Thời Pháp thuộc...
CẨU NHI
Từ Rạch Giá đi Hà Tiên chỉ hơn sáu chục cây số, nhưng việc đi lại phải mất gần một ngày, dẫu là đi bằng xe hơi nhà. Bởi vậy mới tờ mờ sáng đã thấy anh tài xế Tư Xê lo chuẩn bị nổ máy chiếc Traction. Lúc cô chủ Nguyệt Ánh vừa leo lên xe thì đồng hồ chỉ đúng con số 6.
Vừa rồ máy xe, Tư Xê báo ngay với chủ:
- Đi sớm như vậy thì hy vọng tới Kiên Lương kịp dự lễ. Cô chủ Nguyệt Ánh cau mày:
- Không cách nào sớm hơn sao?
- Dạ, đường không xa, nhưng xấu và gặp mùa mưa này, em không dám chạy nhanh. Vả lại, có cô ngồi xe thì làm sao em dám chạy quá ba chục cây số giờ.
- Sáu chục cây số thì chạy chậm cũng chỉ hai tiếng, sao đến nửa ngày mới tới, còn hơn là đi Sài Gòn, chán chết!
- Dạ, tại cô chưa đi đoạn đường này nên chưa biết, chứ so với đường Sài Gòn thì nó xấu hơn nhiều, lại còn phải qua hơn chục cây cầu sắt bắc tạm, đâu dám chạy mà chỉ bò thôi. Nói thật, đi ca nô còn nhanh hơn!
Nguyệt Ánh chẩu miệng ra:
- Vậy sao không lấy ca nô đi?
Tư Xê biết chiều ý cô chủ khó tính:
- Em cũng muốn vậy, nhưng hôm qua em vừa đưa ý kiến đó ra thì bị ông chủ rầy liền, ông nói cô Ba không biết lội sao đi đường sông nước được.
Nguyệt Ánh tuy sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước Rạch Giá, nhưng vốn con nhà giàu, chỉ biết lên xe xuống ngựa nên làm sao có dịp lội sông bơi xuồng, do vậy cô chẳng hề biết lội như bao cô gái khác. Hơn nữa, cô có tiếng là đẹp và sống cao sang, nên dẫu có muốn thử đi sông cũng chẳng bao giờ dám nhảy xuống nước sông có màu đục như bị ô nhiễm, mặc dù ai cũng biết nước sông vùng đồng bằng có tiếng là sạch.
- Dạ, cô cần ghé đâu ăn điểm tâm hay chạy luôn.
được.
- Anh chạy luôn đi, chừng nào đói ghé nhà hàng dọc đường ăn cũng
Tư Xê cười:
- Dạ, đường này không có quán xá, nhà hàng dọc đường như Sài Gòn
đâu. Một là ăn ở chợ này, hai là đi thẳng tới nơi ăn trưa luôn!
Nguyệt Ánh bực bội:
- Xứ sở gì mà thiếu đủ mọi thứ, vậy mà ông bà già đày tôi tới đó làm gì cho khổ thân! Thôi, không đi nữa!
Biết là cô ta làm nư, nhưng Tư Xê cũng phải xuống nước, bởi đây cũng là nhiệm vụ mà anh ta được ông chủ Thuận Thành giao:
- Cô Ba ráng một chút, chứ đúng ra mình phải đi vào chiều hôm qua, nhưng thấy trời tối lại mưa gió trơn trợt, nên phải để sáng nay. Thôi, cứ ngồi trên xe, để em ghé Tài Ký bảo nó làm bánh mì xíu mại và bánh bao đưa lên xe cho cô vừa đi vừa ăn cho khỏi mất thì giờ.
Chẳng biết nghĩ sao, cô nàng vụt nói:
- Thôi được rồi, cứ ghé Tài Ký cho tôi. Tôi có chút việc ở đó tiện giải quyết luôn.
Tư Xê cho xe chạy tới quán ăn nổi tiếng Tài Ký, ngừng ngay cửa, chưa kịp xuống xe mở cửa như lệ thường thì Nguyệt Ánh đã tự bước xuống. Rồi thay
vì đi vào tiệm ăn, cô nàng lại bước qua bên kia đường, đi thẳng vào ngôi nhà lầu ba tầng mới cất lộng lẫy, nguy nga.
