Đúng vậy, tôi đã mạnh miệng dám tuyên bố với Minh Châu rằng tôi sẽ “luyện thi” cho nàng ta còn giỏi hơn cả hai thằng con trai Chuyên toán kia nữa. Khi đó tôi quả thật là có nói “trường Chuyên quái gì” thì đúng là ý kiến chủ quan của tôi, bởi trước giờ đi học thêm Toán thỉnh thoảng tôi có học chung vài thằng bên trường Chuyên thì tôi tự thấy là một nửa trong số đó là những thằng học hành dở ẹc, do con ông cháu cha nên mới được xin vô. Phần còn lại là cũng giỏi, xét riêng về môn Toán thì cũng có đứa ngang ngửa với tôi, nhưng nói về giỏi hơn thì tôi chưa thấy, hoặc cũng có thể là tôi chưa có cơ hội gặp.
Chính vì vậy nếu bảo tôi ra chiến đấu với dân chuyên Toán bên đó thì tôi có thể hoàn toàn tự tin là không thua ai, bất quá thì kém vài ba nhân tài cá biệt. Thế nhưng đó là trường hợp của riêng tôi, có thiên phú và căn cơ từ nhỏ. Chứ còn bảo giờ giúp cho một học sinh có điểm thi Toán dưới trung bình mà giỏi hơn hai thằng chuyên Toán bên kia thì quả là chuyện… không tưởng.
Nhưng lúc đó vì quá sĩ diện, với cả tôi xưa giờ luôn ức chế cái cảnh các vị phụ huynh luôn đem nhân vật truyền kỳ “con nhà người ta” ra mà uy hiếp. Chẳng cần biết con nhà người ta là cái đứa nào, cứ hễ ti vi hôm nào chiếu ngay đúng chương trình nhà nghèo hiếu học hay học sinh vượt khó là y như rằng ba mẹ tôi và cơ số các bậc phụ huynh khác đều nói:
- Đó, mày thấy con-nhà-người-ta chưa? Cơm ăn áo mặc thiếu thốn mà học giỏi chưa, còn con-nhà-này thì ăn uống có sẵn, chỉ mỗi việc học mà nó còn làm biếng!
Vâng, ở bất cứ một cuộc đấu nào thì “con nhà này” luôn bị “con nhà người ta” giành chiến thắng áp đảo, đấm phát chết luôn.
Bực không thể tả được!
Nhưng thôi kệ, có tính toán hay hối hận gì cũng muộn rồi, tôi đã lỡ nói chắc như đinh đóng cột với Minh Châu rằng thời khóa biểu học kèm sẽ là tuần ba buổi hai tư sáu tại thư viện thành phố, nơi duy nhất rộng rãi ít bị ai làm phiền mà lại còn cho phép người ta có thể ngồi liền tù tì từ sáng đến hết giờ chiều. Và chương trình học sẽ bắt đầu vào tuần sau với lí do tôi cần thời gian để… soạn giáo án, đồng thời Minh Châu cũng cần thời gian để thuyết phục gia đình rằng cô nàng sẽ đến thư viện để tự học một vài ngày trong tuần.
******
- Vậy là… tháng sau anh mới đi học thêm?
- Ừ, tháng này ăn chơi cái đã, vừa nghỉ hè mà!
Tôi áp sát điện thoại vào tai mình và thích thú nằm trên ghế salon êm ái mà tán chuyện với Tiểu Mai, tất nhiên là con mèo đần Leo vẫn cuộn tròn nằm ngay cạnh tay tôi.
- Qua năm là thi đại học rồi đó, cứ lo chơi miết! – Tiểu Mai nói giọng như chế giễu.
- Trời, sao em lo xa quá vậy, mới hè lớp 11 thôi mà! – Tôi thiểu não đáp lại đầy chán nản.
- Ơ, em lo cho anh mà thái độ gì đó? – Nàng bất ngờ đanh giọng lại.
- Thì… ý là còn nghỉ hè mà, khoan nhắc đến chuyện học hành đi! – Tôi nhăn nhó gãi đầu, chắc mẩm nếu Tiểu Mai đang ngồi đối diện mình lúc này thì hẳn là tôi sẽ ngậm miệng câm như hến vì bị hàn khí áp đảo cùng cực.
- Ừ thì thôi không nói chuyện học, nói chuyện chơi nhé! – Tiểu Mai nói mà tôi nghe như có sự chẳng lành.
- Cũng được… nói chuyện chơi! – Tôi chột dạ.
- Nghe đến đi chơi là mừng lắm, thế hôm nay anh không đi đá bóng với hội à? – Nàng hỏi, ngụ ý hội ở đây là hội bàn tròn với tụi thằng Luân thằng Khang.
- À chiều nay mưa, nghỉ ở nhà một bữa! – Tôi đáp, đưa mắt nhìn ra màn mưa ngoài cửa sổ mà nghe lòng… quặn thắt cơn đau.
- Ưm, trời mưa ra ngoài nguy hiểm lắm, đá bóng lỡ trượt chân có gì thì khổ!
- Hay ta, trời mưa ra ngoài nguy hiểm á? Chứ ai mấy lần trời mưa cũng lang thang ngoài đó!
- Em không có, tự anh chạy đi tìm chứ bộ!
- Hơ… em không chạy ra ngoài mưa thì anh mắc gì phải đi tìm cho cực!
- Xạo, anh bị em quyến rũ lâu rồi, thể nào mà không chạy theo cơ chứ!
- Hê hê, lúc đó anh còn cặp với Vy mà, sao em biết chắc là anh chạy theo em được? – Tôi cười hí hửng bắt chẹt Tiểu Mai.
- Em biết anh với Vy có chuyện không ổn từ lâu rồi nhé! – Tiểu Mai vẫn rất bình tĩnh.
- Anh không nói, sao em biết?
- Ai nhìn vào cũng biết, không chỉ mình em!
Đến đây thì tôi lại chợt nhớ lại cũng vào những ngày hè năm trước, tôi đã từng có một thắc mắc không lời giải đáp mà tôi chưa từng hỏi.
