Không ngờ vợ Hoắc Tập Chiêm quả hết sức ranh mãnh. Càn Long hoàng đế một khi đã mắc vào tay "gái già" này rồi thì khó mà hòng rời ra được. Bởi vậy, ngài, để nàng ở lại Cảnh Nhân cung, ngày đêm thủ lại; lại phong cho là Hồi phi. Qua năm sau, Hồi phi sinh hạ một hoàng tử. Nàng thường phàn nàn mình sinh tại Hội bộ, không quen nếp sống ở Thanh triều Càn Long hoàng đế bèn hạ chỉ cho Nội vụ phủ xây cất ngay trong hoàng thành toà Bảo Nguyệt lâu. Lầu có chín căn, chung quanh tường đều ráp kính lớn. Những màn, trướng, giường, đồ trang hoàng trong phòng đều mua từ bộ lạc Hồi đem về. Trên tường vẽ đủ những phong cảnh của bộ lạc Hồi.
Toà Bảo Nguyệt lâu này đứng sát vào hoàng thành. Phía ngoài, trong một khuôn viên rộng hai dặm được xây cất doanh trại theo khung cảnh Hồi đế cho Hồi phi tựa lầu nhìn qua.
Khi nàng nhớ nhà, đôi hàng lệ lã chã tuôn rơi thì hoàng đế đem hết lời ngon ngọt khuyên dỗ. Ngài cũng ân thưởng cho rất nhiều quà cáp để nàng vui lòng theo ngài vào mật thất thủ lạc Căn mật thất này xây cất hết sức tinh xảo. Trên trần là một đoá hoa lớn toàn bằng vàng bạc châu báu dát thành Trong phòng, trừ cái móc áo duy nhất ra, không còn có gì nữa. Trên vách tường phía bắc lắp một tấm kính lớn cao một trượng năm thước, rộng sáu thước. Nhất cử nhất động của người trong phòng đều chiếu vào kính rõ mồn một.
Hoàng đế và Hồi phi ngày đêm nô đùa truy hoan trong mật thất. Phương pháp thủ lạc của ngài như thế nào, người ngoài không được rõ, chỉ biết đến năm thứ ba Hồi phi lại đẻ cho hoàng đế một cậu hoàng con nữa. Hoàng đế bèn cho Hồi phi cải trang thành kỳ nữ (con gái ăn mặc theo lối Mãn) tới bái kiến Thái hậu. Thái hậu cho là phi tử mới tuyển của hoàng đế, lại nhân nàng sinh hoàng tử nên mười phần sủng ái.
Ít hôm sau, vừa tới ngày lễ vạn thọ của Thái hậu, muốn làm đẹp lòng mẹ, hoàng đế bèn hạ lệnh cho Nội vụ phủ tập họp bọn kép hát ca nhi lại để diễn tuồng. Ngài đích thân đóng vai Lão lai tử, mang bộ râu bạc phơ, diễn một màn "Ban y hí thái". Hoàng thái hậu lấy làm thích lắm, sai bọn cung nữ đem nào kẹo bánh nào trái cây đưa lên sâu khấu cho Lão lai tử. Hoàng đế tạ thưởng ngay tại sân khấu khiến Thái hậu cười lên sằng sặc. Bọn quan viên văn võ ngồi xem hát thấy vậy nhất loạt quỳ xuống hô to: "Hoàng thái hậu, Hoàng thượng vạn thọ vô cương". Hoàng đế thấy quang cảnh ấy trong lòng bỗng nhớ lại ngày đức Thánh Tổ (Khang Hi) còn sinh thời đã rước Từ thái hậu sáu lần đi tuần du miền Giang Chiết, khiến muôn dân vui mừng. Thế mà nay ngài đăng vị đã mười lăm năm, thiên hạ được thái bình, Hoàng thái hậu tuổi còn đang mạnh, tai sao ngài lại không biết bắt chước? Ngài quay nhìn tả hữu, nhưng không thấy có ai có thể bàn tính được.