- Nhà của nghiệp chủ Thuận Lợi mà! Sao cô ấy lại ghé vào chỗ này?
Sở dĩ Tư Xê ngạc nhiên, bởi anh lái xe cho nhà ông chủ Thuận Thành đã gần chục năm, mọi khách hàng, bè bạn gì của ông bà chủ anh đều rành, mà riêng nghiệp chủ Thuận Lợi này thì anh ta còn biết rành hơn nữa, bởi đã nhiều lần ông chủ Thuận Thành từng dặn:
- Làm ăn, giao dịch gì với ai cũng được, nhưng tao tuyệt đối cấm tụi bay không được giao du với cánh của Thuận Lợi nghe chưa!
Mặc dù Nguyệt Ánh đi học và sống ở Sài Gòn lâu ngày, nhưng chắc chắn cô ta phải biết sự nghiêm cấm đó.
Vậy tại sao cô ta lại tới nhà này trong thời khắc mà cả gia đình cô đang chờ ở Kiên Lương để cử hành hôn lễ cho cô?
Trong lúc Tư Xê còn đang thắc mắc, hoang mang, thì chợt anh nghe có vị khách nào đó đang ngồi ăn trong quán Tài Ký nói vọng ra:
- Con nhỏ tiểu thư con nhà Thuận Thành tới thăm thằng bồ nó là con trai út Thuận Lợi đó tụi bay!
Một giọng khác, có lẽ là ngồi chung bàn lên tiếng:
- Con nhỏ kiêu nhất xứ này, con nhà giàu, học giỏi lại đẹp gái như vậy mà lại mê thằng Út Thông của Thuận Lợi, vừa hư đốn, chơi bời trác táng lại mang tật đi mây về gió nữa!
Một người khác hỏi:
- Đi mây về gió là gì mày?
- Là bắn khỉ! Là hút á phiện, hít nàng tiên nâu đó!
Tư Xê quay lại nhìn thì bắt gặp bàn có bốn năm người, họ đang chỉ trỏ sang bên kia và bàn tán. Chợt nhớ ra cái tên Út Thông, Tư Xê kêu lên:
- Đúng rồi, chính là người mà hôm qua cự nự với Nguyệt Ánh khi anh ra đón ở bến tàu! Do không biết mặt hắn trước đó, nên từ hôm qua tới nay Tư Xê cứ thắc mắc hoài, sao ở xứ này lại có người dám cự cãi ngang cơ với cô chủ nhỏ nhà Thuận Thành như vậy! Hôm qua anh nghe có người kêu tên anh chàng đó là Út Thông...
Phải mất gần nửa giờ sau thì Nguyệt Ánh mới trở ra, thần sắc cô nàng không được tươi tỉnh như lúc vào. Vừa lên xe, cô đã giục:
- Đi nhanh lên!
Biết tính cô nàng nên Tư Xê không dám hỏi gì, mãi đến khi qua khỏi Sóc Xoài thì cô nàng lên tiếng trước:
- Đói bụng quá, kiếm cái gì ăn đại cũng được!
Tư Xê chạy một lúc nữa, anh nhìn thấy một quán cóc bên đường có treo lủng lẳng mấy cái bánh dừa, bánh tét, anh rà xe lại, ngập ngừng nói:
- Ở đây đâu có bán gì ngoài mấy thứ này. Sợ e cô Ba ăn không được... Nhưng thật bất ngờ, cô nàng quay kính xe xuống và nói với ra:
- Cho bốn cái bánh dừa! Mua xong, nàng ta lại giục:
- Đi nhanh lên!
Đưa cho Xê hai cái, còn phần mình hai cái, cô nàng lột ra ăn ngon lành và còn khen:
- Bánh ngon thật!
Tư Xê cười thầm trong bụng về điều ngược đời này. Bình thường ở nhà, cô ta kén ăn và chê ỏng chê eo những món bình dân, vậy mà hôm nay khi đói thì ăn thứ thường nhất vẫn khen ngon! Xê vừa lái xe vừa lột một cái ăn và cười bảo:
- Cô ít ăn, chứ còn em thì sáng nào cũng ăn thứ này hoặc xôi, ăn riết rồi cảm thấy nó ngon hơn cả bánh bao, hủ tiếu!
