Chà, đó là tình yêu Tình yêu là cũ, tình yêu là mới, tình yêu là tất cả. Tình yêu chính là em.
- The Beatles, Tại vì -
Không bận vì công việc cũng bận vì yêu. Ngoài ra tôi không bận vì chuyện gì khác.
- Coco Chanel -
Xe cộ cứ lao vun vút trên đường. Đỉnh mái nhà lấp lánh trong màn không khí loãng. Tôi đủng đỉnh rảo bước khắp ngõ ngách đường phố Mahattan, khắp người đầy những cảm nhận chưa từng có về Muju. Không suy nghĩ, không cô độc, cuộc sống phủ kín lên tôi như màn nước. Có lúc cần ra sức bơi lội, có lúc lại dập dờn nổi trên mặt nước thuận cho theo dòng, cứ lãng đãng như thế, như một vật trôi về phía trước không định hướng.
Sau sự kiện cái bếp, tôi và Muju xích lại gần nhau hơn.
Anh đưa tôi đi xem một trận đấu New York Yankee tại sân vận động Yankee. Chúng tôi ăn hot dog, uống coca, mặc dù cả hai đều không mê hai món này lắm. Nhưng nghe nói đó là món rất quen thuộc của một fan ở New York.
Muju vừa xem vừa giải thích cho tôi về quy tắc của trò chơi. Đây là trận bóng chày đầu tiên tôi được xem trong đời. Vả lại, tôi cũng không phải là một người hâm mộ thể thao cho lắm. Ở Trung Quốc, tôi phần lớn xem đánh bóng bàn và nhẩy cầu. Đài truyền hình luôn phát hai loại hình này. Dân Trung Quốc có nhắm mắt cũng có thể giật được giải quán quân của hai môn thể thao đó.
Trong mắt người dân Trung Quốc, bóng chày như thể miếng vải quấn chân của phụ nữ bó chân trước đây. Có lúc quấn quá lâu, ngửi đã có mùi thum thủm.
Nhưng nhìn đám đàn ông vạm vỡ với những chiếc mông bó căng trong đám quần trắng chật cứng, kiên nhẫn và chân thành trước một quả bóng nho nhỏ, không khỏi khiến người ta phải sửng sốt.
Hồi còn ở trong nước, tôi đã từng nghe được một chuyện tiếu lâm. Con gái hai mươi tuổi như quả bóng đá, mọi người đều tranh cướp nhau. Phụ nữ ba mươi tuổi như quả bóng bàn, anh đẩy đi, tôi đẩy về. Phụ nữ năm mươi tuổi như quả bóng gôn, đá đi được càng xa càng tốt. Khi kể chuyện vui này cho Muju, anh vẫn quen thói lấy ngón tay dí vào trán tôi, hỏi, Thế phụ nữ bốn mươi thì sao? .
Em quên rồi , tôi thú thật. Tôi từng là một người thích kể chuyện hài nhưng luôn kể không hay, cuối cùng chỉ còn lại một mình tôi cười.
Nhưng nếu đổi lại là đàn ông, có nên nói là đàn ông có tiền có tình giống như quả bóng đá mọi người đều tranh giành, đàn ông không tiền nhưng có tình giống như quả bóng bàn bị đẩy qua đưa lại, và đàn ông không tình cũng không tiền thì giống quả bóng chơi gôn không nhỉ? .
Tôi nhìn anh, hỏi. Lúc này, anh mới bật cười. Em thật là vô duyên , anh lắc đầu.
Rồi anh lại an ủi tôi khi tôi mất ví tiền, giúp tôi làm việc với ngân hàng, ngừng giao dịch với những thẻ tín dụng, thẻ rút tiền cũ, đăng ký xin làm thẻ mới. Nhưng khi hóa đơn kết toán trong tháng từ ngân hàng gửi tới mới gặp rắc rối. Do tôi báo chậm một ngày, thẻ tín dụng đã bị người ta mạo nhận dùng mất mấy nghìn đô la.
Hãy xem tên trộm đó tiêu tiền của tôi ra sao: tiệm DKNY, 500USD, tiệm Furla, 150USD, tiệm Emporio Armani, 1.500USD. Tôi tức điên cả lên. Cách chung cư tôi chừng năm mươi mét là phố West Broadway. Ba căn tiệm này đều ở đó, nằm liền kề nhau. Ắt hẳn con mụ đó đã tham lam, mua nhanh như chớp. Đặc biệt tiệm DKNY có bán một cái áo khoác da màu đen trị giá 2.000USD, tôi cứ đắn đo suốt một tuần mà không dám mua. Thế mà nhoáng một cái, tên trộm này còn tiêu tiền của tôi kinh hơn rất nhiều.
