Hạ Kiến Sơn không chờ đến khi bữa tiệc kết thúc đã vội vàng quay về Vạn Trúc.
Triệu Kiến Hoa lái xe rất nhanh, từng tòa nhà cao tầng xẹt qua ngoài cửa sổ cắt suy nghĩ của Hạ Kiến Sơn thành nhiều mảnh nhỏ, bao gồm cả tiếng nói của Từ Hoài Thanh, tất cả giống như đèn neon không ngừng chớp nháy trong đầu Hạ Kiến Sơn.
“Năm đó chỉ có hai người lọt vào buổi phỏng vấn thứ hai, một người là Annie, người còn lại là Lâm Hồi. Tôi muốn chọn một người rồi để sếp Hạ trao đổi trực tiếp. Thành thật mà nói, lúc ấy tôi thiên về Annie hơn, tuy Lâm Hồi ưu tú nhưng đúng như cậu nói, dù sao cậu ấy cũng tốt nghiệp chuyên ngành giống cây trồng, không hề liên quan đến Vạn Trúc, không đáp ứng được vị trí trợ lý, tương lai đi theo cậu sẽ vô cùng quá sức.”
“Nhưng Lâm Hồi thật sự rất giỏi, cách suy nghĩ và nói chuyện cũng như sự phản ứng với các tình huống đều rất hợp ý tôi. Bản thân tôi cũng thấy đáng tiếc, nên suy nghĩ xem có nên cho cậu ấy thêm một cơ hội, vì vậy tôi hỏi cậu ấy một câu, cậu có năng lực nào khác thể hiện ưu thế của mình nữa không?”
“Lâm Hồi suy nghĩ một lúc, cuối cùng trả lời “Tôi là một trong số những người được hưởng quỹ hũ mật ong.””
“Tôi rất bất ngờ, bởi vì trong suốt quá trình phỏng vấn, cậu ấy chưa từng đề cập đến vấn đề này. Nói thật, đây không xem như ưu thế gì, tôi còn thuận miệng đùa một câu, vậy cậu đến trả ơn hay sao?”
“Tôi nhớ rõ lúc ấy Lâm Hồi ngượng ngùng cười đáp “Vạn Trúc tặng tôi một món quà rất quý giá, tôi rất tò mò nên đến đây”.”
“Tôi cảm thấy có lẽ cậu ấy muốn gặp mặt trực tiếp để cảm ơn cậu, do vậy tôi cho cậu ấy cơ hội này, giao cả hồ sơ của Lâm Hồi và Annie cho sếp Hạ. Nhưng…”
Nhưng Hạ Kiến Sơn không phỏng vấn lần ba, thậm chí còn chưa xem hai bộ sơ yếu lí lịch, trực tiếp chọn một trong hai người làm trợ lý – đây có lẽ là chuyện suy nhất hắn tùy tiện như vậy.
Hạ Kiến Sơn lên đến tầng mười hai, mở cửa văn phòng của Lâm Hồi: Ánh đèn sáng sủa, không gian sạch sẽ. Sau khi Lâm Hồi “từ chức”, ngoài lọ hoa lego kia thì Hạ Kiến Sơn không mang bất cứ thứ gì đi. Mỗi ngày cô lao công đều quét dọn, chỉ chờ ngày chủ nhân của nó quay về.
Hạ Kiến Sơn bỗng thấy căng thẳng.
Tài liệu về quỹ hũ mật ong nằm trên giá sách phía sau bàn làm việc của Lâm Hồi. Từ khi Lâm Hồi đảm nhiệm vị trí trợ lý, anh đã tiếp nhận dự án này. Bởi vì đủ loại nguyên nhân, Hạ Kiến Sơn hơi phản cảm với dự án này, sau khi quỹ được thành lập, hắn không có hứng thú với cơ chế vận hành, đồng thời ít khi hỏi đến. Đối với Hạ Kiến Sơn, sự tồn tại của dự án này chỉ thông qua mấy lời báo cáo hàng năm của Lâm Hồi.
Hạ Kiến Sơn chưa từng nghĩ đến bởi vì dự án này mà Lâm Hồi mới đến bên hắn.
Thật ra Hạ Kiến Sơn đã từng nghi ngờ, thời thơ ấu trong trí nhớ của Lâm Hồi dường như chỉ có bà nội, chưa từng xuất hiện ba và mẹ. Sau khi hai người ở bên nhau, có một lần hắn nghe Lâm Hồi kể ba mẹ đã qua đời, giọng điệu rất bình tĩnh. Hạ Kiến Sơn cho rằng Lâm Hồi cũng giống mình, tình thân đạm bạc, có lẽ xảy ra chuyện không vui nên mới không muốn nhắc đến. Còn chiếc bút máy kia, ngày hắn thổ lộ với Lâm Hồi từng hỏi qua nhưng Lâm Hồi lảng tránh, vì vậy hắn không muốn tìm hiểu sâu hơn.
