Diệp tổng đốc tin vào cơ bút của tiên ông, lòng lấy làm chắc lắm nên chẳng thèm để ý tới bất cứ việc gì xảy ra.
Ông nằm lì trong dinh tới nửa tháng liền để chờ quân ngoại quốc rút đi. Bọn quan ty đạo chạy tới xin luyện quân nghĩa dũng cũng bị ông từ chối.
Viên công sứ nước Anh đòi năm điều khoản. Điều khoản thứ nhất: buộc tổng đốc phải tới gặp. Điều khoản thứ hai: muốn xây cất một toà nhà Tây trên bờ sông phía nam, điều thứ ba: muốn thông thương. Điều khoản thứ tư: muốn vào thành. Điều khoản thứ năm: đòi tiền bồi thường sáu trăm vạn lạng.
Diệp tổng đốc, vẫn phớt lờ. Bọn công sứ các nước nổi khùng lên. Qua ngày hôm sau, người ta thấy cáo thị của viên công sứ Hương Cảng dán khắp nơi nói rõ ngày mai phá thành.
Dân chúng trong thành nghe tin hoảng hồn bạt vía, dẫn già dắt trẻ, trốn chạy lung tung. Diệp tổng đốc muốn cấm, nhưng lúc này vô phương.
Trời vừa lờ mờ sáng quả nhiên tiếng đại bác nổ vang rền ngoài thành, khói bốc mù mịt tứ phía. Diệp tổng đốc chẳng biết làm cách nào, tạm thời đành chịu vô Việt Hoa thư viện tránh nạn. Một vị thân sĩ Quảng Châu tên Sùng Diệu cùng với vị tướng quân chỉ huy ngầm liên lạc với địch rồi kéo cờ trắng lên thành cầu xin tạm đình chiến. Phía bên kia viên công sứ Hương Cảng cũng hạ văn thư cho quan dân toàn thành chạy đi lánh nạn nói đánh có mỗi một mình Diệp tổng đốc mà thôi. Được chỉ thị đó, nào quan tuần phủ, nào tướng sĩ nào thân sĩ tất thấy đều chạy lên núi Quan Âm lánh nạn.
Quân ngoại quốc lại nổ súng. Tổng đốc Diệp Danh Thám không có đất trốn nữa. Cửa thành bị phá tung. Quân Anh xông vào thành, vào Việt Hoa thư viện bắt Thám trói gô lại, điệu xuống tàu. Bên cạnh Thám lúc đó có một viên tuỳ tùng tên gọi Qua Thập Cáp. Cáp nhờ lúc quân địch không lưu ý, chỉ xuống mặt biển bảo Thám.
- Đại nhân xem kìa, nước biển có trong không?
Diệp Danh Thám nghe câu nói đó nhưng đâu có hiểu ý.
Qua Thập Cáp tức giận đến cực điểm. Y co cẳng nhảy tùm xuống nước mà chết.
Viên công sứ Anh lúc đó làm chủ tình hình hoàn toàn. Y cho tất cả đám quân Quảng Châu trở về nhà, chỉ điệu có một mình Thám từ Quảng Châu đi Hương Cảng, rồi lại từ Hương Cảng đi Ấn Độ, nhốt trong một căn lầu.
Tổng đốc Diệp Danh Thám tự lấy làm khoái, suốt ngày ngâm thơ vẽ tranh. Những lúc rảnh Thám lại còn đem kinh Lữ tổ ra tụng niệm nữa. Hoạ và thơ của Thám, lạc khoản đều đề "Hải Thượng Tô Vũ" lưu truyền tại ngoại quốc không ít.
Viên tuần phủ Quảng Tây thấy quân ngoại quốc bỏ đi rồi, lúc đó mới dâng sớ về triều, Hàm Phong hoàng đế đùng đùng nổi giận, lập tức hạ dụ cách chức một loạt từ tổng đốc Lưỡng Quảng cho tới văn võ quan viên toàn thành Quảng Châu. Ngài uỷ quyền cho viên tổng đốc Lưỡng Quảng khác tới giảng hoà với ba nước Anh, Pháp, Mỹ. Ngài lại sai vị đại thần biện sự Hắc Long Giang tới giảng hoà với nước Nga.
Lúc này, những điều khoản do ngoại quốc đề ra không còn nhẹ như những điều khoản trước nữa. Tổng đốc đại thần thấy những điều khoản quá ngặt nghèo, không dám tự chủ, bèn tâu về triều.
Hàm Phong hoàng đế trao những điều khoản này lại cho quân cơ đại thần hội nghị. Bàn bạc mãi, mất không biết bao nhiêu ngày giờ, thế mà quân cơ đại thần vẫn chưa tìm ra giải pháp.
Quân binh bốn nước chờ đợi mãi chẳng thấy trả lời bèn huy động chiến thuyền đánh thẳng tới Bắc Kinh. Chiến thuyền Anh mười bốn chiếc, Pháp sáu chiếc, Mỹ ba chiếc, Nga một chiếc. Tất cả hai mươi bốn chiếc thuyền bỏ neo tại Bạch Hà, Thiên Tân… ra điều kiện và nhờ tổng đốc Trực Lệ là Đàm Đình Tương chuyển tấu về triều.
Hàm Phong hoàng đế bèn sai Hộ bộ thị lang là Quách Sùng Luân, Nội các học sĩ là Ô Nhĩ Côn Thái ra Thiên Tân nghị hoà.
Viên công sứ Anh thấy hai anh quan này tước vị quá nhỏ, chưa có "toàn quyền quyết định" bèn bảo triều đình Trung Quốc không có thực tâm, hơn nữa còn coi thường họ, tức tốc huy động chiến thuyền từ Bạch Hà xông vào cửa bể Đại Cô, chiếm luôn pháo đài ở đây chẳng mất một chút sức lực nào!
Hàm Phong hoàng đế không còn cách nào khác, đành sai hai viên khâm sai đại thần có toàn quyền quyết định là Quế Lương và Hoa Sa tới nghị hoà với bọn chúng.
Lần này những điều khoản đề ra của bọn ngoại quốc còn nhiều, còn nặng hơn nữa. Chỉ riêng nước Anh đã đề ra tới năm mươi sáu điều khoản, trong đó có ba điều khoản nặng nhất:
1. Điều thứ nhất: ngoài năm cửa biển thông thương trước là Thượng Hải, Ninh Ba v.v… ra, còn phải mở thêm các cửa biển Ngưu Trong, Đăng Châu, Đài Loan, Hồ Châu, Quỳnh Châu; và suốt một dải Tràng Giang, từ Hán Khẩu tới Hải Châu, buộc phải dành cho họ ba nơi tuỳ ý lựa chọn để cho thuyền bè ngoại quốc qua lại bốc hàng buôn bán.
2. Điều khoản thứ nhì: người Tây phương được quyền cư ngụ lâu dài tại Bắc Kinh.
3. Điều khoản thứ ba: bồi thường hai trăm vạn lạng tổn thất hư hại về tàu bè, và hai trăm vạn lạng quân phí. Bồi thường xong, lúc đó mới trả thành Quảng Châu lại cho Trung Quốc.