Cuối cùng ngài bỗng nhớ tới Phương Lạc Mẫn cũng vừa tử phương nam về kinh bèn cho triệu tới Tây như phòng.
Lạc Mẫn vốn là một vị lão thần của tiêu triều, vội cực lực khuyên can. Ông nói:
- Hoàng đế là người mà muôn dân ngưỡng vọng, chỉ nên toạ thủ, chớ có khinh suất ra khỏi kinh.
Càn Long hoàng đế nghe Lạc Mẫn nói, nhất thời chưa có chủ ý. Ngài tự nhủ nên đem việc này bàn với Thái hậu. Ngài chẳng mang theo thị vệ, một mình lẳng lặng bước tới cung Tử Ninh. Khi đi qua cửa Nguyệt Hoa môn, ngài tính sẽ dọc theo cửa Long môn mà vào, nhưng bỗng chợt nghe có tiếng nói chuyện rì rầm mé trong. Ngài dừng chân lại, nép mình trong cái máng, lắng nghe. Ngài nghe rõ ràng chính tiếng người nhũ mẫu nuôi ẵm ngài thuở nhỏ tên gọi Phùng Cách, còn một người nữa không biết là ai. Người kia hỏi:
- Thế hiện nay công chúa còn ở nhà họ Trần chứ?
Người nhũ mẫu đáp:
- Bị bọn tôi đánh tráo mất đứa con trai, Trần Các Lão sợ chuyện đổ bể vội cáo lão về nhà, tới nay đã bốn chục năm. Từ đó tin tức đôi nơi không có, thành thử chẳng được biết công chúa hiện giờ ra sao rồi.
Người nọ lại hỏi:
- Theo lời mụ, có phải tiểu thư nhà họ Trần chính là công chúa, con của Hoàng thái hậu, còn đương kim hoàng đế lại là con trai của Trần Các Lão, phải không?
Ngơi nhũ mẫu lại nói:
- Đúng thế, chớ còn gì nữa.
Người nọ lại tiếp:
- Việc đó thật hệ trọng chứ chẳng chơi đâu! Mụ không nhầm đấy chứ?
Người nhũ mẫu cả quyết xác nhận:
- Nhầm thế nào được. Hôm đó, chính tay tôi đánh đổi mà. Đó lại còn là mưu kế của chính tôi bày cho Thái hậu thì làm sao mà nhầm được. Chỉ vì làm chánh cung nhiều năm chẳng sinh nở, Thái hậu rất sợ hoàng tử khác lên ngôi mất. May thay năm đó bà và bà Trần Các Lão có mang cùng lúc. Hai bà chơi thân với nhau nên thái hậu thường cho mời bà Trần vào cung.
Người nọ nghe nhũ mẫu nói tới đây bèn bảo:
- Nếu vậy thì đương kim hoàng đế của bọn ta chính là dòng giống họ Trần thất rồi!
Người nhũ mẫu nói:
- Đúng vậy! Chỉ đáng buồn cho tôi lúc đó vất vả biết bao mà đến ngày nay Thái hậu và hoàng thượng đối với tôi chẳng ra sao cả, vẫn coi tôi như bao kẻ khác mà thôi.
Càn Long hoàng đế nghe trộm được bấy nhiêu chuyện trong lòng rất lấy làm lạ. Ngài vội quay về thư phòng, sai người ngầm gọi bà nhũ mẫu tới cật vấn. Bà thấy hoàng thượng hỏi mình, sợ quá, bò rạp xuống đất, dập đầu mãi xin tha tội và nói:
- Xin hoàng thượng đại lượng khoan hồng đừng đếm xỉa tới lời lẽ nô tài làm gì. Nô tài tội đáng muốn thác, chỉ xin hoàng thượng tha cho cái mạng chó dại dột này.