Nếu liên kết với những chuyện trước đó, lần đầu tiên Lâm Hồi đến nhà hắn ăn cơm, rõ ràng anh tỏ ra rất hứng thú với dự án hũ mật ong. Thậm chí khi Hạ Kiến Sơn nói nó chỉ là công cụ đảm bảo lợi ích thì Lâm Hồi còn phản đối kịch liệt. Hạ Kiến Sơn nên nghĩ ra từ khi đó mới đúng, nhưng đêm hôm ấy có quá nhiều ký ức tốt đẹp, hắn phân tâm nên hoàn toàn xem nhẹ chuyện này.
Hạ Kiến Sơn mở cửa kệ, rút tập văn kiện dán nhãn “Thông tin về người đăng kí dự án hũ mật ong”.
Lúc trước gây dựng lên quỹ hũ mật ong, tập đoàn cung cấp hai lựa chọn theo ý của Hạ Kiến Sơn: Một là số tiền cố định bốn nghìn chín trăm năm mươi tệ nhận ngay từ ban đầu; hai là phần quà định kỳ trong một năm, ngoài phần quà do nhân viên nữ trong công ty chọn thì hai phần quà còn lại dựa theo yêu cầu của Hạ Kiến Sơn: Một chiếc bánh sinh nhật và một chiếc bút máy hiệu AS.
Với Hạ Kiến Sơn, sinh nhật không phải chúc phúc mà là bắt đầu ác mộng, chiếc bút máy trị trá bốn mươi chín nghìn năm trăm tệ là thứ cuối cùng Diêu Thiến Nghi để lại cho hắn, là cái giá của tình thương của mẹ trong trí nhớ Hạ Kiến Sơn.
Chính Hạ Kiến Sơn cũng khó lòng giải thích mình mang tâm tình gì mà bỏ hai thứ này vào hộp quà đại diện cho tình thương của mẹ: Cái tên “hũ mật ong” khiến người ta dễ bị lừa, nó khiến người ta liên tưởng đến những thứ mềm mại, ấm áp và ngọt ngào, đâu ai ngờ nó là lời nói dối nhằm che giấu một lời nói dối khác. Ác ý được bao bọc bởi ngọt ngào đưa đến tay người nhận như thể hoàn thành một hành vi nghệ thuật: Bọn họ vĩnh viễn không biết, đằng sau món quà đại diện cho tình thương của mẹ là một vụ mưu sát.
Một nhà ba người chủ động lẫn bị động mưu sát tình yêu dành cho nhau. Đây là một vở hài kịch vừa chân thật vừa hoang đường. Hạ Kiến Sơn nghĩ hắn là kẻ lừa đảo.
Hạ Kiến Sơn không phải kẻ tỏ vẻ không thèm để ý trong đêm sẻ chia với Lâm Hồi: Không thèm để ý có được, cũng không quan tâm mất đi. Ít nhất Hạ Kiến Sơn nhiều năm trước cũng từng suy sụp sau tất cả những gì mình phải chịu đựng, đến nỗi trút nỗi tức giận và thù hận không thể giải thích rõ trong lòng lên người vô tội. Nhưng càng không ngờ vòng đi vòng lại, cuối cùng người hắn yêu nhất lại giúp hắn gánh vác hết thảy.
Điều hòa tòa nhà đã tắt, đêm đông rét buốt, bàn tay rút văn kiện của Hạ Kiến Sơn run rẩy.
Một chồng tài liệu dày, bao gồm những người được hưởng quỹ trong nhiều năm qua. Hạ Kiến Sơn lật từng hồ sơ, rồi dừng lại.
Lâm Hồi.
Bức ảnh của anh được dán lên hồ sơ, Lâm Hồi trên ảnh chụp ngây ngô non nớt hơn hiện tại rất nhiều, thứ duy nhất không thay đổi là nụ cười. Hạ Kiến Sơn quá quen với nụ cười này, hắn nhìn thấy nó ở nhà vào sáng nay, ở mỗi nơi trong trụ sở Vạn Trúc, mỗi ngày trong suốt tám năm qua, nó giống nhau như đúc.
Hạ Kiến Sơn nhìn tờ giấy A4 mỏng tang, nở nụ cười, sau đó hai mắt dần ửng hồng.
Thế giới này đôi khi thật vô lý.
Hạ Kiến Sơn nhắm mắt, một lúc lâu sau mới mở ra, lấy điện thoại quay số.
“Alo, sếp Hạ…”
“Annie, giúp tôi đặt vé sớm nhất bay đến Dương Thành.”
Thôn Lâm Trang, thị trấn Phong Câu, quận Bình Giang, tỉnh Dương Thành.
Sáng sớm, Lâm Hồi rời khỏi khách sạn, mang câu đối và chữ phúc đã chuẩn bị từ trước về nhà. Xe taxi dừng ven đường cạnh cổng thôn, hướng vào trong là một con đường nhỏ. Lâm Hồi đứng trên giao lộ, băng qua màn sương mù bắt đầu tiến về phía ngôi nhà.
