Tống Y

Chương 407: Chính sự đường thảo luận chính sự

/549


Trầm sư gia nói: "Cũng không phải vậy. Thương nghị quân chính của Tể chấp là đại sự. Đúng hạn là họp. Bình thường cứ mười ngày họp một lần. Cứ mỗi tháng hội nghị thường kỳ của Tể chấp vào mùng mười, hai mươi và ngày ba mươi.Mỗi khi có công việc đặc biệt phải xử lý liền thì lập tức triệu tập hội nghị. Khi đó sẽ do Tể tướng triệu tập, phát ra thông báo hội nghị như này. Có lẽ thời gian trước đây do bận rộn lo việc tang ma cùng với việc người kế vị ngôi vị Hoàng Đế nên còn đọng lại rất nhiều chuyện cần phải xử lý vì vậy phải khẩn cấp giải quyết".

Đỗ Văn Hạo hỏi: "Ồ, còn lâm triều? Khi nào thì lâm triều?'

"Lâm triều thì vào ngày năm. Ngày mùng năm, mười lăm và hai mươi lăm mỗi tháng ba lần. Khi khẩn cấp có chuyện quan trọng cần thương nghị cũng có thể mở bất kỳ lúc nào. Trước khi mở cũng cần phải có công văn thông báo".

"Tể chấp chủ trị nghị sự những vấn đề gì? Ta biết chắc chắn đều là những đại sự quân chính. Ngươi có kinh nghiệm phong phú, hãy giúp ta dự đoán ngày mai thảo luận chính sự, có khả năng thương lượng những điều gì để ta chuẩn bị trước một chút".

"Ừm. Điều này cũng rất khó nói. Bình thường khi Tể chấp thương nghị chuyện chính sự tất cả đều do nha môn Tể tướng quyết định những hạng mục công việc quan trọng cần thương nghị, nghe qua tình hình xử lý một số chuyện đại sự được phân công xử lý. Bây giờ Hoàng Đế mới đăng cơ. Thái Hoàng Thái Hậu nghe báo cáo và quyết định sự việc. Có thể bước tiếp theo là sẽ nghe các báo cáo toàn diện của các vấn đề, hiểu rõ tình hình cơ bản của tất cả các phương diện, có khả năng sẽ sắp đặt giải quyết những chuyện đó".

"Thái Hoàng Thái Hậu có tham gia hội nghị Tể chấp thảo luận chính sự không?"

"Hình như là không tham gia. Đây là chuyện của Tể chấp. Sau khi Tể chấp thương nghị xong phải bẩm báo lên Hoàng Thượng ân chuẩn. Bây giờ là Thái Hoàng Thái Hậu thẩm định. Nếu như Thái Hoàng Thái Hậu có điều gì không hiểu rõ, hoặc là có ý chỉ khác thì sẽ triệu tập Tể chấp tới điện Văn Đức để hỏi rõ".

"Đã hiểu" Đỗ Văn Hạo trầm ngâm một lát rồi hắn khẽ nói: "Trầm tiên sinh, ngươi là trợ thủ đắc lực nhất của ta. Lần này có thể thuận lợi đoạt lại binh quyền từ tay hai người Ung Vương gia và Vi Ngạn, tránh khỏi một cuộc chính biến cung đình đổ máu, ngươi đã giúp ta rất nhiều chủ ý quan trọng, công lao rất lớn".

Trầm sư gia hạ thấp người thi lễ nói: "Tướng quân quá khiêm nhường. Tướng quân thiếu niên xuất anh hùng, tiền đồ xán lạn vô hạn, có thể được phụ tá tướng quân đó chính là vinh hạnh của lão hủ".

"Ha ha. Thực không dám dấu diếm. Thái Hoàng Thái Hậu giao cho ta một nhiệm vụ gian khổ bậc nhất. Đó là ta phải chỉnh đốn lại quân đội Đại Tống sau đó phải tổ chức quân đội Đại Tống thành một đội quân sức mạnh vô địch" Sau đó giọng nói của Đỗ Văn Hạo nhỏ dần: "Thái Hoàng Thái Hậu rất phẫn nộ đối với việc hàng năm Đại Tống chúng ta phải tiến cống Tây Hạ và Đại Liêu. Trong tương lai chúng ta sẽ dụng binh giải quyết vấn đề này".

