Mùa đông 1973 ở Sài Gòn, trời lạnh căm. Hắn bước ra ngoài rạp chiếu bóng Rex, miệng phì phèo điếu thuốc. TH. khen hắn thở khói thuốc bay đẹp như một đám mây khiến hắn nở mũi và lòng rộn lên điệu valse của “Bài ca Lara”. Hắn vừa xem xong phim “Vĩnh biệt tình em”. Nói về cuộc tình của bác sĩ Zhivago và nàng Lara. Cuộc chia tay của hai người buồn não nuột giữa mùa đông tuyết phủ trắng mặt đất. Nhưng hắn không cảm thấy buồn và lạnh, vì bên hắn đã có TH - người tình đầu. Và bàn tay nàng ấm như một ngọn nến.
Bộ phim đã khiến hắn tìm đọc cuốn tiểu thuyết “Vĩnh biệt tình em” do Nguyễn Hữu Hiệu dịch. Hắn đã biết thêm cuộc đời gian truân của tác giả Boris Parternak - giải Nobel văn chương năm 1958. So sánh tiểu thuyết với bộ phim, hắn thích bộ phim hơn. Có lẽ nhờ tài diễn xuất của Owar Sharif trong vai Zhivago, Julie Christie trong vai Lara và nhất là nhạc phim của Maurice Jarra.
Mùa đông 1988. Hắn đọc cuốn “Boris Parternak - Con người và tác phẩm” (NXB TP. Hồ Chí Minh), qua bản dịch trọn vẹn của Lê Khánh Trường, hắn mới biết chương cuối cuốn tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” là những bài thơ của Zhivago. Hắn rất thích bài thơ “Ðêm đông” ở điệp khúc:
Ngọn nến cháy trên bàn
Ngọn nến cháy.
Hắn nhớ lại những ngọn nến Zhivago đã thắp lên trong phòng khi gần gũi Lara, và những ngọn nến được thắp lên khi xa cách Lara. Những ngọn nến vẫn cháy như nhau, nhưng tâm sự người thắp nến lúc thì muốn “thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt”, lúc thì muốn “le lói suốt trăm năm”. Sự dằn vặt lựa chọn giữa cái “phút chốc” và cái “trăm năm”, đấy chính là bi kịch của một cuộc tình (của một đời người).
Ðọc đi đọc lại bài thơ, hắn cố đoán xem “Ngọn nến cháy” tượng trưng cho điều gì? Tình yêu? Niềm hy vọng? Hay đấy là đôi mắt ráo hoảnh của Thượng Ðế? Ngài thấy hết, ngài biết hết nhưng ngài vẫn im lặng như:
Ngọn nến cháy trên bàn
Ngọn nến cháy.
Hắn đóng cuốn sách lại, hắn tin chẳng bao lâu rồi hắn sẽ lại mở sách ra. Bởi một bài thơ hay là bài thơ có ma lực quyến rũ người ta luôn luôn muốn tìm đọc lại, để mỗi lần lại khám phá ra thêm một điều mới mẻ.
Ngọn gió mùa đông lùa qua cửa sổ bể kính vào phòng khiến hắn rùng mình. Hắn phản xạ quờ tay qua chỗ ngồi kế bên. Không còn có TH. Nàng đã xa hút ở một nơi tuyết bay mù trời, nhưng nàng không cảm thấy lạnh vì trong tay nàng đã có một bàn tay khác ấm như một ngọn nến. Cũng may ở chỗ trống bên hắn còn có gói thuốc. Hắn quẹt một que diêm và chợt nhận thấy:
Ngọn nến cháy trên bàn
Ngọn nến cháy.
Mùa đông 1996. Hắn một mình ngồi xem lại bộ phim video “Bác sĩ Zhivago”, bản có phụ đề Việt ngữ. Hắn đã hiểu tại sao Zhivago và Lara chia tay nhau mà họ vẫn còn yêu nhau thắm thiết. Ðó là nhờ họ đã thắp cho nhau những ngọn nến cháy mãi trong tim, để giúp nhau vượt qua những đêm đông của một đời người.
Còn người tình của hắn khi chia tay, đã mau chóng quên lãng hắn. Bởi vì keo kiệt, hắn đâu có bao giờ dám thắp lên cho mình và cho nàng:
Ngọn nến cháy trên bàn
Ngọn nến cháy.
