- Chú Hùng ơi! Tắm mưa không?
Tôi đứng trước ngõ réo. Chú thò đầu ra khỏi cửa sổ. Ðứng từ xa nhìn, tôi thấy mặt chú đầy râu. Cái cằm như to lớn khác thường.
Chú cười khanh khách:
- Chú lớn rồi! Không tắm mưa nữa.
- Tại sao vậy?
- Ừ. Người lớn là vậy.
- Nếu vậy thì cháu chẳng thèm lớn nữa. Tắm mưa vui lắm. Chú ra tắm đi. Dù chú có tắm mưa, chú vẫn là người lớn.
- Thôi được rồi, ông tướng. Nhưng chỉ tắm trong vườn thôi đấy!
Tôi nhảy tót vào nhà.
- Dắt con bò cho nó tắm luôn đi chú!
Chú lắc đầu rồi cõng tôi ra vườn. Hai chú cháu nằm dài ra đất.
- Cô Hồng có khi nào tắm mưa không? Tôi hỏi.
- Không, cô Hồng là con gái, ai lại tắm mưa.
- Mẹ cháu cũng chẳng khi nào tắm mưa. Mẹ nói tắm như thế, tóc sẽ rối.
- Ừ, mẹ cháu tóc dài mà.
- Nhưng cô giáo Hà tóc ngắn, vẫn không tắm mưa!
- Ừ nhỉ.
- Chắc tại cô mang guốc cao gót, chạy sẽ té.
Chú Hùng cười ngất. Cái mặt đầy râu cứ nhăn nhăn. Khi cười, chú
gồng lên, cổ to như con sư tử. Với cái cổ to như thế, cái đầu chắc trở
nên nhẹ lắm. Tôi vẫn luôn ước ao khi lớn lên cái cổ cũng to như vậy. Ðó
là một cái cổ dũng cảm mà. Mẹ tôi vẫn thường nói, đàn ông cái cổ to mới
oai. Những người cổ nhỏ, cứ thụt thụt như con rùa.
Tôi ngồi dậy chạy ra giếng. Nước mưa từ trên trời rơi xuống giếng
thật đẹp. Mặt nước cứ loang loang như có nhiều con cá đang đớp mồi bên
dưới. Chú Hùng chạy theo. Chú lấy cái gàu múc nước xối vào người tôi.
Vừa tắm mưa, vừa tắm giếng thật tuyệt vời. Nước giếng ấm như được hơ
nóng.
Thằng Tí ở đâu không biết chạy vào ôm chặt chú Hùng từ phía sau lưng.
- Con đố chú, ai đây? Nó hét lớn.
Chú lúc lắc cái đầu:
- Có phải người khách lạ không vậy?
- Không phải, người khách quen!
- Nếu người khách quen hãy cho tôi xem chân.
Nó giơ một cái chân lên.
Chú Hùng lắc đầu:
- Ðó không phải là cái chân.
- Chứ đó là cái gì?
- Một cái vòi voi!
Chúng tôi ôm chặt lấy chú. Một gàu nước xối ướt cả ba người.
- Thôi các cháu ở đây chơi nhé. Chú vào.
Tôi kéo thằng Tí chạy ra cây vú sữa. Hai đứa trèo lên ngọn cây, nhún thỏa thích. Vừa nhún vừa nhắm mắt, thả hai tay.
- Tao đã nói với thằng Toàn rồi, mình sẽ chơi trò kẻ lạ mặt với thằng cháu ông ăn xin.
- Ừ há. Nhưng mình biết để con dế chỗ nào bây giờ. Ông cháu nó vẫn đổi chỗ nằm liên tục.
- Chẳng sao cả. Ðợi họ ngủ, mình để con dế gần chỗ đó rồi bỏ đi. Nửa đêm, con dế gáy lên, nó sẽ biết ngay.
- Ðúng rồi. Ngày mai mình sẽ bắt con dế bữa hổm. Nhưng mà nó có biết mình tặng nó không nhỉ?
- Làm sao biết được. Nó sẽ nghĩ con dế tự động chui vào cái hộp. Rồi cái hộp tự nhiên đóng lại.
- Xạo. Không có cái hộp nào tự động đóng lại cả.
- Ừ. Khó ha. Nó sẽ biết tụi mình đó. Nhưng mà cũng chẳng sao. Nó sẽ mừng lắm. Nó sẽ vứt con dế khô đi.
