Mùa hè, tôi quyết định ở lại quận lỵ Hòa Đa nhỏ bé này, không trở về Đà Nẵng. Một phần vì ngại di chuyển, một phần vì ngại những cơn mưa giông ào ạt ở tỉnh nhà vào những tháng sắp đến. Sẽ sống ba tháng ở một nơi mà chỉ cần đi vòng quanh một giờ người ta đã biết hết mọi chuyện, như thế không biết tôi sẽ sống ra sao?
Một hôm, thay vì đi tắm biển như thường lệ, tôi đi dọc theo con sông nước mặn lên phố, ngang qua ngôi trường cửa đóng kín, ở sân chơi những cây phượng vẫn còn những chùm hoa đỏ rực. Vượt qua một dải đất cát mọc đầy cây xương rồng, tôi đến một làng chuyên đóng ghe đánh cá. Những thân gỗ xẻ để bừa bộn trên mặt đất, một vài chiếc ghe còn đóng dỡ dang trên giàn, mùi gỗ thơm hắc và tiếng cưa đục vang lên đều đặn từ những thợ chăm chú làm việc. Một em bé đang quét dọn vỏ bào dưới bóng mát một cây lớn. Khi tôi đến gần, em ngẩng mặt nhìn tôi và vội đứng dậy:
- Thưa thầy.
Tôi gật đầu chào em và cố nhớ xem cô bé học lớp nào, nhưng không nhận ra. Tôi hỏi em học lớp mấy. Cô bé cười đáp:
- Chắc thầy không biết mô. Em mới học lớp mười, niên khóa đến mới học thầy.
Tôi cười nói:
- Vậy em đâu đã là học trò của tôi.
- Em bị đau tim phải nghỉ học một năm, nếu không em đã là học trò của thầy rồi.
Tôi chỉ những chiếc ghe hỏi:
- Em có biết cách người ta đóng ghe làm sao không?
Cô bé lắc đầu:
- Dạ không biết, sẵn có ba em ở nhà, thầy vô uống nước nói chuyện.
Vì tò mò, muốn biết công việc đóng ghe nên tôi bước theo cô bé. Trong gian phòng hơi tối vì màn chi cửa sổ được buông xuống, cô bé giới thiêu tôi với một người đàn ông ngồi hút thuốc ở bàn. Chúng tôi chào nhau và chuyện trò vui vẻ. Sau cùng, ông ngỏ ý nếu tôi không bận việc, hãy kèm giúp ông hai đứa con cho chúng học hành khá hơn một chút và nếu tôi không chê nhà ông chật hẹp, thì đến ở với ông cho vui. Tôi từ chối lời mời ở trọ, nhưng tôi nhận sẽ đến dạy kèm không lương cho hai em vào những buổi sáng rảnh rỗi. Ông nói: “Vậy là quý quá rồi, nhờ thầy giúp cho chúng được chữ nào hay chữ nấy, chứ tôi không biết đâu mà chỉ bảo tụi nó.”
Trong lúc chúng tôi trò chuyện, cô bé vẫn ngồi im chăm chú nghe ở chiếc giường kê sát góc nhà. Khi ba em phải ra ngoài đốc thúc thợ làm, ông kêu em lại giao cho tôi. Đợi ông đi khuất, cô bé mới hỏi:
- Bao giờ thầy dạy tụi em thầy?
- Tùy các em, muốn bao giờ cũng được.
- Bắt đầu ngày mai đi thầy.
- Sao cô bé ham học quá vậy?
- Ở không chán lắm thầy.
- Thôi được, tôi sẽ dạy kèm các em vào buổi sáng mai.
Tôi chào cô bé ra về. Em theo tôi ra ngoài sân, đến đống võ bào đang hốt dở, tôi quay lại hỏi em:
- À, cô bé tên gì?
- Thầy muốn biết tên ba má em đặt cho em hay tên em tự đặt cho em?
- Tôi muốn biết tên riêng của em.
- Ngọc Lan?
- Ngọc Lan? Ở miền biển này làm sao em có thể biết mà chọn tên một loài hoa như vậy?
- Dạ, có lần em lên chùa trên núi với má, em thấy một cây có bông, hương thơm dịu và màu trắng dễ thương, em thích quá xin ông từ một bông và hỏi tên bông gì. Ông nói, Ngọc Lan. Sau đó, em tự đặt mình tên Ngọc Lan.
- Hách nhỉ. Ai cũng tự đặt cho mình một tên mình thích như vậy thật rắc rối.
- Tại sao rắc rối thầy?
