Với một thằng sinh viên chân ướt chân ráo bước vào trường đại học, trước giờ nghe đến cắm trại thì tôi liên tưởng đến những đợt cắm trại ở trường cấp ba. Nó đi theo một mô - tip giam cầm học sinh: Làm lễ, dựng trại, chơi trò chơi, đốt lửa trại rồi về. Nếu khoảng thời gian đó, chúng tôi không có những sự đột phá về những trò nghịch ngợm, thì nó là một thứ nhàm chán chẳng có gì để nhắc tới.
- “Hai ngày hai đêm à, nghe không tệ!”
Tôi lúi húi bỏ đồ vào balo, mặc cho mấy thằng cùng phòng luôn miệng xuýt xoa đầy vẻ ganh tị. Vác balo ra khỏi phòng cũng l àthời gian chập choạng tối thứ sáu, hiển nhiên, tôi cũng chẳng thể để Thương đi một mình trên con đường hơi vắng vẻ được.
- Này, xách cho!
Đúng là con gái có khác, đi đâu cũng lỉnh kỉnh đồ. Một balo, một túi xách, Thương có lẽ cũng phải khá mất thời gian lựa chọn đây. Cô nàng đang phân vân, thì tôi giật lấy cái balo của cô bạn đeo lên vai còn lại.
- Nặng không?
- Không, ăn thua gì!
Ngoài mặt là như vậy, chứ trong lòng tôi đang phân vân xem cô bạn có chất đá vào balo hay không, mà sao nó nặng chình chịch, dễ phải gấp đôi cái balo tôi chứ chả chơi.
- Không ăn tối sao?
- Không, Bông Xù lo mà!
Chả là cô em gái tôi hứa, tối nay lên trường tập trung sẽ làm cơm cuộn lên chiêu đãi ông anh. Thế nên, tôi chả việc gì phải bận tâm đến việc cái bụng đang sôi ùng ục phản đối chủ nhân đối xử bạc.
Tám giờ, Bông Xù với thằng Phong mới xuống tới nơi, nhìn thấy cái mặt tôi ỉu xìu vì đói là hiểu ngay. Cô em nhí nhảnh lại gần tôi dỗ dành:
- Đói ăn mới ngon anh ạ!
Bốn chúng tôi trải báo ra ngồi ở cuối hành lang thưởng thức bữa ăn do chính Bông Xù cất công chuẩn bị.
- Có đau bụng không đây? - Tôi đưa miếng cơm cuộn lên hích mũi đắn đo.
- Không ăn thì thôi, ghét! - Bông Xù giãy nãy lên phản ứng
Tôi chẳng quan tâm, bỏ vào miệng. Phải công nhận nếu mà không đói, thì đây cũng là món ăn rất ngon. Chẳng mời ai cả, tôi tiếp tục lao vào cái hộp nhựa đựng bao nhiêu cơm cuộn mà đánh chén thoả thê. Ba đứa còn lại nhìn tôi cười rồi cũng nhỏ nhẹ ăn cùng. Nhưng đến giữa chừng, Phong và Bông Xù dừng lại.
- Sao không ăn đi? - Tôi nhồm nhoàm nhai.
- Em với Phong ăn rồi!
- Ờ, cảm ơn! - Tôi tiếp tục ăn ngấu nghiến, mặc cho Thương đưa ánh mắt lên nhìn tôi kinh ngạc.
- Sướng ghê mày! - Thằng đội trưởng đội banh đi ngang qua.
- Tao đói quá! - Thằng Tùng trong lớp cũng giả bộ xoa bụng làm ra vẻ đáng thương.
Tôi nhân nghĩa hào khí ngút trời, thấy mấy đứa đó ánh mắt nhìn đầy thèm thuồng nên cũng mở lời xã giao.
- Ăn chung nè!
Thằng Tùng vừa nghe đến thế hét lớn:
- Ăn tụi bây ơi!
Chẳng hiểu từ đâu thêm năm thằng nữa, cứ như chúng nó mai phục từ trước, chỉ chờ cơ hội này là xông ra vậy. Ào ào hơn cả thác lũ, bảy thằng chúng nó nhảy vào chẳng kiêng dè ai cứ thế giành nhau.Thương thì né mình ra khỏi đám đông lộn xộn mà cười, còn tôi thì nào có chịu thua, nhảy đè lên mấy thằng còn lại cố cướp càng nhiều càng tốt. Một cái cảnh đúng chất sinh viên, ồn ào và náo nhiệt, một phong cách rất chi là tự nhiên.
- Ai bảo anh mời làm gì?
Bông Xù càm ràm tôi khi đi theo tôi ra ngoài cổng trường mua bánh mì ngọt ăn thêm. Tôi nhe răng cười xoà dỗ dành:
- Ngon như vậy mời mọi người thưởng thức chứ!
Ít nhất mặt Bông Xù cũng giãn ra cười bẻn lẽn.Tôi ép cái hộp sữa lạnh vào má cô em gái, khiến Bông Xù giật mình.
- Đi thôi cô, mơ mộng hoài!