Ngoài ba điều khoản này, người Anh còn đề ra nào là sửa đổi các sắc thuế, nào là cho phép các cố đạo vào truyền đạo Thiên Chúa.
Nước Pháp cũng đề ra bốn mươi hai điều khoản riêng của họ, và đòi bồi thường một trăm vạn lạng chiến phí.
Hai viên khâm sai đại thần tuy nói có toàn quyền quyết định, nhưng thấy vấn đề quá nghiêm trọng, không dám tự chuyên, vội thỉnh lệnh ở triều đình.
Hàm Phong hoàng đế lúc này không được khỏe lắm, thường hay bị bệnh, quả thực không còn hơi sức nhiều để đối phó mãi với bọn ngoại quốc tham lam này. Thế là ngài truyền dụ cho hai viên khâm sai đồng ý hết mọi khoản yêu cầu. Ngài cũng truyền lệnh cho họ cùng viên tổng đốc Lưỡng Giang là Hà Quế Thanh phải đích thân tra xét xem cửa biển nào nên cho thông thương và định lại các sắc thuế.
Bọn ngoại quốc thoả mãn hoàn toàn, hể hả ăn mừng, trước sau lần lượt rút khỏi Thiên Tân về Thượng Hải họp mặt. Đến đây, chuyện đối phó với bọn ngoại quốc Tây phương tạm thời kết thúc một giai đoạn.
Lại nói về Hồng Tú Toàn sau khi cướp Nam Kinh, định đô tại đây, lên ngai vàng, mở hội quần thần. Hôm đó, Toàn mình mặc áo long bào màu vàng thêu kim tuyến óng a óng ánh lên điện cho văn võ bá quan triều hạ, xong bèn mở yến khao thưởng.
Bỗng thám mã phi báo: Khâm sai đại thần của triều Thanh là Hướng Vinh thống suất đại binh đến mấy vạn đã tới đóng quân tại Hiếu Lăng vệ, về mé đông thành. Toàn giật mình cả sợ, nói:
- Thằng quỷ Hướng chống đối ta hoài! Phải tìm cách trừ hắn cho bằng được mới yên lòng.
Lời nói chưa dứt, lại đã có tin cấp báo: khâm sai đại thần Kỳ Thiện nhà Thanh cũng thống suất các quân mã bộ Trực Lệ, Thiểm Tây, Hắc Long Giang cùng với đề đốc Trực Lệ là Trần Kim Thu, nội các học sĩ là Thắng Bảo đã từ Hà Nam xuất phát tiến đánh Thiên Kinh (tức Nam Kinh, tên Thiên Kinh do đề xuất của Dương Tú Thanh mà có).
Toàn vội hỏi quần thần:
- Làm sao bây giờ? Làm sao bây giờ?
Quân sư Tiền Giang đứng lên dõng dạc nói:
- Bệ hạ khỏi lo! Dương Châu một giải ta đã có lão tướng Lâm Phượng Tường xuất binh thì thế nào Bắc quân cũng bị chặn lại. Huống hồ Kỳ Thiện chỉ là một kẻ vô dụng, hồi trước ở đất Việt ai cũng thấy rõ, lộ quân đó có gì phải ngại… Duy chi Hướng Vinh thì cần phải đề phòng cẩn thận. Vinh vốn là một vị tướng trải nhiều chinh chiến, lại có Trương Quốc Lương giúp sức, thanh thế khá lớn. Do đó, ta cần điều động thêm trọng binh đồn trú ngoài thành đối địch.
Giữa lúc đó, tin báo tiếp từ Trấn Giang, Dương Châu gửi về nườm nượp. Tấu nghị của Lâm Phượng Tượng cho biết:
"Ngày hai mươi mất tháng hai quân ta đại thắng, cướp Trấn Giang, ngày hai mươi ba, vây Dương Châu. Đường thẳng, tiến quân, không có gì trở ngại. Vàng bạc, châu ngọc, tù binh trai gái, bao nhiêu xin gởi về Thiên Kinh, kính mong thu, thưởng.
Kỳ Tiện thống suất lũ yêu có tới vài vạn đã đến bên thành, thần xem doanh ngũ của hắn không được tề chỉnh, chắc chắn không đủ sức đánh thành, không có gì đáng ngại. Thần để Tăng Lập Xương lại giữ Dương Châu, cũng đủ sức phòng ngự.
Thần xin tình nguyện đầu quân Bắc phạt".
Đọc xong tờ sớ, Toàn tươi cười hớn hở, quay bảo quân sư Tiền Giang:
- Quả đúng như lời quân sư tiên liệu.
Giang nói:
- Lâm thừa tướng tuy là tay hùng tài, nhưng cô quân, vào sâu trọng địa, e có điều sơ sót, kính mong bệ hạ cử đại binh để làm hậu viện.
Dương Tú Thanh nói:
- Vậy xin cử thừa tướng Cát Văn Nguyên chuyến này.
Giang nói:
- Cát thừa tướng được ư?
Thanh đáp:
- Phải! Cát Văn Nguyên vốn thân với Bắc vương, quyết không có dị tâm đâu.
Giang nói:
- Không phải nói chuyện phòng dị tâm đâu! Mà là nói đặc kế Bắc phạt kia! Nếu kế không vẹn toàn thì không được đâu.
Thanh nói:
- Quân tinh nhuệ của Mãn Thanh hiện đã tập trung tất cả tại miền Nam: các tỉnh phía Bắc hẳn rỗng không. Nếu có hai tướng Lâm, Cát cùng đi, thì lo gì mà chẳng thắng?
Giang thấy chẳng tiện tranh luận, bèn để cho Thanh cử Cát Văn Nguyên lên đường. Chuyện xung khắc trên đây của Tiền Giang có một lý do đặc biệt như sau: em gái Cát Văn Nguyên lấy Bắc vương Vị Xương Huy. Trong khi Huy là Bắc vương thì Thanh là Đông vương. Hai người thực tương đương.
Nhưng Thanh lại vốn muốn nắm trọn quyền hành, rất sợ Huy kiềm chế bên cạnh. Do đó, Thanh muốn tống khứ Nguyên đi để cắt hết vây cánh của Huy, tiện việc soát lập về sau. Tiền Giang biết chỗ uẩn khúc này nhưng sợ bất gián thân, dại gì nói ra cho gây ác cảm, thêm hại.
Hồng Tú Toàn nói:
- Lũ quỷ mặt Giang Bắc đã khỏi phải lo, thế còn bọn yêu mặt Giang Nam thì sao?
Giang đáp:
- Trước hết, cần phải tăng thêm trọng binh chia đi đóng giữ các nơi hiểm yếu, chi cần giữ vững, bất tất phải khai chiến, đợi khi chống giữ lâu ngày, sẽ có kế sách phá địch. Sau đó đem quân quấy rối suốt lối An Huy, Giang Tây cắt đường lương thảo của giặc ở mặt sau, sẽ khiến chúng dù có hùng mạnh đến đâu cũng không thể thoát khỏi tay ta được.
Toàn nghe đoạn, vỗ tay khen là diệu kế.