Lâm Hồi bước trên con đường này từ khi còn bi bô tập nói đến khi tốt nghiệp đại học: Khi còn nhỏ, con đường này là đường đất, mỗi lần trời mưa, Lâm Hồi phải mang giày nhựa cùng bà nội bước thậm thụt chậm rãi đi qua; thời cấp hai, con đường này biến thành sỏi đá, cạnh thôn có một nhà máy, vì để tiện đi lại nên chủ nhà máy bỏ tiền mua mấy xe đá để lát bằng; sau đó mấy năm, cũng có nhà đổ đá tiếp, có người vì con cái kết hôn, tiện cho xe đi lại, có người tổ chức mừng thọ cho các cụ, để nở mày nở mặt; đến bây giờ, nó đã thành đường xi măng, thậm chí còn có tên, gọi là đường Tú Anh – Vương Tú Anh, đây là tên bà nội Lâm Hồi, con đường này do Lâm Hồi bỏ tiền ra tu sửa. Lúc ấy cán bộ trong thôn đến cảm ơn, hỏi anh có yêu cầu gì không, anh bèn nói dùng tên bà nội đặt tên đường là được.
Mùa đông ở nông thôn, đồng ruộng chẳng có gì, ven đường toàn cỏ dại, mọc ngang dọc tứ tung, nhìn qua hơi hiu hắt, nhưng Lâm Hồi lại thấy thân thiết vô cùng, anh vừa đi vừa gọi:
“Chào buổi sáng dì ba.”
“Ồ, Tiểu Hồi hử, năm nay cháu về sớm nhỉ?”
“Anh Huy, lâu rồi không gặp, anh gầy quá!”
“Lâm Hồi? Em về từ bao giờ thế, không báo một tiếng gì cả, trưa sang nhà anh ăn cơm.”
“Chú hai, chú chậm lại nào, bên này có cái hố!”
“Ừ, ừ, chú thấy rồi, ôi, là Tiểu Hồi!”
…
Nhà Lâm Hồi nằm phía cuối đường Tú Anh. Nhà đã cũ, Lâm Hồi đứng ở cổng, nhìn chữ “Phúc” màu đỏ dán trên cánh cổng năm ngoái hiện đã bạc màu. Anh lấy chìa khóa trong túi, cắm vào ổ khóa rỉ sét, mở cửa.
Lâm Hồi không chần chờ, nhanh nhẹn tìm chậu, ra giếng múc nước, sau đó dùng giẻ lau dấp nước chữ “Phúc”, anh ngâm nước nó trước, sau đó dùng dao cạo sạch, rồi mới dán chữ mới lên được. Trong lúc chờ đợi, Lâm Hồi trò chuyện với bác gái nhà hàng xóm.
“Tiểu Hồi, sao năm nay cháu về sớm thế?”
Lâm Hồi sờ khăn quàng cổ: “Năm nay cháu nghỉ sớm, hơn nữa cháu còn về Kinh Hoa đón tết nữa.”
Bác gái là người từng trải, thấy Lâm Hồi ngại ngùng thì hiểu ra: “Ai u, cháu có người yêu rồi?”
Lâm Hồi cười: “Vâng, cháu có rồi.”
“Thật sao?” Bác gái hào hứng, “Người kia ở đâu? Tính cách thế nào? Làm công việc gì?”
Lâm Hồi ngẫm nghĩ: “Anh ấy ở Kinh Hoa, diện mạo không tệ, làm cùng công ty cháu.”
“Người bản địa à, thế thì tốt, ba mẹ có thể giúp đỡ các cháu.” Bác gái gật đầu, “Cùng công ty cũng tốt, cùng đi làm rồi cùng tan làm, đi một xe thôi, tiết kiệm tiền.”
Lâm Hồi cười: “Đúng vậy bác, người ta nấu cơm cũng ngon lắm.”
“Ồ, bây giờ không có mấy người trẻ biết nấu cơm đâu. Nhưng bác phải nói cho cháu nghe, chắc chắn người ta ở bên ba mẹ từ nhỏ, đừng bắt người ta làm việc nặng, có chuyện gì thì cháu nhường một chút.”
“Cháu biết, toàn cháu nhường thôi mà.”
Bác gái tán gẫu với Lâm Hồi một lúc, cảm thấy quan hệ giữa cả hai rất tốt, cười nói: “Cháu chuẩn bị bao giờ kết hôn đây? Đừng quên mời bác rượu mừng đấy.”
“Kết hôn ạ, tùy đằng ấy thôi, cháu sao cũng được.” Lâm Hồi trả lời như vậy, trong đầu lại nghĩ nếu bọn họ kết hôn, chẳng lẽ đến Las Vegas đăng ký thật?
Lâm Hồi lấy điện thoại, phát hiện hôm qua anh gửi tin nhắn mà đến giờ Hạ Kiến Sơn vẫn chưa trả lời, không biết có phải lại bận rồi không. Lâm Hồi giơ điện thoại chụp cảnh sắc trước mặt: Những ngôi nhà cao thấp không đều được phủ một màn sương mù mỏng manh và cánh đồng phủ một lớp cỏ xanh tươi. Lâm Hồi gửi cho Hạ Kiến Sơn rồi bổ sung thêm một câu: Chuẩn bị làm việc.
