Ngày xưa, ông lang vườn không ở đây. Ông là người xa xứ, một xứ sở
nào đó xa xôi mà tôi không bao giờ biết được. Ông đến làng tôi ở khi tôi còn chưa ra đời. Mẹ tôi kể, ông đi vì một nỗi buồn nào đó. Rất tuyệt
vọng rồi ông ghé ngang làng tôi. Ông cứu sống được lão Bình trong một
lần bị ngộ độc rượu. Từ đó, ông ở lại làng này bốc thuốc. Nhà ông trồng
đầy thuốc nam.
Bố tôi nói người ta không thể chết trên khu vườn đầy thuốc. Mà đúng vậy. Ông rất già, già lắm, má hóp lòi cả sọ. Ông bới một củ tỏi sau gáy và đêm đêm xõa ra như một con ma. Không ai biết gì về thời trẻ của ông, ông sống ở đâu, làm gì và tại sao nỗi buồn lại ngự trị trong người ông
như vậy. Bố tôi nói, một ông lang vườn chỉ giỏi khi về già. Cái làng này hóa ra là một kẻ hưởng lợi từ cái nỗi buồn may mắn ấy. Ông già quắt
queo rồi còn gì.
Nhà ông hay vương vấn mùi thuốc nam. Thay vì đốt trầm như những cụ
già xưa, ông đốt thuốc nam rồi ngồi nhâm nhi ly trà trong bóng tối. Ít
khi nào thấy ông ra ngoài, ngoài những dịp đi bốc thuốc hoặc ghé chợ mua những thứ lặt vặt gì đó.
Một đôi lần tôi thấy ông cuốc đất sau vườn, cái lưng cong vồng như
một bó tre bị đọi. Những ngày tháng ở làng, chẳng khi nào tôi thấy ông
vui hoặc buồn, một khuôn mặt kỳ dị nhất mà tôi thấy. Tôi được nhìn gần
khuôn mặt ấy cũng chỉ một lần. Ðó là lần tôi bị sốt nặng, mẹ đã ẵm tôi
đến nhà ông. Ông vỗ vỗ, bấm vào cái bụng tôi, bấm vào cái tay tôi, bóp
miệng tôi bảo thè lưỡi ra, thế là xong. Một kiểu khám bệnh kỳ cục. Sau
đó đưa cho mẹ tôi một đống thuốc gói trong giấy báo. Nhưng kỳ diệu lắm,
chỉ một vài lần uống, tôi đã hết hẳn. Mẹ sai tôi sang biếu ông mấy nải
chuối. Tôi vào cửa sau, tranh thủ lúc ông ra vườn, để nải chuối lên bàn
rồi chuồn thẳng. Với một con người kỳ dị như vậy, tôi không thể gặp khi
chỉ có một mình. Tôi sợ.
Mẹ tôi nói, điều quí giá nhất của một thầy thuốc là cái tâm. Cái
tâm là một cái vô hình, khi làm điều tốt thì nó hiện ra, khi làm điều ác thì nó biến mất. Nó là cái cần thiết quí giá nhất, hơn mọi thứ.
Nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái tâm của ông.
Nhà thằng Tí vắng hoe. Tôi chạy ra đồng. Có lẽ bố mẹ nó đang ở
ngoài đó. Họ vừa làm lụng, vừa kể chuyện vừa cười. Họ không hề biết rằng tôi đang đem đến một tin xấu cho họ. Tôi bắt đầu sợ chuyện này. Tôi còn nhớ khuôn mặt của chú Hùng khi con chú đang bị nguy hiểm. Chú đã khóc
òa trên vai bố tôi như một đứa trẻ. Chú phải ra đồng ngồi một mình. Chú
phải cố gắng cày cuốc để quên đi.
Bỗng nhiên tôi chợt nhớ đến những người sơn đông mãi võ. Tại sao
không gọi họ chứ, họ có những viên thuốc thần kỳ, họ nuôi những con rắn
thì họ phải có những viên thuốc để trị nó. Tôi cứ vừa chạy vừa mê mải
trong ý nghĩ như vậy.
