Tây thái hậu, sau khi cầm tù hoàng đế Quang Tự lại đích thân nắm quyền chính dự việc triều đình, bỏ rèm nghe chính… Một bọn đại thần chấp chưởng quyền hành trong nước như Vinh Lộc, Cương Nghị, Triệu Thư Kiều, thảy đều là tay chân, cánh vây thân tín của bà. Còn bọn cựu thần thì ngoài Vương Văn Thiều ra, một phần lớn đều bị cách chức, hoặc là bị tống ra biên ải đi lính thú. Sở dĩ Thiều còn được ngồi tại chức cũ là nhờ ở sự giao du thân mật với Vinh Lộc mà ra.
Lúc này, Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu ở Nhật Bản lại đã thành lập được một tổ chức gọi là hội Bảo Hoàng, tôn chỉ của hội là ủng hộ vua Đức Tông, xua đuổi Tây thái hậu.
Người phụ hoạ với Khang, Lương gia nhập hội này rất đông.
Tin tức này truyền về Trung Quốc, đến tai Tây thái hậu, hậu rất lấy làm lo ngại. Bà liền cho họp bọn quân cơ đại thần để mong tìm một biện pháp.
Theo ý Tây thái hậu thì tuy bọn Khang, Lương ở xa mãi hải ngoại nhưng cuối cùng vẫn là đáng sợ cho bà. Nếu không tìm được một kế sách để diệt trừ bọn này thì không thế yên được. Cả bọn trong bàn hội nghị suy đi tính lại mãi một lúc lâu mà vẫn không tìm ra kế sách gì gọi là lương sách.
Cương Nghị muốn làm đẹp lòng Tây thái hậu, liên mật tâu:
- Theo ngu kiến của nô tài thì bọn Khang, Lương ở hải ngoại hoạt động, thực chẳng phải chỉ có mỗi một mục tiêu là bảo hoàng mà thôi đâu. Tìm cách trừ được chiêu bài của bọn chúng, duy chỉ có việc lập sử (lập vua nối ngôi) để mình nắm chắc được quyền vị đã, sau đó dần dần thiết kế chính vị, và chém cỏ trừ gốc. Chúng không còn biện pháp đối phó nữa, ắt tự nhiên phải tan!
Mấy lời khuyên này của Cương Nghị đã làm cho Tây thái hậu thức tỉnh. Bà gật đầu: đồng ý lia lịa, rồi tức tốc truyền lệnh lo việc lập sử.
Nghe được tin tức lập sử, bọn thân vương chi gần, bọn bối lặc, bối tử, anh nào lại chẳng nghĩ đến cái mồi ngon nó sẽ đến với mình trong tương lai. Bởi thế bọn thân vương ngang hàng với Đức Tông tấp tểnh đem con trai mình ứng cử ngôi kế vị. Họ nghĩ rằng một khi con mình đã lên ngồi trên ngôi báu rồi thì làm sao chả có cái ghế nhiếp chính vương dành cho mình. Thế là trong bóng tối, họ ngầm chơi nhau, tranh giành lẫn nhau, vô cùng kịch liệt.
Trong đám thân vương mưu đồ ngôi báu này, người ta chỉ thấy có Phổ Tuấn con của Đoan vương Tải Ỷ, là có nhiều hy vọng nhất.
Thuần Vương Tải Phong, bối lặc Tải Lan cũng hăng hái chạy chọt đến nát cả gót giày. Nhưng cuối cùng lại bị Đoan vương chiếm mất ưu thế. Ấy cũng vì chuyện tranh giành này nên sau mới có chuyện ghen ghét nhau, rồi chia năm xẻ bảy, thù nghịch nhau lung tung. Bất quá chỉ là tại khí số của nhà Thanh đã đến lúc hết, cho nên mới xảy ra tình trạng nát bét như vậy.
Con trai của Đoan vương là Phổ Tuấn sở dĩ được lập sử, sự thực ra cũng có một nguyên do quan trọng bên trong. Nguyên lai bà phúc tấn, vợ Đoan vương vốn là người đẹp sắc nước hương trời, Tây thái hậu thường cho gọi vào trong cung để bầu bạn với mình và với bọn cách cách. Cái hay của bà phúc tấn là khéo chiều người, vì thế rất được lòng Tây thái hậu.
Phổ Tuấn nhờ mẹ cũng được phép ra vào trong cung cấm. Phải cái Phổ Tuấn ngu dốt đến tệ hại. Hai chữ "đọc sách" đối với Tuấn hình như là cái gì "oan gia đến bảy kiếp". Đọc sách thì chê, nhưng lang thang hết đầu chợ cuối phố, len lỏi vào những tổ quỷ hang chuột thì lại rất lành nghề. Do đó bất luận là Huy điệu, Tần xoang, Côn khúc v.v… tất cả Tuấn đều hát được, tuy không mê ly lắm nhưng cũng lọt tai. Những lúc rồi rảnh, thái hậu thường bảo Tuấn ca lên vài bản nghe chơi và thường lưu Tuấn trong cung bên cạnh bà.
Lần này lập sử, bọn đại thần đương nhiên đều tiến cử Phổ Tuấn, rất hợp với ý của Tây thái hậu. Bởi Tuấn là một tên ngu dốt, đần độn thì tuy ngai vàng Tuấn ngồi, nhưng quyền bính vẫn nằm trong tay bà hết. Bà nghĩ nếu cho một kẻ thông minh tài trí ngồi vào chiếc ngai vàng nọ, ắt có ngày lại xảy ra cái vụ chính biến nữa, nên bà quyết lập Phổ Tuấn lên ngôi hoàng đế.
Ý đã định, Tây thái hậu bèn cho gọi ngay Đoan vương Tài Ỷ vào Di Hoà viên để nghị sự. Bà đem chỉ dụ lập Phổ Tuấn lên nối ngôi Đức Tông, tức là Mục Tông cho vương xem.
Đoan vương mừng rơn, vâng chịu ngay. Vương bèn chọn ngay ngày lành giờ tốt để đưa cậu con trai mình vào làm hoàng đế tương lai, gọi là Đại A Kha.
Thế là Tây thái hậu đã thực hiện được phần đầu của kế hoạch. Sang phần thứ hai, bà lấy danh hiệu lập sử chiêu dụ trong ngoài, từ đại thần tiểu thần đến quần chúng chuẩn bị phế bỏ Đức Tông để đưa Tuấn lên chính vị hoàng đế. Mặt khác bà thông báo cho các quan lại khắp nơi biết là sang năm mới sẽ có cuộc đăng vị của tân quân.
Chỉ dụ này vừa ban bố ra chưa được bao lâu thì bọn cựu thần như Vương Mông Lâu, Tôn Dục Văn đều dâng sớ lên tranh biện phải trái.
Bọn cương thần ngoài biên ải như Lý Hồng Chương, Trương Chi Động, Lưu Khôn cũng gởi tấu chương về triều như bươm bướm để can gián. Họ lấy lý do Đức Tông chưa từng làm điều gì thất đức, chớ nên bầy chuyện phế lập để sinh rắc rối. Ngoài ra, bọn ngoại quốc như Anh, Pháp, Nhật, Nga cũng gởi thư cảnh cáo. Bọn này thì sợ việc phế lập này sẽ gây ra chuyện khủng hoảng nội chính cho Trung Quốc, có hại cho quyền lợi của họ.
Tây thái hậu thấy tình hình xôn xao như vậy, chỉ đành gọi bọn đại thần vây cánh vào cung bàn tính. Sử quân (vua nối ngôi) đã sẵn rồi, chỉ còn có việc phế lập. Nhưng nên để khi tình thế bên ngoài tạm lắng dịu lúc đó hãy tính.