Không biết là anh ta nói kháy mình, Nguyệt Ánh lại trầm trồ:
- Bánh nhân đậu ở đây gói ngon hơn Sài Gòn. Phải biết, lúc nãy mua thêm đem về nhà tối ăn!
Lúc này Tư Xê mới nhắc:
- Tối nay cô còn phải dự lễ cưới nữa đó. Nguyệt Ánh xì một hơi dài:
- Cưới với hỏi gì, mệt quá!
Tư Xê đưa ra tấm thiệp hồng, nhắc:
- Ông chủ bảo em đưa cho cô xấp thiệp này, để cô mời mấy người bạn thân, nhưng do mãi đến chiều hôm qua cô mới về tới nên em không kịp đưa. Liệu có cách nào báo cho họ biết để đi dự không?
lại:
Nguyệt Ánh cầm xấp thiệp định vứt ra ngoài xe nhưng Tư Xê đã kịp ngăn
- Dẫu cô không muốn giữ, nhưng thiệp cưới có ghi tên cô, tên chú rể mà
đem bỏ đường bỏ chợ không nên đâu!
Nguyệt Ánh cầm xấp thiệp vứt xuống sàn xe, càu nhàu:
được!
- Nếu không chiều ý ba má tôi thì miễn có vụ cưới hỏi này đi! Chán chết
Rồi bất ngờ cô ta hỏi:
- Anh biết Út Thông con nhà Thuận Lợi không?
- Dạ... chỉ biết sơ thôi, cậu công tử đó giàu lắm, nghe nói làm gì ở Sài Gòn phải không cô?
- Phải. Tôi cấm anh không được nói lôi thôi về việc tôi có liên hệ với nhà
đó. Nhất là với ba tôi...
- Cô yên tâm, thằng Tư Xê này biết đạo lý ăn cây nào rào cây nấy mà! Vả lại, từ nào đến giờ em chưa bao giờ thóc mách bất cứ chuyện gì. Bởi vậy ngay như chuyện ông có…
Anh ta kịp dừng lại, nhưng Nguyệt Ánh thì đâu có chịu dừng:
- Anh mới nói cái gì? Ba tôi có gì?
- Dạ... đâu có.
- Nói! Anh mà không nói thì đừng có trách tôi sao ác. Tôi dư sức đuổi việc anh ngay ngày mai mà ba tôi cũng chịu thôi!
Tư Xê tự trách mình lỡ lời, nên đành phải hé lộ:
- Ông chủ... đi chơi khi lên Sài Gòn. Ông dặn em đừng nói lại…
- Chỉ có vậy thôi sao?
- Dạ, chỉ có vậy...
- Tha cho đó. Từ rày có chuyện gì nói tôi nghe, tôi cho tiền xài. Nói xong, cô nàng móc ra tờ năm đồng đưa cho:
- Anh cầm uống cà phê!
Tư Xê ngầm hiểu, đó không phải là tiền thưởng công tiết lộ chuyện ông chủ, mà thật ra đó là hối lộ để không lộ chuyện cô ả ghé nhà Út Thông.
- Anh lái nhanh nhanh một chút, tôi nằm ngủ, chừng nào tới nơi thì gọi. Lúc này Tư Xê vừa lái xe vừa nghĩ tới chuyện rối rắm của cánh nhà giàu.
Cụ thể là chuyện của cô ả Nguyệt Ánh này. Cô ta đang đỏng đảnh ở Sài Gòn, ăn
chơi nhiều hơn học hành, giao du với nhiều người, trong đó có Út Thông, vậy mà đùng một cái, ông già cô ta gọi điện lên bảo về đi lấy chồng là cô ta riu ríu
nghe theo, về liền! Trong chuyện này Tư Xê chỉ hiểu bề nổi, chứ mặt chìm thì anh còn mù mờ. Bề nổi là sui gia đằng trai có một thế lực lớn ở Hà Tiên, giàu
gấp năm bảy lần công ty vận tải thủy bộ Thuận Thành. Vụ cưới hỏi này chắc không ngoài mục đích trao đổi, gả bán để dựa dẵm nhau giữa hai bên trọc phú. Trong đó ông chủ Thuận Thành đang cần một thế lực như bên thông gia kia,
cho nên ông ta mới hy sinh cô con gái cưng của mình! Phần Nguyệt Ánh, theo Tư Xê hiểu, chắc chắn cô ta kẹt điều gì đó, nên mới chấp nhận lấy người mà cô ả không hề biết mặt, không hề yêu thương. Bởi vậy thái độ bất cần biết lễ cưới
chiều hôm nay của cô nàng, cho thấy trong lòng cô ta đã có sẵn một dự tính gì
đó...
