Trở lại Liệt phủ, tôi nhét giấy Tuyên Thành xuống đáy tủ quần áo, đặt quần áo lên trên. Một tay tôi chống lên tủ, mất một lúc lâu mới bình ổn được những cảm xúc đang hỗn loạn.
Giờ Hợi (khoảng từ 9 giờ đến 11 giờ đêm), trong phòng Liệt Minh Dã vẫn còn ánh nến. Tôi nhẹ nhàng đẩy cửa vào, bưng một chén trà sâm chậm rãi đi đến chỗ cậu ta. Cậu ta đứng ở sau bàn chau mày lại, trên bàn bày một mô hình khu vực và cuốn bản đồ da mở nửa.
Đặt trà sâm lên bàn, tôi nghiêng người nhìn mô hình, phát hiện ra đây là bản đồ địa hình không gian ba chiều thường được dùng trong tác chiến quân sự, trên bản đồ chia ra bốn hướng Đông Tây Nam Bắc cắm sáu lá cờ nhỏ. Biết cậu ta đang nghiên cứu, tôi không quấy rầy, tự mình ra ngoài.
Khi tôi đang định cất bước, cậu ta lại bắt lấy tay tôi trước, ánh mắt vẫn chưa rời khỏi bản đồ. Sau khi ngăn tôi đi xong, cậu ta chỉ chỉ chỗ trống giữa tôi và cậu ta, sau đó đứng lên bắt đầu dời qua dời lại mấy lá cờ nhỏ.
Mới đầu tôi không hiểu ý của cậu ta, buồn bực nhìn chỗ trống cậu ta chỉ. Một lát sau tôi bừng tỉnh, cậu ta đang lặng lẽ yêu cầu, yêu cầu tôi ở bên cạnh làm bạn! Hiểu ý, tôi cười khẽ, đứng tại chỗ không đi nữa. Cậu ta ấy à, ở một mình lại sợ cô đơn.
Cậu ta lấy khóe mắt nhìn tôi, khóe môi cong thành độ cong mê người đẹp mắt. Bưng trà sâm nhấp lên một ngụm rồi buông xuống, tiếp tục nghiên cứu lá cờ nhỏ.
Tôi yên lặng ở bên cạnh, nghiêng đầu nhìn sườn mặt tuấn tú nghiêm túc của cậu ta. Nhìn cậu ta lúc nhổ lá cờ cắm vào chỗ khác, một lát sau lại mở cuốn bản đồ da ra đối chiếu; chắc chắn thì gật đầu, chưa chắc thì lắc đầu; khi nhớ ra thì nhấp một ngụm trà sâm, không nhớ nổi thì phớt lờ nó.
Tôi bỗng nhiên nghĩ đến một từ có thể hình dung cậu ta, đó là “Điềm tĩnh”! Tuy tôi chỉ ngồi đây, khuôn mặt cậu ta mặc dù nghiêm túc, nhưng tôi lại có thể cảm nhận được vẻ điềm tĩnh từ bên trong cậu ta toát ra. Bây giờ cậu ta không liều lĩnh, sắc sảo, chỉ có nghiêm túc và nhẹ nhàng, hai biểu hiện nhìn như hoàn toàn mâu thuẫn lại được thể hiện hoàn mỹ trên người cậu ta!
Trong phòng rất yên tĩnh, chỉ có thể nghe thấy tiếng hai chúng tôi thở nhẹ. Ánh nến màu cam lặng lẽ cháy, nhẹ nhàng lay động, thỉnh thoảng phát ra tiếng cháy rất nhỏ, càng tôn lên sự yên tĩnh. Tôi mỉm cười, cười cậu ta cũng có một mặt làm người ta thấy thoải mái. Sự ấm áp không nồng không gắt chầm chậm lan tỏa ra xung quanh, sau đó là vị ngọt nhàn nhạt từ từ quấn quýt hòa quyện với hơi ấm khiến nó trở nên ngọt ngào. . . . . .
Đêm đã khuya, cậu ta vẫn chưa buồn ngủ, nến đỏ trên bàn sắp hết, tôi nhẹ chân mang nến mới đến thay. Khi cây nến mới ‘theo gót’ cây nến cũ cháy hết, tôi lại chuẩn bị thay tiếp thì cậu ta thở ra một hơi thật dài, ngẩng đầu, bẻ bẻ cổ.
Thấy thế, tôi tạm thời bỏ đi ý định thắp nến, khẽ hỏi, “Cậu không nghiên cứu nữa à?”
“Mệt rồi.” Cậu ta xoay người về phía tôi, tiếng nói có chút khàn khàn, vẻ mặt hơi mệt mỏi.