Bãi đất chợ hồi sáng chật kín người, bây giờ đã vắng hoe. Những
người sơn đông mãi võ đã cuốn gói đi rồi. Họ nhét những bà vợ, những đứa con, những bồ lát bịt kín, những cây giáo dài mà họ dùng để đâm vào cổ, những viên thuốc kỳ diệu... vào trong xe rồi thúc ngựa chạy đi. Tiếng
vó ngựa khua dậy cả bầu trời với bụi mù theo dấu xe họ. Họ đem theo phép màu về một phương nào đó làm sao tôi biết.
Tôi nhớ những câu chuyện của mẹ về những đàn ngựa bay đêm qua núi
đồi, trên mình chúng là những kỵ sĩ mặc áo giáp. Dưới ánh trăng, những
nút khuy đồng lóe sáng ngang dọc những đường gấp khúc như một đêm sao sa hỗn loạn. Những kỵ sĩ đã đi lạc trong chính ánh sáng của mình. Những
con ngựa trở nên điên cuồng, chúng rượt đuổi nhau hí vang, giương những
chiếc vó bổ vào đám mây. Rồi cả người ngựa trôi tuột dần về phía cuối
bầu trời. Cuối cùng va vào nhau, vón cục thành một khối cầu lửa. Ðó là
mặt trời của ngày hôm sau.
Bần thần một lúc tôi quay trở lại tìm mẹ thằng Tí nhưng chẳng thấy
đâu, đành ghé nhà ông lang. Lúc này hàng xóm kéo đến đông nghẹt.
Tôi lách mình vào trong nhưng không được, chỉ thấy thấp thoáng bên
cửa sổ khuôn mặt thằng Tí xám ngoét, mái tóc rũ xuống mặt ván, sau đó
đung đưa những ngón tay đùa gió.
Nó đang ngủ, một giấc ngủ trương phồng. Càng ngủ, người nó càng
phồng. Mẹ nó đang ôm mặt khóc ngoài sân. Bà kể về nó, nó ăn làm sao, nó
nói những gì, nó cười như thế nào, cả những mơ ước của nó được có một
bầy bò. Rồi những lần nó vô lễ, bà đã đánh nó bao nhiêu roi. Hóa ra bà
cứ nhớ từng ly từng tí như vậy.
Tôi đứng lặng im nhìn bà. Bất ngờ bà ôm chầm lấy tôi, bà nắm lấy bàn tay tôi rồi rồi áp vào mặt mình. Bà kể về bàn tay của nó.
Thế là tôi òa lên khóc. Tôi cũng kể về nó. Nó đã ngủ trong vườn
lài. Nó nói rằng đừng cho ai biết nó đang ngủ, nhưng cuối cùng tôi đã
nói với bố tôi. Tôi đã không giữ lời hứa bởi vì tôi sợ.
Buổi chiều hôm đó tôi chui vào góc tối của mình. Chưa bao giờ tôi
nhớ nó đến vậy. Tôi nhớ năm nọ nó rớt xuống sông, bố vớt nó lên và nó đã mang đến những trái ổi chín trong túi ni-lông. Khi bố cõng hai đứa, nó
không được phép ôm cái cổ. Rồi đoàn sơn đông mãi võ đến, nó lại nhường
cho tôi một cái dùi đánh trống. Nó chẳng hề giành giật với tôi cái gì.
Thế mà hôm nay nó lại nằm im lìm bên nhà ông lang.
Tôi thấy ông đi ra đi vào lắc đầu nhiều lần. Cái lưng còng xuống, trên đầu mái tóc bạc phơ xổ ra như một chiếc khăn nhàu nhĩ.
- Ðã muộn mất rồi! - Chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ ông sẽ nói cái điều không ai chờ đợi.
Mẹ sẽ về cắm ba cây nhang dưới bụi lài.
- Dù sao chỗ đất đó, thằng bé cũng đã nằm một lần. Mẹ sẽ nói vậy.
