Dương Vân định bụng tản bộ về nhà, hắn vừa mới ra khỏi rừng trúc, còn chưa đi được bao xa liền trông thấy bụi đất mịt mù cùng tiếng vó ngựa rầm rập vang lên ở đầu thôn.
"Kỵ mã của ai mà đến thôn nhỏ của chúng ta nhỉ?"
Dương Vân còn đang ngẫm nghĩ thì tên kỵ sĩ kia đã chạy đến ngã rẽ, thân hình lập tức hiện ra.
"Mạnh Siêu?" Dương Vân thất thanh kêu lên.
Mạnh Siêu cũng không ngờ tới việc mới ở đầu thôn đã tình cờ gặp được Dương Vân, hắn cấp tốc cưỡi ngựa từ sáng tinh mơ đến giờ, lúc này cả người lẫn ngựa đều ướt đẫm mồ hôi, trên người bám đầy bụi đất dọc đường, nhìn bộ dạng có chút nhếch nhác.
"Lão Mạnh, đến nhà ta nghỉ một lát, có việc gì thì uống miếng nước rồi nói sau."
"Được." Mạnh Siêu gật gật đầu rồi xoay người xuống ngựa, vừa dắt ngựa vừa sóng vai đi cạnh Dương Vân.
Mấy thôn dân đi ngang qua liền chào hỏi: "Dương tú tài, có khách đến thăm sao?"
Dương Vân cười nói: "Đây là bạn học trên huyện của ta, cố ý đến đây thăm ta."
"Ồ ồ."
Đám thôn dân thầm thì to nhỏ, bạn học của Dương Vân cưỡi một con ngựa to cao, xem ra cũng không phải là một nhân vật tầm thường.
Khi về đến nhà, Dương Vân cất giọng gọi: "Mẫu thân, có bạn học của con đến thăm này. Tiểu Lâm, mang nước đến đây hộ huynh."
Dương Lâm liền bưng một gáo nước lên, Mạnh Siêu cũng đang khát khô cả cổ họng nên cảm ơn một tiếng rồi ngửa đầu uống cạn, nước từ khóe miệng tràn ra ngoài ướt sũng cả vạt áo trước ngực.
Dương Nhạc và Trần Hổ đã quen biết Mạnh Siêu từ trước, thấy hắn đến thì lập tức từ trên cối xay luyện công nhảy xuống, hai người gần như đồng thời phát lực, cái vại nước chỉ hơi lắc lư một chút rồi lập tức ổn định lại trên cối xay.
"Được dịp Mạnh tú tài đến chơi, Hổ tử, ngươi mau đi chuẩn bị rượu." Dương Nhạc nói.
"Được rồi." Trần Hổ đáp ứng một tiếng, chân điểm một cái rồi lướt đi như bay.
Dương Lâm đem gáo nước đi cất rồi mang lên một chậu gỗ đựng nước cho ngựa, sau đó còn chất một đống cỏ xanh ngay dưới miệng ngựa.
Mạnh Siêu thở sâu một hơi lấy sức rồi hành lễ chào hỏi mẫu thân của Dương Vân.
Thấy một vị tú tài lễ phép hành lễ với mình như đối với bậc trưởng bối, Dương mẫu cảm thấy chân tay luống cuống.
"Công tử tú tài đừng khách sao, cứ coi nơi này là nhà mình." Dương mẫu ngập ngừng nói.
Lúc này Dương Vân mới kéo Mạnh Siêu qua một bên, dò hỏi: "Có chuyện gì xảy ra?"
Vẻ mặt Mạnh Siêu trở nên nghiêm túc, thấp giọng nói: "Là việc Chương tiểu thư, Bạch gia chính thức đến cầu hôn rồi."
"Việc này xảy ra khi nào?"
"Mới ngày hôm qua, phỏng chừng hôm nay người đến cầu hôn sẽ mang bát tự (1) của Chương tiểu thư trở về phủ."
Theo Dương Vân được biết, khi cưới hỏi, những gia đình giàu có đều sẽ lần lượt thực hiện sáu lễ như sau: Nạp thái, Vấn danh, Nạp cát, Nạp chưng (hay là Nạp lệ), Thỉnh kỳ, Thân nghinh (2), đến nhà cầu hôn chính là Nạp thái.
Chương tiểu thư là giai nhân hiếm thấy, đáng tiếc lại có một phụ thân quá quắt, khó khăn lắm Trương Bát Trảo mới có cơ hội trèo cao, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua.
Người đến cầu hôn sẽ mang bát tự của Chương tiểu thư về để xem tuổi cho hai người, thông thường việc chỉ là hình thức, nếu không có vấn đề gì thì Bạch gia sẽ chính thức đưa sính thư.
