Characters
♥ Anna Wilson (18 tuổi)
”Tôi có thế giới của riêng tôi và tôi không muốn ai xâm phạm nó. Nhưng rồi một ngày, tôi đã tự mình phá vỡ quy tắc ấy.”
♥ Eric (biệt danh Grubby)
Cô ấy…là người đầu tiên làm thức tỉnh phần người trong tôi.”
21.7.2014
Tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện có thật, về một con Người
…với trái tim chai sạn và hoá đá.
Từng mảnh kí ức: Về con người, đồng loại,
đều bị lãng quên.
Cách tốt nhất để chữa lành vết thương đó…
chính là sự chân thành xuất phát từ hai trái tim đồng điệu.
< Cuộc sống mới của tôi còn nhiều thứ phải lo lắm ! >
Ngày 17 tháng 8 năm 1969
Những thanh âm trong trẻo của buổi sáng ban mai đánh thức tôi dậy. Hôm nay là ngày thứ hai cả gia đình tôi dọn về nơi ở mới. Nói như thế nào nhỉ? Nơi đây thuộc vùng ngoại ô của thành phố Seattle nên mật độ dĩ nhiên không đông đúc bằng ở thành thị. Dân sống tại đây khai thác gỗ và đánh bắt thuỷ hải sản là chính.
Căn nhà mới của gia đình tôi án ngự trên một khoảnh đất nho nhỏ gần sát cảng biển.
Mẹ, thằng Ben và tôi phải mất nửa ngày mới khuân hết được đống đồ đạc và xếp vào trong nhà. Vì là người mới dọn đến nên rất thân thiện, các bác hàng xóm đã phụ đỡ cho chúng tôi rất nhiều.
Sau khi tổng dọn vệ sinh sạch sẽ, tôi gột sạch mọi chất dơ bám trên cơ thể, tròng vội chiếc áo len mỏng rồi xuống dưới nhà.
Quả thật trong môi trường mới vô cùng lạ lẫm này khiến tôi cảm thấy buồn chán và trống rỗng. Mỗi khi có một sự thay đổi hay xáo trộn trong cuộc sống, thay vì miễn cưỡng tập quen dần thì tôi lại cố né tránh nó. Đơn giản vì tôi sợ một lúc nào đó mình sẽ bị nó tác động. Tôi sẽ không còn là tôi nữa.
Sau khi bỏ đầy bụng vài lát bánh mì lạt, thứ mà ngày nào cũng được “thưởng thức” đến cả bao tử cũng phát ngấy, tôi đi dạo quanh nhà. Ồ vâng, đó là việc mà tôi có thể làm bây giờ. Nó còn thú vị hơn xem ti vi nhiều, tôi dám chắc đấy!
Mặt trời đã lên quá đỉnh đầu, mẹ tôi lại ca cẩm cái bài ca muôn thuở về việc tôi đi chân đất trong nhà. Đối với tôi, đó chẳng khác gì là hình phạt khi luôn phải để ý xem dưới chân mình có đi dép hay không trong khi tôi hầu như lúc nào cũng để tâm hồn mình vất vưởng nơi đâu. Nếu có mang dép thì cần gì phải lót sàn, cần chi phải suốt ngày lau chùi sàn sạch bóng?
Tôi phải liệt vụ này vào mục “Những tính cách đa dạng của các bà mẹ” mới được.
Tối.
Trời đổ mưa lớn. Tiếng mưa rơi lộp bộp không ngớt trên mái hiên. Ba người chúng tôi quây quần bên mâm cơm đạm bạc, hầu như ai cũng im lặng không buồn mở lời. Mẹ tôi và Ben thuộc dạng ít nói. Ít nói ở đây chỉ là trong bữa ăn, còn bình thường thi không gì có thể lấn át nỗi giọng thằng Ben. Thành thật mà nói, tôi lại cảm thấy rất thoải mái với bầu không khí tĩnh lặng này.
Dọn dẹp và rửa chén xong, tôi liền tót lên gác.
Trong lúc tay đang mân mê cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Đồi gió hú của Emily Bronte, một âm thanh vang lên, nhỏ nhưng đủ làm tôi phân tâm.
Tiếng động gì thế? – Rời mắt khỏi quyển sách, tôi nhổm dậy nhìn qua cửa sổ lúc này đang bị che phủ bởi một lớp màn mưa trắng xoá. Cảnh vật bên ngoài bị bao trùm bởi bóng đêm dày đen kịt. Tiếng gió rít qua khe cửa thổi vào phòng lạnh buốt khiến tôi thoáng rùng mình.