Tôi tiến lên nửa bước cởi áo cho cậu ta, vừa cởi áo xuống vừa thử hỏi, “Sắp có chiến sự sao?” Tôi chưa bao giờ thấy cậu ta nghiên cứu quân sự xong lại lộ ra vẻ mệt mỏi, chắc chắn chuyện đó phải rất quan trọng nên cậu ta mới thế.
Cậu ta “Ừ” một tiếng, trả lời, “Sợ là sắp rồi.”
Nghe vậy, tôi ngừng tay, ngước mắt lên nhìn cậu ta, hỏi, “Hoàng thượng phái cậu ra trận?”
“Tạm thời vẫn chưa.” Cậu ta lắc đầu, giọng điệu nửa là chờ đợi nửa là lo lắng.
Phù. . . . . . Tôi nhẹ nhàng thở ra, không có là tốt rồi, cậu ta mới chỉ mười bốn tuổi, giờ ra trận là quá sớm! Đạo sĩ kia tiên đoán vận mệnh của của cậu ta là “Đạp gió rẽ sóng, chiến đấu anh dũng đẫm máu”, quả là cuộc sống vô cùng nguy hiểm!
Nói thật, trong lòng tôi hi vọng cậu ta lớn hơn chút nữa hẵng ra trận, tối thiểu phải có thêm chút kinh nghiệm sóng gió, nhiều kiến thức hơn, chứ không phải vì nhận được sự trọng dụng của Hoàng thượng mà mù quáng đi chinh phạt. Làm như vậy với cậu ta, với đất nước, với Liệt phủ mà nói đều không có lợi!
Bởi vì đang suy nghĩ nên tôi ngừng cởi áo, cậu ta nắm cắm tôi nâng mặt tôi lên, ánh mắt sâu thẳm trầm ngâm nhìn đăm đăm vào mắt tôi, nói, “Cô có tâm sự.”
Tôi nắm tay cậu ta nhẹ đẩy ra, lắc đầu, nói dối, “Không có.” Sau đó tiếp tục cởi áo cho cậu ta.
Cậu ta nhíu mày không nói gì, khi cởi áo xong thì lại nắm tay tôi.
Thấy thế, tôi cong môi nở nụ cười tự nhận là không hề có sơ hở, vỗ vỗ mu bàn tay cậu ta, nói, “Đêm đã khuya, đi ngủ sớm một chút, ngày mai còn phải đến quân doanh.” Nói xong, mỉm cười rời khỏi phòng. Tôi biết cậu ta vẫn đứng tại chỗ nhìn tôi, nhưng khi đi ra tôi lại hạ mí mắt xuống không nhìn thẳng vào cậu ta.
Rời khỏi Trúc uyển, khi hai chân bước ra khỏi cổng vòm tôi mới dám thở dài, “Ai. . . . . .” Mọi chuyện luôn thay đổi, muôn vạn biến hóa, dù là cậu ta, hay là tôi cũng chỉ đành đi một bước tính một bước thôi. . . . . .
★
Xem ra thật sự sắp xảy ra chiến tranh, gần đây Liệt Minh Dã không nghiên cứu hình nổi nữa, mà lật xem đống lớn binh thư, chiến phổ, càng hay đến quý phủ của Nhiếp Quang để thảo luận. Nhiếp Quang cũng có một khoảng thời gian không đến Liệt phủ, sợ là quân vụ quấn thân không dứt ra được. . . . . .
Có thời gian rảnh, lúc thì tôi ra ngoài đường, lúc thì ra sau núi rèn luyện thân thể, có thể nhìn thấy nghe thấy người ta nói chuyện, thám thính ít bát quái, tin đồn.
Ngày sinh viết bằng máu và cảnh báo của đạo sĩ trở thành tâm bệnh của tôi, trong mơ nghĩ, ăn cơm nghĩ, rảnh rỗi càng nghĩ. Tôi có ý định hỏi Mục Liễu Nhứ lại lo cô ấy biết tôi đã không còn là “Lăng Tiêu Lạc” nữa nên đành ngậm miệng. Có ý hỏi Liệt Minh Dã, nhưng không muốn quấy rầy cậu ta tập trung vào việc quân. Mỗi một ngày qua đi, nghi ngờ trong lòng cũng càng ngày càng trầm trọng.
Một mình tôi đi ra sau núi, ngoại trừ cây tùng bốn mùa xanh tốt thì đã không còn thấy màu xanh trên núi nữa. Lá cây rụng sạch, chạc cây khô ráp, hoa nhỏ héo tàn, cỏ khô vàng, nhìn đến chỗ nào cũng thấy hiu quạnh, trời đông giá rét khắc nghiệt đã nuốt lấy màu xanh dạt dào sức sống.
Đi tới giữa sườn núi thì tôi chợt nghe thấy âm thanh kỳ lạ, tôi dừng bước, nghiêng tai lắng nghe. . . . . . Âm thanh kỳ lạ khi có khi không, hình như là có người đang đào đất.