Tuy nói miễn là Chương tiểu thư chưa bị kiệu của Bạch gia rước đi thì việc này vẫn còn có thể xoay chuyển, có điều Dương Vân cũng biết tốt hơn hết là khiến mọi chuyện thất bại trước lễ Nạp cát. Một khi Bạch gia đã đưa sính thư, Chương tiểu thư lập tức được định danh phận là con dâu của Bạch gia, làm sao Mạnh Siêu có thể chịu đựng được đả kích này? (3)
Mạnh Siêu bắt đầu kể chi tiết, thì ra nguyên nhân khiến Bạch gia vội vàng muốn kết thông gia cũng có liên quan đến bọn họ.
Khi còn ở phủ thành, sau khi bọn họ giả dạng làm hảo hán Bắc Lương dạy dỗ cho Bạch mặt rỗ và đám bạn của hắn một bài học, người dân ở Phượng Minh phủ đều thấy vui sướng (4), việc này lập tức được truyền đi từ đầu đường cho đến xó chợ, từ đó nhiều việc bẩn thỉu của Bạch mặt rỗ cũng bị mọi người phanh phui, vốn thanh danh của hắn đã chẳng có gì tốt đẹp, nay lại càng đáng ghê tởm.
Việc Bạch phủ không tìm thấy đám hung thủ "Bắc Lương" càng trở thành đối tượng để mọi người bàn tán, ngay cả danh tiếng của gia tộc cũng bị ảnh hưởng.
Bên trong Bạch phủ, phụ thân của Bạch mặt rỗ - Bạch Minh Viễn vô cùng giận dữ, vì vậy lập tức quyết định hôn sự của thằng con thứ hai, hối thúc bà mối nhanh chóng tìm nhà cầu hôn, trong đó cũng đã sớm có ý định nhận Chương tiểu thư vốn có nhân phẩm xuất chúng làm dâu trong gia, để nàng quản thúc thằng con không nên thân của mình.
Mạnh Siêu nhận được thư từ muội muội Mạnh Hà mà biết chuyện, suốt đêm lòng như lửa đốt, ngay sáng sớm đã cưỡi con tuấn mã mới mua không lâu chạy đến đây, định bụng tìm Dương Vân bàn bạc tìm biện pháp.
Khi đến phủ thành, Mạnh Siêu từng trùng hợp thấy được bộ mặt đáng ghê tởm của đám Bạch mặt rỗ, vì vậy có nói thế nào hắn cũng nhất quyết không ngồi yên mặc cho Chương tiểu thư bị gả đi, huống chi theo tin tức của Mạnh Hà, Chương gia còn muốn lấy Mạnh Hà làm của hồi môn nữa.
Nghĩ tới cảnh tượng muội muội khóc lóc thảm thiết, Mạnh Siêu giận sôi cả người, âm thầm hối hận lần trước sao mình không một chưởng đánh chết Bạch mặt rỗ cho rồi.
Mạnh Siêu vừa dứt lời, Dương Nhạc biết chuyện lập tức giận dữ đập ba chưởng, "Là cái tên khốn kiếp kia sao? Cha nào mà lại gả con gái cho cái loại người này chứ! Mạnh tú tài, bằng không ngươi trực tiếp cướp Chương tiểu thư đi, cứ trốn trên Hà đảo của Liên Bình Nguyên thì thế lực của Bạch gia có lớn hơn nữa cũng không thể tìm thấy hai người."
Dương Vân âm thầm lắc đầu, Chương tiểu thư là người da mặt mỏng lại ngoan ngoãn, không có hy vọng nàng sẽ đồng ý bỏ trốn cùng Mạnh Siêu, hắn phỏng đoán hai người nhiều nhất chỉ là có tình có ý với nhau, chỉ sợ còn chưa có cơ hội thổ lộ tâm tình.
Chẳng lẽ trong tình huống như vậy còn bảo Mạnh Siêu chen vào, thuyết phục Chương tiểu thư đào hôn?
Quả nhiên Mạnh Siêu liền cười khổ: "Đệ và Chương tiểu thư hoàn toàn trong sáng, chuyện bỏ trốn không cần phải nhắc đến nữa, hiện giờ chủ yếu là chính Chương tiểu thư, đệ nghe muội muội nói tuy biết Bạch mặt rỗ là người thế nào nhưng Chương tiểu thư vẫn nghe lời cha mẹ mình, lấy gà theo gà, lấy chó theo chó."
Còn có một việc mà Mạnh Siêu vẫn dấu diếm, đó chính là việc Chương tiểu thư đã nhờ Mạnh Hà đưa bài thơ của nàng cho Mạnh Siêu, nhưng lại dặn dò hắn đốt bài thơ đó đi.