Chúng tôi trèo xuống rồi chạy ra đường. Gặp con Phượng đang đứng
ngoài ngõ, môi tím ngắt. Nó nhoẻn miệng cười, cái răng trắng chạch.
- Tụi mày ở đâu vậy. Tao chờ mãi.
- Mày về đi, nhìn cái mặt mày, tụi tao sợ quá. Coi kìa, đứng mà cứ run lên như con cầy sấy.
- Còn lâu. Con Phượng chua nghoa. Tao vẫn không lạnh. Tại cái da mặt tao đụng mưa vào thì nó tím vậy thôi!
Nó kéo bọn tôi ra chợ.
Trên cái sạp cũ, hai ông cháu lão ăn xin đang ôm nhau ngủ. Kề bên
là cái mền như miếng giẻ vụn rớt thõng xuống một đầu. Phía bên kia là
cây gậy nằm dọc, úp chiếc nón lá lên. Chúng tôi đứng nhìn một hồi rồi bỏ về.
Mẹ tôi nói ngày mưa, nỗi buồn bao giờ cũng nhiều hơn ngày nắng,
nhất là những ngày mưa kéo dài. Mẹ ngồi trên bậc cửa, chải tóc. Mẹ chải
như tìm thấy niềm vui trong đó. Cũng như tôi vui khi chạy trong mưa vậy. Mỗi một người có một niềm vui khác nhau. Giống như bố tôi, bố vui khi
nhìn thấy cánh đồng. Một ngày không ra đồng, bố thấy buồn quay quắt.
Bố nói:
- Cái nhà thứ hai của tui ở đó!
Tôi hay trêu bố, một cái nhà mà không có cửa sổ, không có mái che.
Bố nói đó là căn nhà lớn nhất thế giới. Những người bước vào căn
nhà đó sẽ không bao giờ đi đâu nữa. Bố nói nội tôi ngày xưa cũng nói như vậy. Nội tôi yêu cánh đồng như yêu ngôi nhà của mình. Khi nội tôi mất,
những người trong làng phải khiêng cái hòm đi ngang từng ruộng lúa một
rồi mới đem chôn. Mỗi năm đến mùa lúa chín, bà nội tôi phải gõ gõ vào mộ bia để nội tôi nhớ năm nay vụ gặt xong rồi. Bố tôi rất hãnh diện vì
chưa bao giờ ra khỏi làng. Bố nói, nơi nào có ruộng lúa, bố mới đi. Làm
sao nơi nào cũng có ruộng lúa được.
Mẹ ngồi chải tóc trên bậc cửa, nói với tôi:
- Chừng nào tóc mẹ bạc thì con sẽ lớn.
Tôi nhặt tóc sâu cho mẹ. Có những sợi tóc sâu vẫn dài cả mét. Tôi
nói, những sợi tóc đó đẹp nhất. Bố "nịnh" mẹ, bảo tóc mẹ sợi nào cũng
đẹp. Mẹ cứ im im không nói gì nhưng khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên. Trong
ngày mưa, tôi thích nhìn mẹ những lúc như vậy.
Chui đầu vào những sợi tóc của mẹ, tôi hay nói không nhìn thấy gì
hết vì tóc mẹ đen quá. Giống như buổi tối mà đi ra khu vườn. Chỉ biết
thôi, nhưng không thấy.
Bố bảo:
- Biết gì?
Tôi nói:
- Biết mẹ thích hoa lài. Tóc mẹ thơm mùi hoa lài lắm. Chắc mẹ là bông hoa lài cắm bãi ***** trâu.
Bố cười ngất:
- Ái chà! Dám xem bố là bãi ***** trâu!
Tôi nói dù bố có là bãi phân trâu, tôi vẫn yêu bố.
Những lúc đó, cả nhà tôi đều vui. Mỗi người đều tìm thấy một niềm
vui riêng thuộc về mình, nhưng cũng có những niềm vui chung thuộc về tất cả. Niềm vui đó như một sợi dây đàn, chạm vào thì nó ngân lên cả nhà và thế là ta vui.
Có một ngày mưa, tôi nhìn thấy mẹ giấu những sợi tóc rụng. Chẳng
biết tại sao mẹ lại xấu hổ vì chuyện đó. Nhưng tôi không tiện hỏi vì
thấy khuôn mặt mẹ buồn buồn.
