Sau khi đưa Quang Tự hoàng đế tới Doanh đài, Lý Liên Anh khụng khiệng nói:
- Xin bệ hạ đợi đây chốc lát. Nô tài còn phải về hầu hạ thái hậu.
Nói đoạn, Anh cùng bọn nội giám kéo nhau ra đi, để mặc Quang Tự hoàng đế ngồi một mình đợi chỉ của thái hậu.
Cũng sáng hôm đó, Tây thái hậu truyền chỉ lâm triều. Trên điện, chuông khua trống đánh inh ỏi vang rền. Bọn đại thần đủ mặt Mãn, Hán nườm nượp vào chầu. Bước vào điện họ ngẩng mặt lên nhìn, không thấy Đức Tông hoàng thượng đâu, mà chỉ thấy có Tây thái hậu. Mọi người giật mình kinh sợ, cố tìm hiểu lý do. Nhưng chưa tìm ra thì đã nghe Tây thái hậu lớn tiếng:
- Hoàng thượng tin dùng bọn Khang Hữu Vy, tự ý hạ chiếu sai Viên Thế Khải bí mật giết ta. Chúng thần các ngươi có biết hay không?
Câu hỏi vừa chấm dứt thì bọn đại thần thảy đều tái mặt, đầu cúi thấp hẳn xuống, im phăng phắc, không dám hồi tấu!
Tây thái hậu cười nhạt bảo:
- Bọn ngươi ăn lộc của nhà vua thì phải trung với vua, ấy thế mà chỉ ngồi làm vì, những việc động trời như vậy chẳng hề hay biết! Ăn lộc hưởng tước, thực uổng! Rồi đây, có ai đem cả giang san này dâng cho kẻ khác, hẳn bọn ngươi cũng chẳng cần biết đến!
Bọn đại thần nghe thái hậu trách mắng đủ điều, miệng câm như hến, vô cùng xấu hổ. Giữa lúc bầu không khí vô cùng nặng nề khó thở ấy, Cương Nghị từ ngoài chạy vào báo tin bọn Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vy đã trốn thoát, chỉ bắt được có sáu tên là Đàm Tự Đồng, Lâm Thâm Tú, Lam Húc, Dương Nhuệ, Lưu Quang Đệ và Khang Quảng Nhân.
Tây thái hậu truyền chỉ trói giật cả sáu người, kéo ra chợ Tây chặt đầu. Cương Nghị lĩnh chỉ lập tức thi hành.
Tây thái hậu chém bọn sáu người rồi, lại hạ lệnh, truy lùng Khang, Lương, đồng thời cho điều tra một lượt tất cả bọn triều thần. Phàm những kẻ ngày thường có qua lại với Khang, Lương hoặc đã từng dâng sớ tán dương tân chính, thảy đều bị trừng phạt.
Trong số đại thần bị liên luỵ thì người bị giáng chức như Trần Bảo Hàm, Lý Nhạc Đoan, Tông Bá Lỗ, Ngô Mậu Đĩnh, Trương Bách Hi, Đoan Phương, Từ Kiến Dần, Từ Nhân Trú, Từ Nhân Kính. Kẻ bị tống đi đầy có Lý Đoan Phân, Trương ấm Hoàn. Kẻ bị giam cần có Từ Trí Tĩnh, Trần Lập Tam, Giang Tiêu, Hùng Hi Linh. Bị khám xét nhà cửa có Văn Đình Thức, Vương Chiêu, Hoàng Tuân Hiên. Mặt khác, Tây thái hậu tức khắc phục lồi nguyên chức cho bọn công thần bậc nhất của mình như Hoài Tháp Bố, Cương Nghị, Hứa Ứng Quỳ, Tăng Quản Hán, Từ Hội Phong. Sau đó, còn thăng cho bọn họ mỗi người thêm ba cấp nữa.
Triệu Thứ Kiều được đưa vào quân cơ sứ. Vinh Lộc được nhậm chức quân cơ đại thần. Viên Thế Khải được bổ nhiệm làm tuần phủ Sơn Đông. Du Lộc được điều động sang Trực Lệ làm Thự Tổng đốc. Đau đớn cho ông Đồng Hoà bị lột hết quan tước.