- Vì sẽ có nhiều cô mang tên Ngọc Lan và em thử tưởng tượng một lớp học đầy hương hoa Ngọc Lan như vậy, tôi sẽ bị nhức đầu không sao dạy được.
- Xí, vậy em sẽ đổi tên.
- Đổi tên. Em định đổi tên gì?
- Tên “Dầu Cù Là” để chữa bệnh nhức đầu cho thầy.
Tôi đã sợ những thời khóa biểu, nên thường đến kèm các em bất thường vào những buổi sáng. Có khi bắt đầu vào tám giờ, có khi bắt đầu khoảng mười giờ, tất cả tùy thuộc vào giấc ngủ của tôi. Qua một vài buổi học, tôi thấy các em sẽ tiến rất nhanh nếu có người chỉ bảo lại một vài điều căn bản mà các em đã quên ở lớp dưới. Cả hai đều ham học sinh ngữ và để thay đổi không khí, chúng tôi thường ra ngồi dưới gốc cây cùng hát những bài dân ca Việt Nam và ngoại quốc. Tôi tưởng tượng đến những lớp học ngoài trời của các triết gia Hy Lạp ngày xưa và nghĩ ngày nay nếu thỉnh thoảng học sinh được học ngoài trời, chắc các em sẽ ham học hơn.
Một buổi chiều, tôi đến xin phép ba các em cho hai em đi dạo biển. Bé Toàn nói mới bị nhức đầu nên xin ở nhà.
Tôi và Ngọc Lan phải đi bộ lên bãi dương cách đó một cây số. Biển khúc này khá đẹp, nhưng không có mấy người tắm, có lẽ dân ở đây đã quen thuộc với biển. Bé Lan đi trên khoảng cát ướt mịn, vừa đi em vừa nhảy tránh những bọt sóng ùa lên bờ. Tôi hỏi:
- Em sợ nước à?
- Không, em sợ sóng.
- Gần bờ làm gì có sóng.
- Sóng không ở trong nước thì ở đâu thầy?
Tôi cười, cú lên đầu cô bé liến thoắng:
- Chu choa, sao thầy đánh em?
- Để thưởng cho em có nhận xét hay.
- Hình phạt thầy cũng cú, phần thưởng thầy cũng cú, vậy có gì khác đâu?
- Khác chứ. Em không nhận thấy phần thưởng tôi cú đau hơn sao?
- Lần sau em xin phép từ chối nhận phần thưởng quí báu của thầy.
Đi bộ quá mỏi chân, nên khi đi đến bãi dương chúng tôi mỗi người đều tìm một gốc cây ngồi dựa nghỉ. Thở một lúc, cảm thấy khát nước, chúng tôi lấy mía ăn. Ngoài khơi lấp lánh ánh nắng bạc, những chiếc ghe máy trông lờ mờ đang chạy vào cửa sông như những cành củi mục trôi theo dòng nước. Tôi cầm một miếng vỏ mía, hỏi:
- Em có nhớ hai câu thơ tả biển trong truyện Kiều không?
- Có phải hai câu: “Buồn trông cửa bể chiều hôm. Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xăm”. đúng không thầy.
- đúng rồi nhưng tiếc quá, những chiếc ghe ở đây không có cánh buồm nào, nếu không cảnh ở đây sẽ đẹp biết bao.
- Thầy có thích truyện Kiều không thầy?
- Thích chứ, còn em?
- Em chẳng thích tí nào, truyện gì mà buồn quá trời. Vậy trong hai nhân vật Thúy Kiều và Thúy Vân thầy thích ai?
- Tôi thích đời sống bình dị, tôi ước mơ một hạnh phúc bình dị, nên tôi thích nhân vật bình dị là Thúy Vân.
- Ủa! Các nhà văn thường ca ngợi những mối tình lớn, em tưởng thầy dạy môn văn chương thầy cũng thích mối tình lớn chứ?
Tôi cười, hỏi:
- Theo em, thế nào là mối tình lớn?
- Em cũng không biết nữa, nhưng em nghĩ mối tình lớn phải như những mối tình cuả Thúy Kiều vì có nhiều rắc rối, nhiều sóng gió.
- Ô! Vậy thì tôi rất sợ những mối tình lớn, bởi lẽ giản dị tôi không biết bơi.
Cô bé phì cười đáp:
- Thầy phải tập bơi ngay mới được, vì em nghĩ tướng thầy dễ chết đuối quá.
Nói xong, em vội ngồi xa ra vì sợ tôi cú đầu.