Cũng đã một hồi lâu căng mắt nhìn ra xa, tôi quyết định dẹp bỏ ý định tìm kiếm điều mà bây giờ tôi chắc mình đã tưởng tượng ra và quay lại giường. Bỗng tôi khựng lại khi nghe thấy nó.
Một thứ âm thanh tựa như tiếng tru từ đâu vọng đến, xa xăm và não nề.
Quái! Khu vực ven biển thì làm gì có thú dữ. – Một “tôi” khác phản bác lại.
Trong cái âm thanh hỗn tạp của mưa đêm, của tiếng nước chảy trên máng xối, tiếng cọ rửa của mẹ tôi dưới nhà và bước chân nện thình thình của đứa em, ngoài ra thì mặc nhiên tôi không còn nghe thấy cái gì khác nữa.
Đúng là mình mệt quá hoá ảo tưởng rồi. Chắc do đọc truyện làm tôi bị ảo giác cũng nên.
Nghĩ vậy, tôi gấp cuốn sách lại, không quên đánh dấu trang vừa đọc rồi để lên bàn. Xong, tôi tắt đèn và quờ quạng chui vào chăn đánh một giấc ngon lành cho tới tận sáng, mặc cho tiếng mưa ngoài hiên vẫn rả rích rơi…
—o0o—
Ngày 19 tháng 8 năm 1969
Khi mặt trời còn chưa ló dạng, mẹ đã phải đi phiên chợ sớm. Bà ra chợ đặt mua những món hải sản tươi ngon nhất để mang lên thị trấn gần đây bán. Đó là công việc đơn giản nhất ở đây mà bà được tư vấn cho. Dù sao chúng tôi cũng là dân mới chuyển đến nên để xin một công việc ổn định là khá khó.
Mẹ tôi phải vất vả lao động vì kinh tế gia đình dạo gần đây đang gặp khó khăn. Ba tôi qua đời hai năm trước do tai nạn nghề nghiệp, trong nhà chỉ còn mẹ tần tảo nuôi cả hai chị em tôi khôn lớn với số tiền dành dụm ít ỏi. Thằng Ben em tôi đã chín tuổi. Mẹ bảo tuổi này không cần gửi vào trường, cứ thế cho nó ở nhà để tiện việc quản lý săn sóc. Còn tôi năm nay tròn mười tám, chuẩn bị trải qua một kì thi gắt gao. Đây có lẽ là thời khắc trang trọng và đáng nhớ nhất trong quãng đời mỗi học sinh khi được dự buổi lễ tốt nghiệp của chính mình. Nhưng trong trường hợp của tôi, do sức khoẻ không tốt nên tôi phải tạm gác chuyện học hành sang một bên. Mẹ đã hứa khi nào trị khỏi bệnh bà sẽ đăng ký cho tôi học tiếp.
Nguyên nhân chúng tôi chuyển về đây sống là vì thế.
Từ lúc dầm mưa vào năm ngoái, tôi lên cơn sốt liệt giường suốt một tuần. Cũng kể từ đó phổi tôi bắt đầu có vấn đề. Tức ngực và khó thở, đó là cảm giác mà tôi thường hay gặp phải.
Được bác sĩ khuyên, mẹ quyết định dọn về vùng ngoại ô này để tiện theo dõi và điều trị cho tôi. Tuy một mực phủ nhận tình trạng bệnh nhưng tôi biết mình không còn dẻo dai như trước nữa. Tôi lo.
Thằng Ben em tôi tự nhiên nổi hứng đòi chị nó dẫn ra cảng biển chơi bằng được. Dĩ nhiên tôi không dễ dàng để nó toại nguyện vì đơn giản là tôi lười. À không ! Phải nói là rất lười. Vả lại chẳng phải sắp có bão sao !?! Trời sập tối bất chợt thế kia. Nói vậy thôi chứ ngay cả tôi cũng biết đó là cái cớ biện hộ cho sự lười biếng đã ngấm vào máu mình.
Tôi thật sự phải bái phục tính kiên nhẫn của thằng Ben. Đằng sau lớp vỏ bọc của một đứa trẻ lên chín là bộ óc vô cùng nhạy bén và già dặn của cái lứa vị thành niên. Nó không hề ngây thơ cũng chẳng dễ dàng bị mắc lừa. Võ mồm không được, tôi đành phải dùng biện pháp mạnh là lôi nó xềnh xệch và nhốt vào phòng khoá chặt cửa. Chừng nào nó thôi giở trò năn nỉ khóc lóc ỉ ôi thì mới mong được tôi “phóng sinh”.