Xem ra không phải là Chương tiểu thư vô tình với Mạnh Siêu, nhưng tặng bài thơ do chính tay nàng chép đã là việc quá giới hạn của nàng rồi.
Mạnh Siêu kéo tay Dương Vân, nôn nóng hỏi: "Vân hiền đệ, ta biết ngươi là người có nhiều chủ ý, hiện giờ còn có biện pháp nào không?"
Dương Vân chớp chớp mắt, tính toán trong đầu.
Tiếp đó hắn lập tức cười nói: "Đây chỉ là việc nhỏ, có điều Chương tiểu thư phải chịu cực khổ một chút."
"Thật ư?" "Biện pháp gì?" Mạnh Siêu và Dương Nhạc đồng thanh hỏi.
"Hắc hắc, đệ còn phải thử nghiệm biện pháp này một chút, ăn cơm trước đã, đến chiều đệ thử nghiệm xong rồi nói tiếp." Dương Vân úp úp mở mở nói.
Trần Hổ đi mua rượu về, cả nhà Dương gia cùng Mạnh Siêu, Trần Hổ ngồi ăn cơm trong sân.
Mạnh Siêu ăn mà chẳng thấy ngon miệng, vài lần suýt tí nữa nhét nhầm thức ăn vào mũi. Có điều Dương Vân chẳng thèm giữ ý tứ chút nào, liên tục trêu chọc Mạnh Siêu là ngứa ngáy trong lòng, lo được lo mất.
~~~o0o~~~
Hai ngày sau, tại Chương phủ huyện Tĩnh Hải.
Năm nay Chương viên ngoại đã hơn bốn mươi, thân thể từ từ phát tướng, có điều vẫn có thể nhận ra vẻ anh tuấn thời trẻ của ông.
Chương viên ngoại vốn là con vợ lẽ, từ nhỏ đã được an bài học tập việc quản lý các mối làm ăn của gia tộc, từ nay về sau không có duyên với con đường công danh, có điều ông cũng có chút thiên phú, hơn nữa còn là người quyết đoán tàn nhẫn, vì vậy đã làm nên nghiệp lớn ở huyện Tĩnh Hải.
Đại ca trong nhà nhiều lần không đậu khoa cử, đến già vẫn chỉ là một tú tài nhưng nhờ chạy chọt lại được phân cho một chức quan viên ngoại (5) cửu phẩm ở phủ khác, mỗi khi ra ngoài không thiếu người gọi hắn một tiếng lão gia, gia cảnh cũng vô cùng giàu có, Chương viên ngoại không áp chế được bổn gia (người họ nội) nên căm giận từ đó đến giờ.
Đáng tiếc là hắn không có con trai, cưới cả đống vợ bé nhưng chỉ có một người con gái là chính thất.
Gia sản tuy lớn nhưng không có người thừa kế, Chương viên ngoại vì việc này mà ức chế trong lòng, có điều cũng không còn cách nào khác.
Đến khi Bạch gia ở Phượng Minh phủ tỏ ý muốn kết tình thông gia, Chương viên ngoại lập tức mừng rỡ.
Bạch gia là một gia tộc giàu sang quyền thế đã mấy trăm năm, nguồn gốc sâu xa thậm chí còn có thể liên quan đến cả tiền triều. So với người ta, Chương phủ căn bản không cùng một đẳng cấp, việc hôn nhân này chỉ có thể coi là trèo cao.
Về phần thanh danh xấu xa của Nhị thiếu gia Bạch gia, đương nhiên ông sẽ chẳng thèm quan tâm.
Theo ông nghĩ, nếu không có vài tật xấu thì làm sao Bạch gia lại muốn kết thông gia với mình.
Việc con gái kết hôn là tốt hay xấu, Chương viên ngoại chẳng để trong lòng, dù sao cũng là con gái lấy chồng cũng như bát nước hắt đi, có gả cho ai thì cũng chẳng phải là con nhà mình nữa.
Chương viên ngoại đang ở trong thư phòng suy nghĩ xem sau khi con gái xuất giá, mình nên lợi dụng điều này thế nào để hợp tác với Bạch phủ, mở rộng việc làm ăn ra toàn Nam Ngô.
Đột nhiên một nha hoàn luống cuống chạy vào, "Lão gia, lão gia... không hay rồi."
"Có chuyện gì mà hoảng hốt như vậy?" Chương viên ngoại lạnh lùng hỏi.
"Tiểu thư đột nhiên sinh bệnh."
"Sinh bệnh? Vậy sao còn không đi bảo quản gia mời đại phu?"
Chương viên ngoại vừa nói vừa đứng dậy, định bụng đi xem tình hình của con gái một chút.
Nha hoàn lại lắp bắp nói: "Trên tay tiểu thư nổi lên rất nhiều mẩn đỏ, có người nói... có người nói..."
