Sài Gòn hoa lệ quả đúng như lời đồn đại của mọi người. Vừa bước xuống khỏi xe, vẻ mặt Trường đã ngơ ngác trông tựa như nai rời khỏi rừng già để ra đồng cỏ vậy. Nét ngờ nghệch của anh con trai miền núi đã làm nhiều kẻ phải cười khi thấy Trường cứ nhìn hoài vào những dãy nhà cao tầng và các cửa tiệm trưng bày lộng lẫy đến nỗi suýt va vào xe.
– Đi đâu em? Anh chở giá hữu nghị thôi.
Một chiếc xe honda ôm kè sát bên hông Trường gạ gẫm, song anh từ chối vì theo lời mẹ dặn là phải hết sức cảnh giác. Khẽ xốc lại túi hành lý, Trường cứ nhắm thẳng con đường ngược với bến xe mà đi. Bởi trong địa chỉ, thì nhà của bà Nhàn cách đó không xa.
Trời nắng chói chang, Trường vừa đói bụng vừa khát nước nhưng nghĩ tới lời dọa của nhỏ Dung nên chẳng dám tấp vào đâu để ăn hay uống thứ gì. Biết đâu trong chất nước mía, hay sâm lạnh nhan nhản bày bán kia lại chẳng có thuốc mê ... Và như thế thì Trường sẽ là con mồi ngon của kẻ bất lương đó. Tuy trong người anh không có tài sản gì quý giá lắm ngoài vài bộ quần áo, sách vở và một số tiền để chi phí ăn tiêu. Nhưng đó cũng là tất cả, là mồ hôi nước mắt mà mẹ anh đã chắc chiu dành dụm hòng mong con học hành đỗ đạt. Trường tự nhủ phải hết sức cẩn thận trước cảnh lạ, người xa. Bởi dẫu sao anh cũng chỉ là một tên con trai nhà quê vừa đặ chân lên đất thành phố lần đầu.
Đưa tay quệt những giọt mồ hôi đang rịn ra hai bên trán, Trường dừng chân bên một tấm bảng quảng cáo để tránh nắng và nghỉ ngơi đôi chút thì bỗng có tiếng la ở bên kia đường:
– Cướp ... cướp ...
– Giữa ban ngày mà có chuyện này ư?
Trường buộc miệng thốt lên rồi lao nhanh theo phản xạ khi thấy tên cướp vừa vọt ngang mặt mình. Tuy không có võ nghệ, nhưng anh có sức khoẻ của một thanh niên. Trường vật ngã tên cướp chẳng khó khăn gì lắm để lấy lại đồ vật cho nạn nhận. Đó là một sợi dây chuyền khá lớn bằng vàng mười tám.
– Của cô đây.
nạn nhân là cô gái có gương mặt khá xinh vẫn chưa hết hoảng hốt, nhìn Trường thán phục:
– Cám ơn anh ... anh giỏi quá.
Trường đột nhiên bẽn lẽn:
– Không có chi.
Nói xong anh cúi nhặt hành lý của mình định bỏ đi, nhưng cô gái đã vội vàng réo gọi:
– Nè! Anh gì ơi ... anh tên gì vậy?
Ngoảnh đầu lại, Trường đáp thật khẽ:
– Tôi nghĩ không cần thiết để nói tên của mình.
– Nhưng tôi muốn biết để sau này gặp nhau có thể gọi ...
– Thì cứ kêu tôi là ... Trường ...
Đã biết tên rồi, song cô gái vẫn chưa chịu để Trường đi. Cô ta mời anh vào quán nước.
– Trời nắng qua, tôi nghĩ anh cũng đã khát. Hay chúng ta vào đây uống một chút gì để làm quen nha!
Vừa nghe thấy vậy, Trường cảnh giác tối đa. bởi tuy ở nông thôn nhưng anh cũng từng đọc báo và biết ít nhiều về những vụ lừa đảo mánh khóe của bọn gian. Khẽ chạm tay vào chỗ cất tiền trên mình, lòng Trường thấp thỏm lo âu.