Mọi việc được sắp xếp như trên, tuy đã xong xuôi, nhưng cái dư nộ của Tây thái hậu vẫn chưa tắt. Bà tới Doanh đài để xử trị hoàng đế.
Lúc này, Quang Tự hoàng đế như người mất hồn, ngồi trơ như tượng trong Doanh đài. Thấy Tây thái hậu sấn sổ bước vào, mặt hầm hầm, nhà vua vội đứng dậy hành lễ, đầu cúi gập xuống, đứng sang bên trông vô cùng thảm hại!
Thái hậu ngồi xuống, cố nén giận hỏi:
- Việc làm của mi, bọn ta đã biết cả rồi! Nay mi mong muốn điều gì thì nói!
Quang Tự hoàng đế tuy nghe rõ câu nói nhưng không trả lời Thái hậu nói tiếp:
- Theo ta thì phiền mi ở lại đây một thời gian!
Câu nói của Tây thái hậu vừa dứt, thì đã thấy thái giám Khấu Liên Tài phủ phục dập đầu tâu:
- Lão Phật gia ở bên trên, nô tài đâu dám tâu liều! Thánh chỉ của lão Phật gia như vậy là bắt hoàng thượng giam cầm tại đây vĩnh viễn rồi!
Tây thái hậu chưa kịp cất lời, thái giám Lý Liên Anh đứng bên đã quát lớn:
- Văn võ đầy triều thảy đều im lặng, mi là người gì mà dám ăn nói lếu láo trước mặt Lão Phật gia?
Khấu Liên Tài vội dập đầu tâu:
- Lão Phật gia gia ân tha thứ cho nô tài về điều đó! Nhân hoàng thượng thân chinh, trong ngoài đều biết. Nếu một sớm đem thay đổi hết, sợ rằng người ngoài có dị luận. Cầu xin Lão Phật gia thánh minh rộng xét cho.
Tây thái hậu nhìn Quang Tự hoàng đế cười nhạt nói:
- Một thằng thái giám thân tín mở mồm ra là nói đại chính, chẳng trách cái lũ nghịch thần hoành hành lếu láo nọ!
Nói đoạn, bà quát bảo Lý Liên Anh kéo cổ ngay Khấu Liên Tài tới Từ An điện chờ lệnh bà.
Rồi Tây thái hậu truyền lệnh cho bọn nội giám đánh gãy cây cầu đá bắc vào Doanh đài. Bà còn dặn chúng không cho bất cứ thuyền bè nào ghé vào, nếu không có lệnh bà.
Thế là Doanh đài bị cô lập hoàn toàn. Ngoài Trân, Cẩn hai phi bên mình, Quang Tự hoàng đế không còn ai tâm phúc, thân tín nữa. Bọn cung nữ cũng như thái giám ở lại đây đều là lũ chó săn của thái hậu, chuyên nghe ngóng để mách lẻo.
Tây thái hậu rời Doanh đài, trở về điện Từ An. Vừa về đến cửa điện, Lý Liên Anh chờ đón đã từ nãy vội quỳ xuống rước vào. Bà hô gọi đem Khấu Liên Tài lên quát bảo:
- Thằng kia! Tao biết mi thường nịnh bợ hoàng thượng đã a tòng đám tân chính, lại còn tư thông với ngoại thần, làm không biết bao nhiêu điều bất chính phi pháp. Lúc đó, tao không rảnh để xem tụi mi láo lếu làm bậy. Hôm nay thì không thể tha mi. Hãy khai thực hết những chuyện mưu tính giữa hoàng thượng và bọn Khang, Lương ra mau, may ra tao còn có thể ân xá tội danh, nếu không, tao cho mi theo luôn lũ Đàm Tự Đồng chết chẳng toàn thây!
Khấu Liên Tài lúc này mặt chẳng đổi sắc, lớn tiếng dõng dạc tâu:
- Nô tài hầu hạ hoàng thượng, chỉ biết có làm tròn chức vị, ngoài ra không biết gì khác. Nếu Lão Phật gia cố ép lời cung, thì nô tài chỉ xin có một cái chết.