Trầm sư gia mỉm cười nói: "Thái Hoàng Thái Hậu chính là nữ lưu anh hùng".

Đỗ Văn Hạo sửng sốt nói: "Nghe tiên sinh nói những lời này, tiên sinh có ý kiến với kế hoạch của Thái Hoàng Thái Hậu sao?"

"Không dám. Nhưng mà tân Đế mới đăng cơ, tất cả đều hả lòng hả dạ. Thái Hoàng Thái Hậu buông rèm chấp chính, rất dễ hiểu việc có ý định sửa trị quân đội này. Nhưng vấn đề là cố tật của quân đội Đại Tống rất nghiêm trọng, không thể dễ dàng giải quyết".

"Đúng vậy. Vì thế ta mới lãnh giáo tiên sinh. Mặc dù Thái Hoàng Thái Hậu để cho ta đề xuất phương án cải cách, chỉnh đốn quân đội nhưng phải bẩm báo người thẩm duyệt, đồng ý mới tiến hành cải cách một cách dứt khoát".

Trầm sư gia vuốt chòm râu trắng. Ông ta cúi đầu, tỏ vẻ nhũn nhặn, trầm ngâm một lát mới nói: "Tướng quân có tính toán gì không?"

"Trên đường quay về ta một mực suy nghĩ. Trong ngàn đầu vạn mối nên bắt đầu từ chỗ nào. Suy nghĩ cơ bản là trước tiên phải nắm bắt được tình huống. Chỉ có hiểu được tình hình thực tế mới có thể đề ra phương án thích hợp nhất. Làm việc phải có mục đích rõ ràng. Lúc trước ta ở trong kho tư liệu tam nha chủ yếu đã tìm đọc tình hình chiến sự giữa Đại Tống và Tây Hạ cùng Đại Liêu. Ta muốn dùng lịch sử thê thảm đau đớn để thức tỉnh Thái Hoàng Thái Hậu bừng tỉnh, để người chính thức biết được những văn nhân luôn ca ngợi công đức triều đình chính là chính là tai hoạ của đất nước. Tiền tiến cống hàng năm cho Tây Hạ và Đại Liêu cũng không phải là tặng phẩm mà chính là đi cống, dngf tiền mua hoà bình, làm người hiểu quân đội Đại Tống chúng ta đã rơi xuống mức không thể chịu nổi một trận chiến. Vấn đề chỉ là quân đội Đại Tống chúng ta đã yếu ớt tới mức độ nào, vấn đề cụ thể nào đang tồn tại ta vẫn chưa có một suy nghĩ cụ thể. Vì vậy ta muốn đi xuống dưới tìm hiểu một cách rõ ràng xem đội quân mà ta đang lãnh đạo rốt cuộc có sức chiến đấu hay không, rốt cuộc vấn đề gì đang tồn tại, có thể bảo vệ quốc gia hay không?"

Trầm sư gia lộ vẻ xúc động, ông ta hạ thấp người thi lễ nói: "Thái độ này của tướng quân mới thực sự là thái độ chân chính một người cầm quân cần có. Con đường để binh cường, tiên đế cũng đã thử qua. Tướng quân nên suy xét cái được cái mất của biến pháp binh cường tiên đế đã uỷ thác Vương An Thạch thực hiện, tránh giẫm lên vết xe đổ, giảm việc phải đi đường vòng".

"Ừ. Ngươi nói rất đúng. Theo ngươi cái được cái mất là gì?"

