Tống Y

Chương 98: Nhất ba vị bình nhất ba hựu khởi. (*).

/549


Từ trong tủ hồ sơ, Tuyết Phi Nhi lấy ra "khế ước đồng ý giải phẫu", trình bày và giải thích qua tác dụng của văn khế này, yêu cầu người thân thuộc ký tên đồng ý mới có thể giải phẫu. Một trung niên nữ ni thân thể mập mạp tiến lên nói: "Chúng ta là người xuất gia, lục căn thanh tịnh, trần duyên đã tuyệt, cùng thân thuộc không còn quan hệ, bần ni là Không Huệ thủ tọa đệ tử của trụ trì, sẽ do bần ni ký".

Ký xong, Tuyết Phi Nhi giúp Đỗ Văn Hạo tiến hành chuẩn bị giải phẫu.

Lần trước sau khi giải phẫu xong cho Lưu bộ khoái, mấy người Đỗ Văn Hạo nhận định giải phẫu như vậy sau này không ít. Cho nên, những thiết bị liên quan, khí giới cùng thuốc viên đều chuẩn bị đầy đủ, tùy lúc có thể giải phẫu. Bởi vậy, lần này thời gian chuẩn bị cũng không lâu.

Chỉ chốc lát, Đỗ Văn Hạo cùng Bàng Vũ Cầm, Tuyết Phi Nhi liền mặc vào áo dài giải phẫu, mang khẩu trang cùng bao tay, may là đúng lúc giữa trưa, ánh sáng đầy đủ, không cần lo lắng tới vấn đề chiếu sáng.

Đầu tiên do Bàng Vũ Cầm giúp Tĩnh Từ sư thái cắm vào vị quản cùng niệu quản, sau đó cho Tĩnh Từ sư thái phục thuốc tê, Tĩnh Từ sư thái nhanh chóng mê man.

Đỗ Văn Hạo cầm trong tay liễu diệp giải phẫu đao, ổn định tâm thần, tại ổ bụng sư thái cắt thẳng vào thớ thịt, sâu tới ngoài màng bụng, phát hiện màng bụng có ứ máu, phù thũng biến đổi, điều này xác minh suy đoán lúc trước là viên màng bụng mạn tính. Màng bụng mở ra, có nồng đậm mùi dược thảo xuất ra, trong khoang bụng tràn đầy dịch tràng vị, màu đỏ của huyết thủy cùng màu đỏ sậm của dược thang.

Trong khoang bụng sao lại có dược thang?

Đỗ Văn Hạo trong đầu xoay chuyển, lập tức rõ ràng, rất có thể thực quản đã thủng, uống dược thang vào tất nhiên đều theo lỗ thủng chảy vào trong khoang bụng, làm cho khoang bụng bị lây nhiễm nặng hơn, chẳng trách mấy người Cung Minh đại phu, cả ba phái lúc trước dùng dược đều không có tác dụng gì, hơn nữa càng phục thuốc thì bệnh tình càng nặng.

Đỗ Văn Hạo lập tức dùng: ống xi-phông thô sơ hút dược thang, huyết dịch vị tràng trong bụng ra. Sau khi cẩn thận dò xét tình huống thực quản, lại tiếp tục kiểm tra "thập nhị chỉ tràng" (1), thì phát hiện nùng đài cùng chảy dịch, Đỗ Văn Hạo trong lòng vui vẻ quả nhiên không ngoài dự đoán, rất có thể là thập nhị chỉ tràng bị thủng dẫn tới viêm màng bụng. Hơn nữa, nùng đái chính là vùng nhiễm bệnh!

Hắn vừa tiến hành kiểm tra toàn bộ thập nhị chỉ tràng phát hiện có một lỗ thủng. Thật sự là ông trời nể tình. Không có quá làm khó mình. Mặc dù lỗ thủng hơi lớn. Nhưng thuật vá lỗ thủng thập nhị chỉ tràng không làm khó được hắn.

Hắn tiếp tục xem xét từng cơ quan nội tạng trong khoang bụng. Không phát hiện thấy có hiện tượng biến đổi bệnh lý. Lúc này mới bắt tay vào việc tu bổ lỗ thủng thập nhị chỉ tràng.

Lỗ thủng này khá lớn. Nếu cứ miễn cưỡng khâu lại xung quanh vết thương dưới tình huống này cũng không thể khép lại được. Đỗ Văn Hạo quyết định toàn bộ khâu tầng lại. Buộc ga-rô. Đem bó mỡ chày lấp đầy vùng chỗ thủng sau đó buộc ga-rô vào bên ngoài. Sau khi hoàn tất việc khâu vá thì đã nhiễm trùng khắp vùng bụng. Đỗ Văn Hạo đặt ống dẫn xi-phông tự chế, sử dụng dung dịch trừ độc bản thân đã chuẩn bị sẵn cẩn thận vệ sinh rửa sạch khoang bụng, đem tẩy dịch hút ra hết. Sau đó lại cắm ở miệng vết thương để dẫn lưu ra ngoài.

