Nguyễn Thanh Phong có cần phải được người khác nhắc về việc giữ mạng sống của mình không? Không ai biết. Không ai biết cái điều cơ bản nhất của sự tồn tại ấy hắn có nắm được không.
Đối với Nguyễn Thanh Phong, mục đích tối cao nhất trong cuộc đời hắn có lẽ không phải là sự sinh tồn. Không phải là tiền bạc, sức mạnh, tri thức, quyền lực, khoái lạc, hay bất kì thứ gì mà người ta thường theo đuổi. Hắn còn chẳng có lấy một khái niệm về sự “đam mê”.
Vẽ có phải là đam mê của hắn không? Không phải. Đam mê là thứ mà người ta phải khao khát dữ dội lắm, phải vì nó mà đánh đổi rất nhiều thứ quan trọng trong cuộc sống để thực hiện. Nguyễn Thanh Phong còn chả có gì mà đánh đổi. Hắn cũng chẳng có gì mà khao khát.
Hắn sinh ra là để vẽ. Hắn sinh ra đã vẽ. Hắn sinh ra đã ở trong một cái thế giới riêng của hắn, với những đường nét, những sắc màu, những hình khối. Phải mất cả nghìn năm trời thì nhân loại mới sinh ra được một kẻ thứ hai như hắn. Một kẻ sinh ra không cần chút nỗ lực, không cần chút khao khát, đã được ném vào một thế giới hội họa, được ban cho một thứ tài hoa tột bậc.
Hắn không thấy áp lực. Hắn không thấy hãnh diện. Hắn không vui vì điều đó. Hắn cũng không buồn vì điều đó. Như một đứa trẻ bình thường sinh ra đã biết bấu lấy bầu sữa để sống sót, hắn sinh ra đã nhìn thấy thế giới này muôn màu sắc và dáng hình.
Dùng cái nhìn của một con người bình thường, sẽ thấy Nguyễn Thanh Phong là một thằng khờ. Mà đúng là vậy, vì trong cái thế giới trần tục của con người, hắn thật sự rất khờ. Hắn chỉ là một kẻ vãng lai. Nhưng trong thế giới tưởng tượng của riêng hắn, hắn gần như là một đấng sáng tạo. Trong thế giới ấy, hắn không hề ngu. Hắn không hề ngáo. Hắn không hề lơ ngơ về mọi thứ đang xảy ra. Không một thiên tài nào lại ngu ngáo và lơ ngơ cả. Trong cái dòng logic của riêng hắn, hắn vượt trội hơn bất kì ai.
Và nếu có đôi lúc hắn không bị cuốn vào cái thế giới ấy mà dành một chút thời gian để bước ra thực tại xung quanh mình, thì Nguyễn Thanh Phong vẫn tỏ vẻ mình không phải là một kẻ thiểu năng.
Ai giao tiếp với hắn, hắn đều sẽ lắng nghe. Ai nói gì, hắn đều sẽ nhớ. Khi mà mắt hắn nhìn thấy người đối diện, hắn sẽ dành hết sức mà trân trọng mọi sự giao tiếp hắn nhận được. Chỉ có điều, những khoảng thời gian ấy quá hiếm, quá ngắn ngủi, khiến cho những điều hắn tích lũy được về cuộc sống thực tại này thực sự ít ỏi không khác gì một đứa trẻ.
Mà đó là nói qua về Nguyễn Thanh Phong như vậy, còn việc hắn đã biết tới phải cố gắng sinh tồn hay chưa, thì thực sự không còn cơ hội để làm rõ nữa rồi.
Vì Liễu Thanh Chân ngay khi nghe thấy tiếng súng nổ, đã hét lên với hắn:
- Ê! Cố gắng giữ mạng đó!
Nói rồi, Liễu Thanh Chân kéo tay Nguyễn Thanh Phong chạy trối chết.
Trên đầu bọn họ, tiếng súng đạn và bom nổ rít gào. Thậm chí xa xa còn vọng lại tiếng máy bay tiêm kích.
- Má nó! Má nó! Má nó! Mả cha nhà nó!!!!
Phan Văn Dũng vừa chạy vừa nhả đạn vừa chửi. Lần này là chửi ra tiếng, chửi từng tràng, chửi như phụ họa cho từng lần táp.
Hắn chơi súng không có tệ. Dù gì cũng là hàng đào tạo từ Vương tộc mà ra.
Nói là chơi súng, kì thực cũng có khá nhiều thể loại. Quân nhân chuyên nghiệp thường không bắn súng chay, mà luôn kèm theo nhiều loại mánh khóe để kết hợp với dùng súng. Vì thế mà Xạ thuật của bọn họ luôn ưu việt hơn là người bình thường cầm súng xả đạn.