Càn Long hoàng đế dùng lời lẽ ngọt ngào an úi người nhũ mẫu rồi cho phép đứng dậy mà kể lại từ đầu chuyện đó ra sao. Bà nhũ mẫu thấy vẻ mặt của ngài hoà dịu hẳn đi, bèn đem kể hết mọi chuyện ra cho ngài. Lại nói:
- Nô tài tội đáng muốn thác, chẳng thể dám dối trá Hoàng thượng!
Càn Long hoàng đế đã biết chắc câu chuyện là có thực bất giác thở dài, ngồi ngẩn ra một lúc, chẳng nói chẳng rằng.
Bà nhũ mẫu đứng cạnh, không dám nói gì thêm mà cũng chẳng dám xin rút khỏi. Lát sau, hoàng đế giơ tay vỗ nhẹ xuống bàn rồi bảo:
- Ta quyết định đi thăm "họ".
Ngài lại bảo bà nhũ mẫu:
- Từ nay về sau, chớ có hé chuyện này với ai, nghe chưa?
Nói đoạn, ngài cho bà nhũ mẫu lui ra.
Bà nhũ mẫu về tới phòng được một lát thì thấy một tên thái giám bước vào. Hắn vâng lệnh hoàng đế đến thắt cổ bà ta chết ngay trên giường ngủ, rồi lén chôn xác ngay tại góc tường. Trước lúc hoàng đế cật vấn bà nhũ mẫu, bọn thị vệ và thái giám túc trực tại một căn phòng trước ngự thư phòng đã bị ngài đuổi ra ngoài hết, bởi vậy bấy nhiêu chuyện vừa kể chẳng có một người thứ ba nào biết được. Từ đó về sau, ngài cố ý lưu tâm tới mọi điểm. Ngài thấy từ diện mạo đến lời nói, quả chẳng có gì gọi là giống tiên đế cả… Lòng ngài càng nghi hoặc hơn.
Qua ngày hôm sau, ngài sang cung Từ Ninh thỉnh an. Vừa gặp mặt Thái hậu, ngài đã nói:
- Mặt mũi con sao chẳng giống tiên hoàng chút nào, hở mẹ?
Thái hậu bất chợt bị hỏi như vậy, mặt bà bỗng biến sắc, miệng không nói được lời nào!
Càn Long hoàng đế thấy thế, trong lòng đã rõ mười phần.
Sau đó, ngài quyết định tới nhà Trần Các Lão để thăm viếng cha mẹ. Song việc hoàng đế từ thâm cung ra ngoài, chẳng nên khinh ngôn mà bảo tuần du. Do đỏ, ngài định đi Giang Nam, giả thác chuyện gì đó, có thể mới khỏi bị đại thần cản ngăn.
Đang còn phân vân tính toán bỗng ngài sực nhớ tới ngày lễ vạn thọ của Thái hậu sắp tới. Ngài tỏ ý mừng rỡ vì đã có cớ, bảo nhân ngày vui của mẫu hậu, rước bà tuần du Giang Nam. Hơn nữa tiên hoàng đã từng rước Từ thánh thái hậu sáu lần đi tuần du Giang Chiết nên đã có tiền lệ. Lúc đó, Công bộ lại báo về cho ngài biết là công trình xây đắp con đê duyên hải nơi đây đã xong. Ngài lại có cớ để thân danh việc khánh thành con đê này mà lên tới Hải Ninh thăm Trần Các được.
Chủ ý đã định, ngài bèn tiến cung gặp Thái hậu. Ngài tâu rằng muốn rước bà xuất trần miền Giang Nam. Thái hậu nghe nói lúc đầu thoái thác, bảo sợ làm phiền bách tính. Nhưng về sau, hoàng đế ba bốn phen cầu khấn, bà mới nghĩ rằng trước đấy Từ Thánh thái hậu đã từng được hưởng qua phúc lớn này, hoàng đế đã có cái hiếu tâm như vậy tại sao ta lại không hưởng? Thế là bà gật đầu.
Hôm sau, hoàng đế toạ trào. Ngài đem ý kiến rước mẹ Nam tuần khánh thành con đê duyên hải ra nói với quần thần.