Lo lắng Tĩnh Từ sư thái do tuổi khá lớn mà trong bụng sẽ bị cảm nhiễm. Đỗ Văn Hạo đối với vết mổ ngoài màng bụng dùng thuật thiết khẩu giảm trương tránh sau này vết thương nứt miệng.

Giải phẫu tiến hành rất thuật lợi. Lúc giải phẫu xong thì đã sẩm tối.

Đỗ Văn Hạo dùng nước muối làm cho Tĩnh Từ sư thái tỉnh lại. Đồng thời chẩn sát mạch dập cùng hô hấp của Tĩnh Từ sư thái. Phát hiện triệu chứng bệnh ổn định. Lúc này mới yên lòng thở phào.

Trong lòng hắn cực kỳ cảm thán, thuật tu bổ thập nhị chỉ tràng bị thủng, trong y học hiện đại chỉ là một giải phẫu ngoại khoa phổ thông, bác sĩ ngoại khoa thông thường đều có thể thực hiện. Nhưng mà, thời cổ đại trước đó một ngàn năm, lại không có phương pháp chỉ có thể nằm chờ chết.

Đỗ Văn Hạo khai thang thuốc kháng khuẩn giảm nhiệt và duy trì thể dịch, để cho Tuyết Phi Nhi cùng Bàng Vũ Cầm giúp Tĩnh Từ sư thái phục dụng nhiều lần mỗi lần một lượng nhỏ, còn nói hiện tại ở ruột còn chưa thông khí, tuyệt đối cầm ăn cơm để tránh tạo thành bệnh tắc ruột. Bởi vì đối bệnh khuyết thiếu tĩnh mạch chỉ thì phải nhỏ vào hoặc tiêm vào, bây giờ chỉ có thể thông qua tràng vị cung cấp dược, cũng may tràng vị có thể hấp thu dược thang. Nhiều lần lượng ít cấp thuốc sẽ không phát sinh bệnh tắc ruột. Đợi sau khi thông khí sẽ tiếp tục gia tăng lượng thuốc phục dụng mỗi lần.

Đỗ Văn Hạo dạy Bàng Vũ Cầm dùng kim châm đâm vào các huyệt Tam Lý, Thiên Xu, Hợp Cốc, đẳng huyệt của Tĩnh Từ sư thái, thao tác này có thể trợ giúp chống bụng trước, tràng tê liệt.

Sau khi xử lý xong, Đỗ Văn Hạo cởi áo dài đẩy cửa đi ra. Trong quá trình giải phẫu, nữ ni cùng chúng tín đồ vẫn một mực ngồi trong hậu viện, yên lặng tụng kinh cầu khẩn, thấy Đỗ Văn Hạo đẩy cửa đi ra, cũng vội vàng đứng dậy tiếp đón.

Nhìn thủ tọa Không Huệ sư thái cùng đám người Cung Minh ánh mắt lo lắng, Đỗ Văn Hạo mỉm cười gật đầu: "Sư thái đã chuyển nguy thành an rồi!"

Mọi người kinh hỉ, cùng liên tục tạ ơn.

"A Di đà phật! Thiện tai! Thiện tại..." Chủ tọa đệ tử Không Huệ sư thái của Tĩnh Từ sư thái vui mừng vô cùng, chắp tay hành lễ, đọc lên một tràng pháp hiệu, đang muốn cảm tạ. Đột nhiên thân thể mập mạp của bà chơi vơi, từ từ vô lực ngã xuống đất.

Mọi người đang trong vui mừng tột độ, không ngờ Không Huệ sư thái đột nhiên té xỉu, cũng may nữ ni ở phía sau bà phản ứng nhanh, vội vàng đỡ lấy bà, chỉ là bà ta rất mập, phải mấy nữ ni mới có thể dìu đỡ được. Mọi người liên tục gọi lên, ai nấy quây tụ lại đây, chỉ thấy Không Huệ sư thái hai mắt nhắm nghiền, đã không còn biết việc gì bên ngoài. Vội vàng lay vai bà liên tục gọi, vừa lại ấn vào huyệt nhân trung giữa mũi và miệng nhưng trước sau vẫn bất tỉnh.

Cung Minh gấp giọng nói: "Nhanh! Nhanh đỡ nàng nằm xuống! Mấy ngày nay nàng cực nhọc ngày đêm hầu hạ Tĩnh Từ trụ trì, dẫn tới mệt nhọc hư thoát. Nhanh đi lấy một cốc nước đường!"