Chỉ cần dùng chút ít mồm mép, Bông Xù quên sạch chuyện lúc nãy, cô nàng say sưa kể về biển. Rồi thì tưởng tưởng ra cảnh đứng trước biển hét lớn, hoà với tiếng sóng vỗ bờ ồn ào, hay là chạy đi tìm cái vỏ ốc, lắng tai nghe tiếng biển thu nhỏ bên trong. Đúng là mơ mộng một cách hồn nhiên.
Tôi đưa cho Thương hộp sữa và cái bánh ngọt, tiếp tục hoàn thành bữa ăn tối. Lúc đó cũng chỉ vừa tròn chín giờ tối.
- Giờ làm gì đến lúc đi đây? - Tôi ngáp dài ngáp ngắn chán nản.
- Còn ba tiếng nữa? - Phong nhìn đồng hồ, cũng lắc đầu vì thời gian quá dài.
Bông Xù với Thương thì xúm lại ngồi nói chuyện, thỉnh thoảng cứ quay qua tôi và thằng Phong chỉ trỏ rồi cười. Thằng Phong học theo tôi nhún vai rồi tựa vào ban công lôi điện thoại ra bấm, để lại tôi đơn côi một mình.
Tôi leo lên ban công, ngả lưng vào cột trụ đằng sau. Gió mát, không khí ngoài kia thật yên tĩnh, trái ngược với tiếng ồn ào náo nhiệt ở đây. Cứ như tôi đang đứng giữa lằn ranh giao thoa vậy. Đêm, thật yên tĩnh, cũng thật ồn ào.
Tôi thư thái đưa chân đạp vào không khí, ngửa mặt lên trời đêm. Những đám mây được trăng mờ chiếu rọi lúc ẩn lúc hiện. Bỗng nhiên trong lòng tôi lại ngỗn ngang một cách lạ kỳ.
Tiếng guitar ở bên kia hành lang vang lên. Một khúc dạo của bản Rô măng thì phải, nghe như chút gì đó đang xoa dịu chính tôi vậy, xoa dịu đi chút gì đó sắp bộc phát trong tâm tư tôi vốn đã cố làm cho nó phẳng lặng.
Một tay guitar bị bao vây bởi vòng tròn thật lớn, hàng lang không đủ diện tích nên kéo hết ra khoảng sân trước. Tay guitar theo số đông đệm bài hát, và dàn đồng ca bắt đầu véo von.
- Anh, đi ra đó đi!
- Hì, em ra đi, anh ngồi đây chút rồi ra sau!
Phong với Thương chiều theo Bông Xù hoà với đám đông, vây giữa tay guitar. Một bạn cùng lớp còn lên ngồi cạnh khuấy động phong trào. Còn tôi ngồi đây, như một kẻ ngoài lề.
Kẻ ngoài lề như ngược dòng thời gian trở về với quá khứ. Tay guitar cự phách là thằng Bình, Dung ngồi kia, nụ cười toả nắng xua tan vết băng giá trên khuôn mặt. Thằng Hoàng ngồi cạnh Nhân đen rống lên tra tấn mấy đứa xung quanh. Phong mập vừa hát vừa quay qua chọc Kiên cận và Trang đang nhìn nhau đầy tình ý...
Tôi ngồi cạnh Dung, nụ cười vẫn thường thực trên môi. Tôi vui vẻ vỗ tay, vu vơ hát theo từng nhịp đàn của thằng Bình. Tôi như thằng say trong tình cảm bạn bè, vui tươi quên đi ngày tháng.
Bất chợt thằng Kiên cận nhìn tôi thúc tay, tôi quay qua chợt thấy ở trại kế bên, Yên đang nhìn tôi. Một nửa ánh mắt vui, một nữa ánh mắt buồn, cố nở một nụ cười gượng nhìn tôi.
Tôi dụi mắt, cố nhìn cho kĩ, tất cả đều biến mất. Thẫn thờ lại dựa vào ban công thở dài. Ở ngoài kia, không có ai có khuôn mặt lạnh lùng nhưng nụ cười ấp ám, cũng không có ai đang đứng nhìn tôi vui cười.
Tôi đưa điện thoại lên, mở phần danh bạ. Ở ô tìm kiếm nhanh, chữ Y được gõ ra đầu tiên. Trong danh bạ tôi chỉ hiện ra duy nhất tên một người, một người duy nhất với tên bắt đầu bằng chữ Y.
Nén hết nỗi sợ hãi, lo âu, nghi kị, tôi cố gắng giữ vững tinh thần bộ não truyền xuống ngón tay. Những chữ cái ở dòng tin nhắn cũng hiện ra, từng chữ từng chữ một. Cuối cùng cũng hoàn thành, giờ chỉ còn việc cuối cùng là ấn tay vào nút send.
“Này, đi đâu mà mất tích luôn thế?”.
Tôi bỏ qua những tháng ngày chờ đợi, bỏ qua sự tự tôn của một thằng con trai, bỏ qua luôn nỗi xấu hổ mang tên kẻ thất bại. Tôi trở về với thân phận kẻ đeo bám, theo đuổi mà chúng bạn thường nói là làm cái đuôi.
