Đang thầm tính trong đầu sẽ đếm từ một tới mười rồi bấm chuông thêm một lần nữa, thì bỗng có người lò dò đi tới, tôi đang mải đếm nên cũng chẳng chú ý xem là ai, nhưng cũng tỏ ra lịch sự đứng né sang một bên. Chỉ thấy người đó dừng lại ngay trước cổng, không lý gì tới sự có mặt của tôi, coi tôi không khác gì cây cột điện, tự nhiên lích rích mở cổng. Xong, quay sang tôi, nhe răng cười.
- Này, chào nhóc.
Tôi đang đếm tới tám, tự nhiên thấy có người cười với mình, lại còn gọi mình là nhóc thì trợn ngược mắt lên, thè lưỡi ra. Xong, tự biết cái mặt mà trợn ngược mắt của mình không lấy gì làm đẹp đẽ, tôi bèn quay mặt đi, lẩm bẩm đếm lại từ đầu. Thấy tôi làm dữ, người đó không ho he gì thêm, xịu mặt lại, lũn chũn đi vào nhà, ngang qua cây nhãn, còn thuận tay xoa đầu con chó đen thùi, to như con bò con đang xích ở gốc. Con chó được nựng thì tỏ ra khoái chí lắm, lim dim mắt tận hưởng. Vậy mà khi tên đó vừa khuất dạng, lập tức nó hóng mõm về phía tôi, sủa như ăn phải thuốc súng.
- Nín, Bon.
Con chó bị la, liền im bặt, ngúc ngoắc cái đuôi.
Từ trong nhà, một cậu chàng thanh niên mới lớn, cũng tầm trạc tuổi tôi, hoặc cùng lắm thì hơn một tuổi, rất cao, cao hơn hẳn tôi cả một cái đầu, có lẽ hơn mét tám lạch bạch đi ra. Gương mặt lấm tấm mụn, đeo kính cận, đầu tóc bù xù, thoạt nhìn có vẻ lơ ngơ, ngớ ngẩn, nhưng vì da trắng nên lại có phần dễ thương. Anh chàng đứng nhìn tôi một lát, tôi cũng ngó mắt lên nhìn lại. Hai đứa cứ như dở hơi giữa trưa nắng mà tôi nhìn anh, anh nhìn tôi, mãi sau mới cùng nhau thốt lên:
- Em là Hạ Nhi!?
Hai đứa cùng ngưng lại nhìn nhau thêm một lát nữa, trước khi anh chàng sực nhớ, mở toang cánh cổng.
- Em vô nhà đi. Ba anh nhắc em hoài từ đầu hè tới giờ. Sao tới nơi từ hồi nào mà không kêu anh ra rước?
Ông anh một nói tràng như bắn súng liên thanh bằng chất giọng miền Nam ngọt ngào, nhưng vì ngọt ngào quá, tôi không nghe được từ nào ra từ nào, đành toét miệng cười tươi, ra vẻ con nhà gia giáo.
- Dạ, em cũng mới đến xong, xe bus dừng ngay trước cổng nhà mình.
Lúc này thì ông anh đành à lên một tiếng, cúi người xách giùm tôi cái va-ly tất tả đi trước. Trông bộ dạng một chàng thanh niên cao lòng khòng xiêu xiêu vẹo vẹo xách cái va-ly mà tôi thấy tội nghiệp quá chừng chừng!
Ông bác bạn của bố nói không quá lên chút nào. Căn nhà quả thực rất là rộng. Bao quanh căn nhà là một khu vườn với đủ mọi loại cây ăn trái, ngay từ cổng vào là hai cây nhãn tổ, riêng cái gốc thôi cũng đủ dọa người, từ cổng vô nhà là con đường nhỏ, xây bằng gạch tàu trét xi măng, y như ở quê, còn được bác gái khéo tay trồng mấy bụi hoa hồng, trông lãng mạn gì đâu. Ngôi nhà được làm chủ yếu từ gỗ, và những vật liệu giả gỗ, trông rất cổ. Một hàng hiên chạy vòng quanh nhà, trên tường trổ rất nhiều cửa sổ. Trước cửa chính là một khoảng sân hẹp, để rất nhiều chậu cảnh, gần như choán hết lối đi. Nhìn qua căn nhà, tôi thấy mê ngay. Cảm giác quen thuộc giống như ở nhà mình.
Ông anh - con ông bác - bạn của bố xách va-ly của tôi đi thẳng vào nhà, tôi lón nhón đi đằng sau. Đi ngang qua trước cửa căn phòng kế phòng khách, mà mới nhìn thoáng qua, tôi tưởng đâu là nhà kho, vì trong vốn từ ngữ không lấy gì làm nhiều nhặn của mình, tôi không tìm ra được từ gì để tả về sự bừa bộn và có phần bẩn bẩn của nó, ông anh nói vọng vào:
- Chờ chút nha, nhỏ em mới tới.
Tò mò, tôi ngó vào. Trong phòng, chính là cái tên vừa nhe răng cười với tôi, dám gọi tôi là nhóc – đại biểu điển hình cho một thế hệ nhóc con mới lớn, quần ngố, áo ba lỗ, mặt mũi lơ ngơ – đang ngồi chồm hổm trước máy vi tính, tay gõ bàn phím loạn xạ, không thèm ngoái cổ ngước ra, đáp luôn.
- Bấm được chuông rồi hả?
Câu hỏi này, đương nhiên ông anh không hiểu. Còn tôi thì vô ý đỏ bừng mặt lên. Trong bụng thầm rủa xả một chặp, phải ở nhà tôi, tôi chẳng nể nang gì mà không túm lấy nện cho một trận. Tôi nhìn kỹ gương mặt tên này thêm một lát nữa, chỉ thấy hắn trắng trẻo, lông mày rậm, sống mũi cao, lún phún ria mép, khuôn miệng có vẻ như đang cười một nửa.