Bác gái nhạy bén, thấy Lâm Hồi xem điện thoại thì vội nói: “Nói chuyện với người yêu đấy à? Đừng chụp cánh đồng, ngoài ruộng làm gì có gì, bác trồng ít rau xanh, bao giờ đi thì hái cho cháu.”
Lâm Hồi mỉm cười đồng ý, lại chụp luống rau xanh mướt, rồi gửi cho Hạ Kiến Sơn, sau đó tắt máy.
Một lát sau, Lâm Hồi thấy thời gian đến rồi, bèn bắt tay vào việc. Cả năm anh về đây hai lần: Tết và tiết Thanh Minh. Ngôi nhà bị bỏ trống từ lâu nên không thể ở, mỗi lần về anh đều ở khách sạn. Dù thế thì mỗi năm đón tết, Lâm Hồi đều lau hết bàn ghế, sau đó mới bắt đầu dán câu đối, giống như cách bà nội làm khi anh còn nhỏ.
Đây không phải công việc đơn giản chỉ cần một, hai tiếng là xong. Nếu là mấy năm trước thì Lâm Hồi không vội, không chừng còn muốn ở lại ăn bữa cơm rồi mới đi. Hiện tại nội tâm nhớ Kinh Hoa, thao tác không khỏi nhanh nhẹn hơn, muốn tốc chiến tốc thắng, tốt nhất có thể về sớm một chút. Lâm Hồi cân nhắc, tay không dừng lại, không những quên livestream dán câu đối cho Hạ Kiến Sơn xem mà còn không rảnh xem điện thoại.
Vì vậy Lâm Hồi không biết nửa tiếng trước, Hạ Kiến Sơn vừa gửi định vị cho anh, địa điểm là sân bay Dương Thành cách thôn nhỏ này mười lăm phút lái xe.
Hạ Kiến Sơn tìm đến nơi theo định vị, sương mù đã tan hoàn toàn, ánh mắt trời xuyên qua tầng mây bao phủ đồng ruộng và nhà cửa. Đây là một nơi xa lạ nhưng vì Lâm Hồi, Hạ Kiến Sơn đặt chân lên mảnh đất này lại cảm thấy thân thiết lạ kỳ.
Hạ Kiến Sơn xem định vị, xác nhận nhà Lâm Hồi ở cuối con đường. Hạ Kiến Sơn liếc tấm biển xanh ở ngã tư, hít sâu rồi bước vào đường Tú Anh, hướng về phía sự tồn tại Lâm Hồi đã nhắc đến vô số lần – nơi này đẹp hơn bất cứ thứ gì trên đời. Đến khi đứng ở cửa, Hạ Kiến Sơn ngẩng đầu: Hơi nhỏ, cũng hơi cũ rồi.
Trên cổng lớn là hai chữ “Phúc” đỏ tươi, dường như còn vương vấn hơi ấm của Lâm Hồi.
Bàn bát tiên xếp ngay ngắn, nghe nói bị cây thang đổ vào nên mẻ mất một góc.
Tấm khăn trải bàn màu trắng thêu họa tiết lót dưới lớp kính hơi ngả vàng và có vài đốm đen.
Băng qua cổng, Hạ Kiến Sơn vào trong sân, trong sân có một cái giếng, bên cạnh là một cái chậu, xung quanh là nước, hẳn là Lâm Hồi mới dùng. Giữa sân không phải cây đào Hạ Kiến Sơn nhớ mãi mà là một gốc mai tươi tốt.
Hạ Kiến Sơn bước đến trước cây mai: Cây mai hơi cao, trên cành có mấy nụ hoa, hương thơm thoang thoảng vấn vương trong không khí.
Không biết tiếng nói chuyện từ đâu truyền đến:
“Tiểu Hồi, cái này dán ở cổng hết à?”
“Vâng ạ, cháu sắp xong rồi.”
“Trưa sang nhà bác ăn cơm nhé?”
“Không được đâu bác, cháu đang vội về, làm xong thì đi luôn ạ.”
“Ừ, tùy cháu. Đúng rồi, vừa nãy bác thấy có người vào nhà cháu, cháu xem có phải trong thôn có ai tìm không?”
“Dạ? Cháu á? Chắc không đâu…”
Tiếng Lâm Hồi từ xa lại gần, tiếng nói chuyện ngày càng rõ ràng cùng tiếng bước chân đạp lên thần kinh căng chặt của Hạ Kiến Sơn. Trái tim đập nhanh hơn, hắn đứng phía sau cây mai, nhìn về phía phát ra âm thanh, cho đến khi gương mặt quen thuộc xuất hiện trước mắt.
“Để cháu xem…”
Lâm Hồi ngơ ngác.
Hạ Kiến Sơn lẳng lặng đứng đó.
Gió thổi qua, hương thơm lan tỏa khắp sân, hoa mai bắt đầu nở.