Nhưng Muju nói cho tôi biết, số tiền trên có thể đòi lại được sau khi nói rõ mọi chuyện. Thế là gọi điện thoại, nhận được mấy tờ đơn xin giải trình sự việc. Tôi vốn rất đau đầu về chuyện thủ tục, Muju lại phải giúp tôi.Nhưng do thói hay quên, anh lại quên không kịp thời gửi đơn. Thế là chửng bao lâu, tôi lại nhận được một bộ đơn khác do ngân hàng gửi đến.
Không chỉ có vậy. Khi tôi bị đau đầu tới phát điên, chỉ muốn đập đầu vào bồn cầu, anh đã giúp tôi xoa bóp và pha một ly trà gừng nóng.
Khi tôi say mềm trong quán bar ở khách sạn Hudson, cãi nhau với một dân gay ăn bận lòe loẹt tay xăm trổ, ném cốc rượu vào nhau, cũng được Muju lôi tôi ra khỏi đống phân thối hoắc đó. Anh không trách móc tôi, chỉ sửa cho tôi mấy chỗ phát âm sai khi chửi nhau.
Tôi quyết tâm cai rượu, cai thuốc, cai thuốc ngủ.
Mọi dũng khí và niềm tin đều có được bởi Muju. Mặc dù đứng tù một góc độ khác, có thể anh đã trở thành một cơn nghiện mới to lớn và hùng vĩ của tôi. Có thể phải tiêu tốn mất cả đời, thậm chí cả tương lai, tôi mới có thể cai được nó.
Muju bắt đầu dạy tôi cách ngồi thiền suy nghĩ theo kiểu đạo gia Trung Quốc và thái cực quyền.
Nghe có vẻ hơi buồn cười. Một cô gái Trung Quốc trẻ trung, nóng nảy, ưa tìm tòi, luôn mê đắm với những phù hiệu văn hóa về the Beatles, the Sex Pistols, Marilyn Monroe, Allen Ginsberg, Charles Bukowski, chủ nghĩa tồn tại, nhưng sau chạy tới New York - thành phố tàn khốc nhất của văn hóa tư bản chủ nghĩa nhất thế giới - lại tìm thấy tình yêu, hy vọng và ánh sáng để giải thoát và bắt đầu học những kỹ năng rèn luyện cơ bản của Trung Quốc 2000 năm trước từ một người đàn ông Nhật Bản. Để cho những suy nghĩ phiêu lãng quay trở về, dồn vào huyết mạch, ùa vào linh hồn trống trải cho loài chim đêm không nơi nương tựa.
Tôi có mang một cuốn Đạo đức kinh của Lão Tử từ Trung Quốc sang.Và ở Barnes & Noble, tôi lại tìm được một bản dịch này bằng tiếng Anh. Nghe Muju nói bản tiếng Anh được dịch rất hay và dễ hiểu, thậm chí còn dễ hiểu hơn cả bản tiếng Trung. Tôi còn mê mẩn cả một tuyển tập truyện Thiền được lưu truyền từ mấy trăm năm, được viết bằng tiếng Anh, có tên Zen Flash, Zen Bone. Hồi ở đại học, khi nghe thấy giáo giảng về truyền thống Nho, Đạo, Dịch của Trung Quốc từ nghìn năm trước, tôi không mấy chú tâm tới việc nghiên cứu những bảo bối mà tổ tiên lưu truyền lại. Thời đó, tôi chỉ chơi với mấy ban nhạc Rock gần trường. Ngọn lửa của phẫn nộ và dục vọng thanh xuân hầu như chỉ có thể được biểu hiện bằng Rock của phương Tây, thi ca mê sảng vượt qua cả một thế hệ và thứu tình dục dai dẳng, trộn lẫn mồ hôi với những tiếng thét gào.
Nhưng giờ đây, tôi đã hai mươi chín tuổi, lại sống ở New York. Bởi vậy một số như đã dần thay đổi. Còn nhớ một buổi sáng tôi còn đang đắm mình trong một giấc mơ trên cái giường rộng rãi trong chung cư Soho của tôi, bên tai như nghe thấy tiếng vó ngựa cồm cộp trên con đường ven hồ rải đá xanh. Tôi như biến thành một thiếu nữ dịu dàng e lệ đời Đường, rảnh rỗi ngồi trên chiếc giường bằng tơ mềm mại đợi chờ du khách trở về. Nét dịu dàng và hoài niệm trong khoảnh khắc đó sinh động biết bao, Trung Quốc biết bao, khiến tôi sau khi tỉnh giấc mãi không quên được. Nó như một lời hò đầy bí ẩn. Cách tận một bờ Thái Bình Dương, hai chữ Trung Quốc chưa bao giờ rõ ràng đến như thể chạm tới được, khiến người ta cứ lao tới.
Thế là tôi ở New York lại bắt đầu đọc thơ Đường, thơ Tống vốn đã quên sạch từ sau khi tốt nghiệp đại học.