- Đồ đáng ghét! – Tôi thầm rủa. – Ăn cái gì mà đẹp trai thế cơ chứ!
Ông anh quay sang tôi, bi bô:
- Em mặc kệ nó, nó điên ấy mà. Chuông hỏng đã sửa được đâu mà bấm. Nó là thằng đệ cưng của anh, hơi điên nhưng trình vi tính được lắm.
Tôi chưa nghĩ ra nên nói cái gì, đành nhe răng cười, tiếp tục đi theo ông anh.
Ông anh đẩy cửa căn phòng cuối hành lang, không hiểu sao gương mặt như đỏ ửng lên một chút.
- Đây là phòng của em, nếu có gì không vừa ý thì nói anh…
Căn phòng dành cho tôi hơi nhỏ, nhưng được cái sáng sủa, gọn gàng, xinh xắn. Trong phòng có một chiếc giường đơn, một bàn học, trên bàn học có đèn bàn đính kèm lọ để bút, một kệ sách, một tủ đứng treo đồ có mặt gương và vài đồ vật nho nhỏ trang trí linh tinh. Rèm cửa sổ màu tím phớt hồng cùng màu với ga giường và gối.
Ông anh chỉ tay về cánh cửa đối diện.
- Nhà tắm ở kia, qua bếp là tới. Em tự nhiên như ở nhà nhé, anh… ờ bận một chút.
Ông anh có lẽ đã nghe về chuyện gá mình ở rể để trả ơn cứu mạng của cha nên vừa mới nói tới mấy chữ “tự nhiên như ở nhà” chợt tỏ vẻ ngượng ngập, nhìn tôi cười xòa lộ một bên má lúm đồng tiền, lúng túng giải thích hai ba câu vu vơ, rồi đặt va-ly của tôi xuống ba chân bốn cẳng vọt lẹ.
Tôi nhìn theo ông anh đang chạy vô phòng, thấy ngồ ngộ, cảm giác e ngại ban đầu bớt đi một nửa, chẳng dè lúc đó tên trời đánh kia cũng ló mặt ra để ngó tôi (tôi chắc chắn là hắn ló mặt ra để ngó tôi), bốn mắt nhìn nhau, tôi nghe trong người có thứ gì đứt phựt một cái khiến cả thân người tôi như bị hẫng. Tránh để mất mặt thêm lần nữa, tôi giả bộ thản nhiên chậm rãi đi vô phòng của mình, chưa kịp bước qua ngưỡng cửa, đã vấp phải cái va-ly, cả người cả đồ ngã rầm một cái. Tôi vội vội vàng vàng, chưa kịp đứng dậy đã đóng ngay cửa lại, lao lên gường, ngồi bịch xuống, vò tai bứt tóc, thẫn thẫn thờ thờ, cũng chẳng biết nghĩ ngợi những gì. Bên ngoài, tôi nghe rõ tiếng cười lanh canh như tiếng chuông gió, không biết là của tên trời đánh hay của ông anh khờ. Toàn thân ớn lạnh! Quỷ thật, xấu hổ quá đi mất! Muốn đánh người quá đi mất.
Ông bác bạn bố tôi là một người cực kỳ tốt. Vợ bác cũng tốt. Và ông con trai duy nhất của họ cũng tốt nữa, chỉ có điều, ông anh này hơi dở hơi theo kiểu học nhiều quá đâm ra ngộ chữ. Cả nhà họ đều tốt nhưng phải cái trầm lặng quá. Cái kiểu trầm lặng rất khó để giải thích. Đại loại là ông bác bạn của bố thì suốt ngày ở lò võ, một tuần họa chăng ghé qua nhà một hai lần, y như người qua đường tạt vô xin hớp nước. Bác gái thì ít nói, suốt thời gian tôi ở nhà họ, bác gái chỉ nói với tôi quanh đi quanh lại mấy câu này:
- Chào cháu, đi đường có mệt không? – Là câu chào đầu tiên khi gặp mặt tôi;
- Phòng của cháu thằng Ngỗng nhà bác tự mình dọn dẹp một ngày đấy. – Vì câu giới thiệu này mà ông anh ngộ chữ tránh mặt tôi cả tuần liền;
- Đi đường cẩn thận. – Thường dùng khi tôi chào đi học;
- Bác về trễ, hai anh em tự nấu ăn nha. – Trung bình một tuần dùng một lần vào ngày Chủ nhật khi bác gái lên chùa niệm Phật;
- Ừ… - Câu trả lời cho mọi câu chào hỏi của tôi.
Còn ông anh thì khỏi phải tả, ngộ chữ ở mức độ kinh khủng. Một kiểu dở hơi trí thức dễ khiến người ta vừa buồn cười, vừa bực mình.
Tôi nghỉ ngơi được ngày đầu tiên, chẳng lạ nhà lạ cửa gì, thoải mái ăn cơm, nói chuyện rồi ngủ một mạch. Ngày hôm sau lên trường đi xem phòng thi và số báo danh. Ông bác bạn của bố sợ tôi lạc đường nên nằng nặc bắt ông con trai chở tôi tới trường.
- Con mới xuống đây, biết đường nào mà đi, để nó chở cho an toàn. – Quay sang con trai. – Còn nhớ đường tới trường mày không đấy?