Không biết cô gái này có ý tốt hay chỉ là một con yêu nhền nhện lạc loài đang giăng bẫy anh đây? Nhưng từ chối lời mời thì cũng hết sức là kỳ, hơn nữa cô ta đã bước vào trong quán. bấm bụng vô theo, song trông Trường khép nép như con gái. Anh không dám dùng nước ngọt mà chỉ khẽ vớt cục đá để nó tan bớt một hồi rồi mới cho vào miệng ngậm đỡ. Thấy vậy cô gái ngơ ngác hỏi:
– Sao anh không uống nước?
Trường không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt đang gợn lên nét phật ý của cô gái. Anh bối rối:
– Tôi ... tôi ... không khát lắm ...
Như đoán được tâm trạng của anh, cô gái bảo thẳng luôn:
– Chắc anh sợ em thả thuốc mê vào ly nước để đầu độc anh phải không?
Thấy người đối diện nói đúng nên Trường đành ngồi im, anh nghe cô gái nói cười chế giễu:
– Anh đúng là dân nhà quê thứ thiệt không trật chìa ở chỗ nào. Bộ trông em giống bọn yêu quái thường bỏ thuốc mê cho người ta để cướp của lắm hả? Nói cho anh biết em đang là học sinh, con nhà đàng hoàng đó. Tên em là Thiên Băng, không tin cứ theo em về nhà thử một phen.
Bấy giờ Trường mới quan sát kỹ và nhận thức được rằng nét mặt của cô gái trông còn rất ngây thơ. Chắc chỉ tầm cỡ nhỏ Dung dưới quê, nhưng đôi mắt sáng đen toát lên vẻ thông minh, láu lỉnh. Trường có cảm tưởng mình bị nao núng khi cô gái kéo tay anh:
– Đi ... nhà em cũng gần đây thôi.
Trường phải thu hết can đảm để lắc đầu:
– Mong Thiên Băng thông cảm. Tôi không có thời gian.
Nét mặt cô gái hơi tiu nghỉu:
– Anh làm em bị hố.
Trường vội vàng gỉai thích:
– Hôm nay tôi chưa thể, nhưng chừng nào rảnh tôi sẽ đến ...
Thiên Băng thay đổi sự thất vọng bằng thái độ mừng rỡ:
– Vậy nhé! Em sẽ đưa địa chỉ cho anh.
Rồi không chờ Trường phản ứng, Thiên Băng lấy giấy bút trong chiếc túi xách đeo trên vai loay hoay viết một hồi. Cô chìa trước mặt Trường:
– Đây ... anh nhớ đến thăm em nha.
Nhận mảnh giấy song Trường không nhìn mà cất ngay vào túi áo. Anh gật đầu:
– Tôi sẽ đến sau khi tìm được nhà quen.
– Anh ở quê ra thăm họ hàng phải không?
– Chỉ đúng một phần. Tôi còn có ý định ở trọ để chuẩn bị thi đại học.
Thiên Băng cười xinh xắn:
– Hèn chi lúc anh bắt cướp chiếc giỏ đổ ra em thấy toàn là sách với vở, vẫn có cả những thứ dự trữ nữa.
Nghe Thiên Băng nói vậy Trường có vẻ rất ngượng, anh phải ngó lơ dù không thể lãng câu chuyện.
– Mong cô đừng cười.
Thiên Băng phải dùng tay bịt miệng.
– Em nào có ý nhạo anh đâu.
Cử chỉ của Thiên Băng làm Trường tự ái.
– Cô có nhạo tôi cũng đành chịu vậy, bởi tôi là dân quê chứ có phải dân thành thị đâu.
Thế rồi Trường đột ngột đứng lên tỏ ý muốn chia tay:
– Hẹn khi khác gặp lại. bây giờ tôi phải kiếm chỗ trọ cái đã.
Thiên Băng cũng không có ý giữ chân Trường nên đành phải vẫy tay.
– Hẹn gặp lại.
