kèo với hồn ma, bắt chúng phải nghe theo sự sai khiến của mình, nhưng thời gian chỉ được hạn định trong vòng một năm. Lý Trần Thanh đã từng thử cách này một lần nhưng công cốc, không thấy bóng ma cũng không nghe thấy có tiếng động nào. Sau đó, nhờ có sự trợ giúp của pháp sư Hoa Mỗ mới dụ được một con ma tới, nhập vào người pháp sư họ Hoa nói chuyện với Trần Thanh, không ngờ con ma đó lại chính là người bạn đã mất của ông. Người bạn nghe xong lý do tại sao ông lại gọi chính mình về, liền tức giận mắng rằng: “Lúc sinh thời chúng ta đã có mối thâm giao, tại sao lại phải dùng yêu thuật để sỉ nhục ta như thế!” Lần thử nghiệm thứ ba, Lý Trần Thanh định gọi hồn người hàng xóm, không ngờ mới luyện được chín ngày thì ông đổ bệnh hai tháng. Người ta đồn rằng sau đó ông cũng gọi được hồn về, nhưng chỉ gặp trong mơ có một lần, không được coi là chính thức. Xem ra, cả ba lần thử nghiệm của ông đều thất bại. Thế nên cuối cùng tác giả đi đến kết luận, “đời này không ngộ được đạo ấy, nay đốt sách đoạn tuyệt”, dường như đã có chút giác ngộ, nhưng khi đọc lại những ghi chép của ông, mới thấy thực ra ông vẫn chưa tỉnh hẳn cơn mơ.

Nhưng tôi cảm thấy, đây đều là những pháp thuật mà các thầy phù thủy có thể công khai với người đời, tuy có đôi chút tà giáo, nhưng trên dương thế thường không có quy định nghiêm cấm chiêu hồn người đã khuất, cho dù có bị người ta nghe thấy cũng không sao. Còn về phép thần Chương Liễu mà họ thực sự đã dùng thì đương nhiên sẽ không để người khác biết. Tác giả cuốn Hồng lâu bình mộng có một quyển bút ký mang tên Minh trai tiểu thức, trong đó chương mười hai kể về câu chuyện “quỷ tiên”, mà “quỷ tiên” ở đây chính là thần Chương Liễu. Tiểu thư đồng của Phan Thành Chương nhặt được một cậu bé người gỗ dài hai tấc, mắt mũi, chân tay đều đủ cả. Cậu ta tưởng đó là một món đồ chơi liền giấu nó vào trong bụng. Không ngờ một lát sau, cậu bé người gỗ bắt đầu bắt chuyện, “tiếng nói nhỏ nhẹ như tiếng gà con, nói về những việc vặt trong nhà sau này, thằng bé họ Chu, sinh ra ở Hoa Đình, ba tuổi ở Phú Dương, nay hóa thành quỷ tiên”.

“Sinh ra ở Hoa Đình, ba tuổi ở Phú Dương” là ý gì? Tiền Vịnh, người đời Thanh, trong chương hai mươi tư, quyển Lữ viên tùng thoại tiết lộ một bí mật: “Ở vùng giữa Ngô - Việt hiện nay có các thầy bói dạo, mỗi người đều dùng một hình nhân gỗ khắc tám chữ, dùng bùa chú nhốt linh hồn đứa trẻ vào hình nhân gỗ, được gọi là thần Chương Liễu.” Khoảng giữa Ngô Việt mà tác giả nói đến ở đây là vùn Phú Dương thuộc Chiết Tây, ở đó có một dãy các gia đình chuyên chế tác tượng thần Chương Liễu.

Niệm thần chú âm phủ nhốt linh hồn đứa trẻ vào trong người gỗ, hóa ra thần Chương Liễu là dùng linh hồn trẻ nhỏ tạo nên! Quỷ tiên đó vốn là người Hoa Đinh, lúc ba tuổi bị pháp sư yểm bùa bắt mất hồn, mang đến Phú Dương, có lẽ là định luyện quỷ tiên ở đây. Đương nhiên thần Chương Liễu có khả năng tiên đoán sự việc, khi rơi vào tay bọn pháp sư ma tà thì chúng không đơn thuần là một món đồ chơi nữa, mà bọn chúng dùng những sinh linh bé bỏng để kiếm tiền.

Đỗ Tiên

Tương tự như thần Chương Liễu, Linh ca, Linh tỷ còn có một loại quỷ tiên chuyên chui vào bụng người, đó là Đỗ Tiên. Viên Mai trong chương mười bốn cuốn Tử bất ngữ có kể về chuyện ma quỷ chui vào bụng người, và xếp cả ba thứ quỷ vật này vào cùng một loại. Vợ của Tiêu cử nhân là Kim Thị mời một tên thầy bói mù đến nhà, tên thầy bói này kể những việc trong quá khứ của Kim Thị chính xác không sai một li, khiến Kim Thị vô cùng khâm phục, liền tặng cho rất nhiều vàng bạc và cung tiễn ra tận cửa. Nhưng đến nửa đêm thì trong nhà có vật tác quái. Trong bụng Kim Thị đột nhiên phát ra tiếng người: “Sư phụ tôi đã đi rồi, tôi đành sống nhờ trong bụng phu nhân vài ngày vậy.” Kim Thị hoài nghi đó là thần Chương Liễu, liền hỏi: “Ngươi có phải là Linh ca không?” Người đó đáp: “Tôi không phải Linh ca hay Linh tỷ gì hết, sư phụ lệnh cho tôi phải chui vào bụng phu nhân để tác quái, lừa lấy tiền bạc.” Vừa dứt lời, Kim Thị liền cảm thấy đau bụng dữ dội.

Tiêu phu nhân hằng ngày nhàn rỗi không có việc gì làm, lại đi mời thầy bói về bói toán, đúng là tự chuốc vạ vào thân. Nói về tên quỷ quái trong bụng bà ta, tuy không phải là hình nhân bằng gỗ, nhưng cũng có thể gọi là thần Chương Liễu hoặc Linh ca, Linh tỷ. Trung Hoa toàn quốc phong tục chí có đoạn viết rằng: “Nghiệp thử giả tự vị hữu chương liễu thần, năng giới thiệu dĩ tử chi hồ dữ sinh nhân tiếp đàm, hầu gian tác thanh tức tức, văn giả bất minh, tất tu kỳ vi chi phiên dịch, phương năng minh liễu, vị chi “quản linh ca”.” Ở đây “quản” lẽ ra phải là “quan” trong “quan đỗ tiên” hay “quan vong” của cà thầy phù thủy dân gian, cách gọi tắt của việc mời hồn người chết về nói chuyện, còn tiếng kêu trong bụng kia thực ra chỉ là “phức ngữ thuật” (tiếng nói riêng của bụng), là những Linh ca, Linh Tỷ ở trong bụng, tức Đỗ Tiên đang nói chuyện, Quan Đỗ Tiên là quỷ vật phổ biến của các thầy phù thủy dân gian vùng Chiết Giang, không biết nó bắt nguồn từ đâu, nhưng ít nhất đã tồn tại từ cuối đời Minh cho đến cuối đời Thanh. Mộng xưởng tạp trứ cho rằng Đỗ Tiên chỉ là một sinh linh, chuyên thông báo nơi ở của vong linh cho người thân của người đã khuất, tuy cũng nhằm mục đích kiếm tiền nhưng không có ác ý. Ngoài ra còn có một câu chuyện đươc lưu truyền trong dân gian thế này: “Có một lão bà thường ngày thờ Đỗ Tiên, dựa vào nó để kiếm tiền sinh sống. Sau khi lão bà chết, Đỗ Tiên không nơi nương tựa, thỉnh thoảng lại hiện hình, lấy tên là Vương Tú Anh, trang điểm lộng lẫy, dáng vẻ yêu kiều, một năm sau bỗng nhiên biến mất. Có thể thấy Đỗ Tiên thực ra cũng là một linh hồn, về bản chất chẳng có gì khác với thần Chương Liễu.

Đổng Ca

Các bà phù thủy vùng Từ Khê cũng nhờ vào Đỗ Tiên để kiếm tiền, đương nhiên là vì mục đích trục lợi, nhưng nếu vì thế mà mang tội giết người thì quả là việc làm dại dột. Vì thế nói một cách công khai, sở dĩ những hồn ma chui vào bụng người, chấp nhận chịu sự sai khiến của các pháp sư là bởi khi còn sống chúng nợ tiền họ. Hữu đài tiên quán bút ký có viết:

Tục truyền rằng, vùng Từ Khê có thứ tên là Đỗ Tiên, tương truyền là quỷ nợ, lúc sinh thời vay tiền của người ta mà không trả được, nên đành chui vào bụng người đó, dùng sức mạnh ma quỷ của mình để gọi hồn người chết trở về, vì thế người kia buộc phải trả thù lao, món nợ coi như xí xóa. Trả được nợ rồi, con ma tự khắc sẽ rời đi. Có khi chỉ có một con ma chui vào bụng, cũng có khi nhiều con ma cùng chui vào một lúc. Ban đầu, khi mới bị ma nhập, người đó sẽ ngã bệnh, ăn vào đều nôn ra. Người Từ Khê cực kỳ tin vào điều này.