Nghĩ về Trung Đông đang không ngừng ném bom, máu rơi và người chết. Nhìn bầu trời New York vẫn còn mấy nghìn oan hồn người chết bởi vụ 9.11. Thế giới vẫn còn đang day dứt giằng dai giữa chiến tranh và hòa bình... Giờ đây, tôi chỉ muốn hít thở, nghỉ ngơi, đem mình giao cho mạch dẫn màu xanh khiến hoa xòe cánh, giao cho ánh trăng, cho ánh tịnh dương, cho lời nguyền thần bí, cho trí tuệ Trung Quốc ngàn năm, và cho Muju - người âu yếm tôi, ôm tôi và yêu tôi hết lượt này tới lượt khác.
Một hôm, Muju đưa tôi tới nhà thờ Riverside gần khu Harlem.
Dạo này, cứ mỗi sáng chủ nhật, anh đều tới nhà thờ lớn ở phía Bắc Manhattan, nơi anh có nghĩa vụ giảng dạy thuyết suy ngẫm như một liệu pháp chữa trị cho mười mấy cô gái da đen từng bị ngược đãi tình dục hồi nhỏ bởi anh trai hoặc cha chúng.
Tôi lặng lẽ ngồi ở hàng ghế cuối, tận mắt chứng kiến Muju với nụ cười ấm áp mà tôi hằng quen thuốc. Giọng nói của anh rất dịu dàng, chốc chốc lại pha một câu hài, chọc bằng được đám cô gái ăn bận giản dị, ánh mắt vẫn phủ đầy bóng tối u ám kia phải bật cười.
Sau khi giải thích rõ những điểm cơ bản của thuyết mỉm cười suy ngẫm , Muju kêu mọi người cùng đứng lên. Đầu tiên phải thả lỏng người , anh nói, Như thế này, nhìn tôi đây... Anh thả lỏng chân tay, đong đưa khắp người, vươn vai, gót chân không ngừng dậm đất, rồi lại thả lỏng cái cằm, thè đầu lưỡi ra.
Tôi không nhịn nổi, cứ muốn phá lên cười. Anh vốn có thân hình cao lớn, giờ giống hệt một con gấu ngộc nghệc đứng thè lưỡi.
Chính là như vậy , anh nói, Phải thả lỏng hết cỡ để vứt bỏ những gánh nặng và trói buộc trong ý thức và trên cơ thể. Thậm chí dù trông hơi ngốc nghếch nhưng cũng không sao... .
Mấy cô gái nháy mắt bật cười. Người thông minh cần giả bộ ngốc nghếch đúng lúc và luôn ngốc những lúc cần phải thông minh... . Muju mỉm cười, Nào mọi người làm theo tôi nào .
Trong hai tiếng đồng hồ tiếp đó, mọi người ngồi trên sàn, bốn bề lặng phắc. Thỉnh thoảng những đường cong của những pho tượng tuyệt đẹp trên cao lại đem những lời nói rõ ràng, mềm mại của Muju vọng về. Bây giờ, mọi người đều tìm được trái tim của mình, hãy mỉm cười với nó... Đem nó về nhà, thư giãn, thoải mái... .
Thời gian cứ tuôn chảy lúc nào không hay. Tôi và các cô gái đó cùng học được một điều: mỉm cười. Không chỉ là nụ cười trên mặt, mà quan trọng hơn là từ sâu thẳm trong tim, từ mọi tế bào tỏa ra từ phổi, gan, dạ dày, thận, tử cung... Một nụ cười từ bi, khoan dung, tự tin và tĩnh lặng.
Kết thúc suy nghĩ, chậm rãi mở mắt, màu sắc và hình dạng của mọi vật trước mắt dường như cũng trở nên sinh động và rõ ràng hơn.
Tôi ưỡn lưng, ngắm nghía những bức tranh sơn dầu trang trí bốn xung quanh và những ô cửa sổ ghép từ những tấm kính màu.
Thực là một nhà thờ tuyệt đẹp. Khi tưởng tượng tới tiếng thánh ca vang lên cùng tiếng đàn organ, vài rung động tinh tế ẩn chứa sức mạnh thần bí như rơi xuống từ đỉnh nhà thờ, đọng lên trên người, trên mặt đất. Bụi bặm cũng rung động và nhảy múa trong ánh nắng...
Tôi nắm lấy tay Muju, chậm rãi ra khỏi nhà thờ.
Đi đâu đây? , tôi hỏi.
Em muốn đi đâu? , anh hỏi lại.
Không biết. Em đến New York chưa đầy nửa năm. Anh đã ở đây hai mươi năm rồi... Có nơi nào có thể giới thiệu được không? .
Anh nghĩ một lúc, Tới Barneys đi. Dù sao cũng trên đường về nhà, tiện tới đó luôn. Ở đó, em có thể hiểu được những gì thịnh hành nhất .