Việc ngăn trở này đột nhiên xảy ra, khắp triều chẳng có anh nào dám bàn chuyện phế lập nữa. Duy chỉ có Đoan vương Tài Ỷ là tức đến hộc máu, gầm gừ hậm hực suốt ngày. Ông tiếc cái phút vinh hoa khi được thấy thằng con trai Phổ Tuấn của ông ngồi ngất ngưởng trên ngôi báu. Ông còn tức một điều nữa là cái bọn ngoại nhân kia tự dựng nhảy vào chuyện. Bọn đình thần cũng như bọn cương thần, ông còn có thể dùng uy quyền áp chế để thực hiện ý minh được, chứ đến những điều khuyến, cáo nảy lửa và nguy hiểm của bọn ngoại quốc thì quả khó mà vượt qua. Bởi thế, Đoan vương sau chuyến làm thái thượng hoàng hụt này, càng lấy làm căm tức bọn ngoại quốc, coi như không đội trời chung. Từ đó về sau, ông thường nghĩ mưu tính kế để báo thù, hết đặt chước này lại đến bày phép nọ, mong sao đuổi cho bằng hết bọn chúng ra khỏi đất nước.
Rồi ông đi kiếm bọn Tải Lan, Cương Nghị trù hoạch một kế sách để đối phó với ngoại nhân. Tục ngữ có câu: "Vật có thối thì dòi mới sinh". Đoan vương vì hận thủ riêng tư mà dồn mọi nỗ lực trả thù bọn Tây dương nên bọn Quyền giáo mới thừa dịp mà khởi sự được. Đó phải chăng do số trời?
Thôi việc đó ta hãy tạm gác.
Phe Quyền giáo vốn gốc gác tại tỉnh Sơn Đông. Thủ lĩnh của phe này là Trương Loan, tàn dư của Bát quái giáo.
Sau khi bị quân Thanh tiêu diệt, Bát quái giáo đã lâu không xuất đầu lộ diện. Trong chiến dịch năm Giáp Ngọ (Trung - Nhật chiến tranh) triều đình nhà Thanh cam chịu cắt đất cầu hoà. Những ai giàu nghĩa khí đều lấy làm tức, bàn tính xôn xao, kẻ thì nói Thanh đình nhu nhược để đến nỗi bị ngoại nhân khinh rẻ Trung Hoa, kẻ thì bảo từ đây Trung Quốc sẽ bị cái cảnh chia dưa xẻ bí, không còn cách chi an bình nữa.
Trương Loan thấy lòng dân tức giận, hùng khí lên ngùn ngụt, bèn mưu tính với con gái là Trương Tú Anh và con rể là Lý Lai Trung dựng cờ khởi sự, lấy danh nghĩa là "phò Thanh diệt Dương". Đi tới đâu, Loan truyền giáo tới đó, hiểu dụ quần chúng vào đạo, vào đảng của mình.
Trương Loan biết khá về tả đạo bàng môn, bèn lợi dụng ngay xảo thuật này chữa bệnh cho người, khi bằng bùa, khi bằng chú, cũng có chút ít hiệu nghiệm, thành thử lôi kéo được khá nhiều người vào đảng.
Giữa lúc này, một dịp may hiếm có tới với Loan. Số là Dục Hiền, tuần phủ Sơn Đông có một người thiếp yêu sinh đẻ khó khăn, lo thầy chạy thuốc mãi không xong. Trong lúc cấp bách, Hiền chẳng có chủ ý gì cả, nghe có người tiến cử Trương Loan, chẳng hỏi han gì, vội cho người đi mời ngay vào.
Trương Loan dùng phù chú chẩn bệnh. Sau đó chẳng hiểu Loan dùng quỷ thuật gì mà vừa niệm xong mấy câu thần chú, cái thai bỗng ra cấp kế. Cả hai mẹ con thế là toàn mạng. Dục Hiển mừng quá, đã mừng lại phục nữa, liền cho đem ngay cái kiệu của chính mình tới công đường để đưa Loan về.
Vài ngày sau, Dục Hiền sai người đem ba ngàn quan tiền đến để tạ ơn Loan. Nhưng Loan không chịu nhận một đồng nào, chỉ yêu cầu Hiền một điều là ra yết thị để bảo vệ Loan, có thế thôi.
Dục Hiền cũng chẳng do dự gì, liền sai ra yết thị khắp nơi, hiểu dụ cho toàn thể quan lại các quận huyện trong tỉnh, rằng Nghĩa hoà quyền vốn là một loại Nghĩa dân, chỉ lo phù Thanh diệt Dương, vì vậy quan lại địa phương nên phải bảo vệ cho họ.
Quan tỉnh đã ra yết thị như vậy, thử hỏi bọn tép riu dưới quận huyện làm sao mà dám động tới Nghĩa hoà quyền? Thế là tại Sơn Đông, Loan tha hồ làm mưa làm gió, không hề bị ngăn trở. Quần chúng mê tín càng ngày theo càng nhiều, thế lực của Loan chẳng mấy hồi mà mạnh lớn. Cô con gái Trương Tú Anh tự là Hoàng liên thánh mẫu, tuyển mộ một đội phụ nữ, người nào cũng mặc áo đỏ và quần đỏ, tay cầm cái đèn đỏ, đi khắp đó đây tuyên truyền rằng: Súng đại bác của bọn mọi da trắng Tây dương tuy có lợi hại, nhưng ta chỉ lấy chiếc đèn đỏ rọi một cái là nổ tan tành ngay.
Ấy cũng vì thế mà khắp cả vùng Sơn Đông loan truyền huyền thoại về cái đèn đỏ rọi. Lại còn huyền thoại về loại bùa thiêng, cứ hễ đeo vào mình thì lúc xông trận không bao giờ bị đao, kiếm, nước, lửa làm cho bị thương cả. Tin tức này truyền ra ngoài, chẳng đầy nửa năm, đảng vũ của Loan đã lên tới tám, chín ngàn người. Những nhà thờ đạo Công giáo xây cất ở Sơn Đông của bọn Tây dương chẳng mấy ngày đã bị tín đồ của Loan phá huỷ, đốt cháy hết. Chưa đã, bọn Loan còn đi lùng giết các cha đạo, đánh đập những người theo đạo Công giáo.
Khi đó thế lực của bọn Tây dương và của các đạo Công giáo chưa mạnh, bởi thế khi bị Nghĩa hoà quyền tấn công chẳng làm gì được, chỉ đành chạy lên nhờ quan tuần phủ can thiệp.
Nhưng Dục Hiền vốn trót quý trọng Trương Loan, hơn nữa cũng chẳng ưa gì bọn Tây dương cũng như đạo Công giáo cho nên chỉ ậm ừ khuyên giải đôi ba câu lấy lệ mà thôi.
Uy thế của Nghĩa hoà quyền càng ngày càng lớn. Bọn Tây phương đến lúc này quả có hãi sợ. Nghe tới Nghĩa hoà quyền anh nào anh nấy đều xanh mày xám mặt. Dục Hiền bị điều động đi tỉnh khác, Viên Thế Khải được đổi tới làm Sơn Đông tuần phủ. Lúc Khải tới, Nghĩa hoà quyền đã đến lúc cực thịnh, gây không biết bao nhiêu chuyện ngang ngược tại nơi đây.
Viên Thế Khải thấy bọn Trương Loan quá lộng hành, biết thế nào cũng có điều chẳng lành về sau, bèn truyền lệnh cho tổng trấn đem quân đánh dẹp. Nghĩa hoà quyền bị đánh tan tác Thủ lĩnh Trương Loan chết trận, chỉ còn vợ chồng Trương Tú Anh và một số đồ đảng sống sót.