Lúc đó có vài vị đại thần như Cừu Viết Tu, Trần Đại Thu xuất ban can gián. Nhưng ý ngài đã quyết, không nghe lời ai can gián nữa nữa.
Sau đó, ngài hạ chỉ tháng tư năm thứ mười sáu niên hiệu Càn Long thì khởi cuộc Nam tuần. Một mặt, ngài sai Đại học, sĩ Lưu Thống Huấn trông coi việc triều chính, Sử Dĩ Trực thống lĩnh việc binh. Tờ thánh chỉ vừa ban xuống, thôi thì bọn quan viên dọc đường lo trối chết, chạy như điên. Trong bọn, có kẻ đề cập tới các thương gia buôn muối đất Dương Châu. Bọn lái buôn này bình nhật cậy thế lũng đoạn thương trường, xoay xở ít ra cũng trên vài ngàn vạn. Nếu kể tay hào phóng nhất, ngày tiêu muôn lượng, ném tiền qua cửa sổ, thì phải nói Giang, Uổng, Mã, Hoàng, bốn kẻ. Lưỡng Giang cũng biết bọn này lắm tiền, bèn cho gọi tới để giao cho việc cung đốn cuộc Nam tuần của hoàng đế.
Giang Hạc Đình phải kể là tay giàu nhất. Trong nhà y có một toà Thuỷ trúc viên, hết sức thanh u. Đình nuôi một gánh hát, ngày ngày ca múa trong vườn. Đình được tin hoàng đế nam tuần, vội sửa sang toà hoa viên cực kỳ hoa lệ. Trong gánh hát, có một con đào tên gọi Huệ Phong, mặt hoa da ngọc, đã hát hay lại múa giỏi. Đình dạy thêm cho nàng khá nhiều ca khúc mới, sắp sẵn để hát hầu hoàng thượng.
Song song với Giang Hạc Đình, còn có một đại thương gia buôn muối tên Uông Như Long cũng chẳng chịu thua kém.
Long biết Đình sửa soạn đón giá, cũng vội vàng lo liệu về phía mình. Trong nhà Long cũng có gánh hát và cô nào cô nấy, toàn hạng quốc sắc thiên hương cả. Trong bọn có Tuyết Như là sắc nước nhất, chanh cốm vừa xuân, suốt cả tỉnh Dương Châu ai cũng biết nhà họ Uông có cái vưu vật ấy. Chính Uông Như Long thấy nàng đẹp quá cũng phải muôn phần thưởng quý, thịt để trước miệng mèo đấy nhưng vẫn chưa nỡ vùi liễu dập hoa. Bởi vậy Tuyết Như tuổi đã mười tám mà ngọc đẹp chưa từng mang vết.
Phen này, Uông biết tin hoàng đế Nam du, bèn nói với quan tổng đốc xin đem toàn bộ gánh hát đến mua vui cho hoàng đế.
Hôm Thái hậu và hoàng thượng lên đường quả là một ngày hội lớn. Từng đàn thuyền ngự trương buồm nhấp nhô, liên tiếp kéo đi. Suốt dọc đường, kiếm mang hoa rước, tinh kỳ phất phới, chẳng mấy chốc đã tới Thanh Giang. Đám quan lại, thân sĩ hai bờ, chân đi giầy, tay cầm hốt, khúm núm đứng chực ở mũi thuyền đón giá.
Quan tổng đốc tâu có Thuỷ trúc viện của Giang thân sĩ là nơi có thể nghỉ chân, Hoàng đế liền truyền lệnh rời xa giá, đầu người nhấp nhô, ngựa xe rầm rộ, tiếng sênh phách đờn ca vang dậy. Ngoài vườn quân lính cầm giáo mác đứng nghiêm trang, Giang Hạc Đình chạy tới chạy lui toát mồ hôi trán, cố lo liệu đầy đủ mọi thứ. Hoàng đế mời Thái hậu dự yến xem hát.