Điện thoại vang lên với giai điệu tin nhắn ngắn ngủi. Tôi hồi hộp mở tin nhắn.
“Gửi thất bại”!
Tôi không tin vào mắt mình nữa, kiểm tra tài khoản lại, cố mở to mắt để nhìn vào những con số hiện lên trên màn hình. Nó đủ để nhắn hàng chục tin nhắn nữa.
Một nút send nữa, hi vọng tin nhắn lần này không thất bại như lần trước. Nhưng cuối cùng, khi chiếc điện thoại rung lên, tôi lại thêm một lần sầu não.
Khoang tay trước ngực, cố làm mờ đi từng hình ảnh trước mắt. Tôi tự cười chính bản thân mình.
“Mày ngu lắm, đã tự hứa là quên đi rồi cơ mà, Yên đâu cần mày!”.
Ở ngoài kia, dễ những đứa bạn của tôi vẫn mải mê vỗ tay, trải qua hết giai điệu này đến giai điệu khác. Còn ở đây, giai điệu của tôi là một ca khúc buồn. Nó buồn vô tận và miên man.
Tiếng còi xe vang lên, cắt ngang sự cảm thụ của toàn bộ. Chúng tôi lục đục vác đồ ra xe.
Đi ngang qua khoảng sân nơi chúng bạn đang ngồi, tôi đứng lại, đưa mắt nhìn xung quanh, cố tìm cho ra một hình bóng nào đó, vừa thân thương vừa xa vời.
- Đi thôi anh, sao thế?
- Ờ, không!
- Không có ma đâu, đi thôi! - Bông Xù hí hứng kéo tay tôi đi. Tôi ngoái lại lần cuối, rồi mỉm cười. Chẳng có ai cả.
Trên xe, ban đầu không khí rất náo nhiệt, nhưng rồi tất cả cũng thiếp đi vì mệt. Bên cạnh tôi, Thương cũng đã chìm vào giấc ngủ. Thật lạ cho cô bạn, khi nhất quyết chọn vị trí ở ngoài, chứ không chịu ngồi vào bên trong. Tôi thầm cảm ơn cô bạn, vì lúc này tôi có thể chống cằm nhìn những khung cảnh vụt qua tầm mắt qua chiếc cửa kính.
Chẳng biết từ khi nào, tôi yêu sự yên tĩnh, tôi yêu màn đêm. Khung cảnh dưới ánh đèn vàng yên tĩnh lạ lùng. Không một âm thanh, không một sự chuyển động, tất cả khoác lên chiếc áo khoác màu vàng dịu, phối với màu đen huyền bí, tất cả trở nên đẹp lạ thường.
Bỗng nhiên vai tôi trĩu nặng. Tôi quay sang thì những sợi tóc quẹt nhẹ ngang qua. Thương dựa đầu vào vai tôi, ngủ ngon một cách kì lạ. Mới đây thôi, còn nằng nặcmột cách cứng đầu:
- Tín vào trong đi!
- Để Tín ngồi ngoài cho!
- Không,Thương ghét ngồi trong lắm!
Tôi cúi xuống, nhìn cái mũi cao của Thương, rồi đôi mi hơi cong. Cô nàng trông thật dễ thương đấy chứ. Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi có thể nhìn cô bạn một cách gần đến vậy. Chắc có lẽ chưa đến một gang tay.
Tôi kéo chiếc chăn mỏng lên đắp cho Thương, lại quay sang trầm ngâm với màn đêm. Rồi cuối cùng, kẻ bướng bỉnh nhất trên xe cũng chịu thua màn đêm chìm vào giấc ngủ thật sâu. Ở nơi đó, biển vỗ rì rào. Hai cô cậu học sinh lớp mười đang nắm tay nhau đi trên bãi biễn đêm tối mịt. Nhưng trong mắt họ, vẫn ánh lên ánh sáng tươi màu.
- Amore mio...! - Một loạt tràng âm thanh ầm ĩ phát ra từ cái xe khách chở chúng tôi xuống.
Cả đám sinh viên ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì bừng tỉnh, anh chàng phụ xe nở nụ cười không thể thoả mãn hơn vì màn đánh thức chào buổi sáng.
Tôi đưa mắt ngơ ngác nhìn sang, Thương đã dậy từ lúc nào, đang chống tay nhìn ra xung quanh. Qua lăng kính, những cây thông hiện ra xanh mướt đang lả lướt theo chiều gió.
Bước xuống xe, chạm chân vào cát. Tiếng gió biển thổi vào rầm rì, gió lướt qua người mang theo vị mặn. Tôi vươn vai hít một hơi sảng khoái.
Dọn dụng cụ xuống xong, chúng tôi được chia trại theo khoá. Trại chúng tôi là trại số một, tương đương với những đứa sinh viên mới vào trường.
- Hoá trang...! - Anh chàng tổng phụ trách gào lên qua cái loa tay, chắc chỉ cần ráng một chút nữa, dễ cuống họng anh ta đứt chứ chả chơi.
Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau, trong khi mấy trại khác đùng đùng vác son phấn, nhọ nồi, bút mày, dây nơ ra lục đục bắt cặp.Đúng là có kinh nghiệm có khác.
Cuối cùng, chúng tôi cũng hiểu đây là cách nhận diện người của từng trại. Thằng Phong nhảy lên cái bài, giật túi bóng đựng đồ đã chuẩn bị sẵn từ ban tổ chức, chia cho từng người.
Thương lấy bút màu đen vẽ lên mặt tôi mà cứ phải nín cười. Tôi nhăn mặt, chẳng hiểu cô nàng đang vẽ lên cái gì nữa. Đổi bên, tôi vẽ cho Thương ba cái vệt ngang mỗi bên má, nhìn cô nàng chẳng khác gì con mèo cả. Lúi húi tự mình buộc dây màu trắng vào cổ tay. Chắc ban tổ chức nghĩ sinh viên năm nhất mới vào còn ngây thơ trong trắng đây mà. Chứ sinh viên anh chị năm cuối, dây buộc đen tuyền, tượng trưng cho sự cáo già, đầu óc nham hiểm.
- Vẽ cái gì lên đấy? - Tôi hỏi Thương.
- Đây, chờ chút!
Thương đưa cái gương chìa ra trước mặt tôi. Cái sẹo, một cái sẹo dọc từ trán, băng ngang qua mắt kéo dài đến ngang mũi. Có lẽ nó chưa đủ đáng sợ nên cô nàng còn thêm một vài nét bút lông đen ngang, cho nó thêm phần diễn tả.
- Cái gì thế này? - Tôi đưa tay xoa mặt.
- Hợp rồi còn gì?
- Hợpc ái gì?
- Giống cướp biển, để thế nhìn cho gấu.
Chí ít thì tôi cũng chưa phải là thằng thảm nhất trong số mấy đứa cùng lớp. Mặt thằng Phong có cái đầu lâu sún răng kèm theo hai cái kẹo mút bắt chéo, chỉ nhìn thôi, tôi dư sức biết tác giả của nó là ai.
Thỉnh thoảng, tôi sẽ thấy trên mặt vài đứa xuất hiện những hình chó mèo ngộ nghĩnh. Có lẽ nếu phải bình chọn thì tôi sẽ chọn cái hình vẽ trên mặt thằng đội trưởng đội banh.
- Sao mày vẽ cái bãi lên mặt tao?
- Bãi cái đầu mày, bánh đấy! - Thằng Tùng nhất quyết khẳng định.
Cái bánh mà thằng Tùng vẽ thì ba tầng, méo xẹo, đã thế nó còn vẽ mấy con giun lên trên, chắc có lẽ thằng bạn đang cố chứng minh rằng bánh toả hương thơm. Nhưng điều đó chẳng ngăn được việc thằng đội trưởng đội banh bắt nó vẽ lại.
Trại sinh được nghỉ ngơi, ăn sáng. Chúng tôi thả đồ đạc rồi quay vòng tròn chờ thằng Phong đem đồ ăn sáng về. Mấy thằng bạn trong lớp nhìn tôi, rồi quay mặt đi khi tôi liếc mắt lại. Có lẽ vết sẹo của Thương khiến tôi trở thành một thằng đầu gấu nhất trại.
- Này,nhìn em có giống Naruto không?
- Giống...!
- Em biết mà, hí hí...! - Bông Xù hí hứng.
- Giống con mèo, Naru mèo!
Bông Xù bĩu môi, không thèm cãi nhau với tôi, lại gần Thương ngồi khoe cái râu mèo hoạ theo phong cách cậu bé ninja nổi tiếng.
Biển như một tấm gương, phản ánh nắng lên chói chang. Nếu đưa tầm mắt nhìn thẳng, những ánh nắng sáng lấp lánh tạo nên một vùng sao rực rỡ. Hơi mặn của biển, tiếng rì rào sóng vỗ bờ, những dấu chân in hằn lên cát, tôi đã từng trải qua.
“ - Này Tín, có thích biển không?”. - Dung đưa nụ cười còn rực rỡ hơn nắng sang dụ ngọt tôi.
- “Không thích lắm!” - Tôi đút hai tay vào túi quần, hít một hơi cho không khí biển căng tràn buồng phổi.
Ở dưới chân, cát ướt vì những cơn sóng biển đánh vào. Hai dấu chân đi ngang bằng nhau, dọc bờ biển. Mặt trời chiếu xuống, tạo nên hai cái bóng, dường như hai cái bóng ấy tay trong tay.
- Mày sao thế? - Thằng Tùng ngồi gần thấy tôi ngây ra, vội hỏi han.
- À, ừ!
- Không ăn à, để tao!
- Ăn chứ, thằng điên! - Tôi đưa hộp thức ăn ra sau lưng, đề phòng thằng bạn manh động.
- À, mà này, Tùng!
- Sao?
- Mày có thích biển không?