~Hết chương 52~
Triệu Kiến Hoa lái xe rất nhanh, từng tòa nhà cao tầng xẹt qua ngoài cửa sổ cắt suy nghĩ của Hạ Kiến Sơn thành nhiều mảnh nhỏ, bao gồm cả tiếng nói của Từ Hoài Thanh, tất cả giống như đèn neon không ngừng chớp nháy trong đầu Hạ Kiến Sơn.
“Năm đó chỉ có hai người lọt vào buổi phỏng vấn thứ hai, một người là Annie, người còn lại là Lâm Hồi. Tôi muốn chọn một người rồi để sếp Hạ trao đổi trực tiếp. Thành thật mà nói, lúc ấy tôi thiên về Annie hơn, tuy Lâm Hồi ưu tú nhưng đúng như cậu nói, dù sao cậu ấy cũng tốt nghiệp chuyên ngành giống cây trồng, không hề liên quan đến Vạn Trúc, không đáp ứng được vị trí trợ lý, tương lai đi theo cậu sẽ vô cùng quá sức.”
“Nhưng Lâm Hồi thật sự rất giỏi, cách suy nghĩ và nói chuyện cũng như sự phản ứng với các tình huống đều rất hợp ý tôi. Bản thân tôi cũng thấy đáng tiếc, nên suy nghĩ xem có nên cho cậu ấy thêm một cơ hội, vì vậy tôi hỏi cậu ấy một câu, cậu có năng lực nào khác thể hiện ưu thế của mình nữa không?”
“Lâm Hồi suy nghĩ một lúc, cuối cùng trả lời “Tôi là một trong số những người được hưởng quỹ hũ mật ong.””
“Tôi rất bất ngờ, bởi vì trong suốt quá trình phỏng vấn, cậu ấy chưa từng đề cập đến vấn đề này. Nói thật, đây không xem như ưu thế gì, tôi còn thuận miệng đùa một câu, vậy cậu đến trả ơn hay sao?”
“Tôi nhớ rõ lúc ấy Lâm Hồi ngượng ngùng cười đáp “Vạn Trúc tặng tôi một món quà rất quý giá, tôi rất tò mò nên đến đây”.”
“Tôi cảm thấy có lẽ cậu ấy muốn gặp mặt trực tiếp để cảm ơn cậu, do vậy tôi cho cậu ấy cơ hội này, giao cả hồ sơ của Lâm Hồi và Annie cho sếp Hạ. Nhưng…”
Nhưng Hạ Kiến Sơn không phỏng vấn lần ba, thậm chí còn chưa xem hai bộ sơ yếu lí lịch, trực tiếp chọn một trong hai người làm trợ lý – đây có lẽ là chuyện suy nhất hắn tùy tiện như vậy.
Hạ Kiến Sơn lên đến tầng mười hai, mở cửa văn phòng của Lâm Hồi: Ánh đèn sáng sủa, không gian sạch sẽ. Sau khi Lâm Hồi “từ chức”, ngoài lọ hoa lego kia thì Hạ Kiến Sơn không mang bất cứ thứ gì đi. Mỗi ngày cô lao công đều quét dọn, chỉ chờ ngày chủ nhân của nó quay về.
Hạ Kiến Sơn bỗng thấy căng thẳng.
Tài liệu về quỹ hũ mật ong nằm trên giá sách phía sau bàn làm việc của Lâm Hồi. Từ khi Lâm Hồi đảm nhiệm vị trí trợ lý, anh đã tiếp nhận dự án này. Bởi vì đủ loại nguyên nhân, Hạ Kiến Sơn hơi phản cảm với dự án này, sau khi quỹ được thành lập, hắn không có hứng thú với cơ chế vận hành, đồng thời ít khi hỏi đến. Đối với Hạ Kiến Sơn, sự tồn tại của dự án này chỉ thông qua mấy lời báo cáo hàng năm của Lâm Hồi.
Hạ Kiến Sơn chưa từng nghĩ đến bởi vì dự án này mà Lâm Hồi mới đến bên hắn.
Thật ra Hạ Kiến Sơn đã từng nghi ngờ, thời thơ ấu trong trí nhớ của Lâm Hồi dường như chỉ có bà nội, chưa từng xuất hiện ba và mẹ. Sau khi hai người ở bên nhau, có một lần hắn nghe Lâm Hồi kể ba mẹ đã qua đời, giọng điệu rất bình tĩnh. Hạ Kiến Sơn cho rằng Lâm Hồi cũng giống mình, tình thân đạm bạc, có lẽ xảy ra chuyện không vui nên mới không muốn nhắc đến. Còn chiếc bút máy kia, ngày hắn thổ lộ với Lâm Hồi từng hỏi qua nhưng Lâm Hồi lảng tránh, vì vậy hắn không muốn tìm hiểu sâu hơn.
