Rồi những ngày kế tiếp theo Trường tạm sống yên ổn hơn trong căn phòng được dành riêng cho mình. Anh không nằm mơ gặp ác mộng lần nào nữa dù thâm tâm luôn thấp thỏm. Sống trong nhà bác Nhàn quả thật là sung sướng.
Trường chẳng phải làm gì ngoài việc bị Thiên Băng làm rộn ngày mấy lần.
– Anh Trường ... học vừa thôi kẻo bị điên thì phiền. Đi dạo với em không?
Đang hào hứng với bài văn, Trường đành phải rời mắt khỏi quyển sách nhưng không dám để lộ vẻ khó chịu. Anh chỉ đáp:
– Bây giờ trời nắng lắm, đi dạo phố không tốt đâu.
Song Thiên Băng đâu để Trường yên, cô nghẹo đầu:
– Em không sợ rám má hồng thì thôi, cớ sao anh phải sợ.
Trường cố tạo ra cớ:
– Vấn đề không phải là như thế! Chẳng qua tôi đang ôn những bài học khó nên cần phải tập trung tư tưởng, Thiên Băng à.
Tưởng nói vậy Thiên Băng sẽ tế nhị rút lui, nào ngờ cô còn giật quyển sách trên tay anh ném xuống bàn:
– Muốn học tốt thì cũng phải giành ít thời giờ giải trí mới tiếp thu bài dễ dàng. Cứ học như anh có mà xong rồi lại quên, chẳng có ích lợi gì đâu. Nghe em, đi chơi buổi chiều nay.
Rất bực mình nhưng Trường không thể phản kháng lại ý muốn của Thiên Băng, bởi dù sao mình cũng là người ăn nhờ, ở đậu làm trái ý chủ nhà là một điều không nên.
Trường gật đầu với Thiên Băng:
– Thôi được. Ý Thiên Băng là ý trời mà.
Nhưng Thiên Băng không chịu cách nói của anh nên phụng phịu:
– Như thế anh bị ép buộc à.
Trường đành phải giãi bày kiểu xuôi chiều:
– Không ép buộc mà là ... tự nguyện, có được chưa?
– Phải vậy chứ. Anh đi chơi với em thì sẽ được mở mang thêm tầm nhìn, chứ cứ ru rú trong nhà hoài thì cái chân quê của anh làm sao thay đổi được. – Thiên Băng cười tươi rói.
Một thoáng tự ái đến với Trường saong anh phải cố nén cuống bằng nụ cười gượng gạo:
– Thì dân nhà quê đi đến đâu cũng để lộ bản chất quê mùa ra cả. Chỉ sợ đi với tôi, Thiên Băng sẽ không được hài lòng đâu.
Thiên Băng dạy khôn Trường:
– Biết vậy thì anh hãy tự lo mà sửa đổi cho mình. “Đi một đàng, học một sàng khôn” ... mà ...
Thật là quá quắt ... Trường muốn mắng cô gái này một câu nhưng thấy không nên đành chịu nhịn. Đúng là chẳng ra làm sao cả, anh hình dung những ngày còn ở đây chắc không phải dễ chịu lắm như đã tưởng đâu. Nhất là trong lúc bị làm bận rộn như thế này! Nếu ở nhà mình Trường đã gắt toáng, và không ai có thể điệu anh đừng dậy được khi anh thấy cần phải học. Còn bây giờ sống trong nhà người anh không thể làm theo ý muốn riêng của mình.
– Ôi ... nhổ rễ lên đi chứ anh Trường.
Lời thúc của Thiên Băng không cho Trường được quyền nấn ná lâu hơn nữa.
anh đành đứng lên, vớ lấy chiếc áo mặc vào.
– Diện bộ một chút chứ đừng lằng nhằng như thế! Ở đây là thành phố chứ không phải là thôn quê đâu.
Bị làm khó, Trường khẽ nhăn vầng trán rộng, nhìn lại mình:
– Tôi mặc như vậy mà không lịch sự à?
Thiên Băng cười khúc khích:
– Em không có ý bảo anh luộm thuộm, nhưng như thế này là quê lắm!
Trường nhún vai:
– Thì tôi có cãi mình là dân thành phố đâu. Nếu Thiên Băng sợ mắc cỡ khi đi bên cạnh tôi thì cho tôi được ở nhà.
Câu nói này làm Thiên Băng hờn mắt:
– Em biết ... anh không thích đi chơi nên kiếm chuyện ...
