Tư Đồ San nghe vậy, biết là chàng đã gặp mỹ nhân, còn mình thì lại gặp chàng, nhớ lại cảnh tượng lúc nãy, bất giác lại đỏ mặt, ỡm ờ gật đầu.
Diêu Yến Huy tin là thật, cười ha hả nói :
- Vậy là chúng ta không ai cười ai được cả!
Chàng bỗng nhớ lại sự biến hóa của trận pháp, bất giác chau mày nói tiếp :
- Ca ca, trận Bát Quái thứ tám này cũng giống như là tầng thứ ba, hễ động là có biến hóa ngay.
Tư Đồ San nghe vậy bèn nói :
- Chúng ta hãy thử tìm kiếm then chốt chính xem sao!
Thế là hai người quét mắt tìm kiếm nhiều lần, nhưng không nhận ra được gì, và trận Bát Quái này hết sức khác lạ, chỉ cần thoáng cử động là trận thế đã biến hóa, hai người sợ đến ngồi yên không dám nhúc nhích.
Nhưng vì không nghĩ ra được cách phá trận, hai người hết sức sốt ruột, không còn lòng dạ chuyện trò nữa, nào ngờ càng vậy lại càng sốt ruột hơn, và càng không nghĩ ra được cách phá trận.
Thời gian nhanh chóng trôi qua, mặt trời đã ngả sang tây, ráng chiều cũng dần biến mất.
Lúc này hai người đã đói meo, nhưng vừa đưa tay ra định lấy lương khô, trước mắt lại hiện ra các tiên nữ và chiến sĩ, khiến hai người sợ đến không dám thở mạnh, thật vô kế khả thi.
Ráng chiều đã biến mất hẳn, ánh trăng chỉ khuyết chút ít mới tròn đã lại xuất hiện, hai người vẫn chưa nghĩ ra được cách phá trận, lòng chán chường vô hạn.
Đột nhiên, Diêu Yến Huy cảm thấy có vật gì chạm vào y phục phía sau, liền theo phản ứng tự nhiên vươn tay chộp, chạm vào mềm nhũn.
Con vật ấy kinh hãi kêu lên, thì ra là một chú thỏ, vội ôm lấy vào lòng.
Thế là mỹ nữ lại xuất hiện, Diêu Yến Huy vội ổn định tinh thần, thầm nhủ :
- “Con thỏ này rõ ràng là con mà mình đã thấy buổi sáng, dường như nó không phải ở trong trận này. Nhưng nó làm sao vào đây được thế nhỉ?”
Nghĩ vậy chàng bất giác động tâm :
- Nó đã vào được, tất nhiên cũng biết lối ra, vậy sao mình không nhờ nó dẫn đường?
Nghĩ vậy chàng vui mừng khôn xiết, bất giác lơi tay, chú thỏ sợ hãi bỏ chạy, chỉ thấy nó chạy ngoằn chạy ngoèo, Diêu Yến Huy nhớ kỹ trong lòng, rồi thì chú thỏ chợt biến mất dưới một cây cổ tùng.
Diêu Yến Huy cũng chẳng màng đến chú thỏ, liền tức đứng lên, tung mình đến lối chạy của chú thỏ vừa rồi, quả nhiên trận Bát Quái hoàn toàn tĩnh lặng, không hề có chút biến hóa nào.
Diêu Yến Huy mừng rơn, đi đến bên Tư Đồ San cách năm bước, cười nói :
- Ca ca, chú thỏ ấy đã cho chúng ta biết lối ra rồi, ca ca hãy phóng đến chỗ tiểu đệ là bình an vô sự.
Bởi chàng thấy lối chạy của chú thỏ cách Tư Đồ San năm thước, nên đứng lại không dám đến gần, sợ lại sa vào sự sinh khắc trong trân, không thoát ra được.
Tư Đồ San cũng đã thấy tình trạng chú thỏ, nghe vậy nhắm mắt tung mình đến bên cạnh Diêu Yến Huy, Diêu Yến Huy vội đưa tay đỡ lấy, Tư Đồ San cũng thừa thế nép vào lòng chàng.
Giờ hai người đã biết cách thoát thân, chỉ chốc lát đã ra khỏi trận Bát Quái, đưa mắt nhìn bất giác vui mừng khôn xiết, thì ra họ đang ở ngay bên dưới cây cổ tùng, trước mặt là vách núi.
Diêu Yến Huy tiến tới mấy bước, đến gần bên cổ tùng, chú mắt nhìn hồi lâu, không thấy có gì khác lạ, bèn ngoắc tay ra hiệu với Tư Đồ San, rồi liền chui vào trong thân cây, chú ý quan sát chỗ liền nhau giữa thân cây và vách núi, nhưng không hề có dấu vết gì, nghe tiếng bước chân phía sau, bèn ngoảnh lại nói :
- Đây không hề có dấu vết thạch động, xem ra chúng ta đã hoài công rồi!
Tư Đồ San đưa mắt nhìn vách đá một hồi, chau mày nói :
- Ngu ca nghĩ hẳn là có thạch động, nhưng có lẽ là bị thân cây che lấp, không tin hãy thử xem!
Đoạn liền vung tay một chưởng bổ vào vách núi, chỉ nghe “ùng ùng” mấy tiếng, quả nhiên là vách núi rỗng, đúng là cửa động đã bị che lấp.
Diêu Yến Huy hết sức mừng rỡ, nhưng khi nhìn lại cây tùng, bất giác chau mày nói :
- Ca ca, vậy là đã biết trong đấy có thạch động rồi, chả lẽ phải đốn gãy cây tùng này hay sao?
Tư Đồ San nghe vậy lặng người, thầm nhủ :
- “Cửa động này bị cây tùng che lấp, muốn vào động bắt buộc phải đốn gãy cây, nhưng cây to thế này, muốn đốn gãy đâu phải chuyện dễ dàng”.
Nhưng nàng vẫn gật đầu nói :
- Chẳng có cách nào khác hơn, đành phải đốn gãy thôi!
Diêu Yến Huy nghe vậy cũng đồng ý, nhưng nghĩ không có dụng cụ, lại chau mày nói :
- Ca ca, chúng ta không có dụng cụ, lấy gì để đốn cây đây?
Tư Đồ San ngẩn người, nàng quả chưa nghĩ đến vấn đề ấy, bèn chau mày suy nghĩ, bỗng thấy trên ngọn cây bóng trắng nhấp nhoắng, liền chú mắt nhìn, chỉ thấy trên vách núi ở ngọn cây có một lỗ to cỡ miệng bát, một con thỏ trắng chui nhanh vào đó.
Nàng liền đến gần nhìn kỹ, bất giác mừng rỡ reo lên :
- Huy đệ, đến xem mau! Cửa động không phải bị cây tùng che lấp, mà là ở đây!
Diêu Yến Huy tung mình đến, đứng sóng vai với Tư Đồ San, đưa mắt nhìn, chỉ thấy lỗ nhỏ tuy ở gần cây tùng, nhưng thoai thoải vươn vào trong, chứng tỏ là cửa động bị vách núi che lấp chứ không phải cây tùng.
Diêu Yến Huy vui mừng vì không phải đốn cây, nhưng thấy vách núi không hề có vết nứt, lại bất giác ngẩn người, thầm nghĩ :
- “Vách núi bằng phẳng không có vết nứt, vậy làm sao...”
Chàng nghĩ đến đó bỗng bị một đốm bụi xám cỡ đồng tiền trên vách núi lôi cuốn, bèn ngưng nghĩ ngợi, đưa tay phủi đốm xám đấy.
Nhưng phủi một cái, đốm xám không nhúc nhích, lấy làm lạ, lại đưa tay phủi mạnh, đốm xám vẫn nằm yên một chỗ.
Nhưng lần này chàng đã nhận ra đó không phải là bụi, mà là chung nhũ mọc trên vách đá chỉ nhô lên chưa đầy một phân nên rất khó phát hiện ra.
Diêu Yến Huy lắc đầu bỏ tay xuống, bỗng lại nghĩ đến chung nhũ với vách đá có màu khác nhau, bèn thắc mắc đưa tay lên ấn mạnh, liền cảm thấy đốm xám lún xuống, vách đá vang lên tiếng “ầm ầm” rền rĩ, như đá nứt núi lở, chàng hoảng kinh nắm tay Tư Đồ San tung mình lùi sau tám thước.
Tư Đồ San đang đắm chìm trong suy tư, đột nhiên bị Diêu Yến Huy nắm tay kéo lui, đồng thời thấy nghĩa đệ ra chiều kinh ngạc, nàng lấy làm lạ đưa mắt nhìn lên vách núi, bất giác mừng rỡ reo lên :
- Ồ! Huy đệ hãy xem, thạch động...
Diêu Yến Huy định thần lại, nghe vậy ngoảnh lại nhìn, mừng đến nhảy cẫng lên, dang tay ôm chầm lấy Tư Đồ San, hớn hở nói :
- Ca ca, Quả đúng là thạch động, chúng ta vào mau lên!
Nói xong, bỗng châu mũi đến gần hít một cái thật mạnh, thì ra chàng lại ngây ngẩn bởi hương thơm ngây ngất từ trên người Tư Đồ San toát ra.
Tư Đồ San bị Diêu Yến Huy ôm chặt, bất giác mặt đỏ bừng, tim đập dữ dội, lại thấy chàng ngửi người mình, càng thêm thẹn thùng, vội đẩy Diêu Yến Huy ra nói :
- Huy đệ sao thế này? Lớn vậy mà còn như trẻ con, không sợ xấu hổ sao?
Diêu Yến Huy ngớ người, liền tức nóng bừng mặt, ngượng ngùng nói :
- Tiểu đệ quá vui mừng nên nhất thời sỗ sàng, mong ca ca chớ trách, tiểu đệ xin lỗi!
Đoạn vòng tay xá dài. Tư Đồ San cười khúc khích nói :
- Thôi, đừng vớ vẩn nữa, ngu ca nào dám trách Huy đệ, thạch động ở đâu biến ra, nói cho ngu ca nghe với!
Diêu Yến Huy gật đầu, bèn kể lại chuyện ngẫu nhiên ấn vào đốm xám, thạch động xuất hiện. Nghe xong, Tư Đồ San mỉm cười nói :
- Tất cả những gì ở đây thật quá ư ảo diệu, thảy đều ngoài sức tưởng tượng của con người. Huy đệ, chúng ta hãy vào thử xem có Bách Hội chân kinh hay không.
Đoạn cất bước định đi vào, bỗng “à” một tiếng, cười nói :
- Chúng ta suốt cả ngày chưa ăn uống gì, đã đói quá rồi, ăn xong hẵng vào cũng chẳng muộn.
Diêu Yến Huy khi nãy mải nghĩ đến chuyện thạch động trên núi nên quên cả đói, giờ nghe Tư Đồ San nhắc, quả nhiên dạ dày đang kêu gào dữ dội, bèn gật đầu, lấy lương khô ra cùng Tư Đồ San ngồi xuống trước cửa động ăn ngấu nghiến. Lát sau, hai người đã giải quyết xong vấn đề dân sinh, đứng lên cùng nhìn nhau cười, đi đến gần cửa động quan sát.
Chỉ thấy thạch động này đã trải qua sức người tu sửa, cao khoảng một trượng và rộng ba trượng, bên trong tối om và sâu thẳm. Điều lạ lùng là tảng đá chắn bít cửa động khi nãy đã biến mất, chỉ để lại dấu vết trên vách núi đá, cũng cùng màu xám như nút mở khi nãy.
Tư Đồ San lấy hỏa tập ra, ngoẹo đầu cười nói :
- Huy đệ, chúng ta hãy thăm dò thử xem!
Đoạn khoác tay Diêu Yến Huy đi vào thạch động. Hai người sánh vai nhau tiến tới, được chừng mười mấy trượng, thạch đạo trở nên chật hẹp chỉ đủ cho một người qua.
Tư Đồ San cầm hỏa tập đi trước, Diêu Yến Huy theo sau. Đi được chừng mười mấy trượng, Tư Đồ San cảm thất va vào vật gì mềm nhũn, bất giác giật mình lùi sau hai bước, nào ngờ chân lại dẫm trúng một vật mềm khác, nàng kinh hãi hét lên thảng thốt, lùi sau ba bước, ngã vào lòng Diêu Yến Huy.
Diêu Yến Huy không hiểu vì sao Tư Đồ San lại sợ hãi, vội vòng tay ôm lấy nàng, chạm phải cảm thấy mềm như bông, ngạc nhiên thầm nhủ :
- “Ngực của ca ca thật nảy nở, nhưng sao không rắn chắc thế nhỉ?”
Lòng tuy nghĩ vậy, nhưng chàng không quên thực tại, vội buông một tay ra với lấy hỏa tập, đưa soi xuống đất, khi nhìn rõ bất giác phì cười.
Tư Đồ San dở khóc dở cười mắng :
- Đồ súc sanh!
Đoạn giật lấy hỏa tập, vùng khỏi tay Diêu Yến Huy, tiếp tục tiến tới. Diêu Yến Huy mỉm cười, tiếp tục theo sau.
Thì ra Tư Đồ San đã va phải một chú thỏ, chú thỏ hẳn là định ra ngoài động, bỗng bị Tư Đồ San một chân va trúng, bèn thoáng dừng lại, khi Tư Đồ San thoái lui, chú thỏ lại định xông ra, nhưng vì trong động thiếu ánh sáng lại chật hẹp, nên lại va phải Tư Đồ San lần nữa.