Không dám nấn ná lâu bên cạnh cô gái thành phố, Trường bước nhanh chân ra khỏi quán rồi lầm lũi đi theo con đường ở phía trước đến một ngã tư. Lấy địa chỉ nhà bà Nhàn ra xem, Trường quẹo phải rồi đi khoảng trăm mét mới bắt đầu dò dẫm số nhà ở quãng đường này. Một trăm mười lăm ... một trăm mười sáu ...
lại ở phía bên kia đường. thì ra một bên số chẵn một bên số lẻ, nếu không sáng trí chắc chắn sẽ mò đến tối luôn.
Đứng trước ngôi nhà mình sẽ ở trọ để học thi, Trường lại có cảm giác như đôi chân mình bị chùn bước, Bởi đó là ngôi nhà mặt tiền khá sang trọng so với những người dân quê như Trường. Hay mình đã lầm nhà? Trường tự bảo thầm vì không tin là bà Nhàn người bạn của mẹ anh lúc xưa lại khá giả đến như vậy.
Nhưng nếu chẳng phải thì Trường biết tìm đâu nữa cái địa chì trên tay anh đã dẫn tới đây. Thôi thì cứ đánh bạo vậy, Trường nhìn vào cái nút chuông rồi đặt tay lên ấn nhè nhẹ. Trong khoảng thời gian chờ đợi anh xốc lại chiếc túi trên vai mặt quay ra phía đường. Có tiếng động, song Trường không dám xoay người, anh chờ đợi cho tới khi đôi vai bị ai đó lay mạnh mới giật mình quay ngang.
– A ... anh Trường. Anh không tìm được nhà người quen của mình nên muốn đến nhờ em có phải chăng?
Trường ngỡ ngàng không thể tưởng vì người tiếp anh là Thiên Băng chứ chẳng phải ai khác:
– Ủa, đây là nhà của cô ư?
Thiên Băng vừa mở cổng vừa tíu tít cười.
– Vâng. Nhà em đây ... mời anh vào.
Theo chân Thiên Băng bước vô trong Trường cứ ngờ ngợ rằng mình đã đến nhằm địa chỉ. Anh phải níu cô gái:
– Xin cho hỏi ... chủ nhà có phải là ... bác Nhàn?
Tiếng Thiên Băng trong trẻo:
– Đúng rồi. Má em tên là Nhàn, vậy té ra người quen của anh là má em sao?
Trường vẫn không dám gật đầu. Anh đưa mắt dáo dác như có ý tìm kiếm người mà mình cần gặp, bởi Trường có biết mặt bác Nhàn trong một dịp bác về quê ăn giỗ:
– Má của Thiên Băng đâu?
– Bà đang ở trên lầu. Anh ngồi chơi để em lên gọi.
Thiên Băng đặt vào tay Trường một ly nước mát rượi vừa rót ra từ trong tủ lạnh rồi mới phóng lên cầu thang. Trong lúc Trường ở bên dưới chưa kịp nghĩ ngợi gì thì Thiên Băng đã trở xuống, giọng líu lo như chim:
– Má em xuống nè anh Trường.
Giật mình, Trường vội rời chiêc salon để đứng lên. Anh cất tiếng chào ngay khi vừa thấy mẹ của Thiên Băng xuất hiện.
– Thưa bác ạ.
Nghe thế, Thiên Băng khúc khích cười:
– Con trai miền quê lễ phép ghê.
Mẹ của Thiên Băng quả đúng là người mà Trường cần tìm. Bà nhìn con trai người bạn rồi sôi nổi:
– Cháu đó hả? Đường xa có mệt không?
Trường khoang tay thưa như đứa trẻ con:
– Thưa ... không sao ... Cháu không ngờ bác lại là mẹ của Thiên Băng.
Bà Nhàn cười hiền hậu:
– Thì sao nào. Hai đứa quen nhau đã lâu chưa?
Thiên Băng đáp thay cho Trường:
– Mới chỉ cách đây chừng hơn một tiếng đồng hồ thôi má à.
Bà Nhàn hơi ngạc nhiên:
– Ủa, hai đứa nhận ra nhau giữa đường?
