Hoàng Bích Như lấp ló ngoài nhà hàng này đã hơn nửa tiếng đồng hồ. Cô nửa muốn vào, nửa muốn thôi.
Người chị gái hơn 10 năm không gặp, khi gặp lại, lại chẳng biết nói gì.
- Cô em chuẩn bị về nước phải không?
Bích Như giật mình quay lại. Chỉ thấy Quang đang đứng dựa tường, tay cầm cốc nước mía mút rồn rột, sau đó vo vo cái cốc giấy, rất tự nhiên mà quẳng ra ngoài lòng đường.
- Ý thức bảo vệ môi trường của anh không hơn con ruồi là mấy vậy? - Bích Như cau mày.
- Cô em thích càu nhàu y như chị mình ấy nhỉ? Sao, không muốn vào chào tạm biệt một câu sao?
- Ứ thèm! - Bích Như phùng má.
- Vậy là tới chào tạm biệt anh đây hả?
- Nằm mơ! - Cô nàng bĩu môi một cái.
- Đã tới rồi, thì cứ vào đi. Bắc Nam cách biệt, ai biết thế sự rồi xoay vần ra sao. Người còn trước mặt ta, nên trận trọng lấy từng lần gặp gỡ chứ?
- Nói cái quái gì vậy? Từ Giang Hạ tới Hải Thành, cũng chỉ mất mấy trăm tệ tiền vé máy bay mà thôi!
- Vậy thỉnh thoảng lại bay tới đây chơi nhé.
- …!!
Giọng nói đột ngột vang lên từ phía sau, khiến Bích Như giật mình.
Là chị Bích Thanh. Chị ta xoa đầu cô bé.
- Càng lớn càng xinh đẹp như vậy. Về nhà nhớ nghe lời cha mẹ nghe chưa?
- Tỉ tỉ!!
Dáng vẻ ngang bướng lúc nãy chả còn nữa, Bích Như òa nước mắt xồ vào ôm chầm lấy chị. Hai chị em gái, tình cảm chưa bao giờ là thiếu.
Quang nhún vai, hắn quay đầu bước ra phía đường, tiện chân sút cái cốc nhựa bay thẳng vào thùng rác, sau đó vẫn 2 tay đút túi quần, đi lững thững ra ngoài.
Tên Takezawa chết giẫm kia, dù sao cũng cần cứu hắn ra. À mà, hay là cứ để hắn nếm mùi lao tù thêm một thời gian nhỉ?Nguyễn Thanh Phong sáng đó mò tới bệnh viện thật. Ngáo ngơ hỏi han một hồi, chả biết vì sao lại lạc luôn trong sân viện. Tới lúc Văn và Linh nhìn thấy cất tiếng gọi, hắn mừng rỡ chạy tới.
- Anh sắp phải về rồi ha? - Văn hỏi.
Thanh Phong gật đầu. Người ta bảo hắn dọn hành lý trở về, hắn chỉ biết làm theo. Có lưu luyến, có tiếc nuối gì hay không, hắn chẳng cảm thấy gì cả.
- Tặng em nè. - Hắn rút từ trong ống tay áo ra một bức tranh. Văn đón lấy, cẩn thận mở tờ tranh ra.
Tức khắc nó nhăn mặt, đưa cho Linh nhìn. Linh cũng khó hiểu lắc đầu.
Cả bức tranh đen kịt, chỉ có một đốm sáng duy nhất. Đốm sáng này như một vụ nổ nhỏ, với những nét tung tóe không đối xứng, nhìn như loạn xạ mà lại có quy luật nào đó, nhìn cũng rất có hồn, rất sống động, nhưng mà cũng rất vô nghĩa.
- Anh vẽ cái gì vậy?
- Vẽ cảnh đêm hôm nọ, có 2 ông trên bầu trời đánh nhau tung tóe.
Văn khẽ lắc đầu. Lúc đó, nó đã mệt tới mức gần như xỉu. Linh cũng chẳng khá hơn. Chuyện Vũ Minh Kiệt đánh nhau với Nguyễn Thế Sơn, quân đội cũng cố bưng bít cho đỡ mất mặt.