Thanh nói:
- An Huy, Giang Tây vốn là miền thượng lưu Giang Nam có một mối quan hệ rất lớn. Bởi thế, An Huy một dải, ta cần phải nhờ tay Đức vương, còn Giang Tây một dải, ta lại phải có Bắc vương gắng sức. Thần xin tình nguyện cùng với Thiên vương (Hồng Tú Toàn) bảo thủ thành này. Quân tướng bộ hạ của ta như Lý Tú Thành, Trần Ngọc Thành đều là những tay anh hùng luyện chiến, nếu chia đi trấn thủ Giang Nam thì còn có gì phải sợ hai tên yêu Trương, Hướng?
Dương Tú Thanh lại sai các tướng bộ hạ chia nhau trấn giữ các nơi hiểm yếu như Vũ Hoa đài, Thiên Bảo thành, Mạc Lăng quan, tạo thành những tấm tường đồng vách sắt đối phó với bên ngoài. Cho rằng kế sách như thế đã chu đáo, Thanh quay về bên trong xây dựng cung điện phủ đệ, xa rộng hằng năm bảy dặm, tha hồ dâm dật, say sưa chẳng thua gì Hồng Tú Toàn.
Thanh cho bộ hạ đi lùng bắt gái đẹp trong thành, chọn lấy ba mươi sáu cô tuyệt sắc để làm hầu thiếp, hiệu là Vương nương tuổi còn đôi tám, hãy còn hoàn toàn trinh trắng mới được. Thanh lại còn lăng nhăng với Thiên muội Hồng Tuyên Kiều, qua lại vụng trộm lu bù. Mỗi lần ra khỏi phủ, Thanh có tiền hô hậu hét, kéo thành lũ, thành đoàn hàng vài ngàn, có cờ quạt chiêng trống mao tiết đến mấy chục thứ, rầm rập om sòm. Lại còn có một con rồng năm sắc lớn, dài đến chừng trăm trượng, cao cũng hơn một trượng, uốn khúc lượn đi, theo sau có âm nhạc, nào kèn nào sáo, thổi đánh inh ỏi, tiếp nữa là một chiếc kiệu lớn có đến năm mươi sáu tên phu cáng. Hai bên kiệu lớn, có một đôi trai gái đi kèm, bên phải thì một tân đồng nam, bên trái thì một tân hầu thiếp tuyệt đẹp, một tên cầm Âu Là, một tên cầm phất trần, trông phảng phất thần tiên giáng thế. Cứ mỗi buổi sáng Thanh ngất ngưởng trong phu, bắt lũ quan thuộc vào bái kiến trước, rồi sau mới kéo nhau đi triều bái Hồng Thiên vương.
Thiên vương Hồng Tú Toàn chẳng chịu thua các vương bên dưới. Toàn cũng rượu gái lu bù suốt cả ngày nằm ở hậu cung để vui chơi mười ngày hoạ mới có một hai ngày thị triều. Tất cả mọi việc, nào quân sự chính trị, nào thăng thương, truất phạt đều do Dương Tú Thanh trông coi giải quyết hết…
Thanh vốn là một con quỷ râu xanh đói sắc. Hắn chơi quá, đến xọp cả người so cả vai rụt cả cổ, thế mà vẫn còn xúi Hồng thiên vương mở các khoa thi trai gái do chính hắn làm chủ khảo, Tiền Giang làm phó khảo. Nam trạng nguyên tuyển được Trịnh Văn Tướng người Trì Châu. Còn nữ trạng nguyên chọn được Phó Thiện Tường quê Kim Lăng. Nam khoa có đề thi là Súc phát hịch (hịch nuôi tóc). Trong bài văn của Trình Văn Tường có câu: "Phát phu thị phu mẫu chí di, vô tiên vô phạt, tu mi nãi trượng phu chi khí, toàn thụ toàn quy. Nhẫn khan biện pháp Hồ nô, y quan trang thiếp, tòng thử trâm anh hoa trụ, mao biện trùng tân" (tạm dịch: Tóc da vốn của cha mẹ cho ta, không được cắt, không được hớt, râu mày vốn là cái chí khí của kẻ trượng phu, phải cố giữ vẹn đến khi trở về với tổ tiên. Ngươi há nhẫn tâm nhìn cái bím tóc của bọn mọi Hồ mũ áo lê thê? Ngươi phải từ đây mũ hoạ trâm dải, tóc tai đổi mới).
Ấy chỉ nhờ có câu đó mà Tiền Giang phó chủ khảo lấy đô trạng nguyên đó. Còn nữ khoa thì đề ra là Bắc tranh hịch (hịch tranh nhau với phương Bắc). Trong bài văn của người đẹp Phó Thiện Tường có câu: "Văn Hán quan nghi hà tại? Yên vân thập lục châu chi phụ lão, dĩ ô yết bát niên, chấp tả đơn vu Lai đình. Liêu vệ bát bách tải chi kiên Hồ, đương phóng quy cửu điện. Ô kim giả thiên tâm hối hoạ, Hán đạo phương long trực tảo Bắc đình, thông âm hoàng long chi tửu tuyết thù Nam độ, tịnh thôi Bắc đại chi sào" (tạm dịch: Hỏi mũ áo nghi lễ nhà Hán đâu rồi? Phụ lão mười sáu châu Yên vân đã năm năm ấm ức thở than, cầm tả đan tại Lai đình. Tám trăm năm Liêu vệ dựng nên Hồ, hãy đuổi về nơi cửu điện. Nay lòng trời đã tha tội khiến Hán đạo hưng thịnh: hãy đánh quét miền Bắc, rượu hoàng long phải uống cho sướng, lửa hận thù nơi bến đò Nam, và đẩy sập tổ chuột của tôi mọi xứ Bắc).
Đấy lại là một bài văn hách nhất được phó chủ khảo Tiền Giang lấy đậu nữ trạng nguyên. Dương Tú Thanh vốn dốt, chữ nghĩa không được bao lăm, cho nên chỉ cậy nhờ vào tài văn học của họ Tiền khảo sát. Tuy nhiên, Thanh có cái hay là biết chấm người đẹp. Nữ trạng nguyên Phó Thiện Tường quả có đẹp thật. Đã đẹp lại tài. Thành thử, nàng đúng là một nữ lang tài mạo song toàn. Thanh bèn lấy ngay nàng vào Đông vương phủ làm nữ hạ thư (tức nữ bí thơ), ngày thì lo việc công văn thư từ, đêm thì nâng khăn, sửa gối trải mền.
Nữ trạng nguyên cảm kích ơn đức, dốc hết tâm lực báo đáp, tô điểm sửa sang vô cùng duyên dáng xinh đẹp để cung phụng đại vương. Thanh được người ý hợp tâm đầu, sủng ái nàng thật hết nhẽ. Không ngờ, cưng quá hoá kiêu, nữ trạng nguyên ta phê phán công văn bừa bãi, khinh người như rách bất cứ kẻ nào cũng bị nàng mắng chửi, thậm chí ngay Thanh cũng bị nàng coi thường.
Đông vương Thanh đùng đùng nổi giận liền ghép ngay bà nữ trạng tội hút thuốc phiện lậu đem cùm chặt vào "nữ quán" (nhà giam đàn bà). Hồng nhan nữ tử mà bị ghép vào tội trên thì quả thực không còn cách chi cho hết nhục! Bởi thế bà nữ trạng ta chán nản cuộc đời nên không muốn mạnh để nhìn đời mãi, dần dần còm cõi lao mình vào chứng bệnh trầm kha.