Không thì nằm trong đó mà chờ mẹ về cứu nha nhóc.
Trưa.
Tôi đang lúi húi cắt cỏ trong vườn thì bà Wilson về. Thấy tôi đang làm thứ công việc “quá” sức, bà hốt hoảng giục tôi vào nhà nghỉ nếu không bệnh sẽ trở nặng.
Ôi thôi! Cái này thì tôi không thể nào cãi lý được.
Nhìn kỹ thì hôm nay trông bà vui lạ thường. Chắc là buôn bán đắt lắm!
Tôi đoán quả không sai. Mẹ vừa mới dọn đồ ra sạp bán thì đã được một chủ nhà hàng cao cấp đặt mua tất. Không có gì vui sướng cho bằng. Nhìn bà hân hoan tôi cũng cười chung vui.
Nhờ thế mà thực đơn tối nay của chúng tôi có món mới: thịt bò. Mới nghĩ tới thôi tôi đã không thể kiềm chế sự thèm thuồng. Đến cái bao tử của tôi cũng hưởng ứng nhiệt liệt, nó phát ra tiếng kêu ùng ục như ấm nước sôi trên bếp củi.
Tôi bỏ miếng thịt đã cắt vào đĩa, không quên phần của mẹ và Ben.
Đến rồi. Là giây phút này đây. Giây phút tôi như tìm được hòn đảo kho báu của riêng mình. Nhìn từng sớ thịt, từng đường gân trông mới đẹp và hấp dẫn làm sao !?!
Không đùa đâu. Tôi là người rất có tâm hồn ăn uống.
“Anna, con ăn nhanh đi. Đừng có thái độ vậy không đẹp mắt tí nào!” – Mẹ cuối cùng cũng lên tiếng khi trông thấy hành động khá ư là kì quặc của tôi lúc này: ngắm thịt.
"Cứ như ngắm cảnh thiên nhiên." - Thằng Ben nãy giờ im lặng lợi dụng thời cơ bồi thêm.
Tôi bị một phen đỏ mặt, còn thằng Ben thì cười nắc nẻ ngay bàn làm tôi càng xù độ hơn. Tôi ký đầu nó một cái khiến thằng nhỏ la oai oái rồi tiếp tục xúc từng muỗng cơm bỏ vào miệng nuốt đánh ực.
Bữa cơm trôi qua nhanh chóng với sự tiếc nuối khi hai lạng thịt đã “một đi không trở lại”. Giờ thì nó đã, một cách yên vị, trú ngụ trong dạ dày tôi cùng với mớ thức ăn khác.
Người tôi giờ ám đầy khói từ lúc nướng thịt. Dọn dẹp xong dưới nhà bếp, tôi tranh thủ dội mấy gáo nước mát trước khi lên phòng.
Trời tiếp tục mưa. Từng hạt mưa lăn dài trên máng xối, rơi xuống ngấm vào nền cát đầy sỏi đá lạnh lẽo. Mặc cho thiên nhiên đang cuồn cuộn gầm rú ngoài kia, tôi đang lăn tròn trong chăn ấm và thả hồn mình vào từng trang truyện. Tâm trạng hết sức thanh thản.
UỲNH!
Tôi giật mình. Tiếng sấm chớp bất ngờ như muốn đánh thủng cái màng nhĩ tội nghiệp. Bầu trời loé sáng và chớp tắt liên hồi. Tôi lồm cồm bò dậy kéo rèm cửa sổ thì một âm thanh từ đâu đó vang vọng lại, dội vào tai.
Âm thanh hôm kia. Chính nó!
Dù cửa đóng chặt kèm theo tiếng mưa rơi nặng trĩu không ngớt, thanh âm đó vẫn chiếm giữ cho mình một sức mạnh tiềm tàng có thể xé toạc màn đêm dữ dội. Ngỡ rằng có con gì gặp nạn, nằm phơi mình dưới làn mưa lạnh buốt, tôi bỗng chạnh lòng.
Mình phải làm gì đó !
Tôi vơ vội cái áo mưa treo trên móc, xỏ vội đôi ủng để trong góc, cầm theo cây đèn pin nhỏ của mẹ và bước xuống lầu. Từng bước nhỏ nhẹ để không làm ai phát giác.
Đây hoàn toàn nằm ngoài kế hoạch của tôi.