Trầm sư gia cười nới: "Lão hủ chỉ là một hủ nho, cầm quân không phải sở trường của lão hủ nhưng mà tướng quân đã hỏi. Lão hủ có một số kiến giải vụng về, thỉnh tướng quân tham khảo. Kế sách binh cường của Vương An Thạch có mấy điểm: thứ nhất: cắt giảm nhũng binh, chỉnh biên cấm quân cùng Sương quân. Thứ hai là cải tiến chế tạo vũ khí. Thứ ba là huỷ bỏ chiến thuật canh giữ phòng thủ, phổ biến tương binh pháp cùng kết hợp với đội pháp, tăng mạnh quân số. Thứ ta là bảo vệ mã pháp. Thứ năm là bảo giáp pháp ( chế độ biên chế hộ tịch ngày xưa để quản lý nhân dân theo nhiều tầng. Một số nhà hợp thành một giáp;một số giáp hợp thành một bảo; giáp có giáp trưởng; mỗi bảo có một bảo trưởng). Xin thứ cho lão hủ nói thẳng phép trị quân binh cường của Vương An Thạch cũng chẳng có gì tốt. Ông ta chỉ đơn giản nói ý nghĩa của biến pháp là: luyện binh giáp, tích trừ tiền lương, tướng soái chỉ huy nghe lệnh triều đình. Suy nghĩ của ông ta ngoại trừ bảo giáp pháp có hơi mới mẻ còn lại chỉ là luận điệu cũ rích, mà bảo giáp pháp chứng minh là đã thất bại. Thái Hoàng Thái Hậu sẽ nhanh chóng bãi bỏ".

Đỗ Văn Hạo nói: "Đúng vậy. Lần trước ta theo tiên đế vi hành, cũng có rất nhiều xúc cảm với bảo giáp pháp. Quy định của pháp này về tội liên đới còn đáng sợ hơn rất nhiều so với tiền triều, khiến cho người người cảm thấy bất an. Dân chúng không được sống yên ổn. Mục đích chính của bảo giáp pháp chính là luyện dân binh. Một khi có chiến tranh có thể chuyển dân binh thành một đội dự bị chiến lược. Mục đích thì rất tốt nhưng vấn đề là binh lính là một công việc đặc thù, phải trải qua huấn luyện lâu dài mới có thể đảm nhiệm được. Phải trải qua huấn luyện trường kỳ nhiều năm mới có sức chiến đấu. Không phải biết múa đao, bắn tên dã là binh lính tinh nhuệ. Lão hủ không dám nói tâng bốc nhưng thực sự không mạnh hơn dân chúng bình thường bao nhiêu".

"Trên thực tế giáp binh bảo giáp của hầu hết các địa phương trong cả nước đều không tiến hành huấn luyện quân sự mà bị quan phủ địa phương xử dụng làm sai dịch miễn phí, đi ngược với dự tính ban đầu. Thật ra bốn hạng mục biến pháp của Vương An Thạch đều nhằm mục đích loại bỏ ung tật, lính yếu kém của quân đội. Tất cả các biện pháp đều nhằm vào điều này, hiệu quả cũng tạm được. Điều này chỉ cần theo dõi hai đại chiến với Tây Hạ là biết được".

Đỗ Văn Hạo nói: "Theo như tiên sinh nói. Kế sách cường quân của tiên đế đã nắm được vấn đề mấu chốt. Vì sao không hiệu quả?'

Trầm sư gia áy náy nói: "Tướng quân. Nói thật lão hủ không có quá nhiều ý kiến về phương pháp trị quân. Ba hoa chích choè, xa rời thực tế chỉ là nói dối tướng quân. Xin thỉnh tướng quân xuống bên dưới điều tra như vậy mới tìm được câu trả lời có sức thuyết phục, cũng có thể rìm ra biện pháp chính thức giải quýêt vấn đề".

"Được! Trước tiên không được bàn luận theo cảm xúc. Trước tiên phải điều tra hiểu rõ. Mao chủ tịch. Khụ khụ. Một vĩ nhân đã nói: Không điều tra sẽ không có quyền lên tiếng. Ngày mai bắt đầu tiến hành điều tra. Trước tiên bắt tay vào điều tra Nhung Vệ cấm quân ở kinh thành. Cải cách quân đội là một công trình theo hệ thống, liên quan tới nhiều mặt, muốn hiểu rõ tình hình tổng thể các vấn đề của đất nước, phải suy xét thông suốt mới được. Ta đã có thánh chỉ của Thái Hoàng Thái Hậu, tất cả các nha môn phải tận lực phối hợp điều tra với ta. Trầm sư gia, ngươi rất thân thuộc các nha môn của triều đình. Công việc thu thập các tư liệu của các vấn đề giao cho ngươi. Ta sẽ tới điều tra tình hình trong nội bộ quân đội. Chúng ta một trong một ngoài chia nhau tiến hành. Ý tiên sinh thế nào?"