Trời về chiều, mặt trời đỏ vàng không còn ánh nắn. Gió càng lúc càng lộng mạnh ở những chòm dương trên cao. đã có những đợt sóng lớn trên mặt biển xanh thẳm. Tôi châm một điếu thuốc, chăm chú nhìn những con sóng ùa vào bờ rồi lại rút ra xa. Tiếng sóng ầm ì khiến tôi chợt nhớ câu “Sinh tứ thị ba” in trên bìa một quyển sách vừa mới đọc. Có thật sống chết chỉ là một đợt sóng? Trong những đợt sóng bạc đầu kia tôi loáng thoáng nhận ra những khuôn mặt bạn bè, người tình, đứa em gái đã chết và cả khuôn mặt tôi thuở nhỏ. Sóng làm lộ rõ những khuôn mặt đó, nhưng cũng chính sóng xóa nhòa chúng rất nhanh.
- Thầy, thầy ngó gì mà sững thế?
- Em có thấy những đợt sóng kia không? Chúng có đó rồi lại mất hút, khiến tôi tin chẳng có gì có thật ở đời.
- Thầy cũng không có thật ở đời này?
- Phải.
- Vậy ai ngồi bên em?
- Một người tạm là thầy?
- Vậy ai ngồi bên thầy?
- Một người tạm là Ngọc Lan.
- Cái gì cũng tạm vậy “cái tạm là” phải có thật chứ thầy.
- Phải, nó có thật một cách tạm là.
- Thầy nói gì khó hiểu quá.
- Chính em làm những câu trả lời của tôi thành khó hiểu.
- Lỗi tại em?
- Tại tôi nữa, vì tôi đã cố gắng giải thích một cách vô ích những điều không có thật.
Im lặng một lúc như để suy nghĩ rồi cô bé nói:
- Dù sao em vẫn tin phải có một điều có thật ở đời này.
- Điều đó là gì?
- Điều đó là… điều sau này thầy sẽ biết.
Cô bé đứng dậy đi sâu vào bãi dương. Tôi không hiểu điều em nói nên nằm dài trên cát khô suy nghĩ cho đỡ mỏi lưng. đột nhiên có vô số những vòng tròn di động lúc nhanh lúc chậm trong đầu, trong mắt và cùng lúc tôi cảm thấy bụng mình đau nhói. Cơn đau gan vẫn thường đến với tôi bằng những duyên cớ không đâu. Trong lớp học, có lần cơn đau chợt đến ngay lúc tôi đang giảng bài và tôi cũng đã ngã quỵ xuống bục gỗ, không đủ sức lết đến bàn thầy giáo. Cơn đau đã trở thành người bạn thiết thân của thân thể, vì tôi không thể nào bỏ rượu, cà phê, thuốc lá và kiêng không ăn những món ăn toàn cá biển ở đây.
Có tiếng la hoảng hốt của cô bé. Thầy, thầy sao vậy thầy. Tôi khẽ lắc đầu và cố gắng nói không sao để tôi nằm yên một lát. Cô bé vẫn lăng xăng hỏi những câu hỏi tôi không nghe rõ và em lấy khăn lau mồ hôi trên mặt tôi. Thầy, thầy có sao không thầy? Dần dần tôi nghe được rõ ràng tiếng nói của em. Cơn đau đã biến đi mau lẹ như lúc đến, tôi chống tay ngồi dậy dựa vào gốc cây dương. Tôi nhờ cô bé che gió đánh diêm, để châm một điếu thuốc và nhờ những hơi thuốc đầu ngọt lịm, tôi đã tỉnh lại rất nhanh:
- Thầy còn mệt không để em nhờ người ta dìu thầy về?
- Khỏe rồi cô bé.
- Thầy trúng gió hả?
- Không, đau gan.
- A! đồng bệnh tương thân.
- Đừng xạo cô bé. Trái tim tôi rất tốt, nó đâu có trục trặc như trái tim cô.
- Nhưng thầu có một lá gan trục trặc. Những người có bệnh đều “tương lân” với nhau bất kể bệnh gì.
Dù mệt, tôi cũng bật cười với lý luận trẻ con của em. Cô bé này lớn lên mà cãi nhau chắc chẳng thua ai. Gió biển giúp tôi lấy lại sức khỏe dễ dàng. Mặt trời sắp chìm khuất dưới những đợt sóng đen sậm không nổi bọt. Tôi nói gần tối rồi, cố gắng đi bộ về nhà trọ, tôi sẽ lấy xe chở em về nhà.