- Tranh của anh vẫn khó hiểu như vậy. - Linh cười cười. Đối với anh bạn này, cô bé vẫn có nhiều hảo cảm, bất chấp tính cách kì dị kia.
- Hẹn ngày tái kiến. - Nguyễn Thanh Phong chẳng biết học ở đâu cung cách chào hỏi của Bắc Hà, cũng đưa tay vái chào như thật. Sau đó, hắn quay người bước đi. Gió nhè nhẹ thổi theo sau hắn. Mái tóc quăn lòa xòa trong gió, sau vai xách theo một ống đựng tranh, dáng hình lững thững bất cần, cứ như vậy theo làn gió mà biến mất.
- Thật là một người kì lạ. - Linh nhìn theo, nhận xét.
- Vậy ư? Mình thấy anh ấy cũng bình thường thôi mà.
- Bạn không thấy anh ấy nói tiếng Đại Nam rất sõi à?
- Ừa. Thì sao?
- Trời ạ! Anh ta là người Bắc Hà. Lại có tính cách hời hợt như vậy, ai bảo gì thì làm nấy. Tự nhiên mà anh ta đi học tiếng Đại Nam tới sõi như vậy à?
- Ờ, mình cũng có chút thắc mắc, nhưng thấy nó cũng không quan trọng lắm.
- Gia cảnh nhà anh ấy, ảnh có kể cho bạn không?
- Không. Chính anh ấy còn chả biết nữa là.
- Thật là một con người kì lạ. - Linh tiếp tục lẩm bẩm. - Nhưng mà mình thấy, hai người rất là hợp nhau ấy nhé.
- Hợp thế nào?
- Một công một thụ.
- Hở? Nghĩa là sao?
- Không có gì, đùa thôi. - Linh cười khúc khích.Năm nay trường Kình Ngư cho học sinh nghỉ Tết sớm nhất toàn thành phố. Nghe nói ban lãnh đạo nhà trường cũng đang bận rộn đem thầy hiệu trưởng ra “xử”.
Hiệu trưởng lúc cầm quyền thì oai phong lẫm liệt, nhưng khi sa cơ thì không khác gì con gà chờ bị cắt tiết, mà xung quanh thì là cả bầy người lăm lăm con dao.
Chuyện người ta lên kế hoạch cắt tiết lão Khoái hói thế nào, và làm sao để lão thoát được cơn hoạn nạn này, là chuyện nội bộ của Kình Ngư, người ngoài khó mà biết được.
Học sinh dù có quan tâm xì xào những chuyện thế này, nhưng nghỉ Tết vẫn choán hết tâm trí chúng nó. Các thầy cô giáo dạy ở Kình Ngư cũng xì xào, có khi năm nay không cần “đi Tết” lão hói nữa, chờ qua con trăng này nếu lão chưa chìm thì lại tính tiếp…
Ấy vậy mà lại có một học sinh sẵn sàng “đi Tết” thầy hiệu trưởng. Ấy là Vương Thành Văn.
Có ơn thì phải trả, được giúp đỡ thì phải cảm ơn.
Văn chả quan tâm thầy hiệu trưởng giúp nó vì toan tính gì, cũng chả quan tâm ông ta sa cơ lỡ vận ra sao. Nó cầm 2 cặp bánh chưng tới Tết ông thầy.
Lão Khoái hói dạo này suy sụp thật nặng nề. Vợ con lão thấy lão sắp rớt máy bay, đã ôm đồ đạc bỏ đi hết. Mấy cô bồ nhí thì khỏi phải nói, đã đi tìm bến đỗ mới từ bao giờ. Các “đồng đội” khi xưa thì thôi rồi, nếu tắt máy cắt đứt liên lạc thì đã còn coi là may mắn, nay lại vào hùa lôi hết các sai phạm khi xưa của lão ra để đấu tố. Cái lũ khốn nạn ấy ngày xưa còn là đồng phạm với lão, nay rũ sạch trách nhiệm không vướng chút bụi trần nào, thanh tịnh y như các vị thiền sư, một lòng cho lão lên thớt. Các văn bản từ bên trên liên tục gửi về, dồn đống lại một chỗ chờ phiên họp kỉ luật, cũng là phiên xét xử cuộc đời lão.