- Này, anh hỏi em chuyện này nhé!
- Ưm, hỏi đi!
- Cái hôm mà học quân sự ấy, lúc đó anh tình cờ đi gần bên thì nghe em… nói qua điện thoại, à anh không có ý nghe lén đâu, thật đấy!
- Anh… đã nghe được những gì?
- Thì… anh nghe em nói là đại loại hai người đó có vẻ ra sao ấy, không ngoài dự đoán. Là… em kể chuyện giữa anh và Vy với ai, đúng không?
- Hi hi!
- Gì?
Tiểu Mai bật cười khúc khích, nàng thổi thật mạnh vào điện thoại cho tôi ù tai đi rồi mới nói:
- Em hơi đâu mà kể chuyện của anh với người khác, lúc đó em… nói chuyện riêng với bạn em thôi!
- Là chuyện gì? Sao giống thế?
- Anh tự kỷ ám thị, sầu đời đến mức chuyện của người ta cũng giống chuyện của anh mà!
- Phải không đó…?
Đáp lại vẻ nghi hoặc của tôi là Tiểu Mai lần đầu tiên chủ động đổi sang chủ đề khác của cuộc nói chuyện điện thoại từ xa:
- Lọ nước hoa của mẹ tặng anh sao rồi? Thích không?
- Quá đã, thơm phức, mà… anh không biết cách xài!
- Sao không biết? Chỉ là xịt lên người thôi mà!
- Nhưng… xịt chỗ nào cũng được hả? Bữa anh xịt thử, bữa mà em về Nhật đó, con bé Trân nó kêu là… nồng quá chừng!
- Anh… xịt như thế nào?
- Thì cứ chĩa vô người rồi… xịt!
- Ôi, làm như xịt phòng xịt muỗi vậy ông… phải để lọ nước hoa cách khoảng 15 đến 20 centimét rồi mới xịt chứ, vào cổ tay nè, rồi một ít sau gáy, trên ngực là được mà!
- Ừm, mà để xa vậy thì có thơm không?
- Có chứ, nước hoa nào cũng có ba dây hương hết, dây hương đầu tiên là lúc vừa xịt anh sẽ nghe thấy, dây hương giữa là mười phút sau đó, và dây hương cuối là mùi hương sẽ theo anh suốt cả ngày!
Chà, đến giờ tôi mới biết là nước hoa cũng quá phức tạp đến như vậy cơ đấy, dễ cũng phải có một bộ môn tên là… Nước Hoa Học mất.
- Thế… em cũng xịt y chang vậy à?
- Không, cách khác! – Tiểu Mai đáp.
- Cách gì? Bày với! – Tôi tò mò hỏi.
- Em xịt nước hoa vào khoảng không trước mặt rồi mới bước vào khoảng đó để hương thơm phủ đều khắp người, vừa thơm lại vừa không quá nồng!
- Được đó, anh cũng thử xem!
- Thôi… như em thì tốn nước hoa lắm, với cả… đó là cách của em, không cho anh bắt chước!
- Keo thế!
- Ừa, hi hi!
Tiếp tục tán chuyện thêm một hồi nữa, mãi đến khi ngoài trời bất thần có tiếng sấm nổ đùng một phát cực bự khiến cho mèo đần hoảng hốt ré lên:
- Miaó……!
Thì cả tôi và Tiểu Mai mới giật mình nhận ra hai đứa đã “nấu cháo” điện thoại hơn bốn mươi lăm phút đồng hồ.
- Mưa to ghê há, mèo cưng của em giờ chắc đang sợ lắm! – Tiểu Mai cảm khái.
- Sợ gì, nó ăn như hạm ấy! – Tôi làu bàu nhìn con Leo đang rúc sát vào người tôi.
- Ráng đi, em về thì anh khỏi mệt nữa, hì hì, có khi lúc đó lại nhớ nó ấy chứ! – Nàng buông lời dụ dỗ hòng xoa dịu tôi.
- Thế… nghỉ hè mà em không đi chơi đâu à? – Tôi hỏi.
- Có chứ, tuần sau cả nhà em đi Hokkaido, cuối tháng chắc sẽ đến Hà Lan thăm bác em!
- Sướng ta, được du lịch tùm lum!
- Ộ ôi… có người gần trọn một năm đi chơi từa lưa bỏ người ta ở nhà một mình, giờ đến khi hơi thua kém rồi thì lại ghen tị kìa!
- Không thèm, vớ vẩn!
- Ha ha, rõ là có mà bảo là không!
- Mơ đi, cưng!
Tán chuyện thêm vài phút nữa thì Tiểu Mai bảo rằng nàng phải gác máy để phụ bà ngoại làm bánh, thế là tôi đành “tiếc nuối” sắp sửa chấm dứt cuộc điện thoại kéo dài gần một giờ này.
- À quên, anh hỏi chuyện này nữa!
- Gì thế?
- Hôm bữa em về Nhật ấy, lúc vừa lên xe của chú Ba thôi thì có gọi điện vào máy di động em đưa anh không?
- Không… lúc đó em đâu còn điện thoại nào mà gọi!
Một thoáng rùng mình chợt hiện lên, tôi quýnh quíu:
- Trời đất, rõ ràng anh nghe giọng em mà, nhưng em lại nói tiếng Nhật hay tiếng Anh thì đó nên anh không hiểu, rồi sau đó cúp máy liền!
- Chắc… do bạn em không biết nên gọi hỏi thăm đó thôi, anh đừng nghĩ nhiều!
- Kì lạ nhỉ, anh nhớ đó là giọng nói của em!
- Có thể do anh chưa quen nghe tiếng Nhật nên một cô bạn nào đó của em nói khiến anh tưởng lầm là em thôi, với cả giọng nói qua điện thoại thì có thay đổi mà!
- Sao em biết là người gọi cho anh nói tiếng Nhật?
- Em đoán vậy, anh hỏi nhiều ghê. Thôi bye ha, giờ em phải cúp máy đây, ngoại em đang đợi!
- Ừm… bye em…!