Tây thái hậu giận lắm, gầm lên như con hổ đói mồi:
- Tội mi đã không thoát chết, lại còn già mồm phải không?
Tiếng gầm vừa dứt, thì một lệnh truyền tiếp theo. Bà quát bảo Lý Liên Anh dùng hình cụ. Tài biết khó thoát chết, bèn hô lớn:
- Hãy khoan! Để nô tài khai hết.
Thế rồi, Tài đem hết những chuyện đầu của tai nheo, những điều bậy bạ hư hỏng của Tây thái hậu khai ra hết, thao thao bất tuyệt trơn tru từ đầu đến cuối, từ chuyện dâm bôn cho đến chuyện chửa hoang rồi tư sinh đứa bé…
Tây thái hậu ngồi nghe, mặt giận đến tím lại, mà cũng sợ đến xám lại, vỗ bàn đập ghế rầm rầm quát bảo kéo Tài ra.
Khấu Liên Tài chẳng đợi cho bọn cung nhân xông tới. Y gồng hết sức, nhảy ào tới, húc đầu vào cây cột điện đến rầm một cái, sọ vớ nát, óc phọt ra bầy nhầy lẫn máu loang lổ cả một đám trên sàn điện.
Tây thái hậu chỉ vào xác Khấu Liên Tài quát:
- Khốn kiếp! Đúng là một lũ phản. Trước mặt tao mà hắn còn vô lê như thế đấy! Băm xác nó ra.
Lý Liên Anh được lệnh, đốc suất mấy tên tiểu thái giám khiêng xác Khấu Liên Tài xuống điện rồi truyền bảo bọn thị vệ đưa ra ngoài băm nát thây ra. Việc truyền xong, Anh theo hầu Tây thái hậu sang Như Ý quán nghỉ ngơi.
Như Ý quán ở đâu vậy? Ở trong Di Hoà viên, tại hiên Nông Lạc về phía bên hữu, cách gác Cảnh Phúc không bao xa. Trong quán trưng bày toàn là thư hoạ của các danh nhân.
Do đó, quán chính là một đồ thư quán. Bọn hầu hạ thái hậu tại nơi đây không phải là cung nữ, cũng chẳng phải thái giám mà toàn là một lũ "đực rựa" nghĩa là một bọn đàn ông điển trai khoẻ mạnh.
Khi cất Như Ý quán này, thái hậu đã từng ra cáo thị khảo bọn thanh niên mặt mũi thanh tú, có tài hội hoạ nhất là hoạ các loại hoa lá, cây cỏ. Do đó, bọn trai trẻ khắp các tỉnh phủ đều nườm nượp về kinh để ứng thi, lần tuyển lựa thứ nhất, chọn được một trăm bảy mươi tên. Qua lần thứ hai, do bọn nội giám khảo chọn lại, còn có năm mươi lăm tên… Bọn nội giám đưa năm mươi lăm tên này vào quán Chiêu Lưu để đợi đích thân Lý Liên Anh tuyển lựa lần thứ ba. Sau lần tuyển, này, đám đệ tử trai trẻ chỉ còn lại có mười một tên.
Nhưng mươi một tên còn phải được chính mắt Tây thái hậu duyệt xét lần chót nữa mới thực là trúng tuyển. Bởi vậy sau một cuộc kén chọn đến nơi đến chốn, hai tên trong số mười một tên được chấm đậu ưu tú nhất.
Tây thái hậu truyền lệnh cho hai tên trai trẻ này ở lại Như Ý quán để sai khiến, còn chín tên thì để lại quán Chiêu Lưu để phòng hờ khi cần đến!
Hai tên được thái hậu thì một người Trực Lệ, tên gọi Liêu Như Mi, còn một người Hồ Dương tỉnh Giang Tô, tên gọi Quản Cẩu An. Hai tên được Tây thái hậu thưởng cho hằng năm ngàn lạng bạc và mười tấm gấm hoa.
Liễu Như Mi và Quản Cẩu An, cả hai đều điển trai tài hoa, ngang nhau nhưng về nghệ thuật nịnh bợ, xu phụng thái hậu thì Mi thua An xa. Bởi thế chỉ trong vòng có nửa năm mà An được Tây thái hậu tín nhiệm hết mức, được coi như Lý Liên Anh thứ nhì vậy!
