Quác ... quác ... tiếng gà kêu thật lớn đánh thức Trường dậy sau giấc ngủ không biết kéo tới từ bao giờ. Anh vươn vai đưa mắt ngó ra bên ngoài thấy trời đã sẫm tối vì thời tiết xấu nên một ngày kết thúc sớm. không nằm nán, Trường tung chăn nhảy xuông đất và mặc chiếc áo thun cao cổ vào người bởi khó lạnh làm anh phải rùng mình. Đoán có lẽ mẹ đang làm thịt gà để bồi dưỡng cho mình, Trường đi nhanh xuống bếp. Quả nhiên anh nhìn thấy con gà mái tơ trên tay mẹ, đã bị vặt trụi lông trơ ra phần thân béo mẫm. Trường ngồi xuống cạnh mẹ:
– Má để con làm cho. Cứ được ưu tiên như thế này thằng Toàn nó ghen mất.
Bà Hải không chịu giao việc cho con mà còn bảo:
– Con học hành bấy lâu đã mệt mỏi lắm rồi cứ lên nhà nằm nghỉ. Má chỉ làm chút xíu là có cháo ăn liền hà. Còn thằng Toàn đó hả? nó không dám ganh tỵ với con đâu, ở nhà má vẫn làm thịt gà cho nó ăn đều đấy chứ. Má đâu có bất công với đứa nào.
Tình thương của mẹ dành cho khiến Trường phải nghẹn ngào, anh không lên nhà nằm nghỉ mà vẫn nán lại dưới bếp tự tìm việc để làm. Trường cảm nhận cuộc sống ở gia đình sao ấm cúng đến thế này. Còn những ngày trọ học trên thành phố có thể gọi là rất sung sướng nhưng tâm trạng cứ như bị lạc lõng bơ vơ. Nhất là những lần phải chịu đựng Thiên Băng, anh chỉ muốn về nhà quách để cho lòng tự trọng của mình không bị xúc phạm.
– Lên nhà đi con. Món cháo này phải để má nấu mới ngon.
Bị mẹ thúc giục, Trường đành lùa củi vào bếp rồi trở lên nhà trên vì không muốn làm cho bà phật y. Anh bước lại bàn thờ cha thắp hương rồi đến bên cửa sổ ngó ra ngoài. Mới chỉ hơn sáu giờ mà trời tối thui không thấy tỏ mặt người.
Đã vậy không khí còn lạnh lẽo khác với sự oi bức ngột ngạt trên thành phố.
Giữa lúc Trường đang suy tư nghĩ ngợi thì bỗng nghe thấy một tiếng “kịch” khô khan. Anh bỗng giật mình nhóng mắt lên nhìn dáo dác:
– Gì vậy ta?
Tiếng thằng Toàn ngay đằng sau:
– Ám hiệu của người ta gọi anh đó!
– Nhưng mà ai? – Trường ngạc nhiên.
Thằng Toàn cười:
– Còn ai trồng khoai đất này.
– Mày nói chữ làm sao tao hiểu được.
– Anh làm bộ sễ sợ.
– Vậy thì hãy thả bộ ra trước cổng nhà mình coi.
– Để làm chi khi trời đang mưa.
– Bộ anh sợ ướt ư? Người ta đứng bên ngoài còn không sợ nữa là ...
Trường nhún vai tỏ thái độ:
– Nói lấp lửng như mày ai biết đường nào à đoán chứ. Thôi thì kệ người ta.
Toan hối hả kéo anh ngược ra hướng cửa chính, miệng nó la bai bái:
– Ý ... vô tình thế đâu được. anh nỡ lòng nào để người ta chịu rét mướt ở bên ngoài mà ngồi trong cửa ngó ra.
– Thì họ thích chứ tao đâu có bắt ai phải hành xác.
– Tại người ta muốn gặp anh chứ bộ.
Bây giờ Trường mới vỡ lẽ ra:
– Nhỏ Dung phải không?