– Ồ, không phải. Lúc nãy đang đi trên đường con bị một tên cướp giật dây chuyền, và anh ấy đã xuất hiện, dũng cảm nhảy ra chận đầu tên cướp, khống chế hắn.
Hiểu chuyện, bà Nhàn luôn miệng khen:
– Cháu giỏi thiệt. Mới lớ ngớ lên thành phố lần đầu mà đã làm nên sự kiện rồi.
Trường khiêm tốn:
– Bác quá lời. Cháu chỉ hành động vì cảm thấy không thể đứng yên được thôi. thật tình nếu tên cướp ấy giỏi võ nghệ phản công lại thì cháu cũng không chống đỡ nổi.
Bà Nhàn vui vẻ nói:
– Bác muốn nhấn mạnh vấn đề ở đây là tinh thần dũng cảm của cháu kia. Mà thôi ... cho bác hỏi thăm tình hình dưới quê ...
Bấy giờ Trường mới có dịp láy bức thư của mẹ đưa ra cho bà Nhàn đọc.
Xem xong, bà Nhàn tỏ ra ân cần hơn.
– Thì ra cháu tôi đang chuẩn bị tiến thân. Nào, muốn làm kỹ sư hay bác sĩ tương lai đây?
Nghe hỏi, Trường đỏ mặt như con gái. Anh khẽ liếc qua Thiên Băng để coi cô dái ấy có chú ý nghe chuyên không rồi mới chậm rãi đáp lời bà Nhàn:
– Thưa bác ... cháu có ý định vào sư phạm.
Bà Nhàn không phản đối mà còn khích lệ thêm:
– Ừ, làm thầy giáo cũng tốt. bác mong con Thiên Băng sau này nó cũng có hướng giống như cháu.
Thiên Băng giãy nãy lên trước ước vọng của mẹ. Cô ứ hự:
– Con không chịu đi làm cái nghể gõ đầu trẻ ấy đâu. Sang năm tốt nghiệp con sẽ thi vào ngành hàng không để du lịch khắp năm châu, bốn biển.
Giọng điệu của con làm bà Nhàn trợn mắt.
– Nói thiệt hay giỡn đó? Má chỉ e con làm cô giáo cũng không xong.
Thiên Băng chu nhọn cặp môi hồng:
– Má đừng quá coi thường con gái cưng của má. Học lực lẫn ngoại hình của con không thua ai đâu.
Bà Nhàn buông tiếng thách thức đứa con gái độc nhất:
– Được rồi. Má sẽ ráng coi “cô” làm được trò trống gì. Có cháu Trường làm chứng cho bác nghe.
Bị kéo vào câu chuyện của mẹ con chủ nhà, Trường chỉ biết cười.
– vâng. Cháu xin tự nguyện làm chứng.
Bà Nhàn hài lòng bảo Thiên Băng:
– Con đi dọn phòng cho anh Trường nghỉ ngơi rồi chúng ta sửa soạn ăn cơm.
Nó đi đường xa chắc đã đói lắm rồi.
Lúc này Trường mới chuyển giỏ quà của mẹ cho bà Nhàn. Anh nói không được tự nhiên lắm:
– Bánh tét của má cháu tự gói và ít đậu để bác nấu chè. Mong bác ...
Bà Nhàn chận lời của Trường bằng một cái khoát tay:
– Thằng này khách sáo ghê. Bác đâu có chê quà của má cháu mà phải ngại.
Những thứ này con Thiên Băng nó hảo lắm cháu à.
Không chờ mẹ kịp nhận, Thiên Băng dùng hai tay nâng chiếc giỏ Trường đưa nhảy chân sáo xuống dưới, miệng hát vang:
– Ố ... là ... la ...
Bà Nhàn nhìn theo bóng con gái lắc đầu bảo với Trường:
– Cháu coi ... đã mười bảy tuổi rồi mà nó vẫn như con nít ấy. mai móêt cháu thi đậu vào đại học rồi lên đây ở kèm nó giúp bác luôn.