Rốt cuộc cách trả nợ này khiến chủ nợ biến thành thầy phù thủy hay thần phù thủy cố tình đòi nợ, ép người thiếu nợ phải bán mình làm Đỗ Tiên, với trí lực người phàm như chúng ta quả thực khó lòng mà biết được, bởi vì ai cũng biết rằng, trên đời này, những người làm từ thiện mà trong bụng không có quỷ quả thật không nhiều.

Thẩm Đức Phù trong chương hai mươi tám, quyển Vạn lịch dã hoạch biên có câu chuyện Tam hiếu kiêm tác quỷ, kể về việc hồi nhỏ, khi ông ở Vô Tích, có thầy pháp sư họ Tôn đến hỏi thăm, người này luyện quỷ làm tay sai cho mình, con quỷ đó kể về những chuyện trong quá khứ như đang diễn ra trước mắt, hỏi những việc sau này cũng trả lời thông suốt, không những thế nó còn có tài thơ phú, quả là bậc kỳ tài. Trong lúc trò chuyện mới biết con quỷ này không chỉ là thành phần tri thức, mà còn từng đoạt giải nguyên, ít nhất cũng là một trạng nguyên đứng đầu một tỉnh. Hỏi anh ta tại sao lại không siêu sinh, cam phận làm trâu ngựa cho tên pháp sư đó, anh ta liền đáp rằng: “Vì lúc sinh thời nợ tiền của người ta, nên giờ phải trả đủ mới siêu sinh được.”

Những câu chuyện như trên đã cách chúng ta cả nghìn năm lịch sử, tài liệu sớm nhất mà tôi tìm được là câu chuyện trong Bắc mộng tỏa ngôn của Tôn Quang Hiến. Hồn ma trong câu chuyện là một nhân vật danh tiếng lừng lẫy, đó là Điền Bố, giữ chức Nguy bác tiết lộ sứ dưới thời Đường Mục Tông, còn người sai khiến ông ta là bà bói già. Hỏi rằng: “Ngài chết oanh liệt, hà cớ gì phải hạ mình chịu sự sai khiến của một mụ đàn bà?” Vong hồn Điền Bố buồn bã đáp: “Tôi đây mang nợ người ta tám trăm nghìn quan tiền, nên đành phải nhẫn nhục làm tay sai để trả nợ cho đến khi hết nợ mới thôi.” Mụ thầy bói kia kiếm tám trăm nghìn quan tiền dễ như trở bàn tay, vì thế có lẽ chuyện ma quỷ chịu sai khiến để trả nợ là chuyện rất khó tin, ngay cả thân phận Điền Bố kia cũng chưa chắc đã là có thật.

Trong Tục di kiên chí cũng có đoạn như sau: “Sau Nam Độ (chỉ kinh đô thời nhà Kim, do bị Mông Cổ uy hiếp phải dời đo đến Biện Lương), kinh sư xuất hiện một “Mãn sư” với một “thần đồng”, tương truyền đứa trẻ xuất thân dòng dõi quý tộc, họ A Bất Hãn Thị. Lên tám tuổi, nước Kim rơi vào loạn lạc, buộc phải rời kinh, đứa bé bị người ngựa giẫm chết. Vì khi sống còn nợ tiền Mãn sư chưa trả, nên khi chết phải trả nợ. Đứa trẻ có thể nói chuyện với người dương, hỏi chuyện gì cũng trả lời vanh vách.

“Mãn sư”ở đây chỉ các pháp sư Sa Mãn của Sa Mãn giáo, tộc người Nữ Chân. Đồng ca ở đây là vong hồn của một đứa trẻ, hơn nữa, đứa trẻ này chết do bị người ngựa giày xéo khi người Kim rút khỏi kinh đô cũ, vậy thì vị pháp sư kia không phải chịu trách nhiệm về cái chết của nó. Nhưng bất kể là đứa trẻ chết như thế nào thì vị pháp sư kia cũng không nên dùng linh hồn của nó làm nô lệ phục dịch cho mình, vì thế, cái cớ “trả nợ lúc sống” có thể coi là lý do hợp lý nhất.

Nhưng kiến người ta khó lý giải nhất là đứa trẻ xuất thân quyền quý, Điền Bố là một tiết độ sứ đại tướng quân, anh thư sinh kia từng thi đỗ trạng nguyên, trong nhà có lẽ chẳng thiếu tiền bạc, lẽ nào lại để thiếu nợ người ta không trả được, món nợ từ kiếp trước không thể để đến kiếp sau, khi được đầu thai làm người lần nữa hoàn trả sao? Lẽ nào nhất định phải bắt người ta bán linh hồn làm tay sai cho đám phù thủy mới trả hết nợ? Trong các câu chuyện của Mephisto Pheies và Faust, nếu ma quỷ muốn sai kiến linh hồn người sống, đều phải ký kết thỏa thuận hoặc khế ước, như vậy ít nhất vong hồn nào đen đủi bị ma quỷ sai khiến cũng có được đôi chút quyền lựa chọn, hoặc cũng có thể gọi là quyền “tri tình”, còn các vị pháp sư Trung Quốc thì hoàn toàn là phong các Hoàng Thế Nhân, không hiểu thế nào là “thương mại”, thế nào là “thiếu nợ”.

Từ Huyền, người đời Nam Đường có ghi chép trong Kê thần lục câu chuyện “thần thần”, cũng thuộc một lại Linh ca, Linh tỷ. Hồn ma này lúc sinh thời cũng là con nhà quyền quý, nhưng vì lúc sống thiếu nợ người ta mấy trăm nghìn đồng, nên sau khi chết đi phải làm “thần thần” chịu sự sai khiến của chủ nợ. Nhưng khác với các Linh ca kể trên, chủ nợ của “thần thần” không phải là những pháp sư chuyên nghiệp, mà chỉ là những quan quân nhỏ. Còn một điều đáng chú ý nữa, hồn ma này bắt buộc phải làm “thần thần” trả nợ bởi đây là phán quyết của địa phủ, có căn cứ và cơ sở pháp lý! Thực ra, nguyên nhân của nó cũng rất đơn giản, các vị pháp sư đều có thể tạo ra những khoản nợ giả, vậy thì một phán quyết giả của địa phủ đối với họ cũng chẳng có gì khó khăn cả, họ có biến ra cả một địa phủ giả cùng là chuyện bình thường.

Thần Độc Lâu

Năm Nguyên Thuận thứ ba, tức năm 1343, tại một địa phương thuộc tỉnh Thiển Tây, Trung Quốc (nay thuộc khu tự trị Nội Mông) xảy ra một vụ án kỳ lạ làm kinh động một thời. Bởi nhân vật chính trong vụ án và nguyên cáo là những hồn ma không rõ mặt. Sự việc đã được đưa lên tới cấp lãnh đạo tỉnh Trung Thư và cấp trung ương nên được gọi là “Trung Thư quỷ án”. Tình tiết vụ án đại để như sau: Có một thầy phù thủy tên là Vương Vạn Lý sát hại một tiểu đồng bằng tà thuật, lấy linh hồn đứa trẻ rồi xui khiến linh hồn làm điều ác. Cuối cùng, linh hồn đứa trẻ đã hiển linh và vạch trần tội giết người của Vương Vạn Lý. Tình tiết vụ án đơn giản, trong đó có nhiều điều kỳ ảo, chúng tôi sẽ phân tích ở một văn bản khác mang tên Trung Thư quỷ án. Ở đây chỉ nói đến tà thuật này là do một kẻ tà đạo họ Lưu truyền cho. Để thực hiện bí quyết này đầu tiên phải xem quẻ, tính toán đâu ra đấy, rồi chọn những bé trai và bé gái thông minh, mê hoặc nó bằng cách yểm bùa và niệm thần chú. Sau đó cắt mũi, môi, lưỡi, tai, mắt của chúng, niệm thần chú để lấy hoạt khí. Tiếp đó cắt bụng, tim và gan mỗi loại một miếng nhỏ, phơi khô, băm nhỏ, sàng lấy bột mịn, gói lại bằng lụa ngũ sắc, rồi dùng giấy làm thành hình nộm, sau đó dùng cách niệm thần chú sai khiến linh hồn đi tác quái người khác. Trong suốt quá trình cắt lấy bộ phận cơ thể của đứa trẻ, không được để cho nó ngừng thở. Tình tiết câu chuyện nghĩ mà rợn cả người.

Trước thời nhà Nguyên là thời nhà Tống và nhà Kim. Thần tiên và ma quỷ lúc đó ngoài “Đồng ca” ra còn có “Độc Lâu” và “Minh Đồng”. Trong đó, “Minh Đồng” được tạo ra từ linh hồn người sống, cách tạo ra “Minh Đồng” cũng vô cùng tàn khốc.