Nếu liên kết với những chuyện trước đó, lần đầu tiên Lâm Hồi đến nhà hắn ăn cơm, rõ ràng anh tỏ ra rất hứng thú với dự án hũ mật ong. Thậm chí khi Hạ Kiến Sơn nói nó chỉ là công cụ đảm bảo lợi ích thì Lâm Hồi còn phản đối kịch liệt. Hạ Kiến Sơn nên nghĩ ra từ khi đó mới đúng, nhưng đêm hôm ấy có quá nhiều ký ức tốt đẹp, hắn phân tâm nên hoàn toàn xem nhẹ chuyện này.
Hạ Kiến Sơn mở cửa kệ, rút tập văn kiện dán nhãn “Thông tin về người đăng kí dự án hũ mật ong”.
Lúc trước gây dựng lên quỹ hũ mật ong, tập đoàn cung cấp hai lựa chọn theo ý của Hạ Kiến Sơn: Một là số tiền cố định bốn nghìn chín trăm năm mươi tệ nhận ngay từ ban đầu; hai là phần quà định kỳ trong một năm, ngoài phần quà do nhân viên nữ trong công ty chọn thì hai phần quà còn lại dựa theo yêu cầu của Hạ Kiến Sơn: Một chiếc bánh sinh nhật và một chiếc bút máy hiệu AS.
Với Hạ Kiến Sơn, sinh nhật không phải chúc phúc mà là bắt đầu ác mộng, chiếc bút máy trị trá bốn mươi chín nghìn năm trăm tệ là thứ cuối cùng Diêu Thiến Nghi để lại cho hắn, là cái giá của tình thương của mẹ trong trí nhớ Hạ Kiến Sơn.
Chính Hạ Kiến Sơn cũng khó lòng giải thích mình mang tâm tình gì mà bỏ hai thứ này vào hộp quà đại diện cho tình thương của mẹ: Cái tên “hũ mật ong” khiến người ta dễ bị lừa, nó khiến người ta liên tưởng đến những thứ mềm mại, ấm áp và ngọt ngào, đâu ai ngờ nó là lời nói dối nhằm che giấu một lời nói dối khác. Ác ý được bao bọc bởi ngọt ngào đưa đến tay người nhận như thể hoàn thành một hành vi nghệ thuật: Bọn họ vĩnh viễn không biết, đằng sau món quà đại diện cho tình thương của mẹ là một vụ mưu sát.
Một nhà ba người chủ động lẫn bị động mưu sát tình yêu dành cho nhau. Đây là một vở hài kịch vừa chân thật vừa hoang đường. Hạ Kiến Sơn nghĩ hắn là kẻ lừa đảo.
Hạ Kiến Sơn không phải kẻ tỏ vẻ không thèm để ý trong đêm sẻ chia với Lâm Hồi: Không thèm để ý có được, cũng không quan tâm mất đi. Ít nhất Hạ Kiến Sơn nhiều năm trước cũng từng suy sụp sau tất cả những gì mình phải chịu đựng, đến nỗi trút nỗi tức giận và thù hận không thể giải thích rõ trong lòng lên người vô tội. Nhưng càng không ngờ vòng đi vòng lại, cuối cùng người hắn yêu nhất lại giúp hắn gánh vác hết thảy.
Điều hòa tòa nhà đã tắt, đêm đông rét buốt, bàn tay rút văn kiện của Hạ Kiến Sơn run rẩy.
Một chồng tài liệu dày, bao gồm những người được hưởng quỹ trong nhiều năm qua. Hạ Kiến Sơn lật từng hồ sơ, rồi dừng lại.
Lâm Hồi.
Bức ảnh của anh được dán lên hồ sơ, Lâm Hồi trên ảnh chụp ngây ngô non nớt hơn hiện tại rất nhiều, thứ duy nhất không thay đổi là nụ cười. Hạ Kiến Sơn quá quen với nụ cười này, hắn nhìn thấy nó ở nhà vào sáng nay, ở mỗi nơi trong trụ sở Vạn Trúc, mỗi ngày trong suốt tám năm qua, nó giống nhau như đúc.
Hạ Kiến Sơn nhìn tờ giấy A4 mỏng tang, nở nụ cười, sau đó hai mắt dần ửng hồng.
Thế giới này đôi khi thật vô lý.
Hạ Kiến Sơn nhắm mắt, một lúc lâu sau mới mở ra, lấy điện thoại quay số.
“Alo, sếp Hạ…”
“Annie, giúp tôi đặt vé sớm nhất bay đến Dương Thành.”
Thôn Lâm Trang, thị trấn Phong Câu, quận Bình Giang, tỉnh Dương Thành.
Sáng sớm, Lâm Hồi rời khỏi khách sạn, mang câu đối và chữ phúc đã chuẩn bị từ trước về nhà. Xe taxi dừng ven đường cạnh cổng thôn, hướng vào trong là một con đường nhỏ. Lâm Hồi đứng trên giao lộ, băng qua màn sương mù bắt đầu tiến về phía ngôi nhà.