Gác máy điện thoại rồi mà tôi vẫn còn hơi thẫn thờ với một vài thắc mắc cứ lợn gợn trong đầu, thật sự thì những gì tôi thắc mắc là do tôi tự làm khó mình mà thôi. Nhưng sao cứ như có một cảm giác gì đó rất khó tả, nó như bảo cho tôi biết rằng tôi đã tiến đến rất gần đầu mối của vấn đề bằng một cách tình cờ rồi, cứ tiếp tục đi. Để rồi giờ đây tôi lại hoang mang không biết gọi nỗi thắc mắc không tên của mình là gì, chỉ đọng lại mỗi cảm giác rằng… Tiểu Mai đối với tôi vẫn còn rất nhiều bí ẩn.
Đang định với tay lấy cốc nước thì chợt trước cửa nhà, tôi trông thấy một người đàn ông mặc áo mưa có vẻ khá chật vật để dựng xe xuống và lại bước về phía nhà mình.
- À em ơi, cho anh hỏi phải nhà của Trí Nam không?
Nghe đến tên mình thì tôi vội bước ra dù rằng trong lòng khá nghi hoặc làm sao người đàn ông này lại biết tên mình, không biết là có chuyện gì đây.
- Dạ đúng rồi anh, em là Nam! – Tôi mở cửa nhà, hơi nhíu mày vì phân vân chưa biết có nên mời người này vào nhà không.
- Anh gửi hàng chuyển phát, em kí vào giấy này là xác nhận đã nhận hàng nhé! – Người này vuốt nước mưa trên mặt rồi chìa ra một hộp to được quấn băng keo rất kĩ cùng một biên bản đã lấm tấm nước.
- Ơ… em có đặt mua hàng gì đâu anh? – Tôi ngạc nhiên quá đỗi.
- Ủa? Đúng địa chỉ nhà này rồi mà, em là Võ Trí Nam đúng không? – Người đàn ông nhăn mặt.
- Dạ… thì đúng, nhưng em có mua hàng gì đâu! – Tôi ngẩn tò te.
- Vậy chắc là có người đặt mua khô bò ở chỗ anh rồi gửi đến tặng em mà không báo trước đấy!
- Hả? Khô bò?
- Ừ, người ta đặt mua 5kg khô bò ở Tùng Loan tiệm anh nè, đúng địa chỉ rồi, em nhận hàng rồi kí vào giúp anh, mưa to quá. Rồi hỏi lại người trong nhà hay bạn bè xem ai gửi là biết liền chứ gì!
Bị hối thúc, và hơn nữa thì mưa cũng to nên tôi đành kí nhận vào biên bản giao hàng rồi chào cảm ơn người đàn ông khi đã cầm trên tay cái hộp to đùng. Khi bóng dáng người đàn ông đã khuất sau màn mưa dày đặc của buổi chiều xám xịt mưa gió này rồi thì tôi mới khẳng định rằng đây không phải một trò đùa nào cả, và người giao hàng đó đúng là nhân viên của cửa hàng thực phẩm Tùng Loan mà tôi vẫn thường hay chạy ngang qua, có để tâm vào chiếc xe in đầy logo của cửa hiệu này. Và người giao hàng ban nãy đúng là chạy chiếc xe y chang như vậy.
Nhưng mà thế thì… ai mà chơi sộp đến mức tặng tôi những 5kg khô bò cơ chứ? Lại là của Tùng Loan, đây là cửa hàng mà tôi chả mấy khi ghé tới bởi giá bán đắt hơn nhiều so với trong chợ. Khô bò thì xưa giờ tôi toàn mua mấy gói đóng bọc nhỏ nhỏ ngoài chợ, có chơi sang thì cũng chỉ dám ra Lý Chấn Kí mua nửa kg về là thấy bay sạch tiền tiêu vặt cả tháng rồi.
Xưa giờ thì chỉ có Uyển Nhi là bất ngờ tặng cho tôi hẳn một hộp khô bò to, đúng loại mà tôi hay mua ở Lý Chấn Kí, và cũng đã được Uyển Nhi xác nhận kèm theo thư. Không lẽ… nhỏ này hôm nay lại nổi hứng tặng tôi tiếp hay sao? Mà sao nhỏ Nhi lại biết Tùng Loan mà đặt hàng, tôi có nói đến chỗ này bao giờ đâu?
Mà 5kg khô bò này ăn thì chỉ có lòi bảng họng chứ chả thể đỡ đằng nào được, tôi cầm còn thấy nặng trĩu trên tay.
- “Nếu là Uyển Nhi thì sẽ có thư đính kèm, cứ mở ra xem sao!” – Nghĩ bụng làm liền, tôi vội xé lớp băng keo bọc ngoài hộp rồi cẩn thận dùng dao rọc giấy miết từng đường quanh hộp.
Nắp hộp bật mở, và tôi… đồng thời cũng gần như bật ngửa vì quy mô đồ sộ của số khô bò lần này. Chúng nhiều quá mức quy định, vả lại còn là loại thượng hạng mà tôi chỉ dám nằm mơ chứ không dám ăn, nhìn xuyên qua lớp hộp nhựa trong suốt thì miếng bò nào miếng nấy to bản mà lại dày cộm, có cả những thớ gân bò phủ đầy gia vị trông cực kỳ hấp dẫn.
- Ực…! – Tôi nuốt nước bọt, thầm nghĩ cái bọc khô bò của Uyển Nhi trong tủ lạnh giờ chỉ còn vài miếng chắc tôi sẽ không thèm đụng vào nữa quá.
Cố kìm nén cơn thèm thuồng vì ham ăn, tôi cũng để chiếc hộp ra xa tầm với của con mèo đần đang cứ nhấp nhổm nhìn vào đầy háo hức mà đưa tay mình lục tìm trong hộp xem có bức thư với chữ viết của Uyển Nhi hay không. Vì tôi vẫn đinh ninh là Uyển Nhi bằng cách nào đó đã có thể đặt hàng được ở cửa hàng này, hoặc cũng có thể là… nhỏ này đã về Việt Nam nghỉ hè như lời đã nói hồi tháng trước rồi.