Mở cửa chính hoà vào màn mưa, tôi lần theo âm thanh ban nãy đến nơi nó phát ra. Gió thổi mạnh táp vào mặt tôi đau điếng, mắt thì cay xè và nhoè đi do nước mưa bắn vào. Đi được chục mét theo hướng tây, tôi phát hiện ra một nhà kho cũ kĩ ẩn hiện trong cái không gian tăm tối của màn đêm.
Thật kì lạ! Quanh đây không có ai sinh sống thì sao lại có căn nhà kho cũ nát thế này?
Tôi lấp lửng với cái ý định của mình là có nên vào trong “tham quan” hay không.
Điều đó thật là điên rồ mà. Có lẽ người bình thường không bao giờ làm thế.
Bà Chris, hàng xóm cũ của mẹ thường nói tôi là đứa con gái có tánh hay tò mò. Tôi đã một mực phủ nhận điều đó và xem câu nói ấy như lời châm chọc. Giờ đây chắc tôi phải làm một đợt trắc nghiệm “khảo sát tổng quan” về bản thân mình mới được.
Từng bước tiến, thật chậm rãi, tôi chú mục vào căn nhà hoang tàn, tiếp cận nó một cách dè chừng. Chốc chốc, như một phản xạ tự nhiên, tôi ngoái lại nhìn về phía sau. Đen ngòm. Trống rỗng. Chỉ có hàng cây cổ thụ với những hình thù quái dị lay động theo từng cơn gió xoáy. Không ai dám đặt chân ra ngoài vào cái giờ này. Tôi khẽ rùng mình khi nghĩ rằng chỉ có độc mình tôi lặng lẽ đứng trước ngôi nhà hoang mục nát, kèm theo tiếng động kinh dị xuất phát từ đó khiến ai mới mường tượng ra cũng đều sởn tóc gáy. Một đôi mắt đỏ ngầu, nụ cười thoắt ẩn thoắt hiện đầy ma quái với hàm răng sắc lẻm…
Không được nghĩ nữa. Mày không thể hoảng sợ trong lúc này đâu.
Một bước nữa.
Tôi phát hiện mình đã đứng trước cửa nhà kho ọp ẹp bốc mùi ẩm mốc của gỗ mục. Nhẹ nhàng, tôi đẩy cửa chính để âm thanh không lọt ra xa, chí ít chỉ mình tôi nghe thấy. Vả lại tôi cũng sợ nơi này khá cũ, nếu có va chạm mạnh lỡ không may nó đổ sập xuống và chôn vùi tôi dưới đống đổ nát thì khi đó chắc tôi sẽ được lên trang nhất cho số báo địa phương ngày mai, như kiểu: “MỘT CÔ GÁI TRẺ ĐÃ PHẢI TRẢ GIÁ CHO HÀNH ĐỘNG LIỀU LĨNH CỦA MÌNH. TRÁCH SAO SỐ PHẬN ĐEN ĐỦI…”
Cánh cửa mở toang, bên trong bao trùm bởi một màu đen u ám. Nơi đây hình như đã từng là một chuồng nuôi gia súc nhưng giờ thì nó hoàn toàn trống không, ngoại trừ vài thanh gỗ che chắn. Tôi cảm nhận luồng gió lách qua người mình thổi vào bên trong không gian trống hoác tạo nên âm thanh ù ù giống như tiếng kèn thổi trong các trận đấu lớn. Tai tôi bắt đầu nhức nhối. Tôi cảm tưởng như thời gian chợt ngưng đọng, chỉ có tôi trơ trọi đứng đây, lang thang vô định giữa chốn đìu hiu hút gió này.
Tôi rọi đèn pin đến cuối căn phòng và phát hiện, cách xa tôi khoảng mười lăm bước chân là một cánh cửa nhỏ, có lẽ là một gian phòng phụ. Tôi chậm rãi nhấc từng bước đi trên nền đất trải rơm tạo thành những tiếng “lạo xạo” ám ảnh. Cứ thế, càng lúc càng gần. Rồi tôi nghe thấy âm thanh đáng sợ, giống như tiếng móng tay cào trên tấm bảng đen. Thoáng rùng mình, tôi chùn bước nhưng lại càng bị nó thôi thúc hơn. Liền sau đó tôi thấy mình tiếp tục bước tới.
Dừng lại.
Tim tôi đập mạnh, không biết phía bên kia ẩn chứa điều gì.
Tôi can đảm với tay nắm lấy tay nắm cửa, và kéo.
KÉT!