Trước lời đề nghị ấy Trường không dám nhận cũng chẳng thể chối từ, anh ngồi yên trên salon mắt dõi ra đường phố lòng bâng khuâng thấy nhớ nhà không chịu nổi. Đó là chỉ mới xa nhà nửa ngày, còn khoảng thời gian dài sắp tới Trường sẽ phải nhớ biết bao?
– Đi đâu em? Anh chở giá hữu nghị thôi.
Một chiếc xe honda ôm kè sát bên hông Trường gạ gẫm, song anh từ chối vì theo lời mẹ dặn là phải hết sức cảnh giác. Khẽ xốc lại túi hành lý, Trường cứ nhắm thẳng con đường ngược với bến xe mà đi. Bởi trong địa chỉ, thì nhà của bà Nhàn cách đó không xa.
Trời nắng chói chang, Trường vừa đói bụng vừa khát nước nhưng nghĩ tới lời dọa của nhỏ Dung nên chẳng dám tấp vào đâu để ăn hay uống thứ gì. Biết đâu trong chất nước mía, hay sâm lạnh nhan nhản bày bán kia lại chẳng có thuốc mê ... Và như thế thì Trường sẽ là con mồi ngon của kẻ bất lương đó. Tuy trong người anh không có tài sản gì quý giá lắm ngoài vài bộ quần áo, sách vở và một số tiền để chi phí ăn tiêu. Nhưng đó cũng là tất cả, là mồ hôi nước mắt mà mẹ anh đã chắc chiu dành dụm hòng mong con học hành đỗ đạt. Trường tự nhủ phải hết sức cẩn thận trước cảnh lạ, người xa. Bởi dẫu sao anh cũng chỉ là một tên con trai nhà quê vừa đặ chân lên đất thành phố lần đầu.
Đưa tay quệt những giọt mồ hôi đang rịn ra hai bên trán, Trường dừng chân bên một tấm bảng quảng cáo để tránh nắng và nghỉ ngơi đôi chút thì bỗng có tiếng la ở bên kia đường:
– Cướp ... cướp ...
– Giữa ban ngày mà có chuyện này ư?
Trường buộc miệng thốt lên rồi lao nhanh theo phản xạ khi thấy tên cướp vừa vọt ngang mặt mình. Tuy không có võ nghệ, nhưng anh có sức khoẻ của một thanh niên. Trường vật ngã tên cướp chẳng khó khăn gì lắm để lấy lại đồ vật cho nạn nhận. Đó là một sợi dây chuyền khá lớn bằng vàng mười tám.
– Của cô đây.
nạn nhân là cô gái có gương mặt khá xinh vẫn chưa hết hoảng hốt, nhìn Trường thán phục:
– Cám ơn anh ... anh giỏi quá.
Trường đột nhiên bẽn lẽn:
– Không có chi.
Nói xong anh cúi nhặt hành lý của mình định bỏ đi, nhưng cô gái đã vội vàng réo gọi:
– Nè! Anh gì ơi ... anh tên gì vậy?
Ngoảnh đầu lại, Trường đáp thật khẽ:
– Tôi nghĩ không cần thiết để nói tên của mình.
– Nhưng tôi muốn biết để sau này gặp nhau có thể gọi ...
– Thì cứ kêu tôi là ... Trường ...
Đã biết tên rồi, song cô gái vẫn chưa chịu để Trường đi. Cô ta mời anh vào quán nước.
– Trời nắng qua, tôi nghĩ anh cũng đã khát. Hay chúng ta vào đây uống một chút gì để làm quen nha!
Vừa nghe thấy vậy, Trường cảnh giác tối đa. bởi tuy ở nông thôn nhưng anh cũng từng đọc báo và biết ít nhiều về những vụ lừa đảo mánh khóe của bọn gian. Khẽ chạm tay vào chỗ cất tiền trên mình, lòng Trường thấp thỏm lo âu.