Trong đầu hiện ra dấu chấm hỏi, lòng hiếu kỳ thúc đẩy tôi đi về phía bên trái, dưới gốc cây già khẳng khiu héo úa thấy một bóng người màu xanh đậm. . . . . .
Tôi đẩy nhánh cây khô dài chặn ngang đường ra, nhánh đã khô héo, dùng chút sức đã gãy kêu “rắc” một tiếng giòn tan!
Nghe tiếng, cái bóng xanh lập tức ngừng đào đất quay đầu nhìn tôi, khi hai người chúng tôi bốn mắt nhìn nhau thì đều sửng sốt, sau khi thất thần thì cùng vui mừng hét to, “Thảo Hồ (Lăng cô nương)!” Anh ta nở nụ cười xán lạn, tôi đi tới bên cạnh anh ta ngồi xổm xuống, cẩn thận nhìn vật màu trắng to đùng bên cạnh cười nói, “Nấm à.” Y si lại tới đây đào báu vật rồi.
“Đây là ‘nấm trắng đông hoang’, dùng nó nấu canh ngon lắm!” Nói xong, anh ta đưa cây vừa mới đào được tới trước mặt tôi.
Tôi nhận lấy, cẩn thận nhìn cây nấm trắng. Cây nấm tròn mập, màu trắng nõn, gốc to tròn, kích thước từ trên xuống dưới bằng nhau, rất giống chân voi, nấm to mà dày, đưa tới gần mũi thì ngửi thấy một mùi hương nhàn nhạt thấm vào xoang mũi. “Ừ, chỉ ngửi mùi đã thấy thơm rồi.” Tôi gật đầu đồng ý, đặt nấm trắng vào giỏ trúc bên cạnh chân anh ta, trong giỏ đã có không ít nấm, xem ra anh ta đã đào được một lúc rồi.
“Ta đào được rất nhiều, cô cầm về nấu thử đi, bảo đảm cô ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên!” Anh ta cười híp mắt, vừa đáp lời tôi nhưng cũng không quên công việc trong tay. Lại đào ra một cây, cầm cây nấm lay lay trước mặt tôi.
Tôi bật cười, trêu ghẹo nói, “Đồ tham lam!”
“Ha ha…” Anh ta cười chẳng thấy mắt đâu, hai cái lúm đồng tiền hiện thật đáng yêu, trông rất đẹp!
“Tôi giúp huynh nhé.” Tôi cầm “nấm trắng đông hoang” trong tay anh ta, nhẹ nhàng phủi đất đặt vào trong giỏ.
“Ừ!” Anh ta vui vẻ gật đầu.
Bất ngờ chạm mặt, hai người chúng tôi bắt đầu bận việc, đào từ giữa sườn núi đến đỉnh núi, vừa bận việc vừa cười đùa. Khi đào đến đỉnh núi thì trong giỏ đã hết chỗ, “nấm trắng đông hoang” đã đầy ự cả cái giỏ. Cuối cùng anh ta tinh mắt phát hiện có ba cây ở sau tảng đá lớn bị cỏ khô che mất, cầm cái xẻng nhỏ chạy tới.
Thấy thế, đầu tiên tôi sửng sốt, rồi sau đó cười lắc đầu. Anh ta thật đúng là tham quá. Tôi tay chống má, ngồi trên tảng đá chờ anh ta.
Anh ta cẩn thận đào đất, để tránh phá hỏng nguyên liệu ngon miệng tự lớn lên trong trời đông giá rét này. Vốn đã đào được một đoạn, không biết vì sao anh ta lại ngồi xuống, cũng phát ra âm thanh nghi ngờ, “Hở?”
Không biết anh ta nhìn thấy gì, tôi đứng lên khỏi tảng đá đi đến chỗ anh ta, ngồi xổm xuống bên cạnh. Trong cái lỗ anh ta đang đào xuất hiện một vật thể màu vàng sáng lấp lánh.
Hai chúng tôi ngồi đối diện nhau, anh ta gạt đất ra làm lộ ra một góc nhỏ của vật thể màu vàng ấy. Tôi nắm lấy một góc màu vàng nhẹ nhàng giũ giũ, từ chất liệu có thể đoán được đó là một tấm lụa thượng thẳng.
Đào nấm trắng nhưng lại đào được vật khác, điều này khiến lòng hiếu kỳ của hai chúng tôi bỗng nhiên tăng lên. Dưới sự thúc giục của tôi anh ta lấy xẻng đào tiếp, vừa đào vừa đẩy đất trên đấy ra. Không bao lâu sau, toàn bộ tấm lụa vàng đã hiện ra, phía trước phình lên, hình như bọc cái gì đó bên trong.
“Mở ra xem!” Lòng hiếu kỳ càng ngày càng mạnh, đột nhiên tôi cảm thấy thật hưng phấn, chôn trong núi sâu, chẳng lẽ là báu vật hiếm có?