"Nói cái gì?"
Nha hoàn cắn răng một cái, "Có người nói là bệnh phong."
"Bệnh phong!" Chương viên ngoại chấn động, chân mới bước được nửa bước đã phải thu lại.
"Thật sự là bệnh phong?"
"Con không biết, là Lục Phúc gia nói giống, con chưa từng thấy qua."
Chương viên ngoại cố bình tĩnh trở lại, luôn miệng thúc dục: "Mau đi mời đại phu đến đây!", nhìn xuống thì thấy chân không cất nổi bước.
Chú thích:
(1) - bát tự: tám chữ (giờ ngày tháng năm sinh viết theo Thiên can và Địa chi), là một cách xem số mệnh của Trung quốc. Người mê tín cho rằng giờ, ngày, tháng, năm con người được sinh ra đều bị Thiên can Địa chi chi phối. Mỗi giờ, ngày, tháng, năm sinh ấy được thay bằng hai chữ, tổng cộng là tám. Dựa vào tám chữ ấy, ta có thể suy đoán ra vận mệnh của một con người. Theo phong tục cũ, từ khi đính hôn, hai bên nhà trai và nhà gái phải trao đổi "Bát tự thiếp" cho nhau, còn gọi là "canh thiếp" hay "bát tự".
(2) - Sáu lễ theo tục lệ cưới hỏi của Người Hoa xưa:
+ Lễ Nạp Thái: Theo tục lệ Trung Hoa thì sau khi nghị hôn rồi, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "chim nhạn". Sở dĩ đem chim nhạn là vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền rằng loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, vừa lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và con mái mà thôi. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo. Sau này, người Trung Hoa nào còn theo cổ lễ thì chỉ dùng ngỗng thay thế cho chim nhạn (loài ngỗng tuy ngông nghênh, nhưng rất chung tình).
+ Lễ Vấn Danh: "Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên và họ của cô gái là gì, được bao nhiêu tuổi, đã có hứa hôn với ai chưa, ngày nay gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm", có nơi kiêm cả lễ dạm và hỏi cùng một lúc gọi là lễ dạm hỏi, (Truyện Kiều có câu "Tiện đưa canh thiếp trước cầm làm ghi". "Canh thiếp" là giấy ghi họ tên, tuổi, quê quán, con ai). Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ở nhiều vùng nông thôn, con gái từ khi sinh đến khi lấy chồng vẫn chưa đặt tên, nếu như gia đình không cho con gái đi học. Con gái không cần vào sổ họ, sổ làng, không đi học nên cũng không cần dặt tên vội. ở trong nhà con gái mới sinh ra được gọi là con Hĩm, con Mực, con Chắt em...Trong nhà gọi tên gì thì xóm giềng gọi theo tên đó. Ðến làm lễ vấn danh, ông bác hoặc bố mới đặt cho cái tên để ghi trong giấy hôn thú, có khi chính người mang tên cũng không biết mình mang tên gì trong giấy hôn thú, vì khi về nhà chồng lại gọi theo tên chồng, khi có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn gọi theo tên cháu. Lễ vấn danh không phải để hỏi tên mà chủ yếu là hỏi tuổi, để hai họ quyết định đôi nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, tuổi xung khắc thì thôi.
+ Lễ Nạp Cát: Là sắm sửa lễ phẩm đem sang nhà gái cầu hôn. Tùy theo nhà giàu thì lễ quí, còn nghèo thì chút đỉnh gọi là.
+ Lễ Nạp Chưng: Lễ Nạp Chưng hay là Lễ Nạp Tệ ("chưng" nghĩa là chứng, "Tệ" nghĩa là lụa) là lễ đem hàng lụa hay vật phẩm quí giá đến nhà gái làm bằng chứng cho sự hứa hôn chắc chắn, rồi chỉ chờ ngày cưới dâu.
+ Lễ Thỉnh Kỳ: Là Lễ xin định ngày giờ làm Lễ Cưới, nhưng ngày giờ thường cũng do bên trai định, rồi hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi, song thường thì thế nào nhà gái cũng tùy ý bên trai.
+ Lễ Thân Nghinh: Là đã được nhà gái ưng thuận theo ngày giờ đã định của nhà trai. Bên nhà trai đem lễ vật sang làm lễ rước dâu về.
(3) - Nguyên văn: thành ngữ "Tình hà dĩ kham", ý nghĩa: tình cảm sao có thể chịu đựng được sự đả kích này.
(4) - Nguyên văn: thành ngữ "Nhân tâm đại khoái", ý nghĩa: chỉ việc kẻ xấu bị trừng trị, khiến mọi người cảm thấy thống khoái.
