Thanh Cung Mười Ba Triều

Chương 17: TRAI HAI MƯƠI LẤY GÁI LỤC TUẦN

/172


Năm đó, Bách Lý cô nương năm mươi hai tuổi. Tuy đã về già nhưng vốn người xinh đẹp nên trông nàng như mời ngoài ba mươi. Nàng đẹp nhưng tiếc là đã quá muộn màng.

Bà con lối xóm thấy nàng phòng không chiếc bóng ai cũng đều than thở cho nàng. Nhưng đối với nàng thì từ khi có chú bé tiểu thôn trưởng sớm chiều quấn quýt bên nhau, nàng quên hết mọi nỗi cô tịch lạnh lùng.

Chú bé tiểu thôn trưởng Bố Khố Lý Ang Thuận quả thật là một tay anh hùng bản tính trời sinh nên mới tám, chín tuổi đã biết cưỡi ngựa bắn cung. Nhiều người lớn tuổi trong thôn chi thích ngày ngày theo chàng leo núi trèo đèo, du ngoạn những nơi danh lam thắng cảnh. Bởi thế, chẳng bao lâu chàng đã hiểu biết tất cả địa thế của vùng Tam Tính. Bách Lý cô nương lại còn là một nữ lang anh kiệt, giúp đỡ khá nhiều ý kiến cho chàng. Những lúc nhàn cảnh, nàng cùng với chú bé tiểu thôn trưởng bàn luận sự đời, nàng chỉ dạy cho chàng làm cách nào để chỉnh lý thôn Tam Tính. Chú bé nhất nhất đều nghe theo nàng. Rồi một hôm chàng triệu tập tất cả mười bốn vị niên trưởng có thế lực trong thôn để giao cho họ quản trị mọi việc, trong đó có việc chia thôn Tam Tính ra làm mười bốn xóm mỗi xóm đặt dưới quyền điều khiển của một vị quản trị. Chàng lại chọn bốn trăm tên dân đinh thân hình cao lớn khoẻ mạnh lực lưỡng, biến thành quân ngũ, ngày ngày tập luyện võ nghệ tại võ trường ở đầu thôn, nào cưỡi ngựa bắn cung, múa côn, phóng giáo, tên nào tên nấy đều dũng mãnh vô địch. Chàng còn cho rào bao chung quanh bằng những rào cao quá đầu người, có cổng ra vào. Từ đó về sau không còn có chuyện trộm trâu trộm ngựa hoặc mất bò lạc dê nữa. Chưa hết, chàng còn đặt kế hoạch tuần phòng cắt cử người canh gác tại bốn cổng trước sau tả hữu của thôn để tra xét kẻ gian nên nhờ đó dân làng mới được yên tâm ngon giấc khỏi lo tai biến.

Công đức của chú bé tiểu thôn trưởng đối với thôn Tam Tính quả thật vô lường. Dân làng ai lại dám quên ơn. Tuy nói là công đức của vị tiểu thôn trưởng nhưng thực ra đó là của Bách Lý cô nương mới đúng. Bởi vì tất cả những kế hoạch chỉnh lý thôn Tam Tính đều do Bách Lý cô nương sáng kiến ra cả. Ấy cũng vì vậy nên chàng càng ngày càng kính yêu Bách Lý cô nương.

Bố Khố Lý Ang Thuận có một điều mâu thuẫn kỳ quái, là khi chàng ra ngoài ngồi trên lưng con tuấn mã hiên ngang oai dũng thì thôn dân ai cũng sợ hãi, dốc lòng kính phục, nhưng trái lại lúc trở về nhà, chàng thấy Bách Lý cô nương thì tự nhiên cái thân bảy thước mày râu kia cứ mềm lại như bún, nhũn như con chi chi, không còn một tí nào là anh hùng quắc thước nữa.

Cái thân trai mười bảy tuổi cao lớn thế kia mà lúc nào cũng chỉ có một việc theo hầu Bách Lý cô nương nửa bước chẳng rời. Có khi ngồi tựa bên gối hoặc có khi nằm gọn trong lòng Bách Lý cô nương y như một đứa trẻ nằm trong lòng mẹ, mặc dầu chàng đã mười bảy tuổi, cao lớn có khi còn hơn cả Bách Lý cô nương nữa. Bách Lý cô nương nuôi chàng từ nhỏ cho nên nếp sống thân mật ấy giữa đôi người đã thành một thói quen, không một ai để ý tới điều dị nghị nam nữ nữa. Hai người ngày đêm cười nói bên nhau để giải buồn, khiển hứng.