Đàn bà con gái trời sinh sợ rắn, dù là thân hoài tuyệt học, Tư Đồ San đương nhiên cũng không ngoại lệ, nàng hai lần va phải thỏ, cứ ngỡ là rắn, nên mới sợ hãi ngả vào lòng Diêu Yến Huy.
Khi bàn tay Diêu Yến Huy chạm trúng nhũ hoa, nàng rúng động toàn thân, mặt mày đỏ bừng, may nhờ nàng đi trước nên không bị Diêu Yến Huy phát hiện.
Sau đó nhìn rõ là một chú thỏ, lòng hết sức hổ thẹn bèn mượn lời mắng “súc sanh” để khỏa lấp và vùng khỏi tay Diêu Yến Huy. Diêu Yến Huy biết tâm trạng nàng, cũng cất bước theo sau. Hai người lẳng lặng đi tiếp khoảng hai trượng, Diêu Yến Huy bỗng cười nói :
- Ca ca, ngực của ca ca rất là nảy nở, giống hệt như con gái vậy!
Tư Đồ San rúng động cõi lòng, vờ nạt :
- Chớ có nói bậy. Ồ! Huy đệ, kia chẳng phải thạch thất là gì?
Diêu Yến Huy tiến tới hai bước, đứng sóng vai cùng với Tư Đồ San, quả thấy trước mặt là một gian thạch thất toàn bằng bạch ngọc, bèn đưa tay lên hộ ngực, tung mình vào thạch thất trước.
Chàng quét mắt nhìn, chỉ thấy thạch thất rộng chừng ba trượng, vách và mái trên toàn bằng bạch ngọc và có khảm mười mấy viên minh châu to cỡ nắm tay, phát ra ánh sáng hết sức dịu dàng, nhưng không chiếu ra ngoài thạch thất.
Ngay cửa sổ vào có một lư đồng to lớn, tả hữu hai bên vách đều có một chiếc bàn, trước bức vách đối diện có một chiếc bàn ngọc, dài khoảng tám thước và rộng năm thước, trên giường có một chiếc bồ đoàn màu xám, chẳng rõ bằng vật liệu gì mà sáng lấp lánh.
Trên giường khoảng sáu thước có một chiếc bàn dài một trượng và rộng hơn hai thước, chính giữa là một chiếc đỉnh bạch ngọc ba chân cao hơn một thước, trong đỉnh có một cành linh chi chín lá màu tím, hình dạng như tán dù, giữa đang kết trái to cỡ quả lý, hương thơm lạ kỳ tỏa ra thoang thoảng. Cách bàn khoảng năm thước có một chiếc đệm bái giống như chất liệu của chất bồ đoàn trên bàn, ngoài ra không còn vật gì khác nữa.
Diêu Yến Huy sau khi quan sát sự bày trí trong thạch thất, liền biết nơi đây hẳn là nơi chân tu của bậc dị nhân tiền bối, tuy nhận thấy đã lâu không có người trú ngụ, nhưng mình là phận hậu bối, cần phải kính lão hiền, liền định dùng lễ hậu bối tham bái.
Lúc này phía sau có tiếng y phục phất gió, Diêu Yến Huy biết là nghĩa huynh của mình đã vào đến, không quay đầu lại nghiêm túc nói :
- Ca ca, đây rất có thể là nơi cất giấu Bách Hội chân kinh, và còn là chốn tu chân của dị nhân tiền bối, chúng ta là phận hậu bối võ lâm, phải tham bái mới được!
Dứt lời, liền quỳ xuống bên trái đệm bái, hướng về giường ngọc lạy ba lạy.
Tư Đồ San là đệ tử của một tông sư, đương nhiên là biết lễ nghĩa võ lâm, tuy trong thạch thất không thấy dị nhân tiền bối, nhưng kẻ hậu bối đã tự ý xộc vào nơi chân tu của bậc tiền bối, thấy vật như thấy người, không thể thất lễ, hơn nữa đây có lẽ chính là tiền bối của bổn môn. Nàng thấy nghĩa đệ quỳ tránh sang một bên, bất giác thầm khen chàng khiêm tốn biết lễ nghĩa, bèn quỳ xuống bên trái đệm bái, cùng hướng về giường ngọc lạy ba lạy.
Hai người lạy xong, vừa mới đứng lên, bỗng nghe “ầm” một tiếng rền rĩ, bức vách phía sau giường ngọc đã tách ra làm hai, chính giữa hiện ra một cửa tròn, bên trong là một gian bí thất. Tư Đồ San thấy vậy tột cùng kinh ngạc, liền tức ngoắc tay ra hiệu với Diêu Yến Huy, rồi tung mình vào bí thất, Diêu Yến Huy cũng liền theo sau lướt vào.
Bí thất này vuông vức khoảng tám thước, cũng bằng bạch ngọc, nơi giữa có một chiếc giường, trên là một lão tăng áo vàng ngồi xếp bằng ngay ngắn, hai tay chắp trước ngực, mặt mày xanh xao, mày dài đến mai tóc, hai mắt khép hờ, mặt đầy vẻ từ bi.
Trên đất dưới giường có một hộp ngọc vuông vức dài hơn thước và cao hơn ba tấc, trên có bốn chữ vàng “Bách Hội chân kinh” và bên cạnh là một thanh kiếm cũ kỹ và chạm trổ tinh vi.
Tư Đồ San vui mừng khôn xiết, chí bảo bản môn đang ở trước mặt, lão tăng áo vàng hẳn là tiền bối bản môn, vội vàng cung kính quỳ xuống lạy ba lạy, cắp lấy hộp ngọc và bảo kiếm lên, chợt thấy dưới hộp ngọc có một mảnh giấy, liền cầm lên xem, chỉ thấy viết: “Người được bảo vật hãy tức tốc rời khỏi đây, kẻo bị ngọc thất giam hãm”.
Tư Đồ San xem xong, vội quay sang Diêu Yến Huy nói :
- Ra khỏi đây ngay.
Rồi liền tung mình ra khỏi ngọc thất.
Diêu Yến Huy bởi biết Bách Hội chân kinh là vật của sư môn nghĩa huynh, nên sau khi vào bí thất chỉ hành lễ với lão tăng, xong rồi là không màng đến việc khác nữa, lúc này nghe nghĩa huynh thúc hối, cũng vội tung mình ra khỏi bí thất, chân vừa chạm đất, phía sau đã vang lên một hồi tiếng động khẽ, cửa thất đã khép lại, không hề để lại chút dấu vết nào.
Tư Đồ San đặt hộp ngọc lên giường, cầm trường kiếm trong tay phải, nhẹ ấn nút cài “soạt” một tiếng, bảo kiếm ra khỏi bao khoảng hai tấc đã toát hơi lạnh, tiện tay rút ra xem, thân kiếm rộng cỡ ba ngón tay và dài ba thước, tỏa ánh sáng chóa lòa màu lam sậm, một làn hơi trắng như sương dày hơn thước bao phủ cả thanh kiếm, nhẹ vung động, khí lạnh tỏa ra, ánh lam chớp chóa, co ngón tay búng nhẹ, tiếng vang như long ngâm. Chuôi kiếm khảm đầy các loại bảo thạch, trên có hai chữ “Tùng Vân”, quả là một kỳ trân hiếm thế.
Tư Đồ San tra kiếm vào bao, đưa đến trước mặt Diêu Yến Huy nói :
- Huy đệ, ngu ca được Huy đệ vì đại nghĩa trợ giúp, đã lấy được Bách Hội chân kinh, không có vật gì trao tặng, hãy nhận lấy Tùng Vân kiếm này vậy.
Diêu Yến Huy thoái lui năm sáu bước, lắc đầu nói :
- Ca ca sao thế này? Tùng Vân kiếm là chí bảo của quý môn, sao thể tùy tiện tặng cho kẻ khác.
Tư Đồ San ngẩn người, nàng không ngờ Diêu Yến Huy lại từ chối. Nhưng nàng cũng rõ hơn về vị nghĩa đệ này, quyết tâm phải tặng thanh bảo kiếm này cho chàng, bèn nghiêm giọng nói :
- Huy đệ, Tùng Vân kiếm tuy là vật của bản môn, nhưng gia sư không hề bảo là phải thu hồi, đó có lẽ gia sư không hề biết là có thanh kiếm này. Hơn nữa, Huy đệ còn giúp ngu ca thu hồi Bách Hội chân kinh, đã vất vả suốt mấy ngày trời và có nhiều chỗ bí ảo cũng là nhờ Huy đệ phát hiện mới tìm được một cách thuận lợi thế này, vậy chứng tỏ Huy đệ phúc duyên sâu dày, nếu ngu ca mà không kết giao với Huy đệ, Bách Hội chân kinh với Tùng Vân kiếm này hẳn đã về tay Huy đệ, sao Huy đệ còn khách sáo đối với Tùng Vân kiếm chứ?
Diêu Yến Huy vẫn lắc đầu nói :
- Ca ca nói vậy sai rồi, tiểu đệ chỉ là đi theo ca ca cho có lệ thôi, đâu có gì đáng nói. Hơn nữa ca ca giờ đã tìm được Bách Hội chân kinh, từ nay rất cần một thanh bảo kiếm sử dụng, nếu trao Tùng Vân kiếm cho tiểu đệ chẳng phải là phí phạm bảo vật sao? Ca ca hãy cất lấy là hơn!
Tư Đồ San vô phương, hơn nữa chàng nói cũng có lý, nhưng nàng lòng đã quyết, lời đã nói ra đâu dễ thay đổi. Nàng vừa định khuyên tiếp, bỗng thấy trái cây do Cửu Diệp Linh Chi kết đã trở nên màu tím và sáng óng ánh, hương thơm ngào ngạt như đã chín mùi như sắp rụng xuống. Nàng chợt động tâm, một ý nghĩ lướt nhanh qua đầu, vội quát :
- Huy đệ, hãy đón lấy quả cây kia mau!
Diêu Yến Huy đang nghĩ cách từ chối nhận kiếm thế nào mới hợp lý, bởi biết tính Tư Đồ San đã nói là cương quyết thực hiện, bỗng nghe Tư Đồ San quát, bất giác giật mình, rồi liền vỡ lẽ.
Bởi khi nãy chàng đã lùi sau mấy bước, lúc này đang đứng bên ngọc đỉnh, nên liền theo phản ứng tự nhiên đưa tay ra, quả linh chi rơi ngay trên lòng bàn tay, vừa định tiến tới trao cho Tư Đồ San.
Tư Đồ San hiểu ý, liền vội nói :
- Huy đệ, đừng đến đây. Hãy ăn ngay rồi ngồi xuống vận công mau.
Diêu Yến Huy vẫn đi tới, trao quả linh chi ra và nghiêm giọng nói :
- Ca ca, quả Cửu Diệp Linh Chi này là do tiền bối quý Môn đã tốn bao tâm huyết trồng dưỡng mới thành, tiểu đệ sao có thể ăn được? Ca ca ăn là đúng hơn!
Tư Đồ San lùi sau mấy bước, nài nỉ :
- Huy đệ thật là cố chấp, ngu ca có được Bách Hội chân kinh là hoàn toàn nhờ Huy đệ, Huy đệ nói là bảo kiếm không dùng làm gì, thì thôi cũng tạm được, sao ngay cả một quả cây cũng từ chối chứ? Chả lẽ ngu ca có gì đắc tội Huy đệ hay sao? Thôi hãy ăn mau đi!
Diêu Yến Huy chau mày :
- Ca ca đâu có gì đắc tội với tiểu đệ, thật là quả Cửu Diệp Linh Chi rất khó có được, tiểu đệ đâu có tư cách ăn, ca ca là một kỳ tài tiền đồ vô hạn, đang cần kỳ dược tăng cường công lực hầu có thể diệt trừ...
Tư Đồ San thấy nghĩa đệ cố chấp quá đáng, bất giác tức giận nhướng mày, rút Tùng Vân kiếm ra, một tay nắm lấy góc áo hằn học nói :
- Huy đệ đã cố chấp đến vậy, ngu ca cũng không sao ép buộc, nhưng tình kết nghĩa giữa chúng ta sẽ cắt áo đoạn tuyệt từ đây, quả cây này không ăn thì vứt bỏ, và Bách Hội chân kinh ngu huynh cũng không cần nữa.
Đoạn giơ kiếm lên dợm cắt góc áo, Diêu Yến Huy cả kinh thất sắc, thầm nghĩ nếu không ăn quả linh chi này hẳn là không xong, kẻo tuy không muốn tuyệt tình kim lan, nhưng vì nghĩa huynh có thể nhờ vào kỳ dược, sớm thấu triệt võ công trong Bách Hội chân kinh, trừ tà diệt ma, xem ra còn có giá trị hơn.
Bây giờ nghĩa huynh đã không cần quả linh chi mà còn đòi bỏ luôn cả Bách Hội chân kinh, thật là một điều kinh khủng. Hiện nay đạo yếu ma mạnh, nếu vì vậy mà Bách Hội chân kinh lọt vào tay bọn ác, hẳn sẽ gieo rắc vô vàn tai họa thảm khốc cho giới võ lâm, vậy thì trách nhiệm ấy gián tiếp do mình gây ra.