Ðêm đó, ông lang cũng sẽ lẳng lặng ra đi không mang gì ngoài một
túi vải mà năm xưa ông đã mang đến. Cũng không ai biết ông đã đi đâu, về đâu. Lúc nào người ta cũng chỉ đoán chừng về ông mà thôi.
Mẹ tôi vẫn hay nói, nỗi sợ lớn nhất của một người thầy thuốc là khi để mất một đứa trẻ. Người già có thể chết, nhưng trẻ con phải cần sống
và lớn lên. Bởi đơn giản, chúng là một mảnh vườn phải được cày xới và
chăm bón. Chúng cần phải ra hoa và sinh sôi. Chúng là tất cả những gì mà người già hy vọng...
Rồi tôi cứ miên man nghĩ về đám tang thằng Tí, sẽ rơi vào một ngày
im gió, oi nồng nào đó. Mặt trời chói chang đổ lửa báo hiệu một mùa hạn
hán kéo dài triền miên trên mặt sông, trên cánh đồng, và nặng nề nhất là trên thân thể của chúng tôi.
Từ nửa đêm, người ta sẽ đánh trống và gõ những chiếc phèng la. Âm
thanh nghe âm u và buồn. Những âm thanh đó, một lần nữa sẽ lại gợi cho
tôi nhớ về hình ảnh của những người kỵ sĩ cỡi ngựa qua bầu trời. Họ đi
loan báo một điều gì đó, có thể là một tin buồn cuối ngày. Vì những tin
buồn nên không ai ra nhận. Người ta chui vào nhà, đóng sầm cửa lại và
ngủ. Cuối cùng những kỵ sĩ trong cuộc tìm kiếm hỗn loạn đã va vào nhau.
Buổi sáng, mẹ tôi sẽ ra vườn hái hết những bông hoa lài rồi đưa
sang cắm vào bàn thờ thằng Tí - xem như một món quà đầy hương từ khu
vườn nhà tôi.
Có một việc khiến ai cũng lo lắng là chuyện những tấm ảnh, tất nhiên rồi sẽ vậy.
Ở làng có ai chụp hình gì cho nhiều, quá lắm là dăm ngày Tết chụp
chung với cả nhà một kiểu. Nhưng đâu phải năm nào cũng chụp. Lục trong
đống giấy tờ cũ, cuối cùng người ta cũng sẽ gặp tấm ảnh duy nhất lúc
thằng Tí lên ba tuổi. Nó trần truồng như nhộng. Vừa khóc, vừa lấy ngón
tay đút vào miệng. Tôi đã được xem tấm ảnh này một lần, nhờ nó khoe.
Mẹ nó sẽ òa lên nhớ lại vào ngày giỗ ba, cậu nó dắt về một ông thợ
ảnh. Khi ông đến thì nó đang còn ngủ, thế là người ta đập nó dậy, cho nó một "pô". Khuôn mặt nó non xèo, phúng phính những thịt chứ không gầy
nhom như sau này.
- Thôi thế cũng là may mắn - mọi người sẽ nói vậy - Dù sao cũng còn một hình ảnh về nó vào thời điểm đẹp đẽ nhất.
Chiếc hòm cũng sẽ được đóng xong từ bộ ván mà hàng ngày nó vẫn nằm
ngồi, nhỏ nhắn như một cái thùng đựng quần áo. Rồi người ta sẽ xếp nó
vào trong như chúng cất một món đồ quí giá, dễ vỡ.
Mà quả thật như vậy. Từ lúc nghĩ rằng nó sẽ chết, tôi cứ thấy mình
như vừa mất một cái gì quý giá lắm. Nó là vật quí đối với tôi.
Tôi luôn nghĩ về những ngày sắp tới, tôi sẽ đi học một mình, xuống
chợ chơi một mình, không có ai để hẹn hò len lén trèo lên cây vú sữa vào nửa đêm.