Ví dụ như Khí Công của Văn Dũng, cũng được coi là một môn kĩ thuật phối hợp với Xạ thuật không tệ chút nào. Nhưng ví dụ muốn nói tới đơn vị có thể chân chính khinh bỉ Xạ thuật, phải nói tới Trọng lực sư. Mỗi lần tạo ra Trường trọng lực, là không khác gì một tấm lá chắn bất khả xâm phạm. Đạn đóm bay tới đều cắm đầu xuống đất.
Đương nhiên, Khoa học kĩ thuật phát triển, nhất là từ Sa Li Khan mà chế ra, thì không phải không có phương án để súng đạn vô hiệu hóa được Trọng lực của Trọng lực sư. Vả lại mỗi Trọng lực sư trên chiến trường đều quá xa xỉ để đem ra làm lá chắn chống đạn như vậy. Có những môn Học vấn đông đảo người thành tựu, nhưng cũng có những môn Học vấn khá là khan hiếm. Trọng lực sư là một trong số đó, độ khan hiếm tương đương với Giả Kim Thuật Sư và Luyện Đan Thuật Sư.
Nên trong những cuộc giao tranh bằng súng đạn cỡ nhỏ như hiện tại, Phan Văn Dũng hoàn toàn yên tâm là không có Trọng Lực sư can thiệp. Vậy thì Khí Công Sư như hắn gần như là trùm. Có thể tăng tốc viên đạn, tăng tốc độ chạy, tác động hướng gió, đồng thời lại có thể nương theo sức gió để tránh áp lực từ những vụ nổ.
Trong những pha combat kiểu này, hắn thật sự tỏa sáng. Có điều, tỏa sáng là một chuyện, không ngừng chửi bới lại là chuyện khác.
Không đâu cứ bị lôi vào xung đột của 2 phe nào đó, mà chính hắn còn chả có liên hệ gì với cả 2 phe.
Chạy trước hắn là Đức. Đầu đội lệch một cái mũ cối, nách cắp một khẩu súng trường, tay phải cầm một quả lựu đạn, hai bên hông giắt cũng khá nhiều thứ, cả hàng nóng lẫn hàng nguội. Mái tóc vàng nhuộm kiểu lởm khởm của thằng nhóc giờ như bị nhuộm trắng bởi bụi bặm.
Đội ngũ của Đức, cũng toàn là những đứa trẻ. Đứa lớn tuổi nhất thì cũng chỉ tầm 15, 16 mà thôi. Có những đứa còn nhỏ hơn nữa. Ấy vậy mà đứa nào đứa nấy đều rất thông thạo những chuyện súng ống kiểu này.
- Các cậu là ai? Vì sao từng này tuổi đã phải tham gia mấy chuyện nguy hiểm lại phạm pháp thế này?
- Những con hổ Sa Li Khan. Chắc anh đã nghe nói rồi? - Đức cố hét lên để át tiếng súng.
- Hả? Là các cậu đó ư?
- Chẳng lẽ còn là ai nữa?
Những học trò thực sự của Phạm Viết Phương. Nếu trong giới giang hồ đủ lâu, hẳn sẽ nghe cộng đồng nhắc tới bọn họ. Những kẻ vô danh.
Giống như Chân Nhỏ là tập hợp của một lũ trẻ mồ côi chuyên đi nhặt rác và ăn xin khắp Hải Thành. Chúng không là ai cả, nhưng chúng lại là tất cả. Chúng có mặt khắp nơi trong thành phố, nhưng đồng thời lại chẳng có mặt ở đâu hết.
Ở Sa Li Khan, lại có Những con hổ Sa Li Khan. Một tổ chức chuyên khủng bố và ngầm giật dây những phong trào đình công và nhiều hoạt động chống đối khác.
Văn Dũng không hề ngờ rằng, tổ chức ấy lại được cầm đầu bởi một đứa nhóc mới 16 tuổi.
Nhưng điều này cũng không lý giải được nguyên do vì sao những đứa trẻ này còn đang tuổi ăn tuổi lớn lại phải đi làm những việc nguy hiểm thế này. Và một Ám Hành Quân như Phan Văn Dũng vì sao lại trở thành “khách mời bất đắc dĩ” thế này.