“Thần Độc Lâu” xuất hiện trong quyển Hồ hải tân văn di kiên tục chí của tác giả Dật danh. Nội dung chủ yếu là những câu chuyện thời Tống và thời Kim. “Thần Độc Lâu” xuất hiện vào thời Nam Tống, cùng với “Đồng ca” tuy ranh giới phân chia hai miền Nam, Bắc nhưng hầu như xuất hiện cùng thời. Vào những năm Nam Tống Lý Tông Gia Hy, ở một làn nọ có một cháu nhỏ chừng mười tuổi bỗng nhiên mất tích. Người ta tìm khắp nơi nhưng đều bặt vô âm tím. Hôm ấy, trong khi người làng đang bủa đi tìm cháu nhỏ thì trời bỗng mưa như trút nước, họ bèn tránh mua ở mái hiên một nhà gần đó. Bỗng nhiên nghe thấy tiếng cháu nhỏ la hét, gọi tên ông nội, nghe đến kinh hoàng. Đến khi xác định chính xác đó là tiếng cháu nhỏ, họ liền đi trình báo. Sauk hi quan quân lục soát, cuối cùng đã tìm thấy đứa trẻ được giấu ở một cái hòm của gia đình ấy trong trạng thái quắt queo, dường như không còn nguyên vẹn hình người và chỉ còn thoi thóp thở. Khi được đưa đến cửa quan, đứa trẻ vẫn cố gắng kể đầu đuôi sự việc. Khi mới bị bắt, đứa trẻ được dỗ dành ngon ngọt, được ăn một bữa no. Sau đó bị bỏ đói. Hằng ngày, thầy phù thủy dùng giấm đổ lên mình nó từ đầu đến chân và bị đóng đinh vào các khớp tay chân. Hành động hết sức dã man.

Đứa trẻ kể xong thì tắt thở, thế là tên phù thủy không thể chối tội, cả nhà y đã phải đền tội. Cuối cùng tác giả đã phán rằng:

Những người phán đoán về vận may rủi ngày nay đều dùng phép thuật bắt trẻ con như thế. Đợi đến khi đứa trẻ qua đời, nhặt lấy xương khô, nhập hồn phách vào để cô hồn báo mộng. Cô hồn đó gọi là thần Độc Lâu.

Cái tên “thần Độc Lâu” khiến người ta phải khiếp sợ. Hơn nữa, cách tạo ra vị thần này hết sức tàn nhẫn. Người ta nghi ngờ rằng, hai chữ “độc lâu” là thể biến âm của từ “chương liễu”. Bởi vì, vật này tuy đáng sợ nhưng không có quan hệ gì với “độc lâu”, do đó, “thần Độc Lâu” là do đọc nhầm từ một cái tên khác. Thực ra không phải như vậy, những bản lĩnh của “thần Độc Lâu” như người ta nói đều có căn cứ. Trong quyển Những chuyện khôi hài về Độc Lâu đã từng dẫn lời của Thích Tán Ninh trong bài Đông Pha tiên sinh vật loại tương cảm chí, “độc lâu”được xuyên qua thân bằng cỏ bồng, hoặc bị trát bùn, đầu để trần cũng có khả năng dự báo điềm lành dữ, cát hung, đó chính là “thần Độc Lâu”, tà thuật này chưa hoàn toàn thất truyền. Từ đó về sau, cho đến tận đời nhà Thanh, có trường hợp người ta dùng xương người chết để tạo ra “thần Chương Liễu” là như vậy.

Ngoài ra, thời Nam Tống còn có một loại thần tên gọi “Minh Đồng”, cách tạo ra vị thần này cũng khá tàn nhẫn. Hơn nữa lại dùng thai nhi trực tiếp từ trong bụng mẹ. Như vậy là lại cướp thêm một sinh mạng nữa. Trong quyển hạ, cuốn Quý tân tạp thức của Chu Mật có ghi lại câu chuyện ở vùng An Cát, huyện Chiết Tây như sau:

Ở một làng nọ thuộc huyện An Cát, có một người phụ nữ đang mang thai. Hằng ngày đưa cơm cho chồng đi làm đồng, lần nào cũng đi men theo lối cạnh miếu. Thế rồi có một người hành nghề bói toán ở trước miếu nhìn thấy bèn theo dõi. Một hôm, nhân lúc người phụ nữ này đi qua, y bèn mời chào mà rằng: “Nay tôi làm cơm, mời nhà chị đến ăn cùng.” Người phụ nữ đồng ý, hai người cùng đi vào chỗ vắng trong miếu. Lúc đó, y cười và nói: “Bụng chị to lắm, nhất định là song thai.” Người phụ nữ hỏi lại rằng: “Cớ sao ông biết?” Y nói: “Chị thè lưỡi ra, ta xem, có thể đoán biết thai nhi là trai hay gái.” Người phụ nữ bèn thè lưỡi ra, để cho lão thầy bói dùng dây ngoắc lấy. Thế là người phụ nữ cả tin kia không sao mà kêu lên được. Y bèn mổ bụng chị ta ra, mấu lên tế thần, sau đó nướng đứa trẻ lên làm nến, tạo ra thần dự báo Minh Đồng.

“Minh Đồng” ở đây không phải là hồn ma làm từ gỗ, mà là làm bằng sáp thai nhi. Linh hồn vốn ngụ trọng đó, có thể không cần dùng thủ tục “luyện” mà vẫn thành, nhưng sự tàn nhẫn của nó có thể còn cao hơn.

Những câu chuyện cắt thân thể người sống như vậy đều do thầy phù thủy đóng vai trò chính, những câu chuyện truyền tụng trong dân gian như tà thuật dụ dỗ trẻ con, làm chúng hôn mê rồi cắt những bộ phận trên cơ thể xưa nay vẫn xảy ra. Nói một cách công bằng, những câu chuyện này cũng gần như những lời đồn đại ở phố xá, chưa chắc đã hoàn toàn đúng. Trong quá trình truyền miệng không tránh khỏi có nhiều yếu tố được phóng đại lên, nhưng cũng không thể nói là không có thực. Bất luận là sự việc có hay không, thực hay hư, vấn đề ở chỗ, khi người ta có thể tưởng tượng ra phép thuật như vậy thì đều phải có trạng thái tâm lý siêu phàm.

Câu chuyện về “Minh Đồng” xảy ra thời Nam Tống được nhiều người biết đến. Trong quyển hai của bộ sách Mật trai tùy bút do Tạ Thái Bá, người cùng thời viết dường như cũng bàn về nguồn gốc của Minh Đông và cho rằng đó chính là “thần quân” mà Hán Vũ Đế tôn thờ. Thực ra, chức năng chủ yếu của các vị thần đại loại như “Minh Đông - Chương Liễu” là dự báo. Nhưng thần quân thì không chỉ có vậy. Điều này đã được giới thiệu một cách tỉ mỉ trong quyển Phong thiền thư - Sử ký. Tuy nhiên, cội nguồn của thần Chương Liễu quả là rất xa xăm, không dừng lại ở đời nhà Tống, nhà Kim. Mà cũng không dừng lại ở đời Tây Han. Nếu suy diễn ra, có lẽ bắt đầu từ thuật phù thủy nguyên thủy.

Thần Nhĩ Báo

Trong các loại thần tiên, ma quỷ, còn có một cái tên được người ta biết đến, gọi là “thần Nhĩ Báo’. Trong phần nói về “thần Chương Liễu”, quyển hạ, cuốn Huy trần tân đàm của tác giả Vương Triệu Vân có viết: “Thuật nhĩ báo là đa đoan, cũng giống như thần Chương Liễu mà người đời truyền tụng.” Quyển bốn, sách Quảng chí dịch của tác giả Vương Sĩ Tính có viết: “Ở Phụng Tân có vị thần Chương Liễu, tên tục là Nhĩ Báo.” Sách Kinh lâm tục ký của tác giả Chu Nguyên Vĩ lại gọi liền là “Nhĩ Báo - Chương Liễu thần”. Sách Tập dị tân sa của Lý Chấn Thanh nói rằng, việc luyện thần Chương Liễu được gọi là “Nhĩ Báo pháp”. Có thể thấy thần Chương Liễu là một loại của thần Nhĩ Báo, có điều là người ta dùng tên gọi này thì có thể nhấn mạnh chức năng do thám và truyền tin.

Danh từ “thần Nhĩ Báo” thường gặp trong tiểu thuyết thời Minh - Thanh. Hồi thứ tám mươi hai của Tây du ký có viết: “Tôn Ngộ Không biến hóa khôn lường, phía sau tai giống như hình Nhĩ Báo, nhưng khi nói duy chỉ có Tam Tạng nghe thấy.” Nhĩ Báo này chính là thần Nhĩ Báo, bời vì thần này đã đặt lời nói thầm bên tai chủ nhân, khiến cho người khác không nhìn thấy, cũng không nghe thấy.