Đột nhiên cô nàng hỏi:
- Anh có biết tại sao đám cưới tôi mà không làm ở Rạch Giá, mà đem lên nhà nội tôi làm không?
Tư Xê nếu có biết cũng không dám nói, anh ta chỉ ậm ừ:
- Dạ, chắc là tại... tại cô...
Nguyệt Ánh bỗng vỗ lên vai anh ta:
- Ví dụ bây giờ anh nhận tôi làm vợ thì anh nghĩ sao?
Dẫu là tay lái cừ khôi, từng lái xe hơn chục năm, nhưng với cú vỗ vai kèm câu nói đó đã khiến Tư Xê chao đảo tay lái, suýt nữa đã đâm xe xuống ruộng! Anh ta lắp bắp:
- Cô... cô Ba để... em sống với! Nguyệt Ánh chợt cười to lên:
- Chưa chi đã sợ thì làm sao làm thật!
Tư Xê lần này đâm xe vào lề thật, chui hẳn vào một lùm cây lớn, um tùm. Anh ta đã kịp thắng và quay lại chắp tay xá dài:
- Xin cô Ba để cho tôi sống nuôi mẹ già! Ông chủ mà đuổi tôi thì có nước
đi ăn mày cô ơi!
Nhưng giọng Nguyệt Ánh trở nên nghiêm túc:
- Tôi nói thật. Anh có dám nhận làm chồng tôi không?
Rồi không đợi cho Tư Xê trả lời, cô nàng chủ động nói luôn:
- Chỉ làm chồng giả thôi. Ví dụ như tôi nói anh đã lỡ với tôi... có thai, để tôi hủy cái đám cưới chiều nay. Để rồi anh cứ bỏ việc, tôi cho anh một số tiền lớn, đủ sống cả đời, anh chịu không?
Tư Xê tưởng mình nghe lầm, anh lắp bắp hỏi lại:
- Cô Ba nói... nói...
Nghĩ anh ta đã nghe lời, Nguyệt Ánh nói cụ thể ra:
- Nói thật với anh, tôi lỡ... có thai với Út Thông, mà hồi nãy tôi ghé bảo anh ta cứu tôi để ngăn cái đám cưới này lại thì anh ta đã giở giọng chó má, chối phăng trách nhiệm. Rồi tôi sẽ cho anh ta biết tay, nhưng bây giờ việc cấp bách là tôi phải có cách để tháo chạy khỏi cái vụ cưới hỏi này đã! Chỉ có anh nhận lời ăn nằm với tôi thì chắc chắn mọi việc sẽ ổn hết!
Tư Xê toát mồ hôi, người anh phát run lên:
- Em xin cô Ba, nhà em nghèo, nhưng em đâu táng tận lương tâm làm chuyện đó… Hảy để cho em sống với!
Thấy không thể làm cho anh ta nghe theo, Nguyệt Ánh phải rít lên:
- Anh mà từ chối thì coi như anh đã... cưỡng bức tôi rồi!
Vừa nói cô ả vội tuột phăng áo ngoài ra, để lộ nguyên phần trên thân thể vừa tru tréo:
- Anh mà từ chối thì tôi la lên, nói anh lợi dụng đường vắng cưỡng hiếp tôi! Anh tưởng tôi không dám làm hả?
Nguyệt Ánh vừa cất tiếng thì Tư Xê đã đưa tay chụp miệng cô ả lại, hốt hoảng:
- Kìa, cô Ba!
Rồi anh ta tắc tị, không nói thêm được lời nào nữa, bởi khi ấy anh ta đã bị đôi môi mọng kia áp lên chỗ có thể phát ra lời. Người Tư Xê như tê dại hẳn đi...
Chỉ còn giọng nhỏ xíu của Nguyệt Ánh:
- Anh hãy trở về nhà của Út Thông, lên lầu gặp anh ta, nói tôi gửi cái này, rồi sau đó đi ngay, khỏi cần hỏi gì nữa.
Cô ả đưa cho Tư Xê một phong thư dán kín..