Thấy cô đào Huệ Phong hát hay múa giỏi, ngài hết sức khen thưởng. Mãi tới lúc mặt trời xế bóng, ngài mới cùng Thái hậu lên kiệu về thuyền. Huệ Phong thấy mình được hoàng đế ưa thích, tin tưởng thế nào ngày mai cũng được thưởng tứ, cho nên trong lòng mùng rỡ lắm. Bọn quan viên lớn nhỏ địa phương ai cũng tưởng vậy, đã ngỏ lời mừng trước.
Toà Bảo Nguyệt lâu này đứng sát vào hoàng thành. Phía ngoài, trong một khuôn viên rộng hai dặm được xây cất doanh trại theo khung cảnh Hồi đế cho Hồi phi tựa lầu nhìn qua.
Khi nàng nhớ nhà, đôi hàng lệ lã chã tuôn rơi thì hoàng đế đem hết lời ngon ngọt khuyên dỗ. Ngài cũng ân thưởng cho rất nhiều quà cáp để nàng vui lòng theo ngài vào mật thất thủ lạc Căn mật thất này xây cất hết sức tinh xảo. Trên trần là một đoá hoa lớn toàn bằng vàng bạc châu báu dát thành Trong phòng, trừ cái móc áo duy nhất ra, không còn có gì nữa. Trên vách tường phía bắc lắp một tấm kính lớn cao một trượng năm thước, rộng sáu thước. Nhất cử nhất động của người trong phòng đều chiếu vào kính rõ mồn một.
Hoàng đế và Hồi phi ngày đêm nô đùa truy hoan trong mật thất. Phương pháp thủ lạc của ngài như thế nào, người ngoài không được rõ, chỉ biết đến năm thứ ba Hồi phi lại đẻ cho hoàng đế một cậu hoàng con nữa. Hoàng đế bèn cho Hồi phi cải trang thành kỳ nữ (con gái ăn mặc theo lối Mãn) tới bái kiến Thái hậu. Thái hậu cho là phi tử mới tuyển của hoàng đế, lại nhân nàng sinh hoàng tử nên mười phần sủng ái.
Ít hôm sau, vừa tới ngày lễ vạn thọ của Thái hậu, muốn làm đẹp lòng mẹ, hoàng đế bèn hạ lệnh cho Nội vụ phủ tập họp bọn kép hát ca nhi lại để diễn tuồng. Ngài đích thân đóng vai Lão lai tử, mang bộ râu bạc phơ, diễn một màn "Ban y hí thái". Hoàng thái hậu lấy làm thích lắm, sai bọn cung nữ đem nào kẹo bánh nào trái cây đưa lên sâu khấu cho Lão lai tử. Hoàng đế tạ thưởng ngay tại sân khấu khiến Thái hậu cười lên sằng sặc. Bọn quan viên văn võ ngồi xem hát thấy vậy nhất loạt quỳ xuống hô to: "Hoàng thái hậu, Hoàng thượng vạn thọ vô cương". Hoàng đế thấy quang cảnh ấy trong lòng bỗng nhớ lại ngày đức Thánh Tổ (Khang Hi) còn sinh thời đã rước Từ thái hậu sáu lần đi tuần du miền Giang Chiết, khiến muôn dân vui mừng. Thế mà nay ngài đăng vị đã mười lăm năm, thiên hạ được thái bình, Hoàng thái hậu tuổi còn đang mạnh, tai sao ngài lại không biết bắt chước? Ngài quay nhìn tả hữu, nhưng không thấy có ai có thể bàn tính được.
Cuối cùng ngài bỗng nhớ tới Phương Lạc Mẫn cũng vừa tử phương nam về kinh bèn cho triệu tới Tây như phòng.
Lạc Mẫn vốn là một vị lão thần của tiêu triều, vội cực lực khuyên can. Ông nói:
- Hoàng đế là người mà muôn dân ngưỡng vọng, chỉ nên toạ thủ, chớ có khinh suất ra khỏi kinh.