Về đêm, trời đổ mưa đầu mùa quá lớn. Không khí mát mẻ và tiếng mưa rơi đều đều trên mái tôn đã ru tôi ngủ đến chín giờ sáng mới thức giấc. Trong sân nhà, ngoài đường, nước còn đọng thành vũng chưa rút đi. đường xá quá dơ bẩn, tôi không muốn đến dạy các em sáng nay. Tôi đi xuống nhà dưới rửa mặt và uể oải dùng bữa sáng đã nguội do bà chủ nhà trọ để phần ở bếp. Có tiếng gọi lớn ở ngoài cổng. “Thưa thầy, thưa thầy”. Tôi chưa kịp chạy ra, bé Toàn đã ùa vào, giọng nức nở. Thưa thầy, chị Lan đau tim nặng phải chở vào nhà thương. Tôi chẳng cần hỏi thêm em lời nào, vội vã đi thay quần áo, rồi dẫn em chạy băng qua những vũng nước đục ngầu trên đường đi đến bệnh xá ở cuối quận.
Tất cả bệnh nhân đều nằm chung trong một phòng có khoảng hai chục giường. Gia đình Ngọc Lan đang quây quần bên chiếc giường gần cửa hông phía phải. Khi đến gần, tôi nghe có tiếng khóc sụt sùi của người chị. Ba bé Lan chào tôi và ông nói nó mới tỉnh rồi lại mê man, thỉnh thoảng nó vẫn gọi tên thầy. Tôi hỏi ông tại sao bệnh tình của em đột nhiên trầm trọng như vậy. Ông nói, đêm qua sét đánh trốc gốc cây sau nhà và chính tiếng sét đó đã khiến bé Lan hốt hoảng kêu rú lên rồi bất tỉnh, lúc đó trời mưa lớn và con đang giờ giới nghiêm, nên ông phải đợi đến gần sáng mới đem bé Lan đến đây.
Bác sĩ đến, ông yêu cầu mọi người ra bớt, chỉ còn tôi và ba Ngọc Lan ở lại. Ông cúi xuống xem mạch cho Lan và nói người y tá chích một mũi thuốc. Ba em hỏi:
- Thưa bác sĩ, bệnh của nó có nặng không?
- Nhịp tim yếu quá.
- Có thể đưa về Sài Gòn chữa được không?
- Di chuyển càng làm em mệt hơn.
Tôi hỏi ông:
- Có cần mua thêm thuốc ở ngoài không, bác sĩ?
Ông nhìn tôi, lắc đầu:
- Tôi tin bệnh viện lớn cũng không giúp được gì.
Tôi đã hiểu ông muốn nói gì qua cách lắc đầu của ông. Ông cúi xuống đặt ống nghe vào ngực Ngọc Lan một lần nữa rồi mời ba em lên văn phòng. Tôi ngồi bên cạnh giường bệnh, lấy khăn lau mồ hôi chảy thành dòng trên khuôn mặt em tái xanh của em. Chợt cô bé cựa quậy, đôi mắt em khẽ chớp rồi mở rộng để lộ tia nhìn tinh nghịch thườn ngày. Tôi hỏi em, em thấy khỏe không? Cô bé tỉnh dần, nhận ra tôi, em mấp máy đôi môi:
- Thưa thầy, ba em đâu?
- Ba em mới theo bác sĩ lên văn phòng, ba em sẽ trở lại ngay.
- Thưa thầy, hình như có lần thầy nói mọi sự không có thật phải không thầy?
- Phải, mà em thắc mắc làm gì? Hãy nằm im nghỉ co khỏe.
Em mĩm cười nói:
- Bện đau tim của em cũng không có thật phải không thầy?
- Phải.
- Cái chết cũng không có thật phải không thầy?
- Phải.
- Và tình yêu cũng không có thật phải không thầy?
Không hiểu sao đôi mắt em, đôi mắt đen láy kia phát ra những tia nhìn kỳ lạ khiến tôi phải bối rối trả lời:
- Không em ạ. Tình yêu có thật.
Em run rẩy cầm tay tôi:
- Thầy thua em chưa. Em đã nói phải có một cái gì đó có thật trên đời này. Em cũng tin tình yêu có thật.
Hình như em còn muốn nói nhiều nữa, nhưng mí mắt mệt mỏi của em đã chậm rãi khép lại. Tôi hốt hoảng lay vai em. Ngọc Lan, Ngọc Lan và tôi khóc
* * *
Quận lỵ không có thật. Nỗi buồn không có thật. Những ngày dạo chơi trên biển không có thật. Ngọc Lan không có thật. Cái chết không có thật và ngay cả tình yêu tôi nói với Ngọc Lan không có thật. Tất cả đề không có thật. Tất cả chỉ là không tưởng. Nhưng điều làm tôi đau đớn là mùa hè đã có thật. Mùa hè chắc chắn đã có thật một cách quái ác ở trong tôi.