CẨU NHI
Từ Rạch Giá đi Hà Tiên chỉ hơn sáu chục cây số, nhưng việc đi lại phải mất gần một ngày, dẫu là đi bằng xe hơi nhà. Bởi vậy mới tờ mờ sáng đã thấy anh tài xế Tư Xê lo chuẩn bị nổ máy chiếc Traction. Lúc cô chủ Nguyệt Ánh vừa leo lên xe thì đồng hồ chỉ đúng con số 6.
Vừa rồ máy xe, Tư Xê báo ngay với chủ:
- Đi sớm như vậy thì hy vọng tới Kiên Lương kịp dự lễ. Cô chủ Nguyệt Ánh cau mày:
- Không cách nào sớm hơn sao?
- Dạ, đường không xa, nhưng xấu và gặp mùa mưa này, em không dám chạy nhanh. Vả lại, có cô ngồi xe thì làm sao em dám chạy quá ba chục cây số giờ.
- Sáu chục cây số thì chạy chậm cũng chỉ hai tiếng, sao đến nửa ngày mới tới, còn hơn là đi Sài Gòn, chán chết!
- Dạ, tại cô chưa đi đoạn đường này nên chưa biết, chứ so với đường Sài Gòn thì nó xấu hơn nhiều, lại còn phải qua hơn chục cây cầu sắt bắc tạm, đâu dám chạy mà chỉ bò thôi. Nói thật, đi ca nô còn nhanh hơn!
Nguyệt Ánh chẩu miệng ra:
- Vậy sao không lấy ca nô đi?
Tư Xê biết chiều ý cô chủ khó tính:
- Em cũng muốn vậy, nhưng hôm qua em vừa đưa ý kiến đó ra thì bị ông chủ rầy liền, ông nói cô Ba không biết lội sao đi đường sông nước được.
Nguyệt Ánh tuy sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước Rạch Giá, nhưng vốn con nhà giàu, chỉ biết lên xe xuống ngựa nên làm sao có dịp lội sông bơi xuồng, do vậy cô chẳng hề biết lội như bao cô gái khác. Hơn nữa, cô có tiếng là đẹp và sống cao sang, nên dẫu có muốn thử đi sông cũng chẳng bao giờ dám nhảy xuống nước sông có màu đục như bị ô nhiễm, mặc dù ai cũng biết nước sông vùng đồng bằng có tiếng là sạch.
- Dạ, cô cần ghé đâu ăn điểm tâm hay chạy luôn.
được.
- Anh chạy luôn đi, chừng nào đói ghé nhà hàng dọc đường ăn cũng
Tư Xê cười:
- Dạ, đường này không có quán xá, nhà hàng dọc đường như Sài Gòn
đâu. Một là ăn ở chợ này, hai là đi thẳng tới nơi ăn trưa luôn!
Nguyệt Ánh bực bội:
- Xứ sở gì mà thiếu đủ mọi thứ, vậy mà ông bà già đày tôi tới đó làm gì cho khổ thân! Thôi, không đi nữa!
Biết là cô ta làm nư, nhưng Tư Xê cũng phải xuống nước, bởi đây cũng là nhiệm vụ mà anh ta được ông chủ Thuận Thành giao:
- Cô Ba ráng một chút, chứ đúng ra mình phải đi vào chiều hôm qua, nhưng thấy trời tối lại mưa gió trơn trợt, nên phải để sáng nay. Thôi, cứ ngồi trên xe, để em ghé Tài Ký bảo nó làm bánh mì xíu mại và bánh bao đưa lên xe cho cô vừa đi vừa ăn cho khỏi mất thì giờ.
Chẳng biết nghĩ sao, cô nàng vụt nói:
- Thôi được rồi, cứ ghé Tài Ký cho tôi. Tôi có chút việc ở đó tiện giải quyết luôn.
Tư Xê cho xe chạy tới quán ăn nổi tiếng Tài Ký, ngừng ngay cửa, chưa kịp xuống xe mở cửa như lệ thường thì Nguyệt Ánh đã tự bước xuống. Rồi thay
vì đi vào tiệm ăn, cô nàng lại bước qua bên kia đường, đi thẳng vào ngôi nhà lầu ba tầng mới cất lộng lẫy, nguy nga.