(5) - Viên ngoại: ngoài nghĩa dùng để chỉ địa chủ thân hào, nó còn là một chức quan thời xưa.
"Kỵ mã của ai mà đến thôn nhỏ của chúng ta nhỉ?"
Dương Vân còn đang ngẫm nghĩ thì tên kỵ sĩ kia đã chạy đến ngã rẽ, thân hình lập tức hiện ra.
"Mạnh Siêu?" Dương Vân thất thanh kêu lên.
Mạnh Siêu cũng không ngờ tới việc mới ở đầu thôn đã tình cờ gặp được Dương Vân, hắn cấp tốc cưỡi ngựa từ sáng tinh mơ đến giờ, lúc này cả người lẫn ngựa đều ướt đẫm mồ hôi, trên người bám đầy bụi đất dọc đường, nhìn bộ dạng có chút nhếch nhác.
"Lão Mạnh, đến nhà ta nghỉ một lát, có việc gì thì uống miếng nước rồi nói sau."
"Được." Mạnh Siêu gật gật đầu rồi xoay người xuống ngựa, vừa dắt ngựa vừa sóng vai đi cạnh Dương Vân.
Mấy thôn dân đi ngang qua liền chào hỏi: "Dương tú tài, có khách đến thăm sao?"
Dương Vân cười nói: "Đây là bạn học trên huyện của ta, cố ý đến đây thăm ta."
"Ồ ồ."
Đám thôn dân thầm thì to nhỏ, bạn học của Dương Vân cưỡi một con ngựa to cao, xem ra cũng không phải là một nhân vật tầm thường.
Khi về đến nhà, Dương Vân cất giọng gọi: "Mẫu thân, có bạn học của con đến thăm này. Tiểu Lâm, mang nước đến đây hộ huynh."
Dương Lâm liền bưng một gáo nước lên, Mạnh Siêu cũng đang khát khô cả cổ họng nên cảm ơn một tiếng rồi ngửa đầu uống cạn, nước từ khóe miệng tràn ra ngoài ướt sũng cả vạt áo trước ngực.
Dương Nhạc và Trần Hổ đã quen biết Mạnh Siêu từ trước, thấy hắn đến thì lập tức từ trên cối xay luyện công nhảy xuống, hai người gần như đồng thời phát lực, cái vại nước chỉ hơi lắc lư một chút rồi lập tức ổn định lại trên cối xay.
"Được dịp Mạnh tú tài đến chơi, Hổ tử, ngươi mau đi chuẩn bị rượu." Dương Nhạc nói.
"Được rồi." Trần Hổ đáp ứng một tiếng, chân điểm một cái rồi lướt đi như bay.
Dương Lâm đem gáo nước đi cất rồi mang lên một chậu gỗ đựng nước cho ngựa, sau đó còn chất một đống cỏ xanh ngay dưới miệng ngựa.
Mạnh Siêu thở sâu một hơi lấy sức rồi hành lễ chào hỏi mẫu thân của Dương Vân.
Thấy một vị tú tài lễ phép hành lễ với mình như đối với bậc trưởng bối, Dương mẫu cảm thấy chân tay luống cuống.
"Công tử tú tài đừng khách sao, cứ coi nơi này là nhà mình." Dương mẫu ngập ngừng nói.
Lúc này Dương Vân mới kéo Mạnh Siêu qua một bên, dò hỏi: "Có chuyện gì xảy ra?"
Vẻ mặt Mạnh Siêu trở nên nghiêm túc, thấp giọng nói: "Là việc Chương tiểu thư, Bạch gia chính thức đến cầu hôn rồi."
"Việc này xảy ra khi nào?"
"Mới ngày hôm qua, phỏng chừng hôm nay người đến cầu hôn sẽ mang bát tự (1) của Chương tiểu thư trở về phủ."
Theo Dương Vân được biết, khi cưới hỏi, những gia đình giàu có đều sẽ lần lượt thực hiện sáu lễ như sau: Nạp thái, Vấn danh, Nạp cát, Nạp chưng (hay là Nạp lệ), Thỉnh kỳ, Thân nghinh (2), đến nhà cầu hôn chính là Nạp thái.
Chương tiểu thư là giai nhân hiếm thấy, đáng tiếc lại có một phụ thân quá quắt, khó khăn lắm Trương Bát Trảo mới có cơ hội trèo cao, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua.
Người đến cầu hôn sẽ mang bát tự của Chương tiểu thư về để xem tuổi cho hai người, thông thường việc chỉ là hình thức, nếu không có vấn đề gì thì Bạch gia sẽ chính thức đưa sính thư.