Hay quá! , tôi cười sung sướng. Từ nhà thờ đầy tính thần thánh tới Barneys đời thường và thời thượng, đúng là một ngày chủ nhật nhiều màu sắc. Anh là người đàn ông không hề ngán chuyện shopping nhất mà tôi từng gặp. Quần áo anh mắc đều là dạng mà tôi yêu thích, sang trọng, thiết kế điên rồ, hơi đáng yêu, đều là típ mà 90% đàn ông Mỹ sẽ không mua. Chẳng hạn nhưu cũng ngần ấy tiền, 90% đàn ông Mỹ sẽ lựa chọn hàng hiệu của Gucci, Armani, chứ không thể chọn đồ của Yohji Yamamoto . Nhưng Muju luôn chọn vế sau.
Mở banh chiếc áo veston đen đắt tiền của anh sẽ thấy ngay hình thêu một cô gái khỏa thân lấp lánh màu sắc chính giữa ngực. Nhưng nếu khép áo lại, nhìn từ bên ngoài không hề phát hiện thấy. Chiếc giầy thể thao của anh nhìn bề ngoài rất đơn giản, nhưng nếu anh giơ chân lên, dưới đế giày có ngay hình một đóa hướng dương lớn rực rỡ. Nguyên tắc ăn mặc của anh là: mua quần áo chất lượng tốt, đắt tiền, nhưng mặc lên phải nom bình thường, giản dị.
Có lẽ quan niệm thẩm mỹ truyền thống của người Nhật đã ăn sâu vào máu thịt anh. Những chùa chiền mà họ yêu thích nhất luôn có mái lợp rạ va những hàng rào bằng thân trúc. Vì nhìn chúng nom dễ bị đổ rụi bởi gió, mưa và tuyết bất kỳ lúc nào, nhưng cũng vì thế càng trở nên quý giá hơn. Phòng trà mà họ gọi cũng chỉ là một gian phòng nhỏ hẹp, gọn gàng, trên nền đất trải chiếu cói, trên tường treo tranh chữ. Trên chiếu bày một số đồ dùng uống trà đủ hình dáng quái lạ, màu sắc thô.
Nguyên tắc ăn mặc của tôi lại là: màu đen, màu đỏ, tơ lụa, chật một tí, chật, chật hơn nữa.
Tôi chưa bao giờ mặc quần áo bò. Đối với tôi, chúng quá mạnh mẽ, quá tùy tiện, quá lười biếng. Thậm chí ngay cả thời thanh xuân chơi cái thứ nhạc Rock đầy phẫn nộ kia, tôi cũng luôn mặc một chiếc váy lụa đen bó sát. Tôi thích nhìn người tình Rock của tôi phải ném ánh mắt lên bộ đồ đen của tôi. Thứ lụa lấp lóa thứ ánh sáng u uẩn, lạnh tanh như da loài rắn, và cũng khẽ bay bổng theo từng cử động bước chân. Từ cổ nhiều nút kín mít trở xuống, nó mềm mại, chuyển động và luôn biến dổi dù rất nhỏ. Nó đã tồn tại hàng nghìn năm rồi, nhưng vẻ đpẹ đó đã vượt qua cả thời gian, không gì có thể xâm phạm nổi.
Tôi thích nhất không phải là cái đẹp về thị giác của lụa, mà cái đẹp về thính giác. Khi nó bị xé bởi một đôi bàn tay mạnh mẽ và nóng bỏng, sẽ nghe thấy một tiếng soạt yếu ớt, tinh tế, vò xoắn tim gan, không tài nào mô tả nổi. Tiếng lụa bị xé đem lại cho bạn niềm hoan hỉ dịu dàng và dục vọng bạo liệt. Nó độc nhất vô nhị trên đời này, không gì có thể so sánh nổi.
Tủ quần áo của tôi luôn có ba mươi bộ áo dài Thượng Hải, váy, áo cánh bằng tơ. Tất cả đều bó sát, yếu đuối và đẹp tuyệt. Mỗi lần xé hỏng một chiếc, lại phải vội đi may thêm một chiếc. Luôn là ba mươi bộ.
Đi quanh Barneys một vòng, tôi làm một việc không thể ngờ tới: mua một chiếc áo khoác vải bò hiệu Marc Jacobs. Vải bò màu xanh, kết hợp cùng hàng cúc vàng chóe, trên vai còn đính cầu vai và cúc, chẽn eo, sát người, y hết thời trang của phụ nữ thời thượng London thập niên bảy mươi. Rất phục cổ, đó chính là bộ đồ Muju vừa nhìn thấy đã giúp tôi lấy từ trên giá xuống.
Tôi mặc thử, chà, y hết một cô lính, nhưng vẻ mới mẻ và mạnh mẽ của nó cũng khiến tôi rung động. Nó khiến gương mặt tôi vừa già dặn vừa ngây thơ, khác hẳn với hình tượng đen tuyền trước đây. Thế nên tôi mua luôn.
Muju mua một đôi giầy thể thao mới hiệu Puma, dưới đế giày có nhiều bánh xe trượt nhỏ hình tròn. Khi đi trên đường nhẹ như bay, như lướt trên mặt trăng vậy.