Tuy nhiên, Nghĩa hoà quyền lúc này đã thành lập xong, ở khắp các tỉnh đều có tổ chức. Thấy Sơn Đông tình hình nguy ngập, không thể lập cước được, tất cả kéo nhau sang Thiên Tân. Tổng đốc Trực Lệ là Du Lộc thấy Nghĩa hoà quyền kéo cờ phù Thanh diệt Dương, rất lấy làm quý trọng. Lộc đã chẳng những mời Lý Lại Trung vào trong công đường đàm đạo, lại còn cung đốn ăn uống đầy đủ. Thế lực của Nghĩa hoà quyền ở Thiên Tân mạnh dần. Hơn nữa, từ sau khi Lý Hồng Chương được bổ nhiệm làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, huấn luyện xong đoàn quân Thần hổ doanh binh mã thì số quân này đều thuộc quyền điều động của Đoan vương, là người coi Tây dương như kẻ thù bất cộng đái thiên.
Vương tính tìm cơ hội báo thù cho vơi bớt nỗi oán hận chất chứa lâu nay, bèn cho huấn luyện binh sĩ ngày đêm cho thật thuần thục để chờ lúc dùng tới. Khéo thay, sự đời có chỗ gặp gỡ tài tình; số là Cương Nghị nhân có dịp tuần du xuống miền Nam trở về, qua Thiên Tân. Gặp được Nghị, Du Lộc bèn đem chuyện Nghĩa hoà quyền ra nói, có mấy lời đặc biệt này:
- Nghĩa hoà quyền có chủ trương phò Thanh diệt Dương, đó là hồng phúc cho Thanh triều ta thoát được sự thôn tính của bọn mọi bên ngoài. Nếu ta đem việc này tâu về triều, được thái hậu ban khen thì đại sự ắt thành công. Nhà Thanh ta ngày mai trùng hưng lên được, đó chẳng phải là một công lớn sao?
Cương Nghị với Du Lộc vốn là con cô con cậu. Bởi thế, khi nghe lời khích của Lộc, Nghị tin ngay, không nghi ngờ gì cả, lại còn cho hợp ý mình là khác, bèn tỏ ý tích cực ủng hộ Nghĩa hoà quyền, một khi về tới triều…
Khi Cương Nghị về tới kinh, Đoan vương đem việc tập luyện Thần hổ doanh ra bàn với Nghị và có ý định muốn đem đổi ra làm hai trấn. Nghị nhân dịp nói vào:
- Quân mã của Thần hổ doanh vốn còn theo cựu chế của Tăng Tả trước đây (Tăng Quốc Phiên), lúc đó đem dùng đánh bọn tóc dài còn được, chứ bây giờ đem ra để chọi với bọn Tây dương thì hỏng bét. Vương không nhớ tới trận đánh năm Giáp Ngọ sao? Trời! Súng đại bác của bọn quỷ trắng quả lợi hại thật đó.
Đoan vương nghe xong, cười nhạt rồi nói:
- Nếu vậy thì bọn ta đành phải chịu để bọn Tây dương lăng nhục suốt đời, làm sao thấy cái ngày báo phục được nữa?
Nói xong, Đoan vương thở dài đánh thượt, vẻ mặt vô cùng thất vọng, Cương Nghị thấy thế vội nói:
- Nói thế thì ra dân mình hèn quá chăng? Thoạt đầu lúc bọn "tóc dài" khởi sự, chúng ghê gớm biết chừng nào, ấy thế mà cuối cùng cũng tan nhừ xác pháo. Đã có người này ắt có người kia. Đã có cái mạnh này ắt có cái mạnh khác. Đó phải chăng do hồng phúc của bản triều ta?
Đoan vương thấy Cương Nghị nói có lý lắm, bèn thành tâm với Nghị:
- Lão già này vốn nằm mọp nơi kinh thành, chẳng hiểu tí gì nơi biên cảnh. Ngươi tử các tỉnh xa trở về, nếu được biết có kẻ nào sẵn tài phá tan được súng đạn thì hãy tiến cử cho ta xem. Ta sẽ lập tức tâu lên Thái hậu mời ngay người đó vào kinh trọng dụng.
Cương Nghị nói:
- Vương gia đã có ý chân thành như vậy thì hay lắm. Hiện nay, có cánh quân của Nghĩa hoà quyền uy danh dậy khắp bốn phương, vương hãy vời bọn đó lại mà dùng, coi có được việc không?
Đến đây, Nghị bèn đem chuyện Du Lộc chiêu nạp bọn Nghĩa hoà quyền, rồi tán dương nào là bọn chúng lợi hại ra sao, là Du Lộc đã thí nghiệm như thế nào, súng đạn quyết không thể nào đả thương chúng được, nên đem cải tên thành Nghĩa hoà đoàn…
Nghị thao thao bất tuyệt nói toàn những chuyện lạ lùng, thần thánh khiến Đoan vương vui sướng quá, vỗ vai Cương Nghị bảo:
- Trong thiên hạ này mà còn có cái loại thần binh đó thì thực là trận giúp nhà Đại Thanh ta rồi!
Nói đoạn, vương lập tức sai Cương Nghị truyền báo Du Lộc cho Nghĩa hoà quyền tức tốc ngày đêm tiến kinh để đợi lệnh điều động.
Cương Nghị nghe nói, chính đúng ngay tim mình, tức thì chạy đi thông báo cho Dụ Lộc biết và bảo tuỳ nghi hành sự.
Đoan vương sau đó cũng vào triều, đem việc Nghĩa hoà đoàn thần thông quảng đại chủ trương bảo Thanh diệt Dương, tâu lên Tây thái hậu. Ai ngờ bị bà lập tức bác bỏ. Đoan vương thấy thế bèn ra thương nghị cùng Cương Nghị một mặt chiêu tiếp bọn Nghĩa hoà đoàn, một mặt nhờ Lý Liên Anh nói hùn vào trước mặt Tây thái hậu.
Quả nhiên kế sách này có giá trị. Tây thái hậu tuy lúc đầu không tin nhưng về sau thấy bọn thần tử của mình chúng khẩu đồng từ xem ra tán dương rõ rệt, bà cũng đành nghe theo.
Bọn Nghĩa hoà đoàn ở Thiên Tân bèn nườm nượp kéo nhau vào Bắc Kinh. Bất cứ tới đâu họ cũng lập đền để truyền đạo Bạch Liên giáo, mặt khác, đất phá nhà thờ đạo Công giáo, bắt được người công giáo nào cũng gán cho cái tội gián điệp thông đồng với bọn quỷ trắng Tây phương, bán nước cầu vinh, giết liền.
Bọn công sứ của các nước Tây phương thấy thế đứng lên can thiệp, nhưng Tổng đốc Trực Lệ Du Lộ vốn đã được bọn Đoan vương chỉ bảo, cứ lờ đi, chẳng phân xử gì cả. Bọn công sứ Tây chẳng còn cách nào hơn là điều binh khiển tướng bảo vệ lấy mình.
Tin tức đến tai Nghĩa hoà đoàn. Bọn họ yêu cầu Đoan vương cho kéo tới vây quán công sứ. Đoan vương nhất thời không dám tác chủ, còn đang do dự. Nhưng bọn Nghĩa hoà vây phía ngoài quán càng ngày càng đông, đánh trống đánh mõ, hò hét om xòm, chỉ chực nhảy bổ vào phía trong để nuốt chửng lấy bọn ngoại quốc.
Giữa lúc gay cấn đó, viên thư ký sứ quán Nhật Bản tên là Sam Sơn Bân Mộc và viên công sứ Đức quốc tên là Khắc Lâm Đức cưỡi xe cũng vừa đi tới. Bọn Nghĩa hoà đoàn chợt trông thấy viên thư ký Nhật nọ, liền đồng thanh hô lớn: "Giết thằng Nhật Bản, báo thù cuộc chiến bại Giáp Ngọ".
Người thì đông, tiếng hô thì to, thế là chẳng còn ai nghe ai, máu bốc lên, họ xông vào kẻ đấm người đạp, kẻ đâm người chém. Tên Nhật bị vằm ra như cám ngay trên chiếc xe của y. Viên công sứ Đức thấy thế nguy, biết không thể nói năng, giải thích gì được, liền quay đầu ù té chạy. Người Nghĩa hoà đoàn thấy y chạy, vội hô lớn: "Giết thằng Tây phương! Giết thằng Tây phương!" Cả đám đông lại nhảy ào tới, vây viên công sứ Đức vào giữa, rồi cũng giết béng luôn. Chưa hết, đám đông Nghĩa hoà đoàn còn diễu võ dương oai một hồi lâu rồi mới dần giải tán.