Nhiều khi chàng sờ đầu vuốt tóc Bách Lý cô nương và đến lúc quá thân thiết chàng đưa tay nâng đôi má Bách Lý cô nương, tiếng gọi "chị, chị" ra chiều quý mến cực độ. Tối đến, chàng ngủ chung một giường với Bách Lý cô nương, cùng đắp chung một chăn, nằm chung một chiếu. Thế nhưng cuộc sống chung đặc biệt này có điều độc đáo là tuy hai người khác giống, một đằng thì nam còn một đằng thì xử nữ, cả hai đều giữ được tuyết sạch giá trong, không có điều gì gọi là xấu xa, đê tiện về phương diện dâm ô cả.

Khi tiểu thôn trưởng Bố Khố Lý Ang Thuận hai mươi tuổi thì thôn Tam Tính người ngày càng đông, binh lực ngày một mạnh, lúa gạo sản xuất ngày một nhiều. Có những buổi rảnh rang, chàng đem theo đám bình sĩ vào trong khu rừng săn bắn mua vui.

Một hôm đi săn bắn, giữa lúc đang lùng kiếm con mồi trong rừng, chàng thấy ngoài ven rừng trên cánh đồng có đến bảy, tám chục con vừa trâu vừa ngựa đang gặm cỏ rải rác đó đây.

Tham tâm bỗng nổi trong lòng, chàng ra lệnh cho đám binh sĩ được tiến ra khỏi rừng, đánh cướp. Bọn binh sĩ được lệnh nhất tề ùa ra bao vây trâu ngựa dồn chúng vào giữa. Đàn trâu ngựa này vốn của đám dân du mục Nga Mạc Huệ. Lúc đó họ đang nghỉ ngơi ở trong lều, được tin có người đánh cướp bắt trâu ngựa, tức thì cầm binh khí xông ra cản trở. Bọn dân binh thôn Tam Tính nào phải kẻ tầm thường, họ đã làm là làm tới đâu có ngán chuyện hiểm nguy. Tức tốc, hai bên dàn trận. Thế rồi dao qua kiếm lại, hai bên chém giết một trận tơi bời đến quỷ khốc thần kinh, thiên sầu địa thảm.

Bọn du mục Nga Mạc Huệ đuối sức, dần dần xem ra khó chống. Họ đành phải bỏ cả đàn trâu ngựa, chạy trốn về hướng bắc. Bố Khố Lý Ang Thuận chưa chịu thôi, còn xuất lĩnh dân binh vượt khỏi đầu non, truy kích, giết thêm mấy tên nữa mới thôi. Đám binh dân dỡ hết lều vải, lượm lặt mọi vật dụng của bọn du mục rồi đón đầu trâu ngựa cướp được về thôn.

Dân làng được tin ra đón tiếp. Họ thấy vị thôn trưởng của mình còn nhỏ tuổi mà đã to gan, nên người nào cũng có vẻ kinh sợ thậm chí còn bò cả xuống đất lạy lục để tỏ lòng cung kính.

Bố Khố Lý Ang Thuận chạy đến trước nhà mình thì xuống ngựa. Bách Lý cô nương đã sớm chờ đón ở trước sân. Chàng đem những lều vải, trâu ngựa cướp được cho nàng xem.

Nàng thấy trong số có một con ngựa ô hết sức khoẻ đẹp, liền bảo chàng:

- Giữ con ngựa này lại, còn bao nhiêu thì đem phân phát cho bọn quản trị và binh lính.

Từ đó chàng quen mui, thường đem bọn binh sĩ đi khắp nơi đánh cướp, ỷ thế người đông sức mạnh, mỗi lần xuất mã là mỗi lần chàng đắc thắng trở về.

Miền Nga Mạc Huệ ở về phía đông núi Tràng Bạch. Mặt trước có một cánh đồng bằng cỏ mọc xum xuê, rải rác các khu rừng nhỏ cây cối xanh tươi. Đây là một nơi rất tốt đối với bọn du mục, bởi vậy họ thường chăn trâu bò lừa ngựa ở đó. Không ngờ thôn trưởng Tam Tính dữ tợn quá đôi nên chẳng có kẻ nào dám đem trâu ngựa tới chăn dắt trên cánh đồng cỏ này nữa. Thảng hoặc có kẻ không biết điều nguy hiểm đó, lâng vảng nơi đây thì đều bị bắt cả người lẫn vật. Từ đó tiếng tăm của Bố Khố Lý Ang Thuận ngày càng lớn. Cả thôn xóm lân cận sợ oai dần dần quy hàng đông đảo. Chàng ước định thổi tù và làm hiệu mỗi khi thôn xóm có biến để cấp cứu. Nhờ vậy mà chưa đầy ba năm chàng đã thu phục được cả thảy là mười ba thôn xóm. Do đó hội đồng quản trị gồm nhiều quản trị viên quyết định triệu tập một cuộc hội nghị cử chàng làm vị "bối lặc". Thế là một hôm người ta thấy mười bốn vị quản trị viên của thôn Tam Tính đi đầu xuất linh một số đông quản trị viên của các thôn xóm lân cận kéo nhau tới quảng trường giữa thôn để mở một cuộc đại hội. Giữa quảng trường, người ta thấy đắp một đài cao. Bố Khố Lý Ang Thuận được rước tới đây và được đặt ngồi trên đài để cho hội đồng quản trị cúi đầu lạy chàng. Phía sau dân làng cũng bắt chước gục đâu lạy. Toàn thôn tung hô, phong cho chàng chức "bối lặc" của mười bốn thôn.