Càn Long hoàng đế nghe Lạc Mẫn nói, nhất thời chưa có chủ ý. Ngài tự nhủ nên đem việc này bàn với Thái hậu. Ngài chẳng mang theo thị vệ, một mình lẳng lặng bước tới cung Tử Ninh. Khi đi qua cửa Nguyệt Hoa môn, ngài tính sẽ dọc theo cửa Long môn mà vào, nhưng bỗng chợt nghe có tiếng nói chuyện rì rầm mé trong. Ngài dừng chân lại, nép mình trong cái máng, lắng nghe. Ngài nghe rõ ràng chính tiếng người nhũ mẫu nuôi ẵm ngài thuở nhỏ tên gọi Phùng Cách, còn một người nữa không biết là ai. Người kia hỏi:
- Thế hiện nay công chúa còn ở nhà họ Trần chứ?
Người nhũ mẫu đáp:
- Bị bọn tôi đánh tráo mất đứa con trai, Trần Các Lão sợ chuyện đổ bể vội cáo lão về nhà, tới nay đã bốn chục năm. Từ đó tin tức đôi nơi không có, thành thử chẳng được biết công chúa hiện giờ ra sao rồi.
Người nọ lại hỏi:
- Theo lời mụ, có phải tiểu thư nhà họ Trần chính là công chúa, con của Hoàng thái hậu, còn đương kim hoàng đế lại là con trai của Trần Các Lão, phải không?
Ngơi nhũ mẫu lại nói:
- Đúng thế, chớ còn gì nữa.
Người nọ lại tiếp:
- Việc đó thật hệ trọng chứ chẳng chơi đâu! Mụ không nhầm đấy chứ?
Người nhũ mẫu cả quyết xác nhận:
- Nhầm thế nào được. Hôm đó, chính tay tôi đánh đổi mà. Đó lại còn là mưu kế của chính tôi bày cho Thái hậu thì làm sao mà nhầm được. Chỉ vì làm chánh cung nhiều năm chẳng sinh nở, Thái hậu rất sợ hoàng tử khác lên ngôi mất. May thay năm đó bà và bà Trần Các Lão có mang cùng lúc. Hai bà chơi thân với nhau nên thái hậu thường cho mời bà Trần vào cung.
Người nọ nghe nhũ mẫu nói tới đây bèn bảo:
- Nếu vậy thì đương kim hoàng đế của bọn ta chính là dòng giống họ Trần thất rồi!
Người nhũ mẫu nói:
- Đúng vậy! Chỉ đáng buồn cho tôi lúc đó vất vả biết bao mà đến ngày nay Thái hậu và hoàng thượng đối với tôi chẳng ra sao cả, vẫn coi tôi như bao kẻ khác mà thôi.
Càn Long hoàng đế nghe trộm được bấy nhiêu chuyện trong lòng rất lấy làm lạ. Ngài vội quay về thư phòng, sai người ngầm gọi bà nhũ mẫu tới cật vấn. Bà thấy hoàng thượng hỏi mình, sợ quá, bò rạp xuống đất, dập đầu mãi xin tha tội và nói:
- Xin hoàng thượng đại lượng khoan hồng đừng đếm xỉa tới lời lẽ nô tài làm gì. Nô tài tội đáng muốn thác, chỉ xin hoàng thượng tha cho cái mạng chó dại dột này.
Càn Long hoàng đế dùng lời lẽ ngọt ngào an úi người nhũ mẫu rồi cho phép đứng dậy mà kể lại từ đầu chuyện đó ra sao. Bà nhũ mẫu thấy vẻ mặt của ngài hoà dịu hẳn đi, bèn đem kể hết mọi chuyện ra cho ngài. Lại nói:
- Nô tài tội đáng muốn thác, chẳng thể dám dối trá Hoàng thượng!
Càn Long hoàng đế đã biết chắc câu chuyện là có thực bất giác thở dài, ngồi ngẩn ra một lúc, chẳng nói chẳng rằng.