Đoan vương thấy chuyện đã tùm lum lên rồi, sợ Tây thái hậu bắt tội, vội vàng gọi bọn Cương Nghị, Từ Đồng, Triệu Thư Kiêu lại mật nghị. Bàn tính mãi, cả bọn mới quyết định nguỵ tạo một bức thư cảnh cáo của công sứ đoàn buộc Thái hậu quay về nắm chính quyền, phế bỏ Đại A Kha, lập tức mời Quang Tự hoàng đế lâm triều ngay hôm đó. Bàn xong, cả bọn kéo nhau tới yết kiến Tây thái hậu.
Lúc đó, Vinh Lộc đã được tin bọn Nghĩa hoà đoàn giết viên công sứ Đức và viên thư ký Nhật Bản, vội chạy vào báo cho Tây thái hậu hay. Lộc tâu với bà:
- Đoan vương dung túng cho bọn tà giáo giết chết viên công sứ, sau này thế nào cũng gây thành hoạ lớn chứ chẳng phải chơi.
Tây thái hậu nghe tâu, thầm trách Đoan vương làm bậy. Bà vừa định cho lệnh gọi thì đã thấy Đoan vương hối hả chạy vào, trình bức thư cảnh cáo giả mạo kia lên.
Tây thái hậu đọc xong bức thư, chính vì bức thư này chọc tức và nhè đúng chỗ kiêng kỵ nhất, bất giác bà cả giận đùng đùng. Bà quát lên rầm rầm, bọt mép như muốn tung lên đến tận đám mây xanh.
- À, thì ra mấy thằng quỷ trắng này dám can thiệp vào nội chính của ta. Rút lui khỏi chính quyền hay không cái đó tuỳ ta, chúng can dự gì mà dám can thiệp. Hà! Chúng bay đã dám lếu láo, xấc xược như vậy, ta sẽ đuổi hết chúng bay cho mà coi!
Thấy Tây thái hậu nổi xung, Đoan vương vội tâu:
- Nô tài đã đánh điện điều động quân cảm dũng của Đổng Phúc Tường về kinh; chỉ tối nay hoặc sáng mai là tới. Khi quân đến đông đủ, thì chỉ hô lên một tiếng là vây hết lại, tóm cổ từng thằng một mà đuổi cho bằng hết ra khỏi kinh, thế là rảnh mắt.
Tây thái hậu nghe tâu, gật gật cái đầu. Vinh Lộc đứng hầu bên cạnh, biết Tây thái hậu đang cơn thịnh nộ, không dám cản ngăn. Nhưng cả triều văn võ, ai cũng biết rằng vây công sứ quán, đuổi hết ngoại nhân là một việc chẳng lành.
Do đó, bọn đại thần người Hán là Từ Dung Nghi, Hứa Cảnh Trừng, và cả bọn đại thần người Mãn như Liên Nguyên, Lập Sơn nhất tề rủ nhau vào can gián.
Tây thái hậu cơn tức chưa nguôi, cất tiếng nói lớn:
- Bọn các ngươi chỉ biết bảo vệ, che chở cho lũ mọi ngoại quốc Tây phương, chứ không biết bọn chúng khinh khi bản triều quá sức à?
Bọn Từ Dung Nghi còn muốn tâu bày này nọ thêm nhưng Tây thái hậu đã lớn tiếng quát bảo thị vệ bắt giải hết cả bọn giao cho Hình bộ nghị tội.
Đoan vương thấy cơ hội vô cùng thuận lợi cho mình, bèn thừa dịp tâu lên:
- Bọn Từ, Hứa đã từng tư thông với ngoại quốc, chứng cớ đã rành rành. Nếu không trừng phạt để răn đe họ, e rằng về sau còn biết bao kẻ noi theo làm hại. Bọn Hán gian này quyết không thể dung tha, xin thái hậu xử trị.
Tây thái hậu gật đầu tức thì giao việc giám trảm này cho Đoan vương đem tất cả bọn Từ, Hứa trói giật lại rồi điệu ra chợ cửa đông để chém.
Khắp triều văn võ bá quan, anh nào anh nấy mặt tái xanh đi, hai hàm răng run lên lập cập, im phăng phắc. Nhiều người ứa thầm nước mắt vì thương cho hạnh tủi cho mình.
Sau khi bọn Từ, Hứa bị chém rồi, những kẻ nào bị nghi là Hán gian lập tức đem chém ngay. Hán gian ở đây chỉ những ai tư thông với bọn da trắng Tây dương. Ngoài ra những kẻ nào không tin tà giáo cũng bị đem ra xử tội nữa. Tà giáo đây tức là thứ tín ngưỡng của Nghĩa hoà đoàn.
Đảng cũ của Nghĩa hoà đoàn ở Bắc Kinh, xây một cái đài thật cao, tuyên truyền rằng đây là nơi triệu thần mời thánh.
Văn võ bá quan trong triều mỗi ngày đều phải tới đàn này để xì xụp lạy. Ví thử có kẻ nhất định không lễ lạy, thì bất luận là Mãn hay là Hán, thảy đều bị kết án là tư thông với ngoại quốc.
Ấy chỉ có mỗi một chuyện đó thôi mà quan người Hán, kẻ bị giết, kẻ bị tội, con số lên tới quá nửa, ở lại chỉ còn lèo tèo có ít người. Cựu thần như Vương Văn Thiều cũng suýt không thoát. Giữa lúc Tải Lan dâng sớ xin chém hết những tên Hán gian, thì trong bản phụ có nói đến cả Vương Văn Thiều, nhổ cỏ phải nhổ cả rê. Hổi đó, Vương Văn Thiều cùng làm việc với Vinh Lộc tại quân cơ xứ. Theo luật lệ của triều trước, đại thần quân cơ Mãn cũng đều là đại học sĩ. Các tờ sớ tâu lên của các triều thần, phải được đưa cho viên quan Mãn coi trước, sau đó mới đưa cho quan người Hán.
Hôm đó, Vinh Lộc ngồi xem tờ sớ của Tải Lan, đến tờ phụ bản thấy có tên Vương Văn Thiều liền giấu ngay đi, coi như không có, rồi xem tiếp qua các tờ sớ khác. Vương Văn Thiều tiếp sau đó cũng xem tờ sớ của Tải Lan, quay đầu lại hỏi Vinh Lộc:
- Lan công cũng còn có một phụ bản nữa, ngài để đâu rồi?
Vinh Lộc trả lời lại một cách hàm hồ:
- E rằng bị thất lạc rồi chăng?
Vương Văn Thiều nghe vậy cũng chỉ còn biết gật đầu. Hai người xem xong tấu chương, rồi lên yết kiến Tây thái hậu trình tâu hết mọi tờ sớ. Xong đâu đấy, Vinh Lộc mới rút ở trong ống tay áo ra tờ phụ bản trình lên cho Tây thái hậu xem và nói:
- Thái hậu nghĩ xem có phải Tải Lan nói tầm bậy không?
Tây thái hậu tiếp lấy tờ phụ bản, xem xong, bỗng biến sắc nói:
- Ngươi có thể đảm bảo việc này cho hắn được à?
Vinh Lộc dập đầu tâu:
- Nô tài nguyện đem cả trăm mạng để xin đảm bảo.
Tây thái hậu lớn tiếng nói:
- Vậy thì ta giao hắn cho ngươi. Nếu có gì biến sau này ta cứ ngươi chịu tội nghe chưa?