Anh ta ước lượng sức nặng của tấm lụa vàng, miệng không ngừng nói “Không nhẹ”, nắm một góc lớp lụa kéo lên.
Vật bên trong hiện ra ngay trước mắt khiến hai người tôi đồng thời thốt ra tiếng kêu kinh hãi, khó tin khen, “Rất giống thật!”
Vật bên trong là một con thỏ ngọc, to khoảng chừng bằng lòng bàn tay người lớn, từ đầu thỏ đến đuôi thỏ đều được từ điêu khắc từ bạch ngọc. Cihr tiếc chôn ở nơi này không được chăm sóc, khiến hơi ẩm và bụi bẩn ngấm vào ngọc tạo thành khuyết điểm.
“Rất giống thật, giống như vật còn sống vậy!” Tôi khâm phục tay nghề khéo léo của người đã tạo ra vật này, vuốt ve thân thỏ bóng loáng không ngừng tán thưởng.
“Không chỉ thỏ ngọc rất thật, cô xem dải lụa này, mặt trên còn thêu rất nhiều con thỏ nhỏ!” Anh ta trải rộng tấm lụa ra nâng trong lòng bàn tay, vừa cẩn thận, vừa khen ngợi.
Nghe vậy, ánh mắt tôi chuyển hướng. Quả thực con thỏ nhỏ rất sống động, có tĩnh, có động, không thua gì con thỏ điêu khắc!
Hai chúng tôi thở dài rồi khen ngợi thỏ ngọc và tấm lụa, lưu luyến không nỡ dời tầm mắt. Tôi vừa thích không muốn buông tay vừa đoán xem ai đã chôn vật này ở đây? Từ chế tác và chất liệu thỏ ngọc cùng tấm lụa có thể chắc chắn đây là của nhà giàu sang phú quý.
Chợt nghe thấy Thảo Hồ hít một hơi, tôi ngừng suy nghĩ nhìn anh ta, chỉ thấy anh ta nắm chặt góc phải phía dưới tấm lụa nhìn không chuyển mắt.”Sao vậy?” Tôi buồn bực hỏi.
“Là máu!” Giọng anh ta kinh hãi, nắm chặt tấm lụa đưa tới trước mặt tôi.
Nghe vậy, tôi hơi ngạc nhiên, vội nhìn lại. . . . . . Quả nhiên, một mảng màu đỏ sậm đã khô vương trên tấm lụa mềm. Nhìn kỹ, đúng là hai giọt máu gần như chồng lên nhau!
Phát hiện này khiến lời khen của tôi trong phút chốc tan thành mây khói, có máu trên tấm lụa, vậy chủ nhân của thỏ ngọc thì sao? ! Nghĩ đến đây, tôi lập tức cầm thỏ ngọc nhìn trước nhìn sau, cẩn thận kiểm tra trái phải, trên dưới. Khi kiểm tra tới đáy thì phát hiện có khắc mấy hàng chữ nhỏ, vẫn có thể nhìn rõ được đó là ngày sinh tháng đẻ của một người! Bát tự này rất quen, năm sinh, tháng sinh, ngày sinh rất giống Lăng Tiêu Lạc! Không chỉ thế, trên ngày sinh tháng đẻ còn viết một cái tên – Tát Qua Phi!
Đầu tôi trống rỗng, ngừng thở, tim đập mạnh lỡ mất một nhịp. Tôi kinh hãi, đây là tên người khắc hay là tên của chủ nhân ngày sinh tháng đẻ này?! Vì sao trên tấm lụa lại có máu? Vì sao ngày sinh tháng đẻ trên thỏ ngọc lại giống Lăng Tiêu Lạc? Đây là trùng hợp hay là có bí mật khác? !
Thấy sắc mặt tôi thay đổi, Thảo Hồ dùng sức vỗ lên đầu vai tôi, lớn tiếng gọi, “Lăng cô nương, cô làm sao vậy? !”
Tôi hoàn hồn, đồng tử co rút lại, môi hơi mấp máy nhưng không thể phát ra bất kỳ âm thanh nào. Tôi đột nhiên đứng bật dậy, hai tay cầm thỏ ngọc không ngừng run rẩy. Tim vừa nhanh vừa mạnh, mỗi lần nảy lên đều mang đến sự sợ hãi thiêu đốt nóng rực, dường như sắp phá tan lồng ngực tôi!
“Tôi phải về!” Không đáp lại sự lo lắng của anh ta, tôi đoạt lấy tấm lụa trong tay anh ta bọc thỏ ngọc lại, giấu vào trong người rồi chạy xuống núi không quay đầu lại.
“Lăng cô nương! Lăng cô nương!” Phía sau truyền đến tiếng anh ta gọi, tôi không có lòng dạ nào mà để ý tới, một lòng chỉ muốn chạy về Liệt phủ hỏi cho rõ ràng!