Tôi nhìn cái ông con trai có cặp mắt kiếng dày cộm, tóc xù như ổ qua đang lơ ngơ gật đầu mà thầm lo cho tính mạng của mình vô cùng. Cổ nhân có câu, không sợ thằng liều, chỉ sợ thằng ngộ chữ. Cũng chẳng biết có phải là cổ nhân nói hay là lại do hai ông anh lưỡng Nhi nhà tôi tự bịa ra, nhưng với tất cả những kinh nghiệm mà tôi tích lũy được sau hơn mười mấy năm sống ở trên đời, tôi thấy câu này không phải là không có lý.
Mọi việc sẽ chỉ đơn giản là ông anh chở tôi tới trường, tôi xem phòng thi cùng số báo danh rồi ông anh lại chở về, nếu như cái xe cúp 50 của ông anh không đột nhiên lên cơn, chết máy ngay giữa đường. Ông anh mặt đỏ gay đỏ gắt hì hụi, lúi cúi tháo ra, lắp vô, lau lau, sửa sửa, mồ hôi tuôn ra như tắm giữa cái nắng buổi trưa, còn cái xe thì cứ trơ lì ra, nổ được ba tiếng thì lại im thin thít. Không nỡ lòng nào đứng nhìn thảm cảnh trước mắt, tôi rụt rè đề nghị:
- Anh lên xe nổ máy, em đẩy xem thế nào.
Ông anh nhìn tôi với con mắt lồi thao láo.
- Làm nổi không?
Tôi lẳng lặng gật đầu, không quên bổ sung vài chi tiết cho thêm phần long trọng:
- Trước khi em biết bò, em đã phải đứng tấn và đấm bao cát rồi đó.
Ông anh suýt nữa rớt luôn mắt kiếng.
- Lợi hại.
Cả xe và người nhẹ hơn tôi tưởng. Tôi chạy dặm đà được vài bước chân thì đã nghe tiếng xe nổ giòn giã, rồi như một điều thần kỳ, sau những tiếng bịch bịch khô khốc không cần thiết, chiếc xe vang lên một tiếng nổ thật to, rồi cả người lẫn xe lao vọt về phía trước. Ông anh dường như chưa gặp chuyện này bao giờ, cũng bị khớp hồn giống tôi nên tay chân luống cuống, chiếc xe loạng choạng mất mấy giây. Khi xe chạy lại ngon lành thì đã bỏ xa tôi tới gần trăm mét. Ông anh hoảng hốt ngó lại gọi tôi rối rít:
- Hạ Nhi, mau nhảy lên… nhảy lên.
Ông anh làm tôi cuống, tôi vội vã chạy đuổi theo. Đúng lúc tôi sắp đuổi tới gần thì xe lao xuống dốc. Ông anh hét váng muốn bể cuống họng:
- Hạ Nhi… xe mất phanh rồi, mau kéo anh lại… Hạ Nhi…
Tôi đâu phải là thần thánh! Sức đâu mà đua với mô tô. Ấy vậy mà lúc đó nghe tiếng ông anh kêu thảm thiết, tôi guồng chân lao theo. Ông anh khờ này mà có bề gì thì với bản tính của bố mẹ tôi, ắt sẽ lấy tôi ra đền. Tay đền tay, mắt đền mắt, chân đền chân, mạng đền mạng. Mà thứ gì của tôi cũng đẹp, cũng tốt, mang ra bù cho ổng thì uổng quá. Chỉ thoáng nghĩ tới chuyện đó thôi, tôi hận là không mọc cánh mà bay cho được.
Xe đi hết đà dốc, chết máy, dừng khựng lại, ông anh không tự chủ được, ngã lăn quay ra đường, nằm chỏng gọng. Khi tôi chạy được tới nơi, ông anh đã được người ta mang vô quán nước ven đường, mắt kiếng văng đi đâu mất, mồm vẫn còn lảm nhảm:
- Sợ quá! Sợ quá!
Tôi vừa thở vừa nhìn ông anh từ đầu tới chân, may mà chỉ bị xây xát có chút xíu ở tay, không có gì đáng ngại, nhưng ai mà biết được trong người ổng có bị gãy cái xương nào không.
- Hạ Nhi, Hạ Nhi… – Ông anh được xoa dầu gió, bắt đầu tỉnh trí lại, nghiêng ngó xung quanh, líu ríu gọi tên tôi. – Em có bị sao không?
Ông anh này đúng là khờ mà, người trên xe máy cũng là ổng, người bị ngã cũng là ổng, giờ lại đi hỏi tôi xem tôi có bị sao không. Nhưng lúc đó tôi cũng chẳng nghĩ được xa thế, nghe ông anh hỏi thì cũng thật thà đáp:
- Em không sao, anh có bị đau chỗ nào không?
Ông anh lắc đầu, gượng đứng lên mà hai đầu gối nhũn như chi chi, không thể nào đứng lên được, đành ngồi xuống ghế. Tôi cũng bất kể trời đất, ngồi xuống luôn cạnh ông anh. Đã thế này thì khỏi xem phòng thi, khỏi xem số báo danh, khỏi học quy chế, mai khỏi đi thi, càng khỏe. Tôi có lý do chính đáng, bố mẹ chẳng thể nào truy cứu trách nhiệm tôi được. Nghĩ thế, tôi lại còn thấy vui vui.
Ông anh vừa bị ngã đau, hồn có bảy phần hẳn phải rơi rớt đâu đó mất năm phần, chẳng dè hai phần còn lại vẫn còn nhớ nhắc tôi tới trường. Tôi lắc đầu quầy quậy, một lòng một dạ quyết không đi đâu hết, lý do đơn giản, xe máy của anh đã hết thuốc chữa, còn em sau khi dồn hết sức để chạy hơn năm trăm mét giữa trời nóng như trong lò bát quái, đã không còn cảm hứng để đi bộ.