Hồi thứ bốn mươi bảy trong Hồng Lâu Mộng có đoạn ghi lại lời Giả Thái Quân như sau: “Không biết là đến đề làm thần Nhĩ Báo, cũng không biết là đến để làm thám tử, thật là bí hiểm.” Trong hồi bảy mươi mốt, Phượng tiểu thư nói: “Đây lại là thần Nhĩ Báo của ai, mà sao nhanh thế?” “thần Nhĩ Báo” ở đây là một sự ví von. Nói theo kiểu hiện nay nghĩa là một thứ cực kỳ tinh quái trong việc dò la những điều riêng tư của người khác. Không những thế, nó còn có khả năng xuất quỷ nhập thần, truyền tin dò la được cho người khác, bởi vì đó là một vị thần. Nhưng trong dân gian, người này đương nhiên chưa đủ tư cách làm mật thám quan phủ, nên chỉ có thể truyền những tin giữa những người hàng xóm với nhau, đưa chuyện thị phi mà thôi. Trên thực tế,mấy chục năm trước, danh từ “thần Nhĩ Báo” này còn xuất hiện trong ngôn ngữ thường nhật của người dân. Từ khi xuất hiện những danh từ như “đặc vụ”, “mật thám”, chúng mới thay thế cho danh từ “thần Nhĩ Báo”.

Lịch sử của thần Nhĩ Báo còn sớm hơn nhiều so với thần Chương Liễu, hơn nữa cũng không giống những trò tiểu xảo chỉ dùng để gọi hồn hay lừa gạt tiền tài như thần Chương Liễu. Thần Nhĩ Báo đã từng có một thời huy hoàng tham dự vào chính sự. Vì vậy, dù thế nào cũng không thể để nó bị mai một.

Phù thủy lợi dụng ma quỷ, thần tiên để gieo quẻ dự báo cho khách, đó cũng chính là một ngón kiếm tiền. Ngón này nếu gặp các bậc quý nhân hay vua chúa thì sẽ ra sao? Một khi đã vào tay những kẻ đáng mặt anh hào, sẽ trở thành một thứ trong kho vũ khí để mùa đông đám lính sử dụng, tiện tay giết người, từ đó trở thành trợ thủ đắc lực cho những kẻ đáng mặt anh hào xưng hùng xưng bá. Chức năng chủ yếu của thần Chương Liễu là “báo tin”. Nếu các bậc vua chúa nuôi một đội thần Nhĩ Báo, phối hợp với đội đặc vụ thì phải nói rằng nhất cử nhất động của quan lại cho tới muôn dân, ngay cả những ý nghĩ vừa lóe lên trong đầu cũng không lọt khỏi tầm giám sát của thần Nhĩ Báo.

Thực ra, ý tưởng này, các bậc vua chúa sáng tôi hiền ngày xưa đâu thể không nghĩ tới. Thư tịch cổ của người Trung Quốc cũng có ghi chép trong mục Sở ngữ của quyển Quốc ngữ. Sở Linh Vương - một vị hôn quân tàn bạo khi từ chối lời can gián của các bề tôi: “Trong tay đã có các linh hồn, mọi can gián ta đều nghe thấy hết.”

Thời Tam Quốc, có một người nước Ngô tên là Vi Thiện Chú nói rằng: “Trung, thân, dã, yểu tử viết thương. Thương cung, thương chi cư dã. Chấp, vị bả kỳ lục tịch, chế phục kỳ thân, tri kỳ cư xử, nhược kim thế vân năng sử thương dã.” Đại ý của câu này là nắm giữ các hồn ma người chết yển thì có thể khống chế được chúng, dùng chúng để giám sát mọi ngôn hành cử chỉ của quan lại. Những bề tôi trong lòng có ý kiến gì không thống thiết phải viết thành văn bản nhưng cũng bị vua Sở phát hiện. Đó chính là thuật “sử thương” thời Hán - Ngụy.

Đương nhiên, người có thể khống chế được linh hồn ma quỷ phải là các thầy phù thủy chuyên nghiệp. Một học giả đời Thanh tên là Huệ Sỹ Kỳ đã soạn quyển Lễ thuyết, trong đó, đối với việc từ chối lời can gián của Sở Linh Vương, ông cho rằng đó chính là tận dụng thuật giáng thần của phù thủy. Huệ Sỹ Kỳ nói rằng: “Sử thương do hạ thương, sở vị vu giáng chi lễ cái như thử.” “Hạ thương” chính là thương thần giáng thế, mà “vu giáng” chính là thần giáng thế đã bám sát vào thân thể của phù thủy. Phần Thần Chương Liễu trong quyển năm, sách Hà ngoại quận tiết ghi lại những điều càng rùng rợn hơn: “Quỷ trung chính là quỷ thân. Thương cung chính là linh hồn trẻ nhỏ. Đó chính là thần Chương Liễu và thần Nhĩ Báo ngày nay.

Huệ Sỹ Kỳ trong quyển Lễ thuyết đã đưa ra một cách lý giải quan trọng là, các kế sách trị dân của tầng lớp thống trị ngày xưa thường sử dụng nhiều thuật phù thủy. Cuối thời Tây Hán, một vị đại thần Nho học tên là Sư Đan kiến nghị rằng, hãy để phù thủy trợ giúp việc đại sự quốc gia. Cách lý giải này của Huệ Sỹ Kỳ không phải là lập dị. Giai caaos thống trị thời xa xưa sở dĩ có thể giành được ngôi vị cao như vậy phần lớn là vì họ có thể thực hiện một cách hữu hiệu thuật phù thủy. Xã hội tiến bộ đã dần dần làm mờ đi vai trò của các thầy phù thủy trong việc trợ giúp giai cấp thống trị, nhưng thuật phù thủy chưa từng biến mất trong kế sách thống trị. Điều đó có nghĩa là đến thời Tây Hán đọc tôn Nho thuật, nền chính trị Nho gia trong suốt quá trình phát triển của nó đều liên quan đến phương thuật, thận chí bản thân các Nho sinh cũng trở thành kẻ sỹ phương thuật. Theo cách lý giải này, thuật “sử thương” của Sở Linh Vương cũng chưa hẳn do Sở Linh Vương sáng tạo ra, có khả năng từ trước đó đã là một trong những quốc sách được sử dụng ở miếu đường.

Thời Xuân Thu, nước Sở bị các nước chư hầu vùng Trung Nguyên coi là man di, điều này các nước chư hầu không nhắc tới. Có thể chính các nước chư hầu đã phát minh ra phép thuật này, cũng có thể xuất phát từ tác phẩm Quốc ngữ, nhưng trong thiên Chu ngữ thượng đã ghi lại câu chuyện về Chu Lệ Vương như sau: Lệ Vương bạo ngược, khắp nơi dân chúng đều ca thán. Vì vậy, Thiệu công tâu lên nhà vua rằng: “Dân chúng không chịu nổi nền chính sự hà khắc.” Lệ Vương tức giận cho mời phù thủy nước Vệ giám sát dân chúng xem kẻ nào hé miệng kêu ca thì trình lên Lệ Vương và hạ lệnh chém đầu. Ai nấy không dám hé răng, gặp nhau trên đường chỉ dám đưa mắt nhìn nhau. Lệ Vương mừng lắm, bèn nói với Thiệu công rằng: “Ta đã ngăn chặn được dân chúng rồi đấy, không kẻ nào dám kêu ca nữa.”

Độc giả ai cũng quen với câu chuyện lịch sử này nhưng chưa chắc đã chú ý đến nhân vật phù thủy nước Vệ. Vi Thiệu Chú cho rằng: “Phù thủy nước Vệ là người chuyên trong coi, giám sát của nước Vệ. Nhờ có vị phù thủy này mà Lệ Vương biết được những ai phàn nàn về chính sự.” Chu Lệ Vương mời phù thủy nước Vệ đến gián sát dư luận, đương nhiên thầy phù thủy nước Vệ đã sử dụng thuật phù thủy. Cái gọi là “Hữu báng tất tri” (Có ai báng nhạo đều biết hết) chính là vì trong tây đã có thần Nhĩ Báo, sử dụng phép thuật “Hữu chấp quỷ trung, tả chấp thương cung”. Vị phù thủy này chưa chắc là người nước Vệ, rất có thể là phù thủy được mời đến trợ giúp cho nước Vệ, sau đó được tiến cử lên thiên tử nhà Chu. Nước Vệ đương nhiên là nước thân cận với nhà Chu và là một trong những nước chư hầu. Thời Chu Lệ Vương sớm hơn ba trăm năm so với thời Sở Linh Vương, chúng ta làm sao có thể chuyển “quyền phát minh” ra “thương cung” cho nước Sở được?

“Nguyên liệu” tạo ra “sử thương” chính là tính mạng của những đứa trẻ. Đối với các chủ nô cỡ lớn và lãnh chúa phong kiến, những “nguyên liệu” này là rất tiện lợi. Họ không cần những tà thuật của hậu thế, mà chỉ cần chọn ra một số nô lệ tí hon, khi cần thì giết và phù phép là được. Do đó, chúng tôi cho rằng, quyền phát minh ra “sử thương” có lữ thuộc về các nhân vật tầm cỡ thuộc tầng lớp trên, về sau mới lưu truyền đến tay các phù thủy trong dân gian.