- Đây, biết ngay mà! – Tôi gần như reo lên khi bắt gặp một mẩu giấy thiệp cứng được chèn bên hông chiếc hộp.
- Để xem viết gì nào, Uyển Nhi chứ còn ai nữa! – Tôi háo hức mở thiệp ra.
- “Tuyệt diệu nhé Nam khờ, ăn sạch số bò khô này cho đỏ mắt ra đi, đỏ như ác quỷ Hell Boy vậy đó, he he!”
Là sao? Cái quái gì vậy?
Toàn bộ mẩu thiệp chỉ có vỏn vẹn một dòng chữ như thế, và lại không hề đề tên người gửi. Vậy là không phải Uyển Nhi rồi, nếu là nhỏ này thì sẽ có đề tên bên dưới, hơn nữa đây không phải là nét chữ của Uyển Nhi mà tôi biết.
Vội phóng lên lầu tìm lại mảnh thư của Uyển Nhi kỳ trước đã gửi rồi chạy xuống dưới nhà lọ mọ so sánh một hồi, tôi lại càng thêm khẳng định rằng đây là nét chữ của hai người khác nhau. Cùng là nét chữ con gái nhưng chữ của Uyển Nhi trông không đẹp bằng nét chữ của người này.
Không phải Uyển Nhi gửi, vậy thì càng không phải là bé Trân vì con bé này chỉ lăm lăm cướp lấy số khô bò quý giá của tôi. Lại càng không phải Tiểu Mai, nàng đời nào cho tôi ăn đến đỏ mắt như vậy.
Thế này là thế nào? Rốt cuộc là ai gửi cho tôi vậy? Ai mà… sộp quá vậy? Tí nữa mẹ tôi hỏi, tôi biết phải ăn nói thế nào đây?
Nhưng quan trọng nhất, ai là người đã gửi chiếc hộp này, và tại sao lại gửi cho tôi?
******
Sáng hôm sau, tôi lồm cồm bò ra khỏi giường, vươn vai ngáp một hơi dài sảng khoái và nheo mắt lại khi nhận ra sau một đêm mưa dài tầm tã, bầu trời hôm nay rốt cuộc đã có chút nắng hiếm hoi quen thuộc. Bước xuống nhà dưới rửa mặt, tôi vội lảng đi thật nhanh khi thấy mẹ vẫn còn đang ở nhà. Vì tôi không muốn lại phải bị chất vấn thêm nữa về số khô bò đồ sộ kia như hồi tối hôm qua. Cuối cùng tôi đã có thể tạm thuyết phục mẹ tin rằng đây là của bạn cũ cấp II của tôi, sau đó nó vào Sài Gòn học và đợt này về chơi tự dưng nó… dư tiền mua tặng tôi ăn chơi cho đỡ buồn miệng.
- Cả đống này mà ăn đỡ buồn miệng? Mỗi ngày mầy ăn no cành hông thì một tuần cũng chưa hết đó con! – Mẹ tôi quạu đeo khi tôi chống chế.
Rửa mặt xong xuôi, tôi húp tạm tô cháo cá nấu mẹ đưa làm bữa sáng rồi lò dò bước lên nhà trên, lôi tờ báo Thanh Niên ra đọc. Đến gần 9 giờ hơn, tôi cảm thấy mình nên nhìn sơ qua một lượt sách Toán 11 vừa rồi để hệ thống lại các kiến thức cần phải dạy cho Minh Châu, chuẩn bị cho buổi dạy kèm ngày mai thì đúng ngay khi tôi vừa giở trang bìa ra là một chiếc taxi Mai Linh đỗ cái xịch ngay trước cửa.
Cho rằng đó là khách nhà kế bên, tôi cũng không chú tâm mà quay trở lại nhìn vào quyển sách, đến khi giật thót người khi nghe tiếng gọi tên mình bằng một giọng nói lém lỉnh hết sức quen thuộc:
- Ê… Nam, ông Nam, xùy xùy!
Quay ra nhìn theo phản xạ thì tôi phải gọi là há hốc mồm khi vừa nhắc đã thấy, chỉ mới hôm qua tôi còn nghĩ đến ấy vậy mà sáng nay đã có mặt, cuộc đời đôi khi có sự trùng hợp ngẫu nhiên đến như thế sao ?!
Trước mắt tôi lúc này là Diệp Hoàng Uyển Nhi, con nhỏ mang màu mắt xanh đại dương rất đỗi thông minh xinh xắn, hết sức duyên dáng đưa tay ngoắc tôi như thượng khách ngoắc hầu bàn chạy tới.
- Hi, nhanh lên! – Con nhỏ vẫn gọi.
- …..! – Tôi quá thể ngạc nhiên đến mức không thể nói được câu nào, chỉ biết bước nháo nhào mà đi tới mở cửa, đứng ra ngoài thềm tam cấp.
Uyển Nhi cười thật tươi, con nhỏ nghiêng mái đầu nhìn tôi hết một lượt:
- Sao đơ luôn rồi? Tui biết tui đẹp, ông không cần phải thể hiện lòng ngưỡng mộ thái quá như vậy đâu!
- …….! – Tôi vẫn đờ mặt ra.
- Hê, sao thế? Nói gì đi chứ? Tui về chơi mà ông bị câm thì chán lắm! – Con nhỏ quơ tay qua lại trước mắt tôi như kiểm tra thị lực.
Và sau bao nhiêu khó khăn để có thể mở mồm, sau ngần ấy thời gian để có thể gặp lại, tôi không hề hỏi thăm Uyển Nhi một cách xã giao, cũng không thắc mắc về hộp khô bò to tổ nái hôm qua mà tôi chỉ có thể hỏi đúng một câu duy nhất, một câu hỏi mà tôi đã canh cánh trong lòng suốt hơn một tháng dài ròng rã:
- Bà… sao lại mang họ Diệp Hoàng vậy? Diệp Hoàng… Uyển Nhi.. ?