Quản Cẩu An xuất thân là một tên lãng tử giang hồ, khi mười bảy tuổi xông vào gánh hát Côn khúc ban, thờ một anh kép hát làm thày, hát bộ đóng tuồng hai năm liền. Về sau, An thua bạc, làm một mẻ sạch sành sanh trọn gói của sư phụ rồi chuồn thẳng. Bỏ gánh hát, An lang thang đến nửa năm rồi mới quay về quê. Ông già An ghét cái đời vô lại của An, một hôm mời cả họ lại họp chính thức từ con, đuổi An ra khỏi họ.
An bị tống ra khỏi nhà, cầu bơ cầu bất, không biết nương tựa vào đâu, bèn lỏn về nhà, chờ dịp đêm khuya, xem nhà cửa có gì góp gom được, nào là đồ cổ, nào là tiền bạc cuỗm luôn một mẻ, rồi chạy tuốt một mạch tới Bắc Kinh.
Đến Bắc Kinh, An lui tới không thiếu sòng bạc, tố quỷ nào, cho đến lúc không còn nổi manh áo tấm quẩn tử tế. May thay, trời phú cho cái giọng ca tuyệt hảo. An liền lợi dụng nó đi hát dạo, ngửa cái chậu thau xin tiền khách vệ đường. Cũng có khi An vào đại trong các quán rượu, lầu trà, hát lớn lên vài ba bản ca mùi mẫn. Bọn khách phương Bắc được nghe cái giọng ca phương Nam, lấy làm thú, móc túi cho tiền không phải là ít.
Rồi một hôm, cái hôm mà vận hạn đã đến với kẻ giang hồ lêu bêu, An hát dạo tới cái lầu trà ngoài cửa tiền môn của kinh thành.
Cái lầu đó gọi là Xuân Sắc lâu. Bọn thái giám thường lui tới lầu này để cất chén làm vui. Phía sau lầu có cất một cái rạp hát, chuyên chiêu mộ bọn cô đào con hát từ bốn phương tới đây để ca hát mua vui cho bọn thái giám trong cung.
- Xin bệ hạ đợi đây chốc lát. Nô tài còn phải về hầu hạ thái hậu.
Nói đoạn, Anh cùng bọn nội giám kéo nhau ra đi, để mặc Quang Tự hoàng đế ngồi một mình đợi chỉ của thái hậu.
Cũng sáng hôm đó, Tây thái hậu truyền chỉ lâm triều. Trên điện, chuông khua trống đánh inh ỏi vang rền. Bọn đại thần đủ mặt Mãn, Hán nườm nượp vào chầu. Bước vào điện họ ngẩng mặt lên nhìn, không thấy Đức Tông hoàng thượng đâu, mà chỉ thấy có Tây thái hậu. Mọi người giật mình kinh sợ, cố tìm hiểu lý do. Nhưng chưa tìm ra thì đã nghe Tây thái hậu lớn tiếng:
- Hoàng thượng tin dùng bọn Khang Hữu Vy, tự ý hạ chiếu sai Viên Thế Khải bí mật giết ta. Chúng thần các ngươi có biết hay không?
Câu hỏi vừa chấm dứt thì bọn đại thần thảy đều tái mặt, đầu cúi thấp hẳn xuống, im phăng phắc, không dám hồi tấu!
Tây thái hậu cười nhạt bảo:
- Bọn ngươi ăn lộc của nhà vua thì phải trung với vua, ấy thế mà chỉ ngồi làm vì, những việc động trời như vậy chẳng hề hay biết! Ăn lộc hưởng tước, thực uổng! Rồi đây, có ai đem cả giang san này dâng cho kẻ khác, hẳn bọn ngươi cũng chẳng cần biết đến!
Bọn đại thần nghe thái hậu trách mắng đủ điều, miệng câm như hến, vô cùng xấu hổ. Giữa lúc bầu không khí vô cùng nặng nề khó thở ấy, Cương Nghị từ ngoài chạy vào báo tin bọn Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vy đã trốn thoát, chỉ bắt được có sáu tên là Đàm Tự Đồng, Lâm Thâm Tú, Lam Húc, Dương Nhuệ, Lưu Quang Đệ và Khang Quảng Nhân.