Bà nhũ mẫu đứng cạnh, không dám nói gì thêm mà cũng chẳng dám xin rút khỏi. Lát sau, hoàng đế giơ tay vỗ nhẹ xuống bàn rồi bảo:
- Ta quyết định đi thăm "họ".
Ngài lại bảo bà nhũ mẫu:
- Từ nay về sau, chớ có hé chuyện này với ai, nghe chưa?
Nói đoạn, ngài cho bà nhũ mẫu lui ra.
Bà nhũ mẫu về tới phòng được một lát thì thấy một tên thái giám bước vào. Hắn vâng lệnh hoàng đế đến thắt cổ bà ta chết ngay trên giường ngủ, rồi lén chôn xác ngay tại góc tường. Trước lúc hoàng đế cật vấn bà nhũ mẫu, bọn thị vệ và thái giám túc trực tại một căn phòng trước ngự thư phòng đã bị ngài đuổi ra ngoài hết, bởi vậy bấy nhiêu chuyện vừa kể chẳng có một người thứ ba nào biết được. Từ đó về sau, ngài cố ý lưu tâm tới mọi điểm. Ngài thấy từ diện mạo đến lời nói, quả chẳng có gì gọi là giống tiên đế cả… Lòng ngài càng nghi hoặc hơn.
Qua ngày hôm sau, ngài sang cung Từ Ninh thỉnh an. Vừa gặp mặt Thái hậu, ngài đã nói:
- Mặt mũi con sao chẳng giống tiên hoàng chút nào, hở mẹ?
Thái hậu bất chợt bị hỏi như vậy, mặt bà bỗng biến sắc, miệng không nói được lời nào!
Càn Long hoàng đế thấy thế, trong lòng đã rõ mười phần.
Sau đó, ngài quyết định tới nhà Trần Các Lão để thăm viếng cha mẹ. Song việc hoàng đế từ thâm cung ra ngoài, chẳng nên khinh ngôn mà bảo tuần du. Do đỏ, ngài định đi Giang Nam, giả thác chuyện gì đó, có thể mới khỏi bị đại thần cản ngăn.
Đang còn phân vân tính toán bỗng ngài sực nhớ tới ngày lễ vạn thọ của Thái hậu sắp tới. Ngài tỏ ý mừng rỡ vì đã có cớ, bảo nhân ngày vui của mẫu hậu, rước bà tuần du Giang Nam. Hơn nữa tiên hoàng đã từng rước Từ thánh thái hậu sáu lần đi tuần du Giang Chiết nên đã có tiền lệ. Lúc đó, Công bộ lại báo về cho ngài biết là công trình xây đắp con đê duyên hải nơi đây đã xong. Ngài lại có cớ để thân danh việc khánh thành con đê này mà lên tới Hải Ninh thăm Trần Các được.
Chủ ý đã định, ngài bèn tiến cung gặp Thái hậu. Ngài tâu rằng muốn rước bà xuất trần miền Giang Nam. Thái hậu nghe nói lúc đầu thoái thác, bảo sợ làm phiền bách tính. Nhưng về sau, hoàng đế ba bốn phen cầu khấn, bà mới nghĩ rằng trước đấy Từ Thánh thái hậu đã từng được hưởng qua phúc lớn này, hoàng đế đã có cái hiếu tâm như vậy tại sao ta lại không hưởng? Thế là bà gật đầu.
Hôm sau, hoàng đế toạ trào. Ngài đem ý kiến rước mẹ Nam tuần khánh thành con đê duyên hải ra nói với quần thần.
Lúc đó có vài vị đại thần như Cừu Viết Tu, Trần Đại Thu xuất ban can gián. Nhưng ý ngài đã quyết, không nghe lời ai can gián nữa nữa.