Nghĩ vậy chàng bất giác toát mồ hôi lạnh, lại thấy nghĩa huynh sắp vung kiếm chém xuống, hoảng kinh vội nói :
- Ca ca hãy khoan, để tiểu đệ suy nghĩ lại đã, được không?
Tư Đồ San nghe vậy chững tay lại, biết nghĩa đệ lòng đã lung lay, bèn không để lỡ cơ hội, lạnh lùng nói :
- Thôi, không ăn thì thôi!
Đoạn lại vung kiếm bổ xuống, Diêu Yến Huy hoảng kinh, vội bỏ quả linh chi vào miệng, cảm thấy thơm ngọt khôn tả và liền tức tan ngay, nuốt vào rồi mới cất tiếng nói :
- Ca ca, tiểu đệ đã ăn rồi, xin ca ca hãy thu hồi lời nói, đừng cắt áo tuyệt giao.
Tư Đồ San quả nhiên buông kiếm, tra kiếm vào bao, đổi giận làm vui nói :
- Nếu Huy đệ sớm chịu như vậy thì ngu ca đâu có tức giận như vậy, giờ Huy đệ hãy vận công mau!
Diêu Yến Huy vâng lời xếp bằng ngồi xuống đất, nhắm mắt vận công.
Tư Đồ San thấy vậy cười hài lòng, cầm hộp ngọc lên ngắm nghía một hồi, đoạn lại rút lấy Tùng Vân kiếm rạch một đường xung quanh hộp ngọc, quả nhiên thần binh lợi khí, hộp ngọc mở ra ngay.
Chỉ thấy trong hộp có chiếc lọ ngọc trắng cao chỉ năm tấc, trên lọ có ba chữ Vạn Linh đơn, dưới lọ có một quyển sách lụa bìa vàng và trên là bốn chữ Bách Hội chân kinh. Tư Đồ San đưa tay lấy chiếc lọ ngọc trắng ra, thấy Vạn Linh đơn viên nào cũng chỉ bé cỡ hạt đậu và có hơn hai trăm viên. Tư Đồ San lòng mừng khôn xiết, rồi lại lấy quyển Bách Hội chân kinh ra, dưới hộp lại có một mảnh giấy, chỉ thấy viết :
“Người lấy được chân kinh và bảo kiếm Tùng Vân đủ chứng tỏ bản tính đôn hậu, biết tôn kính sư đạo, phúc duyên vô biên, rất xứng đáng là y bát của lão tăng. Mong hãy gắng chuyên tâm nghiên luyện hầu mai này bình tà diệt ma, thận trọng thực thi tôn chỉ từ bi của Đức Phật, chớ nên lạm sát, gây thương vong cho những người vô tội, hãy nhớ kỹ lấy!
Động này sẽ cách biệt với trần đời, người được bảo vật này mau ăn vào Linh Chi quả trên ngọc đỉnh, quả này rất khó gặp được. Sau khi ăn Linh Chi quả, sẽ giúp cho việc nghiên cứu chân kinh được kết quả gấp bội. Đồng thời hãy mang đi cả lá linh chi để sau luyện chế thêm Vạn Linh đơn.
Trận Ngũ Hành Bát Quái bên ngoài động, lẽ sinh khắc đều được ghi rõ trong chân kinh trang cuối cùng. Sau khi ra khỏi động là phải hủy đi ngay, để khỏi làm hại cho người sau. Chốt đóng cửa động là một đốm xám trên vách trái cửa động, chỉ cần ấn nhẹ là cửa động đóng ngay lại, sau đó dùng chân lực kéo chốt ra là xong, cả đốm xám trên cửa động cũng hủy đi như vậy. Và nhớ là không được ở trong động quá lâu!
Bách Hội Thượng Nhân lưu bút!”
Tư Đồ San xem xong, vội nhét mảnh giấy vào lòng, quay người hướng vào bí thất thầm nói :
- Đệ tử nhất định sẽ làm đúng theo lời dặn bảo, xin tổ sư an tâm!
Đoạn khom mình thi lễ, rồi cầm lấy Bách Hội chân kinh lật xem trang cuối cùng, quả thấy ghi chép toàn phương pháp kỳ môn độn giáp, và Ngũ Hành Bát Quái trận càng ghi chú hết sức rõ ràng tỉ mỉ.
Tư Đồ San thông minh tuyệt đỉnh, chỉ chốc lát đã nhớ kỹ các điểm thiết yếu, tâm thần lĩnh hội, bèn xếp Bách Hội chân kinh lại, tình tứ ngắm nhìn Diêu Yến Huy.
Nghĩ đến lời dặn bảo của ân sư, khi lấy được chân kinh là phải tức khắc trở về sư môn nghiên luyện, sắp phải xa rời nhau, bất giác lòng buồn khôn xiết, hai giòng nước mắt chảy dài.
Ngay lúc ấy Diêu Yến Huy vừa vận công xong, cảm thấy kỳ kinh bát mạch đã thông suốt, công lực đã gia tăng gấp bội. biết đó là nhờ công hiệu của quả linh chi, lòng vô vàn cảm kích nghĩa huynh, mở mắt ra nhìn thấy Tư Đồ San đang rơi lệ, liền sửng sốt hỏi :
- Ca ca sao thế này?
Tư Đồ San chẳng ngờ Diêu Yến Huy lại vận công hoàn tất nhanh như vậy, nghe hỏi bất giác đỏ mặt, vội đưa tay lau nước mắt, cười héo hắt nói :
- Đâu có gì, chẳng qua nghĩ đến huynh đệ chúng ta sắp phải xa nhau, cảm thấy buồn vậy thôi!
Nói xong, nàng với ánh mắt sâu lắng nhìn đăm đăm vào mặt Diêu Yến Huy.
Diêu Yến Huy nghe vậy cũng buồn khôn tả, cúi đầu buông tiếng thở dài thậm thượt.
Tư Đồ San biết chàng cũng hết sức quyến luyến, bất giác nghe lòng ngọt lịm, điềm tĩnh cười nói :
- Tổ sư có dặn bảo là phải nhanh chóng ra khỏi động, chúng ta đi mau!
Dứt lời, liền hái lấy chín chiếc lá linh chi, cắp lấy chân kinh, bảo kiếm và lọ ngọc đi ra khỏi thạch thất.
Diêu Yến Huy lặng lẽ đi theo sau, ra khỏi cửa động, Tư Đồ San nói rõ với chàng về lời dặn bảo Bách Hội Thượng Nhân, rồi lấy Bách Hội chân kinh ra định đưa cho chàng lĩnh ngộ Ngũ Hành Bát Quái trận, nhưng Diêu Yến Huy lắc đầu không chịu xem, đi đến ấn chốt cơ quan, chỉ nghe tiếng “ầm ầm” vang lên, cửa động khép lại, không hề để lại một dấu vết nào. Chàng lại vận chân lực kéo hai chốt cơ quan ra, rồi bảo nghĩa huynh phá hủy trận đồ.
Tư Đồ San thấy Diêu Yến Huy không xem chân kinh, biết chàng tâm tính lỗi lạc, không thích xem bảo vật của kẻ khác, đành cất giấu chân kinh vào lòng, nắm tay chàng vừa đi vừa giải thích về phương pháp bày trí và phá giải Ngũ Hành Bát Quái trận, đồng thời ra tay phá hủy sự biến hóa của Ngũ Hành Bát Quái trận.
Bởi nàng biết lẽ sinh khắc của trận pháp, nên chỉ chốc lát đã ra khỏi trận và hoàn toàn phá hủy trận đồ, từ nay sẽ không còn tác dụng nữa.
Hai người trở lại tảng đá ngồi nghỉ lúc sáng, cùng sóng vai ngồi xuống. Tư Đồ San ngước nhìn vầng trăng sắp tròn, soi chiếu ánh sáng dịu dàng xuống Độc Tú phong, thở dài ảo não nói :
- Cõi đời bao la vô bờ bến, con người ở đâu mà không gặp nhau. Thật không ngờ chúng ta bình thủy tương phùng. Huy đệ chẳng khinh chê, đã hạ mình kết giao với ngu ca, và còn đại nghĩa tương trợ, thấm thoát đã sắp xa nhau, từ nay biển người mênh mông biết bao giờ mới được gặp lại nhau.
Diêu Yến Huy cũng nào phải không buồn tiếc, huynh đệ kết bái chỉ mới được mấy ngày, tâm đầu ý hợp, tình cảm ngày một gia tăng, nhưng nghĩa huynh thân mang nặng sư mệnh, sắp phải ly biệt đến nơi, cũng không cầm được nước mắt, thở dài nói :
- Huynh đệ chúng ta kết giao chưa lâu nhưng tình như thủ túc, tiểu đệ thật không muốn chia biệt lúc này, nhưng ca ca thân mang sư mệnh, chẳng thể chậm trễ, cũng may đây là sinh ly chứ không phải tử biệt, huynh đệ chúng ta có ngày gặp lại nhau, ca ca cũng không nên đau buồn thái quá.
Tư Đồ San gật đầu, từ trong lòng lấy lọ ngọc ra, trút ra khoảng trăm viên Vạn Linh đơn, trao cho Diêu Yến Huy và nói :
- Huy đệ mai đây có hành tẩu giang hồ chẳng thể thiếu linh dược này được, hãy cất lấy đề phòng vạn nhất.
Đoạn thấy Diêu Yến Huy có vẻ do dự, bất giác chau mày nói tiếp :
- Huynh đệ chúng ta đã sắp xa nhau đến nơi, Huy đệ không nên khách sáo nữa!
Diêu Yến Huy quả không khách sáo nữa, nhận lấy linh đơn, đựng vào một chiếc lọ khác, đoạn nắm lấy hai tay nghĩa huynh, xúc động nói :
- Tiểu đệ đã luôn được ân huệ của ca ca, không biết phải báo đáp thế nào...
Tư Đồ San ngắt lời :
- Chúng ta huynh đệ với nhau, hà tất nói đến chuyện báo đáp, hơn nữa Huy đệ đã giúp ngu ca quá nhiều, ngu ca còn chưa tạ ơn, vậy mà Huy đệ lại khách sáo thế này, có điều là ngu ca mong Huy đệ luôn nghĩ đến ngu ca là ngu ca vô cùng cảm kích rồi!
Nói xong, đôi mắt long lanh đã cấn lệ.
Diêu Yến Huy hai tay xiết chặt, giọng não nề nói :
- Tiểu đệ đâu dám quên ca ca...
Đoạn chăm chăm nhìn Tư Đồ San hồi lâu, nói tiếp :
- Nếu lệnh sư không trách cứ, một năm sau tiểu đệ sẽ đến Lư Sơn gặp đại ca, được không?
Tư Đồ San nghe vậy vui mừng khôn xiết, bất giác nắm chặt tay Diêu Yến Huy, hớn hở nói :
- Thật vậy ư?
Diêu Yến Huy gật đầu :
- Đương nhiên là thật, nếu lão tiền bối không trách cứ!
Tư Đồ San vẻ buồn bã trên mặt hoàn toàn biến mất, tươi cười nói :
- Gia sư không vậy đâu, không chừng còn đích thân đón tiếp Huy đệ nữa đấy!
Diêu Yến Huy cũng vui mừng cười nói :
- Tiểu đệ đâu dám làm phiền lão nhân gia ấy đích thân đón tiếp, chỉ cần ca ca cho biết rõ nơi cư trú để tiểu đệ dễ dàng tìm gặp là được rồi!
Tư Đồ San bèn nói rõ nơi cư trú. Diêu Yến Huy nhớ kỹ trong lòng, ngẩng nhìn lên bầu trời, vầng trăng đã ngả sang tây, bèn nói :
- Ca ca, chúng ta xuống núi đi thôi!
Đoạn nắm tay Tư Đồ San phóng đi xuống núi.
Xuống đến chân núi thì trời đã sáng, Tư Đồ San đứng lại, mắt rướm lệ nói :
- Huy đệ, giờ trời đã sáng, ngu ca xin cáo biệt, mong Huy đệ hãy hết sức bảo trọng và nhớ là một năm sau đến thăm ngu ca, đừng để ngu ca phải mỏi mòn trông đợi...
Nói đến đó, từ trong lòng lấy ra một vật nhét vào tay Diêu Yến Huy, rồi liền quay người thi triển khinh công phóng đi. Chỉ mấy lượt tung mình đã mất dạng trong sương sớm mịt mùng.
Diêu Yến Huy trông theo cho đến khi nàng khuất dạng, lòng vô cùng quyến luyến, bất giác nước mắt chảy dài, cúi xuống nhìn vật trong tay, thì ra đó là một mảnh ngọc bội màu trắng, trên có khắc một đôi long phụng đang tung bay rất sinh động và tinh xảo. Chàng mân mê trên tay, hương thơm thoang thoảng len vào mũi. Lòng càng thêm quyến luyến đối với vị nghĩa huynh này.
Mãi đến khi mặt trời ló dạng ở phương đông, sương mù tan đi, Diêu Yến Huy mới quay trở lại thực tại, bèn nhét mảnh ngọc bội vào lòng, với nỗi lòng buồn vui lẫn lộn rời khỏi Độc Tú phong.
* * * * *
Hè dần đến gần, ánh nắng chói chang, khí hậu hết sức nóng bức khó chịu.