Cánh cửa hé mở…
♥ Anna Wilson (18 tuổi)
”Tôi có thế giới của riêng tôi và tôi không muốn ai xâm phạm nó. Nhưng rồi một ngày, tôi đã tự mình phá vỡ quy tắc ấy.”
♥ Eric (biệt danh Grubby)
Cô ấy…là người đầu tiên làm thức tỉnh phần người trong tôi.”
21.7.2014
Tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện có thật, về một con Người
…với trái tim chai sạn và hoá đá.
Từng mảnh kí ức: Về con người, đồng loại,
đều bị lãng quên.
Cách tốt nhất để chữa lành vết thương đó…
chính là sự chân thành xuất phát từ hai trái tim đồng điệu.
< Cuộc sống mới của tôi còn nhiều thứ phải lo lắm ! >
Ngày 17 tháng 8 năm 1969
Những thanh âm trong trẻo của buổi sáng ban mai đánh thức tôi dậy. Hôm nay là ngày thứ hai cả gia đình tôi dọn về nơi ở mới. Nói như thế nào nhỉ? Nơi đây thuộc vùng ngoại ô của thành phố Seattle nên mật độ dĩ nhiên không đông đúc bằng ở thành thị. Dân sống tại đây khai thác gỗ và đánh bắt thuỷ hải sản là chính.
Căn nhà mới của gia đình tôi án ngự trên một khoảnh đất nho nhỏ gần sát cảng biển.
Mẹ, thằng Ben và tôi phải mất nửa ngày mới khuân hết được đống đồ đạc và xếp vào trong nhà. Vì là người mới dọn đến nên rất thân thiện, các bác hàng xóm đã phụ đỡ cho chúng tôi rất nhiều.
Sau khi tổng dọn vệ sinh sạch sẽ, tôi gột sạch mọi chất dơ bám trên cơ thể, tròng vội chiếc áo len mỏng rồi xuống dưới nhà.
Quả thật trong môi trường mới vô cùng lạ lẫm này khiến tôi cảm thấy buồn chán và trống rỗng. Mỗi khi có một sự thay đổi hay xáo trộn trong cuộc sống, thay vì miễn cưỡng tập quen dần thì tôi lại cố né tránh nó. Đơn giản vì tôi sợ một lúc nào đó mình sẽ bị nó tác động. Tôi sẽ không còn là tôi nữa.
Sau khi bỏ đầy bụng vài lát bánh mì lạt, thứ mà ngày nào cũng được “thưởng thức” đến cả bao tử cũng phát ngấy, tôi đi dạo quanh nhà. Ồ vâng, đó là việc mà tôi có thể làm bây giờ. Nó còn thú vị hơn xem ti vi nhiều, tôi dám chắc đấy!
Mặt trời đã lên quá đỉnh đầu, mẹ tôi lại ca cẩm cái bài ca muôn thuở về việc tôi đi chân đất trong nhà. Đối với tôi, đó chẳng khác gì là hình phạt khi luôn phải để ý xem dưới chân mình có đi dép hay không trong khi tôi hầu như lúc nào cũng để tâm hồn mình vất vưởng nơi đâu. Nếu có mang dép thì cần gì phải lót sàn, cần chi phải suốt ngày lau chùi sàn sạch bóng?
Tôi phải liệt vụ này vào mục “Những tính cách đa dạng của các bà mẹ” mới được.
Tối.
Trời đổ mưa lớn. Tiếng mưa rơi lộp bộp không ngớt trên mái hiên. Ba người chúng tôi quây quần bên mâm cơm đạm bạc, hầu như ai cũng im lặng không buồn mở lời. Mẹ tôi và Ben thuộc dạng ít nói. Ít nói ở đây chỉ là trong bữa ăn, còn bình thường thi không gì có thể lấn át nỗi giọng thằng Ben. Thành thật mà nói, tôi lại cảm thấy rất thoải mái với bầu không khí tĩnh lặng này.
Dọn dẹp và rửa chén xong, tôi liền tót lên gác.
Trong lúc tay đang mân mê cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Đồi gió hú của Emily Bronte, một âm thanh vang lên, nhỏ nhưng đủ làm tôi phân tâm.
Tiếng động gì thế? – Rời mắt khỏi quyển sách, tôi nhổm dậy nhìn qua cửa sổ lúc này đang bị che phủ bởi một lớp màn mưa trắng xoá. Cảnh vật bên ngoài bị bao trùm bởi bóng đêm dày đen kịt. Tiếng gió rít qua khe cửa thổi vào phòng lạnh buốt khiến tôi thoáng rùng mình.