Khi ấy, có một sự ngạc nhiên đi kèm chút đỉnh thất vọng trên gương mặt của Uyển Nhi, và con nhỏ lại rất nhanh đã cười trở lại, đưa đôi mắt xanh đại dương tuyệt đẹp nhìn thẳng vào tôi, nhẹ vuốt tóc và đủng đỉnh nói:
- Vì bạn gái ông, Diệp Hoàng Trúc Mai gọi tui là em gái, trả lời như vậy thì được rồi chứ?
Từ duy nhất tôi có thể nói ra lúc này, cũng hệt như khi tôi đọc thư của Uyển Nhi, đó là…
.................... HẢ?
Chính vì vậy nếu bảo tôi ra chiến đấu với dân chuyên Toán bên đó thì tôi có thể hoàn toàn tự tin là không thua ai, bất quá thì kém vài ba nhân tài cá biệt. Thế nhưng đó là trường hợp của riêng tôi, có thiên phú và căn cơ từ nhỏ. Chứ còn bảo giờ giúp cho một học sinh có điểm thi Toán dưới trung bình mà giỏi hơn hai thằng chuyên Toán bên kia thì quả là chuyện… không tưởng.
Nhưng lúc đó vì quá sĩ diện, với cả tôi xưa giờ luôn ức chế cái cảnh các vị phụ huynh luôn đem nhân vật truyền kỳ “con nhà người ta” ra mà uy hiếp. Chẳng cần biết con nhà người ta là cái đứa nào, cứ hễ ti vi hôm nào chiếu ngay đúng chương trình nhà nghèo hiếu học hay học sinh vượt khó là y như rằng ba mẹ tôi và cơ số các bậc phụ huynh khác đều nói:
- Đó, mày thấy con-nhà-người-ta chưa? Cơm ăn áo mặc thiếu thốn mà học giỏi chưa, còn con-nhà-này thì ăn uống có sẵn, chỉ mỗi việc học mà nó còn làm biếng!
Vâng, ở bất cứ một cuộc đấu nào thì “con nhà này” luôn bị “con nhà người ta” giành chiến thắng áp đảo, đấm phát chết luôn.
Bực không thể tả được!
Nhưng thôi kệ, có tính toán hay hối hận gì cũng muộn rồi, tôi đã lỡ nói chắc như đinh đóng cột với Minh Châu rằng thời khóa biểu học kèm sẽ là tuần ba buổi hai tư sáu tại thư viện thành phố, nơi duy nhất rộng rãi ít bị ai làm phiền mà lại còn cho phép người ta có thể ngồi liền tù tì từ sáng đến hết giờ chiều. Và chương trình học sẽ bắt đầu vào tuần sau với lí do tôi cần thời gian để… soạn giáo án, đồng thời Minh Châu cũng cần thời gian để thuyết phục gia đình rằng cô nàng sẽ đến thư viện để tự học một vài ngày trong tuần.
******
- Vậy là… tháng sau anh mới đi học thêm?
- Ừ, tháng này ăn chơi cái đã, vừa nghỉ hè mà!
Tôi áp sát điện thoại vào tai mình và thích thú nằm trên ghế salon êm ái mà tán chuyện với Tiểu Mai, tất nhiên là con mèo đần Leo vẫn cuộn tròn nằm ngay cạnh tay tôi.
- Qua năm là thi đại học rồi đó, cứ lo chơi miết! – Tiểu Mai nói giọng như chế giễu.
- Trời, sao em lo xa quá vậy, mới hè lớp 11 thôi mà! – Tôi thiểu não đáp lại đầy chán nản.
- Ơ, em lo cho anh mà thái độ gì đó? – Nàng bất ngờ đanh giọng lại.
- Thì… ý là còn nghỉ hè mà, khoan nhắc đến chuyện học hành đi! – Tôi nhăn nhó gãi đầu, chắc mẩm nếu Tiểu Mai đang ngồi đối diện mình lúc này thì hẳn là tôi sẽ ngậm miệng câm như hến vì bị hàn khí áp đảo cùng cực.
- Ừ thì thôi không nói chuyện học, nói chuyện chơi nhé! – Tiểu Mai nói mà tôi nghe như có sự chẳng lành.
- Cũng được… nói chuyện chơi! – Tôi chột dạ.
- Nghe đến đi chơi là mừng lắm, thế hôm nay anh không đi đá bóng với hội à? – Nàng hỏi, ngụ ý hội ở đây là hội bàn tròn với tụi thằng Luân thằng Khang.
- À chiều nay mưa, nghỉ ở nhà một bữa! – Tôi đáp, đưa mắt nhìn ra màn mưa ngoài cửa sổ mà nghe lòng… quặn thắt cơn đau.
- Ưm, trời mưa ra ngoài nguy hiểm lắm, đá bóng lỡ trượt chân có gì thì khổ!
- Hay ta, trời mưa ra ngoài nguy hiểm á? Chứ ai mấy lần trời mưa cũng lang thang ngoài đó!
- Em không có, tự anh chạy đi tìm chứ bộ!
- Hơ… em không chạy ra ngoài mưa thì anh mắc gì phải đi tìm cho cực!
- Xạo, anh bị em quyến rũ lâu rồi, thể nào mà không chạy theo cơ chứ!
- Hê hê, lúc đó anh còn cặp với Vy mà, sao em biết chắc là anh chạy theo em được? – Tôi cười hí hửng bắt chẹt Tiểu Mai.
- Em biết anh với Vy có chuyện không ổn từ lâu rồi nhé! – Tiểu Mai vẫn rất bình tĩnh.
- Anh không nói, sao em biết?
- Ai nhìn vào cũng biết, không chỉ mình em!
Đến đây thì tôi lại chợt nhớ lại cũng vào những ngày hè năm trước, tôi đã từng có một thắc mắc không lời giải đáp mà tôi chưa từng hỏi.
- Này, anh hỏi em chuyện này nhé!
- Ưm, hỏi đi!
- Cái hôm mà học quân sự ấy, lúc đó anh tình cờ đi gần bên thì nghe em… nói qua điện thoại, à anh không có ý nghe lén đâu, thật đấy!
- Anh… đã nghe được những gì?
- Thì… anh nghe em nói là đại loại hai người đó có vẻ ra sao ấy, không ngoài dự đoán. Là… em kể chuyện giữa anh và Vy với ai, đúng không?