Vinh Lộc vội dập đầu tạ ơn rồi lui ra:
Vương Văn Thiều lúc đó cũng quỳ ở bên cạnh, nhưng bị nặng tai, nên không nghe thấy gì.
Lại nói tới bọn Nghĩa hoà đoàn đập phá các sứ quán ngoại quốc, đáp lại, các nước chỉ còn cách điều động quân hạm đổ bộ thẳng vào Thiên Tân.
Lúc này, Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu ở Nhật Bản lại đã thành lập được một tổ chức gọi là hội Bảo Hoàng, tôn chỉ của hội là ủng hộ vua Đức Tông, xua đuổi Tây thái hậu.
Người phụ hoạ với Khang, Lương gia nhập hội này rất đông.
Tin tức này truyền về Trung Quốc, đến tai Tây thái hậu, hậu rất lấy làm lo ngại. Bà liền cho họp bọn quân cơ đại thần để mong tìm một biện pháp.
Theo ý Tây thái hậu thì tuy bọn Khang, Lương ở xa mãi hải ngoại nhưng cuối cùng vẫn là đáng sợ cho bà. Nếu không tìm được một kế sách để diệt trừ bọn này thì không thế yên được. Cả bọn trong bàn hội nghị suy đi tính lại mãi một lúc lâu mà vẫn không tìm ra kế sách gì gọi là lương sách.
Cương Nghị muốn làm đẹp lòng Tây thái hậu, liên mật tâu:
- Theo ngu kiến của nô tài thì bọn Khang, Lương ở hải ngoại hoạt động, thực chẳng phải chỉ có mỗi một mục tiêu là bảo hoàng mà thôi đâu. Tìm cách trừ được chiêu bài của bọn chúng, duy chỉ có việc lập sử (lập vua nối ngôi) để mình nắm chắc được quyền vị đã, sau đó dần dần thiết kế chính vị, và chém cỏ trừ gốc. Chúng không còn biện pháp đối phó nữa, ắt tự nhiên phải tan!
Mấy lời khuyên này của Cương Nghị đã làm cho Tây thái hậu thức tỉnh. Bà gật đầu: đồng ý lia lịa, rồi tức tốc truyền lệnh lo việc lập sử.
Nghe được tin tức lập sử, bọn thân vương chi gần, bọn bối lặc, bối tử, anh nào lại chẳng nghĩ đến cái mồi ngon nó sẽ đến với mình trong tương lai. Bởi thế bọn thân vương ngang hàng với Đức Tông tấp tểnh đem con trai mình ứng cử ngôi kế vị. Họ nghĩ rằng một khi con mình đã lên ngồi trên ngôi báu rồi thì làm sao chả có cái ghế nhiếp chính vương dành cho mình. Thế là trong bóng tối, họ ngầm chơi nhau, tranh giành lẫn nhau, vô cùng kịch liệt.
Trong đám thân vương mưu đồ ngôi báu này, người ta chỉ thấy có Phổ Tuấn con của Đoan vương Tải Ỷ, là có nhiều hy vọng nhất.
Thuần Vương Tải Phong, bối lặc Tải Lan cũng hăng hái chạy chọt đến nát cả gót giày. Nhưng cuối cùng lại bị Đoan vương chiếm mất ưu thế. Ấy cũng vì chuyện tranh giành này nên sau mới có chuyện ghen ghét nhau, rồi chia năm xẻ bảy, thù nghịch nhau lung tung. Bất quá chỉ là tại khí số của nhà Thanh đã đến lúc hết, cho nên mới xảy ra tình trạng nát bét như vậy.
Con trai của Đoan vương là Phổ Tuấn sở dĩ được lập sử, sự thực ra cũng có một nguyên do quan trọng bên trong. Nguyên lai bà phúc tấn, vợ Đoan vương vốn là người đẹp sắc nước hương trời, Tây thái hậu thường cho gọi vào trong cung để bầu bạn với mình và với bọn cách cách. Cái hay của bà phúc tấn là khéo chiều người, vì thế rất được lòng Tây thái hậu.
Phổ Tuấn nhờ mẹ cũng được phép ra vào trong cung cấm. Phải cái Phổ Tuấn ngu dốt đến tệ hại. Hai chữ "đọc sách" đối với Tuấn hình như là cái gì "oan gia đến bảy kiếp". Đọc sách thì chê, nhưng lang thang hết đầu chợ cuối phố, len lỏi vào những tổ quỷ hang chuột thì lại rất lành nghề. Do đó bất luận là Huy điệu, Tần xoang, Côn khúc v.v… tất cả Tuấn đều hát được, tuy không mê ly lắm nhưng cũng lọt tai. Những lúc rồi rảnh, thái hậu thường bảo Tuấn ca lên vài bản nghe chơi và thường lưu Tuấn trong cung bên cạnh bà.
Lần này lập sử, bọn đại thần đương nhiên đều tiến cử Phổ Tuấn, rất hợp với ý của Tây thái hậu. Bởi Tuấn là một tên ngu dốt, đần độn thì tuy ngai vàng Tuấn ngồi, nhưng quyền bính vẫn nằm trong tay bà hết. Bà nghĩ nếu cho một kẻ thông minh tài trí ngồi vào chiếc ngai vàng nọ, ắt có ngày lại xảy ra cái vụ chính biến nữa, nên bà quyết lập Phổ Tuấn lên ngôi hoàng đế.
Ý đã định, Tây thái hậu bèn cho gọi ngay Đoan vương Tài Ỷ vào Di Hoà viên để nghị sự. Bà đem chỉ dụ lập Phổ Tuấn lên nối ngôi Đức Tông, tức là Mục Tông cho vương xem.
Đoan vương mừng rơn, vâng chịu ngay. Vương bèn chọn ngay ngày lành giờ tốt để đưa cậu con trai mình vào làm hoàng đế tương lai, gọi là Đại A Kha.
Thế là Tây thái hậu đã thực hiện được phần đầu của kế hoạch. Sang phần thứ hai, bà lấy danh hiệu lập sử chiêu dụ trong ngoài, từ đại thần tiểu thần đến quần chúng chuẩn bị phế bỏ Đức Tông để đưa Tuấn lên chính vị hoàng đế. Mặt khác bà thông báo cho các quan lại khắp nơi biết là sang năm mới sẽ có cuộc đăng vị của tân quân.
Chỉ dụ này vừa ban bố ra chưa được bao lâu thì bọn cựu thần như Vương Mông Lâu, Tôn Dục Văn đều dâng sớ lên tranh biện phải trái.
Bọn cương thần ngoài biên ải như Lý Hồng Chương, Trương Chi Động, Lưu Khôn cũng gởi tấu chương về triều như bươm bướm để can gián. Họ lấy lý do Đức Tông chưa từng làm điều gì thất đức, chớ nên bầy chuyện phế lập để sinh rắc rối. Ngoài ra, bọn ngoại quốc như Anh, Pháp, Nhật, Nga cũng gởi thư cảnh cáo. Bọn này thì sợ việc phế lập này sẽ gây ra chuyện khủng hoảng nội chính cho Trung Quốc, có hại cho quyền lợi của họ.
Tây thái hậu thấy tình hình xôn xao như vậy, chỉ đành gọi bọn đại thần vây cánh vào cung bàn tính. Sử quân (vua nối ngôi) đã sẵn rồi, chỉ còn có việc phế lập. Nhưng nên để khi tình thế bên ngoài tạm lắng dịu lúc đó hãy tính.