Trong cơn bệnh hoạn, người đẹp Phó Thiện Tường viết thơ gởi Thanh trong có đoạn: "Mong nhờ ơn sâu, không biết lấy gì báo đáp! Ngày xét văn thư, tận tâm kiệt sức; đêm ru giấc ngủ, an ủi canh trường. Do đó can vào cấm lệnh, hút ghiền thuốc xái. Ấy thế mà đã chẳng gia tội chết lại còn mong phóng thích có ngày, lập công có lúc. Buồn thay. Nhuốm bệnh đã ba tuần, mình gầy như que củi, ốm yếu âm thầm chỉ chờ chết tưởng chẳng còn thấy được từ nhan. Nay xin kinh cẩn trả về: vòng vàng một chiếc, nhẫn vàng một đôi đã từng mến tặng độ nào để gọi là gởi gấm chút tình thuở nọ".
Thanh xem thư xong, động lòng thương tiếc vội hạ lệnh phóng thích và cho phép dưỡng bệnh, tha hồ đi đó đi đây du ngoạn, khỏi bị cấm đoán. Đây là một ân sủng đặc biệt đối với người đẹp nữ trạng của Thái Bình Thiên quốc. Bởi vì theo định chế của quốc gia tóc dài, thì trừ chủ vương, thừa tướng cũng như đại tiểu quan viên ra, trai phải vào nam quân mà nữ phải vào nữ quân, không chung sống với nhau, thậm chí vợ chồng cũng không được ăn nằm với nhau, nếu phạm phải luật trời, thì cả đôi đều phải chặt đầu.
Đông vương Dương Tú Thanh cho người đẹp Phó Thiện Tường tuỳ ý du ngoạn thực là đã thương nàng nhiều lắm, đó là một đặc ân xưa nay chưa từng có.
Phó Thiện Tường, bà nữ trạng nguyên tài mạo song toàn, hách dịch chưa từng thấy, nay chỉ còn vang bóng một thời. Rồi một hôm không còn ai thấy bà đâu nữa. Thanh cho đi tìm khắp nhưng không thấy rồi cũng quên đi.
Theo kế hoạch của Thái Bình Thiên quốc, quân tóc dài cần chia ra làm hai lộ: lộ Bắc kéo thốc lên phương bắc hy vọng đánh chiếm Bắc Kinh, thủ đô của nhà Thanh, còn lộ Nam thì đánh phá miền Hoa Nam để tiêu diệt quân nhà Thanh đồn trú chống giữ tại đây. Với kế sách này, Hồng Thiên vương Tú Toàn tin tưởng thế nào cũng thành công.
Bởi vậy, lộ quân phương Bắc do Lâm Phượng Tường chỉ huy, bất thần đánh thốc lên Hà Nam, có Các Văn Nguyên yểm trợ, với một số quân đông đảo là hai mươi vạn. Tường ra khỏi Trừ Châu, chiếm đóng Lâm Hoài quan, tiến đánh Phượng Dương, quân thế rất là hùng hổ. Cát Văn Nguyên lại từ Phố Khẩu tiến đánh Hào Châu, rồi cùng hợp quân với Tường đánh thốc vào tỉnh Hà Nam. Quân Thanh ở Giang Bắc vội chia ra mà chống cự.
Hai bên đánh nhau nhiều trận kịch liệt. Trong khi quân Thanh bị tử thương vô số kể, thì quân tóc dài của bọn Tường cũng không khá hơn gì. Cuối cùng, quân tóc dài cô thế, vì từ miền Nam không có tiếp viện. Tuy vậy, Tường đã bàn tính với Nguyên dùng chiến thuật "xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị" cướp được Thâm Châu trong chớp nhoáng khiến quân Thanh vô cùng bối rối. Thâm Châu cách Bắc Kinh có sáu trăm dặm.
Tin cảnh báo chạy về Thanh triều như bươm bướm. Hàm Phong hoàng đế vội sai Huệ thân vương là Miên Du làm đại tướng, Khoa nhĩ bật quận vương là Tăng Cát Lâm Bật làm tham tán đại thần, đốc suất tinh binh Kinh kỳ và Sát Cáp Nhĩ ngày đêm cấp tốc lên đường đối phó. May thay, giữa lúc đó Bảo Thắng đã chiến thắng được quân tóc dài một trận lớn khiến Tường đành phải bỏ Thâm Châu, chạy sang Thiên Tân ở mặt đông. Nhưng chưa đến Thiên Tân, Tường lại bị Bảo Thắng truy kích và đánh cho một trận nữa. Thấy tình thế bất lợi quá, Tường đành phải bỏ mộng cướp Thiên Tân, rút lui để cố thủ Tĩnh Hải. Nhưng sự rút lui này đã đưa bọn Tường vào tình trạng thế cùng.
Phương Bắc như thế tạm coi như là yên. Nhưng phương Nam lại rối loạn quá đỗi. Phủ An Khánh của tỉnh An Huy lại bị Thạch Đạt Khai tái chiếm. Phủ Nam Xương tỉnh Giang Tây bị Vy Xương Huy vây đánh. Dương Tú Thanh còn sai bọn Dự vương Hồ Dĩ Hoãng, thừa tướng Lạt Hà Anh, Thạch Tướng Trinh chia quân ra tiếp ứng. Hai kinh Hoản, Cống không chịu đựng nổi, đoàn tóc dài coi như không có đối thủ.
Nhưng sự đời hay có cái lạ là trong tối thường có sáng, trong cái rủi thường có cái may. Đúng thế! Càng đúng hơn nữa cho trường hợp quan binh nhà Thanh lúc này. Hàm Phong hoàng đế tuy đã phái bọn Huệ thân vương Miên Du lên đường chinh tiễu nhưng mặt khác còn sai án sát sứ Giang Trung Nguyên tới Giang Nam để giúp đỡ điều lý mọi việc. Sau đó, Nguyên đi Cửu Giang bỗng nghe Nam Xương bị vây hết sức nguy cấp, Nguyên vội đi gấp tới cứu. Nhờ sự cứu giúp này, quân Thanh đã có cơ chuyển bại thành thắng.
Không ngờ, vừa vào thành Nam Xương ít hôm thì Cát Văn khởi loạn quy tập bọn thổ phỉ nổi lên cướp bóc dân lành, chống lại triều đình. Văn còn liên lạc với bọn tóc dài, vây khốn thành, phủ Nam Xương, Nguyên vội viết thư đến Hồ Nam cáo cấp ấy chính vì bức thư này mà một tay cự phách xuất hiện, ổn định lại tình thế nước Trung Hoa hồi đó và khiến Hồng Thiên vương Tú Toàn phải tự tử chết. Tay cự phách đó chính là Tăng Quốc Phiên, người làng Tương tỉnh Hồ Nam.
Phiên tự là Bá Hàm hiệu là Điều Sinh. Lúc sinh Phiên, người nhà nằm mộng thấy một con trăn lớn chạy vào nhà, da vẩy sáng quắc, từ đó tương truyền thành một chuyện lạ.