Một nữ ni cao lớn khỏe mạnh đỡ Không Huệ, ôm lấy bà cẩn thận đặt lên chiếc giường lúc trước nâng Tĩnh Từ sư thái tới đây. Sau khi nước đường được đưa tới, đang định cho bà uống. Tiền Bất Thu nói: "Khoan đã! Đỗ đại phu, người xem nàng mắt miệng méo xệch, tứ chi không động, chỉ sợ không chỉ hư thoát mà còn trúng gió nữa!"

Cung Minh trong lòng rùng mình, vừa rồi không cẩn thận xem xét bây giờ mới chú ý tới tình huống chân tay cùng vẻ mặt của Không Huệ sư thái quả thật là trúng bệnh phong. Vội vàng cầm lấy cổ tay bà, ngưng thần chẩn mạch, lại nhìn lưỡi đài của bà lấy ra "tam lăng kim châm", châm vào Thập Tuyên Huyệt, ngoài ra còn châm vào ba huyệt Nội Quan, Tam Âm Giao, Phong Trì.

Chỉ chốc lát, Không Huệ sư thái từ từ tỉnh dậy, lầu bầu mấy câu ai nghe cũng không hiểu.

Mọi người luôn miệng hỏi bà cảm thấy như thế nào, Không Huệ sư thái hai mắt nhìn trời cũng không đáp lại câu hỏi của mọi người, khuôn mặt méo mó biến dạng, sắc mặt thống khổ dị thường, miệng chỉ lầu bầu, lời nói lảm nhảm mà mơ hồ không rõ. Không người nào nghe hiểu bà ta nói gì.

Các nữ ni nóng nảy, Tĩnh Từ trụ trì bệnh nặng sinh tử còn chưa rõ, bây giờ thủ tọa đại đệ tử Không Huệ lại trúng gió bị bệnh, nhất thời không biết phải làm sao, cùng nhau quỳ xuống cầu Cung Minh đại phu cứu trị.

Mặc dù Đỗ Văn Hạo thi triển kỹ thuật giải phẫu phần bụng chữa thương cứu sống Tĩnh Từ sư thái, nhưng Cung Minh đại sư ở phủ thành danh khí vang dội, cũng như tiếng tăm của Tiền Bất Thu ở trong huyện này. Gặp phải bệnh hoạn, các vị nữ ni cùng tín đồ vẫn không tự chủ được mà đều cầu khẩn Cung Minh cứu trị.

Cung Minh bảo mọi người dìu tới, vuốt chòm râu trắng ngưng thần chẩn mạch, chỉ chốc lát, nói: "Không Huệ sư thái miệng mắt vặn vẹo, ngôn ngữ không rõ ràng, đầu đau như xé, khuôn mặt hồng xích, xúc động, mạch huyền hoạt. Là ngoại tà xâm nhập vào cơ thể, tổn thương trong kinh lạc dẫn tới tắc nghẽnh, đờm và nước bọt bị ứ đọng.

Bây giờ dùng tê giác, bột ngọc trai, tiên linh tỳ, hoạt thạch, hồ hoàng liên, ác thực, nhân sâm địa đinh thảo, bạch, tàm sa, điềm tiêu, bản lam căn, úc kim, đại hoàng, ngưu hoàng, huyết kiệt, diên hồ sách, hổ thượng làm thuốc dẫn, tất cả hai mươi sáu vị, đem nghiền nhỏ dùng nước sạch hòa vào khuấy đều rồi phục thuốc. Nếu có thể ho khan, nửa đêm sẽ tỉnh lại. Nếu như phục dụng bốn lần mà không ho khan thì... ôi, chỉ sợ không thể chữa trị!"

Các đệ tử của Huệ Không sư thái nhất thời khóc lớn.

Người hầu đi theo Cung Minh dựa theo lời hắn, sau khi ghi lại phương thuốc muốn đưa lại cho lâm Thanh Đại lấy thuốc. Cung Minh gọi lại: "Khoan đã! Đỗ đại phu cùng Tiền đại phu, nhị vị cũng cùng hội chẩn xem xét một chút".

Tiền Bất Thu gật đầu, chẩn mạch, nhìn lưỡi, nói: "Cung đại phu, lão hủ không cùng ý kiến với ngài".

"Ồ? Xin thỉnh giáo?"

"Sư thái đột nhiên bất tỉnh, thần thức hôn muội, Doanh Vệ không thông, chóng mặt choáng váng, ngôn ngữ không rõ ràng, tâm thần không yên. Luận chứng là trúng gió nặng, phải dùng quan hoàn phương**, xạ hương đẳng cửu vị, đều nghiền nhỏ pha với một lít rượu, dùng lửa từ từ đun sôi, cho mật ong vào vừa đủ, sau đó làm thành viên, mỗi lần dùng ba mươi viên. Dùng kinh giới thang, bất kể thời gian".