Việc ngăn trở này đột nhiên xảy ra, khắp triều chẳng có anh nào dám bàn chuyện phế lập nữa. Duy chỉ có Đoan vương Tài Ỷ là tức đến hộc máu, gầm gừ hậm hực suốt ngày. Ông tiếc cái phút vinh hoa khi được thấy thằng con trai Phổ Tuấn của ông ngồi ngất ngưởng trên ngôi báu. Ông còn tức một điều nữa là cái bọn ngoại nhân kia tự dựng nhảy vào chuyện. Bọn đình thần cũng như bọn cương thần, ông còn có thể dùng uy quyền áp chế để thực hiện ý minh được, chứ đến những điều khuyến, cáo nảy lửa và nguy hiểm của bọn ngoại quốc thì quả khó mà vượt qua. Bởi thế, Đoan vương sau chuyến làm thái thượng hoàng hụt này, càng lấy làm căm tức bọn ngoại quốc, coi như không đội trời chung. Từ đó về sau, ông thường nghĩ mưu tính kế để báo thù, hết đặt chước này lại đến bày phép nọ, mong sao đuổi cho bằng hết bọn chúng ra khỏi đất nước.
Rồi ông đi kiếm bọn Tải Lan, Cương Nghị trù hoạch một kế sách để đối phó với ngoại nhân. Tục ngữ có câu: "Vật có thối thì dòi mới sinh". Đoan vương vì hận thủ riêng tư mà dồn mọi nỗ lực trả thù bọn Tây dương nên bọn Quyền giáo mới thừa dịp mà khởi sự được. Đó phải chăng do số trời?
Thôi việc đó ta hãy tạm gác.
Phe Quyền giáo vốn gốc gác tại tỉnh Sơn Đông. Thủ lĩnh của phe này là Trương Loan, tàn dư của Bát quái giáo.
Sau khi bị quân Thanh tiêu diệt, Bát quái giáo đã lâu không xuất đầu lộ diện. Trong chiến dịch năm Giáp Ngọ (Trung - Nhật chiến tranh) triều đình nhà Thanh cam chịu cắt đất cầu hoà. Những ai giàu nghĩa khí đều lấy làm tức, bàn tính xôn xao, kẻ thì nói Thanh đình nhu nhược để đến nỗi bị ngoại nhân khinh rẻ Trung Hoa, kẻ thì bảo từ đây Trung Quốc sẽ bị cái cảnh chia dưa xẻ bí, không còn cách chi an bình nữa.
Trương Loan thấy lòng dân tức giận, hùng khí lên ngùn ngụt, bèn mưu tính với con gái là Trương Tú Anh và con rể là Lý Lai Trung dựng cờ khởi sự, lấy danh nghĩa là "phò Thanh diệt Dương". Đi tới đâu, Loan truyền giáo tới đó, hiểu dụ quần chúng vào đạo, vào đảng của mình.
Trương Loan biết khá về tả đạo bàng môn, bèn lợi dụng ngay xảo thuật này chữa bệnh cho người, khi bằng bùa, khi bằng chú, cũng có chút ít hiệu nghiệm, thành thử lôi kéo được khá nhiều người vào đảng.
Giữa lúc này, một dịp may hiếm có tới với Loan. Số là Dục Hiền, tuần phủ Sơn Đông có một người thiếp yêu sinh đẻ khó khăn, lo thầy chạy thuốc mãi không xong. Trong lúc cấp bách, Hiền chẳng có chủ ý gì cả, nghe có người tiến cử Trương Loan, chẳng hỏi han gì, vội cho người đi mời ngay vào.
Trương Loan dùng phù chú chẩn bệnh. Sau đó chẳng hiểu Loan dùng quỷ thuật gì mà vừa niệm xong mấy câu thần chú, cái thai bỗng ra cấp kế. Cả hai mẹ con thế là toàn mạng. Dục Hiển mừng quá, đã mừng lại phục nữa, liền cho đem ngay cái kiệu của chính mình tới công đường để đưa Loan về.
Vài ngày sau, Dục Hiền sai người đem ba ngàn quan tiền đến để tạ ơn Loan. Nhưng Loan không chịu nhận một đồng nào, chỉ yêu cầu Hiền một điều là ra yết thị để bảo vệ Loan, có thế thôi.
Dục Hiền cũng chẳng do dự gì, liền sai ra yết thị khắp nơi, hiểu dụ cho toàn thể quan lại các quận huyện trong tỉnh, rằng Nghĩa hoà quyền vốn là một loại Nghĩa dân, chỉ lo phù Thanh diệt Dương, vì vậy quan lại địa phương nên phải bảo vệ cho họ.
Quan tỉnh đã ra yết thị như vậy, thử hỏi bọn tép riu dưới quận huyện làm sao mà dám động tới Nghĩa hoà quyền? Thế là tại Sơn Đông, Loan tha hồ làm mưa làm gió, không hề bị ngăn trở. Quần chúng mê tín càng ngày theo càng nhiều, thế lực của Loan chẳng mấy hồi mà mạnh lớn. Cô con gái Trương Tú Anh tự là Hoàng liên thánh mẫu, tuyển mộ một đội phụ nữ, người nào cũng mặc áo đỏ và quần đỏ, tay cầm cái đèn đỏ, đi khắp đó đây tuyên truyền rằng: Súng đại bác của bọn mọi da trắng Tây dương tuy có lợi hại, nhưng ta chỉ lấy chiếc đèn đỏ rọi một cái là nổ tan tành ngay.
Ấy cũng vì thế mà khắp cả vùng Sơn Đông loan truyền huyền thoại về cái đèn đỏ rọi. Lại còn huyền thoại về loại bùa thiêng, cứ hễ đeo vào mình thì lúc xông trận không bao giờ bị đao, kiếm, nước, lửa làm cho bị thương cả. Tin tức này truyền ra ngoài, chẳng đầy nửa năm, đảng vũ của Loan đã lên tới tám, chín ngàn người. Những nhà thờ đạo Công giáo xây cất ở Sơn Đông của bọn Tây dương chẳng mấy ngày đã bị tín đồ của Loan phá huỷ, đốt cháy hết. Chưa đã, bọn Loan còn đi lùng giết các cha đạo, đánh đập những người theo đạo Công giáo.
Khi đó thế lực của bọn Tây dương và của các đạo Công giáo chưa mạnh, bởi thế khi bị Nghĩa hoà quyền tấn công chẳng làm gì được, chỉ đành chạy lên nhờ quan tuần phủ can thiệp.
Nhưng Dục Hiền vốn trót quý trọng Trương Loan, hơn nữa cũng chẳng ưa gì bọn Tây dương cũng như đạo Công giáo cho nên chỉ ậm ừ khuyên giải đôi ba câu lấy lệ mà thôi.
Uy thế của Nghĩa hoà quyền càng ngày càng lớn. Bọn Tây phương đến lúc này quả có hãi sợ. Nghe tới Nghĩa hoà quyền anh nào anh nấy đều xanh mày xám mặt. Dục Hiền bị điều động đi tỉnh khác, Viên Thế Khải được đổi tới làm Sơn Đông tuần phủ. Lúc Khải tới, Nghĩa hoà quyền đã đến lúc cực thịnh, gây không biết bao nhiêu chuyện ngang ngược tại nơi đây.
Viên Thế Khải thấy bọn Trương Loan quá lộng hành, biết thế nào cũng có điều chẳng lành về sau, bèn truyền lệnh cho tổng trấn đem quân đánh dẹp. Nghĩa hoà quyền bị đánh tan tác Thủ lĩnh Trương Loan chết trận, chỉ còn vợ chồng Trương Tú Anh và một số đồ đảng sống sót.
Tuy nhiên, Nghĩa hoà quyền lúc này đã thành lập xong, ở khắp các tỉnh đều có tổ chức. Thấy Sơn Đông tình hình nguy ngập, không thể lập cước được, tất cả kéo nhau sang Thiên Tân. Tổng đốc Trực Lệ là Du Lộc thấy Nghĩa hoà quyền kéo cờ phù Thanh diệt Dương, rất lấy làm quý trọng. Lộc đã chẳng những mời Lý Lại Trung vào trong công đường đàm đạo, lại còn cung đốn ăn uống đầy đủ. Thế lực của Nghĩa hoà quyền ở Thiên Tân mạnh dần. Hơn nữa, từ sau khi Lý Hồng Chương được bổ nhiệm làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, huấn luyện xong đoàn quân Thần hổ doanh binh mã thì số quân này đều thuộc quyền điều động của Đoan vương, là người coi Tây dương như kẻ thù bất cộng đái thiên.