– Thiên Băng nói vậy tôi làm sao biện bạch. Thật tình thì tôi là con nhà nghèo nên không có đựơc quần áo sang trọng giống người ta. Lẽ ra cô phải hiểu và thông cảm giùm tôi hơn là trách cứ.
Nét mặt buồn dọ của Trường cùng những lời thành thật vùa thổ lộ đã khiến cho Thiên Băng phải ngẩn ra suy nghĩ. Cô nhận thấy mình có nhiều phần lố bịch khi đã biết rõ hoàn cảnh của Trường rồi mà vẫn gây cho anh sự mặc cảm về thân phận. quả đúng như Trường nói, từ hôm đến ở đây Thiên Băng chỉ thấy anh có bấy nhiêu bộ đồ thuộc loại không hợp thời thì lấy đâu ra đáp ứng yêu cầu của cô. Thôi thì mặc kệ cách ăn mặc của anh ta, ra đường đi nhích xa một chút thì ảnh hưởng chỉ đến mình.
Nghĩ thế nên Thiên Băng quay lại cười làm hoà.
– Em xin lỗi ... thôi cứ thế này đi chơi cũng được mà.
Trường tỏ thái độ miễn cưỡng rõ rệt:
– Thiên Băng chấp nhận được thì mình đi.
Có lẽ từ trong đáy tâm hồn Thiên Băng không chứa nhiều chiều sâu nên cô vui vẻ kéo Trường ra khỏi phòng mà chẳng chút gì áy náy. Cô còn ấn chìa khoá xe vào tay Trường:
– Anh không từ chối việc làm tài xế cho em chứ?
Nhưng Trường đã mím môi:
– Tôi lại phải làm trái ý Thiên Băng nữa rồi bởi tôi chưa từng ngồi lên chiếc xe máy nào để chạy cả.
Thêm lần nữa chiếc miệng của Thiên Băng làm cho Trường phải tự ti, mặc cảm song anh đã nhẫn nhục chịu đựng để chiều lòng cô gái mà mình đang thầm có cảm tình. Một thứ cảm tình mà mỗi khi nghĩ đến Trường thấy lòng dâng lên sự rung động khác thường. sự khác thường mà anh chưa từng cảm nhận được ở ai khác dù là ở bên cạnh nhỏ Dung:
– Nào ... ngồi lên. Chán anh ghê.
Ở phía sau lưng Thiên Băng, Trường cũng cảm thấy hơi quê. Nhưng thà tế cho chăc chứ đường phố nườm nượp như vậy, làm “anh hùng rơm” chỉ khổ hai người, hại ta thôi. Giá mà Thiên Băng biết tế nhị với Trường hơn. Con gái nhà giàu có khác, đẹp thì có dẹp nhưng đem so sánh về đạo đức thì thua xa gái nhà quê. Trường cố nghĩ đến nhỏ Dung để cô gái phía trước bớt làm anh rung động.
Song, khoảng khắc giữa cả hai gần quá đỗi chỉ có thể tính bằng loại thước đo có cự ly nhỏ nhất thì làm sao Trường cảnh tỉnh được cái đầu.
– Anh Trường ... sao anh im lăng vậy?
bị hỏi độ ngột, Trường lúng túng:
– À ... tôi ... đang ... mải ngắm phố ...
Thiên Băng bật cười phía trước:
– Bộ anh thấy nó đẹp lắm hay sao?
Trường cố tỏ ra thành thật:
– Tất nhiên là nó đã làm tôi phải hết sức ngẩn ngơ rồi. nhất là ngày đầu tiên đặt chân tới.
Thiên Băng nói nhạo Trường:
– Hôm ấy em trông anh rất là buồn cười, ngơ ngơ, ngáo ngáo thế nào ...
Trường đỏ mặt nhưng không hề bào chữa:
– Phải. Nghĩ lại tôi cũng thấy mình nhà quê thật.
– Vậy anh hãy mau thay đổi hình dạng để hoà nhập với mọi người đi. bạn bè em nhiều lắm, em sẽ đưa anh đến làm quen để dễ bề thích nghi hơn.
Ý kiến này liền bị Trường từ chối:
– Cám ơn Thiên Băng nhé! Chuyện đó chắc cũng không cần thiết lắm, vì tôi không có ý định sẽ làm người thành phố đâu. Học hành xong tôi sẽ trở về quê.