Thằng Toàn cười mím môi:
– Đã biết rồi sao còn hỏi.
– Nhưng tao hẹn ngày mai mới qua mà.
– Người ta nóng ... làm sao đợi được anh.
Trường thoáng bực:
– Rõ là phiền phức quá. Ở trên thành phố thì gặp phải một cô gái đỏng đảnh, về đến đây chạm mặt cô nàng ...
– Thôi đừng có than thở nữa anh ơi! Có khối người muốn cho kẻ khác làm phiền mà không được đó. Nhỏ Dung khôn lắm biết chọn mặt gửi vàng ...
Nghe thằng em nói thế Trường không ngăn được tiếng cười hì hì:
– Mày cứ làm như anh mày có giá hơn người ấy! Nhà mình nghèo thấy mồ đi!
Song thằng Toàn vội tranh cãi:
– Giàu nghèo bây giờ người ta đâu có đề cập tới. Vấn đề là anh có học hơn người ta.
Trường gạt đi vì không muốn được người khác nâng cao:
– cho tao xin hai chữ bình yên di Toàn à. Mày nói một hôì nữa là cái mũi tao nổ tung ra thì khổ lắm, dẫu có đi mỹ viện điều chỉnh lại cũng không được như xưa đâu.
Nói rồi Trường với chiếc nón lá của mẹ đội lên bước ra ngoài. Anh cố vận dụng tia mắt sáng để tìm thử coi nhỏ Dung đứng chỗ nào nhưng tuyệt nhiên không thấy.
Trường phải hắng giọng lên mấy cái song trả lời anh chỉ là tiếng tí tách của mưa rơi. Có khi nào nhỏ Dung nấp đâu đó để đùa không? Hay phải chờ đợi lâu cô nàng đã giận dỗi bỏ về mất? Trường đảo mắt nhìn quanh quất trong bóng tối thêm lần nữa. những hát mưa không lớn nhưng cũng đã làm ướt áo Trường khiến anh có ý định quay vô. Bỗng một làn gió thật mạnh thổi ngược đến từ phía sau cung với linh cảm có ai đó đang đứng rất gần mình. Ngỡ là nhỏ Dung đã xuất hiện nên Trường đứng yên chờ cô nàng lên tiếng. Song một vài phút trôi qua dưới làn mưa bụi lúc này đã làm ướt cả người vẫn chẳng thấy động tĩnh gì.
Trường đành xoay người từ từ lại. Trời đất! không có ai đứng gần bên Trường cả ngoài một khoảng trống tối đen. Tự nhiên cảm giác rờn rợn chay dọc suốt sống lưng anh, những gai ốc trong người thi nhau mọc đầy lên tạo cho anh một ấn tượng mình đang đối diện với thế giới bóng tối. Điều gì đang xảy đến với mình cơ chứ? Trường tự hỏi trong nỗi hoang mang sợ hãi, anh xoải dài chân vô nhà đem theo cả khối nặng tư tưởng khó giải thích:
– Ôi ... ghê quá ...
Thằng Toàn đang nằm trên bộ ván ngữa nhổm đầu dậy.
– Cái gì thế?
Trường dùng hai tay phủi bụi mưa để tự trấn an mình, giọng anh đáp lại hơi run:
– Dường như tao vùa gặp ma.
Thằng Toàn không nhat gan như anh nên cười xoà:
– Ở đâu ra? Bộ nhỏ Dung nó nhát hả?
Trường lập cập trong miệng:
– Không phải ... ngoài cổng đâu có ai!
– Chỉ có thế mà đã sợ rồi ư? yếu bóng vía như anh bị nó hù là phải.
– Nhưng ... mày đánh lừa tao ra đó chư đâu phải nhỏ Dung kêu.
Bị kết tội, thằng Toàn vội thề thốt:
– Em mà xí gạt anh thì cho bị đau răng khỏi ăn được thịt gà đi.