Một hôm, thay vì đi tắm biển như thường lệ, tôi đi dọc theo con sông nước mặn lên phố, ngang qua ngôi trường cửa đóng kín, ở sân chơi những cây phượng vẫn còn những chùm hoa đỏ rực. Vượt qua một dải đất cát mọc đầy cây xương rồng, tôi đến một làng chuyên đóng ghe đánh cá. Những thân gỗ xẻ để bừa bộn trên mặt đất, một vài chiếc ghe còn đóng dỡ dang trên giàn, mùi gỗ thơm hắc và tiếng cưa đục vang lên đều đặn từ những thợ chăm chú làm việc. Một em bé đang quét dọn vỏ bào dưới bóng mát một cây lớn. Khi tôi đến gần, em ngẩng mặt nhìn tôi và vội đứng dậy:
- Thưa thầy.
Tôi gật đầu chào em và cố nhớ xem cô bé học lớp nào, nhưng không nhận ra. Tôi hỏi em học lớp mấy. Cô bé cười đáp:
- Chắc thầy không biết mô. Em mới học lớp mười, niên khóa đến mới học thầy.
Tôi cười nói:
- Vậy em đâu đã là học trò của tôi.
- Em bị đau tim phải nghỉ học một năm, nếu không em đã là học trò của thầy rồi.
Tôi chỉ những chiếc ghe hỏi:
- Em có biết cách người ta đóng ghe làm sao không?
Cô bé lắc đầu:
- Dạ không biết, sẵn có ba em ở nhà, thầy vô uống nước nói chuyện.
Vì tò mò, muốn biết công việc đóng ghe nên tôi bước theo cô bé. Trong gian phòng hơi tối vì màn chi cửa sổ được buông xuống, cô bé giới thiêu tôi với một người đàn ông ngồi hút thuốc ở bàn. Chúng tôi chào nhau và chuyện trò vui vẻ. Sau cùng, ông ngỏ ý nếu tôi không bận việc, hãy kèm giúp ông hai đứa con cho chúng học hành khá hơn một chút và nếu tôi không chê nhà ông chật hẹp, thì đến ở với ông cho vui. Tôi từ chối lời mời ở trọ, nhưng tôi nhận sẽ đến dạy kèm không lương cho hai em vào những buổi sáng rảnh rỗi. Ông nói: “Vậy là quý quá rồi, nhờ thầy giúp cho chúng được chữ nào hay chữ nấy, chứ tôi không biết đâu mà chỉ bảo tụi nó.”
Trong lúc chúng tôi trò chuyện, cô bé vẫn ngồi im chăm chú nghe ở chiếc giường kê sát góc nhà. Khi ba em phải ra ngoài đốc thúc thợ làm, ông kêu em lại giao cho tôi. Đợi ông đi khuất, cô bé mới hỏi:
- Bao giờ thầy dạy tụi em thầy?
- Tùy các em, muốn bao giờ cũng được.
- Bắt đầu ngày mai đi thầy.
- Sao cô bé ham học quá vậy?
- Ở không chán lắm thầy.
- Thôi được, tôi sẽ dạy kèm các em vào buổi sáng mai.
Tôi chào cô bé ra về. Em theo tôi ra ngoài sân, đến đống võ bào đang hốt dở, tôi quay lại hỏi em:
- À, cô bé tên gì?
- Thầy muốn biết tên ba má em đặt cho em hay tên em tự đặt cho em?
- Tôi muốn biết tên riêng của em.
- Ngọc Lan?
- Ngọc Lan? Ở miền biển này làm sao em có thể biết mà chọn tên một loài hoa như vậy?
- Dạ, có lần em lên chùa trên núi với má, em thấy một cây có bông, hương thơm dịu và màu trắng dễ thương, em thích quá xin ông từ một bông và hỏi tên bông gì. Ông nói, Ngọc Lan. Sau đó, em tự đặt mình tên Ngọc Lan.
- Hách nhỉ. Ai cũng tự đặt cho mình một tên mình thích như vậy thật rắc rối.
- Tại sao rắc rối thầy?
- Vì sẽ có nhiều cô mang tên Ngọc Lan và em thử tưởng tượng một lớp học đầy hương hoa Ngọc Lan như vậy, tôi sẽ bị nhức đầu không sao dạy được.
- Xí, vậy em sẽ đổi tên.