Cũng đã một hồi lâu căng mắt nhìn ra xa, tôi quyết định dẹp bỏ ý định tìm kiếm điều mà bây giờ tôi chắc mình đã tưởng tượng ra và quay lại giường. Bỗng tôi khựng lại khi nghe thấy nó.
Một thứ âm thanh tựa như tiếng tru từ đâu vọng đến, xa xăm và não nề.
Quái! Khu vực ven biển thì làm gì có thú dữ. – Một “tôi” khác phản bác lại.
Trong cái âm thanh hỗn tạp của mưa đêm, của tiếng nước chảy trên máng xối, tiếng cọ rửa của mẹ tôi dưới nhà và bước chân nện thình thình của đứa em, ngoài ra thì mặc nhiên tôi không còn nghe thấy cái gì khác nữa.
Đúng là mình mệt quá hoá ảo tưởng rồi. Chắc do đọc truyện làm tôi bị ảo giác cũng nên.
Nghĩ vậy, tôi gấp cuốn sách lại, không quên đánh dấu trang vừa đọc rồi để lên bàn. Xong, tôi tắt đèn và quờ quạng chui vào chăn đánh một giấc ngon lành cho tới tận sáng, mặc cho tiếng mưa ngoài hiên vẫn rả rích rơi…
—o0o—
Ngày 19 tháng 8 năm 1969
Khi mặt trời còn chưa ló dạng, mẹ đã phải đi phiên chợ sớm. Bà ra chợ đặt mua những món hải sản tươi ngon nhất để mang lên thị trấn gần đây bán. Đó là công việc đơn giản nhất ở đây mà bà được tư vấn cho. Dù sao chúng tôi cũng là dân mới chuyển đến nên để xin một công việc ổn định là khá khó.
Mẹ tôi phải vất vả lao động vì kinh tế gia đình dạo gần đây đang gặp khó khăn. Ba tôi qua đời hai năm trước do tai nạn nghề nghiệp, trong nhà chỉ còn mẹ tần tảo nuôi cả hai chị em tôi khôn lớn với số tiền dành dụm ít ỏi. Thằng Ben em tôi đã chín tuổi. Mẹ bảo tuổi này không cần gửi vào trường, cứ thế cho nó ở nhà để tiện việc quản lý săn sóc. Còn tôi năm nay tròn mười tám, chuẩn bị trải qua một kì thi gắt gao. Đây có lẽ là thời khắc trang trọng và đáng nhớ nhất trong quãng đời mỗi học sinh khi được dự buổi lễ tốt nghiệp của chính mình. Nhưng trong trường hợp của tôi, do sức khoẻ không tốt nên tôi phải tạm gác chuyện học hành sang một bên. Mẹ đã hứa khi nào trị khỏi bệnh bà sẽ đăng ký cho tôi học tiếp.
Nguyên nhân chúng tôi chuyển về đây sống là vì thế.
Từ lúc dầm mưa vào năm ngoái, tôi lên cơn sốt liệt giường suốt một tuần. Cũng kể từ đó phổi tôi bắt đầu có vấn đề. Tức ngực và khó thở, đó là cảm giác mà tôi thường hay gặp phải.
Được bác sĩ khuyên, mẹ quyết định dọn về vùng ngoại ô này để tiện theo dõi và điều trị cho tôi. Tuy một mực phủ nhận tình trạng bệnh nhưng tôi biết mình không còn dẻo dai như trước nữa. Tôi lo.
Thằng Ben em tôi tự nhiên nổi hứng đòi chị nó dẫn ra cảng biển chơi bằng được. Dĩ nhiên tôi không dễ dàng để nó toại nguyện vì đơn giản là tôi lười. À không ! Phải nói là rất lười. Vả lại chẳng phải sắp có bão sao !?! Trời sập tối bất chợt thế kia. Nói vậy thôi chứ ngay cả tôi cũng biết đó là cái cớ biện hộ cho sự lười biếng đã ngấm vào máu mình.
Tôi thật sự phải bái phục tính kiên nhẫn của thằng Ben. Đằng sau lớp vỏ bọc của một đứa trẻ lên chín là bộ óc vô cùng nhạy bén và già dặn của cái lứa vị thành niên. Nó không hề ngây thơ cũng chẳng dễ dàng bị mắc lừa. Võ mồm không được, tôi đành phải dùng biện pháp mạnh là lôi nó xềnh xệch và nhốt vào phòng khoá chặt cửa. Chừng nào nó thôi giở trò năn nỉ khóc lóc ỉ ôi thì mới mong được tôi “phóng sinh”.