Để có thể xui khiến những linh hồn bé bỏng, ngây thơ, bắt chúng phục vụ cho mục đích của mình, giai cấp thống trị đã giày vò thể xác cũng như linh hồn của những đứa trẻ này, để bắt chúng thuận theo mình, đi làm những điều tàn ác. Tội ác này khiến cho người đời của muôn kiếp sau nguyền rủa.

Trung thư[1] quỷ án

[1] Trung Thư tỉnh: tên của cơ quan chính quyền thời phong kiến

Năm Nguyên Thuận thứ ba, tức năm 1343, tại một địa phương của tỉnh Thiển Tây - Trung Quốc, nay thuộc khu tự trị Nội Mông xảy ra một vụ án kỳ lạ làm kinh động một thời. Bởi nhân vật chính trong vụ án và nguyên cáo là những hồn ma không rõ mặt. Sự việc đã được đưa lên tới cấp lãnh đạo tỉnh Trung Thư và cấp trung ương nên được gọi là “Trung Thư quỷ án”. Tình tiết chủ yếu của vụ án này đã được ghi chép tường tận trong thiên Trung thư quỷ án, quyển mười ba, sách Nam thôn chuyết canh lục của tác giả Đào Tông Nghi, sống ở cuối thời nhà Nguyên - đầu nhà Minh. Lời tố tội của những linh hồn bị hại vô cùng bi thảm và thê lương. Thủ đoạn giết người của hung thủ vô cùng tàn nhẫn và ghê rợn, khiến độc giả không khỏi bị ám ảnh, rất lâu sau vẫn chưa thể giải tỏa được. Ngoài phần tư liệu do tác giả Đào Tông Nghi trích dẫn, các bậc hàn lâm học sĩ đương thời thừa chỉ Lý Hảo Văn, lại dựa vào tình tiết vụ án, viết một thiên ký sự. Sau đó, một người nước Yên tên là Lương Tải lại viết lời tựa cho thiên ký sự ấy. Hai bài viết này đã trải qua nhiều lần xử lý về hình thức nghệ thuật, nhưng về sau người ta vẫn cảm thấy còn nhiều từ ngữ chưa được tinh tế, nên đành lược bỏ và viết lại một thiên có tên là Vương Bật truyện, truyện này còn lưu trong quyển hai của bộ sách Tống học sỹ văn tập. So với lời kể của Đào Tông Nghi thì đây vẫn là “bản tiểu thuyết” nguyên án. Cho nên về sau, Viên Mai đã chỉnh sửa đôi chút, đổi tên là Vương Bật, và chép vào quyển Tử bất ngữ, điều đó cũng là hợp lý. Ngoài ra, thiên Chu nhi trong Liêu trai chí dị của tác giả Bồ Liêu Tiên cũng được sáng tác dựa theo nguyên bản của Vương Bật truyện.

Một vụ “quỷ án” trong vòng bốn trăm năm đã được bốn, năm vị văn nhân cỡ lớn quan tâm, hơn nữa, góc nhìn của mỗi người không giống nhau. Vì thế, chúng tôi cho rằng cần phải giới thiệu với công chúng.

Nguyên cáo của vụ án là cư dân một vùng nọ tên là Vương Bật. Dưới đây chúng tôi căn cứ vào những tư liệu mà Vương Bật trình báo lên chính quyền địa phương, được ghi chép trong quyển Chuyết canh lục, xin giới thiệu khái quát tình tiết vụ án như sau:

Sự việc xảy ra vào tháng Chín năm 1343, Vương Bật sống ở phương Lễ Kính, phố Bát Trát. Hôm đó, Vương Bật đến quán Bình Dị, phường Nghĩa Lợi thì gặp một người làm nghề bói toán họ Vương từ phương xa đến. Người thầy bói này đang tạm cư ở đây và hành nghề gieo quẻ. Vương Bật thấy người thầy bói này lạ mặt nên lân la đến hỏi chuyện. Không biết vì sao hai người sinh ra cãi cọ, lát sau, hai bên dường như khống chế được bản thân nên không đến mức giằng co quyết liệt, gây ra ẩu đả.

Chính vào đêm Hai mươi chín tháng này, Vương Bật ngủ cạnh cửa sổ, chốc chốc lại nghe thấy âm thanh lạ, giống như tiếng gió thổi trong hồ lô vậy. Tắc Bắc mùa thu đêm khuya thường hay nổi gió lớn, tiếng gió thổi trong hồ lô lẽ ra không đáng để người ta sợ hãi như vậy, nhưng Vương Bật lại có những dự cảm bất thường, trong lòng chắc mẩm âm thanh quái dị này chắc chắn kiên quan đến ma mãnh. Vậy là ông lập tức mời Lý pháp sư về làm phép “khiến tống” đuổi đi. Mới nghe tưởng như chuyện bé xé ra to, nhưng thực tế không hẳn thế. Khi thầy pháp tới, trong không trung bỗng vang lên tiếng nói: “Là một tên thầy bói sai tôi đến đây.” Nói xong liền bật khóc tức tưởi, luôn miệng kêu oan. Vương Bật liền ngẩng lên nói với người trong không trung: “Ngươi là ma hay là thần? Mau khai thật cho ta biết.” Tiếp theo liền nghe tiếng con ma trả lời: “Tôi là Nguyệt Lạp, con gái ruột của quan ở Phong Châu. Ngày Mười bảy tháng Chín tôi ra vườn đi dạo thì bị ông Vương giết chết, bắt làm tay sai của ông ta, hôm nay ông ta lệnh cho tôi đến đây tác quái.” Vương Bật liền ghi chép lại tất cả những gì ma nữ vừa nói, rồi đem đi kiện lên quan phủ. Quan phủ liền phái người đi bắt kẻ gian, đến nhà tên họ Vương lục soát, khám được một hình nhân gỗ tết tóc hai bên, trên đầu cắm bốn cây kim, mặc trang phục nữ; tám hình nhân bằng giấy, trên người đều có mảnh lụa ngũ sắc, buộc cả chỉ ngũ sắc, một nắm đuôi tóc, một bình hồ lô buộc sợi thừng đỏ, bên trong đựng hai viên đá hổ bạch, bên ngoài buộc chỉ ngũ sắc, ngoài ra còn có một là bùa viết bằng Chu Sa.

Lúc này, chắc chắn tên Vương đã bị bắt giải lên quan, nhưng sự việc xảy ra đã cách đây một tháng, lúc đó quan phủ không định án, nên vụ án tiến triển không được thuận lợi như Vương Bật dự liệu, tên Vương nhất quyết không chịu thừa nhận sự việc như Vương Bật tố cáo, những thứ thu được ở nhà hắn đương nhiên hắn cũng phủ nhận và cho rằng mình bị người khác sắp xếp, vu oan giáng họa. Hơn một tháng sau, Vương Bật lại cung cấp thêm tình tiết mới cho vụ án:

Ngày mùng Ba tháng Mười một, có một con ma hiện về kể với Vương Bật rằng: “Tôi là con trai thứ hai của ông chủ ở phương Nam, đường Phong Nguyên, tên là Ngoan Lữ, năm nay mười tám tuổi, bị tên Vương và ba tên đồng bọn giết chết, rồi đổi tên thành Ngoan Đồng.”

Ngày Hai mươi hai, lại có một hồn ma khác tìm đến kể với Vương Bật: “Tôi là con trai nhà Lý Thiếp, tên là Lý Diên Nô, còn gọi là Thưởng Hôi, bị lão tặc này giết hại, đổi tên thành Mãi Mại. Năm đó tôi mới mười bốn tuổi.”

Ba mạng người, ba vong hồn của ba đứa trẻ, tuy lúc này vẫn không có bất cứ chứng cứ thực tế nào, còn người làm chứng là Vương Bật cũng chỉ là người nghe lại câu chuyện qua lời kể của ma quỷ, nhưng đây vẫn là một vụ án đáng được quan tâm. Quan phủ áp dụng tất cả biện pháp cực hình, cuối cùng cũng thu được lời khai của tên Vương như sau:

Vương Vạn Lý, năm nay năm mươi mốt tuổi, người tỉnh Giang Tây, từng học thuật âm dương với thầy pháp Chu ở Hàm Dương. Tháng Ba năm Thuận Nhị (khoảng năm 1331 công nguyên đến năm 13 Chính Tam) đến phủ Hưng Nguyên, lại gặp một người họ Lưu. Ông Lưu nói: “Ta có thể dùng phép thuật sai khiến, mê học lòng người, thu nạp ma quỷ, sai đi tác oai tác quái nhà người ta để kiếm tiền, nay giao cho người một con.” Nói rồi liền rút trong người ra một miếng vải ngũ sắc, bên trong gói một nắm tóc, nói: “Tên quỷ này đã được đổi tên là Diên Nô. Muốn học tốt thuật này, cần phải kiếm được những đứa trẻ thông minh, lanh lợi, dùng lệnh bài và nước phép niệm chú, cắt sống mũi, môi, lưỡi, tai, mắt, lại niệm chú hút hết sinh khí, tiếp theo mổ bụng, lấy hết nội tạng, cắt thành từng khúc phơi khô, xương cốt đem nghiên nát, bọc lại bằng vải ngũ sắc, rồi đem tóc của nó tết lại, dùng giấy cắt thành hình người, mọi việc hoàn tất mới niệm chú, sai khiến nó đến nhà người ta tác oai tác quái.”