Trường thấy Thiên Băng bĩu môi qua tấm gương chiếu hậu:
– Anh đúng là hạng người chậm tiến, không chịu co giò chạy theo thời đại.
Bây giờ năm hai ngàn sắp qua đi rồi mà vẫn tiếc mãi kỷ nguyên của cái đức thánh nhân.
– Mỗi con người, mỗi thời đại đều có nét đẹp đặc trưng của nó. Ai dám bảo chiếc áo dài khăn đống không thể sánh ngang cùng với bộ trang phục lộng lẫy, rườm rà? – Trường lý sự.
Thiên Băng đưa một cánh tay lên khỏi đầu giọng giễu cợt:
– Nếu không phải chạy xe, em sẽ chịu thua anh bằng cả hai tay. Nào, nào bây giờ vào đây “lắc mông” với em một chút được không?
Không hiểu từ Thiên Băng dùng nên Trường phải cau mày:
– “Lắc mông” là cái gì?
Ánh mắt Thiên Băng đầy nghịch ngợm:
– Là ... nhảy ... Bộ anh chưa nghe ai gọi như thế hả?
Nét mặt Trường đầy ngỡ ngàng:
– Thì ra là nhảy đầm. Hay gọi là khiêu vũ cho nó thêm phần sang trọng.
Thiên Băng gặn:
– Anh không từ chối chứ?
Trường lại làm cho cô gái thất vọng bằng cái lắc đầu:
– Mong Thiên Băng thông cảm, tôi chưa hề biết bộ môn này.
– Thì phải tập. Đâu phải tự nhiên mà ai cũng biết nhảy nhót theo điệu nhạc, vui lắm anh Trường à!
Rồi không chờ Trường kịp phản ứng sự hào hứng của mình. Thiên Băng tấp xe vào một điểm gọi là câu lạc bộ khiêu vũ gì đó khiến anh hết sức bối rối cứ phải liên tục dặn thầm mình:
“Không được sa ngã dù bất cứ giá nào. Ta lên đây để học chứ không để ăn chơi”.
Trông thấy điệu bộ của Trường, Thiên Băng cười sặc sụa:
– Đây có phải là giáo đường đâu mà anh lầm bầm đọc kinh vậy. làm ơn bỏ cái lốt cừu non ra đi. tụi bạn em mà trong thấy nó chọc anh ráng chịu đó!
Trước vẻ khăng khăng của Trường, cô gái bèn lôi anh trở lại xe, thái độ thật cau có:
– Không nhảy thì vô trong đó để làm chi. Đi với anh cụt cả hứng.
Thấy đối đáp với Thiên Băng ở ngoài đường cũng chẳng hay ho gì. Trường đành phải ôm nặng cục tức ngồi sau xe để cô ta chở về nhà. Thê nhưng kẻ trút cơn bực tức ra lại chẳng phải là anh, Trường bị Thiên Băng mắng xối xả khi chiếc xe vừa chạy vọt vô trong cổng. Thậm chí cô ta còn khóc ầm cả lên.
– Từ nay có cho vàng tôi cũng chẳng rủ anh. Ôi ... người đâu cứ như ở dưới đất lên vậy ... hu ...hu ...
Tự ái của Trường cũng phình to như chiếc bong bóng đầy hơi. Anh không nén nỗi mình:
– Thế cô tưởng tôi khoái chí lắm khi phải đi với cô sao? nếu không vì chiều cô thì tôi đã tiếp thu thêm được vài trang kiến thức của nhân loại vào đầu rồi chứ không phải mất thời gian vô bổ.
Bà Nhàn bỗng xuất hiện bất ngờ làm cho Trường biến sắc, song bà không bênh con gái như anh tưởng mà ngược lại ủng hộ với nụ cười:
– Cháu Trường nói phải. Thiên Băng nên học hỏi ở anh con ít nhiều đi.
Nhưng Thiên Băng ứ hự:
– L ý lẽ của má cổ lỗ sĩ.
Bà Nhàn trừng mắt lên:
– Con dám nói với mẹ như thế ư? Kể từ nay má không thả lỏng con nữa đâu.
Trước ánh mắt nghiêm khắc của mẹ, Thiên Băng không dám tỏ thái độ gì thêm, ngoài bước chân thật nặng bỏ vào trong. Bà Nhàn nhìn theo con gái rồi khẽ phân bua với Trường:
– Chỉ tại nó có một mình nên hơi đỏng đảnh chút xíu, cháu đừng giận.