Bố cởi trần ngồi đan sọt. Những chiếc sọt lớn nhỏ cứ ra đời vào
những ngày mưa. Bố nói những chiếc sọt đẹp bao giờ cũng phải được làm
tốt từ khâu vót nan. Bố đan cho tôi cái lồng chim bằng sợi tre ngà, cửa
lồng mở toác. Vì đó chỉ là cái lồng chim thôi, chẳng có con chim nào
hết. Bố sợ tôi không biết chăm sóc những con vật khó nuôi đó. Hãy tưởng
tượng một con chim trong lồng, bố nói vậy. Tôi bảo lông nó màu đỏ, cánh
nó màu xanh, nó hay háu ăn và mắt thì sáng quắc. Bố nói, chỉ có chim
thần mới vậy.
Những con chim thần hay ghé vào nhà tôi những hôm mưa. Chúng bay về rồi đậu kín trong lồng. Chiếc lồng quá chật, chúng bay ra. Ðôi cánh màu xanh xòe rộng che hết mọi thứ. Rồi chúng bay lên trời, trời xanh ngắt.
Năm đó nơi tôi ở có một con chim ó hay bắt gà, nó liệng ba vòng rồi đứng bói giữa khoảng không.
Mẹ tôi hái cau như cô Tấm, chỉ tôi, nói:
- Ðuổi đàn gà vào nhà đi.
Tôi ra vườn mà cứ sợ nó tưởng mình là con gà.
Bố tôi làm rất nhiều bẫy nhưng vẫn không bắt được. Bẵng đi một dạo tự dưng nó đi đâu mất, chẳng thấy xuất hiện.
Mẹ nói, chúng ta đã làm cho nó thất vọng rồi. Những con ó luôn luôn thiếu kiên nhẫn.
Những ngày mưa, tôi hay chui vào đống chăn tìm hơi ấm. Tôi tìm bóng tối nữa. Thật thú vị, nhìn mà cứ như không nhìn. Trong bóng tối, sẽ
không ai có thể nhìn thấy khuôn mặt của tôi. Những cơn mưa trong bóng
tối cũng vậy, sẽ không ai biết là đang có cơn mưa nếu như không nghe
tiếng rào rạt trên mái nhà.
Mẹ nói những cơn mưa đêm là những cơn mưa êm đềm nhất.
Tôi đứng trước ngõ réo. Chú thò đầu ra khỏi cửa sổ. Ðứng từ xa nhìn, tôi thấy mặt chú đầy râu. Cái cằm như to lớn khác thường.
Chú cười khanh khách:
- Chú lớn rồi! Không tắm mưa nữa.
- Tại sao vậy?
- Ừ. Người lớn là vậy.
- Nếu vậy thì cháu chẳng thèm lớn nữa. Tắm mưa vui lắm. Chú ra tắm đi. Dù chú có tắm mưa, chú vẫn là người lớn.
- Thôi được rồi, ông tướng. Nhưng chỉ tắm trong vườn thôi đấy!
Tôi nhảy tót vào nhà.
- Dắt con bò cho nó tắm luôn đi chú!
Chú lắc đầu rồi cõng tôi ra vườn. Hai chú cháu nằm dài ra đất.
- Cô Hồng có khi nào tắm mưa không? Tôi hỏi.
- Không, cô Hồng là con gái, ai lại tắm mưa.
- Mẹ cháu cũng chẳng khi nào tắm mưa. Mẹ nói tắm như thế, tóc sẽ rối.
- Ừ, mẹ cháu tóc dài mà.
- Nhưng cô giáo Hà tóc ngắn, vẫn không tắm mưa!
- Ừ nhỉ.
- Chắc tại cô mang guốc cao gót, chạy sẽ té.
Chú Hùng cười ngất. Cái mặt đầy râu cứ nhăn nhăn. Khi cười, chú
gồng lên, cổ to như con sư tử. Với cái cổ to như thế, cái đầu chắc trở
nên nhẹ lắm. Tôi vẫn luôn ước ao khi lớn lên cái cổ cũng to như vậy. Ðó
là một cái cổ dũng cảm mà. Mẹ tôi vẫn thường nói, đàn ông cái cổ to mới
oai. Những người cổ nhỏ, cứ thụt thụt như con rùa.
Tôi ngồi dậy chạy ra giếng. Nước mưa từ trên trời rơi xuống giếng
thật đẹp. Mặt nước cứ loang loang như có nhiều con cá đang đớp mồi bên
dưới. Chú Hùng chạy theo. Chú lấy cái gàu múc nước xối vào người tôi.