Trường hoạnh hoẹ:
– Vậy sao mày biết nhỏ Dung muốn gặp tao ngoài đầu ngõ?
– Thì ai biết. Chẳng phải có kẻ đã liệng đá vào nhà mình hồi nãy sao?
Thấy anh “bới được chí” trên đầu mình, thằng Toàn nhe răng cười:
– Là em nói đại vậy chứ đâu có y đồ xấu. mà ai ném đá vô nhà mình ngoài nhỏ Dung ra vậy?
Cảm thấy thật lạnh vì chiếc áo trên mình đã bị thấm nước mưa, Trường đi tìm chiếc ao khác để thay ra rồi lại đến bên thằng em trai hạ giọng hỏi:
– Có khi nào nhỏ Dung đùa thế không hả Toàn?
Thằng Toàn ngồi im một chút rồi lắc đầu:
– Từ trước đến giờ thì chưa có.
– Còn hôm nay?
– Có thể ... vì nó muốn chọc anh.
– Vậy mày hãy chạy qua bên đó hỏi dò thử xem.
– Thôi chuyện của anh em xen vào làm chi. Hơn nữa nồi cháo gà của má gần chín rồi, em còn phải ở nhà xơi nữa chứ.
Không nhờ được thằng em, Trường mắng:
– Rõ là thứ ham ăn. Nếu là con gái, tao cóc thèm quen với mày.
Ngỡ thằng Toàn sẽ cự, nhưng nó lại cười hề hề.
– Nghĩ như anh thì lạc hậu mất rồi. Con gái bây giờ chỉ ưa những tên con trai quậy một chút, còn mấy anh chàng khờ như ông Bụt trước cửa đình thì bị loại ngay từ vòng đầu rồi.
Trường trề môi:
– Vậy mà tao trúng tuyển những mấy nơi ...
– Đó là về mặt văn hoá thôi. Còn tán gái hả ...
– Hạng bét. Thua mày xa chứ gì?
Thằng Toàn vội né người ngồi xa anh hơn một chút. Nó hóm hỉnh:
– Đó là anh tự nhận chứ không phải là em nói đâu nghe.
Trường thở mạnh một hơi dài:
– Chuyện ấy có quan trọng đâu mà tao phải tranh giành với mày. Nhưng ông bà ta thường nói:
“Lắm mối tối nằm không ...” đó ... nhóc ạ. Chớ tự hào có nhiều bạn nghe chưa.
Thằng Toàn liền đỏ mặt phân bua:
– Tụi em chơi với nhau theo trẻ con chứ không phải người lớn. Đứa nào cũng hô “mày, tao” sát sạt hà.
Câu chuyện của anh em Trường tới đây thì bị gián đoạn bởi bà hải bưng nồi cháo gà thơm nức mũi lên trên nhà. Bà bảo Toàn:
– Con xuống dọn chén đũa dùm má để má cúng ba mày trước đã.
Toàn nhanh nhẩu:
– Má cúng mau lên kẻo con đói bụng quá trời.
Tức thì nó bị mắng:
– Tổ cha cậu háu ăn vừa vừa chứ. Đa mười lăm, mười sáu tuổi rồi mà cứ như mấy đứa con nít mới lớn lên mười. Ráng chờ tôi ít phút là sẽ được ăn thôi.
Toàn bưng mâm chén bát lên hai cánh mũi phập phồng liên tục:
– Má mau lên chứ chờ lâu con xỉu à.
– Thôi đừng có doạ má nữa mà.
Trường lên tiếng:
– Nó không dám xỉu đâu. Má. Bởi vì khi tỉnh dậy nó chỉ còn gặm xương thôi.
Toàn vội nói:
– Tất nhiên là em đâu có dại để xảy ra sự cố lúc nãy. Hai cái đùi gà kia phải có phần em một chứ.