Người tính không bằng trời tính, ông anh khờ đang mếu máo tưởng hết cách thuyết phục được tôi thì cái tên trời đánh bỗng ở đâu tà tà đạp xe đi tới, thấy có đám người xúm đen xúm đỏ chỉ chỉ trỏ trỏ xung quanh anh em tôi, thì cũng ham vui, lập tức ghé vào. Vừa thấy hắn, ông anh mừng húm như bắt được vàng.
- Chú mày chở giùm nhỏ em của anh tới trường với.
Tên trời đánh nhìn ngang nhìn dọc, ngó xiên ngó vẹo rồi mới hạ cố dòm tới cái mặt tôi, ra vẻ bất đắc dĩ lắm, nể mặt ông anh tôi lắm.
- Lát có phải chở về tận nhà không?
Hắn hỏi, ông anh khờ nghe thế thì há hốc miệng ra, rơm rớm nước mắt, tưởng như thiếu chút nữa ôm lấy hắn mà hôn.
Mãi sau này hắn mới thú nhận với tôi bằng một thứ giọng dễ thương không thể tả, lúc đó hắn run quá nên quên béng mất nhà hắn với nhà ông anh khờ đối diện nhau nên mới hỏi bừa thế - nhưng khi tôi hỏi lại, vì sao run thì thà chết cũng không chịu nói.
Nếu không kể những lần ngồi sau xe mấy ông anh, ngồi sau xe mấy thằng đệ tử và mấy thằng học trò, thì đây là lần đầu tiên tôi ngồi sau xe một đứa con trai. Ý tôi là, một đứa con trai thực sự không phải là anh tôi, không phải là đệ tử hay học trò của tôi. Một dạng con trai khác nên cũng khiến cho tôi có cảm giác khác khác. Cái cảm giác đó rất khó để miêu tả, một chút gì đó ngường ngượng, nhột nhột nhưng lại êm êm, ngòn ngọt trong lòng và cũng có phần hơi hơi khó chịu. Túm lại là, cái xe kêu lóc cóc thì cứ kêu lóc cóc, còn hai chúng tôi, đứa đạp xe thì cứ đạp xe, đứa ngồi đằng sau thì cứ ngồi đằng sau, chẳng đứa nào mở miệng (tới nuốt nước bọt tôi còn không dám nuốt - hic), kể cả tới đoạn đường ổ gà, tôi bị xóc suýt bay xuống đường. Nếu người chở tôi là hai ông anh lưỡng Nhi hay đám đệ tử của tôi thì hẳn tôi đã túm lấy đầu mà vặt cho trụi lủi tóc. Nhưng mà lúc đó, nhân cơ hội trời cho, tôi lập tức túm chặt lấy áo hắn, và suýt chút nữa, nếu tôi không kịp lấy lại bản lĩnh của mình thì chắc chắn là đã ngả đầu dựa vào lưng hắn luôn.
Chở tôi được gần đến trường thì cái xe đạp cà khổ của hắn dở chứng hết hơi. Tôi lập tức nhảy xuống, ngó cái bánh xe xẹp lép và dậm chân.
- Số tôi đúng là số con bọ mà, đúng ra nên ở nhà luôn mới phải.
Bình thường thì tôi không bao giờ điên tới nỗi tự đi rủa mình, chuyện của thiên hạ, đâu tới lượt tôi xen vào. Không hiểu sao lúc đó lại có cảm giác đau lòng và thất vọng tới nỗi quên luôn những nguyên tắc sống trước kia.
Tên trời đánh lúc này bất đắc dĩ đành phải mở miệng, chẳng quan tâm tới chủ ngữ vị ngữ, cứ y như là nói cho có:
- Không sao đâu, không sao đâu mà. Đi thẳng mấy bước nữa là tới trường rồi, tới đó trước đi, lại đằng này bơm xe đã. Lát về chờ ở cổng.
Nói rồi, lon ton dắt xe đi trước dưới lòng đường, tôi tà tà rảo bộ trên vỉa hè, hai tay đút túi quần đi theo hắn.
Hắn đi được một đoạn, quay lại vẫn thấy tôi lù lù ở phía sau thì ngạc nhiên lắm:
- Trường ở đằng kia mà?
Theo tay hắn chỉ, tôi lúc này mới thấy cái bảng đề tên trường to tướng. Nhưng tôi ứng biến rất nhanh, đâu thể khai thật ra chuyện tôi chỉ mải nhìn hắn không lo nhìn đường.
- À… – Tôi nói. – Thấy không đành lòng, muốn dắt xe phụ cho một đoạn.
- Không cần đâu. – Hắn đỏ mặt nói. – Nhi cứ tới trường trước đi.
Không để cho tôi nói thêm câu nào, hắn lại dắt xe đi. Tôi chưa kịp nhúc nhích, thì chợt từ đâu, một con nhỏ nhảy xổ ra, túm lấy vai tôi, nói như reo:
- Trời đất, bây giờ bồ mới tới hả, chờ bồ nãy giờ mệt muốn chết nè.
Tôi giật thót người, quái, thế ra trái đất nhỏ đến thế này ư? Đi đâu cũng gặp người quen hết thảy. Định thần nhìn lại, không nhìn ra được nét nào quen thuộc. Gương mặt gầy gầy, xương xương, nhìn cũng khá xinh. Tóc để xõa ngang vai, hơi hoe hoe, không biết do nhuộm hay do đi nắng nhiều mà không chịu đội mũ, sống mũi thẳng, môi mỏng, miệng hơi rộng, răng trắng, khi cười thấy rất có duyên. Con nhỏ cao hơn tôi nửa cái đầu nên để nhìn kỹ lại tôi, nó phải hơi cúi đầu xuống, khi nhìn kỹ lại rồi, nó đưa tay che miệng rất duyên dáng.