- Hi hi!
- Gì?
Tiểu Mai bật cười khúc khích, nàng thổi thật mạnh vào điện thoại cho tôi ù tai đi rồi mới nói:
- Em hơi đâu mà kể chuyện của anh với người khác, lúc đó em… nói chuyện riêng với bạn em thôi!
- Là chuyện gì? Sao giống thế?
- Anh tự kỷ ám thị, sầu đời đến mức chuyện của người ta cũng giống chuyện của anh mà!
- Phải không đó…?
Đáp lại vẻ nghi hoặc của tôi là Tiểu Mai lần đầu tiên chủ động đổi sang chủ đề khác của cuộc nói chuyện điện thoại từ xa:
- Lọ nước hoa của mẹ tặng anh sao rồi? Thích không?
- Quá đã, thơm phức, mà… anh không biết cách xài!
- Sao không biết? Chỉ là xịt lên người thôi mà!
- Nhưng… xịt chỗ nào cũng được hả? Bữa anh xịt thử, bữa mà em về Nhật đó, con bé Trân nó kêu là… nồng quá chừng!
- Anh… xịt như thế nào?
- Thì cứ chĩa vô người rồi… xịt!
- Ôi, làm như xịt phòng xịt muỗi vậy ông… phải để lọ nước hoa cách khoảng 15 đến 20 centimét rồi mới xịt chứ, vào cổ tay nè, rồi một ít sau gáy, trên ngực là được mà!
- Ừm, mà để xa vậy thì có thơm không?
- Có chứ, nước hoa nào cũng có ba dây hương hết, dây hương đầu tiên là lúc vừa xịt anh sẽ nghe thấy, dây hương giữa là mười phút sau đó, và dây hương cuối là mùi hương sẽ theo anh suốt cả ngày!
Chà, đến giờ tôi mới biết là nước hoa cũng quá phức tạp đến như vậy cơ đấy, dễ cũng phải có một bộ môn tên là… Nước Hoa Học mất.
- Thế… em cũng xịt y chang vậy à?
- Không, cách khác! – Tiểu Mai đáp.
- Cách gì? Bày với! – Tôi tò mò hỏi.
- Em xịt nước hoa vào khoảng không trước mặt rồi mới bước vào khoảng đó để hương thơm phủ đều khắp người, vừa thơm lại vừa không quá nồng!
- Được đó, anh cũng thử xem!
- Thôi… như em thì tốn nước hoa lắm, với cả… đó là cách của em, không cho anh bắt chước!
- Keo thế!
- Ừa, hi hi!
Tiếp tục tán chuyện thêm một hồi nữa, mãi đến khi ngoài trời bất thần có tiếng sấm nổ đùng một phát cực bự khiến cho mèo đần hoảng hốt ré lên:
- Miaó……!
Thì cả tôi và Tiểu Mai mới giật mình nhận ra hai đứa đã “nấu cháo” điện thoại hơn bốn mươi lăm phút đồng hồ.
- Mưa to ghê há, mèo cưng của em giờ chắc đang sợ lắm! – Tiểu Mai cảm khái.
- Sợ gì, nó ăn như hạm ấy! – Tôi làu bàu nhìn con Leo đang rúc sát vào người tôi.
- Ráng đi, em về thì anh khỏi mệt nữa, hì hì, có khi lúc đó lại nhớ nó ấy chứ! – Nàng buông lời dụ dỗ hòng xoa dịu tôi.
- Thế… nghỉ hè mà em không đi chơi đâu à? – Tôi hỏi.
- Có chứ, tuần sau cả nhà em đi Hokkaido, cuối tháng chắc sẽ đến Hà Lan thăm bác em!
- Sướng ta, được du lịch tùm lum!
- Ộ ôi… có người gần trọn một năm đi chơi từa lưa bỏ người ta ở nhà một mình, giờ đến khi hơi thua kém rồi thì lại ghen tị kìa!
- Không thèm, vớ vẩn!
- Ha ha, rõ là có mà bảo là không!
- Mơ đi, cưng!
Tán chuyện thêm vài phút nữa thì Tiểu Mai bảo rằng nàng phải gác máy để phụ bà ngoại làm bánh, thế là tôi đành “tiếc nuối” sắp sửa chấm dứt cuộc điện thoại kéo dài gần một giờ này.
- À quên, anh hỏi chuyện này nữa!
- Gì thế?
- Hôm bữa em về Nhật ấy, lúc vừa lên xe của chú Ba thôi thì có gọi điện vào máy di động em đưa anh không?
- Không… lúc đó em đâu còn điện thoại nào mà gọi!
Một thoáng rùng mình chợt hiện lên, tôi quýnh quíu:
- Trời đất, rõ ràng anh nghe giọng em mà, nhưng em lại nói tiếng Nhật hay tiếng Anh thì đó nên anh không hiểu, rồi sau đó cúp máy liền!
- Chắc… do bạn em không biết nên gọi hỏi thăm đó thôi, anh đừng nghĩ nhiều!
- Kì lạ nhỉ, anh nhớ đó là giọng nói của em!
- Có thể do anh chưa quen nghe tiếng Nhật nên một cô bạn nào đó của em nói khiến anh tưởng lầm là em thôi, với cả giọng nói qua điện thoại thì có thay đổi mà!
- Sao em biết là người gọi cho anh nói tiếng Nhật?
- Em đoán vậy, anh hỏi nhiều ghê. Thôi bye ha, giờ em phải cúp máy đây, ngoại em đang đợi!
- Ừm… bye em…!
Gác máy điện thoại rồi mà tôi vẫn còn hơi thẫn thờ với một vài thắc mắc cứ lợn gợn trong đầu, thật sự thì những gì tôi thắc mắc là do tôi tự làm khó mình mà thôi. Nhưng sao cứ như có một cảm giác gì đó rất khó tả, nó như bảo cho tôi biết rằng tôi đã tiến đến rất gần đầu mối của vấn đề bằng một cách tình cờ rồi, cứ tiếp tục đi. Để rồi giờ đây tôi lại hoang mang không biết gọi nỗi thắc mắc không tên của mình là gì, chỉ đọng lại mỗi cảm giác rằng… Tiểu Mai đối với tôi vẫn còn rất nhiều bí ẩn.