Trong vùng núi Tiên Hà lĩnh, tại Thái Bình quan nằm trên đường từ Phúc Kiến đến Giang Tây, một thiếu niên áo xanh hết sức anh tuấn, lưng đeo ngân tiêu thư thả bước đi trông như rất chậm, nhưng thật nhanh ra khôn tả.
Thiếu niên ấy chính là Diêu Yến Huy sau khi chia tay với Tư Đồ San, chàng đã ẩn nấp theo dõi cuộc tranh giành Bách Hội chân kinh của quần hào, bởi không đành lòng nhìn Tứ tuyệt tranh đấu oan uổng với quần hào, bèn bất chấp hậu quả hiện thân nói cho Tây Phong biết sự thật.
Tây Phong nghe vậy hết sức mừng rỡ, liền ra hiệu với Tam tuyệt rồi lần lượt theo sau Diêu Yến Huy rời khỏi Độc Tú phong. Năm người dừng chân ở khách điếm, Diêu Yến Huy lần lượt bái kiến Tứ tuyệt, rồi sau đó kể lại chuyện cùng nghĩa huynh tiến bừa vào trận đồ và ngẫu nhiên phát hiện bảo vật.
Tứ tuyệt nghe xong hết sức vui mừng, nhưng đều lấy làm thắc mắc về việc Từ Bi thánh ni có nam đồ đệ, nhưng rồi nghĩ dến Tư Đồ Sơn đồng âm với Tư Đồ San, bất giác phì cười thầm mắng :
- Ả nha đầu kia đã phỉnh gạt tiểu tử này thật là thảm!
Nhưng miệng không nói ra, chỉ nhìn Diêu Yến Huy cười bí ẩn, khiến Diêu Yến Huy chẳng hiểu ất giáp gì cả.
Hồi lâu, Tây Phong mới cất tiếng hỏi :
- Tiểu tử ngươi giờ định đi đâu vậy?
Diêu Yến Huy ngơ ngẩn đáp :
- Điệt nhi đang không biết đi đâu bây giờ!
Bắc Thần Khất cười to :
- Tiểu tử ngươi thật vô tích sự, cõi đời rộng lớn, đâu cũng đến được, chả lẽ ngươi không biết đi khắp thiên hạ hay sao?
Nam Nho cười tiếp lời :
- Giang huynh thật quá nói ngang, người ta đâu có số cực khổ như Giang huynh, phải đi khắp đó đây ăn xin, bữa đói bữa no, thật ra Giang huynh có ý quỷ quái gì, nếu bảo người ta học theo Giang huynh ăn xin, Chu Kiếm Hùng này là người phản đối trước tiên.
Bắc Thần Khất trợn mắt, tức giận nói :
- Giang hồ tưởng đâu lão nhà nho nghèo bụng đầy văn chương, thì ra cũng chỉ là hữu danh vô thực, từ nay Tứ tuyệt phải bỏ đi một người rồi!
Đông Ông Triệu Thái bỗng xen lời :
- Các vị đã từng tuổi này rồi mà lại đùa cợt như trẻ con vậy, không sợ người ta cười cho hay sao?
Tây Phong vỗ tay cười to :
- Lão nghiện thuốc đã thay đổi thái độ từ lúc nào vậy? Trời sinh là mạng tiểu nhân mà lại cứ làm ra vẻ đứng đắn dạy dỗ kẻ khác. Giang mỗ thấy là muốn nôn thốc nôn tháo ra ngay... Thôi, đừng nói chuyện vớ vẩn, giờ thì Bách Hội chân kinh đã về tay Từ Bi thánh ni, vậy là chúng ta có thể an tâm được rồi.
Nam Nho Chu Kiếm Hùng tiếp lời :
- Chuyện Bách Hội chân kinh đã xong, Chu mỗ có thể mai danh cố thổ rồi!
Bắc Thần Khất Ngô Tống cười khảy :
- Lão nhà nho nghèo chớ mà mơ tưởng, hiện nay võ lâm đã dậy sóng gió, cho dù Chu huynh muốn đứng ngoài cuộc, nhưng e rằng kẻ khác không muốn đấy!
Nam Nho ngẩn người :
- Giang huynh nói vậy là sao?
Bắc Thần Khất cười to :
- Lão điên nói là lão nhà nho nghèo phải lui ra khỏi hàng ngũ Tứ tuyệt, không sai chứ? Thử nghĩ xem, đêm nay quần hào ở Độc Tú phong tuy ngạo mạn, nhưng có mấy lão bất tử chúng ta hiện diện, họ cũng chẳng dám lộng hành.
Tây Phong sốt ruột giục :
- Lão khiếu hóa có gì nói mau đi, đừng có vòng vo nữa!
Bắc Thần Khất nghiêm giọng :
- Lão điên có còn nhớ hai câu thơ hồi trăm năm trước không?
Tây Phong gật đầu :
- Đó có gì liên quan đến hào kiếp võ lâm chứ?
Bắc Thần Khất ngửa mặt cười vang :
- Lão điên cũng nên sớm rút lui khỏi hàng ngũ Tứ tuyệt đi thôi! Chả lẽ lão điên không nhớ trong hai câu thơ ấy có một ma đầu cái thế hay sao?
Nam Nho tiếp lời :
- Hồi tám mươi năm trước chẳng phải đồn đại là Chung Thanh Ma Ảnh với Tiên Thanh Quái Ảnh Và Cầm Thanh Lệ Ảnh đã cùng lúc tạ thế rồi hay sao?
Bắc Thần Khất cười khảy :
- Lời đồn đại có ma quỷ mới tin! Hôm trước đệ tử bổn Bang trọng thương từ Miêu Cương chạy về, toàn thân không hề có thương tích, nhưng khi khám nghiệm mới biết là nội tạng bị chấn nát. Theo lời kể của đệ tử ấy, y cùng huynh đệ trong bang năm người đã phụng mệnh Bang chủ đến Miêu Cương hái thuốc, bỗng nghe mấy tiếng chuông nện mạnh vào tim, y liền ngất xỉu tại chỗ. Khi hồi tỉnh thì nhìn thấy đồng bọn đều đã chết và cảm thấy tim đau dữ dội, y kinh hãi gắng ngồi dậy, chợt thấy trên mặt đất có hàng chữ viết: “Chưa được cho phép mà đã vào núi, tội đáng chết cả” và bên cạnh có vẽ hình một chiếc chuông cao hơn thước. Y quá hoảng kinh, vội gắng sức bò dậy, chạy khỏi Miêu Cương, thuê xe chở về, kể xong liền chết ngay, vậy chẳng phải lão ma đầu ấy thì là ai nữa?
Đông Ông nghe vậy cả kinh nói :
- Nếu thật sự lão ma đầu ấy chưa chết mà tái xuất giang hồ thì quả là chẳng ai có thể đối phó nổi, xem ra giới võ lâm quả đã sắp tràn ngập gió tanh máu tươi rồi!
Diêu Yến Huy bởi thấy các vị tôn trưởng nói chuyện nên không dám xen lời, giờ nghe nói Chung Thanh Ma Ảnh chẳng rõ đó là nhân vật gì mà lại khiến cho bốn vị kỳ nhân tuyệt thế ngay cả trời đất cũng chẳng sợ này cũng phải khiếp hãi, lòng hết sức lấy làm lạ, bất giác cất tiếng hỏi :
- Giang sư thúc, Chung Thanh Ma Ảnh thật ra là người như thế nào mà khiến các sư thúc phải lo lắng vậy?
Tây Phong trợn mắt :
- Chả lẽ sư phụ ngươi không cho ngươi biết sao?
Diêu Yến Huy gật đầu, Bắc Thần Khất “hừ” mạnh một tiếng, tiếp lời :
- Lão đạo ấy thật đáng ghét, ngay cả sự tích của các kỳ nhân võ lâm ấy mà cũng không cho đồ đệ biết, hôm nào gặp lão ấy, Ngô mỗ nhất định phải mắng cho lão một trận mới được.
Đoạn quét mắt nhìn ngọn ngân tiêu bên lưng Diêu Yến Huy, cười nói tiếp :
- Tiểu tử, ngươi có biết là sư phụ ngươi sở trường về kiếm pháp, tại sao lại bảo ngươi học tiêu pháp không?
Diêu Yến Huy lắc đầu :
- Điệt nhi hỏi gia sư mấy lần, nhưng lão nhân gia chỉ cười và bảo sau này sẽ rõ, thật ra bao giờ mới rõ thì điệt nhi cũng không biết.
Đông Ông cười hô hố nói :
- Lão đạo ấy thật càng già càng cổ hủ, ngay cả sự tích cao cả của các kỳ nhân võ lâm ấy mà cũng úp mở, thật ra có dụng ý gì chứ?
Nam Nho mỉm cười :
- Tùng Vân đạo nhân đã không cho đồ đệ biết đương nhiên là có dự tính riêng, các vị biết gì cơ chứ? Chả lẽ các vị không biết câu “Thiên cơ bất khả lậu” hay sao?
Tây Phong trợn mắt, vừa định lên tiếng, Bắc Thần Khất đã cười khảy nói :
- Dự tính cái mốc xì, lão khiếu hóa này quyết chẳng tin.
Đoạn quay sang Diêu Yến Huy nói :
- Tiểu tử, lão phu kể cho ngươi nghe, để xem lão đạo sĩ dám làm gì?
Thì ra hồi hơn trăm năm trước, trên giang hồ đã lần lượt xuất hiện ba kỳ nhân tuyệt đỉnh chấn động thiên hạ, vì ba người ấy võ công cao thâm khôn lường, hành tung lại như thần long thấy đầu không thấy đuôi, và chưa từng thấy dùng tay hay binh khí giao đấu với người, mà chỉ dùng âm thanh của ba loại nhạc khí, dồn nội lực vào, có thể chấn nát nội tạng đối phương hoặc cứu người điều thương trong vòng trăm trượng, nên hằng trăm năm qua không ai nhìn thấy tướng mạo của họ, mà chỉ qua tiếng nói và tiếng nhạc khí được biết ba người là hai chính một tà, và hai nam một nữ, nhạc khí của họ là tiêu, đàn, và chuông, ngoài ra không còn biết gì hơn.
Cho nên, giới giang hồ gọi người sử dụng tiêu là Tiêu Thanh Quái Ảnh, tiếng đàn là của nữ nhân, nên gọi là Cầm Thanh Lệ Ảnh, còn tiếng chuông vì là của kẻ tà ác nên gọi là Chung Thanh Ma Ảnh, và những kẻ hiếu sự đã diễn tả bằng hai câu thơ là:
“Tiêu Cầm song thanh quần hoàn vũ,
Chung Thanh độc bá lục lâm thiên”
Lúc bấy giờ cao thủ hai giới hắc bạch thảy đều kinh hoàng điêu đứng bởi ba kỳ nhân ấy, giới bạch đạo thì sợ Chung Thanh Ma Ảnh, còn giới hắc đạo thì sợ Tiêu Thanh Quái Ảnh và Cầm Thanh Lệ Ảnh.
Nhưng cũng còn may, ba kỳ nhân ấy đều không thường xuyên xuất hiện trên giang hồ, sự đe dọa đối với võ lâm cũng chưa đến đỗi quá lớn lao.
Nhưng có một lần, hồi khoảng trăm năm trước, sau mười mấy năm tuyệt tích, Chung Thanh Ma Ảnh lại đột nhiên tái xuất giang hồ, và hành vi càng thâm bạo tàn độc ác, đi đến đâu là thi thể chất chồng, và còn tập hợp cao thủ hắc đạo gieo rắc tội ác khắp nơi, khiến giang hồ ngập đầy gió tanh mưa máu, ăn ngủ không yên.
Lúc bấy giờ giới bạch đạo cũng từng liên kết nhau chống lại, nhưng Chung Thanh Ma Ảnh quá ư lợi hại, lần nào quần hùng cũng tử thương gần hết.
Từ đó về sau, không còn ai dám vuốt dâu hùm nữa, và bọn ác đồ ngày càng thêm lộng hành, giết chóc khắp nơi, tình trạng ấy đã kéo dài gần hai mươi năm.
May thay, đang khi mọi người đang ao ước Tiêu Cầm song thanh thì họ đã cùng nhau xuất hiện, tìm đến nơi chú của Chung Thanh Ma Ảnh khiêu chiến.
Chung Thanh Ma Ảnh tuy khiếp sợ Tiêu Cầm song thanh liên thủ, nhưng cậy có mấy trăm cao thủ hắc đạo, nên cũng đường hoàng ứng chiến mấy ngày, cuộc chiến diễn ra cực kỳ khốc liệt.
Sau cùng, Tiêu Cầm song thanh công tham tạo hóa, mấy trăm cao thủ hắc đạo cơ hồ chết sạch, nhưng Chung Thanh Ma Ảnh đã trốn thoát.
Sự kiện ấy là do mấy cao thủ hắc đạo chưa chết đồn đại, liền khiến cả giang hồ chấn động, giới bạch đạo lại bừng dậy hùng chi, tìm giết các cao thủ hắc đạo còn lại, từ đó giới võ lâm mới bình yên hơn và kéo dài đến nay.
Nhưng kể từ đó ba vị kỳ nhân cũng không còn xuất hiện trên giang hồ nữa, nên đã có lời đồn đại là Tiêu Cầm song thanh sau cuộc huyết chiến, cùng Chung Thanh Ma Ảnh đều thọ nội thương trầm trọng, không bao lâu sau đã lần lượt từ trần.