Khu Hoàng gia tên gọi là Hoàng gia, nhưng kì thực cũng giống như đường Thồ Lợn thì là trục đường sang chảnh nhất Quận 2, khu Hoàng gia là khu “tã tượi” nhất nơi này. Gọi là Hoàng gia, vì từ mấy trăm năm trước nơi đây còn là vùng trung tâm của Thung lũng Sa Li Khan. Nhưng từ sau khi 3 Quận bị phân hóa mạnh mẽ, thì cái vùng trung tâm lại trở thành nơi ít phồn hoa nhất, vì đó là điểm giao của 3 Quận.
Thực ra có nhiều lý do để biến khu Hoàng gia trở thành một khu ổ chuột với quá nhiều tệ nạn xã hội và những vụ bạo loạn liên miên. Việc thiếu thốn giao thương do đặc thù vị trí cũng chỉ là một phần. Một phần nữa là vì nơi đây từng là trung tâm của Sa Li Khan, là điểm cách đều 3 tòa tháp, cũng là nơi ẩn chứa rất nhiều bí mật xưa cũ. Trong mắt dân thám hiểm, nơi đây giống như một cái bí cảnh béo bở. Dần dà, dân vãng lai đầu đường xó chợ tập hợp về đây, phá nát cái nơi từng một thời phồn hoa nhất Thung lũng.
- Cứ chạy thẳng đường đó! Anh mày có chút chuyện phải giải quyết!!
Liễu Thanh Chân hét lên với Nguyễn Thanh Phong như vậy, rồi đứng phắt lại. Nguyễn Thanh Phong chẳng chút đoái hoài, cứ theo đúng lời mà chạy.
Sau lưng hắn, tiếng ù ù của tiêm kích vang lên, rồi một tiếng động như sấm sét giáng xuống ngay chỗ Liễu Thanh Chân vừa đứng. Nhưng Thanh Phong thực sự không quá bận tâm. Hắn cứ vậy chạy.
Hắn chạy qua những dãy biệt thự một thời huy hoàng, nay đã rêu phong đổ nát. Hắn chạy qua một tiền sảnh từng một thời nguy nga, như một lâu đài Hoàng gia nay đã chỉ còn tàn tích.
Chặn đường hắn là một toán người mặc đồ đen kiểu quân đội, nai nịt gọn gàng, đội mũ bảo vệ kín mít, tay lăm lăm súng trường. Bộ quần áo của chúng vằn vện rằn ri khiến Thanh Phong liên tưởng tới
Không nói một lời, chúng đồng loạt nổ súng.
Cũng không nói một lời, Nguyễn Thanh Phong vung bút.
Đối với Nguyễn Thanh Phong, mục đích tối cao nhất trong cuộc đời hắn có lẽ không phải là sự sinh tồn. Không phải là tiền bạc, sức mạnh, tri thức, quyền lực, khoái lạc, hay bất kì thứ gì mà người ta thường theo đuổi. Hắn còn chẳng có lấy một khái niệm về sự “đam mê”.
Vẽ có phải là đam mê của hắn không? Không phải. Đam mê là thứ mà người ta phải khao khát dữ dội lắm, phải vì nó mà đánh đổi rất nhiều thứ quan trọng trong cuộc sống để thực hiện. Nguyễn Thanh Phong còn chả có gì mà đánh đổi. Hắn cũng chẳng có gì mà khao khát.
Hắn sinh ra là để vẽ. Hắn sinh ra đã vẽ. Hắn sinh ra đã ở trong một cái thế giới riêng của hắn, với những đường nét, những sắc màu, những hình khối. Phải mất cả nghìn năm trời thì nhân loại mới sinh ra được một kẻ thứ hai như hắn. Một kẻ sinh ra không cần chút nỗ lực, không cần chút khao khát, đã được ném vào một thế giới hội họa, được ban cho một thứ tài hoa tột bậc.
Hắn không thấy áp lực. Hắn không thấy hãnh diện. Hắn không vui vì điều đó. Hắn cũng không buồn vì điều đó. Như một đứa trẻ bình thường sinh ra đã biết bấu lấy bầu sữa để sống sót, hắn sinh ra đã nhìn thấy thế giới này muôn màu sắc và dáng hình.
Dùng cái nhìn của một con người bình thường, sẽ thấy Nguyễn Thanh Phong là một thằng khờ. Mà đúng là vậy, vì trong cái thế giới trần tục của con người, hắn thật sự rất khờ. Hắn chỉ là một kẻ vãng lai. Nhưng trong thế giới tưởng tượng của riêng hắn, hắn gần như là một đấng sáng tạo. Trong thế giới ấy, hắn không hề ngu. Hắn không hề ngáo. Hắn không hề lơ ngơ về mọi thứ đang xảy ra. Không một thiên tài nào lại ngu ngáo và lơ ngơ cả. Trong cái dòng logic của riêng hắn, hắn vượt trội hơn bất kì ai.