Đang định với tay lấy cốc nước thì chợt trước cửa nhà, tôi trông thấy một người đàn ông mặc áo mưa có vẻ khá chật vật để dựng xe xuống và lại bước về phía nhà mình.
- À em ơi, cho anh hỏi phải nhà của Trí Nam không?
Nghe đến tên mình thì tôi vội bước ra dù rằng trong lòng khá nghi hoặc làm sao người đàn ông này lại biết tên mình, không biết là có chuyện gì đây.
- Dạ đúng rồi anh, em là Nam! – Tôi mở cửa nhà, hơi nhíu mày vì phân vân chưa biết có nên mời người này vào nhà không.
- Anh gửi hàng chuyển phát, em kí vào giấy này là xác nhận đã nhận hàng nhé! – Người này vuốt nước mưa trên mặt rồi chìa ra một hộp to được quấn băng keo rất kĩ cùng một biên bản đã lấm tấm nước.
- Ơ… em có đặt mua hàng gì đâu anh? – Tôi ngạc nhiên quá đỗi.
- Ủa? Đúng địa chỉ nhà này rồi mà, em là Võ Trí Nam đúng không? – Người đàn ông nhăn mặt.
- Dạ… thì đúng, nhưng em có mua hàng gì đâu! – Tôi ngẩn tò te.
- Vậy chắc là có người đặt mua khô bò ở chỗ anh rồi gửi đến tặng em mà không báo trước đấy!
- Hả? Khô bò?
- Ừ, người ta đặt mua 5kg khô bò ở Tùng Loan tiệm anh nè, đúng địa chỉ rồi, em nhận hàng rồi kí vào giúp anh, mưa to quá. Rồi hỏi lại người trong nhà hay bạn bè xem ai gửi là biết liền chứ gì!
Bị hối thúc, và hơn nữa thì mưa cũng to nên tôi đành kí nhận vào biên bản giao hàng rồi chào cảm ơn người đàn ông khi đã cầm trên tay cái hộp to đùng. Khi bóng dáng người đàn ông đã khuất sau màn mưa dày đặc của buổi chiều xám xịt mưa gió này rồi thì tôi mới khẳng định rằng đây không phải một trò đùa nào cả, và người giao hàng đó đúng là nhân viên của cửa hàng thực phẩm Tùng Loan mà tôi vẫn thường hay chạy ngang qua, có để tâm vào chiếc xe in đầy logo của cửa hiệu này. Và người giao hàng ban nãy đúng là chạy chiếc xe y chang như vậy.
Nhưng mà thế thì… ai mà chơi sộp đến mức tặng tôi những 5kg khô bò cơ chứ? Lại là của Tùng Loan, đây là cửa hàng mà tôi chả mấy khi ghé tới bởi giá bán đắt hơn nhiều so với trong chợ. Khô bò thì xưa giờ tôi toàn mua mấy gói đóng bọc nhỏ nhỏ ngoài chợ, có chơi sang thì cũng chỉ dám ra Lý Chấn Kí mua nửa kg về là thấy bay sạch tiền tiêu vặt cả tháng rồi.
Xưa giờ thì chỉ có Uyển Nhi là bất ngờ tặng cho tôi hẳn một hộp khô bò to, đúng loại mà tôi hay mua ở Lý Chấn Kí, và cũng đã được Uyển Nhi xác nhận kèm theo thư. Không lẽ… nhỏ này hôm nay lại nổi hứng tặng tôi tiếp hay sao? Mà sao nhỏ Nhi lại biết Tùng Loan mà đặt hàng, tôi có nói đến chỗ này bao giờ đâu?
Mà 5kg khô bò này ăn thì chỉ có lòi bảng họng chứ chả thể đỡ đằng nào được, tôi cầm còn thấy nặng trĩu trên tay.
- “Nếu là Uyển Nhi thì sẽ có thư đính kèm, cứ mở ra xem sao!” – Nghĩ bụng làm liền, tôi vội xé lớp băng keo bọc ngoài hộp rồi cẩn thận dùng dao rọc giấy miết từng đường quanh hộp.
Nắp hộp bật mở, và tôi… đồng thời cũng gần như bật ngửa vì quy mô đồ sộ của số khô bò lần này. Chúng nhiều quá mức quy định, vả lại còn là loại thượng hạng mà tôi chỉ dám nằm mơ chứ không dám ăn, nhìn xuyên qua lớp hộp nhựa trong suốt thì miếng bò nào miếng nấy to bản mà lại dày cộm, có cả những thớ gân bò phủ đầy gia vị trông cực kỳ hấp dẫn.
- Ực…! – Tôi nuốt nước bọt, thầm nghĩ cái bọc khô bò của Uyển Nhi trong tủ lạnh giờ chỉ còn vài miếng chắc tôi sẽ không thèm đụng vào nữa quá.
Cố kìm nén cơn thèm thuồng vì ham ăn, tôi cũng để chiếc hộp ra xa tầm với của con mèo đần đang cứ nhấp nhổm nhìn vào đầy háo hức mà đưa tay mình lục tìm trong hộp xem có bức thư với chữ viết của Uyển Nhi hay không. Vì tôi vẫn đinh ninh là Uyển Nhi bằng cách nào đó đã có thể đặt hàng được ở cửa hàng này, hoặc cũng có thể là… nhỏ này đã về Việt Nam nghỉ hè như lời đã nói hồi tháng trước rồi.
- Đây, biết ngay mà! – Tôi gần như reo lên khi bắt gặp một mẩu giấy thiệp cứng được chèn bên hông chiếc hộp.
- Để xem viết gì nào, Uyển Nhi chứ còn ai nữa! – Tôi háo hức mở thiệp ra.
- “Tuyệt diệu nhé Nam khờ, ăn sạch số bò khô này cho đỏ mắt ra đi, đỏ như ác quỷ Hell Boy vậy đó, he he!”
Là sao? Cái quái gì vậy?