Trường mìm cười nhưng không nói. Hình ảnh thần tượng trong anh như thoáng bị phôi pha.
Trường chẳng phải làm gì ngoài việc bị Thiên Băng làm rộn ngày mấy lần.
– Anh Trường ... học vừa thôi kẻo bị điên thì phiền. Đi dạo với em không?
Đang hào hứng với bài văn, Trường đành phải rời mắt khỏi quyển sách nhưng không dám để lộ vẻ khó chịu. Anh chỉ đáp:
– Bây giờ trời nắng lắm, đi dạo phố không tốt đâu.
Song Thiên Băng đâu để Trường yên, cô nghẹo đầu:
– Em không sợ rám má hồng thì thôi, cớ sao anh phải sợ.
Trường cố tạo ra cớ:
– Vấn đề không phải là như thế! Chẳng qua tôi đang ôn những bài học khó nên cần phải tập trung tư tưởng, Thiên Băng à.
Tưởng nói vậy Thiên Băng sẽ tế nhị rút lui, nào ngờ cô còn giật quyển sách trên tay anh ném xuống bàn:
– Muốn học tốt thì cũng phải giành ít thời giờ giải trí mới tiếp thu bài dễ dàng. Cứ học như anh có mà xong rồi lại quên, chẳng có ích lợi gì đâu. Nghe em, đi chơi buổi chiều nay.
Rất bực mình nhưng Trường không thể phản kháng lại ý muốn của Thiên Băng, bởi dù sao mình cũng là người ăn nhờ, ở đậu làm trái ý chủ nhà là một điều không nên.
Trường gật đầu với Thiên Băng:
– Thôi được. Ý Thiên Băng là ý trời mà.
Nhưng Thiên Băng không chịu cách nói của anh nên phụng phịu:
– Như thế anh bị ép buộc à.
Trường đành phải giãi bày kiểu xuôi chiều:
– Không ép buộc mà là ... tự nguyện, có được chưa?
– Phải vậy chứ. Anh đi chơi với em thì sẽ được mở mang thêm tầm nhìn, chứ cứ ru rú trong nhà hoài thì cái chân quê của anh làm sao thay đổi được. – Thiên Băng cười tươi rói.
Một thoáng tự ái đến với Trường saong anh phải cố nén cuống bằng nụ cười gượng gạo:
– Thì dân nhà quê đi đến đâu cũng để lộ bản chất quê mùa ra cả. Chỉ sợ đi với tôi, Thiên Băng sẽ không được hài lòng đâu.
Thiên Băng dạy khôn Trường:
– Biết vậy thì anh hãy tự lo mà sửa đổi cho mình. “Đi một đàng, học một sàng khôn” ... mà ...
Thật là quá quắt ... Trường muốn mắng cô gái này một câu nhưng thấy không nên đành chịu nhịn. Đúng là chẳng ra làm sao cả, anh hình dung những ngày còn ở đây chắc không phải dễ chịu lắm như đã tưởng đâu. Nhất là trong lúc bị làm bận rộn như thế này! Nếu ở nhà mình Trường đã gắt toáng, và không ai có thể điệu anh đừng dậy được khi anh thấy cần phải học. Còn bây giờ sống trong nhà người anh không thể làm theo ý muốn riêng của mình.
– Ôi ... nhổ rễ lên đi chứ anh Trường.
Lời thúc của Thiên Băng không cho Trường được quyền nấn ná lâu hơn nữa.
anh đành đứng lên, vớ lấy chiếc áo mặc vào.
– Diện bộ một chút chứ đừng lằng nhằng như thế! Ở đây là thành phố chứ không phải là thôn quê đâu.
Bị làm khó, Trường khẽ nhăn vầng trán rộng, nhìn lại mình:
– Tôi mặc như vậy mà không lịch sự à?
Thiên Băng cười khúc khích:
– Em không có ý bảo anh luộm thuộm, nhưng như thế này là quê lắm!
Trường nhún vai:
– Thì tôi có cãi mình là dân thành phố đâu. Nếu Thiên Băng sợ mắc cỡ khi đi bên cạnh tôi thì cho tôi được ở nhà.
Câu nói này làm Thiên Băng hờn mắt:
– Em biết ... anh không thích đi chơi nên kiếm chuyện ...