Ông nằm lì trong dinh tới nửa tháng liền để chờ quân ngoại quốc rút đi. Bọn quan ty đạo chạy tới xin luyện quân nghĩa dũng cũng bị ông từ chối.
Viên công sứ nước Anh đòi năm điều khoản. Điều khoản thứ nhất: buộc tổng đốc phải tới gặp. Điều khoản thứ hai: muốn xây cất một toà nhà Tây trên bờ sông phía nam, điều thứ ba: muốn thông thương. Điều khoản thứ tư: muốn vào thành. Điều khoản thứ năm: đòi tiền bồi thường sáu trăm vạn lạng.
Diệp tổng đốc, vẫn phớt lờ. Bọn công sứ các nước nổi khùng lên. Qua ngày hôm sau, người ta thấy cáo thị của viên công sứ Hương Cảng dán khắp nơi nói rõ ngày mai phá thành.
Dân chúng trong thành nghe tin hoảng hồn bạt vía, dẫn già dắt trẻ, trốn chạy lung tung. Diệp tổng đốc muốn cấm, nhưng lúc này vô phương.
Trời vừa lờ mờ sáng quả nhiên tiếng đại bác nổ vang rền ngoài thành, khói bốc mù mịt tứ phía. Diệp tổng đốc chẳng biết làm cách nào, tạm thời đành chịu vô Việt Hoa thư viện tránh nạn. Một vị thân sĩ Quảng Châu tên Sùng Diệu cùng với vị tướng quân chỉ huy ngầm liên lạc với địch rồi kéo cờ trắng lên thành cầu xin tạm đình chiến. Phía bên kia viên công sứ Hương Cảng cũng hạ văn thư cho quan dân toàn thành chạy đi lánh nạn nói đánh có mỗi một mình Diệp tổng đốc mà thôi. Được chỉ thị đó, nào quan tuần phủ, nào tướng sĩ nào thân sĩ tất thấy đều chạy lên núi Quan Âm lánh nạn.
Quân ngoại quốc lại nổ súng. Tổng đốc Diệp Danh Thám không có đất trốn nữa. Cửa thành bị phá tung. Quân Anh xông vào thành, vào Việt Hoa thư viện bắt Thám trói gô lại, điệu xuống tàu. Bên cạnh Thám lúc đó có một viên tuỳ tùng tên gọi Qua Thập Cáp. Cáp nhờ lúc quân địch không lưu ý, chỉ xuống mặt biển bảo Thám.
- Đại nhân xem kìa, nước biển có trong không?
Diệp Danh Thám nghe câu nói đó nhưng đâu có hiểu ý.
Qua Thập Cáp tức giận đến cực điểm. Y co cẳng nhảy tùm xuống nước mà chết.
Viên công sứ Anh lúc đó làm chủ tình hình hoàn toàn. Y cho tất cả đám quân Quảng Châu trở về nhà, chỉ điệu có một mình Thám từ Quảng Châu đi Hương Cảng, rồi lại từ Hương Cảng đi Ấn Độ, nhốt trong một căn lầu.
Tổng đốc Diệp Danh Thám tự lấy làm khoái, suốt ngày ngâm thơ vẽ tranh. Những lúc rảnh Thám lại còn đem kinh Lữ tổ ra tụng niệm nữa. Hoạ và thơ của Thám, lạc khoản đều đề "Hải Thượng Tô Vũ" lưu truyền tại ngoại quốc không ít.
Viên tuần phủ Quảng Tây thấy quân ngoại quốc bỏ đi rồi, lúc đó mới dâng sớ về triều, Hàm Phong hoàng đế đùng đùng nổi giận, lập tức hạ dụ cách chức một loạt từ tổng đốc Lưỡng Quảng cho tới văn võ quan viên toàn thành Quảng Châu. Ngài uỷ quyền cho viên tổng đốc Lưỡng Quảng khác tới giảng hoà với ba nước Anh, Pháp, Mỹ. Ngài lại sai vị đại thần biện sự Hắc Long Giang tới giảng hoà với nước Nga.
Lúc này, những điều khoản do ngoại quốc đề ra không còn nhẹ như những điều khoản trước nữa. Tổng đốc đại thần thấy những điều khoản quá ngặt nghèo, không dám tự chủ, bèn tâu về triều.
Hàm Phong hoàng đế trao những điều khoản này lại cho quân cơ đại thần hội nghị. Bàn bạc mãi, mất không biết bao nhiêu ngày giờ, thế mà quân cơ đại thần vẫn chưa tìm ra giải pháp.
Quân binh bốn nước chờ đợi mãi chẳng thấy trả lời bèn huy động chiến thuyền đánh thẳng tới Bắc Kinh. Chiến thuyền Anh mười bốn chiếc, Pháp sáu chiếc, Mỹ ba chiếc, Nga một chiếc. Tất cả hai mươi bốn chiếc thuyền bỏ neo tại Bạch Hà, Thiên Tân… ra điều kiện và nhờ tổng đốc Trực Lệ là Đàm Đình Tương chuyển tấu về triều.
Hàm Phong hoàng đế bèn sai Hộ bộ thị lang là Quách Sùng Luân, Nội các học sĩ là Ô Nhĩ Côn Thái ra Thiên Tân nghị hoà.
Viên công sứ Anh thấy hai anh quan này tước vị quá nhỏ, chưa có "toàn quyền quyết định" bèn bảo triều đình Trung Quốc không có thực tâm, hơn nữa còn coi thường họ, tức tốc huy động chiến thuyền từ Bạch Hà xông vào cửa bể Đại Cô, chiếm luôn pháo đài ở đây chẳng mất một chút sức lực nào!
Hàm Phong hoàng đế không còn cách nào khác, đành sai hai viên khâm sai đại thần có toàn quyền quyết định là Quế Lương và Hoa Sa tới nghị hoà với bọn chúng.
Lần này những điều khoản đề ra của bọn ngoại quốc còn nhiều, còn nặng hơn nữa. Chỉ riêng nước Anh đã đề ra tới năm mươi sáu điều khoản, trong đó có ba điều khoản nặng nhất:
1. Điều thứ nhất: ngoài năm cửa biển thông thương trước là Thượng Hải, Ninh Ba v.v… ra, còn phải mở thêm các cửa biển Ngưu Trong, Đăng Châu, Đài Loan, Hồ Châu, Quỳnh Châu; và suốt một dải Tràng Giang, từ Hán Khẩu tới Hải Châu, buộc phải dành cho họ ba nơi tuỳ ý lựa chọn để cho thuyền bè ngoại quốc qua lại bốc hàng buôn bán.
2. Điều khoản thứ nhì: người Tây phương được quyền cư ngụ lâu dài tại Bắc Kinh.
3. Điều khoản thứ ba: bồi thường hai trăm vạn lạng tổn thất hư hại về tàu bè, và hai trăm vạn lạng quân phí. Bồi thường xong, lúc đó mới trả thành Quảng Châu lại cho Trung Quốc.
Ngoài ba điều khoản này, người Anh còn đề ra nào là sửa đổi các sắc thuế, nào là cho phép các cố đạo vào truyền đạo Thiên Chúa.