Sửo trường của Trầm sư gia là tiếp xúc với các nha môn, tất nhiên sẽ không có vấn đề gì, huống chi còn có thủ dụ của Thái Hoàng Thái Hậu. Ông ta lập tức đồng ý rời nhận thủ dụ, cáo từ.

Đêm đó là Liên nhi hầu hạ. Đỗ Văn Hạo ở trong nội cung mấy ngày liền. Mặc dù có Thái Hoàng Thái Hậu vuốt ve an ủi cho qua cơn nghiện nhưng cuối cùng vẫn không có chuyện gì, hắn đã sớm "nhịn đối nhịn khát". Liên nhi lại là người một mực khôn khéo dịu dàng ngoan ngoãn, cực kỳ hiểu lòng người. Khi ở trong hậu cung nàng thuật trung phòng ( cung nữ chuẩn bị để đề phòng Hoàng Thượng đột nhiên sủng hạnh, lại không biết ứng phó thế nào, khiến Hoàng Thượng khó chịu mà không được việc ). Nàng đã hầu hạ Đỗ Văn Hạo liên tiếp mấy lần. Mây mù dày đặc không biết người nơi đâu cho tới lúc Đỗ Văn Hạo thoả mãn. Hai người mới ôm nhau ngủ.

Tờ mờ sáng ngày hôm sau, Liên nhi đã tỉnh giấc, Đỗ Văn Hạo ngủ gà ngủ gật, lầu bầu nói: "Liên nhi, làm gì vậy? Còn muốn hả? Đến đây nào" Nói xong hắn lại ôm thân thể mịn màng của Liên nhị, định tiếp tục lên ngựa.

"Lão gia, không phải" Liên nhi cười bắt tay hắn. Trong tất cả phu nhân của hắn chỉ có Liên nhi gọi Đỗ Văn Hạo là lão gia, mãi vẫn không đổi: "Lão gia, người đúng là quý nhân hay quên. Tối hôm qua còn nói muốn Thanh Đại tỷ dạy mình luyện kiếm. Anh Tử đang gọi người ở ngoài cửa đấy. Nhất định Thanh Đại tỷ đang đợi bên ngoài. Mau dậy đi".

Lúc nãy Đỗ Văn Hạo đang ngủ nên không nghe thấy, hắn vội vàng nói vọng ra ngoài: "Anh Tử, nãi nãi của các người đã dậy rồi sao?'

Anh Tử nói vẻ tức giận: "Từ sáng sớm. Thiếu gia, chờ người cả buổi rồi".

"Ai nha thực xin lỗi" Đỗ Văn Hạo lăn lông lốc bò dậy. "Mau vào giúp ta mặc quần áo".

Anh Tử nói: "Nô tỳ là nha hoàn của phu nhân, không phải là nha hoàn của phòng này. Theo quy định không thể vào trong".

"Phiền phức. Liên nhi không thể không có nha hoàn sao? Cái gì mà là quy củ. Mau vào đi. Ta vội lắm. À đúng rồi. Lần trước ta bảo Vũ Cầm mua mấy nha hoàn, lão mụ tử, nàng có mua không?"

"Phu nhân sợ sau này tân phu nhân không vừa ý với nha hoàn, lão mụ tử mua về. Dù sao người ta cũng là nữ nhi của quan Tể tướng vì thế trong lần thương nghị trước phu nhân có buột miệng hỏi Tể tướng phu nhân. Lão phu nhân cũng rất khách khí nói cho phu nhân chúng ta biết những hạ nhân làm việc vặt thì có thể mua, chỉ cần chịu khó nhưng nha hoàn thiếp thân thì có thể mang về, không nên mua phòng trường hợp không vừa ý. Tể tướng phu nhân nói đợi khi nữ nhi của mình xuất giá sẽ cho mấy nha hoàn thiếp thân làm của hồi môn dùng làm quà ra mắt phu nhân và mấy vị di nương nên phu nhân chỉ mua mấy người làm việc vặt, không mua bất kỳ nha hoàn cho phòng nào. Trong phòng vẫn còn đóng cửa, sao nô tỳ có thể vào?"