– Thiên Băng nói vậy tôi làm sao biện bạch. Thật tình thì tôi là con nhà nghèo nên không có đựơc quần áo sang trọng giống người ta. Lẽ ra cô phải hiểu và thông cảm giùm tôi hơn là trách cứ.
Nét mặt buồn dọ của Trường cùng những lời thành thật vùa thổ lộ đã khiến cho Thiên Băng phải ngẩn ra suy nghĩ. Cô nhận thấy mình có nhiều phần lố bịch khi đã biết rõ hoàn cảnh của Trường rồi mà vẫn gây cho anh sự mặc cảm về thân phận. quả đúng như Trường nói, từ hôm đến ở đây Thiên Băng chỉ thấy anh có bấy nhiêu bộ đồ thuộc loại không hợp thời thì lấy đâu ra đáp ứng yêu cầu của cô. Thôi thì mặc kệ cách ăn mặc của anh ta, ra đường đi nhích xa một chút thì ảnh hưởng chỉ đến mình.
Nghĩ thế nên Thiên Băng quay lại cười làm hoà.
– Em xin lỗi ... thôi cứ thế này đi chơi cũng được mà.
Trường tỏ thái độ miễn cưỡng rõ rệt:
– Thiên Băng chấp nhận được thì mình đi.
Có lẽ từ trong đáy tâm hồn Thiên Băng không chứa nhiều chiều sâu nên cô vui vẻ kéo Trường ra khỏi phòng mà chẳng chút gì áy náy. Cô còn ấn chìa khoá xe vào tay Trường:
– Anh không từ chối việc làm tài xế cho em chứ?
Nhưng Trường đã mím môi:
– Tôi lại phải làm trái ý Thiên Băng nữa rồi bởi tôi chưa từng ngồi lên chiếc xe máy nào để chạy cả.
Thêm lần nữa chiếc miệng của Thiên Băng làm cho Trường phải tự ti, mặc cảm song anh đã nhẫn nhục chịu đựng để chiều lòng cô gái mà mình đang thầm có cảm tình. Một thứ cảm tình mà mỗi khi nghĩ đến Trường thấy lòng dâng lên sự rung động khác thường. sự khác thường mà anh chưa từng cảm nhận được ở ai khác dù là ở bên cạnh nhỏ Dung:
– Nào ... ngồi lên. Chán anh ghê.
Ở phía sau lưng Thiên Băng, Trường cũng cảm thấy hơi quê. Nhưng thà tế cho chăc chứ đường phố nườm nượp như vậy, làm “anh hùng rơm” chỉ khổ hai người, hại ta thôi. Giá mà Thiên Băng biết tế nhị với Trường hơn. Con gái nhà giàu có khác, đẹp thì có dẹp nhưng đem so sánh về đạo đức thì thua xa gái nhà quê. Trường cố nghĩ đến nhỏ Dung để cô gái phía trước bớt làm anh rung động.
Song, khoảng khắc giữa cả hai gần quá đỗi chỉ có thể tính bằng loại thước đo có cự ly nhỏ nhất thì làm sao Trường cảnh tỉnh được cái đầu.
– Anh Trường ... sao anh im lăng vậy?
bị hỏi độ ngột, Trường lúng túng:
– À ... tôi ... đang ... mải ngắm phố ...
Thiên Băng bật cười phía trước:
– Bộ anh thấy nó đẹp lắm hay sao?
Trường cố tỏ ra thành thật:
– Tất nhiên là nó đã làm tôi phải hết sức ngẩn ngơ rồi. nhất là ngày đầu tiên đặt chân tới.
Thiên Băng nói nhạo Trường:
– Hôm ấy em trông anh rất là buồn cười, ngơ ngơ, ngáo ngáo thế nào ...
Trường đỏ mặt nhưng không hề bào chữa:
– Phải. Nghĩ lại tôi cũng thấy mình nhà quê thật.
– Vậy anh hãy mau thay đổi hình dạng để hoà nhập với mọi người đi. bạn bè em nhiều lắm, em sẽ đưa anh đến làm quen để dễ bề thích nghi hơn.
Ý kiến này liền bị Trường từ chối:
– Cám ơn Thiên Băng nhé! Chuyện đó chắc cũng không cần thiết lắm, vì tôi không có ý định sẽ làm người thành phố đâu. Học hành xong tôi sẽ trở về quê.
Trường thấy Thiên Băng bĩu môi qua tấm gương chiếu hậu:
– Anh đúng là hạng người chậm tiến, không chịu co giò chạy theo thời đại.