Tây thái hậu truyền chỉ trói giật cả sáu người, kéo ra chợ Tây chặt đầu. Cương Nghị lĩnh chỉ lập tức thi hành.
Tây thái hậu chém bọn sáu người rồi, lại hạ lệnh, truy lùng Khang, Lương, đồng thời cho điều tra một lượt tất cả bọn triều thần. Phàm những kẻ ngày thường có qua lại với Khang, Lương hoặc đã từng dâng sớ tán dương tân chính, thảy đều bị trừng phạt.
Trong số đại thần bị liên luỵ thì người bị giáng chức như Trần Bảo Hàm, Lý Nhạc Đoan, Tông Bá Lỗ, Ngô Mậu Đĩnh, Trương Bách Hi, Đoan Phương, Từ Kiến Dần, Từ Nhân Trú, Từ Nhân Kính. Kẻ bị tống đi đầy có Lý Đoan Phân, Trương ấm Hoàn. Kẻ bị giam cần có Từ Trí Tĩnh, Trần Lập Tam, Giang Tiêu, Hùng Hi Linh. Bị khám xét nhà cửa có Văn Đình Thức, Vương Chiêu, Hoàng Tuân Hiên. Mặt khác, Tây thái hậu tức khắc phục lồi nguyên chức cho bọn công thần bậc nhất của mình như Hoài Tháp Bố, Cương Nghị, Hứa Ứng Quỳ, Tăng Quản Hán, Từ Hội Phong. Sau đó, còn thăng cho bọn họ mỗi người thêm ba cấp nữa.
Triệu Thứ Kiều được đưa vào quân cơ sứ. Vinh Lộc được nhậm chức quân cơ đại thần. Viên Thế Khải được bổ nhiệm làm tuần phủ Sơn Đông. Du Lộc được điều động sang Trực Lệ làm Thự Tổng đốc. Đau đớn cho ông Đồng Hoà bị lột hết quan tước.
Mọi việc được sắp xếp như trên, tuy đã xong xuôi, nhưng cái dư nộ của Tây thái hậu vẫn chưa tắt. Bà tới Doanh đài để xử trị hoàng đế.
Lúc này, Quang Tự hoàng đế như người mất hồn, ngồi trơ như tượng trong Doanh đài. Thấy Tây thái hậu sấn sổ bước vào, mặt hầm hầm, nhà vua vội đứng dậy hành lễ, đầu cúi gập xuống, đứng sang bên trông vô cùng thảm hại!
Thái hậu ngồi xuống, cố nén giận hỏi:
- Việc làm của mi, bọn ta đã biết cả rồi! Nay mi mong muốn điều gì thì nói!
Quang Tự hoàng đế tuy nghe rõ câu nói nhưng không trả lời Thái hậu nói tiếp:
- Theo ta thì phiền mi ở lại đây một thời gian!
Câu nói của Tây thái hậu vừa dứt, thì đã thấy thái giám Khấu Liên Tài phủ phục dập đầu tâu:
- Lão Phật gia ở bên trên, nô tài đâu dám tâu liều! Thánh chỉ của lão Phật gia như vậy là bắt hoàng thượng giam cầm tại đây vĩnh viễn rồi!
Tây thái hậu chưa kịp cất lời, thái giám Lý Liên Anh đứng bên đã quát lớn:
- Văn võ đầy triều thảy đều im lặng, mi là người gì mà dám ăn nói lếu láo trước mặt Lão Phật gia?
Khấu Liên Tài vội dập đầu tâu:
- Lão Phật gia gia ân tha thứ cho nô tài về điều đó! Nhân hoàng thượng thân chinh, trong ngoài đều biết. Nếu một sớm đem thay đổi hết, sợ rằng người ngoài có dị luận. Cầu xin Lão Phật gia thánh minh rộng xét cho.
Tây thái hậu nhìn Quang Tự hoàng đế cười nhạt nói:
- Một thằng thái giám thân tín mở mồm ra là nói đại chính, chẳng trách cái lũ nghịch thần hoành hành lếu láo nọ!