Anh Tử đẩy cửa từ bên ngoài. Cánh cửa bị cài then bên trong, Liên nhi vội vàng để thân thể loã lồ xuống giường chạy ra ngoài cởi then cài. Anh Tử cầm đèn lồng đi vào trong phòng, nàng đặt đèn lồng trên bàn, giúp Đỗ Văn Hạo mặc quần áo.

Anh Tử nói: "Thiếu gia của ta ơi, người tóc tai bù xù như vậy đi ra ngoài. Bên ngoài trời tối om như vậy nhất định sẽ hù doạ người khác. Hơn nữa để như vậy không tiện cho luyện võ. Thiếu gia hãy để nô tỳ búi tóc lại, chậm trễ cũng không sao".

Anh Tử sừng sộ kéo Đỗ Văn Hạo ngồi xuống. Nàng cùng Liên nhi giúp hắn trải đầu. Trong tiếng giục giã của Đỗ Văn Hạo nàng vội vàng búi tóc: "Thôi tạm thời cứ như vậy. Sau khi luyện kiếm xong, nô tỳ sẽ giúp thiếu gia trải đầu lại".

Đỗ Văn Hạo vội vàng ra khỏi tiểu viện của Liên nhi. Anh Tử đứng ở bên ngoài nhìn thấy dáng vẻ của hắn cười hỏi: "Nhìn dáng vẻ lôi thôi của chàng này. Anh Tử hầu hạ chàng như vậy sao?"

"Không không. Không thể trách Anh Tử. Là ta dậy muộn, ta sợ nàng chờ lâu sốt ruột nên mới làm qua quýt như vậy" Dựa vào ánh sáng của chiếc đèn lồng treo ở cửa ra vào, Đỗ Văn Hạo nhìn thấy trán Lâm Thanh Đại lấm tấm mồ hôi, hắn ngạc nhiên hỏi: "Chẳng lẽ nàng đã luyện rồi sao?"

"Ừ. Có luyện một lát. Bình thường canh bốn thiếp đã thức dậy luyện công".

"Ai! Nàng đều luỵên một canh giờ sao? Ta không thể dậy sớm như vậy".

"Chàng dậy sớm vậy làm gì? Đây là thói quen từ nhỏ của thiếp. Dù sao chàng cứchỉ luyện kiếm, không cần dậy sớm. Canh năm dậy là được rồi. Luyện nửa canh giờ. Rửa mặt. Đi vào triều".

Đỗ Văn Hạo gật đầu nói: "Sau này tới canh năm nàng cũng không cần tới gọi ta. Nàng cứ chờ ta ở rừng trúc hậu viện. Ta ngủ dậy sẽ tới đó".

"Được. Đi thôi".

Hai người đi tới rừng trúc hậu viện, Đỗ Văn Hạo bắt đầu được Lâm Thanh Đại truyền dạy kiếm pháp.

Lần trước Đỗ Văn Hạo đã học xong căn bản của Phân thân thác cốt thủ. Tố chất cơ thể hắn cũng tốt, lĩnh ngộ nhanh. Sau nửa canh giờ hắn đã có thể đại khái nuốt cả quả táo "nuốt cả quả táo; ăn tươi nuốt sống; nuốt chửng (ví với việc tiếp thu không có chọn lọc)" bộ kiếm pháp sau này sẽ từ từ luyện tập.

Sau khi Đỗ Văn Hạo quay về phòng, Anh Tử hầu hạ hắn rửa mặt, thay quan bào, ăn sáng. Anh Tử tiễn hắn rời khỏi trang viện. Khi ra tới cổng chính, đội thân binh đã đang đợi hắn ở đó.

Đỗ Văn Hạo liếc nhìn cỗ kiệu đặt ở ngay cửa ra vào, cau mày nói với đội trưởng đội thân binh Hứa Văn Cường: "Bây giờ ta là võ tướng, không phải là quan văn, sẽ không ngồi kiệu, phải tập tư duy của võ tướng, phải làm từ việc nhỏ trở đi. Sau này ta xuất môn, không phải trường hợp đặc biệt tất cả đều chuẩn bị ngựa. Thay ngựa!".