Tên pháp sư họ Lưu theo Vương đến nơi Vương ở. Đến đêm, Lưu liền thắp hương niệm chú, chỉ nghe thấy tiếng người mà không thấy bóng dáng đâu: “Sư phụ, người sai tôi đến nhà ai?” Tiếng nói đó chính là hồn ma của Lý Diên Nô. Lưu liền dặn dò Diên Nô rằng: “Ngươi hãy hợp tác với người này đi.” Nói xong lại niệm chú, thu hồn ma lại. Vương Vạn Lý liền rút trong túi ra ngân phiếu bảy mươi lăm lượng, mua nắm tóc và mảnh gấm ngũ sắc. Lưu còn nói, nếu không thích có thể đổi tên cho con ma rồi đem bán. Rồi lại truyền cho Vương Vạn Lý thêm lệnh bài và nước phép để sai khiến, thu hồi hồn ma, cuối cùng dặn dò rằng: “Thịt bò và thịt chó là hai thứ đại kỵ, không được ăn vì nó có thể làm cho phép này mất thiêng.”

Sau đó, Vương đi qua vùng núi Phường Châu, gặp người bạn cũ trước kia quen biết ở Quảng Châu. Người bạn này liền nói: “Ta cũng biết sai khiến ma quỷ, nếu muốn ta có thể bán lại cho.” Vương lại đưa một ngân phiếu hai mươi lăm lượng, tên kia liền lấy ra một hình nhân bằng giấy dán vải gấm ngũ sắc và tóc tết, nói tên quỷ này là Ngoan Đồng. Vương Vạn Lý có trong tay hai tên tay sai, lại lên đường đến Phong Châu.

Đến tháng Tám năm Chính Nhị, Vương Vạn Lý đến nhà Chu Đại xem bói cho cô con gái tên là Nguyệt Lạp. Thấy cô bé thông minh, lanh lợi, liền nảy sinh ý đồ sát hại, thu nạp làm tay sai cho mình. Đến ngày Mười bảy tháng Chín, Vương Vạn Lý nấp ở góc tường trong sân nhà Chu Đại, nhìn thấy có bóng người đi ra sân sau, biết là Nguyệt Lạp, hắn liền niệm chú mê hoặc, dẫn cô bé đi về phía đông, lại dùng chú bắt Nguyệt Lạp đứng yên, cởi hết quần áo, dùng dao rạch một nhát từ trán xuống, cắt một lọn tóc của cô bé, dùng dây gấm tết lại, lấy hình nhân giấy và mảnh vải ngũ sắc, làm một hình nhân nữ. Sau đó lần lượt cắt các bộ phận mũi, miệng, lưỡi, tai, mắt, chặt rời mười đầu ngón tay, mười đầu ngón chân, rồi mổ bụng cô bé, moi hết nội tạng, cắt thành từng khúc, đem hơ khô rồi cho vào một cái lọ hồ lô nhỏ.

Tính đến tháng Chín năm Chính Tam, Vương Vạn Lý lại đến cửa hàng Bình Dị, mở sạp xem bói. Ở đây gã xảy ra tranh chấp với Vương Bật, vậy là khi đêm về, gã liền sai Chu Nguyệt Lạp và hai tên yêu ma đến nhà Vương Bật tác quái. Nhưng vì có lần hắn đi mua thịt ngựa về ăn, nhưng ông chủ bán nhần cho hắn miếng thịt bò, kết quả là đã phá hết phép thuật của hắn, khiến hắn không thể thu được các hồn ma tay sai về nữa, nên mới có chuyện Nguyệt Lạp nhờ Vương Bật tố cáo hắn.

Trên đây là tất cả bản thú tội của Vương Vạn Lý. Về phía quan phủ điều tra thu được chứng cứ như sau:

Một người tên là Lý Phúc Bảo (tức Lý Thiếp) đã đến công đường làm chứng, nói rằng mình có một đứa con trai tên là Lý Diên Nô, vì hay bệnh tật nên cho xuất gia tại Ngũ Nhạc Quan, đổi tên là Thường Hôi. Đến tháng Hai năm Thiên Lịch Nhị (năm 1329), nhà chùa sai nó đi chăn trâu, từ đó không thấy trở về. Ngày đó đói kém loạn lạc, gia đình chỉ nghi là bị kẻ xấu hãm hại nhưng không tìm ra manh mối.

Tỉnh Trung Thư lại có công văn đến quan địa phương huyện Hàm Ninh, đường Phong Nguyên, và Phong Châu điều tra thân thế, được quan phủ địa phương trả lời quả thật Liễu Ngoan Đồng và Chu Nguyệt Lạp đều chết vì nguyên nhân giống nhau.

Cuối cùng hình bộ phán quyết như sau: Vương Vạn Lý tàn nhẫn bất đạo, xử tội lăng trì, vợ con hắn phải chịu đi đày ở Hải Nam.

Vụ án khép lại, không tìm ra một kẽ hở nào, từ ba cấp quan phủ, nhân chứng, vật chứng đều đầy đủ cả, lời cung khai của phạm nhân cũng được lập rất chân thực trong quá trình điều tra, nhưng chính vì câu chuyện quá hoàn mỹ như thế lại khiến người ta cảm thấy dường như có điều gì đó không ổn. Với tư cách là một câu chuyện, có lẽ nó cũng đơn thuần như bao câu chuyện khác, không có gì đáng nói, nhưng nếu đứng ở góc độ một vụ án hình sự làm kinh động đến cả các nhân vật lãnh đạo trung ương và các cơ quan tư pháp cao nhất, mà lại lấy lời nói của ma quỷ làm lời khai, hơn nữa,các quan tư pháp từ địa phương đến trung ương đều dùng lời khai giống hệt nhau, quả là từ cổ chí kim có một không hai.

Nhưng khi hình bộ phán Vương Vạn Lý tội lăng trì, thì Vương Vạn Lý đã chết “dũ tử” trong ngục từ lâu. Thời xưa, ở chốn quan binh, cách nói “dũ tử” là một cách nói khá mơ hồ, dùng để chỉ những người chết vì bệnh, chết vì chịu cực hình, bị mưu sát, tự sát… Tóm lại, những kẻ chết trong tù được gọi chung là “dũ tử”, như thế có thể giúp các cơ quan liên quan giũ bỏ được trách nhiệm. Vậy bị cáo Vương Vạn Lý đã chết, những chuyện phiên cung, hay kiện tụng lên cấp cao hơn cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa, phán quyết gã thế nào gã cũng chẳng thể kêu oan được nữa, nên phán quyết được đưa ra có vẻ cũng chẳng tốn bao nhiêu sức lực. Nhưng các tình tiết trong vụ án này lại bỏ qua một nhân vật vô cùng quan trọng, trong Vương Bật truyện có viết, phạm nhân không chỉ có một mình Vương Vạn Lý mà còn có tòng phạm là đứa cháu cùng đi hành nghề với gã tên Vương Thượng Hiền, nhưng Hiền lại được phán là vô tội và được tha bổng. Hơn nữa, còn phải kể đến hai kẻ trọng phạm có liên quan đến vụ án (cũng là nhân chứng quan trọng) là tên họ Lưu và người bạn gã quen ở Quảng Châu, thì trong chuyện lại không được, nên đành gác lại đây. Phạm nhân đã chết thì bị phán mức án cao nhất, còn kẻ tòng phạm chưa chết thì lại không nằm trong bản án, quả là chuyện kỳ lạ hiến thấy xưa nay!

Đương nhiên chúng ta không thể tìm được những ghi chép chính xác về tình hình thực tế của vụ án, nhưng Lương Cung Thần, người nhà Thanh có ghi trong Bắc vông viên bút lục tử biên một kỳ án khác cũng tương tự như thế. Lương Cung Thần là một người vô cùng tin vào thuyết nhân quả báo ứng, nhưng cũng giống như quan lại đương thời, ông không công nhận tà thuật của kẻ yếu nhân. Vụ án mặc dù xảy ra ở bốn trăm năm sau, nhưng các tình tiết trong vụ án lại rất giống vụ án ma Trung Thư, so sánh hai vụ án, sẽ thấy nội tình vụ án ma Trung Thư dần dần được hé lộ.