Không biết cô gái này có ý tốt hay chỉ là một con yêu nhền nhện lạc loài đang giăng bẫy anh đây? Nhưng từ chối lời mời thì cũng hết sức là kỳ, hơn nữa cô ta đã bước vào trong quán. bấm bụng vô theo, song trông Trường khép nép như con gái. Anh không dám dùng nước ngọt mà chỉ khẽ vớt cục đá để nó tan bớt một hồi rồi mới cho vào miệng ngậm đỡ. Thấy vậy cô gái ngơ ngác hỏi:
– Sao anh không uống nước?
Trường không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt đang gợn lên nét phật ý của cô gái. Anh bối rối:
– Tôi ... tôi ... không khát lắm ...
Như đoán được tâm trạng của anh, cô gái bảo thẳng luôn:
– Chắc anh sợ em thả thuốc mê vào ly nước để đầu độc anh phải không?
Thấy người đối diện nói đúng nên Trường đành ngồi im, anh nghe cô gái nói cười chế giễu:
– Anh đúng là dân nhà quê thứ thiệt không trật chìa ở chỗ nào. Bộ trông em giống bọn yêu quái thường bỏ thuốc mê cho người ta để cướp của lắm hả? Nói cho anh biết em đang là học sinh, con nhà đàng hoàng đó. Tên em là Thiên Băng, không tin cứ theo em về nhà thử một phen.
Bấy giờ Trường mới quan sát kỹ và nhận thức được rằng nét mặt của cô gái trông còn rất ngây thơ. Chắc chỉ tầm cỡ nhỏ Dung dưới quê, nhưng đôi mắt sáng đen toát lên vẻ thông minh, láu lỉnh. Trường có cảm tưởng mình bị nao núng khi cô gái kéo tay anh:
– Đi ... nhà em cũng gần đây thôi.
Trường phải thu hết can đảm để lắc đầu:
– Mong Thiên Băng thông cảm. Tôi không có thời gian.
Nét mặt cô gái hơi tiu nghỉu:
– Anh làm em bị hố.
Trường vội vàng gỉai thích:
– Hôm nay tôi chưa thể, nhưng chừng nào rảnh tôi sẽ đến ...
Thiên Băng thay đổi sự thất vọng bằng thái độ mừng rỡ:
– Vậy nhé! Em sẽ đưa địa chỉ cho anh.
Rồi không chờ Trường phản ứng, Thiên Băng lấy giấy bút trong chiếc túi xách đeo trên vai loay hoay viết một hồi. Cô chìa trước mặt Trường:
– Đây ... anh nhớ đến thăm em nha.
Nhận mảnh giấy song Trường không nhìn mà cất ngay vào túi áo. Anh gật đầu:
– Tôi sẽ đến sau khi tìm được nhà quen.
– Anh ở quê ra thăm họ hàng phải không?
– Chỉ đúng một phần. Tôi còn có ý định ở trọ để chuẩn bị thi đại học.
Thiên Băng cười xinh xắn:
– Hèn chi lúc anh bắt cướp chiếc giỏ đổ ra em thấy toàn là sách với vở, vẫn có cả những thứ dự trữ nữa.
Nghe Thiên Băng nói vậy Trường có vẻ rất ngượng, anh phải ngó lơ dù không thể lãng câu chuyện.
– Mong cô đừng cười.
Thiên Băng phải dùng tay bịt miệng.
– Em nào có ý nhạo anh đâu.
Cử chỉ của Thiên Băng làm Trường tự ái.
– Cô có nhạo tôi cũng đành chịu vậy, bởi tôi là dân quê chứ có phải dân thành thị đâu.
Thế rồi Trường đột ngột đứng lên tỏ ý muốn chia tay:
– Hẹn khi khác gặp lại. bây giờ tôi phải kiếm chỗ trọ cái đã.
Thiên Băng cũng không có ý giữ chân Trường nên đành phải vẫy tay.
– Hẹn gặp lại.
Không dám nấn ná lâu bên cạnh cô gái thành phố, Trường bước nhanh chân ra khỏi quán rồi lầm lũi đi theo con đường ở phía trước đến một ngã tư. Lấy địa chỉ nhà bà Nhàn ra xem, Trường quẹo phải rồi đi khoảng trăm mét mới bắt đầu dò dẫm số nhà ở quãng đường này. Một trăm mười lăm ... một trăm mười sáu ...
lại ở phía bên kia đường. thì ra một bên số chẵn một bên số lẻ, nếu không sáng trí chắc chắn sẽ mò đến tối luôn.