"Dạ!" Hứa Văn Cường khom người trả lời. Hắn vội vàng phân công người đi chuẩn bị ngựa.

Chiến mã của Đỗ Văn Hạo được thắng yên cương nhanh chóng được đưa tới. Đỗ Văn Hạo liếc nhìn quan bào trên người, lại cảm thấy không tự nhiên. Quan bào là áo dài của quan văn, cưỡi ngựa rất khó nhưng mà bây giờ đổi quan phục không còn kịp. Hắn quay đầu nhìn Anh Tử nói: "Nhớ kỹ Thiếu gia ta sau này là Đại tướng quân phải mặc nhung trang, không mặc quan bào của quan văn".

Anh Tử vội vàng trả lời.

Đỗ Văn Hạo nhảy lên ngựa, giật cương, giục ngựa bước trên con đường lát đá xanh đi thẳng tới nha môn Tể tướng trong Hoàng cung, cũng là Trung thư tỉnh nha môn.Mặc dù triều Tống có tam tỉnh ( tam tỉnh là chế độ quan chế tam tỉnh. Bắt đầu vào triều Tuỳ, hoàn thiện vào đời Đường. triều Tống tiếp tục sử dụng. Tam tỉnh là Trung thư tỉnh, Môn hạ tỉnh và Thượng thư tỉnh, phân chia nhau khởi thảo chiếu thư, xét duyệt chiếu thư cùng chấp hành chính lệnh, có tác dụng phòng ngừa việc lộng quyền của một cá nhân ở một mức độ nào đó ) nhưng không còn như tam tỉnh như triều Đường. Trung thư tỉnh nắm quyền lực tối cao, ở trong Hoàng cung. Môn hạ và Thượng thư tỉnh không còn quyền quyết định những vấn đề quan trọng, nha môn bị chuyển ra ngoài Hoàng cung.

Đỗ Văn Hạo và đội thân binh cận vệ dừng lại bên ngoài cửa nha môn Tể tướng. Sau khi hắn xuống ngựa, binh lính canh gác ngoài cửa lập tức chào hắn theo nghi thức quân đội.

Đỗ Văn Hạo ngẩng đầu nhìn. Nha môn Tể tướng này quả thực cũng xoàng xĩnh. Dù ngoài cửa trông cũng quyền thế nhưng quá cổ kính. Nước sơn trên cánh cửa đã bong từng mảng, trông không khác gì ngôi miếu Long vương.

Viên quan trực cung kính dẫn Đỗ Văn Hạo vào trong. Sau khi bước qua cổng , qua cửa Thuỳ hoa (một kiểu cửa trong kiến trúc nhà thời xưa, trên có mái, bốn góc buông bốn trụ lửng, đỉnh trụ chạm trổ sơn màu) thì chính là một đại viện theo kiểu Tứ Hợp Viện. Ở chính giữa đại sảnh có treo một tấm biển, sơn đen chữ vàng: "Chính sự đường".

Xung quanh đại viện là hành lang. Hai bên là hai dãy phòng làm việc dài. Bên trong phòng tuy có rường cột chạm chổ ( ví như nhà hoa lệ ) nhưng đều rất cổ xưa. Nếu so với các thiết bị lắp đặt trong những ngôi nhà cao tầng tráng lệ của xã hội hiện đại thì quả thực khác nhau một trời một vực.

Ý một ý giải thích thì quan lại thời cổ đại là "Người đầy tớ của nhân dân". Ít nhất suy nghĩ này mạnh mẽ hơn so với thời hiện đại ở văn phòng làm việc. Thời cổ đại chú trọng "quan không tu sửa nha môn'. Thứ nhất không làm hao tổn tiền bạc cho những hạng mục này. Thứ hai là đặc điểm của tính lưu động xuất quan lại ( quan lại ở kinh thành bị điều về các địa phương làm quan ). Đặc biệt là các quan lại trung cao cấp, theo quy định ba năm chuyển đổi nhiệm vụ một lần. Nhưng trên thực tế còn ít hơn quy định này, chỉ một, hai năm đã thay đổi nhiệm sở, giống như đèn kéo quân vậy. Ngay khi tu sửa nha môn đẹp đẽ, chưa kịp ngồi hưởng thụ đã lại nhấc mông rời khỏi vì vậy không ai muốn bỏ tiền túi ra tu sửa để người khác ngồi hưởng.