Sự việc sảy ra vào năm Càn Long thứ bốn mươi mấy, huyện nọ có một thương nhân (do tác giả không nỡ nêu đích danh người và quê quán, nên tên người và tên địa danh đều bị giấu đi), nhờ nghề buôn bán mà ngày càng giàu có. Trong huyện có người tên là Ác Thân muốn hỏi vay tiền, nhưng người thương nhân nọ không đồng ý, gã bày đủ mọi lý do, muốn vay với lãi suất cao, vay vì có việc công quan trọng… nhưng cuối cùng đều bị từ chối. Ác Thân hận thương nhân đến tận xương tủy. Đúng lúc đó, người hầu gái của thương nhân nọ có đứa con gái hai tuổi chết yểu, Ác Thân liền xui cô ta đến nha môn tố cáo, nói con gái cô ta bị thương nhân nọ dùng yêu thuật bắt mất linh hồn, nhưng quan huyện không chịu thụ lý vụ án. Ác Thân lại mê hoặc dân chúng đến công đường tố cáo, còn mình thì cưỡi ngựa đi khuyên Thái thú chuẩn cáo. Thái thú liền nói rằng: “Yêu thuật này, từ xưa không hề nói đến, nếu như từ xưa không có thì vụ án này làm sao mà giải quyết được?” Vậy là vẫn không chuẩn cáo. Ác Thân lại xúi giục người nhà đứa bé kiện lên quan tỉnh nhưng vẫn không được chuẩn. Lên cả ba cấp tư pháp huyện, phủ, tỉnh đều bế tắc, Ác Thân vẫn không chịu từ bỏ dã tâm, liền viết thư kể cho Đô Trung Đương Trục Giả nghe chuyện thương nhân nọ dùng yêu thuật âm phủ, Đương Trục Giả nhận được thư liền chuyển cho tuần phủ tỉnh xử lý, tuần phủ tỉnh lại sợ lớn chuyện sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ của mình, cảm thấy một tên thương nhân chịu tội oan cũng chẳng có gì ghê gớm, liền hạ lệnh bắt thương nhân kia về tra xét. Cũng như các phạm nhân khác, sau khi bị dùng cực hình, thương nhân buộc phải nhận tội, vậy là tội chém đầu được cấu thành. Không ngờ, hôm thương nhân bị xử quyết trời bỗng thay đổi thất thường, nổi cuồng phong, trời đất xám xịt, tất cả mọi người trong thành đều than rằng: “Ông ta quả là bị chết oan!”

Chưa đến hai ngày, lại có người từ huyện đó đến, nói con trai của Ác Thân bỗng nhiên phát điên, suốt ngày gào khóc kêu oan cho thương nhân nọ. Vừa nhìn thấy Ác Thân, đứa con trai liền chỉ tay mắng lớn, vài hôm sau thì chết. Nghe đồn sau đó, Ác Thân cũng phát điên mà chết. Tuần phủ nghe tin vô cùng sợ hãi, liền sai ba, bồn người hầu lúc nào cũng đi bên để bảo vệ. Một hôm tuần phủ và viên tư đạo đang nghị sự, bỗng thấy tuần phủ hét lên rằng: “kẻ giết người là Ác Thân, không phải ta, hà cớ chi lại đến kiếm ta?” Viên tư đạo liền cho người ở bên ngoài xuông vào nhà, mới lang y đến cứu chữa, nhưng không được mấy ngày thì quan tuần phủ chết.

Mặc dù đoạn kết khiến người đọc sảng khoái, nhưng tính chân thực của nó lại vô cùng đáng ngờ. Trên đời này có bao nhiêu là oan hồn, nếu như tất cả đều làm như thương nhân nọ có lẽ thiên hạ sẽ đại loạn, nhất là những kẻ chấp pháp kia sẽ luôn phải đối mặt với sự đe dọa đến tính mạng. Điều đáng tin là thái độ của các quan tỉnh, huyện, phủ đối với vụ án này. Họ chưa chắc đã không tin sự tồn tại của yêu thuật, nhưng chỉ nói hồn ma của đứa trẻ bị người ta cướp đi, những việc như đuổi hình bắt bóng này quả thật không thể coi là chứng cứ trước pháp luật được. Còn về vụ án của Vương Bật, đưa lên cả bộ hình, bộ hình lại sai người về tra xét, Vương Bật miêu tả chuyện hồn ma hiển linh sinh động như thật, nhưng khi người của bộ hình tới thì hồn ma lại biến mất. Trong khi đó, Vương Vạn Lý đã chết dũ từ trong ngục rồi. Những hồn với vai trò là nhân chứng không chịu xuất hiện trước công đường, vậy rõ ràng vụ án này không thể giải quyết được. May là ở cuối đời Nguyên, quan trường còn đang là một màn đêm đen tối, vậy nên cả ba cấp quan mới cùng thống nhất đi đến phán quyết xử lăng chì một kẻ đã chết, kẻ còn sống thì lập tức được thả, nhanh chóng kết thúc một vụ án ngớ ngẩn.

Cũng giống như nhân vật Ác Thân trong “án thái sinh”, nhân vật chính trong “án ma Trung Thư” trên thực tế chính là Vương Bật. Vụ án từ đầu đến cuối đều do một mình anh ta thao túng. Ở đời nhà Tống, trong Vương Bật truyện, Vương Bật dường như là một người trung thực, chính nghĩa, chuyên hành y cứu người, nhưng cũng không thể che giấu được thân phận thật của ông ta là quân sư của Tuyên úy tư, tương đương với chức quan cửu phẩm trong nha môn thời bấy giờ. Địa vị này giúp ông ta có một tiếng nói nhất định với quan địa phương, người dân bình thường không ai dám động vào ông ta, nói gì đến một tên thầy bói lưu lạc goang hồ! Còn nguyên nhân khiến hai người họ xảy ra tranh chấp cũng được tường thuật chi tiết, tỉ mỉ trong Vương Bật truyện, đó là vì Vương Bật nghe nói có một thầy bói mới đến mở sạp trên phố liền đặc biệt đến hỏi thăm, kết quả là xảy ra một cuộc đấu khẩu nảy lửa, vì Vương Vạn Lý không hiểu phép tắc, không biết nhún nhường nên Vương Bật mới ra uy dạy cho ông ta một bài học, trên thực tế là muốn phá đám việc làm ăn của ông ta. Chỉ từ câu chuyện tranh chấp cũng có thể nhìn ra Vương Bật là tên đầu xỏ khó chơi. Nhưng Vương Vạn Lý cũng không dễ dàng chịu khuất phục, chém luôn uy phong của Vương đại gia, khiến Vương đại gia nổi giận, bày ra trò ma quỷ để rửa hận. Vương Bật dù sao cũng đã từng lăn lộn chốn quan trường, ông ta còn tìm được mười nhân chứng đứng về phía mình, cùng ký tên chứng nhận sự hiển linh của hồn ma Chu Nguyệt Lạp. Mười người cùng ký tên vào bản cáo trạng, lại thêm mối quan hệ khăng khít với đám nha môn, đặt thêm vật chứng trong phòng của Vương Vạn Lý, đó chỉ là chuyện nỏ như lông hồng mà thôi.

Nhưng cho dù màn kịch này được thiết kế tinh vi đến đâu, tìm được một trăm người làm chứng, kiếm được đầy một phòng vật chứng nhưng nếu không có sự hỗ trợ của đám quan sai thì dã tâm của Vương Bật cũng chẳng thể thực hiện được. Vì thế, từ dã tâm của Vương Bật trong vụ án này cũng đủ để nhận ra bức tranh chính trị đen tối ở giai đoạn cuối thời Nguyên. Đây cũng là điềm báo sự thống trị của người Mông Cổ sắp đến hồi kết thúc.

Nhưng điều khiến người ta kinh ngạc không phải vụ án mà từ giả thành thật, mà là hầu hết thành phần tri thức đương thời đều tin vào những chuyện ma quỷ này. Như Lý Hảo Văn, bắt đầu là phó hiệu trưởng, tiến sĩ của một trường đại học công lập, từng làm quan ngự sử giám sát, lập nhiều công lớn trong việc giải oan cho những người dân vô tội, diệt trừ bọn cường hào ác bá, cũng bỏ không ít công sức ghi chép lại vụ án “Trung Thư quỷ” thành một tác phẩm văn học để đời, tăng thêm hiệu quả tuyên truyền trong dân chúng. Những nhân vật anh tài của cả một thời đại lại có cách nhìn nhận như thế, quả là đáng buồn! Cho nên đến đầu đời Minh, Vương Bật vẫn được triều đình coi là một kẻ sĩ đắc đạo, triệu vào Nam Kinh, chỉ đến khi thấy ông ta thật sự không hề có tài điều yêu khiển quỷ, mới thưởng cho ông ta chiếc áo dài rồi đuổi cổ về quê, thế mới thấy tác dụng tuyên truyền dưới ngòi bút của các nhà văn lớn.