Thậm chí những vị đồng chí X Y Z nào đó trên cao không tiện nhắc tên, cũng gọi điện thủ thỉ với lão, câu trước thì an ủi lão em ơi đừng buồn, mình là anh em bạn nhậu đã lâu, Tết nào em cũng đến biếu anh rượu chè, anh làm sao để em chịu cơn hoạn nạn này, câu sau thì bảo, thôi thì người khôn ngoan biết nương theo thời vận, hay là em tiện thể đứng mũi chịu sào nhận giùm anh mấy vụ tiêu cực thi cử, bọn anh cả đời không quên ơn em, chu tất cho vợ con em đàng hoàng chu đáo.
Nhận được vài cuộc gọi như vậy, lão Khoái điên tiết ném cái điện thoại vào tường vỡ làm 3 mảnh.
Mấy ngày nay lão suy sụp cực độ rồi.
Mọi chuyện từ đâu mà ra chứ? Chỉ vì mất tín nhiệm với học sinh có chút mà thôi. Nước chảy chỗ trũng, tội lỗi thì chảy về phía kẻ dễ bị kết tội nhất. Thời đại nào cũng vậy, xã hội nào cũng vậy, cần có một kẻ bị đem đi hiến tế, thì mọi người mới yên bình mà sống. Vậy nên đừng ai nói, văn hóa hiến tế của người xưa là man rợ, là ngu xuẩn nữa nhé.
Lão thề, nếu lão sống qua được con trăng này, tất cả cái lũ cháy nhà ra mặt chuột kia, lão tùng xẻo từng thằng một.
Đúng lúc này, Vương Thành Văn tới.
Chính lão không ngờ, và chính thằng nhóc cũng không ngờ, đây là lại bước ngoặt của cuộc đời lão
Người chị gái hơn 10 năm không gặp, khi gặp lại, lại chẳng biết nói gì.
- Cô em chuẩn bị về nước phải không?
Bích Như giật mình quay lại. Chỉ thấy Quang đang đứng dựa tường, tay cầm cốc nước mía mút rồn rột, sau đó vo vo cái cốc giấy, rất tự nhiên mà quẳng ra ngoài lòng đường.
- Ý thức bảo vệ môi trường của anh không hơn con ruồi là mấy vậy? - Bích Như cau mày.
- Cô em thích càu nhàu y như chị mình ấy nhỉ? Sao, không muốn vào chào tạm biệt một câu sao?
- Ứ thèm! - Bích Như phùng má.
- Vậy là tới chào tạm biệt anh đây hả?
- Nằm mơ! - Cô nàng bĩu môi một cái.
- Đã tới rồi, thì cứ vào đi. Bắc Nam cách biệt, ai biết thế sự rồi xoay vần ra sao. Người còn trước mặt ta, nên trận trọng lấy từng lần gặp gỡ chứ?
- Nói cái quái gì vậy? Từ Giang Hạ tới Hải Thành, cũng chỉ mất mấy trăm tệ tiền vé máy bay mà thôi!
- Vậy thỉnh thoảng lại bay tới đây chơi nhé.
- …!!
Giọng nói đột ngột vang lên từ phía sau, khiến Bích Như giật mình.
Là chị Bích Thanh. Chị ta xoa đầu cô bé.
- Càng lớn càng xinh đẹp như vậy. Về nhà nhớ nghe lời cha mẹ nghe chưa?
- Tỉ tỉ!!
Dáng vẻ ngang bướng lúc nãy chả còn nữa, Bích Như òa nước mắt xồ vào ôm chầm lấy chị. Hai chị em gái, tình cảm chưa bao giờ là thiếu.