Thằng bạn nhìn tôi trợn tròn con mắt, sau khi phán một câu
- Điên!
Nó bỏ tôi bơ vơ một mình, tôi nhoẻn miệng cười, rồi chống cằm nhìn dải ngân hà trên mặt biển.
“Tớ thích biển!”.
- “Hai ngày hai đêm à, nghe không tệ!”
Tôi lúi húi bỏ đồ vào balo, mặc cho mấy thằng cùng phòng luôn miệng xuýt xoa đầy vẻ ganh tị. Vác balo ra khỏi phòng cũng l àthời gian chập choạng tối thứ sáu, hiển nhiên, tôi cũng chẳng thể để Thương đi một mình trên con đường hơi vắng vẻ được.
- Này, xách cho!
Đúng là con gái có khác, đi đâu cũng lỉnh kỉnh đồ. Một balo, một túi xách, Thương có lẽ cũng phải khá mất thời gian lựa chọn đây. Cô nàng đang phân vân, thì tôi giật lấy cái balo của cô bạn đeo lên vai còn lại.
- Nặng không?
- Không, ăn thua gì!
Ngoài mặt là như vậy, chứ trong lòng tôi đang phân vân xem cô bạn có chất đá vào balo hay không, mà sao nó nặng chình chịch, dễ phải gấp đôi cái balo tôi chứ chả chơi.
- Không ăn tối sao?
- Không, Bông Xù lo mà!
Chả là cô em gái tôi hứa, tối nay lên trường tập trung sẽ làm cơm cuộn lên chiêu đãi ông anh. Thế nên, tôi chả việc gì phải bận tâm đến việc cái bụng đang sôi ùng ục phản đối chủ nhân đối xử bạc.
Tám giờ, Bông Xù với thằng Phong mới xuống tới nơi, nhìn thấy cái mặt tôi ỉu xìu vì đói là hiểu ngay. Cô em nhí nhảnh lại gần tôi dỗ dành:
- Đói ăn mới ngon anh ạ!
Bốn chúng tôi trải báo ra ngồi ở cuối hành lang thưởng thức bữa ăn do chính Bông Xù cất công chuẩn bị.
- Có đau bụng không đây? - Tôi đưa miếng cơm cuộn lên hích mũi đắn đo.
- Không ăn thì thôi, ghét! - Bông Xù giãy nãy lên phản ứng
Tôi chẳng quan tâm, bỏ vào miệng. Phải công nhận nếu mà không đói, thì đây cũng là món ăn rất ngon. Chẳng mời ai cả, tôi tiếp tục lao vào cái hộp nhựa đựng bao nhiêu cơm cuộn mà đánh chén thoả thê. Ba đứa còn lại nhìn tôi cười rồi cũng nhỏ nhẹ ăn cùng. Nhưng đến giữa chừng, Phong và Bông Xù dừng lại.
- Sao không ăn đi? - Tôi nhồm nhoàm nhai.
- Em với Phong ăn rồi!
- Ờ, cảm ơn! - Tôi tiếp tục ăn ngấu nghiến, mặc cho Thương đưa ánh mắt lên nhìn tôi kinh ngạc.
- Sướng ghê mày! - Thằng đội trưởng đội banh đi ngang qua.
- Tao đói quá! - Thằng Tùng trong lớp cũng giả bộ xoa bụng làm ra vẻ đáng thương.
Tôi nhân nghĩa hào khí ngút trời, thấy mấy đứa đó ánh mắt nhìn đầy thèm thuồng nên cũng mở lời xã giao.
- Ăn chung nè!
Thằng Tùng vừa nghe đến thế hét lớn:
- Ăn tụi bây ơi!
Chẳng hiểu từ đâu thêm năm thằng nữa, cứ như chúng nó mai phục từ trước, chỉ chờ cơ hội này là xông ra vậy. Ào ào hơn cả thác lũ, bảy thằng chúng nó nhảy vào chẳng kiêng dè ai cứ thế giành nhau.Thương thì né mình ra khỏi đám đông lộn xộn mà cười, còn tôi thì nào có chịu thua, nhảy đè lên mấy thằng còn lại cố cướp càng nhiều càng tốt. Một cái cảnh đúng chất sinh viên, ồn ào và náo nhiệt, một phong cách rất chi là tự nhiên.
- Ai bảo anh mời làm gì?
Bông Xù càm ràm tôi khi đi theo tôi ra ngoài cổng trường mua bánh mì ngọt ăn thêm. Tôi nhe răng cười xoà dỗ dành:
- Ngon như vậy mời mọi người thưởng thức chứ!
Ít nhất mặt Bông Xù cũng giãn ra cười bẻn lẽn.Tôi ép cái hộp sữa lạnh vào má cô em gái, khiến Bông Xù giật mình.
- Đi thôi cô, mơ mộng hoài!
Chỉ cần dùng chút ít mồm mép, Bông Xù quên sạch chuyện lúc nãy, cô nàng say sưa kể về biển. Rồi thì tưởng tưởng ra cảnh đứng trước biển hét lớn, hoà với tiếng sóng vỗ bờ ồn ào, hay là chạy đi tìm cái vỏ ốc, lắng tai nghe tiếng biển thu nhỏ bên trong. Đúng là mơ mộng một cách hồn nhiên.