Đứng trên quan điểm ngày nay, vụ án “Trung Thư quỷ” đích thực là một vụ án oan, những người bị oan không phải là ba hồn ma kia mà chính là Vương Vạn Lý - kẻ chết dũ trong nhà tù. So với những tác giả như Tống Khiêm, có lẽ Đào Cửu Thành vẫn được coi là người khá tỉnh táo, nên tác phẩm ông biên soạn về “Trung Thư quỷ án”, trên thực tế là dùng những văn kiện Nguyên sử đối chiếu với tiểu thuyết và sử bút Lý Hảo Văn và Tống Khiêm. Nếu như độc giả có hứng thú có thể tìm đọc Vương Bật truyện đối chiếu với Trung thư quỷ án, chắc chắn sẽ ngộ ra rất nhiều những điều mê hoặc trong các thể loại ghi chép truyện ký, hồi ký… Nhân đây cũng xin nói thêm, quyển Văn tập Tống học sĩ thì hơi khó tìm, nhưng Tử bất ngữ thì ở đâu cũng có. Nhưng qua việc Viên Tử đem Vương Bật truyện của các học sĩ đời Tống xếp vào đám “lực lượng ma quái” cũng đủ thấy quan điểm của ông rồi.

Nhắc đếm Viên Tử Tài lại khiến người ta liên tưởng ngay đến Kỷ Hiểu Lam, bởi lẽ đây là hai nhân vật đều rất đáng yêu. Mà Kỷ Hiểu Lam có lần suýt chút nữa cũng gây ra một vụ án yêu trong đại ngục, nguyên nhân của nó ít nhiều có liên quan đến Trung thư quỷ án.

Hồi đó, Kỷ Hiểu Lam vì mắc lỗi nên bị điều đến Ô Lỗ Mục Tề, giữ chức quan tứ phẩm làm văn án cho Ôn Phúc đại tướng quân. Ông tuy thân mang trọng tội, nhưng vẫn không bỏ được kiểu thích khoe khoang thể hiện, mà kẻ văn nhân đã thích thể hiện thì thế nào cũng gây họa. Đương nhiên, ông sẽ lại lập công chuộc tội, tìm một tên đen đủi nào đó làm vật thế thân cũng là điều không quá khó khăn.

Ngày đó, Ô Lỗ Mục Tề có một đạo sĩ bán thuốc trong thành, dân chúng đồn nhau rằng đạo sĩ này có yêu thuật cao cường, hơn nữa, còn có người tận mắt chứng kiến trong quán trọ, thấy ông ta mỗi đêm trước khi đi ngủ đều lôi ra một bình hồ lô nhỏ, dốc ra hai viên gì màu đen, sau đó liền có hai thiếu nữ hiện ra chung chăn chung gối, đến khi trời sáng thì không thấy đâu nữa. Chuyện này không hỏi không được, nếu có hỏi thì chắc chắn tên đạo sĩ cũng sẽ không thừa nhận sự việc. Điều tra thì không có bằng chứng, kẻ làm thì không chịu nhận, người khác thì không thèm quan tâm để ý, nhưng Kỷ Hiểu Lam là người có học vấn, lại có trí nhớ tốt nên lập tức nghĩ ra Vương Vạn Lý trong câu chuyện, liền tự nhủ rằng: “Hai cô gái đó chắc chắn là hai hồn ma được tên đạo sĩ thu phục, chỉ cần cho tên đạo sĩ đó ăn thịt ngựa thì khắc yêu thuật sẽ bị hóa giải!” (Kỳ Hiểu Lam quá tự tin vào trí nhớ của mình, thực tế trong truyện viết là phải ăn thịt bò mới hóa giải được yêu thuật), vừa đúng lúc một con ngựa trong doanh trại bị chết, Kỳ Hiểu Lam liền sai chân tay đến tìm chủ quán trọ, bảo ông ta hỏi đạo sĩ rằng: “Quán tôi đây đang có một ít thịt ngựa, không biết khách quan có nhã hứng thưởng thức hay không?” Không ngờ tay đạo sĩ lắc đầu nói: “Thịt ngựa ta không ăn!” Ông chủ quán lập tức báo cho Kỷ Hiểu Lam biết, lại khiến cho Kỷ Hiểu Lam nảy sinh nghi ngờ. Không ăn thịt ngựa bởi trong lòng đang có trò mờ ám, nếu không có điều gì mờ ám, tại sao lại không ăn thịt ngựa? Những suy luận kỳ quặc kiểu như thế lại càng làm cho Kỷ Hiểu Lam tin vào lời đồn, trong lòng cảm thấy tay đạo sĩ này chắc chắn là một yêu nhân, liền quyết định ra mặt giải quyết ông ta.

May mà có một người cộng sự tốt tên là Trần Đề Kiều, thấy Kỷ Hiểu Lam sắp gây họa, liền nói: “Tên đạo sĩ đó dẫn con gái về, ngươi có tận mắt nhìn thấy không? Hắn ta không ăn thịt ngựa, ngươi cũng không hề nhìn thấy. Chuyện của Chu Nguyệt Lạp là chuyện trong tiểu thuyết của Đào Cửu Thành, ai biết là thật hay giả. Hơn nữa, cứ nói thịt ngựa có thể phá giải được yêu pháp nhưng cũng không ai biết nó có linh nghiệm thật hay không. Ngươi lại đi tin vào những tin đồn vô căn cứ, thật là không biế phân biệt thị phi.” “Vậy việc này phải làm thế nào?” “Việc này không nên làm kinh động quá nhiều người, tôi thấy như thế cũng đủ rồi.” Kỷ Hiểu Lam lúc đó mời từ bỏ ý định diệt đạo sĩ để lập công chuộc tội.

Việc đó sau này đến tai đại tướng quan Ôn Phúc, ông liền nói với Trần Đề Kiều và Kỷ Hiểu Lam rằng: “Kỷ Hiểu Lam xử lý việc này quả thật là hơi quá đáng. Nếu tên đạo sĩ đó bị cực hình ép vào đường cùng, ăn nói bậy bạ, khai bừa một vụ án khác, vậy thì sự việc sẽ vô cùng nghiêm trọng, không thể không trị, mà trị thì lại không có chứng cứ, không thể trị tận gốc, lúc đó chúng ta phải làm thế nào? Còn Trần Đều Kiều nói đuổi hắn ta ra khỏi thành lại càng “bất cập”. Nếu hắn ta lại chạy sang đất khác gây chuyện thị phi, nói rằng đã sống trên đất Ô Lỗ Mục Kỳ đã lâu, thì chúng ta chắc không tránh khỏi trách nhiệm. Đối với những kẻ có hành tung khả nghim phải khám xét cẩn thận, tìm ra chứng cứ rồi mới giao cho quan phủ xử lý được, nếu khám xét không thấy chứng cứ thì áp giải hắn trở về quê hương, tránh mê hoặc dân chúng, các người thấy cách này có phải là tốt hơn không?” Hai người nghe xong đều khâm phục tướng quân sát đất.

Đối với những kẻ có hành tung khả nghi thì đương nhiên cần phải khám xét, nhưng nếu khám mà không thấy có chứng cứ gì thì dựa vào cái gì mà áp giải người ta về quê cũ? Những lý luận này tốt nhất không nên bàn nhiều ở đây, người ta không dẫn anh về nha môn cho một trận đòn nhừ tử đã là khá lắm rồi. Kỷ tiên sinh quá nghiêng về cánh tả, Trần tiên sinh lại quá thiên về cánh hữu, nói chung, những kẻ làm quan trước tiên phải lo giữ thân và củng cố địa vị trước đã, như vậy, có thể nói, dù sao đi nữa cách giải quyết của Ôn Phúc cũng là cách xử lý thỏa đáng nhất.

Khổng Phi Lực trong Gọi hồn cũng có nhắc đến vụ án “cắt tóc thu hồn”, đại khái chuyện này xảy ra không bao lâu, kiến thức của đại học sĩ Kỷ Hiểu Lam so với đám ngu dân đòi bắt hòa thượng Bà Du Phương vì tưởng lầm ông là yêu nhân hóa ra cũng có điểm tương đồng. Vậy thì đám quan trong phủ huyện mà Lương Cung Thần kể trong “án thải sinh” liệu có được xem là cao minh hơn Kỷ Hiểu Lam không? Chỉ có điều “án thải sinh” xảy ra sau “án gọi hồn” hơn mười năm, làm kinh động đến cả Vạn Tuế gia, các quan dưới không thể không thụ lý và tuần phủ nọ vì có công văn ép xuống của “Đương Trục Giả” mới thụ lý vụ án, sau đó lại ra một bản án xử trảm “siêu tốc”, thực ra mỗi người bọn họ đều có những mẹo làm quan riêng của mình, chẳng qua về điểm này thì họ cao minh hơn Kỳ đại học sĩ mà thôi.

Nhưng cũng có một khả năng khác, ấy là Kỷ Hiểu Lam chỉ đang cố ý giảo hoạt, trong đoạn ký sự trên cố ý dành cho mình vai diễn một con chim ngu ngốc để đề cao sự anh minh của Ôn Phúc mà thôi.

Hết tập 1

/40

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status