Lễ tấn phong với nhiều nghi lễ phiền toái vừa xong thì một tiệc mừng được tổ chức ngay tại quảng trường. Họ ăn thịt uống rượu, nhậu nhẹt say sưa, rồi ca hát, nhảy múa, khoái thích như điên. Vị tân bối lặc đi mời Bách Lý cô nương. Hai người ngồi đối diện trên đài, uống rượu ăn thịt.

Từ giờ thìn đến giờ ngọ, họ ăn hết con trâu này đến con dê kia, uống hết hũ này đến hũ khác. Thật là một dịp vui mừng ngàn năm một thuở. Họ lại ca lại múa, lại nhảy lại hát. Vị tân bối lặc Bố Khố Lý Ang Thuận gặp lúc tửu hứng, cũng đứng dậy cầm tay Bách Lý cô nương múa nhảy lung tung ở trên đài. Nhảy múa hồi lâu, chàng sực nhớ tới con ngựa ô khoẻ đẹp, bèn lặng lặng nhảy xuống đài không cho ai biết rồi cùng với Bách Lý cô nương chạy ra khỏi cổng thôn, nhảy lên lưng ngựa phóng đi như bay. Một đôi ngựa ô, tai kề tai, đuôi kề đuôi một đôi nam nữ cũng kề vai, kề chân, như những đám khói mờ dần trên con đường tiến tới đồng cỏ Nga Mạc Huệ.

Bố Khố Lý Ang Thuận cùng Bách Lý cô nương vừa phi ngựa vừa trò chuyện nói cười vui vẻ, bất giác đã ra khỏi cánh rừng cây lớn. Hai người quay đầu nhìn lại, thấy các thôn xóm đằng sau đã mờ bóng trong sương. Bách Lý cô nương đã từ lâu không cưỡi ngựa nên hôm nay nàng thấy mệt, thở hổn hển, mồ hôi nhễ nhại. Ang Thuận thấy thế vội dừng ngựa và đỡ nàng xuống yên, hai người dắt tay nhau đến ngồi trên một đoạn tường đổ chỉ còn sót lại chút móng. Chàng thu mình nằm gọn vào lòng nàng. Hai người im lặng, không ai nói một câu nào. Chàng ngước mắt nhìn lên trời xanh cao rộng, ngắm mây trời lờ lững. Nàng cúi xuống nhìn khuôn mặt tuấn tú của chàng, hồi hộp xúc động. Chàng ngửi thấy hơi thở thơm ngát của nàng, lòng thầm bâng khuâng.

Bỗng chàng ngồi nhỏm dậy, quay lại, mặt đối mặt với nàng, rồi nhanh như chớp, đưa hai tay ra ôm lấy cố nàng, đặt cái hôn nồng cháy vào khoé miệng xinh tươi. Bách Lý cô nương tuy tuổi đã sáu chục mà vẫn còn là một xử nữ, chưa hề biết nụ hôn đàn ông là gì. Nay được Ang Thuận, trong lúc cuồng nhiệt, đặt một cái hôn nồng cháy lên môi, tự nhiên lòng nàng kích động đến cực độ. Nàng không còn tự chủ được nữa, ôm ghì lấy chàng. Hai người như phiêu diệu nơi đâu, mắt không nhìn thấy gì, tai cũng chẳng còn nghe gì nữa…

Đến khi buông tay nhau ra và ngẩng đầu lên thì cả hai đã thấy một đội quân binh đứng sững trước mặt, lặng lẽ nhìn họ.

Phía sau, dân làng thôn Tam Tính cứ ngó chằm chặp vào mặt hai người mà cười ngất, khiến Bách Lý cô nương xấu hổ đỏ mặt tía tai, giận không thấy một cái hốc nào mà trốn. Bỗng trong đám đông, ít ra có đến hàng đôi ba trăm người, đồng thanh hô lớn:

- Hoan hô bối lặc! Hoan hô Bạch cách cách! Hoan hô trăm họ thôn Tam Tính!