- Nhà của nghiệp chủ Thuận Lợi mà! Sao cô ấy lại ghé vào chỗ này?
Sở dĩ Tư Xê ngạc nhiên, bởi anh lái xe cho nhà ông chủ Thuận Thành đã gần chục năm, mọi khách hàng, bè bạn gì của ông bà chủ anh đều rành, mà riêng nghiệp chủ Thuận Lợi này thì anh ta còn biết rành hơn nữa, bởi đã nhiều lần ông chủ Thuận Thành từng dặn:
- Làm ăn, giao dịch gì với ai cũng được, nhưng tao tuyệt đối cấm tụi bay không được giao du với cánh của Thuận Lợi nghe chưa!
Mặc dù Nguyệt Ánh đi học và sống ở Sài Gòn lâu ngày, nhưng chắc chắn cô ta phải biết sự nghiêm cấm đó.
Vậy tại sao cô ta lại tới nhà này trong thời khắc mà cả gia đình cô đang chờ ở Kiên Lương để cử hành hôn lễ cho cô?
Trong lúc Tư Xê còn đang thắc mắc, hoang mang, thì chợt anh nghe có vị khách nào đó đang ngồi ăn trong quán Tài Ký nói vọng ra:
- Con nhỏ tiểu thư con nhà Thuận Thành tới thăm thằng bồ nó là con trai út Thuận Lợi đó tụi bay!
Một giọng khác, có lẽ là ngồi chung bàn lên tiếng:
- Con nhỏ kiêu nhất xứ này, con nhà giàu, học giỏi lại đẹp gái như vậy mà lại mê thằng Út Thông của Thuận Lợi, vừa hư đốn, chơi bời trác táng lại mang tật đi mây về gió nữa!
Một người khác hỏi:
- Đi mây về gió là gì mày?
- Là bắn khỉ! Là hút á phiện, hít nàng tiên nâu đó!
Tư Xê quay lại nhìn thì bắt gặp bàn có bốn năm người, họ đang chỉ trỏ sang bên kia và bàn tán. Chợt nhớ ra cái tên Út Thông, Tư Xê kêu lên:
- Đúng rồi, chính là người mà hôm qua cự nự với Nguyệt Ánh khi anh ra đón ở bến tàu! Do không biết mặt hắn trước đó, nên từ hôm qua tới nay Tư Xê cứ thắc mắc hoài, sao ở xứ này lại có người dám cự cãi ngang cơ với cô chủ nhỏ nhà Thuận Thành như vậy! Hôm qua anh nghe có người kêu tên anh chàng đó là Út Thông...
Phải mất gần nửa giờ sau thì Nguyệt Ánh mới trở ra, thần sắc cô nàng không được tươi tỉnh như lúc vào. Vừa lên xe, cô đã giục:
- Đi nhanh lên!
Biết tính cô nàng nên Tư Xê không dám hỏi gì, mãi đến khi qua khỏi Sóc Xoài thì cô nàng lên tiếng trước:
- Đói bụng quá, kiếm cái gì ăn đại cũng được!
Tư Xê chạy một lúc nữa, anh nhìn thấy một quán cóc bên đường có treo lủng lẳng mấy cái bánh dừa, bánh tét, anh rà xe lại, ngập ngừng nói:
- Ở đây đâu có bán gì ngoài mấy thứ này. Sợ e cô Ba ăn không được... Nhưng thật bất ngờ, cô nàng quay kính xe xuống và nói với ra:
- Cho bốn cái bánh dừa! Mua xong, nàng ta lại giục:
- Đi nhanh lên!
Đưa cho Xê hai cái, còn phần mình hai cái, cô nàng lột ra ăn ngon lành và còn khen:
- Bánh ngon thật!
Tư Xê cười thầm trong bụng về điều ngược đời này. Bình thường ở nhà, cô ta kén ăn và chê ỏng chê eo những món bình dân, vậy mà hôm nay khi đói thì ăn thứ thường nhất vẫn khen ngon! Xê vừa lái xe vừa lột một cái ăn và cười bảo:
- Cô ít ăn, chứ còn em thì sáng nào cũng ăn thứ này hoặc xôi, ăn riết rồi cảm thấy nó ngon hơn cả bánh bao, hủ tiếu!