Tôi đưa cho Thương hộp sữa và cái bánh ngọt, tiếp tục hoàn thành bữa ăn tối. Lúc đó cũng chỉ vừa tròn chín giờ tối.
- Giờ làm gì đến lúc đi đây? - Tôi ngáp dài ngáp ngắn chán nản.
- Còn ba tiếng nữa? - Phong nhìn đồng hồ, cũng lắc đầu vì thời gian quá dài.
Bông Xù với Thương thì xúm lại ngồi nói chuyện, thỉnh thoảng cứ quay qua tôi và thằng Phong chỉ trỏ rồi cười. Thằng Phong học theo tôi nhún vai rồi tựa vào ban công lôi điện thoại ra bấm, để lại tôi đơn côi một mình.
Tôi leo lên ban công, ngả lưng vào cột trụ đằng sau. Gió mát, không khí ngoài kia thật yên tĩnh, trái ngược với tiếng ồn ào náo nhiệt ở đây. Cứ như tôi đang đứng giữa lằn ranh giao thoa vậy. Đêm, thật yên tĩnh, cũng thật ồn ào.
Tôi thư thái đưa chân đạp vào không khí, ngửa mặt lên trời đêm. Những đám mây được trăng mờ chiếu rọi lúc ẩn lúc hiện. Bỗng nhiên trong lòng tôi lại ngỗn ngang một cách lạ kỳ.
Tiếng guitar ở bên kia hành lang vang lên. Một khúc dạo của bản Rô măng thì phải, nghe như chút gì đó đang xoa dịu chính tôi vậy, xoa dịu đi chút gì đó sắp bộc phát trong tâm tư tôi vốn đã cố làm cho nó phẳng lặng.
Một tay guitar bị bao vây bởi vòng tròn thật lớn, hàng lang không đủ diện tích nên kéo hết ra khoảng sân trước. Tay guitar theo số đông đệm bài hát, và dàn đồng ca bắt đầu véo von.
- Anh, đi ra đó đi!
- Hì, em ra đi, anh ngồi đây chút rồi ra sau!
Phong với Thương chiều theo Bông Xù hoà với đám đông, vây giữa tay guitar. Một bạn cùng lớp còn lên ngồi cạnh khuấy động phong trào. Còn tôi ngồi đây, như một kẻ ngoài lề.
Kẻ ngoài lề như ngược dòng thời gian trở về với quá khứ. Tay guitar cự phách là thằng Bình, Dung ngồi kia, nụ cười toả nắng xua tan vết băng giá trên khuôn mặt. Thằng Hoàng ngồi cạnh Nhân đen rống lên tra tấn mấy đứa xung quanh. Phong mập vừa hát vừa quay qua chọc Kiên cận và Trang đang nhìn nhau đầy tình ý...
Tôi ngồi cạnh Dung, nụ cười vẫn thường thực trên môi. Tôi vui vẻ vỗ tay, vu vơ hát theo từng nhịp đàn của thằng Bình. Tôi như thằng say trong tình cảm bạn bè, vui tươi quên đi ngày tháng.
Bất chợt thằng Kiên cận nhìn tôi thúc tay, tôi quay qua chợt thấy ở trại kế bên, Yên đang nhìn tôi. Một nửa ánh mắt vui, một nữa ánh mắt buồn, cố nở một nụ cười gượng nhìn tôi.
Tôi dụi mắt, cố nhìn cho kĩ, tất cả đều biến mất. Thẫn thờ lại dựa vào ban công thở dài. Ở ngoài kia, không có ai có khuôn mặt lạnh lùng nhưng nụ cười ấp ám, cũng không có ai đang đứng nhìn tôi vui cười.
Tôi đưa điện thoại lên, mở phần danh bạ. Ở ô tìm kiếm nhanh, chữ Y được gõ ra đầu tiên. Trong danh bạ tôi chỉ hiện ra duy nhất tên một người, một người duy nhất với tên bắt đầu bằng chữ Y.
Nén hết nỗi sợ hãi, lo âu, nghi kị, tôi cố gắng giữ vững tinh thần bộ não truyền xuống ngón tay. Những chữ cái ở dòng tin nhắn cũng hiện ra, từng chữ từng chữ một. Cuối cùng cũng hoàn thành, giờ chỉ còn việc cuối cùng là ấn tay vào nút send.
“Này, đi đâu mà mất tích luôn thế?”.
Tôi bỏ qua những tháng ngày chờ đợi, bỏ qua sự tự tôn của một thằng con trai, bỏ qua luôn nỗi xấu hổ mang tên kẻ thất bại. Tôi trở về với thân phận kẻ đeo bám, theo đuổi mà chúng bạn thường nói là làm cái đuôi.
Điện thoại vang lên với giai điệu tin nhắn ngắn ngủi. Tôi hồi hộp mở tin nhắn.
“Gửi thất bại”!