Trường nhướng mắt:
– Tao sẽ gặm hết nếu như mày bị đau răng.
Thằng Toàn xoa đôi tay:
– Càng không có chuyện đó đâu nghe ông anh. Bởi răng thằng em này chắc lắm!
Món cháo gà nóng hổi béo ngậy rồi cũng được chui tọt vô bụng anh em Trường ngay sau đó. Ba mẹ con vừa anh vừa trò chuyện rôm ra không khí đầm ấm vui vẻ của một gia đình hạnh phúc. Thỉnh thoảng Toàn lại bị mắng, nhưng là những lời mắng yêu tràn ngập sự mến thương. Trường kể cho mẹ và em nghe cuộc sống xa nhà của mình trong những ngày vừa qua. Chuyện anh đã tiếp thu được khá nhiều điều bổ ích ngoài xã hội, rồi kết thúc bằng giọng điệu thật khôi hài:
– Bây giờ thì con trai mà không bị lạc đường nữa đâu. Không chừng có người nhờ con dẫn đường cho mà đi nữa đấy!
Bà Hải tỏ thái độ hài lòng:
– Được như vậy má mừng. Thời gian qua má cũng lo lắng cho mày đấy chứ.
Thằng Toàn ăn xong bèn kiếm cớ ra ngoài. Một lát sau nó trở vô thì thầm vào tai Trường:
– Dường như có ai đợi anh ngoài đầu ngõ.
Trường nói gắt:
– Đừng có giở trò lừa anh mày.
Nhưng thằng Toàn lôi thốc Trường bằng tất cả sức của nó, giọng quả quyết:
– Ai mà thèm lùa anh chứ. Mới vừa xong em ra ngoài định sang nhà nhỏ Mai chơi một chút xíu thì thấy một bóng người đang đứng lên, ngồi xuống ở chỗ kia dáng vẻ rất nôn nóng.
Trường cố ghì người lại nhưng không được đành phải theo nó. Anh càu nhàu với nó:
– Mày lại nhìn gà hoá cuốc. có thể là ai đó đi ngang qua ngõ nhà mình thì sao nào?
Thằng Toàn gân cổ cãi:
– Nếu đi ngang qua thì em thắc mắc làm gì. Đằng này ... họ có ý đợi thiệt.
– Nhỡ không phải thì mày tính sao?
– Cho anh mắng em là thằng nói dối đó!
– Được. Nhớ đừng dẫn chứng này chứng nọ để gỡ tội nghe chưa.
Buông Trường ra, thằng Toàn quay trở vê nhà cầm theo chiếc đèn pin rồi mạnh dan bước tới.
– Phải dùng đến cái này mới chứng minh cho anh thấy cả mặt mày.
Thế rồi kẻ đi trước, người đi sau kéo nhau ra đầu ngõ nơi mà thằng Toàn một mực khẳng định có người chờ. Đến nơi, nó pha đèn pin soi khắp nơi nhưng hoàn toàn không thấy ai ở đó cả. Trường không chửi mà cốc mạnh lên đầu của nó:
– Từ nay hễ bị mắng là thằng nói dối thì đừng có dãi nghen.
Thằng Toàn tức tối huơ cây đèn, pha ánh sáng lung tung:
– Mới vừa xong mà đã biến đi đâu mất tiêu. Chẳng lẽ là ma ...
Vừa nghe thấy thế Trường hỏi dấn:
– Mày trông thấy thiệt hả? Đàn ông hay đàn bà?
Thằng Toàn đáp ngộ nghĩnh:
– Con gái. Em thấy mái tóc dai đàng hoàng. Mà nhỏ Dung chỉ ngắn ngang vai.