- Ôi, xin lỗi bồ nghe, tại hổng mang theo mắt kiếng nên tưởng bồ là bạn tui. Mà không hiểu con nhỏ biến đi đằng nào mất tiêu, tìm hoài không gặp. Không biết chừng qua hè, chuyển đi trường khác, mặc tui ở đây một mình cho buồn chết.
Thấy mặt con nhỏ xìu xuống trông tồi tội, tôi chưa kịp trả lễ vài câu an ủi thì con nhỏ đã tiếp tục bài ca của nó.
- Thiệt tình lý ra tui phải theo ba má tui vô Sài Gòn, nhà tui chuyển vô đó hết rồi mà, nhưng tui không chịu. Bốn năm trời tui học cấp hai ở đây chứ bộ giỡn hả? Bạn bè ở hết đây, sao tui bỏ đi cho được, vậy mà giờ nhìn quanh, hổng thấy mặt ai quen hết trơn, chắc tui cũng phải đi biệt xứ luôn quá.
Ca xong, nó nhìn tôi.
- Mà bạn chuẩn bị thi vô lớp nào vậy? Đã coi số báo danh và phòng thi chưa? Chưa coi thì đi coi lẹ lên, sắp tới giờ tập trung học quy chế rồi đó.
Nói xong, nó chưa cho tôi đi ngay mà còn ngân nga thêm một khúc nữa:
- Năm nào thi cũng học quy chế, ba cái mớ đó mà nhắc đi nhắc lại hoài, giờ cho tui lên tui cũng nói được mà còn nói hay hơn cái ông thầy ổ tệ nạn mắc dịch đó nữa cho bồ coi. Mà bồ tên gì vậy?
Chưa chờ tôi trả lời, con nhỏ nhác thấy bóng mấy đứa bạn cũ của nó, lập tức buông tôi ra, lao ào tới, gọi to lên, điệu bộ vui mừng thấy rõ.
- Châu ơi, Giang ơi, Thảo ở đây nè.
Từ lúc con nhỏ tên Thảo đó túm lấy vai tôi nhận bừa là bạn nó, cho tới lúc nó buông vai tôi ra để chạy tới đám bạn thật của nó thời gian chưa đầy ba phút. Nhưng chỉ nhiêu đó, đủ để tôi rút ra kết luận, học ít đi một chút, rất có lợi cho sức khỏe tâm thần. Cứ nhìn đám học trò và lũ đệ tử của tôi là đủ hiểu, tuy học hơi ngu một tí, nhưng đứa nào đứa nấy đều rất minh mẫn, bạn ra bạn, thù ra thù, chưa từng nhầm lẫn dù chỉ là… một cọng lông nào.
Đang gật gù tâm đắc với kết luận của mình, tôi lại chạm mặt con nhỏ khi đi coi phòng thi. Hóa ra oan gia ngõ hẻm, con nhỏ đó cũng nộp hồ sơ thi vào lớp Văn y như mẹ tôi (nộp cho tôi).
Trông thấy tôi, nó chợt cười rinh rích:
- Xin lỗi bồ nha, tại nhác trông, thấy bồ giống nhỏ Liên Châu bạn tui quá. – Nó quay sang phòng thi lớp Hóa chỉ vào con nhỏ đeo mắt kiếng, vóc người nho nhỏ, trông khá xinh xắn. – Đó, con nhỏ da ngăm ngăm nâu nâu đó đó, kế bên nó, con nhỏ tóc xù một nùi kia là Trịnh Giang. Còn tui là Phương Thảo, tên bồ là gì? Để tui kiếm số báo danh cho.
Lần này thì nó không vội chạy đi đâu cả nên kiên nhẫn đứng nhìn tôi chờ câu trả lời. Tôi đành nhún vai.
- Nguyễn Hạ Nhi. Tôi tự xem số báo danh được rồi.
Nghe giọng tôi, nó tỏ vẻ thú vị lắm:
- Bồ nói giọng Bắc hả? Nghe ngộ ghê.
Rồi chẳng cần biết cảm giác tôi ra sao, nó quay lại vẫy nhỏ Liên Châu và Trịnh Giang rối rít:
- Lại đây chơi chút đi.
Hai con nhỏ thấy bạn vẫy, le te chạy lại, cùng nhìn tôi cười cười, hệt như hai con búp bê. Phương Thảo xăng xái giới thiệu liền:
- Hai bồ nè, đây là Hạ Nhi. Cũng thi vô lớp Văn với Thảo luôn. Lúc nãy trước cổng, Thảo còn nhầm với Châu nữa đó. Mà coi, trông cũng giống chớ bộ. Nhỏ người giống nhau nhè, gương mặt tròn tròn giống nhau nè, tóc cũng ngắn giống nhau nè... Ủa mà Nhi ở đâu tới?
Nghe tôi trả lời xong, cả ba đứa gần như ồ lên một lượt, nhìn tôi chăm chú, ánh mắt tò mò hệt như tôi chính là một con khỉ mới từ trên rừng xuống, và tụi nó đang cố gắng kiếm xem cái đuôi của tôi ở đâu.
Nhìn tôi chán, cả ba đứa xúm vào hỏi chuyện tôi, toàn những chuyện linh tinh, chẳng đâu vào với đâu. Tôi nói một lát, chắc là chán quá nên ba đứa lại quay lại nói chuyện với nhau, vừa nói vừa cười, ồn ào như nổ bắp rang. Tôi chẳng thèm chú ý tới bọn nó nữa, leo tót lên lan can ngồi vắt vẻo, nghiêng ngó tứ tung.