Nói đoạn, bà quát bảo Lý Liên Anh kéo cổ ngay Khấu Liên Tài tới Từ An điện chờ lệnh bà.
Rồi Tây thái hậu truyền lệnh cho bọn nội giám đánh gãy cây cầu đá bắc vào Doanh đài. Bà còn dặn chúng không cho bất cứ thuyền bè nào ghé vào, nếu không có lệnh bà.
Thế là Doanh đài bị cô lập hoàn toàn. Ngoài Trân, Cẩn hai phi bên mình, Quang Tự hoàng đế không còn ai tâm phúc, thân tín nữa. Bọn cung nữ cũng như thái giám ở lại đây đều là lũ chó săn của thái hậu, chuyên nghe ngóng để mách lẻo.
Tây thái hậu rời Doanh đài, trở về điện Từ An. Vừa về đến cửa điện, Lý Liên Anh chờ đón đã từ nãy vội quỳ xuống rước vào. Bà hô gọi đem Khấu Liên Tài lên quát bảo:
- Thằng kia! Tao biết mi thường nịnh bợ hoàng thượng đã a tòng đám tân chính, lại còn tư thông với ngoại thần, làm không biết bao nhiêu điều bất chính phi pháp. Lúc đó, tao không rảnh để xem tụi mi láo lếu làm bậy. Hôm nay thì không thể tha mi. Hãy khai thực hết những chuyện mưu tính giữa hoàng thượng và bọn Khang, Lương ra mau, may ra tao còn có thể ân xá tội danh, nếu không, tao cho mi theo luôn lũ Đàm Tự Đồng chết chẳng toàn thây!
Khấu Liên Tài lúc này mặt chẳng đổi sắc, lớn tiếng dõng dạc tâu:
- Nô tài hầu hạ hoàng thượng, chỉ biết có làm tròn chức vị, ngoài ra không biết gì khác. Nếu Lão Phật gia cố ép lời cung, thì nô tài chỉ xin có một cái chết.
Tây thái hậu giận lắm, gầm lên như con hổ đói mồi:
- Tội mi đã không thoát chết, lại còn già mồm phải không?
Tiếng gầm vừa dứt, thì một lệnh truyền tiếp theo. Bà quát bảo Lý Liên Anh dùng hình cụ. Tài biết khó thoát chết, bèn hô lớn:
- Hãy khoan! Để nô tài khai hết.
Thế rồi, Tài đem hết những chuyện đầu của tai nheo, những điều bậy bạ hư hỏng của Tây thái hậu khai ra hết, thao thao bất tuyệt trơn tru từ đầu đến cuối, từ chuyện dâm bôn cho đến chuyện chửa hoang rồi tư sinh đứa bé…
Tây thái hậu ngồi nghe, mặt giận đến tím lại, mà cũng sợ đến xám lại, vỗ bàn đập ghế rầm rầm quát bảo kéo Tài ra.
Khấu Liên Tài chẳng đợi cho bọn cung nhân xông tới. Y gồng hết sức, nhảy ào tới, húc đầu vào cây cột điện đến rầm một cái, sọ vớ nát, óc phọt ra bầy nhầy lẫn máu loang lổ cả một đám trên sàn điện.
Tây thái hậu chỉ vào xác Khấu Liên Tài quát:
- Khốn kiếp! Đúng là một lũ phản. Trước mặt tao mà hắn còn vô lê như thế đấy! Băm xác nó ra.
Lý Liên Anh được lệnh, đốc suất mấy tên tiểu thái giám khiêng xác Khấu Liên Tài xuống điện rồi truyền bảo bọn thị vệ đưa ra ngoài băm nát thây ra. Việc truyền xong, Anh theo hầu Tây thái hậu sang Như Ý quán nghỉ ngơi.
Như Ý quán ở đâu vậy? Ở trong Di Hoà viên, tại hiên Nông Lạc về phía bên hữu, cách gác Cảnh Phúc không bao xa. Trong quán trưng bày toàn là thư hoạ của các danh nhân.
Do đó, quán chính là một đồ thư quán. Bọn hầu hạ thái hậu tại nơi đây không phải là cung nữ, cũng chẳng phải thái giám mà toàn là một lũ "đực rựa" nghĩa là một bọn đàn ông điển trai khoẻ mạnh.