Tuy nói miễn là Chương tiểu thư chưa bị kiệu của Bạch gia rước đi thì việc này vẫn còn có thể xoay chuyển, có điều Dương Vân cũng biết tốt hơn hết là khiến mọi chuyện thất bại trước lễ Nạp cát. Một khi Bạch gia đã đưa sính thư, Chương tiểu thư lập tức được định danh phận là con dâu của Bạch gia, làm sao Mạnh Siêu có thể chịu đựng được đả kích này? (3)
Mạnh Siêu bắt đầu kể chi tiết, thì ra nguyên nhân khiến Bạch gia vội vàng muốn kết thông gia cũng có liên quan đến bọn họ.
Khi còn ở phủ thành, sau khi bọn họ giả dạng làm hảo hán Bắc Lương dạy dỗ cho Bạch mặt rỗ và đám bạn của hắn một bài học, người dân ở Phượng Minh phủ đều thấy vui sướng (4), việc này lập tức được truyền đi từ đầu đường cho đến xó chợ, từ đó nhiều việc bẩn thỉu của Bạch mặt rỗ cũng bị mọi người phanh phui, vốn thanh danh của hắn đã chẳng có gì tốt đẹp, nay lại càng đáng ghê tởm.
Việc Bạch phủ không tìm thấy đám hung thủ "Bắc Lương" càng trở thành đối tượng để mọi người bàn tán, ngay cả danh tiếng của gia tộc cũng bị ảnh hưởng.
Bên trong Bạch phủ, phụ thân của Bạch mặt rỗ - Bạch Minh Viễn vô cùng giận dữ, vì vậy lập tức quyết định hôn sự của thằng con thứ hai, hối thúc bà mối nhanh chóng tìm nhà cầu hôn, trong đó cũng đã sớm có ý định nhận Chương tiểu thư vốn có nhân phẩm xuất chúng làm dâu trong gia, để nàng quản thúc thằng con không nên thân của mình.
Mạnh Siêu nhận được thư từ muội muội Mạnh Hà mà biết chuyện, suốt đêm lòng như lửa đốt, ngay sáng sớm đã cưỡi con tuấn mã mới mua không lâu chạy đến đây, định bụng tìm Dương Vân bàn bạc tìm biện pháp.
Khi đến phủ thành, Mạnh Siêu từng trùng hợp thấy được bộ mặt đáng ghê tởm của đám Bạch mặt rỗ, vì vậy có nói thế nào hắn cũng nhất quyết không ngồi yên mặc cho Chương tiểu thư bị gả đi, huống chi theo tin tức của Mạnh Hà, Chương gia còn muốn lấy Mạnh Hà làm của hồi môn nữa.
Nghĩ tới cảnh tượng muội muội khóc lóc thảm thiết, Mạnh Siêu giận sôi cả người, âm thầm hối hận lần trước sao mình không một chưởng đánh chết Bạch mặt rỗ cho rồi.
Mạnh Siêu vừa dứt lời, Dương Nhạc biết chuyện lập tức giận dữ đập ba chưởng, "Là cái tên khốn kiếp kia sao? Cha nào mà lại gả con gái cho cái loại người này chứ! Mạnh tú tài, bằng không ngươi trực tiếp cướp Chương tiểu thư đi, cứ trốn trên Hà đảo của Liên Bình Nguyên thì thế lực của Bạch gia có lớn hơn nữa cũng không thể tìm thấy hai người."
Dương Vân âm thầm lắc đầu, Chương tiểu thư là người da mặt mỏng lại ngoan ngoãn, không có hy vọng nàng sẽ đồng ý bỏ trốn cùng Mạnh Siêu, hắn phỏng đoán hai người nhiều nhất chỉ là có tình có ý với nhau, chỉ sợ còn chưa có cơ hội thổ lộ tâm tình.
Chẳng lẽ trong tình huống như vậy còn bảo Mạnh Siêu chen vào, thuyết phục Chương tiểu thư đào hôn?
Quả nhiên Mạnh Siêu liền cười khổ: "Đệ và Chương tiểu thư hoàn toàn trong sáng, chuyện bỏ trốn không cần phải nhắc đến nữa, hiện giờ chủ yếu là chính Chương tiểu thư, đệ nghe muội muội nói tuy biết Bạch mặt rỗ là người thế nào nhưng Chương tiểu thư vẫn nghe lời cha mẹ mình, lấy gà theo gà, lấy chó theo chó."
Còn có một việc mà Mạnh Siêu vẫn dấu diếm, đó chính là việc Chương tiểu thư đã nhờ Mạnh Hà đưa bài thơ của nàng cho Mạnh Siêu, nhưng lại dặn dò hắn đốt bài thơ đó đi.
Xem ra không phải là Chương tiểu thư vô tình với Mạnh Siêu, nhưng tặng bài thơ do chính tay nàng chép đã là việc quá giới hạn của nàng rồi.