- Này, chào nhóc.
Tôi đang đếm tới tám, tự nhiên thấy có người cười với mình, lại còn gọi mình là nhóc thì trợn ngược mắt lên, thè lưỡi ra. Xong, tự biết cái mặt mà trợn ngược mắt của mình không lấy gì làm đẹp đẽ, tôi bèn quay mặt đi, lẩm bẩm đếm lại từ đầu. Thấy tôi làm dữ, người đó không ho he gì thêm, xịu mặt lại, lũn chũn đi vào nhà, ngang qua cây nhãn, còn thuận tay xoa đầu con chó đen thùi, to như con bò con đang xích ở gốc. Con chó được nựng thì tỏ ra khoái chí lắm, lim dim mắt tận hưởng. Vậy mà khi tên đó vừa khuất dạng, lập tức nó hóng mõm về phía tôi, sủa như ăn phải thuốc súng.
- Nín, Bon.
Con chó bị la, liền im bặt, ngúc ngoắc cái đuôi.
Từ trong nhà, một cậu chàng thanh niên mới lớn, cũng tầm trạc tuổi tôi, hoặc cùng lắm thì hơn một tuổi, rất cao, cao hơn hẳn tôi cả một cái đầu, có lẽ hơn mét tám lạch bạch đi ra. Gương mặt lấm tấm mụn, đeo kính cận, đầu tóc bù xù, thoạt nhìn có vẻ lơ ngơ, ngớ ngẩn, nhưng vì da trắng nên lại có phần dễ thương. Anh chàng đứng nhìn tôi một lát, tôi cũng ngó mắt lên nhìn lại. Hai đứa cứ như dở hơi giữa trưa nắng mà tôi nhìn anh, anh nhìn tôi, mãi sau mới cùng nhau thốt lên:
- Em là Hạ Nhi!?
Hai đứa cùng ngưng lại nhìn nhau thêm một lát nữa, trước khi anh chàng sực nhớ, mở toang cánh cổng.
- Em vô nhà đi. Ba anh nhắc em hoài từ đầu hè tới giờ. Sao tới nơi từ hồi nào mà không kêu anh ra rước?
Ông anh một nói tràng như bắn súng liên thanh bằng chất giọng miền Nam ngọt ngào, nhưng vì ngọt ngào quá, tôi không nghe được từ nào ra từ nào, đành toét miệng cười tươi, ra vẻ con nhà gia giáo.
- Dạ, em cũng mới đến xong, xe bus dừng ngay trước cổng nhà mình.
Lúc này thì ông anh đành à lên một tiếng, cúi người xách giùm tôi cái va-ly tất tả đi trước. Trông bộ dạng một chàng thanh niên cao lòng khòng xiêu xiêu vẹo vẹo xách cái va-ly mà tôi thấy tội nghiệp quá chừng chừng!
Ông bác bạn của bố nói không quá lên chút nào. Căn nhà quả thực rất là rộng. Bao quanh căn nhà là một khu vườn với đủ mọi loại cây ăn trái, ngay từ cổng vào là hai cây nhãn tổ, riêng cái gốc thôi cũng đủ dọa người, từ cổng vô nhà là con đường nhỏ, xây bằng gạch tàu trét xi măng, y như ở quê, còn được bác gái khéo tay trồng mấy bụi hoa hồng, trông lãng mạn gì đâu. Ngôi nhà được làm chủ yếu từ gỗ, và những vật liệu giả gỗ, trông rất cổ. Một hàng hiên chạy vòng quanh nhà, trên tường trổ rất nhiều cửa sổ. Trước cửa chính là một khoảng sân hẹp, để rất nhiều chậu cảnh, gần như choán hết lối đi. Nhìn qua căn nhà, tôi thấy mê ngay. Cảm giác quen thuộc giống như ở nhà mình.
Ông anh - con ông bác - bạn của bố xách va-ly của tôi đi thẳng vào nhà, tôi lón nhón đi đằng sau. Đi ngang qua trước cửa căn phòng kế phòng khách, mà mới nhìn thoáng qua, tôi tưởng đâu là nhà kho, vì trong vốn từ ngữ không lấy gì làm nhiều nhặn của mình, tôi không tìm ra được từ gì để tả về sự bừa bộn và có phần bẩn bẩn của nó, ông anh nói vọng vào:
- Chờ chút nha, nhỏ em mới tới.
Tò mò, tôi ngó vào. Trong phòng, chính là cái tên vừa nhe răng cười với tôi, dám gọi tôi là nhóc – đại biểu điển hình cho một thế hệ nhóc con mới lớn, quần ngố, áo ba lỗ, mặt mũi lơ ngơ – đang ngồi chồm hổm trước máy vi tính, tay gõ bàn phím loạn xạ, không thèm ngoái cổ ngước ra, đáp luôn.
- Bấm được chuông rồi hả?
Câu hỏi này, đương nhiên ông anh không hiểu. Còn tôi thì vô ý đỏ bừng mặt lên. Trong bụng thầm rủa xả một chặp, phải ở nhà tôi, tôi chẳng nể nang gì mà không túm lấy nện cho một trận. Tôi nhìn kỹ gương mặt tên này thêm một lát nữa, chỉ thấy hắn trắng trẻo, lông mày rậm, sống mũi cao, lún phún ria mép, khuôn miệng có vẻ như đang cười một nửa.
- Đồ đáng ghét! – Tôi thầm rủa. – Ăn cái gì mà đẹp trai thế cơ chứ!
Ông anh quay sang tôi, bi bô:
- Em mặc kệ nó, nó điên ấy mà. Chuông hỏng đã sửa được đâu mà bấm. Nó là thằng đệ cưng của anh, hơi điên nhưng trình vi tính được lắm.