Quang nhún vai, hắn quay đầu bước ra phía đường, tiện chân sút cái cốc nhựa bay thẳng vào thùng rác, sau đó vẫn 2 tay đút túi quần, đi lững thững ra ngoài.
Tên Takezawa chết giẫm kia, dù sao cũng cần cứu hắn ra. À mà, hay là cứ để hắn nếm mùi lao tù thêm một thời gian nhỉ?Nguyễn Thanh Phong sáng đó mò tới bệnh viện thật. Ngáo ngơ hỏi han một hồi, chả biết vì sao lại lạc luôn trong sân viện. Tới lúc Văn và Linh nhìn thấy cất tiếng gọi, hắn mừng rỡ chạy tới.
- Anh sắp phải về rồi ha? - Văn hỏi.
Thanh Phong gật đầu. Người ta bảo hắn dọn hành lý trở về, hắn chỉ biết làm theo. Có lưu luyến, có tiếc nuối gì hay không, hắn chẳng cảm thấy gì cả.
- Tặng em nè. - Hắn rút từ trong ống tay áo ra một bức tranh. Văn đón lấy, cẩn thận mở tờ tranh ra.
Tức khắc nó nhăn mặt, đưa cho Linh nhìn. Linh cũng khó hiểu lắc đầu.
Cả bức tranh đen kịt, chỉ có một đốm sáng duy nhất. Đốm sáng này như một vụ nổ nhỏ, với những nét tung tóe không đối xứng, nhìn như loạn xạ mà lại có quy luật nào đó, nhìn cũng rất có hồn, rất sống động, nhưng mà cũng rất vô nghĩa.
- Anh vẽ cái gì vậy?
- Vẽ cảnh đêm hôm nọ, có 2 ông trên bầu trời đánh nhau tung tóe.
Văn khẽ lắc đầu. Lúc đó, nó đã mệt tới mức gần như xỉu. Linh cũng chẳng khá hơn. Chuyện Vũ Minh Kiệt đánh nhau với Nguyễn Thế Sơn, quân đội cũng cố bưng bít cho đỡ mất mặt.
- Tranh của anh vẫn khó hiểu như vậy. - Linh cười cười. Đối với anh bạn này, cô bé vẫn có nhiều hảo cảm, bất chấp tính cách kì dị kia.
- Hẹn ngày tái kiến. - Nguyễn Thanh Phong chẳng biết học ở đâu cung cách chào hỏi của Bắc Hà, cũng đưa tay vái chào như thật. Sau đó, hắn quay người bước đi. Gió nhè nhẹ thổi theo sau hắn. Mái tóc quăn lòa xòa trong gió, sau vai xách theo một ống đựng tranh, dáng hình lững thững bất cần, cứ như vậy theo làn gió mà biến mất.
- Thật là một người kì lạ. - Linh nhìn theo, nhận xét.
- Vậy ư? Mình thấy anh ấy cũng bình thường thôi mà.
- Bạn không thấy anh ấy nói tiếng Đại Nam rất sõi à?
- Ừa. Thì sao?
- Trời ạ! Anh ta là người Bắc Hà. Lại có tính cách hời hợt như vậy, ai bảo gì thì làm nấy. Tự nhiên mà anh ta đi học tiếng Đại Nam tới sõi như vậy à?
- Ờ, mình cũng có chút thắc mắc, nhưng thấy nó cũng không quan trọng lắm.
- Gia cảnh nhà anh ấy, ảnh có kể cho bạn không?
- Không. Chính anh ấy còn chả biết nữa là.
- Thật là một con người kì lạ. - Linh tiếp tục lẩm bẩm. - Nhưng mà mình thấy, hai người rất là hợp nhau ấy nhé.
- Hợp thế nào?
- Một công một thụ.
- Hở? Nghĩa là sao?
- Không có gì, đùa thôi. - Linh cười khúc khích.Năm nay trường Kình Ngư cho học sinh nghỉ Tết sớm nhất toàn thành phố. Nghe nói ban lãnh đạo nhà trường cũng đang bận rộn đem thầy hiệu trưởng ra “xử”.