Lâm Hồi bước trên con đường này từ khi còn bi bô tập nói đến khi tốt nghiệp đại học: Khi còn nhỏ, con đường này là đường đất, mỗi lần trời mưa, Lâm Hồi phải mang giày nhựa cùng bà nội bước thậm thụt chậm rãi đi qua; thời cấp hai, con đường này biến thành sỏi đá, cạnh thôn có một nhà máy, vì để tiện đi lại nên chủ nhà máy bỏ tiền mua mấy xe đá để lát bằng; sau đó mấy năm, cũng có nhà đổ đá tiếp, có người vì con cái kết hôn, tiện cho xe đi lại, có người tổ chức mừng thọ cho các cụ, để nở mày nở mặt; đến bây giờ, nó đã thành đường xi măng, thậm chí còn có tên, gọi là đường Tú Anh – Vương Tú Anh, đây là tên bà nội Lâm Hồi, con đường này do Lâm Hồi bỏ tiền ra tu sửa. Lúc ấy cán bộ trong thôn đến cảm ơn, hỏi anh có yêu cầu gì không, anh bèn nói dùng tên bà nội đặt tên đường là được.
Mùa đông ở nông thôn, đồng ruộng chẳng có gì, ven đường toàn cỏ dại, mọc ngang dọc tứ tung, nhìn qua hơi hiu hắt, nhưng Lâm Hồi lại thấy thân thiết vô cùng, anh vừa đi vừa gọi:
“Chào buổi sáng dì ba.”
“Ồ, Tiểu Hồi hử, năm nay cháu về sớm nhỉ?”
“Anh Huy, lâu rồi không gặp, anh gầy quá!”
“Lâm Hồi? Em về từ bao giờ thế, không báo một tiếng gì cả, trưa sang nhà anh ăn cơm.”
“Chú hai, chú chậm lại nào, bên này có cái hố!”
“Ừ, ừ, chú thấy rồi, ôi, là Tiểu Hồi!”
…
Nhà Lâm Hồi nằm phía cuối đường Tú Anh. Nhà đã cũ, Lâm Hồi đứng ở cổng, nhìn chữ “Phúc” màu đỏ dán trên cánh cổng năm ngoái hiện đã bạc màu. Anh lấy chìa khóa trong túi, cắm vào ổ khóa rỉ sét, mở cửa.
Lâm Hồi không chần chờ, nhanh nhẹn tìm chậu, ra giếng múc nước, sau đó dùng giẻ lau dấp nước chữ “Phúc”, anh ngâm nước nó trước, sau đó dùng dao cạo sạch, rồi mới dán chữ mới lên được. Trong lúc chờ đợi, Lâm Hồi trò chuyện với bác gái nhà hàng xóm.
“Tiểu Hồi, sao năm nay cháu về sớm thế?”
Lâm Hồi sờ khăn quàng cổ: “Năm nay cháu nghỉ sớm, hơn nữa cháu còn về Kinh Hoa đón tết nữa.”
Bác gái là người từng trải, thấy Lâm Hồi ngại ngùng thì hiểu ra: “Ai u, cháu có người yêu rồi?”
Lâm Hồi cười: “Vâng, cháu có rồi.”
“Thật sao?” Bác gái hào hứng, “Người kia ở đâu? Tính cách thế nào? Làm công việc gì?”
Lâm Hồi ngẫm nghĩ: “Anh ấy ở Kinh Hoa, diện mạo không tệ, làm cùng công ty cháu.”
“Người bản địa à, thế thì tốt, ba mẹ có thể giúp đỡ các cháu.” Bác gái gật đầu, “Cùng công ty cũng tốt, cùng đi làm rồi cùng tan làm, đi một xe thôi, tiết kiệm tiền.”
Lâm Hồi cười: “Đúng vậy bác, người ta nấu cơm cũng ngon lắm.”
“Ồ, bây giờ không có mấy người trẻ biết nấu cơm đâu. Nhưng bác phải nói cho cháu nghe, chắc chắn người ta ở bên ba mẹ từ nhỏ, đừng bắt người ta làm việc nặng, có chuyện gì thì cháu nhường một chút.”
“Cháu biết, toàn cháu nhường thôi mà.”
Bác gái tán gẫu với Lâm Hồi một lúc, cảm thấy quan hệ giữa cả hai rất tốt, cười nói: “Cháu chuẩn bị bao giờ kết hôn đây? Đừng quên mời bác rượu mừng đấy.”
“Kết hôn ạ, tùy đằng ấy thôi, cháu sao cũng được.” Lâm Hồi trả lời như vậy, trong đầu lại nghĩ nếu bọn họ kết hôn, chẳng lẽ đến Las Vegas đăng ký thật?
Lâm Hồi lấy điện thoại, phát hiện hôm qua anh gửi tin nhắn mà đến giờ Hạ Kiến Sơn vẫn chưa trả lời, không biết có phải lại bận rồi không. Lâm Hồi giơ điện thoại chụp cảnh sắc trước mặt: Những ngôi nhà cao thấp không đều được phủ một màn sương mù mỏng manh và cánh đồng phủ một lớp cỏ xanh tươi. Lâm Hồi gửi cho Hạ Kiến Sơn rồi bổ sung thêm một câu: Chuẩn bị làm việc.