Thốt nhiên Trường sởn ốc khắp cả người. Anh bỗng nhớ tới một sự kiện mà anh cố quên không nghĩ đến. Phải chăng cô gái của ngày đầu tiên đặt chân tới nhà bác Nhàn đã theo anh về tận đây? Nhưng mộng và thực làm sao có thể đi đôi với nhau. Mình chỉ có suy tưởng ra những chuyện vớ vẩn để rồi tự nhát mình theo quán tính. Không đứng nắn lại ngoài ngõ, Trường kéo em trai đi nhanh vào nhà nói khẽ khàng:
– Thôi đừng tìm. Vào ngủ sớm thôi Toàn.
– Má để con làm cho. Cứ được ưu tiên như thế này thằng Toàn nó ghen mất.
Bà Hải không chịu giao việc cho con mà còn bảo:
– Con học hành bấy lâu đã mệt mỏi lắm rồi cứ lên nhà nằm nghỉ. Má chỉ làm chút xíu là có cháo ăn liền hà. Còn thằng Toàn đó hả? nó không dám ganh tỵ với con đâu, ở nhà má vẫn làm thịt gà cho nó ăn đều đấy chứ. Má đâu có bất công với đứa nào.
Tình thương của mẹ dành cho khiến Trường phải nghẹn ngào, anh không lên nhà nằm nghỉ mà vẫn nán lại dưới bếp tự tìm việc để làm. Trường cảm nhận cuộc sống ở gia đình sao ấm cúng đến thế này. Còn những ngày trọ học trên thành phố có thể gọi là rất sung sướng nhưng tâm trạng cứ như bị lạc lõng bơ vơ. Nhất là những lần phải chịu đựng Thiên Băng, anh chỉ muốn về nhà quách để cho lòng tự trọng của mình không bị xúc phạm.
– Lên nhà đi con. Món cháo này phải để má nấu mới ngon.
Bị mẹ thúc giục, Trường đành lùa củi vào bếp rồi trở lên nhà trên vì không muốn làm cho bà phật y. Anh bước lại bàn thờ cha thắp hương rồi đến bên cửa sổ ngó ra ngoài. Mới chỉ hơn sáu giờ mà trời tối thui không thấy tỏ mặt người.
Đã vậy không khí còn lạnh lẽo khác với sự oi bức ngột ngạt trên thành phố.
Giữa lúc Trường đang suy tư nghĩ ngợi thì bỗng nghe thấy một tiếng “kịch” khô khan. Anh bỗng giật mình nhóng mắt lên nhìn dáo dác:
– Gì vậy ta?
Tiếng thằng Toàn ngay đằng sau:
– Ám hiệu của người ta gọi anh đó!
– Nhưng mà ai? – Trường ngạc nhiên.
Thằng Toàn cười:
– Còn ai trồng khoai đất này.
– Mày nói chữ làm sao tao hiểu được.
– Anh làm bộ sễ sợ.
– Vậy thì hãy thả bộ ra trước cổng nhà mình coi.
– Để làm chi khi trời đang mưa.
– Bộ anh sợ ướt ư? Người ta đứng bên ngoài còn không sợ nữa là ...
Trường nhún vai tỏ thái độ:
– Nói lấp lửng như mày ai biết đường nào à đoán chứ. Thôi thì kệ người ta.
Toan hối hả kéo anh ngược ra hướng cửa chính, miệng nó la bai bái:
– Ý ... vô tình thế đâu được. anh nỡ lòng nào để người ta chịu rét mướt ở bên ngoài mà ngồi trong cửa ngó ra.
– Thì họ thích chứ tao đâu có bắt ai phải hành xác.
– Tại người ta muốn gặp anh chứ bộ.
Bây giờ Trường mới vỡ lẽ ra:
– Nhỏ Dung phải không?
Thằng Toàn cười mím môi:
– Đã biết rồi sao còn hỏi.
– Nhưng tao hẹn ngày mai mới qua mà.
– Người ta nóng ... làm sao đợi được anh.
Trường thoáng bực:
– Rõ là phiền phức quá. Ở trên thành phố thì gặp phải một cô gái đỏng đảnh, về đến đây chạm mặt cô nàng ...