Sau đó, ngài hạ chỉ tháng tư năm thứ mười sáu niên hiệu Càn Long thì khởi cuộc Nam tuần. Một mặt, ngài sai Đại học, sĩ Lưu Thống Huấn trông coi việc triều chính, Sử Dĩ Trực thống lĩnh việc binh. Tờ thánh chỉ vừa ban xuống, thôi thì bọn quan viên dọc đường lo trối chết, chạy như điên. Trong bọn, có kẻ đề cập tới các thương gia buôn muối đất Dương Châu. Bọn lái buôn này bình nhật cậy thế lũng đoạn thương trường, xoay xở ít ra cũng trên vài ngàn vạn. Nếu kể tay hào phóng nhất, ngày tiêu muôn lượng, ném tiền qua cửa sổ, thì phải nói Giang, Uổng, Mã, Hoàng, bốn kẻ. Lưỡng Giang cũng biết bọn này lắm tiền, bèn cho gọi tới để giao cho việc cung đốn cuộc Nam tuần của hoàng đế.
Giang Hạc Đình phải kể là tay giàu nhất. Trong nhà y có một toà Thuỷ trúc viên, hết sức thanh u. Đình nuôi một gánh hát, ngày ngày ca múa trong vườn. Đình được tin hoàng đế nam tuần, vội sửa sang toà hoa viên cực kỳ hoa lệ. Trong gánh hát, có một con đào tên gọi Huệ Phong, mặt hoa da ngọc, đã hát hay lại múa giỏi. Đình dạy thêm cho nàng khá nhiều ca khúc mới, sắp sẵn để hát hầu hoàng thượng.
Song song với Giang Hạc Đình, còn có một đại thương gia buôn muối tên Uông Như Long cũng chẳng chịu thua kém.
Long biết Đình sửa soạn đón giá, cũng vội vàng lo liệu về phía mình. Trong nhà Long cũng có gánh hát và cô nào cô nấy, toàn hạng quốc sắc thiên hương cả. Trong bọn có Tuyết Như là sắc nước nhất, chanh cốm vừa xuân, suốt cả tỉnh Dương Châu ai cũng biết nhà họ Uông có cái vưu vật ấy. Chính Uông Như Long thấy nàng đẹp quá cũng phải muôn phần thưởng quý, thịt để trước miệng mèo đấy nhưng vẫn chưa nỡ vùi liễu dập hoa. Bởi vậy Tuyết Như tuổi đã mười tám mà ngọc đẹp chưa từng mang vết.
Phen này, Uông biết tin hoàng đế Nam du, bèn nói với quan tổng đốc xin đem toàn bộ gánh hát đến mua vui cho hoàng đế.
Hôm Thái hậu và hoàng thượng lên đường quả là một ngày hội lớn. Từng đàn thuyền ngự trương buồm nhấp nhô, liên tiếp kéo đi. Suốt dọc đường, kiếm mang hoa rước, tinh kỳ phất phới, chẳng mấy chốc đã tới Thanh Giang. Đám quan lại, thân sĩ hai bờ, chân đi giầy, tay cầm hốt, khúm núm đứng chực ở mũi thuyền đón giá.
Quan tổng đốc tâu có Thuỷ trúc viện của Giang thân sĩ là nơi có thể nghỉ chân, Hoàng đế liền truyền lệnh rời xa giá, đầu người nhấp nhô, ngựa xe rầm rộ, tiếng sênh phách đờn ca vang dậy. Ngoài vườn quân lính cầm giáo mác đứng nghiêm trang, Giang Hạc Đình chạy tới chạy lui toát mồ hôi trán, cố lo liệu đầy đủ mọi thứ. Hoàng đế mời Thái hậu dự yến xem hát.
Thấy cô đào Huệ Phong hát hay múa giỏi, ngài hết sức khen thưởng. Mãi tới lúc mặt trời xế bóng, ngài mới cùng Thái hậu lên kiệu về thuyền. Huệ Phong thấy mình được hoàng đế ưa thích, tin tưởng thế nào ngày mai cũng được thưởng tứ, cho nên trong lòng mùng rỡ lắm. Bọn quan viên lớn nhỏ địa phương ai cũng tưởng vậy, đã ngỏ lời mừng trước.
/172
|