Không thì nằm trong đó mà chờ mẹ về cứu nha nhóc.
Trưa.
Tôi đang lúi húi cắt cỏ trong vườn thì bà Wilson về. Thấy tôi đang làm thứ công việc “quá” sức, bà hốt hoảng giục tôi vào nhà nghỉ nếu không bệnh sẽ trở nặng.
Ôi thôi! Cái này thì tôi không thể nào cãi lý được.
Nhìn kỹ thì hôm nay trông bà vui lạ thường. Chắc là buôn bán đắt lắm!
Tôi đoán quả không sai. Mẹ vừa mới dọn đồ ra sạp bán thì đã được một chủ nhà hàng cao cấp đặt mua tất. Không có gì vui sướng cho bằng. Nhìn bà hân hoan tôi cũng cười chung vui.
Nhờ thế mà thực đơn tối nay của chúng tôi có món mới: thịt bò. Mới nghĩ tới thôi tôi đã không thể kiềm chế sự thèm thuồng. Đến cái bao tử của tôi cũng hưởng ứng nhiệt liệt, nó phát ra tiếng kêu ùng ục như ấm nước sôi trên bếp củi.
Tôi bỏ miếng thịt đã cắt vào đĩa, không quên phần của mẹ và Ben.
Đến rồi. Là giây phút này đây. Giây phút tôi như tìm được hòn đảo kho báu của riêng mình. Nhìn từng sớ thịt, từng đường gân trông mới đẹp và hấp dẫn làm sao !?!
Không đùa đâu. Tôi là người rất có tâm hồn ăn uống.
“Anna, con ăn nhanh đi. Đừng có thái độ vậy không đẹp mắt tí nào!” – Mẹ cuối cùng cũng lên tiếng khi trông thấy hành động khá ư là kì quặc của tôi lúc này: ngắm thịt.
"Cứ như ngắm cảnh thiên nhiên." - Thằng Ben nãy giờ im lặng lợi dụng thời cơ bồi thêm.
Tôi bị một phen đỏ mặt, còn thằng Ben thì cười nắc nẻ ngay bàn làm tôi càng xù độ hơn. Tôi ký đầu nó một cái khiến thằng nhỏ la oai oái rồi tiếp tục xúc từng muỗng cơm bỏ vào miệng nuốt đánh ực.
Bữa cơm trôi qua nhanh chóng với sự tiếc nuối khi hai lạng thịt đã “một đi không trở lại”. Giờ thì nó đã, một cách yên vị, trú ngụ trong dạ dày tôi cùng với mớ thức ăn khác.
Người tôi giờ ám đầy khói từ lúc nướng thịt. Dọn dẹp xong dưới nhà bếp, tôi tranh thủ dội mấy gáo nước mát trước khi lên phòng.
Trời tiếp tục mưa. Từng hạt mưa lăn dài trên máng xối, rơi xuống ngấm vào nền cát đầy sỏi đá lạnh lẽo. Mặc cho thiên nhiên đang cuồn cuộn gầm rú ngoài kia, tôi đang lăn tròn trong chăn ấm và thả hồn mình vào từng trang truyện. Tâm trạng hết sức thanh thản.
UỲNH!
Tôi giật mình. Tiếng sấm chớp bất ngờ như muốn đánh thủng cái màng nhĩ tội nghiệp. Bầu trời loé sáng và chớp tắt liên hồi. Tôi lồm cồm bò dậy kéo rèm cửa sổ thì một âm thanh từ đâu đó vang vọng lại, dội vào tai.
Âm thanh hôm kia. Chính nó!
Dù cửa đóng chặt kèm theo tiếng mưa rơi nặng trĩu không ngớt, thanh âm đó vẫn chiếm giữ cho mình một sức mạnh tiềm tàng có thể xé toạc màn đêm dữ dội. Ngỡ rằng có con gì gặp nạn, nằm phơi mình dưới làn mưa lạnh buốt, tôi bỗng chạnh lòng.
Mình phải làm gì đó !
Tôi vơ vội cái áo mưa treo trên móc, xỏ vội đôi ủng để trong góc, cầm theo cây đèn pin nhỏ của mẹ và bước xuống lầu. Từng bước nhỏ nhẹ để không làm ai phát giác.
Đây hoàn toàn nằm ngoài kế hoạch của tôi.