Toàn bộ mẩu thiệp chỉ có vỏn vẹn một dòng chữ như thế, và lại không hề đề tên người gửi. Vậy là không phải Uyển Nhi rồi, nếu là nhỏ này thì sẽ có đề tên bên dưới, hơn nữa đây không phải là nét chữ của Uyển Nhi mà tôi biết.
Vội phóng lên lầu tìm lại mảnh thư của Uyển Nhi kỳ trước đã gửi rồi chạy xuống dưới nhà lọ mọ so sánh một hồi, tôi lại càng thêm khẳng định rằng đây là nét chữ của hai người khác nhau. Cùng là nét chữ con gái nhưng chữ của Uyển Nhi trông không đẹp bằng nét chữ của người này.
Không phải Uyển Nhi gửi, vậy thì càng không phải là bé Trân vì con bé này chỉ lăm lăm cướp lấy số khô bò quý giá của tôi. Lại càng không phải Tiểu Mai, nàng đời nào cho tôi ăn đến đỏ mắt như vậy.
Thế này là thế nào? Rốt cuộc là ai gửi cho tôi vậy? Ai mà… sộp quá vậy? Tí nữa mẹ tôi hỏi, tôi biết phải ăn nói thế nào đây?
Nhưng quan trọng nhất, ai là người đã gửi chiếc hộp này, và tại sao lại gửi cho tôi?
******
Sáng hôm sau, tôi lồm cồm bò ra khỏi giường, vươn vai ngáp một hơi dài sảng khoái và nheo mắt lại khi nhận ra sau một đêm mưa dài tầm tã, bầu trời hôm nay rốt cuộc đã có chút nắng hiếm hoi quen thuộc. Bước xuống nhà dưới rửa mặt, tôi vội lảng đi thật nhanh khi thấy mẹ vẫn còn đang ở nhà. Vì tôi không muốn lại phải bị chất vấn thêm nữa về số khô bò đồ sộ kia như hồi tối hôm qua. Cuối cùng tôi đã có thể tạm thuyết phục mẹ tin rằng đây là của bạn cũ cấp II của tôi, sau đó nó vào Sài Gòn học và đợt này về chơi tự dưng nó… dư tiền mua tặng tôi ăn chơi cho đỡ buồn miệng.
- Cả đống này mà ăn đỡ buồn miệng? Mỗi ngày mầy ăn no cành hông thì một tuần cũng chưa hết đó con! – Mẹ tôi quạu đeo khi tôi chống chế.
Rửa mặt xong xuôi, tôi húp tạm tô cháo cá nấu mẹ đưa làm bữa sáng rồi lò dò bước lên nhà trên, lôi tờ báo Thanh Niên ra đọc. Đến gần 9 giờ hơn, tôi cảm thấy mình nên nhìn sơ qua một lượt sách Toán 11 vừa rồi để hệ thống lại các kiến thức cần phải dạy cho Minh Châu, chuẩn bị cho buổi dạy kèm ngày mai thì đúng ngay khi tôi vừa giở trang bìa ra là một chiếc taxi Mai Linh đỗ cái xịch ngay trước cửa.
Cho rằng đó là khách nhà kế bên, tôi cũng không chú tâm mà quay trở lại nhìn vào quyển sách, đến khi giật thót người khi nghe tiếng gọi tên mình bằng một giọng nói lém lỉnh hết sức quen thuộc:
- Ê… Nam, ông Nam, xùy xùy!
Quay ra nhìn theo phản xạ thì tôi phải gọi là há hốc mồm khi vừa nhắc đã thấy, chỉ mới hôm qua tôi còn nghĩ đến ấy vậy mà sáng nay đã có mặt, cuộc đời đôi khi có sự trùng hợp ngẫu nhiên đến như thế sao ?!
Trước mắt tôi lúc này là Diệp Hoàng Uyển Nhi, con nhỏ mang màu mắt xanh đại dương rất đỗi thông minh xinh xắn, hết sức duyên dáng đưa tay ngoắc tôi như thượng khách ngoắc hầu bàn chạy tới.
- Hi, nhanh lên! – Con nhỏ vẫn gọi.
- …..! – Tôi quá thể ngạc nhiên đến mức không thể nói được câu nào, chỉ biết bước nháo nhào mà đi tới mở cửa, đứng ra ngoài thềm tam cấp.
Uyển Nhi cười thật tươi, con nhỏ nghiêng mái đầu nhìn tôi hết một lượt:
- Sao đơ luôn rồi? Tui biết tui đẹp, ông không cần phải thể hiện lòng ngưỡng mộ thái quá như vậy đâu!
- …….! – Tôi vẫn đờ mặt ra.
- Hê, sao thế? Nói gì đi chứ? Tui về chơi mà ông bị câm thì chán lắm! – Con nhỏ quơ tay qua lại trước mắt tôi như kiểm tra thị lực.
Và sau bao nhiêu khó khăn để có thể mở mồm, sau ngần ấy thời gian để có thể gặp lại, tôi không hề hỏi thăm Uyển Nhi một cách xã giao, cũng không thắc mắc về hộp khô bò to tổ nái hôm qua mà tôi chỉ có thể hỏi đúng một câu duy nhất, một câu hỏi mà tôi đã canh cánh trong lòng suốt hơn một tháng dài ròng rã:
- Bà… sao lại mang họ Diệp Hoàng vậy? Diệp Hoàng… Uyển Nhi.. ?
Khi ấy, có một sự ngạc nhiên đi kèm chút đỉnh thất vọng trên gương mặt của Uyển Nhi, và con nhỏ lại rất nhanh đã cười trở lại, đưa đôi mắt xanh đại dương tuyệt đẹp nhìn thẳng vào tôi, nhẹ vuốt tóc và đủng đỉnh nói:
- Vì bạn gái ông, Diệp Hoàng Trúc Mai gọi tui là em gái, trả lời như vậy thì được rồi chứ?
Từ duy nhất tôi có thể nói ra lúc này, cũng hệt như khi tôi đọc thư của Uyển Nhi, đó là…
.................... HẢ?
/369
|