Xuyên quan đại sảnh, bước lên bậc thềm chính là Chính sự đường. Hai tên lính đang canh gác cung kính chào theo nghi thức quân đội, vén màn trướng lên, Đỗ Văn Hạo bước vào nội đường.

Treo ở chính giữa đại đường là một bức tranh tiên hạc. Hai bên treo câu đối. Bên dưới, chính giữa đại đường có hai chiếc ghế làm bằng gỗ mun, phía trước là một chiếc bàn tứ phương cũng làm bằng gỗ mun.

Hai bên đại đường đều có bày ba chiếc ghế gỗ mun, cạnh ghế đều có bàn trà hình chữ nhật, cũng làm bằng gỗ mun.

Hai bên trái phải của cửa ra vào có đặt chéo một cái bàn dài cùng với hai chiếc ghế. Bên phải có hai người đang ngồi, trước mặt có giấy bút, nghiên mực, xem dáng vẻ chính là quan lại ghi chép nội dung cuộc họp. Bên kia để không, chắc là để dành cho người báo cáo.

Bên dưới cửa sổ của hai bên đại điện cũng đều đặt hai hàng ghế, chắc là để cho người ngồi dự thính, những chiếc ghế này để trống. Cửa sổ của ba mặt đều đóng chặt, có khá nhiều cửa sổ, trong phòng cũng nhiều ánh sáng.

Tể tướng Vương Giai đang ngồi trên chiếc ghế bên trái đại đường. Chiếc ghế bên phải vẫn để không. Chủ nhân của nó vẫn chưa tới. Người đó nhất định là hữu Tể tướng Thái Xác.

Trong hai hàng ghế hai bên, ghế đầu hàng bên trái vẫn trống. Ngồi nở ghế chính giữa là tả thừa Thượng thư Thái Biện, ngồi cuối cùng là hữu thừa Thượng thư Hoàng Lý.

Ngồi ở ghế đầu bên phải là Xu Mật viện sứ Hàn Chuẩn, ghế chính giữa không có ai ngồi. Ngồi ở ghế cuối chính là phó sứ Xu Mật viện Lâm Hi.

Vương Giai trông thấy Đỗ Văn Hạo bước vào. ông ta đứng dậy, khẽ cúi người chắp tay thi lễ nói: "Đỗ tướng quân tới".

Đỗ Văn Hạo vội vàng bước lên trước, chắp tay thi lễ nói: "Tể tướng đại nhân đến sớm".

"Ha ha. Mời tướng quân ngồi" Vương Giai ra hiệu cho Đỗ Văn Hạo ngồi ở ghế chính giữa bên phải.

Người ngồi đầu tiên bên phải là Hàn Chuẩn. Ông ta là Viện sứ Xu Mật viện, tòng nhất phẩm. Đỗ Văn Hạo là Đô Kiểm Điểm, chính nhị phẩm, thấp hơn một bậc. Mặc dù tam nha và Xu Mật viện đều là hai nha môn lãnh đạo quân đội nhưng cấp bậc không giống nhau. Xu Mật viện cao hơn một bậc so với tam nha. Đỗ Văn Hạo trở thành tam nha Đô Kiểm Điềm, Thái Hoàng Thái Hậu coi trọng nhân tình nên mới nâng hắn lên một bậc, nếu không thì phải kém hai bậc. Lâm Hi tuy là phó sứ Xu Mật Viện, đồng cấp với Đỗ Văn Hạo đều là chính nhị phẩm nhưng Đỗ Văn Hạo là quan chủ sự, ông ta chỉ là tá quan nên đương nhiên phải xếp sau.

Đỗ Văn Hạo chắp tay thi lễ với tử thừa Thượng thư Thái Biện, hữu thừa Thượng thư Hoàng Lý rồi mới ngồi xuống.

Không ai trên đại điện nói lời nào, đương nhiên Đỗ Văn Hạo cũng không nói gì cả. Đợi một lát thì Môn hạ thị lang Chương Hoàng tới sau đó tới hữu Tể tướng Thái Xác cũng tới.


/549

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status