Nước Pháp cũng đề ra bốn mươi hai điều khoản riêng của họ, và đòi bồi thường một trăm vạn lạng chiến phí.
Hai viên khâm sai đại thần tuy nói có toàn quyền quyết định, nhưng thấy vấn đề quá nghiêm trọng, không dám tự chuyên, vội thỉnh lệnh ở triều đình.
Hàm Phong hoàng đế lúc này không được khỏe lắm, thường hay bị bệnh, quả thực không còn hơi sức nhiều để đối phó mãi với bọn ngoại quốc tham lam này. Thế là ngài truyền dụ cho hai viên khâm sai đồng ý hết mọi khoản yêu cầu. Ngài cũng truyền lệnh cho họ cùng viên tổng đốc Lưỡng Giang là Hà Quế Thanh phải đích thân tra xét xem cửa biển nào nên cho thông thương và định lại các sắc thuế.
Bọn ngoại quốc thoả mãn hoàn toàn, hể hả ăn mừng, trước sau lần lượt rút khỏi Thiên Tân về Thượng Hải họp mặt. Đến đây, chuyện đối phó với bọn ngoại quốc Tây phương tạm thời kết thúc một giai đoạn.
Lại nói về Hồng Tú Toàn sau khi cướp Nam Kinh, định đô tại đây, lên ngai vàng, mở hội quần thần. Hôm đó, Toàn mình mặc áo long bào màu vàng thêu kim tuyến óng a óng ánh lên điện cho văn võ bá quan triều hạ, xong bèn mở yến khao thưởng.
Bỗng thám mã phi báo: Khâm sai đại thần của triều Thanh là Hướng Vinh thống suất đại binh đến mấy vạn đã tới đóng quân tại Hiếu Lăng vệ, về mé đông thành. Toàn giật mình cả sợ, nói:
- Thằng quỷ Hướng chống đối ta hoài! Phải tìm cách trừ hắn cho bằng được mới yên lòng.
Lời nói chưa dứt, lại đã có tin cấp báo: khâm sai đại thần Kỳ Thiện nhà Thanh cũng thống suất các quân mã bộ Trực Lệ, Thiểm Tây, Hắc Long Giang cùng với đề đốc Trực Lệ là Trần Kim Thu, nội các học sĩ là Thắng Bảo đã từ Hà Nam xuất phát tiến đánh Thiên Kinh (tức Nam Kinh, tên Thiên Kinh do đề xuất của Dương Tú Thanh mà có).
Toàn vội hỏi quần thần:
- Làm sao bây giờ? Làm sao bây giờ?
Quân sư Tiền Giang đứng lên dõng dạc nói:
- Bệ hạ khỏi lo! Dương Châu một giải ta đã có lão tướng Lâm Phượng Tường xuất binh thì thế nào Bắc quân cũng bị chặn lại. Huống hồ Kỳ Thiện chỉ là một kẻ vô dụng, hồi trước ở đất Việt ai cũng thấy rõ, lộ quân đó có gì phải ngại… Duy chi Hướng Vinh thì cần phải đề phòng cẩn thận. Vinh vốn là một vị tướng trải nhiều chinh chiến, lại có Trương Quốc Lương giúp sức, thanh thế khá lớn. Do đó, ta cần điều động thêm trọng binh đồn trú ngoài thành đối địch.
Giữa lúc đó, tin báo tiếp từ Trấn Giang, Dương Châu gửi về nườm nượp. Tấu nghị của Lâm Phượng Tượng cho biết:
"Ngày hai mươi mất tháng hai quân ta đại thắng, cướp Trấn Giang, ngày hai mươi ba, vây Dương Châu. Đường thẳng, tiến quân, không có gì trở ngại. Vàng bạc, châu ngọc, tù binh trai gái, bao nhiêu xin gởi về Thiên Kinh, kính mong thu, thưởng.
Kỳ Tiện thống suất lũ yêu có tới vài vạn đã đến bên thành, thần xem doanh ngũ của hắn không được tề chỉnh, chắc chắn không đủ sức đánh thành, không có gì đáng ngại. Thần để Tăng Lập Xương lại giữ Dương Châu, cũng đủ sức phòng ngự.
Thần xin tình nguyện đầu quân Bắc phạt".
Đọc xong tờ sớ, Toàn tươi cười hớn hở, quay bảo quân sư Tiền Giang:
- Quả đúng như lời quân sư tiên liệu.
Giang nói:
- Lâm thừa tướng tuy là tay hùng tài, nhưng cô quân, vào sâu trọng địa, e có điều sơ sót, kính mong bệ hạ cử đại binh để làm hậu viện.
Dương Tú Thanh nói:
- Vậy xin cử thừa tướng Cát Văn Nguyên chuyến này.
Giang nói:
- Cát thừa tướng được ư?
Thanh đáp:
- Phải! Cát Văn Nguyên vốn thân với Bắc vương, quyết không có dị tâm đâu.
Giang nói:
- Không phải nói chuyện phòng dị tâm đâu! Mà là nói đặc kế Bắc phạt kia! Nếu kế không vẹn toàn thì không được đâu.
Thanh nói:
- Quân tinh nhuệ của Mãn Thanh hiện đã tập trung tất cả tại miền Nam: các tỉnh phía Bắc hẳn rỗng không. Nếu có hai tướng Lâm, Cát cùng đi, thì lo gì mà chẳng thắng?
Giang thấy chẳng tiện tranh luận, bèn để cho Thanh cử Cát Văn Nguyên lên đường. Chuyện xung khắc trên đây của Tiền Giang có một lý do đặc biệt như sau: em gái Cát Văn Nguyên lấy Bắc vương Vị Xương Huy. Trong khi Huy là Bắc vương thì Thanh là Đông vương. Hai người thực tương đương.
Nhưng Thanh lại vốn muốn nắm trọn quyền hành, rất sợ Huy kiềm chế bên cạnh. Do đó, Thanh muốn tống khứ Nguyên đi để cắt hết vây cánh của Huy, tiện việc soát lập về sau. Tiền Giang biết chỗ uẩn khúc này nhưng sợ bất gián thân, dại gì nói ra cho gây ác cảm, thêm hại.
Hồng Tú Toàn nói:
- Lũ quỷ mặt Giang Bắc đã khỏi phải lo, thế còn bọn yêu mặt Giang Nam thì sao?
Giang đáp:
- Trước hết, cần phải tăng thêm trọng binh chia đi đóng giữ các nơi hiểm yếu, chi cần giữ vững, bất tất phải khai chiến, đợi khi chống giữ lâu ngày, sẽ có kế sách phá địch. Sau đó đem quân quấy rối suốt lối An Huy, Giang Tây cắt đường lương thảo của giặc ở mặt sau, sẽ khiến chúng dù có hùng mạnh đến đâu cũng không thể thoát khỏi tay ta được.
Toàn nghe đoạn, vỗ tay khen là diệu kế.