Tôi không tin vào mắt mình nữa, kiểm tra tài khoản lại, cố mở to mắt để nhìn vào những con số hiện lên trên màn hình. Nó đủ để nhắn hàng chục tin nhắn nữa.
Một nút send nữa, hi vọng tin nhắn lần này không thất bại như lần trước. Nhưng cuối cùng, khi chiếc điện thoại rung lên, tôi lại thêm một lần sầu não.
Khoang tay trước ngực, cố làm mờ đi từng hình ảnh trước mắt. Tôi tự cười chính bản thân mình.
“Mày ngu lắm, đã tự hứa là quên đi rồi cơ mà, Yên đâu cần mày!”.
Ở ngoài kia, dễ những đứa bạn của tôi vẫn mải mê vỗ tay, trải qua hết giai điệu này đến giai điệu khác. Còn ở đây, giai điệu của tôi là một ca khúc buồn. Nó buồn vô tận và miên man.
Tiếng còi xe vang lên, cắt ngang sự cảm thụ của toàn bộ. Chúng tôi lục đục vác đồ ra xe.
Đi ngang qua khoảng sân nơi chúng bạn đang ngồi, tôi đứng lại, đưa mắt nhìn xung quanh, cố tìm cho ra một hình bóng nào đó, vừa thân thương vừa xa vời.
- Đi thôi anh, sao thế?
- Ờ, không!
- Không có ma đâu, đi thôi! - Bông Xù hí hứng kéo tay tôi đi. Tôi ngoái lại lần cuối, rồi mỉm cười. Chẳng có ai cả.
Trên xe, ban đầu không khí rất náo nhiệt, nhưng rồi tất cả cũng thiếp đi vì mệt. Bên cạnh tôi, Thương cũng đã chìm vào giấc ngủ. Thật lạ cho cô bạn, khi nhất quyết chọn vị trí ở ngoài, chứ không chịu ngồi vào bên trong. Tôi thầm cảm ơn cô bạn, vì lúc này tôi có thể chống cằm nhìn những khung cảnh vụt qua tầm mắt qua chiếc cửa kính.
Chẳng biết từ khi nào, tôi yêu sự yên tĩnh, tôi yêu màn đêm. Khung cảnh dưới ánh đèn vàng yên tĩnh lạ lùng. Không một âm thanh, không một sự chuyển động, tất cả khoác lên chiếc áo khoác màu vàng dịu, phối với màu đen huyền bí, tất cả trở nên đẹp lạ thường.
Bỗng nhiên vai tôi trĩu nặng. Tôi quay sang thì những sợi tóc quẹt nhẹ ngang qua. Thương dựa đầu vào vai tôi, ngủ ngon một cách kì lạ. Mới đây thôi, còn nằng nặcmột cách cứng đầu:
- Tín vào trong đi!
- Để Tín ngồi ngoài cho!
- Không,Thương ghét ngồi trong lắm!
Tôi cúi xuống, nhìn cái mũi cao của Thương, rồi đôi mi hơi cong. Cô nàng trông thật dễ thương đấy chứ. Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi có thể nhìn cô bạn một cách gần đến vậy. Chắc có lẽ chưa đến một gang tay.
Tôi kéo chiếc chăn mỏng lên đắp cho Thương, lại quay sang trầm ngâm với màn đêm. Rồi cuối cùng, kẻ bướng bỉnh nhất trên xe cũng chịu thua màn đêm chìm vào giấc ngủ thật sâu. Ở nơi đó, biển vỗ rì rào. Hai cô cậu học sinh lớp mười đang nắm tay nhau đi trên bãi biễn đêm tối mịt. Nhưng trong mắt họ, vẫn ánh lên ánh sáng tươi màu.
- Amore mio...! - Một loạt tràng âm thanh ầm ĩ phát ra từ cái xe khách chở chúng tôi xuống.
Cả đám sinh viên ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì bừng tỉnh, anh chàng phụ xe nở nụ cười không thể thoả mãn hơn vì màn đánh thức chào buổi sáng.
Tôi đưa mắt ngơ ngác nhìn sang, Thương đã dậy từ lúc nào, đang chống tay nhìn ra xung quanh. Qua lăng kính, những cây thông hiện ra xanh mướt đang lả lướt theo chiều gió.
Bước xuống xe, chạm chân vào cát. Tiếng gió biển thổi vào rầm rì, gió lướt qua người mang theo vị mặn. Tôi vươn vai hít một hơi sảng khoái.
Dọn dụng cụ xuống xong, chúng tôi được chia trại theo khoá. Trại chúng tôi là trại số một, tương đương với những đứa sinh viên mới vào trường.
- Hoá trang...! - Anh chàng tổng phụ trách gào lên qua cái loa tay, chắc chỉ cần ráng một chút nữa, dễ cuống họng anh ta đứt chứ chả chơi.
Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau, trong khi mấy trại khác đùng đùng vác son phấn, nhọ nồi, bút mày, dây nơ ra lục đục bắt cặp.Đúng là có kinh nghiệm có khác.