Diêu Yến Huy tin là thật, cười ha hả nói :
- Vậy là chúng ta không ai cười ai được cả!
Chàng bỗng nhớ lại sự biến hóa của trận pháp, bất giác chau mày nói tiếp :
- Ca ca, trận Bát Quái thứ tám này cũng giống như là tầng thứ ba, hễ động là có biến hóa ngay.
Tư Đồ San nghe vậy bèn nói :
- Chúng ta hãy thử tìm kiếm then chốt chính xem sao!
Thế là hai người quét mắt tìm kiếm nhiều lần, nhưng không nhận ra được gì, và trận Bát Quái này hết sức khác lạ, chỉ cần thoáng cử động là trận thế đã biến hóa, hai người sợ đến ngồi yên không dám nhúc nhích.
Nhưng vì không nghĩ ra được cách phá trận, hai người hết sức sốt ruột, không còn lòng dạ chuyện trò nữa, nào ngờ càng vậy lại càng sốt ruột hơn, và càng không nghĩ ra được cách phá trận.
Thời gian nhanh chóng trôi qua, mặt trời đã ngả sang tây, ráng chiều cũng dần biến mất.
Lúc này hai người đã đói meo, nhưng vừa đưa tay ra định lấy lương khô, trước mắt lại hiện ra các tiên nữ và chiến sĩ, khiến hai người sợ đến không dám thở mạnh, thật vô kế khả thi.
Ráng chiều đã biến mất hẳn, ánh trăng chỉ khuyết chút ít mới tròn đã lại xuất hiện, hai người vẫn chưa nghĩ ra được cách phá trận, lòng chán chường vô hạn.
Đột nhiên, Diêu Yến Huy cảm thấy có vật gì chạm vào y phục phía sau, liền theo phản ứng tự nhiên vươn tay chộp, chạm vào mềm nhũn.
Con vật ấy kinh hãi kêu lên, thì ra là một chú thỏ, vội ôm lấy vào lòng.
Thế là mỹ nữ lại xuất hiện, Diêu Yến Huy vội ổn định tinh thần, thầm nhủ :
- “Con thỏ này rõ ràng là con mà mình đã thấy buổi sáng, dường như nó không phải ở trong trận này. Nhưng nó làm sao vào đây được thế nhỉ?”
Nghĩ vậy chàng bất giác động tâm :
- Nó đã vào được, tất nhiên cũng biết lối ra, vậy sao mình không nhờ nó dẫn đường?
Nghĩ vậy chàng vui mừng khôn xiết, bất giác lơi tay, chú thỏ sợ hãi bỏ chạy, chỉ thấy nó chạy ngoằn chạy ngoèo, Diêu Yến Huy nhớ kỹ trong lòng, rồi thì chú thỏ chợt biến mất dưới một cây cổ tùng.
Diêu Yến Huy cũng chẳng màng đến chú thỏ, liền tức đứng lên, tung mình đến lối chạy của chú thỏ vừa rồi, quả nhiên trận Bát Quái hoàn toàn tĩnh lặng, không hề có chút biến hóa nào.
Diêu Yến Huy mừng rơn, đi đến bên Tư Đồ San cách năm bước, cười nói :
- Ca ca, chú thỏ ấy đã cho chúng ta biết lối ra rồi, ca ca hãy phóng đến chỗ tiểu đệ là bình an vô sự.
Bởi chàng thấy lối chạy của chú thỏ cách Tư Đồ San năm thước, nên đứng lại không dám đến gần, sợ lại sa vào sự sinh khắc trong trân, không thoát ra được.
Tư Đồ San cũng đã thấy tình trạng chú thỏ, nghe vậy nhắm mắt tung mình đến bên cạnh Diêu Yến Huy, Diêu Yến Huy vội đưa tay đỡ lấy, Tư Đồ San cũng thừa thế nép vào lòng chàng.
Giờ hai người đã biết cách thoát thân, chỉ chốc lát đã ra khỏi trận Bát Quái, đưa mắt nhìn bất giác vui mừng khôn xiết, thì ra họ đang ở ngay bên dưới cây cổ tùng, trước mặt là vách núi.
Diêu Yến Huy tiến tới mấy bước, đến gần bên cổ tùng, chú mắt nhìn hồi lâu, không thấy có gì khác lạ, bèn ngoắc tay ra hiệu với Tư Đồ San, rồi liền chui vào trong thân cây, chú ý quan sát chỗ liền nhau giữa thân cây và vách núi, nhưng không hề có dấu vết gì, nghe tiếng bước chân phía sau, bèn ngoảnh lại nói :
- Đây không hề có dấu vết thạch động, xem ra chúng ta đã hoài công rồi!
Tư Đồ San đưa mắt nhìn vách đá một hồi, chau mày nói :
- Ngu ca nghĩ hẳn là có thạch động, nhưng có lẽ là bị thân cây che lấp, không tin hãy thử xem!
Đoạn liền vung tay một chưởng bổ vào vách núi, chỉ nghe “ùng ùng” mấy tiếng, quả nhiên là vách núi rỗng, đúng là cửa động đã bị che lấp.
Diêu Yến Huy hết sức mừng rỡ, nhưng khi nhìn lại cây tùng, bất giác chau mày nói :
- Ca ca, vậy là đã biết trong đấy có thạch động rồi, chả lẽ phải đốn gãy cây tùng này hay sao?
Tư Đồ San nghe vậy lặng người, thầm nhủ :
- “Cửa động này bị cây tùng che lấp, muốn vào động bắt buộc phải đốn gãy cây, nhưng cây to thế này, muốn đốn gãy đâu phải chuyện dễ dàng”.
Nhưng nàng vẫn gật đầu nói :
- Chẳng có cách nào khác hơn, đành phải đốn gãy thôi!
Diêu Yến Huy nghe vậy cũng đồng ý, nhưng nghĩ không có dụng cụ, lại chau mày nói :
- Ca ca, chúng ta không có dụng cụ, lấy gì để đốn cây đây?
Tư Đồ San ngẩn người, nàng quả chưa nghĩ đến vấn đề ấy, bèn chau mày suy nghĩ, bỗng thấy trên ngọn cây bóng trắng nhấp nhoắng, liền chú mắt nhìn, chỉ thấy trên vách núi ở ngọn cây có một lỗ to cỡ miệng bát, một con thỏ trắng chui nhanh vào đó.
Nàng liền đến gần nhìn kỹ, bất giác mừng rỡ reo lên :
- Huy đệ, đến xem mau! Cửa động không phải bị cây tùng che lấp, mà là ở đây!
Diêu Yến Huy tung mình đến, đứng sóng vai với Tư Đồ San, đưa mắt nhìn, chỉ thấy lỗ nhỏ tuy ở gần cây tùng, nhưng thoai thoải vươn vào trong, chứng tỏ là cửa động bị vách núi che lấp chứ không phải cây tùng.
Diêu Yến Huy vui mừng vì không phải đốn cây, nhưng thấy vách núi không hề có vết nứt, lại bất giác ngẩn người, thầm nghĩ :
- “Vách núi bằng phẳng không có vết nứt, vậy làm sao...”
Chàng nghĩ đến đó bỗng bị một đốm bụi xám cỡ đồng tiền trên vách núi lôi cuốn, bèn ngưng nghĩ ngợi, đưa tay phủi đốm xám đấy.
Nhưng phủi một cái, đốm xám không nhúc nhích, lấy làm lạ, lại đưa tay phủi mạnh, đốm xám vẫn nằm yên một chỗ.
Nhưng lần này chàng đã nhận ra đó không phải là bụi, mà là chung nhũ mọc trên vách đá chỉ nhô lên chưa đầy một phân nên rất khó phát hiện ra.
Diêu Yến Huy lắc đầu bỏ tay xuống, bỗng lại nghĩ đến chung nhũ với vách đá có màu khác nhau, bèn thắc mắc đưa tay lên ấn mạnh, liền cảm thấy đốm xám lún xuống, vách đá vang lên tiếng “ầm ầm” rền rĩ, như đá nứt núi lở, chàng hoảng kinh nắm tay Tư Đồ San tung mình lùi sau tám thước.
Tư Đồ San đang đắm chìm trong suy tư, đột nhiên bị Diêu Yến Huy nắm tay kéo lui, đồng thời thấy nghĩa đệ ra chiều kinh ngạc, nàng lấy làm lạ đưa mắt nhìn lên vách núi, bất giác mừng rỡ reo lên :
- Ồ! Huy đệ hãy xem, thạch động...
Diêu Yến Huy định thần lại, nghe vậy ngoảnh lại nhìn, mừng đến nhảy cẫng lên, dang tay ôm chầm lấy Tư Đồ San, hớn hở nói :
- Ca ca, Quả đúng là thạch động, chúng ta vào mau lên!
Nói xong, bỗng châu mũi đến gần hít một cái thật mạnh, thì ra chàng lại ngây ngẩn bởi hương thơm ngây ngất từ trên người Tư Đồ San toát ra.
Tư Đồ San bị Diêu Yến Huy ôm chặt, bất giác mặt đỏ bừng, tim đập dữ dội, lại thấy chàng ngửi người mình, càng thêm thẹn thùng, vội đẩy Diêu Yến Huy ra nói :
- Huy đệ sao thế này? Lớn vậy mà còn như trẻ con, không sợ xấu hổ sao?
Diêu Yến Huy ngớ người, liền tức nóng bừng mặt, ngượng ngùng nói :
- Tiểu đệ quá vui mừng nên nhất thời sỗ sàng, mong ca ca chớ trách, tiểu đệ xin lỗi!
Đoạn vòng tay xá dài. Tư Đồ San cười khúc khích nói :
- Thôi, đừng vớ vẩn nữa, ngu ca nào dám trách Huy đệ, thạch động ở đâu biến ra, nói cho ngu ca nghe với!
Diêu Yến Huy gật đầu, bèn kể lại chuyện ngẫu nhiên ấn vào đốm xám, thạch động xuất hiện. Nghe xong, Tư Đồ San mỉm cười nói :
- Tất cả những gì ở đây thật quá ư ảo diệu, thảy đều ngoài sức tưởng tượng của con người. Huy đệ, chúng ta hãy vào thử xem có Bách Hội chân kinh hay không.
Đoạn cất bước định đi vào, bỗng “à” một tiếng, cười nói :
- Chúng ta suốt cả ngày chưa ăn uống gì, đã đói quá rồi, ăn xong hẵng vào cũng chẳng muộn.
Diêu Yến Huy khi nãy mải nghĩ đến chuyện thạch động trên núi nên quên cả đói, giờ nghe Tư Đồ San nhắc, quả nhiên dạ dày đang kêu gào dữ dội, bèn gật đầu, lấy lương khô ra cùng Tư Đồ San ngồi xuống trước cửa động ăn ngấu nghiến. Lát sau, hai người đã giải quyết xong vấn đề dân sinh, đứng lên cùng nhìn nhau cười, đi đến gần cửa động quan sát.
Chỉ thấy thạch động này đã trải qua sức người tu sửa, cao khoảng một trượng và rộng ba trượng, bên trong tối om và sâu thẳm. Điều lạ lùng là tảng đá chắn bít cửa động khi nãy đã biến mất, chỉ để lại dấu vết trên vách núi đá, cũng cùng màu xám như nút mở khi nãy.
Tư Đồ San lấy hỏa tập ra, ngoẹo đầu cười nói :
- Huy đệ, chúng ta hãy thăm dò thử xem!
Đoạn khoác tay Diêu Yến Huy đi vào thạch động. Hai người sánh vai nhau tiến tới, được chừng mười mấy trượng, thạch đạo trở nên chật hẹp chỉ đủ cho một người qua.
Tư Đồ San cầm hỏa tập đi trước, Diêu Yến Huy theo sau. Đi được chừng mười mấy trượng, Tư Đồ San cảm thất va vào vật gì mềm nhũn, bất giác giật mình lùi sau hai bước, nào ngờ chân lại dẫm trúng một vật mềm khác, nàng kinh hãi hét lên thảng thốt, lùi sau ba bước, ngã vào lòng Diêu Yến Huy.
Diêu Yến Huy không hiểu vì sao Tư Đồ San lại sợ hãi, vội vòng tay ôm lấy nàng, chạm phải cảm thấy mềm như bông, ngạc nhiên thầm nhủ :
- “Ngực của ca ca thật nảy nở, nhưng sao không rắn chắc thế nhỉ?”
Lòng tuy nghĩ vậy, nhưng chàng không quên thực tại, vội buông một tay ra với lấy hỏa tập, đưa soi xuống đất, khi nhìn rõ bất giác phì cười.
Tư Đồ San dở khóc dở cười mắng :
- Đồ súc sanh!
Đoạn giật lấy hỏa tập, vùng khỏi tay Diêu Yến Huy, tiếp tục tiến tới. Diêu Yến Huy mỉm cười, tiếp tục theo sau.
Thì ra Tư Đồ San đã va phải một chú thỏ, chú thỏ hẳn là định ra ngoài động, bỗng bị Tư Đồ San một chân va trúng, bèn thoáng dừng lại, khi Tư Đồ San thoái lui, chú thỏ lại định xông ra, nhưng vì trong động thiếu ánh sáng lại chật hẹp, nên lại va phải Tư Đồ San lần nữa.