Vừa tắm mưa, vừa tắm giếng thật tuyệt vời. Nước giếng ấm như được hơ
nóng.
Thằng Tí ở đâu không biết chạy vào ôm chặt chú Hùng từ phía sau lưng.
- Con đố chú, ai đây? Nó hét lớn.
Chú lúc lắc cái đầu:
- Có phải người khách lạ không vậy?
- Không phải, người khách quen!
- Nếu người khách quen hãy cho tôi xem chân.
Nó giơ một cái chân lên.
Chú Hùng lắc đầu:
- Ðó không phải là cái chân.
- Chứ đó là cái gì?
- Một cái vòi voi!
Chúng tôi ôm chặt lấy chú. Một gàu nước xối ướt cả ba người.
- Thôi các cháu ở đây chơi nhé. Chú vào.
Tôi kéo thằng Tí chạy ra cây vú sữa. Hai đứa trèo lên ngọn cây, nhún thỏa thích. Vừa nhún vừa nhắm mắt, thả hai tay.
- Tao đã nói với thằng Toàn rồi, mình sẽ chơi trò kẻ lạ mặt với thằng cháu ông ăn xin.
- Ừ há. Nhưng mình biết để con dế chỗ nào bây giờ. Ông cháu nó vẫn đổi chỗ nằm liên tục.
- Chẳng sao cả. Ðợi họ ngủ, mình để con dế gần chỗ đó rồi bỏ đi. Nửa đêm, con dế gáy lên, nó sẽ biết ngay.
- Ðúng rồi. Ngày mai mình sẽ bắt con dế bữa hổm. Nhưng mà nó có biết mình tặng nó không nhỉ?
- Làm sao biết được. Nó sẽ nghĩ con dế tự động chui vào cái hộp. Rồi cái hộp tự nhiên đóng lại.
- Xạo. Không có cái hộp nào tự động đóng lại cả.
- Ừ. Khó ha. Nó sẽ biết tụi mình đó. Nhưng mà cũng chẳng sao. Nó sẽ mừng lắm. Nó sẽ vứt con dế khô đi.
Chúng tôi trèo xuống rồi chạy ra đường. Gặp con Phượng đang đứng
ngoài ngõ, môi tím ngắt. Nó nhoẻn miệng cười, cái răng trắng chạch.
- Tụi mày ở đâu vậy. Tao chờ mãi.
- Mày về đi, nhìn cái mặt mày, tụi tao sợ quá. Coi kìa, đứng mà cứ run lên như con cầy sấy.
- Còn lâu. Con Phượng chua nghoa. Tao vẫn không lạnh. Tại cái da mặt tao đụng mưa vào thì nó tím vậy thôi!
Nó kéo bọn tôi ra chợ.
Trên cái sạp cũ, hai ông cháu lão ăn xin đang ôm nhau ngủ. Kề bên
là cái mền như miếng giẻ vụn rớt thõng xuống một đầu. Phía bên kia là
cây gậy nằm dọc, úp chiếc nón lá lên. Chúng tôi đứng nhìn một hồi rồi bỏ về.
Mẹ tôi nói ngày mưa, nỗi buồn bao giờ cũng nhiều hơn ngày nắng,
nhất là những ngày mưa kéo dài. Mẹ ngồi trên bậc cửa, chải tóc. Mẹ chải
như tìm thấy niềm vui trong đó. Cũng như tôi vui khi chạy trong mưa vậy. Mỗi một người có một niềm vui khác nhau. Giống như bố tôi, bố vui khi
nhìn thấy cánh đồng. Một ngày không ra đồng, bố thấy buồn quay quắt.
Bố nói:
- Cái nhà thứ hai của tui ở đó!
Tôi hay trêu bố, một cái nhà mà không có cửa sổ, không có mái che.
Bố nói đó là căn nhà lớn nhất thế giới. Những người bước vào căn
nhà đó sẽ không bao giờ đi đâu nữa. Bố nói nội tôi ngày xưa cũng nói như vậy. Nội tôi yêu cánh đồng như yêu ngôi nhà của mình. Khi nội tôi mất,
những người trong làng phải khiêng cái hòm đi ngang từng ruộng lúa một
rồi mới đem chôn. Mỗi năm đến mùa lúa chín, bà nội tôi phải gõ gõ vào mộ bia để nội tôi nhớ năm nay vụ gặt xong rồi. Bố tôi rất hãnh diện vì
chưa bao giờ ra khỏi làng. Bố nói, nơi nào có ruộng lúa, bố mới đi. Làm
sao nơi nào cũng có ruộng lúa được.