Nhưng tôi cũng sẽ sợ nó lắm vì nó sẽ thành con ma. Nó là một con ma trẻ em. Nó vẫn còn ham chơi nên sẽ không bao giờ rời khỏi những nơi nó
vẫn thường đến để bắn bi, nhảy lò cò... Tôi cũng sẽ không còn dám để một hòn bi nào ra đất, tôi sợ hòn bi bỗng dưng tự lăn rồi chui vào lỗ. Tôi
cũng không dám ra vườn một mình. Tôi sợ những bông hoa lài bỗng dưng
thơm hẳn lên.
Từ bên đây ụ rơm, tôi sẽ nhìn vào nhà nó. Rồi từ đó, tôi mon men theo đám tang ra đồng, cứ đi cách một quãng xa.
Khi đi ngang nhà ông Tư, người ta sẽ đi chậm lại rồi đánh trống lớn lên, để cho ông biết mà ráng chồm lên cửa sổ đưa tiễn nó lần cuối.
Ðám tang vẫn sẽ tiếp tục đi nốt những con đường trong làng và cũng
giống như những người kỵ sĩ, từng bóng người đưa tiễn như một vệt buồn
lướt qua khoảng trời của tôi.
Tôi nhớ lời bố nói, khi nhìn theo bóng một con người mà ta không thể quên được, ta sẽ thấy nỗi nhớ của mình.
Hình như ai cũng vậy, không phải mình tôi tưởng tượng chuyện này.
Cho nên khi nét nhọc nhằn trên khuôn mặt ông lang vườn giãn ra, nhiều
người đã oà khóc. Người ta khóc vì sung sướng. Hình như người ta chỉ có
thể khóc một cách trọn vẹn nhất nhờ sung sướng.
Tôi cũng vậy. Tôi đã khóc khi thấy đôi mắt thằng Tí nhấp nháy một
gợn vào chiều hôm đó. Tôi đã ôm lấy bàn tay mềm nhão của thằng Tí vào
lòng mình, cái bàn tay như vừa mới được sinh ra lần đầu nên nó có cái vẻ dịu dàng và dễ bị tổn thương. Tôi còn gọi tên nó rất nhiều lần như thể
chưa từng được gọi trước đó, chưa từng nghe âm thanh đó. Không chỉ thế,
tôi còn òa khóc vì nghĩ rằng những âm thanh đã không rời bỏ chúng tôi.
Bố tôi nói, người sống là một âm thanh nên khi sống, người ta sẽ gây nên tiếng vang bằng chính cuộc sống của mình.
Ba hôm sau, thằng Tí đã có thể ngồi dậy tự ăn cháo. Cái câu nói ấp ủ trong ba ngày qua đã được tôi chuẩn bị chu đáo cho cái ngày này:
- Hi hi... chào con rắn hai đầu!
Thằng Tí thều thào cãi lại:
- Chỉ có hai con rắn lốm đốm thôi!
Và chúng tôi thỏa thuận với nhau, nếu con rắn hai đầu còn ở đâu đó
trên thế gian này thì, khi đầu "tử" vừa phập mình một nhát thì đầu
"sinh" sẽ phập nhát thứ hai để cứu mình sống. Thế là sống khỏe, sống
nhăn, cho phập thoải mái.
Ðêm đó tôi nghe bố nói thầm với mẹ "Thôi, chắc anh phải sửa lại một số chuyện cổ tích". Bố làm như bố là ông tiên không bằng.
Nhưng nói gì thì nói tôi vẫn mừng húm, mừng nhất không phải chuyện
thằng Tí còn sống mà vì khi tôi ôm tay nó khóc, nó vẫn còn mê man. Còn
tụi con Phượng thì không có mặt. Chứ không à, chúng nó sẽ lên lớp diễu
lại trò này bêu riếu tôi. Vừa nắm tay thằng Tí vừa hu hu rên rỉ, Tí, Tí
ơi, Tí ơi Tí... chắc tôi chỉ còn nước đi tìm hai con rắn lốm đốm nhờ nó
cắn mình một phát cho tiêu đời mất thôi. Thật là hú vía!
nào đó xa xôi mà tôi không bao giờ biết được. Ông đến làng tôi ở khi tôi còn chưa ra đời. Mẹ tôi kể, ông đi vì một nỗi buồn nào đó. Rất tuyệt
vọng rồi ông ghé ngang làng tôi. Ông cứu sống được lão Bình trong một
lần bị ngộ độc rượu. Từ đó, ông ở lại làng này bốc thuốc. Nhà ông trồng
đầy thuốc nam.