Rút cuộc tôi là ai?!
Giờ Hợi (khoảng từ 9 giờ đến 11 giờ đêm), trong phòng Liệt Minh Dã vẫn còn ánh nến. Tôi nhẹ nhàng đẩy cửa vào, bưng một chén trà sâm chậm rãi đi đến chỗ cậu ta. Cậu ta đứng ở sau bàn chau mày lại, trên bàn bày một mô hình khu vực và cuốn bản đồ da mở nửa.
Đặt trà sâm lên bàn, tôi nghiêng người nhìn mô hình, phát hiện ra đây là bản đồ địa hình không gian ba chiều thường được dùng trong tác chiến quân sự, trên bản đồ chia ra bốn hướng Đông Tây Nam Bắc cắm sáu lá cờ nhỏ. Biết cậu ta đang nghiên cứu, tôi không quấy rầy, tự mình ra ngoài.
Khi tôi đang định cất bước, cậu ta lại bắt lấy tay tôi trước, ánh mắt vẫn chưa rời khỏi bản đồ. Sau khi ngăn tôi đi xong, cậu ta chỉ chỉ chỗ trống giữa tôi và cậu ta, sau đó đứng lên bắt đầu dời qua dời lại mấy lá cờ nhỏ.
Mới đầu tôi không hiểu ý của cậu ta, buồn bực nhìn chỗ trống cậu ta chỉ. Một lát sau tôi bừng tỉnh, cậu ta đang lặng lẽ yêu cầu, yêu cầu tôi ở bên cạnh làm bạn! Hiểu ý, tôi cười khẽ, đứng tại chỗ không đi nữa. Cậu ta ấy à, ở một mình lại sợ cô đơn.
Cậu ta lấy khóe mắt nhìn tôi, khóe môi cong thành độ cong mê người đẹp mắt. Bưng trà sâm nhấp lên một ngụm rồi buông xuống, tiếp tục nghiên cứu lá cờ nhỏ.
Tôi yên lặng ở bên cạnh, nghiêng đầu nhìn sườn mặt tuấn tú nghiêm túc của cậu ta. Nhìn cậu ta lúc nhổ lá cờ cắm vào chỗ khác, một lát sau lại mở cuốn bản đồ da ra đối chiếu; chắc chắn thì gật đầu, chưa chắc thì lắc đầu; khi nhớ ra thì nhấp một ngụm trà sâm, không nhớ nổi thì phớt lờ nó.
Tôi bỗng nhiên nghĩ đến một từ có thể hình dung cậu ta, đó là “Điềm tĩnh”! Tuy tôi chỉ ngồi đây, khuôn mặt cậu ta mặc dù nghiêm túc, nhưng tôi lại có thể cảm nhận được vẻ điềm tĩnh từ bên trong cậu ta toát ra. Bây giờ cậu ta không liều lĩnh, sắc sảo, chỉ có nghiêm túc và nhẹ nhàng, hai biểu hiện nhìn như hoàn toàn mâu thuẫn lại được thể hiện hoàn mỹ trên người cậu ta!
Trong phòng rất yên tĩnh, chỉ có thể nghe thấy tiếng hai chúng tôi thở nhẹ. Ánh nến màu cam lặng lẽ cháy, nhẹ nhàng lay động, thỉnh thoảng phát ra tiếng cháy rất nhỏ, càng tôn lên sự yên tĩnh. Tôi mỉm cười, cười cậu ta cũng có một mặt làm người ta thấy thoải mái. Sự ấm áp không nồng không gắt chầm chậm lan tỏa ra xung quanh, sau đó là vị ngọt nhàn nhạt từ từ quấn quýt hòa quyện với hơi ấm khiến nó trở nên ngọt ngào. . . . . .
Đêm đã khuya, cậu ta vẫn chưa buồn ngủ, nến đỏ trên bàn sắp hết, tôi nhẹ chân mang nến mới đến thay. Khi cây nến mới ‘theo gót’ cây nến cũ cháy hết, tôi lại chuẩn bị thay tiếp thì cậu ta thở ra một hơi thật dài, ngẩng đầu, bẻ bẻ cổ.
Thấy thế, tôi tạm thời bỏ đi ý định thắp nến, khẽ hỏi, “Cậu không nghiên cứu nữa à?”
“Mệt rồi.” Cậu ta xoay người về phía tôi, tiếng nói có chút khàn khàn, vẻ mặt hơi mệt mỏi.
Tôi tiến lên nửa bước cởi áo cho cậu ta, vừa cởi áo xuống vừa thử hỏi, “Sắp có chiến sự sao?” Tôi chưa bao giờ thấy cậu ta nghiên cứu quân sự xong lại lộ ra vẻ mệt mỏi, chắc chắn chuyện đó phải rất quan trọng nên cậu ta mới thế.