Đứng trước ngôi nhà mình sẽ ở trọ để học thi, Trường lại có cảm giác như đôi chân mình bị chùn bước, Bởi đó là ngôi nhà mặt tiền khá sang trọng so với những người dân quê như Trường. Hay mình đã lầm nhà? Trường tự bảo thầm vì không tin là bà Nhàn người bạn của mẹ anh lúc xưa lại khá giả đến như vậy.
Nhưng nếu chẳng phải thì Trường biết tìm đâu nữa cái địa chì trên tay anh đã dẫn tới đây. Thôi thì cứ đánh bạo vậy, Trường nhìn vào cái nút chuông rồi đặt tay lên ấn nhè nhẹ. Trong khoảng thời gian chờ đợi anh xốc lại chiếc túi trên vai mặt quay ra phía đường. Có tiếng động, song Trường không dám xoay người, anh chờ đợi cho tới khi đôi vai bị ai đó lay mạnh mới giật mình quay ngang.
– A ... anh Trường. Anh không tìm được nhà người quen của mình nên muốn đến nhờ em có phải chăng?
Trường ngỡ ngàng không thể tưởng vì người tiếp anh là Thiên Băng chứ chẳng phải ai khác:
– Ủa, đây là nhà của cô ư?
Thiên Băng vừa mở cổng vừa tíu tít cười.
– Vâng. Nhà em đây ... mời anh vào.
Theo chân Thiên Băng bước vô trong Trường cứ ngờ ngợ rằng mình đã đến nhằm địa chỉ. Anh phải níu cô gái:
– Xin cho hỏi ... chủ nhà có phải là ... bác Nhàn?
Tiếng Thiên Băng trong trẻo:
– Đúng rồi. Má em tên là Nhàn, vậy té ra người quen của anh là má em sao?
Trường vẫn không dám gật đầu. Anh đưa mắt dáo dác như có ý tìm kiếm người mà mình cần gặp, bởi Trường có biết mặt bác Nhàn trong một dịp bác về quê ăn giỗ:
– Má của Thiên Băng đâu?
– Bà đang ở trên lầu. Anh ngồi chơi để em lên gọi.
Thiên Băng đặt vào tay Trường một ly nước mát rượi vừa rót ra từ trong tủ lạnh rồi mới phóng lên cầu thang. Trong lúc Trường ở bên dưới chưa kịp nghĩ ngợi gì thì Thiên Băng đã trở xuống, giọng líu lo như chim:
– Má em xuống nè anh Trường.
Giật mình, Trường vội rời chiêc salon để đứng lên. Anh cất tiếng chào ngay khi vừa thấy mẹ của Thiên Băng xuất hiện.
– Thưa bác ạ.
Nghe thế, Thiên Băng khúc khích cười:
– Con trai miền quê lễ phép ghê.
Mẹ của Thiên Băng quả đúng là người mà Trường cần tìm. Bà nhìn con trai người bạn rồi sôi nổi:
– Cháu đó hả? Đường xa có mệt không?
Trường khoang tay thưa như đứa trẻ con:
– Thưa ... không sao ... Cháu không ngờ bác lại là mẹ của Thiên Băng.
Bà Nhàn cười hiền hậu:
– Thì sao nào. Hai đứa quen nhau đã lâu chưa?
Thiên Băng đáp thay cho Trường:
– Mới chỉ cách đây chừng hơn một tiếng đồng hồ thôi má à.
Bà Nhàn hơi ngạc nhiên:
– Ủa, hai đứa nhận ra nhau giữa đường?
– Ồ, không phải. Lúc nãy đang đi trên đường con bị một tên cướp giật dây chuyền, và anh ấy đã xuất hiện, dũng cảm nhảy ra chận đầu tên cướp, khống chế hắn.