Bố tôi nói người ta không thể chết trên khu vườn đầy thuốc. Mà đúng vậy. Ông rất già, già lắm, má hóp lòi cả sọ. Ông bới một củ tỏi sau gáy và đêm đêm xõa ra như một con ma. Không ai biết gì về thời trẻ của ông, ông sống ở đâu, làm gì và tại sao nỗi buồn lại ngự trị trong người ông
như vậy. Bố tôi nói, một ông lang vườn chỉ giỏi khi về già. Cái làng này hóa ra là một kẻ hưởng lợi từ cái nỗi buồn may mắn ấy. Ông già quắt
queo rồi còn gì.
Nhà ông hay vương vấn mùi thuốc nam. Thay vì đốt trầm như những cụ
già xưa, ông đốt thuốc nam rồi ngồi nhâm nhi ly trà trong bóng tối. Ít
khi nào thấy ông ra ngoài, ngoài những dịp đi bốc thuốc hoặc ghé chợ mua những thứ lặt vặt gì đó.
Một đôi lần tôi thấy ông cuốc đất sau vườn, cái lưng cong vồng như
một bó tre bị đọi. Những ngày tháng ở làng, chẳng khi nào tôi thấy ông
vui hoặc buồn, một khuôn mặt kỳ dị nhất mà tôi thấy. Tôi được nhìn gần
khuôn mặt ấy cũng chỉ một lần. Ðó là lần tôi bị sốt nặng, mẹ đã ẵm tôi
đến nhà ông. Ông vỗ vỗ, bấm vào cái bụng tôi, bấm vào cái tay tôi, bóp
miệng tôi bảo thè lưỡi ra, thế là xong. Một kiểu khám bệnh kỳ cục. Sau
đó đưa cho mẹ tôi một đống thuốc gói trong giấy báo. Nhưng kỳ diệu lắm,
chỉ một vài lần uống, tôi đã hết hẳn. Mẹ sai tôi sang biếu ông mấy nải
chuối. Tôi vào cửa sau, tranh thủ lúc ông ra vườn, để nải chuối lên bàn
rồi chuồn thẳng. Với một con người kỳ dị như vậy, tôi không thể gặp khi
chỉ có một mình. Tôi sợ.
Mẹ tôi nói, điều quí giá nhất của một thầy thuốc là cái tâm. Cái
tâm là một cái vô hình, khi làm điều tốt thì nó hiện ra, khi làm điều ác thì nó biến mất. Nó là cái cần thiết quí giá nhất, hơn mọi thứ.
Nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái tâm của ông.
Nhà thằng Tí vắng hoe. Tôi chạy ra đồng. Có lẽ bố mẹ nó đang ở
ngoài đó. Họ vừa làm lụng, vừa kể chuyện vừa cười. Họ không hề biết rằng tôi đang đem đến một tin xấu cho họ. Tôi bắt đầu sợ chuyện này. Tôi còn nhớ khuôn mặt của chú Hùng khi con chú đang bị nguy hiểm. Chú đã khóc
òa trên vai bố tôi như một đứa trẻ. Chú phải ra đồng ngồi một mình. Chú
phải cố gắng cày cuốc để quên đi.
Bỗng nhiên tôi chợt nhớ đến những người sơn đông mãi võ. Tại sao
không gọi họ chứ, họ có những viên thuốc thần kỳ, họ nuôi những con rắn
thì họ phải có những viên thuốc để trị nó. Tôi cứ vừa chạy vừa mê mải
trong ý nghĩ như vậy.