Thanh nói:
- An Huy, Giang Tây vốn là miền thượng lưu Giang Nam có một mối quan hệ rất lớn. Bởi thế, An Huy một dải, ta cần phải nhờ tay Đức vương, còn Giang Tây một dải, ta lại phải có Bắc vương gắng sức. Thần xin tình nguyện cùng với Thiên vương (Hồng Tú Toàn) bảo thủ thành này. Quân tướng bộ hạ của ta như Lý Tú Thành, Trần Ngọc Thành đều là những tay anh hùng luyện chiến, nếu chia đi trấn thủ Giang Nam thì còn có gì phải sợ hai tên yêu Trương, Hướng?
Dương Tú Thanh lại sai các tướng bộ hạ chia nhau trấn giữ các nơi hiểm yếu như Vũ Hoa đài, Thiên Bảo thành, Mạc Lăng quan, tạo thành những tấm tường đồng vách sắt đối phó với bên ngoài. Cho rằng kế sách như thế đã chu đáo, Thanh quay về bên trong xây dựng cung điện phủ đệ, xa rộng hằng năm bảy dặm, tha hồ dâm dật, say sưa chẳng thua gì Hồng Tú Toàn.
Thanh cho bộ hạ đi lùng bắt gái đẹp trong thành, chọn lấy ba mươi sáu cô tuyệt sắc để làm hầu thiếp, hiệu là Vương nương tuổi còn đôi tám, hãy còn hoàn toàn trinh trắng mới được. Thanh lại còn lăng nhăng với Thiên muội Hồng Tuyên Kiều, qua lại vụng trộm lu bù. Mỗi lần ra khỏi phủ, Thanh có tiền hô hậu hét, kéo thành lũ, thành đoàn hàng vài ngàn, có cờ quạt chiêng trống mao tiết đến mấy chục thứ, rầm rập om sòm. Lại còn có một con rồng năm sắc lớn, dài đến chừng trăm trượng, cao cũng hơn một trượng, uốn khúc lượn đi, theo sau có âm nhạc, nào kèn nào sáo, thổi đánh inh ỏi, tiếp nữa là một chiếc kiệu lớn có đến năm mươi sáu tên phu cáng. Hai bên kiệu lớn, có một đôi trai gái đi kèm, bên phải thì một tân đồng nam, bên trái thì một tân hầu thiếp tuyệt đẹp, một tên cầm Âu Là, một tên cầm phất trần, trông phảng phất thần tiên giáng thế. Cứ mỗi buổi sáng Thanh ngất ngưởng trong phu, bắt lũ quan thuộc vào bái kiến trước, rồi sau mới kéo nhau đi triều bái Hồng Thiên vương.
Thiên vương Hồng Tú Toàn chẳng chịu thua các vương bên dưới. Toàn cũng rượu gái lu bù suốt cả ngày nằm ở hậu cung để vui chơi mười ngày hoạ mới có một hai ngày thị triều. Tất cả mọi việc, nào quân sự chính trị, nào thăng thương, truất phạt đều do Dương Tú Thanh trông coi giải quyết hết…
Thanh vốn là một con quỷ râu xanh đói sắc. Hắn chơi quá, đến xọp cả người so cả vai rụt cả cổ, thế mà vẫn còn xúi Hồng thiên vương mở các khoa thi trai gái do chính hắn làm chủ khảo, Tiền Giang làm phó khảo. Nam trạng nguyên tuyển được Trịnh Văn Tướng người Trì Châu. Còn nữ trạng nguyên chọn được Phó Thiện Tường quê Kim Lăng. Nam khoa có đề thi là Súc phát hịch (hịch nuôi tóc). Trong bài văn của Trình Văn Tường có câu: "Phát phu thị phu mẫu chí di, vô tiên vô phạt, tu mi nãi trượng phu chi khí, toàn thụ toàn quy. Nhẫn khan biện pháp Hồ nô, y quan trang thiếp, tòng thử trâm anh hoa trụ, mao biện trùng tân" (tạm dịch: Tóc da vốn của cha mẹ cho ta, không được cắt, không được hớt, râu mày vốn là cái chí khí của kẻ trượng phu, phải cố giữ vẹn đến khi trở về với tổ tiên. Ngươi há nhẫn tâm nhìn cái bím tóc của bọn mọi Hồ mũ áo lê thê? Ngươi phải từ đây mũ hoạ trâm dải, tóc tai đổi mới).
Ấy chỉ nhờ có câu đó mà Tiền Giang phó chủ khảo lấy đô trạng nguyên đó. Còn nữ khoa thì đề ra là Bắc tranh hịch (hịch tranh nhau với phương Bắc). Trong bài văn của người đẹp Phó Thiện Tường có câu: "Văn Hán quan nghi hà tại? Yên vân thập lục châu chi phụ lão, dĩ ô yết bát niên, chấp tả đơn vu Lai đình. Liêu vệ bát bách tải chi kiên Hồ, đương phóng quy cửu điện. Ô kim giả thiên tâm hối hoạ, Hán đạo phương long trực tảo Bắc đình, thông âm hoàng long chi tửu tuyết thù Nam độ, tịnh thôi Bắc đại chi sào" (tạm dịch: Hỏi mũ áo nghi lễ nhà Hán đâu rồi? Phụ lão mười sáu châu Yên vân đã năm năm ấm ức thở than, cầm tả đan tại Lai đình. Tám trăm năm Liêu vệ dựng nên Hồ, hãy đuổi về nơi cửu điện. Nay lòng trời đã tha tội khiến Hán đạo hưng thịnh: hãy đánh quét miền Bắc, rượu hoàng long phải uống cho sướng, lửa hận thù nơi bến đò Nam, và đẩy sập tổ chuột của tôi mọi xứ Bắc).
Đấy lại là một bài văn hách nhất được phó chủ khảo Tiền Giang lấy đậu nữ trạng nguyên. Dương Tú Thanh vốn dốt, chữ nghĩa không được bao lăm, cho nên chỉ cậy nhờ vào tài văn học của họ Tiền khảo sát. Tuy nhiên, Thanh có cái hay là biết chấm người đẹp. Nữ trạng nguyên Phó Thiện Tường quả có đẹp thật. Đã đẹp lại tài. Thành thử, nàng đúng là một nữ lang tài mạo song toàn. Thanh bèn lấy ngay nàng vào Đông vương phủ làm nữ hạ thư (tức nữ bí thơ), ngày thì lo việc công văn thư từ, đêm thì nâng khăn, sửa gối trải mền.
Nữ trạng nguyên cảm kích ơn đức, dốc hết tâm lực báo đáp, tô điểm sửa sang vô cùng duyên dáng xinh đẹp để cung phụng đại vương. Thanh được người ý hợp tâm đầu, sủng ái nàng thật hết nhẽ. Không ngờ, cưng quá hoá kiêu, nữ trạng nguyên ta phê phán công văn bừa bãi, khinh người như rách bất cứ kẻ nào cũng bị nàng mắng chửi, thậm chí ngay Thanh cũng bị nàng coi thường.
Đông vương Thanh đùng đùng nổi giận liền ghép ngay bà nữ trạng tội hút thuốc phiện lậu đem cùm chặt vào "nữ quán" (nhà giam đàn bà). Hồng nhan nữ tử mà bị ghép vào tội trên thì quả thực không còn cách chi cho hết nhục! Bởi thế bà nữ trạng ta chán nản cuộc đời nên không muốn mạnh để nhìn đời mãi, dần dần còm cõi lao mình vào chứng bệnh trầm kha.