Mạnh Siêu kéo tay Dương Vân, nôn nóng hỏi: "Vân hiền đệ, ta biết ngươi là người có nhiều chủ ý, hiện giờ còn có biện pháp nào không?"
Dương Vân chớp chớp mắt, tính toán trong đầu.
Tiếp đó hắn lập tức cười nói: "Đây chỉ là việc nhỏ, có điều Chương tiểu thư phải chịu cực khổ một chút."
"Thật ư?" "Biện pháp gì?" Mạnh Siêu và Dương Nhạc đồng thanh hỏi.
"Hắc hắc, đệ còn phải thử nghiệm biện pháp này một chút, ăn cơm trước đã, đến chiều đệ thử nghiệm xong rồi nói tiếp." Dương Vân úp úp mở mở nói.
Trần Hổ đi mua rượu về, cả nhà Dương gia cùng Mạnh Siêu, Trần Hổ ngồi ăn cơm trong sân.
Mạnh Siêu ăn mà chẳng thấy ngon miệng, vài lần suýt tí nữa nhét nhầm thức ăn vào mũi. Có điều Dương Vân chẳng thèm giữ ý tứ chút nào, liên tục trêu chọc Mạnh Siêu là ngứa ngáy trong lòng, lo được lo mất.
~~~o0o~~~
Hai ngày sau, tại Chương phủ huyện Tĩnh Hải.
Năm nay Chương viên ngoại đã hơn bốn mươi, thân thể từ từ phát tướng, có điều vẫn có thể nhận ra vẻ anh tuấn thời trẻ của ông.
Chương viên ngoại vốn là con vợ lẽ, từ nhỏ đã được an bài học tập việc quản lý các mối làm ăn của gia tộc, từ nay về sau không có duyên với con đường công danh, có điều ông cũng có chút thiên phú, hơn nữa còn là người quyết đoán tàn nhẫn, vì vậy đã làm nên nghiệp lớn ở huyện Tĩnh Hải.
Đại ca trong nhà nhiều lần không đậu khoa cử, đến già vẫn chỉ là một tú tài nhưng nhờ chạy chọt lại được phân cho một chức quan viên ngoại (5) cửu phẩm ở phủ khác, mỗi khi ra ngoài không thiếu người gọi hắn một tiếng lão gia, gia cảnh cũng vô cùng giàu có, Chương viên ngoại không áp chế được bổn gia (người họ nội) nên căm giận từ đó đến giờ.
Đáng tiếc là hắn không có con trai, cưới cả đống vợ bé nhưng chỉ có một người con gái là chính thất.
Gia sản tuy lớn nhưng không có người thừa kế, Chương viên ngoại vì việc này mà ức chế trong lòng, có điều cũng không còn cách nào khác.
Đến khi Bạch gia ở Phượng Minh phủ tỏ ý muốn kết tình thông gia, Chương viên ngoại lập tức mừng rỡ.
Bạch gia là một gia tộc giàu sang quyền thế đã mấy trăm năm, nguồn gốc sâu xa thậm chí còn có thể liên quan đến cả tiền triều. So với người ta, Chương phủ căn bản không cùng một đẳng cấp, việc hôn nhân này chỉ có thể coi là trèo cao.
Về phần thanh danh xấu xa của Nhị thiếu gia Bạch gia, đương nhiên ông sẽ chẳng thèm quan tâm.
Theo ông nghĩ, nếu không có vài tật xấu thì làm sao Bạch gia lại muốn kết thông gia với mình.
Việc con gái kết hôn là tốt hay xấu, Chương viên ngoại chẳng để trong lòng, dù sao cũng là con gái lấy chồng cũng như bát nước hắt đi, có gả cho ai thì cũng chẳng phải là con nhà mình nữa.
Chương viên ngoại đang ở trong thư phòng suy nghĩ xem sau khi con gái xuất giá, mình nên lợi dụng điều này thế nào để hợp tác với Bạch phủ, mở rộng việc làm ăn ra toàn Nam Ngô.
Đột nhiên một nha hoàn luống cuống chạy vào, "Lão gia, lão gia... không hay rồi."
"Có chuyện gì mà hoảng hốt như vậy?" Chương viên ngoại lạnh lùng hỏi.
"Tiểu thư đột nhiên sinh bệnh."
"Sinh bệnh? Vậy sao còn không đi bảo quản gia mời đại phu?"
Chương viên ngoại vừa nói vừa đứng dậy, định bụng đi xem tình hình của con gái một chút.
Nha hoàn lại lắp bắp nói: "Trên tay tiểu thư nổi lên rất nhiều mẩn đỏ, có người nói... có người nói..."
"Nói cái gì?"