Cậu ta “Ừ” một tiếng, trả lời, “Sợ là sắp rồi.”
Nghe vậy, tôi ngừng tay, ngước mắt lên nhìn cậu ta, hỏi, “Hoàng thượng phái cậu ra trận?”
“Tạm thời vẫn chưa.” Cậu ta lắc đầu, giọng điệu nửa là chờ đợi nửa là lo lắng.
Phù. . . . . . Tôi nhẹ nhàng thở ra, không có là tốt rồi, cậu ta mới chỉ mười bốn tuổi, giờ ra trận là quá sớm! Đạo sĩ kia tiên đoán vận mệnh của của cậu ta là “Đạp gió rẽ sóng, chiến đấu anh dũng đẫm máu”, quả là cuộc sống vô cùng nguy hiểm!
Nói thật, trong lòng tôi hi vọng cậu ta lớn hơn chút nữa hẵng ra trận, tối thiểu phải có thêm chút kinh nghiệm sóng gió, nhiều kiến thức hơn, chứ không phải vì nhận được sự trọng dụng của Hoàng thượng mà mù quáng đi chinh phạt. Làm như vậy với cậu ta, với đất nước, với Liệt phủ mà nói đều không có lợi!
Bởi vì đang suy nghĩ nên tôi ngừng cởi áo, cậu ta nắm cắm tôi nâng mặt tôi lên, ánh mắt sâu thẳm trầm ngâm nhìn đăm đăm vào mắt tôi, nói, “Cô có tâm sự.”
Tôi nắm tay cậu ta nhẹ đẩy ra, lắc đầu, nói dối, “Không có.” Sau đó tiếp tục cởi áo cho cậu ta.
Cậu ta nhíu mày không nói gì, khi cởi áo xong thì lại nắm tay tôi.
Thấy thế, tôi cong môi nở nụ cười tự nhận là không hề có sơ hở, vỗ vỗ mu bàn tay cậu ta, nói, “Đêm đã khuya, đi ngủ sớm một chút, ngày mai còn phải đến quân doanh.” Nói xong, mỉm cười rời khỏi phòng. Tôi biết cậu ta vẫn đứng tại chỗ nhìn tôi, nhưng khi đi ra tôi lại hạ mí mắt xuống không nhìn thẳng vào cậu ta.
Rời khỏi Trúc uyển, khi hai chân bước ra khỏi cổng vòm tôi mới dám thở dài, “Ai. . . . . .” Mọi chuyện luôn thay đổi, muôn vạn biến hóa, dù là cậu ta, hay là tôi cũng chỉ đành đi một bước tính một bước thôi. . . . . .
★
Xem ra thật sự sắp xảy ra chiến tranh, gần đây Liệt Minh Dã không nghiên cứu hình nổi nữa, mà lật xem đống lớn binh thư, chiến phổ, càng hay đến quý phủ của Nhiếp Quang để thảo luận. Nhiếp Quang cũng có một khoảng thời gian không đến Liệt phủ, sợ là quân vụ quấn thân không dứt ra được. . . . . .
Có thời gian rảnh, lúc thì tôi ra ngoài đường, lúc thì ra sau núi rèn luyện thân thể, có thể nhìn thấy nghe thấy người ta nói chuyện, thám thính ít bát quái, tin đồn.
Ngày sinh viết bằng máu và cảnh báo của đạo sĩ trở thành tâm bệnh của tôi, trong mơ nghĩ, ăn cơm nghĩ, rảnh rỗi càng nghĩ. Tôi có ý định hỏi Mục Liễu Nhứ lại lo cô ấy biết tôi đã không còn là “Lăng Tiêu Lạc” nữa nên đành ngậm miệng. Có ý hỏi Liệt Minh Dã, nhưng không muốn quấy rầy cậu ta tập trung vào việc quân. Mỗi một ngày qua đi, nghi ngờ trong lòng cũng càng ngày càng trầm trọng.
Một mình tôi đi ra sau núi, ngoại trừ cây tùng bốn mùa xanh tốt thì đã không còn thấy màu xanh trên núi nữa. Lá cây rụng sạch, chạc cây khô ráp, hoa nhỏ héo tàn, cỏ khô vàng, nhìn đến chỗ nào cũng thấy hiu quạnh, trời đông giá rét khắc nghiệt đã nuốt lấy màu xanh dạt dào sức sống.
Đi tới giữa sườn núi thì tôi chợt nghe thấy âm thanh kỳ lạ, tôi dừng bước, nghiêng tai lắng nghe. . . . . . Âm thanh kỳ lạ khi có khi không, hình như là có người đang đào đất.
Trong đầu hiện ra dấu chấm hỏi, lòng hiếu kỳ thúc đẩy tôi đi về phía bên trái, dưới gốc cây già khẳng khiu héo úa thấy một bóng người màu xanh đậm. . . . . .