– Thôi đừng có than thở nữa anh ơi! Có khối người muốn cho kẻ khác làm phiền mà không được đó. Nhỏ Dung khôn lắm biết chọn mặt gửi vàng ...
Nghe thằng em nói thế Trường không ngăn được tiếng cười hì hì:
– Mày cứ làm như anh mày có giá hơn người ấy! Nhà mình nghèo thấy mồ đi!
Song thằng Toàn vội tranh cãi:
– Giàu nghèo bây giờ người ta đâu có đề cập tới. Vấn đề là anh có học hơn người ta.
Trường gạt đi vì không muốn được người khác nâng cao:
– cho tao xin hai chữ bình yên di Toàn à. Mày nói một hôì nữa là cái mũi tao nổ tung ra thì khổ lắm, dẫu có đi mỹ viện điều chỉnh lại cũng không được như xưa đâu.
Nói rồi Trường với chiếc nón lá của mẹ đội lên bước ra ngoài. Anh cố vận dụng tia mắt sáng để tìm thử coi nhỏ Dung đứng chỗ nào nhưng tuyệt nhiên không thấy.
Trường phải hắng giọng lên mấy cái song trả lời anh chỉ là tiếng tí tách của mưa rơi. Có khi nào nhỏ Dung nấp đâu đó để đùa không? Hay phải chờ đợi lâu cô nàng đã giận dỗi bỏ về mất? Trường đảo mắt nhìn quanh quất trong bóng tối thêm lần nữa. những hát mưa không lớn nhưng cũng đã làm ướt áo Trường khiến anh có ý định quay vô. Bỗng một làn gió thật mạnh thổi ngược đến từ phía sau cung với linh cảm có ai đó đang đứng rất gần mình. Ngỡ là nhỏ Dung đã xuất hiện nên Trường đứng yên chờ cô nàng lên tiếng. Song một vài phút trôi qua dưới làn mưa bụi lúc này đã làm ướt cả người vẫn chẳng thấy động tĩnh gì.
Trường đành xoay người từ từ lại. Trời đất! không có ai đứng gần bên Trường cả ngoài một khoảng trống tối đen. Tự nhiên cảm giác rờn rợn chay dọc suốt sống lưng anh, những gai ốc trong người thi nhau mọc đầy lên tạo cho anh một ấn tượng mình đang đối diện với thế giới bóng tối. Điều gì đang xảy đến với mình cơ chứ? Trường tự hỏi trong nỗi hoang mang sợ hãi, anh xoải dài chân vô nhà đem theo cả khối nặng tư tưởng khó giải thích:
– Ôi ... ghê quá ...
Thằng Toàn đang nằm trên bộ ván ngữa nhổm đầu dậy.
– Cái gì thế?
Trường dùng hai tay phủi bụi mưa để tự trấn an mình, giọng anh đáp lại hơi run:
– Dường như tao vùa gặp ma.
Thằng Toàn không nhat gan như anh nên cười xoà:
– Ở đâu ra? Bộ nhỏ Dung nó nhát hả?
Trường lập cập trong miệng:
– Không phải ... ngoài cổng đâu có ai!
– Chỉ có thế mà đã sợ rồi ư? yếu bóng vía như anh bị nó hù là phải.
– Nhưng ... mày đánh lừa tao ra đó chư đâu phải nhỏ Dung kêu.
Bị kết tội, thằng Toàn vội thề thốt:
– Em mà xí gạt anh thì cho bị đau răng khỏi ăn được thịt gà đi.
Trường hoạnh hoẹ:
– Vậy sao mày biết nhỏ Dung muốn gặp tao ngoài đầu ngõ?
– Thì ai biết. Chẳng phải có kẻ đã liệng đá vào nhà mình hồi nãy sao?