Và nếu có đôi lúc hắn không bị cuốn vào cái thế giới ấy mà dành một chút thời gian để bước ra thực tại xung quanh mình, thì Nguyễn Thanh Phong vẫn tỏ vẻ mình không phải là một kẻ thiểu năng.
Ai giao tiếp với hắn, hắn đều sẽ lắng nghe. Ai nói gì, hắn đều sẽ nhớ. Khi mà mắt hắn nhìn thấy người đối diện, hắn sẽ dành hết sức mà trân trọng mọi sự giao tiếp hắn nhận được. Chỉ có điều, những khoảng thời gian ấy quá hiếm, quá ngắn ngủi, khiến cho những điều hắn tích lũy được về cuộc sống thực tại này thực sự ít ỏi không khác gì một đứa trẻ.
Mà đó là nói qua về Nguyễn Thanh Phong như vậy, còn việc hắn đã biết tới phải cố gắng sinh tồn hay chưa, thì thực sự không còn cơ hội để làm rõ nữa rồi.
Vì Liễu Thanh Chân ngay khi nghe thấy tiếng súng nổ, đã hét lên với hắn:
- Ê! Cố gắng giữ mạng đó!
Nói rồi, Liễu Thanh Chân kéo tay Nguyễn Thanh Phong chạy trối chết.
Trên đầu bọn họ, tiếng súng đạn và bom nổ rít gào. Thậm chí xa xa còn vọng lại tiếng máy bay tiêm kích.
- Má nó! Má nó! Má nó! Mả cha nhà nó!!!!
Phan Văn Dũng vừa chạy vừa nhả đạn vừa chửi. Lần này là chửi ra tiếng, chửi từng tràng, chửi như phụ họa cho từng lần táp.
Hắn chơi súng không có tệ. Dù gì cũng là hàng đào tạo từ Vương tộc mà ra.
Nói là chơi súng, kì thực cũng có khá nhiều thể loại. Quân nhân chuyên nghiệp thường không bắn súng chay, mà luôn kèm theo nhiều loại mánh khóe để kết hợp với dùng súng. Vì thế mà Xạ thuật của bọn họ luôn ưu việt hơn là người bình thường cầm súng xả đạn.
Ví dụ như Khí Công của Văn Dũng, cũng được coi là một môn kĩ thuật phối hợp với Xạ thuật không tệ chút nào. Nhưng ví dụ muốn nói tới đơn vị có thể chân chính khinh bỉ Xạ thuật, phải nói tới Trọng lực sư. Mỗi lần tạo ra Trường trọng lực, là không khác gì một tấm lá chắn bất khả xâm phạm. Đạn đóm bay tới đều cắm đầu xuống đất.
Đương nhiên, Khoa học kĩ thuật phát triển, nhất là từ Sa Li Khan mà chế ra, thì không phải không có phương án để súng đạn vô hiệu hóa được Trọng lực của Trọng lực sư. Vả lại mỗi Trọng lực sư trên chiến trường đều quá xa xỉ để đem ra làm lá chắn chống đạn như vậy. Có những môn Học vấn đông đảo người thành tựu, nhưng cũng có những môn Học vấn khá là khan hiếm. Trọng lực sư là một trong số đó, độ khan hiếm tương đương với Giả Kim Thuật Sư và Luyện Đan Thuật Sư.
Nên trong những cuộc giao tranh bằng súng đạn cỡ nhỏ như hiện tại, Phan Văn Dũng hoàn toàn yên tâm là không có Trọng Lực sư can thiệp. Vậy thì Khí Công Sư như hắn gần như là trùm. Có thể tăng tốc viên đạn, tăng tốc độ chạy, tác động hướng gió, đồng thời lại có thể nương theo sức gió để tránh áp lực từ những vụ nổ.
Trong những pha combat kiểu này, hắn thật sự tỏa sáng. Có điều, tỏa sáng là một chuyện, không ngừng chửi bới lại là chuyện khác.
Không đâu cứ bị lôi vào xung đột của 2 phe nào đó, mà chính hắn còn chả có liên hệ gì với cả 2 phe.
Chạy trước hắn là Đức. Đầu đội lệch một cái mũ cối, nách cắp một khẩu súng trường, tay phải cầm một quả lựu đạn, hai bên hông giắt cũng khá nhiều thứ, cả hàng nóng lẫn hàng nguội. Mái tóc vàng nhuộm kiểu lởm khởm của thằng nhóc giờ như bị nhuộm trắng bởi bụi bặm.