Mẹ ngồi chải tóc trên bậc cửa, nói với tôi:
- Chừng nào tóc mẹ bạc thì con sẽ lớn.
Tôi nhặt tóc sâu cho mẹ. Có những sợi tóc sâu vẫn dài cả mét. Tôi
nói, những sợi tóc đó đẹp nhất. Bố "nịnh" mẹ, bảo tóc mẹ sợi nào cũng
đẹp. Mẹ cứ im im không nói gì nhưng khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên. Trong
ngày mưa, tôi thích nhìn mẹ những lúc như vậy.
Chui đầu vào những sợi tóc của mẹ, tôi hay nói không nhìn thấy gì
hết vì tóc mẹ đen quá. Giống như buổi tối mà đi ra khu vườn. Chỉ biết
thôi, nhưng không thấy.
Bố bảo:
- Biết gì?
Tôi nói:
- Biết mẹ thích hoa lài. Tóc mẹ thơm mùi hoa lài lắm. Chắc mẹ là bông hoa lài cắm bãi ***** trâu.
Bố cười ngất:
- Ái chà! Dám xem bố là bãi ***** trâu!
Tôi nói dù bố có là bãi phân trâu, tôi vẫn yêu bố.
Những lúc đó, cả nhà tôi đều vui. Mỗi người đều tìm thấy một niềm
vui riêng thuộc về mình, nhưng cũng có những niềm vui chung thuộc về tất cả. Niềm vui đó như một sợi dây đàn, chạm vào thì nó ngân lên cả nhà và thế là ta vui.
Có một ngày mưa, tôi nhìn thấy mẹ giấu những sợi tóc rụng. Chẳng
biết tại sao mẹ lại xấu hổ vì chuyện đó. Nhưng tôi không tiện hỏi vì
thấy khuôn mặt mẹ buồn buồn.
Bố cởi trần ngồi đan sọt. Những chiếc sọt lớn nhỏ cứ ra đời vào
những ngày mưa. Bố nói những chiếc sọt đẹp bao giờ cũng phải được làm
tốt từ khâu vót nan. Bố đan cho tôi cái lồng chim bằng sợi tre ngà, cửa
lồng mở toác. Vì đó chỉ là cái lồng chim thôi, chẳng có con chim nào
hết. Bố sợ tôi không biết chăm sóc những con vật khó nuôi đó. Hãy tưởng
tượng một con chim trong lồng, bố nói vậy. Tôi bảo lông nó màu đỏ, cánh
nó màu xanh, nó hay háu ăn và mắt thì sáng quắc. Bố nói, chỉ có chim
thần mới vậy.
Những con chim thần hay ghé vào nhà tôi những hôm mưa. Chúng bay về rồi đậu kín trong lồng. Chiếc lồng quá chật, chúng bay ra. Ðôi cánh màu xanh xòe rộng che hết mọi thứ. Rồi chúng bay lên trời, trời xanh ngắt.
Năm đó nơi tôi ở có một con chim ó hay bắt gà, nó liệng ba vòng rồi đứng bói giữa khoảng không.
Mẹ tôi hái cau như cô Tấm, chỉ tôi, nói:
- Ðuổi đàn gà vào nhà đi.
Tôi ra vườn mà cứ sợ nó tưởng mình là con gà.
Bố tôi làm rất nhiều bẫy nhưng vẫn không bắt được. Bẵng đi một dạo tự dưng nó đi đâu mất, chẳng thấy xuất hiện.
Mẹ nói, chúng ta đã làm cho nó thất vọng rồi. Những con ó luôn luôn thiếu kiên nhẫn.
Những ngày mưa, tôi hay chui vào đống chăn tìm hơi ấm. Tôi tìm bóng tối nữa. Thật thú vị, nhìn mà cứ như không nhìn. Trong bóng tối, sẽ
không ai có thể nhìn thấy khuôn mặt của tôi. Những cơn mưa trong bóng
tối cũng vậy, sẽ không ai biết là đang có cơn mưa nếu như không nghe
tiếng rào rạt trên mái nhà.
Mẹ nói những cơn mưa đêm là những cơn mưa êm đềm nhất.
/19
|