- Đổi tên. Em định đổi tên gì?
- Tên “Dầu Cù Là” để chữa bệnh nhức đầu cho thầy.
Tôi đã sợ những thời khóa biểu, nên thường đến kèm các em bất thường vào những buổi sáng. Có khi bắt đầu vào tám giờ, có khi bắt đầu khoảng mười giờ, tất cả tùy thuộc vào giấc ngủ của tôi. Qua một vài buổi học, tôi thấy các em sẽ tiến rất nhanh nếu có người chỉ bảo lại một vài điều căn bản mà các em đã quên ở lớp dưới. Cả hai đều ham học sinh ngữ và để thay đổi không khí, chúng tôi thường ra ngồi dưới gốc cây cùng hát những bài dân ca Việt Nam và ngoại quốc. Tôi tưởng tượng đến những lớp học ngoài trời của các triết gia Hy Lạp ngày xưa và nghĩ ngày nay nếu thỉnh thoảng học sinh được học ngoài trời, chắc các em sẽ ham học hơn.
Một buổi chiều, tôi đến xin phép ba các em cho hai em đi dạo biển. Bé Toàn nói mới bị nhức đầu nên xin ở nhà.
Tôi và Ngọc Lan phải đi bộ lên bãi dương cách đó một cây số. Biển khúc này khá đẹp, nhưng không có mấy người tắm, có lẽ dân ở đây đã quen thuộc với biển. Bé Lan đi trên khoảng cát ướt mịn, vừa đi em vừa nhảy tránh những bọt sóng ùa lên bờ. Tôi hỏi:
- Em sợ nước à?
- Không, em sợ sóng.
- Gần bờ làm gì có sóng.
- Sóng không ở trong nước thì ở đâu thầy?
Tôi cười, cú lên đầu cô bé liến thoắng:
- Chu choa, sao thầy đánh em?
- Để thưởng cho em có nhận xét hay.
- Hình phạt thầy cũng cú, phần thưởng thầy cũng cú, vậy có gì khác đâu?
- Khác chứ. Em không nhận thấy phần thưởng tôi cú đau hơn sao?
- Lần sau em xin phép từ chối nhận phần thưởng quí báu của thầy.
Đi bộ quá mỏi chân, nên khi đi đến bãi dương chúng tôi mỗi người đều tìm một gốc cây ngồi dựa nghỉ. Thở một lúc, cảm thấy khát nước, chúng tôi lấy mía ăn. Ngoài khơi lấp lánh ánh nắng bạc, những chiếc ghe máy trông lờ mờ đang chạy vào cửa sông như những cành củi mục trôi theo dòng nước. Tôi cầm một miếng vỏ mía, hỏi:
- Em có nhớ hai câu thơ tả biển trong truyện Kiều không?
- Có phải hai câu: “Buồn trông cửa bể chiều hôm. Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xăm”. đúng không thầy.
- đúng rồi nhưng tiếc quá, những chiếc ghe ở đây không có cánh buồm nào, nếu không cảnh ở đây sẽ đẹp biết bao.
- Thầy có thích truyện Kiều không thầy?
- Thích chứ, còn em?
- Em chẳng thích tí nào, truyện gì mà buồn quá trời. Vậy trong hai nhân vật Thúy Kiều và Thúy Vân thầy thích ai?
- Tôi thích đời sống bình dị, tôi ước mơ một hạnh phúc bình dị, nên tôi thích nhân vật bình dị là Thúy Vân.
- Ủa! Các nhà văn thường ca ngợi những mối tình lớn, em tưởng thầy dạy môn văn chương thầy cũng thích mối tình lớn chứ?
Tôi cười, hỏi:
- Theo em, thế nào là mối tình lớn?
- Em cũng không biết nữa, nhưng em nghĩ mối tình lớn phải như những mối tình cuả Thúy Kiều vì có nhiều rắc rối, nhiều sóng gió.
- Ô! Vậy thì tôi rất sợ những mối tình lớn, bởi lẽ giản dị tôi không biết bơi.
Cô bé phì cười đáp:
- Thầy phải tập bơi ngay mới được, vì em nghĩ tướng thầy dễ chết đuối quá.
Nói xong, em vội ngồi xa ra vì sợ tôi cú đầu.