Tôi đẩy nhánh cây khô dài chặn ngang đường ra, nhánh đã khô héo, dùng chút sức đã gãy kêu “rắc” một tiếng giòn tan!
Nghe tiếng, cái bóng xanh lập tức ngừng đào đất quay đầu nhìn tôi, khi hai người chúng tôi bốn mắt nhìn nhau thì đều sửng sốt, sau khi thất thần thì cùng vui mừng hét to, “Thảo Hồ (Lăng cô nương)!” Anh ta nở nụ cười xán lạn, tôi đi tới bên cạnh anh ta ngồi xổm xuống, cẩn thận nhìn vật màu trắng to đùng bên cạnh cười nói, “Nấm à.” Y si lại tới đây đào báu vật rồi.
“Đây là ‘nấm trắng đông hoang’, dùng nó nấu canh ngon lắm!” Nói xong, anh ta đưa cây vừa mới đào được tới trước mặt tôi.
Tôi nhận lấy, cẩn thận nhìn cây nấm trắng. Cây nấm tròn mập, màu trắng nõn, gốc to tròn, kích thước từ trên xuống dưới bằng nhau, rất giống chân voi, nấm to mà dày, đưa tới gần mũi thì ngửi thấy một mùi hương nhàn nhạt thấm vào xoang mũi. “Ừ, chỉ ngửi mùi đã thấy thơm rồi.” Tôi gật đầu đồng ý, đặt nấm trắng vào giỏ trúc bên cạnh chân anh ta, trong giỏ đã có không ít nấm, xem ra anh ta đã đào được một lúc rồi.
“Ta đào được rất nhiều, cô cầm về nấu thử đi, bảo đảm cô ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên!” Anh ta cười híp mắt, vừa đáp lời tôi nhưng cũng không quên công việc trong tay. Lại đào ra một cây, cầm cây nấm lay lay trước mặt tôi.
Tôi bật cười, trêu ghẹo nói, “Đồ tham lam!”
“Ha ha…” Anh ta cười chẳng thấy mắt đâu, hai cái lúm đồng tiền hiện thật đáng yêu, trông rất đẹp!
“Tôi giúp huynh nhé.” Tôi cầm “nấm trắng đông hoang” trong tay anh ta, nhẹ nhàng phủi đất đặt vào trong giỏ.
“Ừ!” Anh ta vui vẻ gật đầu.
Bất ngờ chạm mặt, hai người chúng tôi bắt đầu bận việc, đào từ giữa sườn núi đến đỉnh núi, vừa bận việc vừa cười đùa. Khi đào đến đỉnh núi thì trong giỏ đã hết chỗ, “nấm trắng đông hoang” đã đầy ự cả cái giỏ. Cuối cùng anh ta tinh mắt phát hiện có ba cây ở sau tảng đá lớn bị cỏ khô che mất, cầm cái xẻng nhỏ chạy tới.
Thấy thế, đầu tiên tôi sửng sốt, rồi sau đó cười lắc đầu. Anh ta thật đúng là tham quá. Tôi tay chống má, ngồi trên tảng đá chờ anh ta.
Anh ta cẩn thận đào đất, để tránh phá hỏng nguyên liệu ngon miệng tự lớn lên trong trời đông giá rét này. Vốn đã đào được một đoạn, không biết vì sao anh ta lại ngồi xuống, cũng phát ra âm thanh nghi ngờ, “Hở?”
Không biết anh ta nhìn thấy gì, tôi đứng lên khỏi tảng đá đi đến chỗ anh ta, ngồi xổm xuống bên cạnh. Trong cái lỗ anh ta đang đào xuất hiện một vật thể màu vàng sáng lấp lánh.
Hai chúng tôi ngồi đối diện nhau, anh ta gạt đất ra làm lộ ra một góc nhỏ của vật thể màu vàng ấy. Tôi nắm lấy một góc màu vàng nhẹ nhàng giũ giũ, từ chất liệu có thể đoán được đó là một tấm lụa thượng thẳng.
Đào nấm trắng nhưng lại đào được vật khác, điều này khiến lòng hiếu kỳ của hai chúng tôi bỗng nhiên tăng lên. Dưới sự thúc giục của tôi anh ta lấy xẻng đào tiếp, vừa đào vừa đẩy đất trên đấy ra. Không bao lâu sau, toàn bộ tấm lụa vàng đã hiện ra, phía trước phình lên, hình như bọc cái gì đó bên trong.
“Mở ra xem!” Lòng hiếu kỳ càng ngày càng mạnh, đột nhiên tôi cảm thấy thật hưng phấn, chôn trong núi sâu, chẳng lẽ là báu vật hiếm có?