Hiệu trưởng lúc cầm quyền thì oai phong lẫm liệt, nhưng khi sa cơ thì không khác gì con gà chờ bị cắt tiết, mà xung quanh thì là cả bầy người lăm lăm con dao.
Chuyện người ta lên kế hoạch cắt tiết lão Khoái hói thế nào, và làm sao để lão thoát được cơn hoạn nạn này, là chuyện nội bộ của Kình Ngư, người ngoài khó mà biết được.
Học sinh dù có quan tâm xì xào những chuyện thế này, nhưng nghỉ Tết vẫn choán hết tâm trí chúng nó. Các thầy cô giáo dạy ở Kình Ngư cũng xì xào, có khi năm nay không cần “đi Tết” lão hói nữa, chờ qua con trăng này nếu lão chưa chìm thì lại tính tiếp…
Ấy vậy mà lại có một học sinh sẵn sàng “đi Tết” thầy hiệu trưởng. Ấy là Vương Thành Văn.
Có ơn thì phải trả, được giúp đỡ thì phải cảm ơn.
Văn chả quan tâm thầy hiệu trưởng giúp nó vì toan tính gì, cũng chả quan tâm ông ta sa cơ lỡ vận ra sao. Nó cầm 2 cặp bánh chưng tới Tết ông thầy.
Lão Khoái hói dạo này suy sụp thật nặng nề. Vợ con lão thấy lão sắp rớt máy bay, đã ôm đồ đạc bỏ đi hết. Mấy cô bồ nhí thì khỏi phải nói, đã đi tìm bến đỗ mới từ bao giờ. Các “đồng đội” khi xưa thì thôi rồi, nếu tắt máy cắt đứt liên lạc thì đã còn coi là may mắn, nay lại vào hùa lôi hết các sai phạm khi xưa của lão ra để đấu tố. Cái lũ khốn nạn ấy ngày xưa còn là đồng phạm với lão, nay rũ sạch trách nhiệm không vướng chút bụi trần nào, thanh tịnh y như các vị thiền sư, một lòng cho lão lên thớt. Các văn bản từ bên trên liên tục gửi về, dồn đống lại một chỗ chờ phiên họp kỉ luật, cũng là phiên xét xử cuộc đời lão.
Thậm chí những vị đồng chí X Y Z nào đó trên cao không tiện nhắc tên, cũng gọi điện thủ thỉ với lão, câu trước thì an ủi lão em ơi đừng buồn, mình là anh em bạn nhậu đã lâu, Tết nào em cũng đến biếu anh rượu chè, anh làm sao để em chịu cơn hoạn nạn này, câu sau thì bảo, thôi thì người khôn ngoan biết nương theo thời vận, hay là em tiện thể đứng mũi chịu sào nhận giùm anh mấy vụ tiêu cực thi cử, bọn anh cả đời không quên ơn em, chu tất cho vợ con em đàng hoàng chu đáo.
Nhận được vài cuộc gọi như vậy, lão Khoái điên tiết ném cái điện thoại vào tường vỡ làm 3 mảnh.
Mấy ngày nay lão suy sụp cực độ rồi.
Mọi chuyện từ đâu mà ra chứ? Chỉ vì mất tín nhiệm với học sinh có chút mà thôi. Nước chảy chỗ trũng, tội lỗi thì chảy về phía kẻ dễ bị kết tội nhất. Thời đại nào cũng vậy, xã hội nào cũng vậy, cần có một kẻ bị đem đi hiến tế, thì mọi người mới yên bình mà sống. Vậy nên đừng ai nói, văn hóa hiến tế của người xưa là man rợ, là ngu xuẩn nữa nhé.
Lão thề, nếu lão sống qua được con trăng này, tất cả cái lũ cháy nhà ra mặt chuột kia, lão tùng xẻo từng thằng một.
Đúng lúc này, Vương Thành Văn tới.
Chính lão không ngờ, và chính thằng nhóc cũng không ngờ, đây là lại bước ngoặt của cuộc đời lão
/802
|