Trời về chiều, mặt trời đỏ vàng không còn ánh nắn. Gió càng lúc càng lộng mạnh ở những chòm dương trên cao. đã có những đợt sóng lớn trên mặt biển xanh thẳm. Tôi châm một điếu thuốc, chăm chú nhìn những con sóng ùa vào bờ rồi lại rút ra xa. Tiếng sóng ầm ì khiến tôi chợt nhớ câu “Sinh tứ thị ba” in trên bìa một quyển sách vừa mới đọc. Có thật sống chết chỉ là một đợt sóng? Trong những đợt sóng bạc đầu kia tôi loáng thoáng nhận ra những khuôn mặt bạn bè, người tình, đứa em gái đã chết và cả khuôn mặt tôi thuở nhỏ. Sóng làm lộ rõ những khuôn mặt đó, nhưng cũng chính sóng xóa nhòa chúng rất nhanh.
- Thầy, thầy ngó gì mà sững thế?
- Em có thấy những đợt sóng kia không? Chúng có đó rồi lại mất hút, khiến tôi tin chẳng có gì có thật ở đời.
- Thầy cũng không có thật ở đời này?
- Phải.
- Vậy ai ngồi bên em?
- Một người tạm là thầy?
- Vậy ai ngồi bên thầy?
- Một người tạm là Ngọc Lan.
- Cái gì cũng tạm vậy “cái tạm là” phải có thật chứ thầy.
- Phải, nó có thật một cách tạm là.
- Thầy nói gì khó hiểu quá.
- Chính em làm những câu trả lời của tôi thành khó hiểu.
- Lỗi tại em?
- Tại tôi nữa, vì tôi đã cố gắng giải thích một cách vô ích những điều không có thật.
Im lặng một lúc như để suy nghĩ rồi cô bé nói:
- Dù sao em vẫn tin phải có một điều có thật ở đời này.
- Điều đó là gì?
- Điều đó là… điều sau này thầy sẽ biết.
Cô bé đứng dậy đi sâu vào bãi dương. Tôi không hiểu điều em nói nên nằm dài trên cát khô suy nghĩ cho đỡ mỏi lưng. đột nhiên có vô số những vòng tròn di động lúc nhanh lúc chậm trong đầu, trong mắt và cùng lúc tôi cảm thấy bụng mình đau nhói. Cơn đau gan vẫn thường đến với tôi bằng những duyên cớ không đâu. Trong lớp học, có lần cơn đau chợt đến ngay lúc tôi đang giảng bài và tôi cũng đã ngã quỵ xuống bục gỗ, không đủ sức lết đến bàn thầy giáo. Cơn đau đã trở thành người bạn thiết thân của thân thể, vì tôi không thể nào bỏ rượu, cà phê, thuốc lá và kiêng không ăn những món ăn toàn cá biển ở đây.
Có tiếng la hoảng hốt của cô bé. Thầy, thầy sao vậy thầy. Tôi khẽ lắc đầu và cố gắng nói không sao để tôi nằm yên một lát. Cô bé vẫn lăng xăng hỏi những câu hỏi tôi không nghe rõ và em lấy khăn lau mồ hôi trên mặt tôi. Thầy, thầy có sao không thầy? Dần dần tôi nghe được rõ ràng tiếng nói của em. Cơn đau đã biến đi mau lẹ như lúc đến, tôi chống tay ngồi dậy dựa vào gốc cây dương. Tôi nhờ cô bé che gió đánh diêm, để châm một điếu thuốc và nhờ những hơi thuốc đầu ngọt lịm, tôi đã tỉnh lại rất nhanh:
- Thầy còn mệt không để em nhờ người ta dìu thầy về?
- Khỏe rồi cô bé.
- Thầy trúng gió hả?
- Không, đau gan.
- A! đồng bệnh tương thân.
- Đừng xạo cô bé. Trái tim tôi rất tốt, nó đâu có trục trặc như trái tim cô.
- Nhưng thầu có một lá gan trục trặc. Những người có bệnh đều “tương lân” với nhau bất kể bệnh gì.
Dù mệt, tôi cũng bật cười với lý luận trẻ con của em. Cô bé này lớn lên mà cãi nhau chắc chẳng thua ai. Gió biển giúp tôi lấy lại sức khỏe dễ dàng. Mặt trời sắp chìm khuất dưới những đợt sóng đen sậm không nổi bọt. Tôi nói gần tối rồi, cố gắng đi bộ về nhà trọ, tôi sẽ lấy xe chở em về nhà.