Tuyết rơi phủ đầy chiếc xe ngựa của Lara trên màn ảnh nhỏ. Hắn cố gắng hát theo bài ca “Lara’s Theme”: Some where my love... Người yêu tôi ở chốn nào... Chỉ được một câu rồi hắn nghẹn họng không thể hát tiếp. Ðể trả “thù vặt” người tình đầu đã bỏ hắn ra đi, hắn quyết định bỏ hút thuốc. Hắn không muốn thổi “những đám mây đẹp” bay về phía nàng. Giờ đây giữa đêm đông, trên đôi môi lạnh giá của hắn, thật thảm thương, chẳng bao giờ còn lập lòe một đốm lửa nhỏ nhoi.
Bộ phim đã khiến hắn tìm đọc cuốn tiểu thuyết “Vĩnh biệt tình em” do Nguyễn Hữu Hiệu dịch. Hắn đã biết thêm cuộc đời gian truân của tác giả Boris Parternak - giải Nobel văn chương năm 1958. So sánh tiểu thuyết với bộ phim, hắn thích bộ phim hơn. Có lẽ nhờ tài diễn xuất của Owar Sharif trong vai Zhivago, Julie Christie trong vai Lara và nhất là nhạc phim của Maurice Jarra.
Mùa đông 1988. Hắn đọc cuốn “Boris Parternak - Con người và tác phẩm” (NXB TP. Hồ Chí Minh), qua bản dịch trọn vẹn của Lê Khánh Trường, hắn mới biết chương cuối cuốn tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” là những bài thơ của Zhivago. Hắn rất thích bài thơ “Ðêm đông” ở điệp khúc:
Ngọn nến cháy trên bàn
Ngọn nến cháy.
Hắn nhớ lại những ngọn nến Zhivago đã thắp lên trong phòng khi gần gũi Lara, và những ngọn nến được thắp lên khi xa cách Lara. Những ngọn nến vẫn cháy như nhau, nhưng tâm sự người thắp nến lúc thì muốn “thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt”, lúc thì muốn “le lói suốt trăm năm”. Sự dằn vặt lựa chọn giữa cái “phút chốc” và cái “trăm năm”, đấy chính là bi kịch của một cuộc tình (của một đời người).
Ðọc đi đọc lại bài thơ, hắn cố đoán xem “Ngọn nến cháy” tượng trưng cho điều gì? Tình yêu? Niềm hy vọng? Hay đấy là đôi mắt ráo hoảnh của Thượng Ðế? Ngài thấy hết, ngài biết hết nhưng ngài vẫn im lặng như:
Ngọn nến cháy trên bàn
Ngọn nến cháy.
Hắn đóng cuốn sách lại, hắn tin chẳng bao lâu rồi hắn sẽ lại mở sách ra. Bởi một bài thơ hay là bài thơ có ma lực quyến rũ người ta luôn luôn muốn tìm đọc lại, để mỗi lần lại khám phá ra thêm một điều mới mẻ.
Ngọn gió mùa đông lùa qua cửa sổ bể kính vào phòng khiến hắn rùng mình. Hắn phản xạ quờ tay qua chỗ ngồi kế bên. Không còn có TH. Nàng đã xa hút ở một nơi tuyết bay mù trời, nhưng nàng không cảm thấy lạnh vì trong tay nàng đã có một bàn tay khác ấm như một ngọn nến. Cũng may ở chỗ trống bên hắn còn có gói thuốc. Hắn quẹt một que diêm và chợt nhận thấy:
Ngọn nến cháy trên bàn
Ngọn nến cháy.
Mùa đông 1996. Hắn một mình ngồi xem lại bộ phim video “Bác sĩ Zhivago”, bản có phụ đề Việt ngữ. Hắn đã hiểu tại sao Zhivago và Lara chia tay nhau mà họ vẫn còn yêu nhau thắm thiết. Ðó là nhờ họ đã thắp cho nhau những ngọn nến cháy mãi trong tim, để giúp nhau vượt qua những đêm đông của một đời người.
Còn người tình của hắn khi chia tay, đã mau chóng quên lãng hắn. Bởi vì keo kiệt, hắn đâu có bao giờ dám thắp lên cho mình và cho nàng:
Ngọn nến cháy trên bàn
Ngọn nến cháy.
Tuyết rơi phủ đầy chiếc xe ngựa của Lara trên màn ảnh nhỏ. Hắn cố gắng hát theo bài ca “Lara’s Theme”: Some where my love... Người yêu tôi ở chốn nào... Chỉ được một câu rồi hắn nghẹn họng không thể hát tiếp. Ðể trả “thù vặt” người tình đầu đã bỏ hắn ra đi, hắn quyết định bỏ hút thuốc. Hắn không muốn thổi “những đám mây đẹp” bay về phía nàng. Giờ đây giữa đêm đông, trên đôi môi lạnh giá của hắn, thật thảm thương, chẳng bao giờ còn lập lòe một đốm lửa nhỏ nhoi.
/39
|