Mở cửa chính hoà vào màn mưa, tôi lần theo âm thanh ban nãy đến nơi nó phát ra. Gió thổi mạnh táp vào mặt tôi đau điếng, mắt thì cay xè và nhoè đi do nước mưa bắn vào. Đi được chục mét theo hướng tây, tôi phát hiện ra một nhà kho cũ kĩ ẩn hiện trong cái không gian tăm tối của màn đêm.
Thật kì lạ! Quanh đây không có ai sinh sống thì sao lại có căn nhà kho cũ nát thế này?
Tôi lấp lửng với cái ý định của mình là có nên vào trong “tham quan” hay không.
Điều đó thật là điên rồ mà. Có lẽ người bình thường không bao giờ làm thế.
Bà Chris, hàng xóm cũ của mẹ thường nói tôi là đứa con gái có tánh hay tò mò. Tôi đã một mực phủ nhận điều đó và xem câu nói ấy như lời châm chọc. Giờ đây chắc tôi phải làm một đợt trắc nghiệm “khảo sát tổng quan” về bản thân mình mới được.
Từng bước tiến, thật chậm rãi, tôi chú mục vào căn nhà hoang tàn, tiếp cận nó một cách dè chừng. Chốc chốc, như một phản xạ tự nhiên, tôi ngoái lại nhìn về phía sau. Đen ngòm. Trống rỗng. Chỉ có hàng cây cổ thụ với những hình thù quái dị lay động theo từng cơn gió xoáy. Không ai dám đặt chân ra ngoài vào cái giờ này. Tôi khẽ rùng mình khi nghĩ rằng chỉ có độc mình tôi lặng lẽ đứng trước ngôi nhà hoang mục nát, kèm theo tiếng động kinh dị xuất phát từ đó khiến ai mới mường tượng ra cũng đều sởn tóc gáy. Một đôi mắt đỏ ngầu, nụ cười thoắt ẩn thoắt hiện đầy ma quái với hàm răng sắc lẻm…
Không được nghĩ nữa. Mày không thể hoảng sợ trong lúc này đâu.
Một bước nữa.
Tôi phát hiện mình đã đứng trước cửa nhà kho ọp ẹp bốc mùi ẩm mốc của gỗ mục. Nhẹ nhàng, tôi đẩy cửa chính để âm thanh không lọt ra xa, chí ít chỉ mình tôi nghe thấy. Vả lại tôi cũng sợ nơi này khá cũ, nếu có va chạm mạnh lỡ không may nó đổ sập xuống và chôn vùi tôi dưới đống đổ nát thì khi đó chắc tôi sẽ được lên trang nhất cho số báo địa phương ngày mai, như kiểu: “MỘT CÔ GÁI TRẺ ĐÃ PHẢI TRẢ GIÁ CHO HÀNH ĐỘNG LIỀU LĨNH CỦA MÌNH. TRÁCH SAO SỐ PHẬN ĐEN ĐỦI…”
Cánh cửa mở toang, bên trong bao trùm bởi một màu đen u ám. Nơi đây hình như đã từng là một chuồng nuôi gia súc nhưng giờ thì nó hoàn toàn trống không, ngoại trừ vài thanh gỗ che chắn. Tôi cảm nhận luồng gió lách qua người mình thổi vào bên trong không gian trống hoác tạo nên âm thanh ù ù giống như tiếng kèn thổi trong các trận đấu lớn. Tai tôi bắt đầu nhức nhối. Tôi cảm tưởng như thời gian chợt ngưng đọng, chỉ có tôi trơ trọi đứng đây, lang thang vô định giữa chốn đìu hiu hút gió này.
Tôi rọi đèn pin đến cuối căn phòng và phát hiện, cách xa tôi khoảng mười lăm bước chân là một cánh cửa nhỏ, có lẽ là một gian phòng phụ. Tôi chậm rãi nhấc từng bước đi trên nền đất trải rơm tạo thành những tiếng “lạo xạo” ám ảnh. Cứ thế, càng lúc càng gần. Rồi tôi nghe thấy âm thanh đáng sợ, giống như tiếng móng tay cào trên tấm bảng đen. Thoáng rùng mình, tôi chùn bước nhưng lại càng bị nó thôi thúc hơn. Liền sau đó tôi thấy mình tiếp tục bước tới.
Dừng lại.
Tim tôi đập mạnh, không biết phía bên kia ẩn chứa điều gì.
Tôi can đảm với tay nắm lấy tay nắm cửa, và kéo.
KÉT!
Cánh cửa hé mở…
/10
|