Tôi chưa nghĩ ra nên nói cái gì, đành nhe răng cười, tiếp tục đi theo ông anh.
Ông anh đẩy cửa căn phòng cuối hành lang, không hiểu sao gương mặt như đỏ ửng lên một chút.
- Đây là phòng của em, nếu có gì không vừa ý thì nói anh…
Căn phòng dành cho tôi hơi nhỏ, nhưng được cái sáng sủa, gọn gàng, xinh xắn. Trong phòng có một chiếc giường đơn, một bàn học, trên bàn học có đèn bàn đính kèm lọ để bút, một kệ sách, một tủ đứng treo đồ có mặt gương và vài đồ vật nho nhỏ trang trí linh tinh. Rèm cửa sổ màu tím phớt hồng cùng màu với ga giường và gối.
Ông anh chỉ tay về cánh cửa đối diện.
- Nhà tắm ở kia, qua bếp là tới. Em tự nhiên như ở nhà nhé, anh… ờ bận một chút.
Ông anh có lẽ đã nghe về chuyện gá mình ở rể để trả ơn cứu mạng của cha nên vừa mới nói tới mấy chữ “tự nhiên như ở nhà” chợt tỏ vẻ ngượng ngập, nhìn tôi cười xòa lộ một bên má lúm đồng tiền, lúng túng giải thích hai ba câu vu vơ, rồi đặt va-ly của tôi xuống ba chân bốn cẳng vọt lẹ.
Tôi nhìn theo ông anh đang chạy vô phòng, thấy ngồ ngộ, cảm giác e ngại ban đầu bớt đi một nửa, chẳng dè lúc đó tên trời đánh kia cũng ló mặt ra để ngó tôi (tôi chắc chắn là hắn ló mặt ra để ngó tôi), bốn mắt nhìn nhau, tôi nghe trong người có thứ gì đứt phựt một cái khiến cả thân người tôi như bị hẫng. Tránh để mất mặt thêm lần nữa, tôi giả bộ thản nhiên chậm rãi đi vô phòng của mình, chưa kịp bước qua ngưỡng cửa, đã vấp phải cái va-ly, cả người cả đồ ngã rầm một cái. Tôi vội vội vàng vàng, chưa kịp đứng dậy đã đóng ngay cửa lại, lao lên gường, ngồi bịch xuống, vò tai bứt tóc, thẫn thẫn thờ thờ, cũng chẳng biết nghĩ ngợi những gì. Bên ngoài, tôi nghe rõ tiếng cười lanh canh như tiếng chuông gió, không biết là của tên trời đánh hay của ông anh khờ. Toàn thân ớn lạnh! Quỷ thật, xấu hổ quá đi mất! Muốn đánh người quá đi mất.
Ông bác bạn bố tôi là một người cực kỳ tốt. Vợ bác cũng tốt. Và ông con trai duy nhất của họ cũng tốt nữa, chỉ có điều, ông anh này hơi dở hơi theo kiểu học nhiều quá đâm ra ngộ chữ. Cả nhà họ đều tốt nhưng phải cái trầm lặng quá. Cái kiểu trầm lặng rất khó để giải thích. Đại loại là ông bác bạn của bố thì suốt ngày ở lò võ, một tuần họa chăng ghé qua nhà một hai lần, y như người qua đường tạt vô xin hớp nước. Bác gái thì ít nói, suốt thời gian tôi ở nhà họ, bác gái chỉ nói với tôi quanh đi quanh lại mấy câu này:
- Chào cháu, đi đường có mệt không? – Là câu chào đầu tiên khi gặp mặt tôi;
- Phòng của cháu thằng Ngỗng nhà bác tự mình dọn dẹp một ngày đấy. – Vì câu giới thiệu này mà ông anh ngộ chữ tránh mặt tôi cả tuần liền;
- Đi đường cẩn thận. – Thường dùng khi tôi chào đi học;
- Bác về trễ, hai anh em tự nấu ăn nha. – Trung bình một tuần dùng một lần vào ngày Chủ nhật khi bác gái lên chùa niệm Phật;
- Ừ… - Câu trả lời cho mọi câu chào hỏi của tôi.
Còn ông anh thì khỏi phải tả, ngộ chữ ở mức độ kinh khủng. Một kiểu dở hơi trí thức dễ khiến người ta vừa buồn cười, vừa bực mình.
Tôi nghỉ ngơi được ngày đầu tiên, chẳng lạ nhà lạ cửa gì, thoải mái ăn cơm, nói chuyện rồi ngủ một mạch. Ngày hôm sau lên trường đi xem phòng thi và số báo danh. Ông bác bạn của bố sợ tôi lạc đường nên nằng nặc bắt ông con trai chở tôi tới trường.
- Con mới xuống đây, biết đường nào mà đi, để nó chở cho an toàn. – Quay sang con trai. – Còn nhớ đường tới trường mày không đấy?
Tôi nhìn cái ông con trai có cặp mắt kiếng dày cộm, tóc xù như ổ qua đang lơ ngơ gật đầu mà thầm lo cho tính mạng của mình vô cùng. Cổ nhân có câu, không sợ thằng liều, chỉ sợ thằng ngộ chữ. Cũng chẳng biết có phải là cổ nhân nói hay là lại do hai ông anh lưỡng Nhi nhà tôi tự bịa ra, nhưng với tất cả những kinh nghiệm mà tôi tích lũy được sau hơn mười mấy năm sống ở trên đời, tôi thấy câu này không phải là không có lý.