Trong cơn bệnh hoạn, người đẹp Phó Thiện Tường viết thơ gởi Thanh trong có đoạn: "Mong nhờ ơn sâu, không biết lấy gì báo đáp! Ngày xét văn thư, tận tâm kiệt sức; đêm ru giấc ngủ, an ủi canh trường. Do đó can vào cấm lệnh, hút ghiền thuốc xái. Ấy thế mà đã chẳng gia tội chết lại còn mong phóng thích có ngày, lập công có lúc. Buồn thay. Nhuốm bệnh đã ba tuần, mình gầy như que củi, ốm yếu âm thầm chỉ chờ chết tưởng chẳng còn thấy được từ nhan. Nay xin kinh cẩn trả về: vòng vàng một chiếc, nhẫn vàng một đôi đã từng mến tặng độ nào để gọi là gởi gấm chút tình thuở nọ".
Thanh xem thư xong, động lòng thương tiếc vội hạ lệnh phóng thích và cho phép dưỡng bệnh, tha hồ đi đó đi đây du ngoạn, khỏi bị cấm đoán. Đây là một ân sủng đặc biệt đối với người đẹp nữ trạng của Thái Bình Thiên quốc. Bởi vì theo định chế của quốc gia tóc dài, thì trừ chủ vương, thừa tướng cũng như đại tiểu quan viên ra, trai phải vào nam quân mà nữ phải vào nữ quân, không chung sống với nhau, thậm chí vợ chồng cũng không được ăn nằm với nhau, nếu phạm phải luật trời, thì cả đôi đều phải chặt đầu.
Đông vương Dương Tú Thanh cho người đẹp Phó Thiện Tường tuỳ ý du ngoạn thực là đã thương nàng nhiều lắm, đó là một đặc ân xưa nay chưa từng có.
Phó Thiện Tường, bà nữ trạng nguyên tài mạo song toàn, hách dịch chưa từng thấy, nay chỉ còn vang bóng một thời. Rồi một hôm không còn ai thấy bà đâu nữa. Thanh cho đi tìm khắp nhưng không thấy rồi cũng quên đi.
Theo kế hoạch của Thái Bình Thiên quốc, quân tóc dài cần chia ra làm hai lộ: lộ Bắc kéo thốc lên phương bắc hy vọng đánh chiếm Bắc Kinh, thủ đô của nhà Thanh, còn lộ Nam thì đánh phá miền Hoa Nam để tiêu diệt quân nhà Thanh đồn trú chống giữ tại đây. Với kế sách này, Hồng Thiên vương Tú Toàn tin tưởng thế nào cũng thành công.
Bởi vậy, lộ quân phương Bắc do Lâm Phượng Tường chỉ huy, bất thần đánh thốc lên Hà Nam, có Các Văn Nguyên yểm trợ, với một số quân đông đảo là hai mươi vạn. Tường ra khỏi Trừ Châu, chiếm đóng Lâm Hoài quan, tiến đánh Phượng Dương, quân thế rất là hùng hổ. Cát Văn Nguyên lại từ Phố Khẩu tiến đánh Hào Châu, rồi cùng hợp quân với Tường đánh thốc vào tỉnh Hà Nam. Quân Thanh ở Giang Bắc vội chia ra mà chống cự.
Hai bên đánh nhau nhiều trận kịch liệt. Trong khi quân Thanh bị tử thương vô số kể, thì quân tóc dài của bọn Tường cũng không khá hơn gì. Cuối cùng, quân tóc dài cô thế, vì từ miền Nam không có tiếp viện. Tuy vậy, Tường đã bàn tính với Nguyên dùng chiến thuật "xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị" cướp được Thâm Châu trong chớp nhoáng khiến quân Thanh vô cùng bối rối. Thâm Châu cách Bắc Kinh có sáu trăm dặm.
Tin cảnh báo chạy về Thanh triều như bươm bướm. Hàm Phong hoàng đế vội sai Huệ thân vương là Miên Du làm đại tướng, Khoa nhĩ bật quận vương là Tăng Cát Lâm Bật làm tham tán đại thần, đốc suất tinh binh Kinh kỳ và Sát Cáp Nhĩ ngày đêm cấp tốc lên đường đối phó. May thay, giữa lúc đó Bảo Thắng đã chiến thắng được quân tóc dài một trận lớn khiến Tường đành phải bỏ Thâm Châu, chạy sang Thiên Tân ở mặt đông. Nhưng chưa đến Thiên Tân, Tường lại bị Bảo Thắng truy kích và đánh cho một trận nữa. Thấy tình thế bất lợi quá, Tường đành phải bỏ mộng cướp Thiên Tân, rút lui để cố thủ Tĩnh Hải. Nhưng sự rút lui này đã đưa bọn Tường vào tình trạng thế cùng.
Phương Bắc như thế tạm coi như là yên. Nhưng phương Nam lại rối loạn quá đỗi. Phủ An Khánh của tỉnh An Huy lại bị Thạch Đạt Khai tái chiếm. Phủ Nam Xương tỉnh Giang Tây bị Vy Xương Huy vây đánh. Dương Tú Thanh còn sai bọn Dự vương Hồ Dĩ Hoãng, thừa tướng Lạt Hà Anh, Thạch Tướng Trinh chia quân ra tiếp ứng. Hai kinh Hoản, Cống không chịu đựng nổi, đoàn tóc dài coi như không có đối thủ.
Nhưng sự đời hay có cái lạ là trong tối thường có sáng, trong cái rủi thường có cái may. Đúng thế! Càng đúng hơn nữa cho trường hợp quan binh nhà Thanh lúc này. Hàm Phong hoàng đế tuy đã phái bọn Huệ thân vương Miên Du lên đường chinh tiễu nhưng mặt khác còn sai án sát sứ Giang Trung Nguyên tới Giang Nam để giúp đỡ điều lý mọi việc. Sau đó, Nguyên đi Cửu Giang bỗng nghe Nam Xương bị vây hết sức nguy cấp, Nguyên vội đi gấp tới cứu. Nhờ sự cứu giúp này, quân Thanh đã có cơ chuyển bại thành thắng.
Không ngờ, vừa vào thành Nam Xương ít hôm thì Cát Văn khởi loạn quy tập bọn thổ phỉ nổi lên cướp bóc dân lành, chống lại triều đình. Văn còn liên lạc với bọn tóc dài, vây khốn thành, phủ Nam Xương, Nguyên vội viết thư đến Hồ Nam cáo cấp ấy chính vì bức thư này mà một tay cự phách xuất hiện, ổn định lại tình thế nước Trung Hoa hồi đó và khiến Hồng Thiên vương Tú Toàn phải tự tử chết. Tay cự phách đó chính là Tăng Quốc Phiên, người làng Tương tỉnh Hồ Nam.
Phiên tự là Bá Hàm hiệu là Điều Sinh. Lúc sinh Phiên, người nhà nằm mộng thấy một con trăn lớn chạy vào nhà, da vẩy sáng quắc, từ đó tương truyền thành một chuyện lạ.
/172
|