Không biết là anh ta nói kháy mình, Nguyệt Ánh lại trầm trồ:
- Bánh nhân đậu ở đây gói ngon hơn Sài Gòn. Phải biết, lúc nãy mua thêm đem về nhà tối ăn!
Lúc này Tư Xê mới nhắc:
- Tối nay cô còn phải dự lễ cưới nữa đó. Nguyệt Ánh xì một hơi dài:
- Cưới với hỏi gì, mệt quá!
Tư Xê đưa ra tấm thiệp hồng, nhắc:
- Ông chủ bảo em đưa cho cô xấp thiệp này, để cô mời mấy người bạn thân, nhưng do mãi đến chiều hôm qua cô mới về tới nên em không kịp đưa. Liệu có cách nào báo cho họ biết để đi dự không?
lại:
Nguyệt Ánh cầm xấp thiệp định vứt ra ngoài xe nhưng Tư Xê đã kịp ngăn
- Dẫu cô không muốn giữ, nhưng thiệp cưới có ghi tên cô, tên chú rể mà
đem bỏ đường bỏ chợ không nên đâu!
Nguyệt Ánh cầm xấp thiệp vứt xuống sàn xe, càu nhàu:
được!
- Nếu không chiều ý ba má tôi thì miễn có vụ cưới hỏi này đi! Chán chết
Rồi bất ngờ cô ta hỏi:
- Anh biết Út Thông con nhà Thuận Lợi không?
- Dạ... chỉ biết sơ thôi, cậu công tử đó giàu lắm, nghe nói làm gì ở Sài Gòn phải không cô?
- Phải. Tôi cấm anh không được nói lôi thôi về việc tôi có liên hệ với nhà
đó. Nhất là với ba tôi...
- Cô yên tâm, thằng Tư Xê này biết đạo lý ăn cây nào rào cây nấy mà! Vả lại, từ nào đến giờ em chưa bao giờ thóc mách bất cứ chuyện gì. Bởi vậy ngay như chuyện ông có…
Anh ta kịp dừng lại, nhưng Nguyệt Ánh thì đâu có chịu dừng:
- Anh mới nói cái gì? Ba tôi có gì?
- Dạ... đâu có.
- Nói! Anh mà không nói thì đừng có trách tôi sao ác. Tôi dư sức đuổi việc anh ngay ngày mai mà ba tôi cũng chịu thôi!
Tư Xê tự trách mình lỡ lời, nên đành phải hé lộ:
- Ông chủ... đi chơi khi lên Sài Gòn. Ông dặn em đừng nói lại…
- Chỉ có vậy thôi sao?
- Dạ, chỉ có vậy...
- Tha cho đó. Từ rày có chuyện gì nói tôi nghe, tôi cho tiền xài. Nói xong, cô nàng móc ra tờ năm đồng đưa cho:
- Anh cầm uống cà phê!
Tư Xê ngầm hiểu, đó không phải là tiền thưởng công tiết lộ chuyện ông chủ, mà thật ra đó là hối lộ để không lộ chuyện cô ả ghé nhà Út Thông.
- Anh lái nhanh nhanh một chút, tôi nằm ngủ, chừng nào tới nơi thì gọi. Lúc này Tư Xê vừa lái xe vừa nghĩ tới chuyện rối rắm của cánh nhà giàu.
Cụ thể là chuyện của cô ả Nguyệt Ánh này. Cô ta đang đỏng đảnh ở Sài Gòn, ăn
chơi nhiều hơn học hành, giao du với nhiều người, trong đó có Út Thông, vậy mà đùng một cái, ông già cô ta gọi điện lên bảo về đi lấy chồng là cô ta riu ríu
nghe theo, về liền! Trong chuyện này Tư Xê chỉ hiểu bề nổi, chứ mặt chìm thì anh còn mù mờ. Bề nổi là sui gia đằng trai có một thế lực lớn ở Hà Tiên, giàu
gấp năm bảy lần công ty vận tải thủy bộ Thuận Thành. Vụ cưới hỏi này chắc không ngoài mục đích trao đổi, gả bán để dựa dẵm nhau giữa hai bên trọc phú. Trong đó ông chủ Thuận Thành đang cần một thế lực như bên thông gia kia,
cho nên ông ta mới hy sinh cô con gái cưng của mình! Phần Nguyệt Ánh, theo Tư Xê hiểu, chắc chắn cô ta kẹt điều gì đó, nên mới chấp nhận lấy người mà cô ả không hề biết mặt, không hề yêu thương. Bởi vậy thái độ bất cần biết lễ cưới
chiều hôm nay của cô nàng, cho thấy trong lòng cô ta đã có sẵn một dự tính gì
đó...