Bãi đất chợ hồi sáng chật kín người, bây giờ đã vắng hoe. Những
người sơn đông mãi võ đã cuốn gói đi rồi. Họ nhét những bà vợ, những đứa con, những bồ lát bịt kín, những cây giáo dài mà họ dùng để đâm vào cổ, những viên thuốc kỳ diệu... vào trong xe rồi thúc ngựa chạy đi. Tiếng
vó ngựa khua dậy cả bầu trời với bụi mù theo dấu xe họ. Họ đem theo phép màu về một phương nào đó làm sao tôi biết.
Tôi nhớ những câu chuyện của mẹ về những đàn ngựa bay đêm qua núi
đồi, trên mình chúng là những kỵ sĩ mặc áo giáp. Dưới ánh trăng, những
nút khuy đồng lóe sáng ngang dọc những đường gấp khúc như một đêm sao sa hỗn loạn. Những kỵ sĩ đã đi lạc trong chính ánh sáng của mình. Những
con ngựa trở nên điên cuồng, chúng rượt đuổi nhau hí vang, giương những
chiếc vó bổ vào đám mây. Rồi cả người ngựa trôi tuột dần về phía cuối
bầu trời. Cuối cùng va vào nhau, vón cục thành một khối cầu lửa. Ðó là
mặt trời của ngày hôm sau.
Bần thần một lúc tôi quay trở lại tìm mẹ thằng Tí nhưng chẳng thấy
đâu, đành ghé nhà ông lang. Lúc này hàng xóm kéo đến đông nghẹt.
Tôi lách mình vào trong nhưng không được, chỉ thấy thấp thoáng bên
cửa sổ khuôn mặt thằng Tí xám ngoét, mái tóc rũ xuống mặt ván, sau đó
đung đưa những ngón tay đùa gió.
Nó đang ngủ, một giấc ngủ trương phồng. Càng ngủ, người nó càng
phồng. Mẹ nó đang ôm mặt khóc ngoài sân. Bà kể về nó, nó ăn làm sao, nó
nói những gì, nó cười như thế nào, cả những mơ ước của nó được có một
bầy bò. Rồi những lần nó vô lễ, bà đã đánh nó bao nhiêu roi. Hóa ra bà
cứ nhớ từng ly từng tí như vậy.
Tôi đứng lặng im nhìn bà. Bất ngờ bà ôm chầm lấy tôi, bà nắm lấy bàn tay tôi rồi rồi áp vào mặt mình. Bà kể về bàn tay của nó.
Thế là tôi òa lên khóc. Tôi cũng kể về nó. Nó đã ngủ trong vườn
lài. Nó nói rằng đừng cho ai biết nó đang ngủ, nhưng cuối cùng tôi đã
nói với bố tôi. Tôi đã không giữ lời hứa bởi vì tôi sợ.
Buổi chiều hôm đó tôi chui vào góc tối của mình. Chưa bao giờ tôi
nhớ nó đến vậy. Tôi nhớ năm nọ nó rớt xuống sông, bố vớt nó lên và nó đã mang đến những trái ổi chín trong túi ni-lông. Khi bố cõng hai đứa, nó
không được phép ôm cái cổ. Rồi đoàn sơn đông mãi võ đến, nó lại nhường
cho tôi một cái dùi đánh trống. Nó chẳng hề giành giật với tôi cái gì.
Thế mà hôm nay nó lại nằm im lìm bên nhà ông lang.
Tôi thấy ông đi ra đi vào lắc đầu nhiều lần. Cái lưng còng xuống, trên đầu mái tóc bạc phơ xổ ra như một chiếc khăn nhàu nhĩ.
- Ðã muộn mất rồi! - Chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ ông sẽ nói cái điều không ai chờ đợi.
Mẹ sẽ về cắm ba cây nhang dưới bụi lài.
- Dù sao chỗ đất đó, thằng bé cũng đã nằm một lần. Mẹ sẽ nói vậy.