Về đêm, trời đổ mưa đầu mùa quá lớn. Không khí mát mẻ và tiếng mưa rơi đều đều trên mái tôn đã ru tôi ngủ đến chín giờ sáng mới thức giấc. Trong sân nhà, ngoài đường, nước còn đọng thành vũng chưa rút đi. đường xá quá dơ bẩn, tôi không muốn đến dạy các em sáng nay. Tôi đi xuống nhà dưới rửa mặt và uể oải dùng bữa sáng đã nguội do bà chủ nhà trọ để phần ở bếp. Có tiếng gọi lớn ở ngoài cổng. “Thưa thầy, thưa thầy”. Tôi chưa kịp chạy ra, bé Toàn đã ùa vào, giọng nức nở. Thưa thầy, chị Lan đau tim nặng phải chở vào nhà thương. Tôi chẳng cần hỏi thêm em lời nào, vội vã đi thay quần áo, rồi dẫn em chạy băng qua những vũng nước đục ngầu trên đường đi đến bệnh xá ở cuối quận.
Tất cả bệnh nhân đều nằm chung trong một phòng có khoảng hai chục giường. Gia đình Ngọc Lan đang quây quần bên chiếc giường gần cửa hông phía phải. Khi đến gần, tôi nghe có tiếng khóc sụt sùi của người chị. Ba bé Lan chào tôi và ông nói nó mới tỉnh rồi lại mê man, thỉnh thoảng nó vẫn gọi tên thầy. Tôi hỏi ông tại sao bệnh tình của em đột nhiên trầm trọng như vậy. Ông nói, đêm qua sét đánh trốc gốc cây sau nhà và chính tiếng sét đó đã khiến bé Lan hốt hoảng kêu rú lên rồi bất tỉnh, lúc đó trời mưa lớn và con đang giờ giới nghiêm, nên ông phải đợi đến gần sáng mới đem bé Lan đến đây.
Bác sĩ đến, ông yêu cầu mọi người ra bớt, chỉ còn tôi và ba Ngọc Lan ở lại. Ông cúi xuống xem mạch cho Lan và nói người y tá chích một mũi thuốc. Ba em hỏi:
- Thưa bác sĩ, bệnh của nó có nặng không?
- Nhịp tim yếu quá.
- Có thể đưa về Sài Gòn chữa được không?
- Di chuyển càng làm em mệt hơn.
Tôi hỏi ông:
- Có cần mua thêm thuốc ở ngoài không, bác sĩ?
Ông nhìn tôi, lắc đầu:
- Tôi tin bệnh viện lớn cũng không giúp được gì.
Tôi đã hiểu ông muốn nói gì qua cách lắc đầu của ông. Ông cúi xuống đặt ống nghe vào ngực Ngọc Lan một lần nữa rồi mời ba em lên văn phòng. Tôi ngồi bên cạnh giường bệnh, lấy khăn lau mồ hôi chảy thành dòng trên khuôn mặt em tái xanh của em. Chợt cô bé cựa quậy, đôi mắt em khẽ chớp rồi mở rộng để lộ tia nhìn tinh nghịch thườn ngày. Tôi hỏi em, em thấy khỏe không? Cô bé tỉnh dần, nhận ra tôi, em mấp máy đôi môi:
- Thưa thầy, ba em đâu?
- Ba em mới theo bác sĩ lên văn phòng, ba em sẽ trở lại ngay.
- Thưa thầy, hình như có lần thầy nói mọi sự không có thật phải không thầy?
- Phải, mà em thắc mắc làm gì? Hãy nằm im nghỉ co khỏe.
Em mĩm cười nói:
- Bện đau tim của em cũng không có thật phải không thầy?
- Phải.
- Cái chết cũng không có thật phải không thầy?
- Phải.
- Và tình yêu cũng không có thật phải không thầy?
Không hiểu sao đôi mắt em, đôi mắt đen láy kia phát ra những tia nhìn kỳ lạ khiến tôi phải bối rối trả lời:
- Không em ạ. Tình yêu có thật.
Em run rẩy cầm tay tôi:
- Thầy thua em chưa. Em đã nói phải có một cái gì đó có thật trên đời này. Em cũng tin tình yêu có thật.
Hình như em còn muốn nói nhiều nữa, nhưng mí mắt mệt mỏi của em đã chậm rãi khép lại. Tôi hốt hoảng lay vai em. Ngọc Lan, Ngọc Lan và tôi khóc
* * *
Quận lỵ không có thật. Nỗi buồn không có thật. Những ngày dạo chơi trên biển không có thật. Ngọc Lan không có thật. Cái chết không có thật và ngay cả tình yêu tôi nói với Ngọc Lan không có thật. Tất cả đề không có thật. Tất cả chỉ là không tưởng. Nhưng điều làm tôi đau đớn là mùa hè đã có thật. Mùa hè chắc chắn đã có thật một cách quái ác ở trong tôi.
/39
|