Bác gái nhạy bén, thấy Lâm Hồi xem điện thoại thì vội nói: “Nói chuyện với người yêu đấy à? Đừng chụp cánh đồng, ngoài ruộng làm gì có gì, bác trồng ít rau xanh, bao giờ đi thì hái cho cháu.”
Lâm Hồi mỉm cười đồng ý, lại chụp luống rau xanh mướt, rồi gửi cho Hạ Kiến Sơn, sau đó tắt máy.
Một lát sau, Lâm Hồi thấy thời gian đến rồi, bèn bắt tay vào việc. Cả năm anh về đây hai lần: Tết và tiết Thanh Minh. Ngôi nhà bị bỏ trống từ lâu nên không thể ở, mỗi lần về anh đều ở khách sạn. Dù thế thì mỗi năm đón tết, Lâm Hồi đều lau hết bàn ghế, sau đó mới bắt đầu dán câu đối, giống như cách bà nội làm khi anh còn nhỏ.
Đây không phải công việc đơn giản chỉ cần một, hai tiếng là xong. Nếu là mấy năm trước thì Lâm Hồi không vội, không chừng còn muốn ở lại ăn bữa cơm rồi mới đi. Hiện tại nội tâm nhớ Kinh Hoa, thao tác không khỏi nhanh nhẹn hơn, muốn tốc chiến tốc thắng, tốt nhất có thể về sớm một chút. Lâm Hồi cân nhắc, tay không dừng lại, không những quên livestream dán câu đối cho Hạ Kiến Sơn xem mà còn không rảnh xem điện thoại.
Vì vậy Lâm Hồi không biết nửa tiếng trước, Hạ Kiến Sơn vừa gửi định vị cho anh, địa điểm là sân bay Dương Thành cách thôn nhỏ này mười lăm phút lái xe.
Hạ Kiến Sơn tìm đến nơi theo định vị, sương mù đã tan hoàn toàn, ánh mắt trời xuyên qua tầng mây bao phủ đồng ruộng và nhà cửa. Đây là một nơi xa lạ nhưng vì Lâm Hồi, Hạ Kiến Sơn đặt chân lên mảnh đất này lại cảm thấy thân thiết lạ kỳ.
Hạ Kiến Sơn xem định vị, xác nhận nhà Lâm Hồi ở cuối con đường. Hạ Kiến Sơn liếc tấm biển xanh ở ngã tư, hít sâu rồi bước vào đường Tú Anh, hướng về phía sự tồn tại Lâm Hồi đã nhắc đến vô số lần – nơi này đẹp hơn bất cứ thứ gì trên đời. Đến khi đứng ở cửa, Hạ Kiến Sơn ngẩng đầu: Hơi nhỏ, cũng hơi cũ rồi.
Trên cổng lớn là hai chữ “Phúc” đỏ tươi, dường như còn vương vấn hơi ấm của Lâm Hồi.
Bàn bát tiên xếp ngay ngắn, nghe nói bị cây thang đổ vào nên mẻ mất một góc.
Tấm khăn trải bàn màu trắng thêu họa tiết lót dưới lớp kính hơi ngả vàng và có vài đốm đen.
Băng qua cổng, Hạ Kiến Sơn vào trong sân, trong sân có một cái giếng, bên cạnh là một cái chậu, xung quanh là nước, hẳn là Lâm Hồi mới dùng. Giữa sân không phải cây đào Hạ Kiến Sơn nhớ mãi mà là một gốc mai tươi tốt.
Hạ Kiến Sơn bước đến trước cây mai: Cây mai hơi cao, trên cành có mấy nụ hoa, hương thơm thoang thoảng vấn vương trong không khí.
Không biết tiếng nói chuyện từ đâu truyền đến:
“Tiểu Hồi, cái này dán ở cổng hết à?”
“Vâng ạ, cháu sắp xong rồi.”
“Trưa sang nhà bác ăn cơm nhé?”
“Không được đâu bác, cháu đang vội về, làm xong thì đi luôn ạ.”
“Ừ, tùy cháu. Đúng rồi, vừa nãy bác thấy có người vào nhà cháu, cháu xem có phải trong thôn có ai tìm không?”
“Dạ? Cháu á? Chắc không đâu…”
Tiếng Lâm Hồi từ xa lại gần, tiếng nói chuyện ngày càng rõ ràng cùng tiếng bước chân đạp lên thần kinh căng chặt của Hạ Kiến Sơn. Trái tim đập nhanh hơn, hắn đứng phía sau cây mai, nhìn về phía phát ra âm thanh, cho đến khi gương mặt quen thuộc xuất hiện trước mắt.
“Để cháu xem…”
Lâm Hồi ngơ ngác.
Hạ Kiến Sơn lẳng lặng đứng đó.
Gió thổi qua, hương thơm lan tỏa khắp sân, hoa mai bắt đầu nở.
~Hết chương 52~
/56
|