Đàn bà con gái trời sinh sợ rắn, dù là thân hoài tuyệt học, Tư Đồ San đương nhiên cũng không ngoại lệ, nàng hai lần va phải thỏ, cứ ngỡ là rắn, nên mới sợ hãi ngả vào lòng Diêu Yến Huy.
Khi bàn tay Diêu Yến Huy chạm trúng nhũ hoa, nàng rúng động toàn thân, mặt mày đỏ bừng, may nhờ nàng đi trước nên không bị Diêu Yến Huy phát hiện.
Sau đó nhìn rõ là một chú thỏ, lòng hết sức hổ thẹn bèn mượn lời mắng “súc sanh” để khỏa lấp và vùng khỏi tay Diêu Yến Huy. Diêu Yến Huy biết tâm trạng nàng, cũng cất bước theo sau. Hai người lẳng lặng đi tiếp khoảng hai trượng, Diêu Yến Huy bỗng cười nói :
- Ca ca, ngực của ca ca rất là nảy nở, giống hệt như con gái vậy!
Tư Đồ San rúng động cõi lòng, vờ nạt :
- Chớ có nói bậy. Ồ! Huy đệ, kia chẳng phải thạch thất là gì?
Diêu Yến Huy tiến tới hai bước, đứng sóng vai cùng với Tư Đồ San, quả thấy trước mặt là một gian thạch thất toàn bằng bạch ngọc, bèn đưa tay lên hộ ngực, tung mình vào thạch thất trước.
Chàng quét mắt nhìn, chỉ thấy thạch thất rộng chừng ba trượng, vách và mái trên toàn bằng bạch ngọc và có khảm mười mấy viên minh châu to cỡ nắm tay, phát ra ánh sáng hết sức dịu dàng, nhưng không chiếu ra ngoài thạch thất.
Ngay cửa sổ vào có một lư đồng to lớn, tả hữu hai bên vách đều có một chiếc bàn, trước bức vách đối diện có một chiếc bàn ngọc, dài khoảng tám thước và rộng năm thước, trên giường có một chiếc bồ đoàn màu xám, chẳng rõ bằng vật liệu gì mà sáng lấp lánh.
Trên giường khoảng sáu thước có một chiếc bàn dài một trượng và rộng hơn hai thước, chính giữa là một chiếc đỉnh bạch ngọc ba chân cao hơn một thước, trong đỉnh có một cành linh chi chín lá màu tím, hình dạng như tán dù, giữa đang kết trái to cỡ quả lý, hương thơm lạ kỳ tỏa ra thoang thoảng. Cách bàn khoảng năm thước có một chiếc đệm bái giống như chất liệu của chất bồ đoàn trên bàn, ngoài ra không còn vật gì khác nữa.
Diêu Yến Huy sau khi quan sát sự bày trí trong thạch thất, liền biết nơi đây hẳn là nơi chân tu của bậc dị nhân tiền bối, tuy nhận thấy đã lâu không có người trú ngụ, nhưng mình là phận hậu bối, cần phải kính lão hiền, liền định dùng lễ hậu bối tham bái.
Lúc này phía sau có tiếng y phục phất gió, Diêu Yến Huy biết là nghĩa huynh của mình đã vào đến, không quay đầu lại nghiêm túc nói :
- Ca ca, đây rất có thể là nơi cất giấu Bách Hội chân kinh, và còn là chốn tu chân của dị nhân tiền bối, chúng ta là phận hậu bối võ lâm, phải tham bái mới được!
Dứt lời, liền quỳ xuống bên trái đệm bái, hướng về giường ngọc lạy ba lạy.
Tư Đồ San là đệ tử của một tông sư, đương nhiên là biết lễ nghĩa võ lâm, tuy trong thạch thất không thấy dị nhân tiền bối, nhưng kẻ hậu bối đã tự ý xộc vào nơi chân tu của bậc tiền bối, thấy vật như thấy người, không thể thất lễ, hơn nữa đây có lẽ chính là tiền bối của bổn môn. Nàng thấy nghĩa đệ quỳ tránh sang một bên, bất giác thầm khen chàng khiêm tốn biết lễ nghĩa, bèn quỳ xuống bên trái đệm bái, cùng hướng về giường ngọc lạy ba lạy.
Hai người lạy xong, vừa mới đứng lên, bỗng nghe “ầm” một tiếng rền rĩ, bức vách phía sau giường ngọc đã tách ra làm hai, chính giữa hiện ra một cửa tròn, bên trong là một gian bí thất. Tư Đồ San thấy vậy tột cùng kinh ngạc, liền tức ngoắc tay ra hiệu với Diêu Yến Huy, rồi tung mình vào bí thất, Diêu Yến Huy cũng liền theo sau lướt vào.
Bí thất này vuông vức khoảng tám thước, cũng bằng bạch ngọc, nơi giữa có một chiếc giường, trên là một lão tăng áo vàng ngồi xếp bằng ngay ngắn, hai tay chắp trước ngực, mặt mày xanh xao, mày dài đến mai tóc, hai mắt khép hờ, mặt đầy vẻ từ bi.
Trên đất dưới giường có một hộp ngọc vuông vức dài hơn thước và cao hơn ba tấc, trên có bốn chữ vàng “Bách Hội chân kinh” và bên cạnh là một thanh kiếm cũ kỹ và chạm trổ tinh vi.
Tư Đồ San vui mừng khôn xiết, chí bảo bản môn đang ở trước mặt, lão tăng áo vàng hẳn là tiền bối bản môn, vội vàng cung kính quỳ xuống lạy ba lạy, cắp lấy hộp ngọc và bảo kiếm lên, chợt thấy dưới hộp ngọc có một mảnh giấy, liền cầm lên xem, chỉ thấy viết: “Người được bảo vật hãy tức tốc rời khỏi đây, kẻo bị ngọc thất giam hãm”.
Tư Đồ San xem xong, vội quay sang Diêu Yến Huy nói :
- Ra khỏi đây ngay.
Rồi liền tung mình ra khỏi ngọc thất.
Diêu Yến Huy bởi biết Bách Hội chân kinh là vật của sư môn nghĩa huynh, nên sau khi vào bí thất chỉ hành lễ với lão tăng, xong rồi là không màng đến việc khác nữa, lúc này nghe nghĩa huynh thúc hối, cũng vội tung mình ra khỏi bí thất, chân vừa chạm đất, phía sau đã vang lên một hồi tiếng động khẽ, cửa thất đã khép lại, không hề để lại chút dấu vết nào.
Tư Đồ San đặt hộp ngọc lên giường, cầm trường kiếm trong tay phải, nhẹ ấn nút cài “soạt” một tiếng, bảo kiếm ra khỏi bao khoảng hai tấc đã toát hơi lạnh, tiện tay rút ra xem, thân kiếm rộng cỡ ba ngón tay và dài ba thước, tỏa ánh sáng chóa lòa màu lam sậm, một làn hơi trắng như sương dày hơn thước bao phủ cả thanh kiếm, nhẹ vung động, khí lạnh tỏa ra, ánh lam chớp chóa, co ngón tay búng nhẹ, tiếng vang như long ngâm. Chuôi kiếm khảm đầy các loại bảo thạch, trên có hai chữ “Tùng Vân”, quả là một kỳ trân hiếm thế.
Tư Đồ San tra kiếm vào bao, đưa đến trước mặt Diêu Yến Huy nói :
- Huy đệ, ngu ca được Huy đệ vì đại nghĩa trợ giúp, đã lấy được Bách Hội chân kinh, không có vật gì trao tặng, hãy nhận lấy Tùng Vân kiếm này vậy.
Diêu Yến Huy thoái lui năm sáu bước, lắc đầu nói :
- Ca ca sao thế này? Tùng Vân kiếm là chí bảo của quý môn, sao thể tùy tiện tặng cho kẻ khác.
Tư Đồ San ngẩn người, nàng không ngờ Diêu Yến Huy lại từ chối. Nhưng nàng cũng rõ hơn về vị nghĩa đệ này, quyết tâm phải tặng thanh bảo kiếm này cho chàng, bèn nghiêm giọng nói :
- Huy đệ, Tùng Vân kiếm tuy là vật của bản môn, nhưng gia sư không hề bảo là phải thu hồi, đó có lẽ gia sư không hề biết là có thanh kiếm này. Hơn nữa, Huy đệ còn giúp ngu ca thu hồi Bách Hội chân kinh, đã vất vả suốt mấy ngày trời và có nhiều chỗ bí ảo cũng là nhờ Huy đệ phát hiện mới tìm được một cách thuận lợi thế này, vậy chứng tỏ Huy đệ phúc duyên sâu dày, nếu ngu ca mà không kết giao với Huy đệ, Bách Hội chân kinh với Tùng Vân kiếm này hẳn đã về tay Huy đệ, sao Huy đệ còn khách sáo đối với Tùng Vân kiếm chứ?
Diêu Yến Huy vẫn lắc đầu nói :
- Ca ca nói vậy sai rồi, tiểu đệ chỉ là đi theo ca ca cho có lệ thôi, đâu có gì đáng nói. Hơn nữa ca ca giờ đã tìm được Bách Hội chân kinh, từ nay rất cần một thanh bảo kiếm sử dụng, nếu trao Tùng Vân kiếm cho tiểu đệ chẳng phải là phí phạm bảo vật sao? Ca ca hãy cất lấy là hơn!
Tư Đồ San vô phương, hơn nữa chàng nói cũng có lý, nhưng nàng lòng đã quyết, lời đã nói ra đâu dễ thay đổi. Nàng vừa định khuyên tiếp, bỗng thấy trái cây do Cửu Diệp Linh Chi kết đã trở nên màu tím và sáng óng ánh, hương thơm ngào ngạt như đã chín mùi như sắp rụng xuống. Nàng chợt động tâm, một ý nghĩ lướt nhanh qua đầu, vội quát :
- Huy đệ, hãy đón lấy quả cây kia mau!
Diêu Yến Huy đang nghĩ cách từ chối nhận kiếm thế nào mới hợp lý, bởi biết tính Tư Đồ San đã nói là cương quyết thực hiện, bỗng nghe Tư Đồ San quát, bất giác giật mình, rồi liền vỡ lẽ.
Bởi khi nãy chàng đã lùi sau mấy bước, lúc này đang đứng bên ngọc đỉnh, nên liền theo phản ứng tự nhiên đưa tay ra, quả linh chi rơi ngay trên lòng bàn tay, vừa định tiến tới trao cho Tư Đồ San.
Tư Đồ San hiểu ý, liền vội nói :
- Huy đệ, đừng đến đây. Hãy ăn ngay rồi ngồi xuống vận công mau.
Diêu Yến Huy vẫn đi tới, trao quả linh chi ra và nghiêm giọng nói :
- Ca ca, quả Cửu Diệp Linh Chi này là do tiền bối quý Môn đã tốn bao tâm huyết trồng dưỡng mới thành, tiểu đệ sao có thể ăn được? Ca ca ăn là đúng hơn!
Tư Đồ San lùi sau mấy bước, nài nỉ :
- Huy đệ thật là cố chấp, ngu ca có được Bách Hội chân kinh là hoàn toàn nhờ Huy đệ, Huy đệ nói là bảo kiếm không dùng làm gì, thì thôi cũng tạm được, sao ngay cả một quả cây cũng từ chối chứ? Chả lẽ ngu ca có gì đắc tội Huy đệ hay sao? Thôi hãy ăn mau đi!
Diêu Yến Huy chau mày :
- Ca ca đâu có gì đắc tội với tiểu đệ, thật là quả Cửu Diệp Linh Chi rất khó có được, tiểu đệ đâu có tư cách ăn, ca ca là một kỳ tài tiền đồ vô hạn, đang cần kỳ dược tăng cường công lực hầu có thể diệt trừ...
Tư Đồ San thấy nghĩa đệ cố chấp quá đáng, bất giác tức giận nhướng mày, rút Tùng Vân kiếm ra, một tay nắm lấy góc áo hằn học nói :
- Huy đệ đã cố chấp đến vậy, ngu ca cũng không sao ép buộc, nhưng tình kết nghĩa giữa chúng ta sẽ cắt áo đoạn tuyệt từ đây, quả cây này không ăn thì vứt bỏ, và Bách Hội chân kinh ngu huynh cũng không cần nữa.
Đoạn giơ kiếm lên dợm cắt góc áo, Diêu Yến Huy cả kinh thất sắc, thầm nghĩ nếu không ăn quả linh chi này hẳn là không xong, kẻo tuy không muốn tuyệt tình kim lan, nhưng vì nghĩa huynh có thể nhờ vào kỳ dược, sớm thấu triệt võ công trong Bách Hội chân kinh, trừ tà diệt ma, xem ra còn có giá trị hơn.
Bây giờ nghĩa huynh đã không cần quả linh chi mà còn đòi bỏ luôn cả Bách Hội chân kinh, thật là một điều kinh khủng. Hiện nay đạo yếu ma mạnh, nếu vì vậy mà Bách Hội chân kinh lọt vào tay bọn ác, hẳn sẽ gieo rắc vô vàn tai họa thảm khốc cho giới võ lâm, vậy thì trách nhiệm ấy gián tiếp do mình gây ra.