Khi cất Như Ý quán này, thái hậu đã từng ra cáo thị khảo bọn thanh niên mặt mũi thanh tú, có tài hội hoạ nhất là hoạ các loại hoa lá, cây cỏ. Do đó, bọn trai trẻ khắp các tỉnh phủ đều nườm nượp về kinh để ứng thi, lần tuyển lựa thứ nhất, chọn được một trăm bảy mươi tên. Qua lần thứ hai, do bọn nội giám khảo chọn lại, còn có năm mươi lăm tên… Bọn nội giám đưa năm mươi lăm tên này vào quán Chiêu Lưu để đợi đích thân Lý Liên Anh tuyển lựa lần thứ ba. Sau lần tuyển, này, đám đệ tử trai trẻ chỉ còn lại có mười một tên.
Nhưng mươi một tên còn phải được chính mắt Tây thái hậu duyệt xét lần chót nữa mới thực là trúng tuyển. Bởi vậy sau một cuộc kén chọn đến nơi đến chốn, hai tên trong số mười một tên được chấm đậu ưu tú nhất.
Tây thái hậu truyền lệnh cho hai tên trai trẻ này ở lại Như Ý quán để sai khiến, còn chín tên thì để lại quán Chiêu Lưu để phòng hờ khi cần đến!
Hai tên được thái hậu thì một người Trực Lệ, tên gọi Liêu Như Mi, còn một người Hồ Dương tỉnh Giang Tô, tên gọi Quản Cẩu An. Hai tên được Tây thái hậu thưởng cho hằng năm ngàn lạng bạc và mười tấm gấm hoa.
Liễu Như Mi và Quản Cẩu An, cả hai đều điển trai tài hoa, ngang nhau nhưng về nghệ thuật nịnh bợ, xu phụng thái hậu thì Mi thua An xa. Bởi thế chỉ trong vòng có nửa năm mà An được Tây thái hậu tín nhiệm hết mức, được coi như Lý Liên Anh thứ nhì vậy!
Quản Cẩu An xuất thân là một tên lãng tử giang hồ, khi mười bảy tuổi xông vào gánh hát Côn khúc ban, thờ một anh kép hát làm thày, hát bộ đóng tuồng hai năm liền. Về sau, An thua bạc, làm một mẻ sạch sành sanh trọn gói của sư phụ rồi chuồn thẳng. Bỏ gánh hát, An lang thang đến nửa năm rồi mới quay về quê. Ông già An ghét cái đời vô lại của An, một hôm mời cả họ lại họp chính thức từ con, đuổi An ra khỏi họ.
An bị tống ra khỏi nhà, cầu bơ cầu bất, không biết nương tựa vào đâu, bèn lỏn về nhà, chờ dịp đêm khuya, xem nhà cửa có gì góp gom được, nào là đồ cổ, nào là tiền bạc cuỗm luôn một mẻ, rồi chạy tuốt một mạch tới Bắc Kinh.
Đến Bắc Kinh, An lui tới không thiếu sòng bạc, tố quỷ nào, cho đến lúc không còn nổi manh áo tấm quẩn tử tế. May thay, trời phú cho cái giọng ca tuyệt hảo. An liền lợi dụng nó đi hát dạo, ngửa cái chậu thau xin tiền khách vệ đường. Cũng có khi An vào đại trong các quán rượu, lầu trà, hát lớn lên vài ba bản ca mùi mẫn. Bọn khách phương Bắc được nghe cái giọng ca phương Nam, lấy làm thú, móc túi cho tiền không phải là ít.
Rồi một hôm, cái hôm mà vận hạn đã đến với kẻ giang hồ lêu bêu, An hát dạo tới cái lầu trà ngoài cửa tiền môn của kinh thành.
Cái lầu đó gọi là Xuân Sắc lâu. Bọn thái giám thường lui tới lầu này để cất chén làm vui. Phía sau lầu có cất một cái rạp hát, chuyên chiêu mộ bọn cô đào con hát từ bốn phương tới đây để ca hát mua vui cho bọn thái giám trong cung.
/172
|