Anh ta ước lượng sức nặng của tấm lụa vàng, miệng không ngừng nói “Không nhẹ”, nắm một góc lớp lụa kéo lên.
Vật bên trong hiện ra ngay trước mắt khiến hai người tôi đồng thời thốt ra tiếng kêu kinh hãi, khó tin khen, “Rất giống thật!”
Vật bên trong là một con thỏ ngọc, to khoảng chừng bằng lòng bàn tay người lớn, từ đầu thỏ đến đuôi thỏ đều được từ điêu khắc từ bạch ngọc. Cihr tiếc chôn ở nơi này không được chăm sóc, khiến hơi ẩm và bụi bẩn ngấm vào ngọc tạo thành khuyết điểm.
“Rất giống thật, giống như vật còn sống vậy!” Tôi khâm phục tay nghề khéo léo của người đã tạo ra vật này, vuốt ve thân thỏ bóng loáng không ngừng tán thưởng.
“Không chỉ thỏ ngọc rất thật, cô xem dải lụa này, mặt trên còn thêu rất nhiều con thỏ nhỏ!” Anh ta trải rộng tấm lụa ra nâng trong lòng bàn tay, vừa cẩn thận, vừa khen ngợi.
Nghe vậy, ánh mắt tôi chuyển hướng. Quả thực con thỏ nhỏ rất sống động, có tĩnh, có động, không thua gì con thỏ điêu khắc!
Hai chúng tôi thở dài rồi khen ngợi thỏ ngọc và tấm lụa, lưu luyến không nỡ dời tầm mắt. Tôi vừa thích không muốn buông tay vừa đoán xem ai đã chôn vật này ở đây? Từ chế tác và chất liệu thỏ ngọc cùng tấm lụa có thể chắc chắn đây là của nhà giàu sang phú quý.
Chợt nghe thấy Thảo Hồ hít một hơi, tôi ngừng suy nghĩ nhìn anh ta, chỉ thấy anh ta nắm chặt góc phải phía dưới tấm lụa nhìn không chuyển mắt.”Sao vậy?” Tôi buồn bực hỏi.
“Là máu!” Giọng anh ta kinh hãi, nắm chặt tấm lụa đưa tới trước mặt tôi.
Nghe vậy, tôi hơi ngạc nhiên, vội nhìn lại. . . . . . Quả nhiên, một mảng màu đỏ sậm đã khô vương trên tấm lụa mềm. Nhìn kỹ, đúng là hai giọt máu gần như chồng lên nhau!
Phát hiện này khiến lời khen của tôi trong phút chốc tan thành mây khói, có máu trên tấm lụa, vậy chủ nhân của thỏ ngọc thì sao? ! Nghĩ đến đây, tôi lập tức cầm thỏ ngọc nhìn trước nhìn sau, cẩn thận kiểm tra trái phải, trên dưới. Khi kiểm tra tới đáy thì phát hiện có khắc mấy hàng chữ nhỏ, vẫn có thể nhìn rõ được đó là ngày sinh tháng đẻ của một người! Bát tự này rất quen, năm sinh, tháng sinh, ngày sinh rất giống Lăng Tiêu Lạc! Không chỉ thế, trên ngày sinh tháng đẻ còn viết một cái tên – Tát Qua Phi!
Đầu tôi trống rỗng, ngừng thở, tim đập mạnh lỡ mất một nhịp. Tôi kinh hãi, đây là tên người khắc hay là tên của chủ nhân ngày sinh tháng đẻ này?! Vì sao trên tấm lụa lại có máu? Vì sao ngày sinh tháng đẻ trên thỏ ngọc lại giống Lăng Tiêu Lạc? Đây là trùng hợp hay là có bí mật khác? !
Thấy sắc mặt tôi thay đổi, Thảo Hồ dùng sức vỗ lên đầu vai tôi, lớn tiếng gọi, “Lăng cô nương, cô làm sao vậy? !”
Tôi hoàn hồn, đồng tử co rút lại, môi hơi mấp máy nhưng không thể phát ra bất kỳ âm thanh nào. Tôi đột nhiên đứng bật dậy, hai tay cầm thỏ ngọc không ngừng run rẩy. Tim vừa nhanh vừa mạnh, mỗi lần nảy lên đều mang đến sự sợ hãi thiêu đốt nóng rực, dường như sắp phá tan lồng ngực tôi!
“Tôi phải về!” Không đáp lại sự lo lắng của anh ta, tôi đoạt lấy tấm lụa trong tay anh ta bọc thỏ ngọc lại, giấu vào trong người rồi chạy xuống núi không quay đầu lại.
“Lăng cô nương! Lăng cô nương!” Phía sau truyền đến tiếng anh ta gọi, tôi không có lòng dạ nào mà để ý tới, một lòng chỉ muốn chạy về Liệt phủ hỏi cho rõ ràng!
Rút cuộc tôi là ai?!
/90
|