Nghĩ vậy chàng bất giác toát mồ hôi lạnh, lại thấy nghĩa huynh sắp vung kiếm chém xuống, hoảng kinh vội nói :
- Ca ca hãy khoan, để tiểu đệ suy nghĩ lại đã, được không?
Tư Đồ San nghe vậy chững tay lại, biết nghĩa đệ lòng đã lung lay, bèn không để lỡ cơ hội, lạnh lùng nói :
- Thôi, không ăn thì thôi!
Đoạn lại vung kiếm bổ xuống, Diêu Yến Huy hoảng kinh, vội bỏ quả linh chi vào miệng, cảm thấy thơm ngọt khôn tả và liền tức tan ngay, nuốt vào rồi mới cất tiếng nói :
- Ca ca, tiểu đệ đã ăn rồi, xin ca ca hãy thu hồi lời nói, đừng cắt áo tuyệt giao.
Tư Đồ San quả nhiên buông kiếm, tra kiếm vào bao, đổi giận làm vui nói :
- Nếu Huy đệ sớm chịu như vậy thì ngu ca đâu có tức giận như vậy, giờ Huy đệ hãy vận công mau!
Diêu Yến Huy vâng lời xếp bằng ngồi xuống đất, nhắm mắt vận công.
Tư Đồ San thấy vậy cười hài lòng, cầm hộp ngọc lên ngắm nghía một hồi, đoạn lại rút lấy Tùng Vân kiếm rạch một đường xung quanh hộp ngọc, quả nhiên thần binh lợi khí, hộp ngọc mở ra ngay.
Chỉ thấy trong hộp có chiếc lọ ngọc trắng cao chỉ năm tấc, trên lọ có ba chữ Vạn Linh đơn, dưới lọ có một quyển sách lụa bìa vàng và trên là bốn chữ Bách Hội chân kinh. Tư Đồ San đưa tay lấy chiếc lọ ngọc trắng ra, thấy Vạn Linh đơn viên nào cũng chỉ bé cỡ hạt đậu và có hơn hai trăm viên. Tư Đồ San lòng mừng khôn xiết, rồi lại lấy quyển Bách Hội chân kinh ra, dưới hộp lại có một mảnh giấy, chỉ thấy viết :
“Người lấy được chân kinh và bảo kiếm Tùng Vân đủ chứng tỏ bản tính đôn hậu, biết tôn kính sư đạo, phúc duyên vô biên, rất xứng đáng là y bát của lão tăng. Mong hãy gắng chuyên tâm nghiên luyện hầu mai này bình tà diệt ma, thận trọng thực thi tôn chỉ từ bi của Đức Phật, chớ nên lạm sát, gây thương vong cho những người vô tội, hãy nhớ kỹ lấy!
Động này sẽ cách biệt với trần đời, người được bảo vật này mau ăn vào Linh Chi quả trên ngọc đỉnh, quả này rất khó gặp được. Sau khi ăn Linh Chi quả, sẽ giúp cho việc nghiên cứu chân kinh được kết quả gấp bội. Đồng thời hãy mang đi cả lá linh chi để sau luyện chế thêm Vạn Linh đơn.
Trận Ngũ Hành Bát Quái bên ngoài động, lẽ sinh khắc đều được ghi rõ trong chân kinh trang cuối cùng. Sau khi ra khỏi động là phải hủy đi ngay, để khỏi làm hại cho người sau. Chốt đóng cửa động là một đốm xám trên vách trái cửa động, chỉ cần ấn nhẹ là cửa động đóng ngay lại, sau đó dùng chân lực kéo chốt ra là xong, cả đốm xám trên cửa động cũng hủy đi như vậy. Và nhớ là không được ở trong động quá lâu!
Bách Hội Thượng Nhân lưu bút!”
Tư Đồ San xem xong, vội nhét mảnh giấy vào lòng, quay người hướng vào bí thất thầm nói :
- Đệ tử nhất định sẽ làm đúng theo lời dặn bảo, xin tổ sư an tâm!
Đoạn khom mình thi lễ, rồi cầm lấy Bách Hội chân kinh lật xem trang cuối cùng, quả thấy ghi chép toàn phương pháp kỳ môn độn giáp, và Ngũ Hành Bát Quái trận càng ghi chú hết sức rõ ràng tỉ mỉ.
Tư Đồ San thông minh tuyệt đỉnh, chỉ chốc lát đã nhớ kỹ các điểm thiết yếu, tâm thần lĩnh hội, bèn xếp Bách Hội chân kinh lại, tình tứ ngắm nhìn Diêu Yến Huy.
Nghĩ đến lời dặn bảo của ân sư, khi lấy được chân kinh là phải tức khắc trở về sư môn nghiên luyện, sắp phải xa rời nhau, bất giác lòng buồn khôn xiết, hai giòng nước mắt chảy dài.
Ngay lúc ấy Diêu Yến Huy vừa vận công xong, cảm thấy kỳ kinh bát mạch đã thông suốt, công lực đã gia tăng gấp bội. biết đó là nhờ công hiệu của quả linh chi, lòng vô vàn cảm kích nghĩa huynh, mở mắt ra nhìn thấy Tư Đồ San đang rơi lệ, liền sửng sốt hỏi :
- Ca ca sao thế này?
Tư Đồ San chẳng ngờ Diêu Yến Huy lại vận công hoàn tất nhanh như vậy, nghe hỏi bất giác đỏ mặt, vội đưa tay lau nước mắt, cười héo hắt nói :
- Đâu có gì, chẳng qua nghĩ đến huynh đệ chúng ta sắp phải xa nhau, cảm thấy buồn vậy thôi!
Nói xong, nàng với ánh mắt sâu lắng nhìn đăm đăm vào mặt Diêu Yến Huy.
Diêu Yến Huy nghe vậy cũng buồn khôn tả, cúi đầu buông tiếng thở dài thậm thượt.
Tư Đồ San biết chàng cũng hết sức quyến luyến, bất giác nghe lòng ngọt lịm, điềm tĩnh cười nói :
- Tổ sư có dặn bảo là phải nhanh chóng ra khỏi động, chúng ta đi mau!
Dứt lời, liền hái lấy chín chiếc lá linh chi, cắp lấy chân kinh, bảo kiếm và lọ ngọc đi ra khỏi thạch thất.
Diêu Yến Huy lặng lẽ đi theo sau, ra khỏi cửa động, Tư Đồ San nói rõ với chàng về lời dặn bảo Bách Hội Thượng Nhân, rồi lấy Bách Hội chân kinh ra định đưa cho chàng lĩnh ngộ Ngũ Hành Bát Quái trận, nhưng Diêu Yến Huy lắc đầu không chịu xem, đi đến ấn chốt cơ quan, chỉ nghe tiếng “ầm ầm” vang lên, cửa động khép lại, không hề để lại một dấu vết nào. Chàng lại vận chân lực kéo hai chốt cơ quan ra, rồi bảo nghĩa huynh phá hủy trận đồ.
Tư Đồ San thấy Diêu Yến Huy không xem chân kinh, biết chàng tâm tính lỗi lạc, không thích xem bảo vật của kẻ khác, đành cất giấu chân kinh vào lòng, nắm tay chàng vừa đi vừa giải thích về phương pháp bày trí và phá giải Ngũ Hành Bát Quái trận, đồng thời ra tay phá hủy sự biến hóa của Ngũ Hành Bát Quái trận.
Bởi nàng biết lẽ sinh khắc của trận pháp, nên chỉ chốc lát đã ra khỏi trận và hoàn toàn phá hủy trận đồ, từ nay sẽ không còn tác dụng nữa.
Hai người trở lại tảng đá ngồi nghỉ lúc sáng, cùng sóng vai ngồi xuống. Tư Đồ San ngước nhìn vầng trăng sắp tròn, soi chiếu ánh sáng dịu dàng xuống Độc Tú phong, thở dài ảo não nói :
- Cõi đời bao la vô bờ bến, con người ở đâu mà không gặp nhau. Thật không ngờ chúng ta bình thủy tương phùng. Huy đệ chẳng khinh chê, đã hạ mình kết giao với ngu ca, và còn đại nghĩa tương trợ, thấm thoát đã sắp xa nhau, từ nay biển người mênh mông biết bao giờ mới được gặp lại nhau.
Diêu Yến Huy cũng nào phải không buồn tiếc, huynh đệ kết bái chỉ mới được mấy ngày, tâm đầu ý hợp, tình cảm ngày một gia tăng, nhưng nghĩa huynh thân mang nặng sư mệnh, sắp phải ly biệt đến nơi, cũng không cầm được nước mắt, thở dài nói :
- Huynh đệ chúng ta kết giao chưa lâu nhưng tình như thủ túc, tiểu đệ thật không muốn chia biệt lúc này, nhưng ca ca thân mang sư mệnh, chẳng thể chậm trễ, cũng may đây là sinh ly chứ không phải tử biệt, huynh đệ chúng ta có ngày gặp lại nhau, ca ca cũng không nên đau buồn thái quá.
Tư Đồ San gật đầu, từ trong lòng lấy lọ ngọc ra, trút ra khoảng trăm viên Vạn Linh đơn, trao cho Diêu Yến Huy và nói :
- Huy đệ mai đây có hành tẩu giang hồ chẳng thể thiếu linh dược này được, hãy cất lấy đề phòng vạn nhất.
Đoạn thấy Diêu Yến Huy có vẻ do dự, bất giác chau mày nói tiếp :
- Huynh đệ chúng ta đã sắp xa nhau đến nơi, Huy đệ không nên khách sáo nữa!
Diêu Yến Huy quả không khách sáo nữa, nhận lấy linh đơn, đựng vào một chiếc lọ khác, đoạn nắm lấy hai tay nghĩa huynh, xúc động nói :
- Tiểu đệ đã luôn được ân huệ của ca ca, không biết phải báo đáp thế nào...
Tư Đồ San ngắt lời :
- Chúng ta huynh đệ với nhau, hà tất nói đến chuyện báo đáp, hơn nữa Huy đệ đã giúp ngu ca quá nhiều, ngu ca còn chưa tạ ơn, vậy mà Huy đệ lại khách sáo thế này, có điều là ngu ca mong Huy đệ luôn nghĩ đến ngu ca là ngu ca vô cùng cảm kích rồi!
Nói xong, đôi mắt long lanh đã cấn lệ.
Diêu Yến Huy hai tay xiết chặt, giọng não nề nói :
- Tiểu đệ đâu dám quên ca ca...
Đoạn chăm chăm nhìn Tư Đồ San hồi lâu, nói tiếp :
- Nếu lệnh sư không trách cứ, một năm sau tiểu đệ sẽ đến Lư Sơn gặp đại ca, được không?
Tư Đồ San nghe vậy vui mừng khôn xiết, bất giác nắm chặt tay Diêu Yến Huy, hớn hở nói :
- Thật vậy ư?
Diêu Yến Huy gật đầu :
- Đương nhiên là thật, nếu lão tiền bối không trách cứ!
Tư Đồ San vẻ buồn bã trên mặt hoàn toàn biến mất, tươi cười nói :
- Gia sư không vậy đâu, không chừng còn đích thân đón tiếp Huy đệ nữa đấy!
Diêu Yến Huy cũng vui mừng cười nói :
- Tiểu đệ đâu dám làm phiền lão nhân gia ấy đích thân đón tiếp, chỉ cần ca ca cho biết rõ nơi cư trú để tiểu đệ dễ dàng tìm gặp là được rồi!
Tư Đồ San bèn nói rõ nơi cư trú. Diêu Yến Huy nhớ kỹ trong lòng, ngẩng nhìn lên bầu trời, vầng trăng đã ngả sang tây, bèn nói :
- Ca ca, chúng ta xuống núi đi thôi!
Đoạn nắm tay Tư Đồ San phóng đi xuống núi.
Xuống đến chân núi thì trời đã sáng, Tư Đồ San đứng lại, mắt rướm lệ nói :
- Huy đệ, giờ trời đã sáng, ngu ca xin cáo biệt, mong Huy đệ hãy hết sức bảo trọng và nhớ là một năm sau đến thăm ngu ca, đừng để ngu ca phải mỏi mòn trông đợi...
Nói đến đó, từ trong lòng lấy ra một vật nhét vào tay Diêu Yến Huy, rồi liền quay người thi triển khinh công phóng đi. Chỉ mấy lượt tung mình đã mất dạng trong sương sớm mịt mùng.
Diêu Yến Huy trông theo cho đến khi nàng khuất dạng, lòng vô cùng quyến luyến, bất giác nước mắt chảy dài, cúi xuống nhìn vật trong tay, thì ra đó là một mảnh ngọc bội màu trắng, trên có khắc một đôi long phụng đang tung bay rất sinh động và tinh xảo. Chàng mân mê trên tay, hương thơm thoang thoảng len vào mũi. Lòng càng thêm quyến luyến đối với vị nghĩa huynh này.
Mãi đến khi mặt trời ló dạng ở phương đông, sương mù tan đi, Diêu Yến Huy mới quay trở lại thực tại, bèn nhét mảnh ngọc bội vào lòng, với nỗi lòng buồn vui lẫn lộn rời khỏi Độc Tú phong.
* * * * *
Hè dần đến gần, ánh nắng chói chang, khí hậu hết sức nóng bức khó chịu.
Trong vùng núi Tiên Hà lĩnh, tại Thái Bình quan nằm trên đường từ Phúc Kiến đến Giang Tây, một thiếu niên áo xanh hết sức anh tuấn, lưng đeo ngân tiêu thư thả bước đi trông như rất chậm, nhưng thật nhanh ra khôn tả.