- The Beatles, Tại vì -
Không bận vì công việc cũng bận vì yêu. Ngoài ra tôi không bận vì chuyện gì khác.
- Coco Chanel -
Xe cộ cứ lao vun vút trên đường. Đỉnh mái nhà lấp lánh trong màn không khí loãng. Tôi đủng đỉnh rảo bước khắp ngõ ngách đường phố Mahattan, khắp người đầy những cảm nhận chưa từng có về Muju. Không suy nghĩ, không cô độc, cuộc sống phủ kín lên tôi như màn nước. Có lúc cần ra sức bơi lội, có lúc lại dập dờn nổi trên mặt nước thuận cho theo dòng, cứ lãng đãng như thế, như một vật trôi về phía trước không định hướng.
Sau sự kiện cái bếp, tôi và Muju xích lại gần nhau hơn.
Anh đưa tôi đi xem một trận đấu New York Yankee tại sân vận động Yankee. Chúng tôi ăn hot dog, uống coca, mặc dù cả hai đều không mê hai món này lắm. Nhưng nghe nói đó là món rất quen thuộc của một fan ở New York.
Muju vừa xem vừa giải thích cho tôi về quy tắc của trò chơi. Đây là trận bóng chày đầu tiên tôi được xem trong đời. Vả lại, tôi cũng không phải là một người hâm mộ thể thao cho lắm. Ở Trung Quốc, tôi phần lớn xem đánh bóng bàn và nhẩy cầu. Đài truyền hình luôn phát hai loại hình này. Dân Trung Quốc có nhắm mắt cũng có thể giật được giải quán quân của hai môn thể thao đó.
Trong mắt người dân Trung Quốc, bóng chày như thể miếng vải quấn chân của phụ nữ bó chân trước đây. Có lúc quấn quá lâu, ngửi đã có mùi thum thủm.
Nhưng nhìn đám đàn ông vạm vỡ với những chiếc mông bó căng trong đám quần trắng chật cứng, kiên nhẫn và chân thành trước một quả bóng nho nhỏ, không khỏi khiến người ta phải sửng sốt.
Hồi còn ở trong nước, tôi đã từng nghe được một chuyện tiếu lâm. Con gái hai mươi tuổi như quả bóng đá, mọi người đều tranh cướp nhau. Phụ nữ ba mươi tuổi như quả bóng bàn, anh đẩy đi, tôi đẩy về. Phụ nữ năm mươi tuổi như quả bóng gôn, đá đi được càng xa càng tốt. Khi kể chuyện vui này cho Muju, anh vẫn quen thói lấy ngón tay dí vào trán tôi, hỏi, Thế phụ nữ bốn mươi thì sao? .
Em quên rồi , tôi thú thật. Tôi từng là một người thích kể chuyện hài nhưng luôn kể không hay, cuối cùng chỉ còn lại một mình tôi cười.
Nhưng nếu đổi lại là đàn ông, có nên nói là đàn ông có tiền có tình giống như quả bóng đá mọi người đều tranh giành, đàn ông không tiền nhưng có tình giống như quả bóng bàn bị đẩy qua đưa lại, và đàn ông không tình cũng không tiền thì giống quả bóng chơi gôn không nhỉ? .
Tôi nhìn anh, hỏi. Lúc này, anh mới bật cười. Em thật là vô duyên , anh lắc đầu.
Rồi anh lại an ủi tôi khi tôi mất ví tiền, giúp tôi làm việc với ngân hàng, ngừng giao dịch với những thẻ tín dụng, thẻ rút tiền cũ, đăng ký xin làm thẻ mới. Nhưng khi hóa đơn kết toán trong tháng từ ngân hàng gửi tới mới gặp rắc rối. Do tôi báo chậm một ngày, thẻ tín dụng đã bị người ta mạo nhận dùng mất mấy nghìn đô la.
Hãy xem tên trộm đó tiêu tiền của tôi ra sao: tiệm DKNY, 500USD, tiệm Furla, 150USD, tiệm Emporio Armani, 1.500USD. Tôi tức điên cả lên. Cách chung cư tôi chừng năm mươi mét là phố West Broadway. Ba căn tiệm này đều ở đó, nằm liền kề nhau. Ắt hẳn con mụ đó đã tham lam, mua nhanh như chớp. Đặc biệt tiệm DKNY có bán một cái áo khoác da màu đen trị giá 2.000USD, tôi cứ đắn đo suốt một tuần mà không dám mua. Thế mà nhoáng một cái, tên trộm này còn tiêu tiền của tôi kinh hơn rất nhiều.
Nhưng Muju nói cho tôi biết, số tiền trên có thể đòi lại được sau khi nói rõ mọi chuyện. Thế là gọi điện thoại, nhận được mấy tờ đơn xin giải trình sự việc. Tôi vốn rất đau đầu về chuyện thủ tục, Muju lại phải giúp tôi.Nhưng do thói hay quên, anh lại quên không kịp thời gửi đơn. Thế là chửng bao lâu, tôi lại nhận được một bộ đơn khác do ngân hàng gửi đến.