Vương tính tìm cơ hội báo thù cho vơi bớt nỗi oán hận chất chứa lâu nay, bèn cho huấn luyện binh sĩ ngày đêm cho thật thuần thục để chờ lúc dùng tới. Khéo thay, sự đời có chỗ gặp gỡ tài tình; số là Cương Nghị nhân có dịp tuần du xuống miền Nam trở về, qua Thiên Tân. Gặp được Nghị, Du Lộc bèn đem chuyện Nghĩa hoà quyền ra nói, có mấy lời đặc biệt này:
- Nghĩa hoà quyền có chủ trương phò Thanh diệt Dương, đó là hồng phúc cho Thanh triều ta thoát được sự thôn tính của bọn mọi bên ngoài. Nếu ta đem việc này tâu về triều, được thái hậu ban khen thì đại sự ắt thành công. Nhà Thanh ta ngày mai trùng hưng lên được, đó chẳng phải là một công lớn sao?
Cương Nghị với Du Lộc vốn là con cô con cậu. Bởi thế, khi nghe lời khích của Lộc, Nghị tin ngay, không nghi ngờ gì cả, lại còn cho hợp ý mình là khác, bèn tỏ ý tích cực ủng hộ Nghĩa hoà quyền, một khi về tới triều…
Khi Cương Nghị về tới kinh, Đoan vương đem việc tập luyện Thần hổ doanh ra bàn với Nghị và có ý định muốn đem đổi ra làm hai trấn. Nghị nhân dịp nói vào:
- Quân mã của Thần hổ doanh vốn còn theo cựu chế của Tăng Tả trước đây (Tăng Quốc Phiên), lúc đó đem dùng đánh bọn tóc dài còn được, chứ bây giờ đem ra để chọi với bọn Tây dương thì hỏng bét. Vương không nhớ tới trận đánh năm Giáp Ngọ sao? Trời! Súng đại bác của bọn quỷ trắng quả lợi hại thật đó.
Đoan vương nghe xong, cười nhạt rồi nói:
- Nếu vậy thì bọn ta đành phải chịu để bọn Tây dương lăng nhục suốt đời, làm sao thấy cái ngày báo phục được nữa?
Nói xong, Đoan vương thở dài đánh thượt, vẻ mặt vô cùng thất vọng, Cương Nghị thấy thế vội nói:
- Nói thế thì ra dân mình hèn quá chăng? Thoạt đầu lúc bọn "tóc dài" khởi sự, chúng ghê gớm biết chừng nào, ấy thế mà cuối cùng cũng tan nhừ xác pháo. Đã có người này ắt có người kia. Đã có cái mạnh này ắt có cái mạnh khác. Đó phải chăng do hồng phúc của bản triều ta?
Đoan vương thấy Cương Nghị nói có lý lắm, bèn thành tâm với Nghị:
- Lão già này vốn nằm mọp nơi kinh thành, chẳng hiểu tí gì nơi biên cảnh. Ngươi tử các tỉnh xa trở về, nếu được biết có kẻ nào sẵn tài phá tan được súng đạn thì hãy tiến cử cho ta xem. Ta sẽ lập tức tâu lên Thái hậu mời ngay người đó vào kinh trọng dụng.
Cương Nghị nói:
- Vương gia đã có ý chân thành như vậy thì hay lắm. Hiện nay, có cánh quân của Nghĩa hoà quyền uy danh dậy khắp bốn phương, vương hãy vời bọn đó lại mà dùng, coi có được việc không?
Đến đây, Nghị bèn đem chuyện Du Lộc chiêu nạp bọn Nghĩa hoà quyền, rồi tán dương nào là bọn chúng lợi hại ra sao, là Du Lộc đã thí nghiệm như thế nào, súng đạn quyết không thể nào đả thương chúng được, nên đem cải tên thành Nghĩa hoà đoàn…
Nghị thao thao bất tuyệt nói toàn những chuyện lạ lùng, thần thánh khiến Đoan vương vui sướng quá, vỗ vai Cương Nghị bảo:
- Trong thiên hạ này mà còn có cái loại thần binh đó thì thực là trận giúp nhà Đại Thanh ta rồi!
Nói đoạn, vương lập tức sai Cương Nghị truyền báo Du Lộc cho Nghĩa hoà quyền tức tốc ngày đêm tiến kinh để đợi lệnh điều động.
Cương Nghị nghe nói, chính đúng ngay tim mình, tức thì chạy đi thông báo cho Dụ Lộc biết và bảo tuỳ nghi hành sự.
Đoan vương sau đó cũng vào triều, đem việc Nghĩa hoà đoàn thần thông quảng đại chủ trương bảo Thanh diệt Dương, tâu lên Tây thái hậu. Ai ngờ bị bà lập tức bác bỏ. Đoan vương thấy thế bèn ra thương nghị cùng Cương Nghị một mặt chiêu tiếp bọn Nghĩa hoà đoàn, một mặt nhờ Lý Liên Anh nói hùn vào trước mặt Tây thái hậu.
Quả nhiên kế sách này có giá trị. Tây thái hậu tuy lúc đầu không tin nhưng về sau thấy bọn thần tử của mình chúng khẩu đồng từ xem ra tán dương rõ rệt, bà cũng đành nghe theo.
Bọn Nghĩa hoà đoàn ở Thiên Tân bèn nườm nượp kéo nhau vào Bắc Kinh. Bất cứ tới đâu họ cũng lập đền để truyền đạo Bạch Liên giáo, mặt khác, đất phá nhà thờ đạo Công giáo, bắt được người công giáo nào cũng gán cho cái tội gián điệp thông đồng với bọn quỷ trắng Tây phương, bán nước cầu vinh, giết liền.
Bọn công sứ của các nước Tây phương thấy thế đứng lên can thiệp, nhưng Tổng đốc Trực Lệ Du Lộ vốn đã được bọn Đoan vương chỉ bảo, cứ lờ đi, chẳng phân xử gì cả. Bọn công sứ Tây chẳng còn cách nào hơn là điều binh khiển tướng bảo vệ lấy mình.
Tin tức đến tai Nghĩa hoà đoàn. Bọn họ yêu cầu Đoan vương cho kéo tới vây quán công sứ. Đoan vương nhất thời không dám tác chủ, còn đang do dự. Nhưng bọn Nghĩa hoà vây phía ngoài quán càng ngày càng đông, đánh trống đánh mõ, hò hét om xòm, chỉ chực nhảy bổ vào phía trong để nuốt chửng lấy bọn ngoại quốc.
Giữa lúc gay cấn đó, viên thư ký sứ quán Nhật Bản tên là Sam Sơn Bân Mộc và viên công sứ Đức quốc tên là Khắc Lâm Đức cưỡi xe cũng vừa đi tới. Bọn Nghĩa hoà đoàn chợt trông thấy viên thư ký Nhật nọ, liền đồng thanh hô lớn: "Giết thằng Nhật Bản, báo thù cuộc chiến bại Giáp Ngọ".
Người thì đông, tiếng hô thì to, thế là chẳng còn ai nghe ai, máu bốc lên, họ xông vào kẻ đấm người đạp, kẻ đâm người chém. Tên Nhật bị vằm ra như cám ngay trên chiếc xe của y. Viên công sứ Đức thấy thế nguy, biết không thể nói năng, giải thích gì được, liền quay đầu ù té chạy. Người Nghĩa hoà đoàn thấy y chạy, vội hô lớn: "Giết thằng Tây phương! Giết thằng Tây phương!" Cả đám đông lại nhảy ào tới, vây viên công sứ Đức vào giữa, rồi cũng giết béng luôn. Chưa hết, đám đông Nghĩa hoà đoàn còn diễu võ dương oai một hồi lâu rồi mới dần giải tán.