Thiếu niên ấy chính là Diêu Yến Huy sau khi chia tay với Tư Đồ San, chàng đã ẩn nấp theo dõi cuộc tranh giành Bách Hội chân kinh của quần hào, bởi không đành lòng nhìn Tứ tuyệt tranh đấu oan uổng với quần hào, bèn bất chấp hậu quả hiện thân nói cho Tây Phong biết sự thật.
Tây Phong nghe vậy hết sức mừng rỡ, liền ra hiệu với Tam tuyệt rồi lần lượt theo sau Diêu Yến Huy rời khỏi Độc Tú phong. Năm người dừng chân ở khách điếm, Diêu Yến Huy lần lượt bái kiến Tứ tuyệt, rồi sau đó kể lại chuyện cùng nghĩa huynh tiến bừa vào trận đồ và ngẫu nhiên phát hiện bảo vật.
Tứ tuyệt nghe xong hết sức vui mừng, nhưng đều lấy làm thắc mắc về việc Từ Bi thánh ni có nam đồ đệ, nhưng rồi nghĩ dến Tư Đồ Sơn đồng âm với Tư Đồ San, bất giác phì cười thầm mắng :
- Ả nha đầu kia đã phỉnh gạt tiểu tử này thật là thảm!
Nhưng miệng không nói ra, chỉ nhìn Diêu Yến Huy cười bí ẩn, khiến Diêu Yến Huy chẳng hiểu ất giáp gì cả.
Hồi lâu, Tây Phong mới cất tiếng hỏi :
- Tiểu tử ngươi giờ định đi đâu vậy?
Diêu Yến Huy ngơ ngẩn đáp :
- Điệt nhi đang không biết đi đâu bây giờ!
Bắc Thần Khất cười to :
- Tiểu tử ngươi thật vô tích sự, cõi đời rộng lớn, đâu cũng đến được, chả lẽ ngươi không biết đi khắp thiên hạ hay sao?
Nam Nho cười tiếp lời :
- Giang huynh thật quá nói ngang, người ta đâu có số cực khổ như Giang huynh, phải đi khắp đó đây ăn xin, bữa đói bữa no, thật ra Giang huynh có ý quỷ quái gì, nếu bảo người ta học theo Giang huynh ăn xin, Chu Kiếm Hùng này là người phản đối trước tiên.
Bắc Thần Khất trợn mắt, tức giận nói :
- Giang hồ tưởng đâu lão nhà nho nghèo bụng đầy văn chương, thì ra cũng chỉ là hữu danh vô thực, từ nay Tứ tuyệt phải bỏ đi một người rồi!
Đông Ông Triệu Thái bỗng xen lời :
- Các vị đã từng tuổi này rồi mà lại đùa cợt như trẻ con vậy, không sợ người ta cười cho hay sao?
Tây Phong vỗ tay cười to :
- Lão nghiện thuốc đã thay đổi thái độ từ lúc nào vậy? Trời sinh là mạng tiểu nhân mà lại cứ làm ra vẻ đứng đắn dạy dỗ kẻ khác. Giang mỗ thấy là muốn nôn thốc nôn tháo ra ngay... Thôi, đừng nói chuyện vớ vẩn, giờ thì Bách Hội chân kinh đã về tay Từ Bi thánh ni, vậy là chúng ta có thể an tâm được rồi.
Nam Nho Chu Kiếm Hùng tiếp lời :
- Chuyện Bách Hội chân kinh đã xong, Chu mỗ có thể mai danh cố thổ rồi!
Bắc Thần Khất Ngô Tống cười khảy :
- Lão nhà nho nghèo chớ mà mơ tưởng, hiện nay võ lâm đã dậy sóng gió, cho dù Chu huynh muốn đứng ngoài cuộc, nhưng e rằng kẻ khác không muốn đấy!
Nam Nho ngẩn người :
- Giang huynh nói vậy là sao?
Bắc Thần Khất cười to :
- Lão điên nói là lão nhà nho nghèo phải lui ra khỏi hàng ngũ Tứ tuyệt, không sai chứ? Thử nghĩ xem, đêm nay quần hào ở Độc Tú phong tuy ngạo mạn, nhưng có mấy lão bất tử chúng ta hiện diện, họ cũng chẳng dám lộng hành.
Tây Phong sốt ruột giục :
- Lão khiếu hóa có gì nói mau đi, đừng có vòng vo nữa!
Bắc Thần Khất nghiêm giọng :
- Lão điên có còn nhớ hai câu thơ hồi trăm năm trước không?
Tây Phong gật đầu :
- Đó có gì liên quan đến hào kiếp võ lâm chứ?
Bắc Thần Khất ngửa mặt cười vang :
- Lão điên cũng nên sớm rút lui khỏi hàng ngũ Tứ tuyệt đi thôi! Chả lẽ lão điên không nhớ trong hai câu thơ ấy có một ma đầu cái thế hay sao?
Nam Nho tiếp lời :
- Hồi tám mươi năm trước chẳng phải đồn đại là Chung Thanh Ma Ảnh với Tiên Thanh Quái Ảnh Và Cầm Thanh Lệ Ảnh đã cùng lúc tạ thế rồi hay sao?
Bắc Thần Khất cười khảy :
- Lời đồn đại có ma quỷ mới tin! Hôm trước đệ tử bổn Bang trọng thương từ Miêu Cương chạy về, toàn thân không hề có thương tích, nhưng khi khám nghiệm mới biết là nội tạng bị chấn nát. Theo lời kể của đệ tử ấy, y cùng huynh đệ trong bang năm người đã phụng mệnh Bang chủ đến Miêu Cương hái thuốc, bỗng nghe mấy tiếng chuông nện mạnh vào tim, y liền ngất xỉu tại chỗ. Khi hồi tỉnh thì nhìn thấy đồng bọn đều đã chết và cảm thấy tim đau dữ dội, y kinh hãi gắng ngồi dậy, chợt thấy trên mặt đất có hàng chữ viết: “Chưa được cho phép mà đã vào núi, tội đáng chết cả” và bên cạnh có vẽ hình một chiếc chuông cao hơn thước. Y quá hoảng kinh, vội gắng sức bò dậy, chạy khỏi Miêu Cương, thuê xe chở về, kể xong liền chết ngay, vậy chẳng phải lão ma đầu ấy thì là ai nữa?
Đông Ông nghe vậy cả kinh nói :
- Nếu thật sự lão ma đầu ấy chưa chết mà tái xuất giang hồ thì quả là chẳng ai có thể đối phó nổi, xem ra giới võ lâm quả đã sắp tràn ngập gió tanh máu tươi rồi!
Diêu Yến Huy bởi thấy các vị tôn trưởng nói chuyện nên không dám xen lời, giờ nghe nói Chung Thanh Ma Ảnh chẳng rõ đó là nhân vật gì mà lại khiến cho bốn vị kỳ nhân tuyệt thế ngay cả trời đất cũng chẳng sợ này cũng phải khiếp hãi, lòng hết sức lấy làm lạ, bất giác cất tiếng hỏi :
- Giang sư thúc, Chung Thanh Ma Ảnh thật ra là người như thế nào mà khiến các sư thúc phải lo lắng vậy?
Tây Phong trợn mắt :
- Chả lẽ sư phụ ngươi không cho ngươi biết sao?
Diêu Yến Huy gật đầu, Bắc Thần Khất “hừ” mạnh một tiếng, tiếp lời :
- Lão đạo ấy thật đáng ghét, ngay cả sự tích của các kỳ nhân võ lâm ấy mà cũng không cho đồ đệ biết, hôm nào gặp lão ấy, Ngô mỗ nhất định phải mắng cho lão một trận mới được.
Đoạn quét mắt nhìn ngọn ngân tiêu bên lưng Diêu Yến Huy, cười nói tiếp :
- Tiểu tử, ngươi có biết là sư phụ ngươi sở trường về kiếm pháp, tại sao lại bảo ngươi học tiêu pháp không?
Diêu Yến Huy lắc đầu :
- Điệt nhi hỏi gia sư mấy lần, nhưng lão nhân gia chỉ cười và bảo sau này sẽ rõ, thật ra bao giờ mới rõ thì điệt nhi cũng không biết.
Đông Ông cười hô hố nói :
- Lão đạo ấy thật càng già càng cổ hủ, ngay cả sự tích cao cả của các kỳ nhân võ lâm ấy mà cũng úp mở, thật ra có dụng ý gì chứ?
Nam Nho mỉm cười :
- Tùng Vân đạo nhân đã không cho đồ đệ biết đương nhiên là có dự tính riêng, các vị biết gì cơ chứ? Chả lẽ các vị không biết câu “Thiên cơ bất khả lậu” hay sao?
Tây Phong trợn mắt, vừa định lên tiếng, Bắc Thần Khất đã cười khảy nói :
- Dự tính cái mốc xì, lão khiếu hóa này quyết chẳng tin.
Đoạn quay sang Diêu Yến Huy nói :
- Tiểu tử, lão phu kể cho ngươi nghe, để xem lão đạo sĩ dám làm gì?
Thì ra hồi hơn trăm năm trước, trên giang hồ đã lần lượt xuất hiện ba kỳ nhân tuyệt đỉnh chấn động thiên hạ, vì ba người ấy võ công cao thâm khôn lường, hành tung lại như thần long thấy đầu không thấy đuôi, và chưa từng thấy dùng tay hay binh khí giao đấu với người, mà chỉ dùng âm thanh của ba loại nhạc khí, dồn nội lực vào, có thể chấn nát nội tạng đối phương hoặc cứu người điều thương trong vòng trăm trượng, nên hằng trăm năm qua không ai nhìn thấy tướng mạo của họ, mà chỉ qua tiếng nói và tiếng nhạc khí được biết ba người là hai chính một tà, và hai nam một nữ, nhạc khí của họ là tiêu, đàn, và chuông, ngoài ra không còn biết gì hơn.
Cho nên, giới giang hồ gọi người sử dụng tiêu là Tiêu Thanh Quái Ảnh, tiếng đàn là của nữ nhân, nên gọi là Cầm Thanh Lệ Ảnh, còn tiếng chuông vì là của kẻ tà ác nên gọi là Chung Thanh Ma Ảnh, và những kẻ hiếu sự đã diễn tả bằng hai câu thơ là:
“Tiêu Cầm song thanh quần hoàn vũ,
Chung Thanh độc bá lục lâm thiên”
Lúc bấy giờ cao thủ hai giới hắc bạch thảy đều kinh hoàng điêu đứng bởi ba kỳ nhân ấy, giới bạch đạo thì sợ Chung Thanh Ma Ảnh, còn giới hắc đạo thì sợ Tiêu Thanh Quái Ảnh và Cầm Thanh Lệ Ảnh.
Nhưng cũng còn may, ba kỳ nhân ấy đều không thường xuyên xuất hiện trên giang hồ, sự đe dọa đối với võ lâm cũng chưa đến đỗi quá lớn lao.
Nhưng có một lần, hồi khoảng trăm năm trước, sau mười mấy năm tuyệt tích, Chung Thanh Ma Ảnh lại đột nhiên tái xuất giang hồ, và hành vi càng thâm bạo tàn độc ác, đi đến đâu là thi thể chất chồng, và còn tập hợp cao thủ hắc đạo gieo rắc tội ác khắp nơi, khiến giang hồ ngập đầy gió tanh mưa máu, ăn ngủ không yên.
Lúc bấy giờ giới bạch đạo cũng từng liên kết nhau chống lại, nhưng Chung Thanh Ma Ảnh quá ư lợi hại, lần nào quần hùng cũng tử thương gần hết.
Từ đó về sau, không còn ai dám vuốt dâu hùm nữa, và bọn ác đồ ngày càng thêm lộng hành, giết chóc khắp nơi, tình trạng ấy đã kéo dài gần hai mươi năm.
May thay, đang khi mọi người đang ao ước Tiêu Cầm song thanh thì họ đã cùng nhau xuất hiện, tìm đến nơi chú của Chung Thanh Ma Ảnh khiêu chiến.
Chung Thanh Ma Ảnh tuy khiếp sợ Tiêu Cầm song thanh liên thủ, nhưng cậy có mấy trăm cao thủ hắc đạo, nên cũng đường hoàng ứng chiến mấy ngày, cuộc chiến diễn ra cực kỳ khốc liệt.
Sau cùng, Tiêu Cầm song thanh công tham tạo hóa, mấy trăm cao thủ hắc đạo cơ hồ chết sạch, nhưng Chung Thanh Ma Ảnh đã trốn thoát.
Sự kiện ấy là do mấy cao thủ hắc đạo chưa chết đồn đại, liền khiến cả giang hồ chấn động, giới bạch đạo lại bừng dậy hùng chi, tìm giết các cao thủ hắc đạo còn lại, từ đó giới võ lâm mới bình yên hơn và kéo dài đến nay.
Nhưng kể từ đó ba vị kỳ nhân cũng không còn xuất hiện trên giang hồ nữa, nên đã có lời đồn đại là Tiêu Cầm song thanh sau cuộc huyết chiến, cùng Chung Thanh Ma Ảnh đều thọ nội thương trầm trọng, không bao lâu sau đã lần lượt từ trần.
/49
|