Ðêm đó, ông lang cũng sẽ lẳng lặng ra đi không mang gì ngoài một
túi vải mà năm xưa ông đã mang đến. Cũng không ai biết ông đã đi đâu, về đâu. Lúc nào người ta cũng chỉ đoán chừng về ông mà thôi.
Mẹ tôi vẫn hay nói, nỗi sợ lớn nhất của một người thầy thuốc là khi để mất một đứa trẻ. Người già có thể chết, nhưng trẻ con phải cần sống
và lớn lên. Bởi đơn giản, chúng là một mảnh vườn phải được cày xới và
chăm bón. Chúng cần phải ra hoa và sinh sôi. Chúng là tất cả những gì mà người già hy vọng...
Rồi tôi cứ miên man nghĩ về đám tang thằng Tí, sẽ rơi vào một ngày
im gió, oi nồng nào đó. Mặt trời chói chang đổ lửa báo hiệu một mùa hạn
hán kéo dài triền miên trên mặt sông, trên cánh đồng, và nặng nề nhất là trên thân thể của chúng tôi.
Từ nửa đêm, người ta sẽ đánh trống và gõ những chiếc phèng la. Âm
thanh nghe âm u và buồn. Những âm thanh đó, một lần nữa sẽ lại gợi cho
tôi nhớ về hình ảnh của những người kỵ sĩ cỡi ngựa qua bầu trời. Họ đi
loan báo một điều gì đó, có thể là một tin buồn cuối ngày. Vì những tin
buồn nên không ai ra nhận. Người ta chui vào nhà, đóng sầm cửa lại và
ngủ. Cuối cùng những kỵ sĩ trong cuộc tìm kiếm hỗn loạn đã va vào nhau.
Buổi sáng, mẹ tôi sẽ ra vườn hái hết những bông hoa lài rồi đưa
sang cắm vào bàn thờ thằng Tí - xem như một món quà đầy hương từ khu
vườn nhà tôi.
Có một việc khiến ai cũng lo lắng là chuyện những tấm ảnh, tất nhiên rồi sẽ vậy.
Ở làng có ai chụp hình gì cho nhiều, quá lắm là dăm ngày Tết chụp
chung với cả nhà một kiểu. Nhưng đâu phải năm nào cũng chụp. Lục trong
đống giấy tờ cũ, cuối cùng người ta cũng sẽ gặp tấm ảnh duy nhất lúc
thằng Tí lên ba tuổi. Nó trần truồng như nhộng. Vừa khóc, vừa lấy ngón
tay đút vào miệng. Tôi đã được xem tấm ảnh này một lần, nhờ nó khoe.
Mẹ nó sẽ òa lên nhớ lại vào ngày giỗ ba, cậu nó dắt về một ông thợ
ảnh. Khi ông đến thì nó đang còn ngủ, thế là người ta đập nó dậy, cho nó một "pô". Khuôn mặt nó non xèo, phúng phính những thịt chứ không gầy
nhom như sau này.
- Thôi thế cũng là may mắn - mọi người sẽ nói vậy - Dù sao cũng còn một hình ảnh về nó vào thời điểm đẹp đẽ nhất.
Chiếc hòm cũng sẽ được đóng xong từ bộ ván mà hàng ngày nó vẫn nằm
ngồi, nhỏ nhắn như một cái thùng đựng quần áo. Rồi người ta sẽ xếp nó
vào trong như chúng cất một món đồ quí giá, dễ vỡ.
Mà quả thật như vậy. Từ lúc nghĩ rằng nó sẽ chết, tôi cứ thấy mình
như vừa mất một cái gì quý giá lắm. Nó là vật quí đối với tôi.
Tôi luôn nghĩ về những ngày sắp tới, tôi sẽ đi học một mình, xuống
chợ chơi một mình, không có ai để hẹn hò len lén trèo lên cây vú sữa vào nửa đêm.