Đoan vương thấy chuyện đã tùm lum lên rồi, sợ Tây thái hậu bắt tội, vội vàng gọi bọn Cương Nghị, Từ Đồng, Triệu Thư Kiêu lại mật nghị. Bàn tính mãi, cả bọn mới quyết định nguỵ tạo một bức thư cảnh cáo của công sứ đoàn buộc Thái hậu quay về nắm chính quyền, phế bỏ Đại A Kha, lập tức mời Quang Tự hoàng đế lâm triều ngay hôm đó. Bàn xong, cả bọn kéo nhau tới yết kiến Tây thái hậu.
Lúc đó, Vinh Lộc đã được tin bọn Nghĩa hoà đoàn giết viên công sứ Đức và viên thư ký Nhật Bản, vội chạy vào báo cho Tây thái hậu hay. Lộc tâu với bà:
- Đoan vương dung túng cho bọn tà giáo giết chết viên công sứ, sau này thế nào cũng gây thành hoạ lớn chứ chẳng phải chơi.
Tây thái hậu nghe tâu, thầm trách Đoan vương làm bậy. Bà vừa định cho lệnh gọi thì đã thấy Đoan vương hối hả chạy vào, trình bức thư cảnh cáo giả mạo kia lên.
Tây thái hậu đọc xong bức thư, chính vì bức thư này chọc tức và nhè đúng chỗ kiêng kỵ nhất, bất giác bà cả giận đùng đùng. Bà quát lên rầm rầm, bọt mép như muốn tung lên đến tận đám mây xanh.
- À, thì ra mấy thằng quỷ trắng này dám can thiệp vào nội chính của ta. Rút lui khỏi chính quyền hay không cái đó tuỳ ta, chúng can dự gì mà dám can thiệp. Hà! Chúng bay đã dám lếu láo, xấc xược như vậy, ta sẽ đuổi hết chúng bay cho mà coi!
Thấy Tây thái hậu nổi xung, Đoan vương vội tâu:
- Nô tài đã đánh điện điều động quân cảm dũng của Đổng Phúc Tường về kinh; chỉ tối nay hoặc sáng mai là tới. Khi quân đến đông đủ, thì chỉ hô lên một tiếng là vây hết lại, tóm cổ từng thằng một mà đuổi cho bằng hết ra khỏi kinh, thế là rảnh mắt.
Tây thái hậu nghe tâu, gật gật cái đầu. Vinh Lộc đứng hầu bên cạnh, biết Tây thái hậu đang cơn thịnh nộ, không dám cản ngăn. Nhưng cả triều văn võ, ai cũng biết rằng vây công sứ quán, đuổi hết ngoại nhân là một việc chẳng lành.
Do đó, bọn đại thần người Hán là Từ Dung Nghi, Hứa Cảnh Trừng, và cả bọn đại thần người Mãn như Liên Nguyên, Lập Sơn nhất tề rủ nhau vào can gián.
Tây thái hậu cơn tức chưa nguôi, cất tiếng nói lớn:
- Bọn các ngươi chỉ biết bảo vệ, che chở cho lũ mọi ngoại quốc Tây phương, chứ không biết bọn chúng khinh khi bản triều quá sức à?
Bọn Từ Dung Nghi còn muốn tâu bày này nọ thêm nhưng Tây thái hậu đã lớn tiếng quát bảo thị vệ bắt giải hết cả bọn giao cho Hình bộ nghị tội.
Đoan vương thấy cơ hội vô cùng thuận lợi cho mình, bèn thừa dịp tâu lên:
- Bọn Từ, Hứa đã từng tư thông với ngoại quốc, chứng cớ đã rành rành. Nếu không trừng phạt để răn đe họ, e rằng về sau còn biết bao kẻ noi theo làm hại. Bọn Hán gian này quyết không thể dung tha, xin thái hậu xử trị.
Tây thái hậu gật đầu tức thì giao việc giám trảm này cho Đoan vương đem tất cả bọn Từ, Hứa trói giật lại rồi điệu ra chợ cửa đông để chém.
Khắp triều văn võ bá quan, anh nào anh nấy mặt tái xanh đi, hai hàm răng run lên lập cập, im phăng phắc. Nhiều người ứa thầm nước mắt vì thương cho hạnh tủi cho mình.
Sau khi bọn Từ, Hứa bị chém rồi, những kẻ nào bị nghi là Hán gian lập tức đem chém ngay. Hán gian ở đây chỉ những ai tư thông với bọn da trắng Tây dương. Ngoài ra những kẻ nào không tin tà giáo cũng bị đem ra xử tội nữa. Tà giáo đây tức là thứ tín ngưỡng của Nghĩa hoà đoàn.
Đảng cũ của Nghĩa hoà đoàn ở Bắc Kinh, xây một cái đài thật cao, tuyên truyền rằng đây là nơi triệu thần mời thánh.
Văn võ bá quan trong triều mỗi ngày đều phải tới đàn này để xì xụp lạy. Ví thử có kẻ nhất định không lễ lạy, thì bất luận là Mãn hay là Hán, thảy đều bị kết án là tư thông với ngoại quốc.
Ấy chỉ có mỗi một chuyện đó thôi mà quan người Hán, kẻ bị giết, kẻ bị tội, con số lên tới quá nửa, ở lại chỉ còn lèo tèo có ít người. Cựu thần như Vương Văn Thiều cũng suýt không thoát. Giữa lúc Tải Lan dâng sớ xin chém hết những tên Hán gian, thì trong bản phụ có nói đến cả Vương Văn Thiều, nhổ cỏ phải nhổ cả rê. Hổi đó, Vương Văn Thiều cùng làm việc với Vinh Lộc tại quân cơ xứ. Theo luật lệ của triều trước, đại thần quân cơ Mãn cũng đều là đại học sĩ. Các tờ sớ tâu lên của các triều thần, phải được đưa cho viên quan Mãn coi trước, sau đó mới đưa cho quan người Hán.
Hôm đó, Vinh Lộc ngồi xem tờ sớ của Tải Lan, đến tờ phụ bản thấy có tên Vương Văn Thiều liền giấu ngay đi, coi như không có, rồi xem tiếp qua các tờ sớ khác. Vương Văn Thiều tiếp sau đó cũng xem tờ sớ của Tải Lan, quay đầu lại hỏi Vinh Lộc:
- Lan công cũng còn có một phụ bản nữa, ngài để đâu rồi?
Vinh Lộc trả lời lại một cách hàm hồ:
- E rằng bị thất lạc rồi chăng?
Vương Văn Thiều nghe vậy cũng chỉ còn biết gật đầu. Hai người xem xong tấu chương, rồi lên yết kiến Tây thái hậu trình tâu hết mọi tờ sớ. Xong đâu đấy, Vinh Lộc mới rút ở trong ống tay áo ra tờ phụ bản trình lên cho Tây thái hậu xem và nói:
- Thái hậu nghĩ xem có phải Tải Lan nói tầm bậy không?
Tây thái hậu tiếp lấy tờ phụ bản, xem xong, bỗng biến sắc nói:
- Ngươi có thể đảm bảo việc này cho hắn được à?
Vinh Lộc dập đầu tâu:
- Nô tài nguyện đem cả trăm mạng để xin đảm bảo.
Tây thái hậu lớn tiếng nói:
- Vậy thì ta giao hắn cho ngươi. Nếu có gì biến sau này ta cứ ngươi chịu tội nghe chưa?
Vinh Lộc vội dập đầu tạ ơn rồi lui ra:
Vương Văn Thiều lúc đó cũng quỳ ở bên cạnh, nhưng bị nặng tai, nên không nghe thấy gì.
Lại nói tới bọn Nghĩa hoà đoàn đập phá các sứ quán ngoại quốc, đáp lại, các nước chỉ còn cách điều động quân hạm đổ bộ thẳng vào Thiên Tân.
/172
|