Đột nhiên cô nàng hỏi:
- Anh có biết tại sao đám cưới tôi mà không làm ở Rạch Giá, mà đem lên nhà nội tôi làm không?
Tư Xê nếu có biết cũng không dám nói, anh ta chỉ ậm ừ:
- Dạ, chắc là tại... tại cô...
Nguyệt Ánh bỗng vỗ lên vai anh ta:
- Ví dụ bây giờ anh nhận tôi làm vợ thì anh nghĩ sao?
Dẫu là tay lái cừ khôi, từng lái xe hơn chục năm, nhưng với cú vỗ vai kèm câu nói đó đã khiến Tư Xê chao đảo tay lái, suýt nữa đã đâm xe xuống ruộng! Anh ta lắp bắp:
- Cô... cô Ba để... em sống với! Nguyệt Ánh chợt cười to lên:
- Chưa chi đã sợ thì làm sao làm thật!
Tư Xê lần này đâm xe vào lề thật, chui hẳn vào một lùm cây lớn, um tùm. Anh ta đã kịp thắng và quay lại chắp tay xá dài:
- Xin cô Ba để cho tôi sống nuôi mẹ già! Ông chủ mà đuổi tôi thì có nước
đi ăn mày cô ơi!
Nhưng giọng Nguyệt Ánh trở nên nghiêm túc:
- Tôi nói thật. Anh có dám nhận làm chồng tôi không?
Rồi không đợi cho Tư Xê trả lời, cô nàng chủ động nói luôn:
- Chỉ làm chồng giả thôi. Ví dụ như tôi nói anh đã lỡ với tôi... có thai, để tôi hủy cái đám cưới chiều nay. Để rồi anh cứ bỏ việc, tôi cho anh một số tiền lớn, đủ sống cả đời, anh chịu không?
Tư Xê tưởng mình nghe lầm, anh lắp bắp hỏi lại:
- Cô Ba nói... nói...
Nghĩ anh ta đã nghe lời, Nguyệt Ánh nói cụ thể ra:
- Nói thật với anh, tôi lỡ... có thai với Út Thông, mà hồi nãy tôi ghé bảo anh ta cứu tôi để ngăn cái đám cưới này lại thì anh ta đã giở giọng chó má, chối phăng trách nhiệm. Rồi tôi sẽ cho anh ta biết tay, nhưng bây giờ việc cấp bách là tôi phải có cách để tháo chạy khỏi cái vụ cưới hỏi này đã! Chỉ có anh nhận lời ăn nằm với tôi thì chắc chắn mọi việc sẽ ổn hết!
Tư Xê toát mồ hôi, người anh phát run lên:
- Em xin cô Ba, nhà em nghèo, nhưng em đâu táng tận lương tâm làm chuyện đó… Hảy để cho em sống với!
Thấy không thể làm cho anh ta nghe theo, Nguyệt Ánh phải rít lên:
- Anh mà từ chối thì coi như anh đã... cưỡng bức tôi rồi!
Vừa nói cô ả vội tuột phăng áo ngoài ra, để lộ nguyên phần trên thân thể vừa tru tréo:
- Anh mà từ chối thì tôi la lên, nói anh lợi dụng đường vắng cưỡng hiếp tôi! Anh tưởng tôi không dám làm hả?
Nguyệt Ánh vừa cất tiếng thì Tư Xê đã đưa tay chụp miệng cô ả lại, hốt hoảng:
- Kìa, cô Ba!
Rồi anh ta tắc tị, không nói thêm được lời nào nữa, bởi khi ấy anh ta đã bị đôi môi mọng kia áp lên chỗ có thể phát ra lời. Người Tư Xê như tê dại hẳn đi...
Chỉ còn giọng nhỏ xíu của Nguyệt Ánh:
- Anh hãy trở về nhà của Út Thông, lên lầu gặp anh ta, nói tôi gửi cái này, rồi sau đó đi ngay, khỏi cần hỏi gì nữa.
Cô ả đưa cho Tư Xê một phong thư dán kín..
/14
|