Cung Minh lắc đầu, nhìn Đỗ Văn Hạo: "Đỗ đại phu, theo ý kiến của ngài, triệu chứng của sư thái có phải thuộc về phong cấp?"

Đỗ Văn Hạo lắc đầu: "Sư thái trúng phong, nhưng có thể nguyên nhân không phải do phong tà!"

Cung Minh cùng Tiền Bất Thu đều rất ngạc nhiên, nhìn qua lẫn nhau, Cung Minh hỏi: "Trúng phong còn có nguyên nhân khác?"

"Đúng vậy, trúng phong không chỉ bởi nguyên nhân phong tà, còn có thể gây ra bởi hỏa,đờm, ứ, hư thoát, bệnh hoạn xưa nay đều do khí huyết khue hư, tim gan thận mất cân đối âm dương, hoặc là do ưu tư tức giận thậm chí là do quá sức v.v... , đều có thể dẫn tới âm suy. Còn có dương kháng lên trên, nội phong thay đổi, đờm hỏa sinh ra, kinh lạc tán loạn, do suy nghĩ nhiều quá mà mụ mị, não mạch tê liệt, máu tràn vào não mạch gây ra trúng phong, tới mức khí huyết tán loạn, cơ quan thần kinh ở não tủy bị tổn thương...".

Cung Minh nhíu mày cắt ngang lời Đỗ Văn Hạo, nói: "Đỗ đại phu nói lão phu nghe không hiểu. Linh Xu có nói: "Hư phong chi tặc (2) làm tổn thương người, thâm nhập sâu vào thân thể, không thể tự đi lại, hư tà làm liệt nửa người, từ ngoài thâm nhập vào cư trú trong Doanh Vệ, Doanh Vệ hơi suy yếu thì tà khí độc khách (3) phát tác gây ra bán thân bất toại". Chưa từng nghe tới nguyên nhân gây phong do hỏa, đờm, ứ, hư? Tiền đại phu, ngài nghĩ sao?"

Tiền Bất Thu gật đầu, cũng nói: "Trọng cảnh y thánh trong Kim Quỹ Yếu Lược cũng có nói: "Phong gây bệnh, làm bán thân bất toại, hoặc cánh tay không thể cử động, đây là bệnh tê chi, mạch vi mà sổ làm cho trúng gió. Cũng không liên quan tới hỏa, đờm, ứ, hư. Chỉ là sư phụ ta biện chứng, phần nhiều là phương pháp khác biệt, Cung đại phu không nên kinh ngạc".

"Thật vậy sao? Đỗ đại phu dùng dược luôn "kiếm tẩu thiên phong" (4), lão hủ cũng từng nghe qua. Nhưng mà, nói về thuật vừa rồi, e rằng... quá mức không thể tưởng tượng nổi rồi?"

Bệnh trúng phong còn có tên là tốt trung, liệt nửa người, bao gồm cả y học hiện đại xuất huyết não, xuất huyết não co rút, màng chu võng xuất huyết sinh ra nhiều loại hình xuất huyết não. Về việc luận nguyên nhân trúng phong cùng cơ chế gây bệnh, thời Tống triều không giống với sau này. Đường Tống trước kia lấy "nội hư tà trung" lập luận, cho rằng trúng phong là do ngoại phong, là thân thể khí huyết khụy hư, mạch lạc trống rỗng, sự bảo vệ bên ngoài không vững chắc, làm cho phong tà nhập vào mạch lạc gây nên bệnh trúng phong. Sau thời Đường Tống thì nghiêng về nguyên nhân bên trong, Kim Nguyên tứ đại gia đưa ra lý luận chữa bệnh "phong, hỏa, đờm, thấp, ứ, trở lạc" phát triển cho đến hiện đại, thì càng thêm tinh tế hơn.

Đỗ Văn Hạo đối với việc trị liệu bệnh trúng phong cũng không nắm chắc, mà bây giờ tranh luận về loại lý luận này cũng không có ý nghĩa, hơn nữa hiện tại trị liệu chứng bệnh trúng phong này lại chủ yếu dùng trung y truyền thống. Hai vị này y đạo cao minh khẳng định so với mình thông thạo hơn. Cũng không cần phải bêu xấu cho người ta chê cười, nên cũng không cần biện bác.

------------------------------------------------------------------

(*) Con sóng thứ nhất chưa qua, con sóng tiếp theo lại tới. Nó giống với câu "sóng gió chưa qua phong ba đã tới" của Việt Nam ta.

(1) Thập nhị chỉ tràng: Đoạn đầu ruột non nối với dạ dày.

(2) Hư phong chi tặc: Tên trộm hư phong, là chỉ gió xâm nhập gây ra bệnh.

(3) Tà khí độc khách: Vị khách không mời tà khí.

(4) Đại ý là cách làm đặc biệt không giống với bình thường.


/549

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status