Đội ngũ của Đức, cũng toàn là những đứa trẻ. Đứa lớn tuổi nhất thì cũng chỉ tầm 15, 16 mà thôi. Có những đứa còn nhỏ hơn nữa. Ấy vậy mà đứa nào đứa nấy đều rất thông thạo những chuyện súng ống kiểu này.
- Các cậu là ai? Vì sao từng này tuổi đã phải tham gia mấy chuyện nguy hiểm lại phạm pháp thế này?
- Những con hổ Sa Li Khan. Chắc anh đã nghe nói rồi? - Đức cố hét lên để át tiếng súng.
- Hả? Là các cậu đó ư?
- Chẳng lẽ còn là ai nữa?
Những học trò thực sự của Phạm Viết Phương. Nếu trong giới giang hồ đủ lâu, hẳn sẽ nghe cộng đồng nhắc tới bọn họ. Những kẻ vô danh.
Giống như Chân Nhỏ là tập hợp của một lũ trẻ mồ côi chuyên đi nhặt rác và ăn xin khắp Hải Thành. Chúng không là ai cả, nhưng chúng lại là tất cả. Chúng có mặt khắp nơi trong thành phố, nhưng đồng thời lại chẳng có mặt ở đâu hết.
Ở Sa Li Khan, lại có Những con hổ Sa Li Khan. Một tổ chức chuyên khủng bố và ngầm giật dây những phong trào đình công và nhiều hoạt động chống đối khác.
Văn Dũng không hề ngờ rằng, tổ chức ấy lại được cầm đầu bởi một đứa nhóc mới 16 tuổi.
Nhưng điều này cũng không lý giải được nguyên do vì sao những đứa trẻ này còn đang tuổi ăn tuổi lớn lại phải đi làm những việc nguy hiểm thế này. Và một Ám Hành Quân như Phan Văn Dũng vì sao lại trở thành “khách mời bất đắc dĩ” thế này.
Khu Hoàng gia tên gọi là Hoàng gia, nhưng kì thực cũng giống như đường Thồ Lợn thì là trục đường sang chảnh nhất Quận 2, khu Hoàng gia là khu “tã tượi” nhất nơi này. Gọi là Hoàng gia, vì từ mấy trăm năm trước nơi đây còn là vùng trung tâm của Thung lũng Sa Li Khan. Nhưng từ sau khi 3 Quận bị phân hóa mạnh mẽ, thì cái vùng trung tâm lại trở thành nơi ít phồn hoa nhất, vì đó là điểm giao của 3 Quận.
Thực ra có nhiều lý do để biến khu Hoàng gia trở thành một khu ổ chuột với quá nhiều tệ nạn xã hội và những vụ bạo loạn liên miên. Việc thiếu thốn giao thương do đặc thù vị trí cũng chỉ là một phần. Một phần nữa là vì nơi đây từng là trung tâm của Sa Li Khan, là điểm cách đều 3 tòa tháp, cũng là nơi ẩn chứa rất nhiều bí mật xưa cũ. Trong mắt dân thám hiểm, nơi đây giống như một cái bí cảnh béo bở. Dần dà, dân vãng lai đầu đường xó chợ tập hợp về đây, phá nát cái nơi từng một thời phồn hoa nhất Thung lũng.
- Cứ chạy thẳng đường đó! Anh mày có chút chuyện phải giải quyết!!
Liễu Thanh Chân hét lên với Nguyễn Thanh Phong như vậy, rồi đứng phắt lại. Nguyễn Thanh Phong chẳng chút đoái hoài, cứ theo đúng lời mà chạy.
Sau lưng hắn, tiếng ù ù của tiêm kích vang lên, rồi một tiếng động như sấm sét giáng xuống ngay chỗ Liễu Thanh Chân vừa đứng. Nhưng Thanh Phong thực sự không quá bận tâm. Hắn cứ vậy chạy.
Hắn chạy qua những dãy biệt thự một thời huy hoàng, nay đã rêu phong đổ nát. Hắn chạy qua một tiền sảnh từng một thời nguy nga, như một lâu đài Hoàng gia nay đã chỉ còn tàn tích.
Chặn đường hắn là một toán người mặc đồ đen kiểu quân đội, nai nịt gọn gàng, đội mũ bảo vệ kín mít, tay lăm lăm súng trường. Bộ quần áo của chúng vằn vện rằn ri khiến Thanh Phong liên tưởng tới
Không nói một lời, chúng đồng loạt nổ súng.
Cũng không nói một lời, Nguyễn Thanh Phong vung bút.
/802
|