Hiểu chuyện, bà Nhàn luôn miệng khen:
– Cháu giỏi thiệt. Mới lớ ngớ lên thành phố lần đầu mà đã làm nên sự kiện rồi.
Trường khiêm tốn:
– Bác quá lời. Cháu chỉ hành động vì cảm thấy không thể đứng yên được thôi. thật tình nếu tên cướp ấy giỏi võ nghệ phản công lại thì cháu cũng không chống đỡ nổi.
Bà Nhàn vui vẻ nói:
– Bác muốn nhấn mạnh vấn đề ở đây là tinh thần dũng cảm của cháu kia. Mà thôi ... cho bác hỏi thăm tình hình dưới quê ...
Bấy giờ Trường mới có dịp láy bức thư của mẹ đưa ra cho bà Nhàn đọc.
Xem xong, bà Nhàn tỏ ra ân cần hơn.
– Thì ra cháu tôi đang chuẩn bị tiến thân. Nào, muốn làm kỹ sư hay bác sĩ tương lai đây?
Nghe hỏi, Trường đỏ mặt như con gái. Anh khẽ liếc qua Thiên Băng để coi cô dái ấy có chú ý nghe chuyên không rồi mới chậm rãi đáp lời bà Nhàn:
– Thưa bác ... cháu có ý định vào sư phạm.
Bà Nhàn không phản đối mà còn khích lệ thêm:
– Ừ, làm thầy giáo cũng tốt. bác mong con Thiên Băng sau này nó cũng có hướng giống như cháu.
Thiên Băng giãy nãy lên trước ước vọng của mẹ. Cô ứ hự:
– Con không chịu đi làm cái nghể gõ đầu trẻ ấy đâu. Sang năm tốt nghiệp con sẽ thi vào ngành hàng không để du lịch khắp năm châu, bốn biển.
Giọng điệu của con làm bà Nhàn trợn mắt.
– Nói thiệt hay giỡn đó? Má chỉ e con làm cô giáo cũng không xong.
Thiên Băng chu nhọn cặp môi hồng:
– Má đừng quá coi thường con gái cưng của má. Học lực lẫn ngoại hình của con không thua ai đâu.
Bà Nhàn buông tiếng thách thức đứa con gái độc nhất:
– Được rồi. Má sẽ ráng coi “cô” làm được trò trống gì. Có cháu Trường làm chứng cho bác nghe.
Bị kéo vào câu chuyện của mẹ con chủ nhà, Trường chỉ biết cười.
– vâng. Cháu xin tự nguyện làm chứng.
Bà Nhàn hài lòng bảo Thiên Băng:
– Con đi dọn phòng cho anh Trường nghỉ ngơi rồi chúng ta sửa soạn ăn cơm.
Nó đi đường xa chắc đã đói lắm rồi.
Lúc này Trường mới chuyển giỏ quà của mẹ cho bà Nhàn. Anh nói không được tự nhiên lắm:
– Bánh tét của má cháu tự gói và ít đậu để bác nấu chè. Mong bác ...
Bà Nhàn chận lời của Trường bằng một cái khoát tay:
– Thằng này khách sáo ghê. Bác đâu có chê quà của má cháu mà phải ngại.
Những thứ này con Thiên Băng nó hảo lắm cháu à.
Không chờ mẹ kịp nhận, Thiên Băng dùng hai tay nâng chiếc giỏ Trường đưa nhảy chân sáo xuống dưới, miệng hát vang:
– Ố ... là ... la ...
Bà Nhàn nhìn theo bóng con gái lắc đầu bảo với Trường:
– Cháu coi ... đã mười bảy tuổi rồi mà nó vẫn như con nít ấy. mai móêt cháu thi đậu vào đại học rồi lên đây ở kèm nó giúp bác luôn.
Trước lời đề nghị ấy Trường không dám nhận cũng chẳng thể chối từ, anh ngồi yên trên salon mắt dõi ra đường phố lòng bâng khuâng thấy nhớ nhà không chịu nổi. Đó là chỉ mới xa nhà nửa ngày, còn khoảng thời gian dài sắp tới Trường sẽ phải nhớ biết bao?
/23
|