Cuối cùng, chúng tôi cũng hiểu đây là cách nhận diện người của từng trại. Thằng Phong nhảy lên cái bài, giật túi bóng đựng đồ đã chuẩn bị sẵn từ ban tổ chức, chia cho từng người.
Thương lấy bút màu đen vẽ lên mặt tôi mà cứ phải nín cười. Tôi nhăn mặt, chẳng hiểu cô nàng đang vẽ lên cái gì nữa. Đổi bên, tôi vẽ cho Thương ba cái vệt ngang mỗi bên má, nhìn cô nàng chẳng khác gì con mèo cả. Lúi húi tự mình buộc dây màu trắng vào cổ tay. Chắc ban tổ chức nghĩ sinh viên năm nhất mới vào còn ngây thơ trong trắng đây mà. Chứ sinh viên anh chị năm cuối, dây buộc đen tuyền, tượng trưng cho sự cáo già, đầu óc nham hiểm.
- Vẽ cái gì lên đấy? - Tôi hỏi Thương.
- Đây, chờ chút!
Thương đưa cái gương chìa ra trước mặt tôi. Cái sẹo, một cái sẹo dọc từ trán, băng ngang qua mắt kéo dài đến ngang mũi. Có lẽ nó chưa đủ đáng sợ nên cô nàng còn thêm một vài nét bút lông đen ngang, cho nó thêm phần diễn tả.
- Cái gì thế này? - Tôi đưa tay xoa mặt.
- Hợp rồi còn gì?
- Hợpc ái gì?
- Giống cướp biển, để thế nhìn cho gấu.
Chí ít thì tôi cũng chưa phải là thằng thảm nhất trong số mấy đứa cùng lớp. Mặt thằng Phong có cái đầu lâu sún răng kèm theo hai cái kẹo mút bắt chéo, chỉ nhìn thôi, tôi dư sức biết tác giả của nó là ai.
Thỉnh thoảng, tôi sẽ thấy trên mặt vài đứa xuất hiện những hình chó mèo ngộ nghĩnh. Có lẽ nếu phải bình chọn thì tôi sẽ chọn cái hình vẽ trên mặt thằng đội trưởng đội banh.
- Sao mày vẽ cái bãi lên mặt tao?
- Bãi cái đầu mày, bánh đấy! - Thằng Tùng nhất quyết khẳng định.
Cái bánh mà thằng Tùng vẽ thì ba tầng, méo xẹo, đã thế nó còn vẽ mấy con giun lên trên, chắc có lẽ thằng bạn đang cố chứng minh rằng bánh toả hương thơm. Nhưng điều đó chẳng ngăn được việc thằng đội trưởng đội banh bắt nó vẽ lại.
Trại sinh được nghỉ ngơi, ăn sáng. Chúng tôi thả đồ đạc rồi quay vòng tròn chờ thằng Phong đem đồ ăn sáng về. Mấy thằng bạn trong lớp nhìn tôi, rồi quay mặt đi khi tôi liếc mắt lại. Có lẽ vết sẹo của Thương khiến tôi trở thành một thằng đầu gấu nhất trại.
- Này,nhìn em có giống Naruto không?
- Giống...!
- Em biết mà, hí hí...! - Bông Xù hí hứng.
- Giống con mèo, Naru mèo!
Bông Xù bĩu môi, không thèm cãi nhau với tôi, lại gần Thương ngồi khoe cái râu mèo hoạ theo phong cách cậu bé ninja nổi tiếng.
Biển như một tấm gương, phản ánh nắng lên chói chang. Nếu đưa tầm mắt nhìn thẳng, những ánh nắng sáng lấp lánh tạo nên một vùng sao rực rỡ. Hơi mặn của biển, tiếng rì rào sóng vỗ bờ, những dấu chân in hằn lên cát, tôi đã từng trải qua.
“ - Này Tín, có thích biển không?”. - Dung đưa nụ cười còn rực rỡ hơn nắng sang dụ ngọt tôi.
- “Không thích lắm!” - Tôi đút hai tay vào túi quần, hít một hơi cho không khí biển căng tràn buồng phổi.
Ở dưới chân, cát ướt vì những cơn sóng biển đánh vào. Hai dấu chân đi ngang bằng nhau, dọc bờ biển. Mặt trời chiếu xuống, tạo nên hai cái bóng, dường như hai cái bóng ấy tay trong tay.
- Mày sao thế? - Thằng Tùng ngồi gần thấy tôi ngây ra, vội hỏi han.
- À, ừ!
- Không ăn à, để tao!
- Ăn chứ, thằng điên! - Tôi đưa hộp thức ăn ra sau lưng, đề phòng thằng bạn manh động.
- À, mà này, Tùng!
- Sao?
- Mày có thích biển không?
Thằng bạn nhìn tôi trợn tròn con mắt, sau khi phán một câu
- Điên!
Nó bỏ tôi bơ vơ một mình, tôi nhoẻn miệng cười, rồi chống cằm nhìn dải ngân hà trên mặt biển.
“Tớ thích biển!”.
/25
|