Không chỉ có vậy. Khi tôi bị đau đầu tới phát điên, chỉ muốn đập đầu vào bồn cầu, anh đã giúp tôi xoa bóp và pha một ly trà gừng nóng.
Khi tôi say mềm trong quán bar ở khách sạn Hudson, cãi nhau với một dân gay ăn bận lòe loẹt tay xăm trổ, ném cốc rượu vào nhau, cũng được Muju lôi tôi ra khỏi đống phân thối hoắc đó. Anh không trách móc tôi, chỉ sửa cho tôi mấy chỗ phát âm sai khi chửi nhau.
Tôi quyết tâm cai rượu, cai thuốc, cai thuốc ngủ.
Mọi dũng khí và niềm tin đều có được bởi Muju. Mặc dù đứng tù một góc độ khác, có thể anh đã trở thành một cơn nghiện mới to lớn và hùng vĩ của tôi. Có thể phải tiêu tốn mất cả đời, thậm chí cả tương lai, tôi mới có thể cai được nó.
Muju bắt đầu dạy tôi cách ngồi thiền suy nghĩ theo kiểu đạo gia Trung Quốc và thái cực quyền.
Nghe có vẻ hơi buồn cười. Một cô gái Trung Quốc trẻ trung, nóng nảy, ưa tìm tòi, luôn mê đắm với những phù hiệu văn hóa về the Beatles, the Sex Pistols, Marilyn Monroe, Allen Ginsberg, Charles Bukowski, chủ nghĩa tồn tại, nhưng sau chạy tới New York - thành phố tàn khốc nhất của văn hóa tư bản chủ nghĩa nhất thế giới - lại tìm thấy tình yêu, hy vọng và ánh sáng để giải thoát và bắt đầu học những kỹ năng rèn luyện cơ bản của Trung Quốc 2000 năm trước từ một người đàn ông Nhật Bản. Để cho những suy nghĩ phiêu lãng quay trở về, dồn vào huyết mạch, ùa vào linh hồn trống trải cho loài chim đêm không nơi nương tựa.
Tôi có mang một cuốn Đạo đức kinh của Lão Tử từ Trung Quốc sang.Và ở Barnes & Noble, tôi lại tìm được một bản dịch này bằng tiếng Anh. Nghe Muju nói bản tiếng Anh được dịch rất hay và dễ hiểu, thậm chí còn dễ hiểu hơn cả bản tiếng Trung. Tôi còn mê mẩn cả một tuyển tập truyện Thiền được lưu truyền từ mấy trăm năm, được viết bằng tiếng Anh, có tên Zen Flash, Zen Bone. Hồi ở đại học, khi nghe thấy giáo giảng về truyền thống Nho, Đạo, Dịch của Trung Quốc từ nghìn năm trước, tôi không mấy chú tâm tới việc nghiên cứu những bảo bối mà tổ tiên lưu truyền lại. Thời đó, tôi chỉ chơi với mấy ban nhạc Rock gần trường. Ngọn lửa của phẫn nộ và dục vọng thanh xuân hầu như chỉ có thể được biểu hiện bằng Rock của phương Tây, thi ca mê sảng vượt qua cả một thế hệ và thứu tình dục dai dẳng, trộn lẫn mồ hôi với những tiếng thét gào.
Nhưng giờ đây, tôi đã hai mươi chín tuổi, lại sống ở New York. Bởi vậy một số như đã dần thay đổi. Còn nhớ một buổi sáng tôi còn đang đắm mình trong một giấc mơ trên cái giường rộng rãi trong chung cư Soho của tôi, bên tai như nghe thấy tiếng vó ngựa cồm cộp trên con đường ven hồ rải đá xanh. Tôi như biến thành một thiếu nữ dịu dàng e lệ đời Đường, rảnh rỗi ngồi trên chiếc giường bằng tơ mềm mại đợi chờ du khách trở về. Nét dịu dàng và hoài niệm trong khoảnh khắc đó sinh động biết bao, Trung Quốc biết bao, khiến tôi sau khi tỉnh giấc mãi không quên được. Nó như một lời hò đầy bí ẩn. Cách tận một bờ Thái Bình Dương, hai chữ Trung Quốc chưa bao giờ rõ ràng đến như thể chạm tới được, khiến người ta cứ lao tới.
Thế là tôi ở New York lại bắt đầu đọc thơ Đường, thơ Tống vốn đã quên sạch từ sau khi tốt nghiệp đại học.