Thấy anh “bới được chí” trên đầu mình, thằng Toàn nhe răng cười:
– Là em nói đại vậy chứ đâu có y đồ xấu. mà ai ném đá vô nhà mình ngoài nhỏ Dung ra vậy?
Cảm thấy thật lạnh vì chiếc áo trên mình đã bị thấm nước mưa, Trường đi tìm chiếc ao khác để thay ra rồi lại đến bên thằng em trai hạ giọng hỏi:
– Có khi nào nhỏ Dung đùa thế không hả Toàn?
Thằng Toàn ngồi im một chút rồi lắc đầu:
– Từ trước đến giờ thì chưa có.
– Còn hôm nay?
– Có thể ... vì nó muốn chọc anh.
– Vậy mày hãy chạy qua bên đó hỏi dò thử xem.
– Thôi chuyện của anh em xen vào làm chi. Hơn nữa nồi cháo gà của má gần chín rồi, em còn phải ở nhà xơi nữa chứ.
Không nhờ được thằng em, Trường mắng:
– Rõ là thứ ham ăn. Nếu là con gái, tao cóc thèm quen với mày.
Ngỡ thằng Toàn sẽ cự, nhưng nó lại cười hề hề.
– Nghĩ như anh thì lạc hậu mất rồi. Con gái bây giờ chỉ ưa những tên con trai quậy một chút, còn mấy anh chàng khờ như ông Bụt trước cửa đình thì bị loại ngay từ vòng đầu rồi.
Trường trề môi:
– Vậy mà tao trúng tuyển những mấy nơi ...
– Đó là về mặt văn hoá thôi. Còn tán gái hả ...
– Hạng bét. Thua mày xa chứ gì?
Thằng Toàn vội né người ngồi xa anh hơn một chút. Nó hóm hỉnh:
– Đó là anh tự nhận chứ không phải là em nói đâu nghe.
Trường thở mạnh một hơi dài:
– Chuyện ấy có quan trọng đâu mà tao phải tranh giành với mày. Nhưng ông bà ta thường nói:
“Lắm mối tối nằm không ...” đó ... nhóc ạ. Chớ tự hào có nhiều bạn nghe chưa.
Thằng Toàn liền đỏ mặt phân bua:
– Tụi em chơi với nhau theo trẻ con chứ không phải người lớn. Đứa nào cũng hô “mày, tao” sát sạt hà.
Câu chuyện của anh em Trường tới đây thì bị gián đoạn bởi bà hải bưng nồi cháo gà thơm nức mũi lên trên nhà. Bà bảo Toàn:
– Con xuống dọn chén đũa dùm má để má cúng ba mày trước đã.
Toàn nhanh nhẩu:
– Má cúng mau lên kẻo con đói bụng quá trời.
Tức thì nó bị mắng:
– Tổ cha cậu háu ăn vừa vừa chứ. Đa mười lăm, mười sáu tuổi rồi mà cứ như mấy đứa con nít mới lớn lên mười. Ráng chờ tôi ít phút là sẽ được ăn thôi.
Toàn bưng mâm chén bát lên hai cánh mũi phập phồng liên tục:
– Má mau lên chứ chờ lâu con xỉu à.
– Thôi đừng có doạ má nữa mà.
Trường lên tiếng:
– Nó không dám xỉu đâu. Má. Bởi vì khi tỉnh dậy nó chỉ còn gặm xương thôi.
Toàn vội nói:
– Tất nhiên là em đâu có dại để xảy ra sự cố lúc nãy. Hai cái đùi gà kia phải có phần em một chứ.
Trường nhướng mắt:
– Tao sẽ gặm hết nếu như mày bị đau răng.
Thằng Toàn xoa đôi tay:
– Càng không có chuyện đó đâu nghe ông anh. Bởi răng thằng em này chắc lắm!