Nha hoàn cắn răng một cái, "Có người nói là bệnh phong."
"Bệnh phong!" Chương viên ngoại chấn động, chân mới bước được nửa bước đã phải thu lại.
"Thật sự là bệnh phong?"
"Con không biết, là Lục Phúc gia nói giống, con chưa từng thấy qua."
Chương viên ngoại cố bình tĩnh trở lại, luôn miệng thúc dục: "Mau đi mời đại phu đến đây!", nhìn xuống thì thấy chân không cất nổi bước.
Chú thích:
(1) - bát tự: tám chữ (giờ ngày tháng năm sinh viết theo Thiên can và Địa chi), là một cách xem số mệnh của Trung quốc. Người mê tín cho rằng giờ, ngày, tháng, năm con người được sinh ra đều bị Thiên can Địa chi chi phối. Mỗi giờ, ngày, tháng, năm sinh ấy được thay bằng hai chữ, tổng cộng là tám. Dựa vào tám chữ ấy, ta có thể suy đoán ra vận mệnh của một con người. Theo phong tục cũ, từ khi đính hôn, hai bên nhà trai và nhà gái phải trao đổi "Bát tự thiếp" cho nhau, còn gọi là "canh thiếp" hay "bát tự".
(2) - Sáu lễ theo tục lệ cưới hỏi của Người Hoa xưa:
+ Lễ Nạp Thái: Theo tục lệ Trung Hoa thì sau khi nghị hôn rồi, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "chim nhạn". Sở dĩ đem chim nhạn là vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền rằng loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, vừa lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và con mái mà thôi. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo. Sau này, người Trung Hoa nào còn theo cổ lễ thì chỉ dùng ngỗng thay thế cho chim nhạn (loài ngỗng tuy ngông nghênh, nhưng rất chung tình).
+ Lễ Vấn Danh: "Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên và họ của cô gái là gì, được bao nhiêu tuổi, đã có hứa hôn với ai chưa, ngày nay gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm", có nơi kiêm cả lễ dạm và hỏi cùng một lúc gọi là lễ dạm hỏi, (Truyện Kiều có câu "Tiện đưa canh thiếp trước cầm làm ghi". "Canh thiếp" là giấy ghi họ tên, tuổi, quê quán, con ai). Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ở nhiều vùng nông thôn, con gái từ khi sinh đến khi lấy chồng vẫn chưa đặt tên, nếu như gia đình không cho con gái đi học. Con gái không cần vào sổ họ, sổ làng, không đi học nên cũng không cần dặt tên vội. ở trong nhà con gái mới sinh ra được gọi là con Hĩm, con Mực, con Chắt em...Trong nhà gọi tên gì thì xóm giềng gọi theo tên đó. Ðến làm lễ vấn danh, ông bác hoặc bố mới đặt cho cái tên để ghi trong giấy hôn thú, có khi chính người mang tên cũng không biết mình mang tên gì trong giấy hôn thú, vì khi về nhà chồng lại gọi theo tên chồng, khi có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn gọi theo tên cháu. Lễ vấn danh không phải để hỏi tên mà chủ yếu là hỏi tuổi, để hai họ quyết định đôi nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, tuổi xung khắc thì thôi.
+ Lễ Nạp Cát: Là sắm sửa lễ phẩm đem sang nhà gái cầu hôn. Tùy theo nhà giàu thì lễ quí, còn nghèo thì chút đỉnh gọi là.
+ Lễ Nạp Chưng: Lễ Nạp Chưng hay là Lễ Nạp Tệ ("chưng" nghĩa là chứng, "Tệ" nghĩa là lụa) là lễ đem hàng lụa hay vật phẩm quí giá đến nhà gái làm bằng chứng cho sự hứa hôn chắc chắn, rồi chỉ chờ ngày cưới dâu.
+ Lễ Thỉnh Kỳ: Là Lễ xin định ngày giờ làm Lễ Cưới, nhưng ngày giờ thường cũng do bên trai định, rồi hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi, song thường thì thế nào nhà gái cũng tùy ý bên trai.
+ Lễ Thân Nghinh: Là đã được nhà gái ưng thuận theo ngày giờ đã định của nhà trai. Bên nhà trai đem lễ vật sang làm lễ rước dâu về.
(3) - Nguyên văn: thành ngữ "Tình hà dĩ kham", ý nghĩa: tình cảm sao có thể chịu đựng được sự đả kích này.
(4) - Nguyên văn: thành ngữ "Nhân tâm đại khoái", ý nghĩa: chỉ việc kẻ xấu bị trừng trị, khiến mọi người cảm thấy thống khoái.
(5) - Viên ngoại: ngoài nghĩa dùng để chỉ địa chủ thân hào, nó còn là một chức quan thời xưa.
/115
|