Nghĩ về Trung Đông đang không ngừng ném bom, máu rơi và người chết. Nhìn bầu trời New York vẫn còn mấy nghìn oan hồn người chết bởi vụ 9.11. Thế giới vẫn còn đang day dứt giằng dai giữa chiến tranh và hòa bình... Giờ đây, tôi chỉ muốn hít thở, nghỉ ngơi, đem mình giao cho mạch dẫn màu xanh khiến hoa xòe cánh, giao cho ánh trăng, cho ánh tịnh dương, cho lời nguyền thần bí, cho trí tuệ Trung Quốc ngàn năm, và cho Muju - người âu yếm tôi, ôm tôi và yêu tôi hết lượt này tới lượt khác.
Một hôm, Muju đưa tôi tới nhà thờ Riverside gần khu Harlem.
Dạo này, cứ mỗi sáng chủ nhật, anh đều tới nhà thờ lớn ở phía Bắc Manhattan, nơi anh có nghĩa vụ giảng dạy thuyết suy ngẫm như một liệu pháp chữa trị cho mười mấy cô gái da đen từng bị ngược đãi tình dục hồi nhỏ bởi anh trai hoặc cha chúng.
Tôi lặng lẽ ngồi ở hàng ghế cuối, tận mắt chứng kiến Muju với nụ cười ấm áp mà tôi hằng quen thuốc. Giọng nói của anh rất dịu dàng, chốc chốc lại pha một câu hài, chọc bằng được đám cô gái ăn bận giản dị, ánh mắt vẫn phủ đầy bóng tối u ám kia phải bật cười.
Sau khi giải thích rõ những điểm cơ bản của thuyết mỉm cười suy ngẫm , Muju kêu mọi người cùng đứng lên. Đầu tiên phải thả lỏng người , anh nói, Như thế này, nhìn tôi đây... Anh thả lỏng chân tay, đong đưa khắp người, vươn vai, gót chân không ngừng dậm đất, rồi lại thả lỏng cái cằm, thè đầu lưỡi ra.
Tôi không nhịn nổi, cứ muốn phá lên cười. Anh vốn có thân hình cao lớn, giờ giống hệt một con gấu ngộc nghệc đứng thè lưỡi.
Chính là như vậy , anh nói, Phải thả lỏng hết cỡ để vứt bỏ những gánh nặng và trói buộc trong ý thức và trên cơ thể. Thậm chí dù trông hơi ngốc nghếch nhưng cũng không sao... .
Mấy cô gái nháy mắt bật cười. Người thông minh cần giả bộ ngốc nghếch đúng lúc và luôn ngốc những lúc cần phải thông minh... . Muju mỉm cười, Nào mọi người làm theo tôi nào .
Trong hai tiếng đồng hồ tiếp đó, mọi người ngồi trên sàn, bốn bề lặng phắc. Thỉnh thoảng những đường cong của những pho tượng tuyệt đẹp trên cao lại đem những lời nói rõ ràng, mềm mại của Muju vọng về. Bây giờ, mọi người đều tìm được trái tim của mình, hãy mỉm cười với nó... Đem nó về nhà, thư giãn, thoải mái... .
Thời gian cứ tuôn chảy lúc nào không hay. Tôi và các cô gái đó cùng học được một điều: mỉm cười. Không chỉ là nụ cười trên mặt, mà quan trọng hơn là từ sâu thẳm trong tim, từ mọi tế bào tỏa ra từ phổi, gan, dạ dày, thận, tử cung... Một nụ cười từ bi, khoan dung, tự tin và tĩnh lặng.
Kết thúc suy nghĩ, chậm rãi mở mắt, màu sắc và hình dạng của mọi vật trước mắt dường như cũng trở nên sinh động và rõ ràng hơn.
Tôi ưỡn lưng, ngắm nghía những bức tranh sơn dầu trang trí bốn xung quanh và những ô cửa sổ ghép từ những tấm kính màu.
Thực là một nhà thờ tuyệt đẹp. Khi tưởng tượng tới tiếng thánh ca vang lên cùng tiếng đàn organ, vài rung động tinh tế ẩn chứa sức mạnh thần bí như rơi xuống từ đỉnh nhà thờ, đọng lên trên người, trên mặt đất. Bụi bặm cũng rung động và nhảy múa trong ánh nắng...
Tôi nắm lấy tay Muju, chậm rãi ra khỏi nhà thờ.
Đi đâu đây? , tôi hỏi.
Em muốn đi đâu? , anh hỏi lại.
Không biết. Em đến New York chưa đầy nửa năm. Anh đã ở đây hai mươi năm rồi... Có nơi nào có thể giới thiệu được không? .
Anh nghĩ một lúc, Tới Barneys đi. Dù sao cũng trên đường về nhà, tiện tới đó luôn. Ở đó, em có thể hiểu được những gì thịnh hành nhất .