Bây giờ năm hai ngàn sắp qua đi rồi mà vẫn tiếc mãi kỷ nguyên của cái đức thánh nhân.
– Mỗi con người, mỗi thời đại đều có nét đẹp đặc trưng của nó. Ai dám bảo chiếc áo dài khăn đống không thể sánh ngang cùng với bộ trang phục lộng lẫy, rườm rà? – Trường lý sự.
Thiên Băng đưa một cánh tay lên khỏi đầu giọng giễu cợt:
– Nếu không phải chạy xe, em sẽ chịu thua anh bằng cả hai tay. Nào, nào bây giờ vào đây “lắc mông” với em một chút được không?
Không hiểu từ Thiên Băng dùng nên Trường phải cau mày:
– “Lắc mông” là cái gì?
Ánh mắt Thiên Băng đầy nghịch ngợm:
– Là ... nhảy ... Bộ anh chưa nghe ai gọi như thế hả?
Nét mặt Trường đầy ngỡ ngàng:
– Thì ra là nhảy đầm. Hay gọi là khiêu vũ cho nó thêm phần sang trọng.
Thiên Băng gặn:
– Anh không từ chối chứ?
Trường lại làm cho cô gái thất vọng bằng cái lắc đầu:
– Mong Thiên Băng thông cảm, tôi chưa hề biết bộ môn này.
– Thì phải tập. Đâu phải tự nhiên mà ai cũng biết nhảy nhót theo điệu nhạc, vui lắm anh Trường à!
Rồi không chờ Trường kịp phản ứng sự hào hứng của mình. Thiên Băng tấp xe vào một điểm gọi là câu lạc bộ khiêu vũ gì đó khiến anh hết sức bối rối cứ phải liên tục dặn thầm mình:
“Không được sa ngã dù bất cứ giá nào. Ta lên đây để học chứ không để ăn chơi”.
Trông thấy điệu bộ của Trường, Thiên Băng cười sặc sụa:
– Đây có phải là giáo đường đâu mà anh lầm bầm đọc kinh vậy. làm ơn bỏ cái lốt cừu non ra đi. tụi bạn em mà trong thấy nó chọc anh ráng chịu đó!
Trước vẻ khăng khăng của Trường, cô gái bèn lôi anh trở lại xe, thái độ thật cau có:
– Không nhảy thì vô trong đó để làm chi. Đi với anh cụt cả hứng.
Thấy đối đáp với Thiên Băng ở ngoài đường cũng chẳng hay ho gì. Trường đành phải ôm nặng cục tức ngồi sau xe để cô ta chở về nhà. Thê nhưng kẻ trút cơn bực tức ra lại chẳng phải là anh, Trường bị Thiên Băng mắng xối xả khi chiếc xe vừa chạy vọt vô trong cổng. Thậm chí cô ta còn khóc ầm cả lên.
– Từ nay có cho vàng tôi cũng chẳng rủ anh. Ôi ... người đâu cứ như ở dưới đất lên vậy ... hu ...hu ...
Tự ái của Trường cũng phình to như chiếc bong bóng đầy hơi. Anh không nén nỗi mình:
– Thế cô tưởng tôi khoái chí lắm khi phải đi với cô sao? nếu không vì chiều cô thì tôi đã tiếp thu thêm được vài trang kiến thức của nhân loại vào đầu rồi chứ không phải mất thời gian vô bổ.
Bà Nhàn bỗng xuất hiện bất ngờ làm cho Trường biến sắc, song bà không bênh con gái như anh tưởng mà ngược lại ủng hộ với nụ cười:
– Cháu Trường nói phải. Thiên Băng nên học hỏi ở anh con ít nhiều đi.
Nhưng Thiên Băng ứ hự:
– L ý lẽ của má cổ lỗ sĩ.
Bà Nhàn trừng mắt lên:
– Con dám nói với mẹ như thế ư? Kể từ nay má không thả lỏng con nữa đâu.
Trước ánh mắt nghiêm khắc của mẹ, Thiên Băng không dám tỏ thái độ gì thêm, ngoài bước chân thật nặng bỏ vào trong. Bà Nhàn nhìn theo con gái rồi khẽ phân bua với Trường:
– Chỉ tại nó có một mình nên hơi đỏng đảnh chút xíu, cháu đừng giận.
Trường mìm cười nhưng không nói. Hình ảnh thần tượng trong anh như thoáng bị phôi pha.
/23
|