Món cháo gà nóng hổi béo ngậy rồi cũng được chui tọt vô bụng anh em Trường ngay sau đó. Ba mẹ con vừa anh vừa trò chuyện rôm ra không khí đầm ấm vui vẻ của một gia đình hạnh phúc. Thỉnh thoảng Toàn lại bị mắng, nhưng là những lời mắng yêu tràn ngập sự mến thương. Trường kể cho mẹ và em nghe cuộc sống xa nhà của mình trong những ngày vừa qua. Chuyện anh đã tiếp thu được khá nhiều điều bổ ích ngoài xã hội, rồi kết thúc bằng giọng điệu thật khôi hài:
– Bây giờ thì con trai mà không bị lạc đường nữa đâu. Không chừng có người nhờ con dẫn đường cho mà đi nữa đấy!
Bà Hải tỏ thái độ hài lòng:
– Được như vậy má mừng. Thời gian qua má cũng lo lắng cho mày đấy chứ.
Thằng Toàn ăn xong bèn kiếm cớ ra ngoài. Một lát sau nó trở vô thì thầm vào tai Trường:
– Dường như có ai đợi anh ngoài đầu ngõ.
Trường nói gắt:
– Đừng có giở trò lừa anh mày.
Nhưng thằng Toàn lôi thốc Trường bằng tất cả sức của nó, giọng quả quyết:
– Ai mà thèm lùa anh chứ. Mới vừa xong em ra ngoài định sang nhà nhỏ Mai chơi một chút xíu thì thấy một bóng người đang đứng lên, ngồi xuống ở chỗ kia dáng vẻ rất nôn nóng.
Trường cố ghì người lại nhưng không được đành phải theo nó. Anh càu nhàu với nó:
– Mày lại nhìn gà hoá cuốc. có thể là ai đó đi ngang qua ngõ nhà mình thì sao nào?
Thằng Toàn gân cổ cãi:
– Nếu đi ngang qua thì em thắc mắc làm gì. Đằng này ... họ có ý đợi thiệt.
– Nhỡ không phải thì mày tính sao?
– Cho anh mắng em là thằng nói dối đó!
– Được. Nhớ đừng dẫn chứng này chứng nọ để gỡ tội nghe chưa.
Buông Trường ra, thằng Toàn quay trở vê nhà cầm theo chiếc đèn pin rồi mạnh dan bước tới.
– Phải dùng đến cái này mới chứng minh cho anh thấy cả mặt mày.
Thế rồi kẻ đi trước, người đi sau kéo nhau ra đầu ngõ nơi mà thằng Toàn một mực khẳng định có người chờ. Đến nơi, nó pha đèn pin soi khắp nơi nhưng hoàn toàn không thấy ai ở đó cả. Trường không chửi mà cốc mạnh lên đầu của nó:
– Từ nay hễ bị mắng là thằng nói dối thì đừng có dãi nghen.
Thằng Toàn tức tối huơ cây đèn, pha ánh sáng lung tung:
– Mới vừa xong mà đã biến đi đâu mất tiêu. Chẳng lẽ là ma ...
Vừa nghe thấy thế Trường hỏi dấn:
– Mày trông thấy thiệt hả? Đàn ông hay đàn bà?
Thằng Toàn đáp ngộ nghĩnh:
– Con gái. Em thấy mái tóc dai đàng hoàng. Mà nhỏ Dung chỉ ngắn ngang vai.
Thốt nhiên Trường sởn ốc khắp cả người. Anh bỗng nhớ tới một sự kiện mà anh cố quên không nghĩ đến. Phải chăng cô gái của ngày đầu tiên đặt chân tới nhà bác Nhàn đã theo anh về tận đây? Nhưng mộng và thực làm sao có thể đi đôi với nhau. Mình chỉ có suy tưởng ra những chuyện vớ vẩn để rồi tự nhát mình theo quán tính. Không đứng nắn lại ngoài ngõ, Trường kéo em trai đi nhanh vào nhà nói khẽ khàng:
– Thôi đừng tìm. Vào ngủ sớm thôi Toàn.
/23
|