Tiếng hoan hô chấm dứt. Tức thời một đoàn người rầm rộ tiến lên, trai thì xúm quanh bối lặc Khố Ang Thuận, gái thì vây lấy Bách Lý cô nương, rồi nâng cả hai người lên ngồi trên lưng ngựa, kẻ trước người sau đưa rước về mãi tới nhà, vừa đi vừa nhảy múa tưng bừng.

Sau khi về nhà, bối lặc Ang Thuật được mười bốn vị quản trị mười bốn thôn khuyên nên ngay đêm đó cưới Bách Lý cô nương làm "phúc tấn". Chàng mừng rỡ nghe lời. Bọn quản trị mừng ra mặt, ùn ùn kéo nhau ra, triệu tập đông đảo người các thôn để nói cho họ rõ mọi việc. Mọi người nghe nói thấy đều sung sướng múa nhảy, ca hát ầm ỹ, thổi tù và loan báo tin vui, rồi rầm rộ kéo tới khu vườn rộng trước phủ đệ của bối lặc. Hôm đó, giữa quang trường, người ta dựng một cây cờ lớn ông Đồng, bà Cốt, bốn người y phục đặc biệt, tử từ bước tới lễ đường. Bối lặc và phúc tấn cũng bước theo họ vào lễ. Dân làng đứng bốn chung quanh cất tiếng reo hò vang dội.

Tiếp sau đó là mười sáu cô gái hầu bóng, ăn mặc hết sức diêm dúa, múa nhảy múa khoảng giữa quảng trường. Cuối cùng, mười bốn viên quản trị tiến lên dâng đồ lễ vật chúc mừng…

Bối lặc Ang Thuận sau khi làm lễ xong, mời tất cả mọi người lại quảng trường để dự tiệc, kéo dài mãi tới chập tối.

Đèn trong phủ đã thắp sáng trưng, thế mà họ vẫn còn kêu thịt đòi rượu, không muốn chấm dứt cuộc vui. Bối lặc Ang Thuận hôm đó vui quá cũng đã say chén quá say. Phúc tấn Bách Lý dìu chàng vào phòng.

Qua ngày hôm sau, Bách Lý phúc tấn tỉnh dậy, nàng tưởng nhớ tới khi cha mẹ còn sinh thời nàng đã phí bao tâm tư về việc hôn nhân, chỉ tại không có người xứng đôi với mình. Lắng đắng mãi tới nay không ngờ tuổi đã sáu mươi mà còn lấy được người chồng tuổi mới đôi mươi. Bối lặc thiếu niên này xem ra tuy lòng dạ anh hùng nhưng cũng có ân tình nhi nữ. Nay ta đã lấy chàng thiết tưởng không nên để cho chàng mai một chí anh hùng. Bởi vậy ta phải đem hết tài trí giúp chàng kiến tạo một sự nghiệp huy hoàng.

Trong lúc Bách phúc tấn nhủ thầm như vậy thì Ang Thuận bối lặc giật mình tinh giấc. Chàng nhìn người vợ mới nằm cạnh.

Tuy nàng đã sáu chục tuổi gương mặt vẫn còn xinh tươi chẳng khác gì gái ba mươi. Càng nhìn lâu chàng càng thấy đắm đuối say sưa. Chàng khẽ đưa tay qua, kéo nàng sát lại lòng mình.

Nàng nằm gọn trong chăn, thỏ thẻ bên tai chàng những lời dịu ngọt bàn tính việc quốc gia đại sự. Việc đầu tiên nàng đề nghị là di dân thôn Tam Tính tới một nơi hiểm yếu, có núi sông vây bọc, đắp thành đào hào, xây dựng thành một quốc gia. Việc thứ hai là luyện tập binh sĩ tinh nhuệ rồi chinh phục các bộ lạc lân cận để tạo dần thành một nước lớn, lúc đó đừng nói là làm một bối lặc mà phải nói làm một Khả Mãn mới đúng.

Chàng nghe nàng nói vậy hốt nhiên nổi hùng tâm, tức thì nhảy ra khỏi đống chăn, triệu tập ngay hội đồng quản trị mười bốn thôn thương nghị việc thiên cư đắp thành. Hội đồng tán thành và hoan nghênh nhiệt liệt. Chàng lại lên tiếng hỏi xem có ai biết nơi nào núi sông hiểm trở không thì ngay lúc ấy bức rèm lay động, một giai nhân xinh đẹp xuất hiện.

Giai nhân đó chẳng ai xa lạ mà chính là Bách Lý phúc tấn, người vợ mới cưới của chàng.

/172

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status