Hay quá! , tôi cười sung sướng. Từ nhà thờ đầy tính thần thánh tới Barneys đời thường và thời thượng, đúng là một ngày chủ nhật nhiều màu sắc. Anh là người đàn ông không hề ngán chuyện shopping nhất mà tôi từng gặp. Quần áo anh mắc đều là dạng mà tôi yêu thích, sang trọng, thiết kế điên rồ, hơi đáng yêu, đều là típ mà 90% đàn ông Mỹ sẽ không mua. Chẳng hạn nhưu cũng ngần ấy tiền, 90% đàn ông Mỹ sẽ lựa chọn hàng hiệu của Gucci, Armani, chứ không thể chọn đồ của Yohji Yamamoto . Nhưng Muju luôn chọn vế sau.
Mở banh chiếc áo veston đen đắt tiền của anh sẽ thấy ngay hình thêu một cô gái khỏa thân lấp lánh màu sắc chính giữa ngực. Nhưng nếu khép áo lại, nhìn từ bên ngoài không hề phát hiện thấy. Chiếc giầy thể thao của anh nhìn bề ngoài rất đơn giản, nhưng nếu anh giơ chân lên, dưới đế giày có ngay hình một đóa hướng dương lớn rực rỡ. Nguyên tắc ăn mặc của anh là: mua quần áo chất lượng tốt, đắt tiền, nhưng mặc lên phải nom bình thường, giản dị.
Có lẽ quan niệm thẩm mỹ truyền thống của người Nhật đã ăn sâu vào máu thịt anh. Những chùa chiền mà họ yêu thích nhất luôn có mái lợp rạ va những hàng rào bằng thân trúc. Vì nhìn chúng nom dễ bị đổ rụi bởi gió, mưa và tuyết bất kỳ lúc nào, nhưng cũng vì thế càng trở nên quý giá hơn. Phòng trà mà họ gọi cũng chỉ là một gian phòng nhỏ hẹp, gọn gàng, trên nền đất trải chiếu cói, trên tường treo tranh chữ. Trên chiếu bày một số đồ dùng uống trà đủ hình dáng quái lạ, màu sắc thô.
Nguyên tắc ăn mặc của tôi lại là: màu đen, màu đỏ, tơ lụa, chật một tí, chật, chật hơn nữa.
Tôi chưa bao giờ mặc quần áo bò. Đối với tôi, chúng quá mạnh mẽ, quá tùy tiện, quá lười biếng. Thậm chí ngay cả thời thanh xuân chơi cái thứ nhạc Rock đầy phẫn nộ kia, tôi cũng luôn mặc một chiếc váy lụa đen bó sát. Tôi thích nhìn người tình Rock của tôi phải ném ánh mắt lên bộ đồ đen của tôi. Thứ lụa lấp lóa thứ ánh sáng u uẩn, lạnh tanh như da loài rắn, và cũng khẽ bay bổng theo từng cử động bước chân. Từ cổ nhiều nút kín mít trở xuống, nó mềm mại, chuyển động và luôn biến dổi dù rất nhỏ. Nó đã tồn tại hàng nghìn năm rồi, nhưng vẻ đpẹ đó đã vượt qua cả thời gian, không gì có thể xâm phạm nổi.
Tôi thích nhất không phải là cái đẹp về thị giác của lụa, mà cái đẹp về thính giác. Khi nó bị xé bởi một đôi bàn tay mạnh mẽ và nóng bỏng, sẽ nghe thấy một tiếng soạt yếu ớt, tinh tế, vò xoắn tim gan, không tài nào mô tả nổi. Tiếng lụa bị xé đem lại cho bạn niềm hoan hỉ dịu dàng và dục vọng bạo liệt. Nó độc nhất vô nhị trên đời này, không gì có thể so sánh nổi.
Tủ quần áo của tôi luôn có ba mươi bộ áo dài Thượng Hải, váy, áo cánh bằng tơ. Tất cả đều bó sát, yếu đuối và đẹp tuyệt. Mỗi lần xé hỏng một chiếc, lại phải vội đi may thêm một chiếc. Luôn là ba mươi bộ.
Đi quanh Barneys một vòng, tôi làm một việc không thể ngờ tới: mua một chiếc áo khoác vải bò hiệu Marc Jacobs. Vải bò màu xanh, kết hợp cùng hàng cúc vàng chóe, trên vai còn đính cầu vai và cúc, chẽn eo, sát người, y hết thời trang của phụ nữ thời thượng London thập niên bảy mươi. Rất phục cổ, đó chính là bộ đồ Muju vừa nhìn thấy đã giúp tôi lấy từ trên giá xuống.
Tôi mặc thử, chà, y hết một cô lính, nhưng vẻ mới mẻ và mạnh mẽ của nó cũng khiến tôi rung động. Nó khiến gương mặt tôi vừa già dặn vừa ngây thơ, khác hẳn với hình tượng đen tuyền trước đây. Thế nên tôi mua luôn.
Muju mua một đôi giầy thể thao mới hiệu Puma, dưới đế giày có nhiều bánh xe trượt nhỏ hình tròn. Khi đi trên đường nhẹ như bay, như lướt trên mặt trăng vậy.
/34
|