Nhưng tôi cũng sẽ sợ nó lắm vì nó sẽ thành con ma. Nó là một con ma trẻ em. Nó vẫn còn ham chơi nên sẽ không bao giờ rời khỏi những nơi nó
vẫn thường đến để bắn bi, nhảy lò cò... Tôi cũng sẽ không còn dám để một hòn bi nào ra đất, tôi sợ hòn bi bỗng dưng tự lăn rồi chui vào lỗ. Tôi
cũng không dám ra vườn một mình. Tôi sợ những bông hoa lài bỗng dưng
thơm hẳn lên.
Từ bên đây ụ rơm, tôi sẽ nhìn vào nhà nó. Rồi từ đó, tôi mon men theo đám tang ra đồng, cứ đi cách một quãng xa.
Khi đi ngang nhà ông Tư, người ta sẽ đi chậm lại rồi đánh trống lớn lên, để cho ông biết mà ráng chồm lên cửa sổ đưa tiễn nó lần cuối.
Ðám tang vẫn sẽ tiếp tục đi nốt những con đường trong làng và cũng
giống như những người kỵ sĩ, từng bóng người đưa tiễn như một vệt buồn
lướt qua khoảng trời của tôi.
Tôi nhớ lời bố nói, khi nhìn theo bóng một con người mà ta không thể quên được, ta sẽ thấy nỗi nhớ của mình.
Hình như ai cũng vậy, không phải mình tôi tưởng tượng chuyện này.
Cho nên khi nét nhọc nhằn trên khuôn mặt ông lang vườn giãn ra, nhiều
người đã oà khóc. Người ta khóc vì sung sướng. Hình như người ta chỉ có
thể khóc một cách trọn vẹn nhất nhờ sung sướng.
Tôi cũng vậy. Tôi đã khóc khi thấy đôi mắt thằng Tí nhấp nháy một
gợn vào chiều hôm đó. Tôi đã ôm lấy bàn tay mềm nhão của thằng Tí vào
lòng mình, cái bàn tay như vừa mới được sinh ra lần đầu nên nó có cái vẻ dịu dàng và dễ bị tổn thương. Tôi còn gọi tên nó rất nhiều lần như thể
chưa từng được gọi trước đó, chưa từng nghe âm thanh đó. Không chỉ thế,
tôi còn òa khóc vì nghĩ rằng những âm thanh đã không rời bỏ chúng tôi.
Bố tôi nói, người sống là một âm thanh nên khi sống, người ta sẽ gây nên tiếng vang bằng chính cuộc sống của mình.
Ba hôm sau, thằng Tí đã có thể ngồi dậy tự ăn cháo. Cái câu nói ấp ủ trong ba ngày qua đã được tôi chuẩn bị chu đáo cho cái ngày này:
- Hi hi... chào con rắn hai đầu!
Thằng Tí thều thào cãi lại:
- Chỉ có hai con rắn lốm đốm thôi!
Và chúng tôi thỏa thuận với nhau, nếu con rắn hai đầu còn ở đâu đó
trên thế gian này thì, khi đầu "tử" vừa phập mình một nhát thì đầu
"sinh" sẽ phập nhát thứ hai để cứu mình sống. Thế là sống khỏe, sống
nhăn, cho phập thoải mái.
Ðêm đó tôi nghe bố nói thầm với mẹ "Thôi, chắc anh phải sửa lại một số chuyện cổ tích". Bố làm như bố là ông tiên không bằng.
Nhưng nói gì thì nói tôi vẫn mừng húm, mừng nhất không phải chuyện
thằng Tí còn sống mà vì khi tôi ôm tay nó khóc, nó vẫn còn mê man. Còn
tụi con Phượng thì không có mặt. Chứ không à, chúng nó sẽ lên lớp diễu
lại trò này bêu riếu tôi. Vừa nắm tay thằng Tí vừa hu hu rên rỉ, Tí, Tí
ơi, Tí ơi Tí... chắc tôi chỉ còn nước đi tìm hai con rắn lốm đốm nhờ nó
cắn mình một phát cho tiêu đời mất thôi. Thật là hú vía!
/19
|