Mọi việc sẽ chỉ đơn giản là ông anh chở tôi tới trường, tôi xem phòng thi cùng số báo danh rồi ông anh lại chở về, nếu như cái xe cúp 50 của ông anh không đột nhiên lên cơn, chết máy ngay giữa đường. Ông anh mặt đỏ gay đỏ gắt hì hụi, lúi cúi tháo ra, lắp vô, lau lau, sửa sửa, mồ hôi tuôn ra như tắm giữa cái nắng buổi trưa, còn cái xe thì cứ trơ lì ra, nổ được ba tiếng thì lại im thin thít. Không nỡ lòng nào đứng nhìn thảm cảnh trước mắt, tôi rụt rè đề nghị:
- Anh lên xe nổ máy, em đẩy xem thế nào.
Ông anh nhìn tôi với con mắt lồi thao láo.
- Làm nổi không?
Tôi lẳng lặng gật đầu, không quên bổ sung vài chi tiết cho thêm phần long trọng:
- Trước khi em biết bò, em đã phải đứng tấn và đấm bao cát rồi đó.
Ông anh suýt nữa rớt luôn mắt kiếng.
- Lợi hại.
Cả xe và người nhẹ hơn tôi tưởng. Tôi chạy dặm đà được vài bước chân thì đã nghe tiếng xe nổ giòn giã, rồi như một điều thần kỳ, sau những tiếng bịch bịch khô khốc không cần thiết, chiếc xe vang lên một tiếng nổ thật to, rồi cả người lẫn xe lao vọt về phía trước. Ông anh dường như chưa gặp chuyện này bao giờ, cũng bị khớp hồn giống tôi nên tay chân luống cuống, chiếc xe loạng choạng mất mấy giây. Khi xe chạy lại ngon lành thì đã bỏ xa tôi tới gần trăm mét. Ông anh hoảng hốt ngó lại gọi tôi rối rít:
- Hạ Nhi, mau nhảy lên… nhảy lên.
Ông anh làm tôi cuống, tôi vội vã chạy đuổi theo. Đúng lúc tôi sắp đuổi tới gần thì xe lao xuống dốc. Ông anh hét váng muốn bể cuống họng:
- Hạ Nhi… xe mất phanh rồi, mau kéo anh lại… Hạ Nhi…
Tôi đâu phải là thần thánh! Sức đâu mà đua với mô tô. Ấy vậy mà lúc đó nghe tiếng ông anh kêu thảm thiết, tôi guồng chân lao theo. Ông anh khờ này mà có bề gì thì với bản tính của bố mẹ tôi, ắt sẽ lấy tôi ra đền. Tay đền tay, mắt đền mắt, chân đền chân, mạng đền mạng. Mà thứ gì của tôi cũng đẹp, cũng tốt, mang ra bù cho ổng thì uổng quá. Chỉ thoáng nghĩ tới chuyện đó thôi, tôi hận là không mọc cánh mà bay cho được.
Xe đi hết đà dốc, chết máy, dừng khựng lại, ông anh không tự chủ được, ngã lăn quay ra đường, nằm chỏng gọng. Khi tôi chạy được tới nơi, ông anh đã được người ta mang vô quán nước ven đường, mắt kiếng văng đi đâu mất, mồm vẫn còn lảm nhảm:
- Sợ quá! Sợ quá!
Tôi vừa thở vừa nhìn ông anh từ đầu tới chân, may mà chỉ bị xây xát có chút xíu ở tay, không có gì đáng ngại, nhưng ai mà biết được trong người ổng có bị gãy cái xương nào không.
- Hạ Nhi, Hạ Nhi… – Ông anh được xoa dầu gió, bắt đầu tỉnh trí lại, nghiêng ngó xung quanh, líu ríu gọi tên tôi. – Em có bị sao không?
Ông anh này đúng là khờ mà, người trên xe máy cũng là ổng, người bị ngã cũng là ổng, giờ lại đi hỏi tôi xem tôi có bị sao không. Nhưng lúc đó tôi cũng chẳng nghĩ được xa thế, nghe ông anh hỏi thì cũng thật thà đáp:
- Em không sao, anh có bị đau chỗ nào không?
Ông anh lắc đầu, gượng đứng lên mà hai đầu gối nhũn như chi chi, không thể nào đứng lên được, đành ngồi xuống ghế. Tôi cũng bất kể trời đất, ngồi xuống luôn cạnh ông anh. Đã thế này thì khỏi xem phòng thi, khỏi xem số báo danh, khỏi học quy chế, mai khỏi đi thi, càng khỏe. Tôi có lý do chính đáng, bố mẹ chẳng thể nào truy cứu trách nhiệm tôi được. Nghĩ thế, tôi lại còn thấy vui vui.
Ông anh vừa bị ngã đau, hồn có bảy phần hẳn phải rơi rớt đâu đó mất năm phần, chẳng dè hai phần còn lại vẫn còn nhớ nhắc tôi tới trường. Tôi lắc đầu quầy quậy, một lòng một dạ quyết không đi đâu hết, lý do đơn giản, xe máy của anh đã hết thuốc chữa, còn em sau khi dồn hết sức để chạy hơn năm trăm mét giữa trời nóng như trong lò bát quái, đã không còn cảm hứng để đi bộ.
Người tính không bằng trời tính, ông anh khờ đang mếu máo tưởng hết cách thuyết phục được tôi thì cái tên trời đánh bỗng ở đâu tà tà đạp xe đi tới, thấy có đám người xúm đen xúm đỏ chỉ chỉ trỏ trỏ xung quanh anh em tôi, thì cũng ham vui, lập tức ghé vào. Vừa thấy hắn, ông anh mừng húm như bắt được vàng.
- Chú mày chở giùm nhỏ em của anh tới trường với.
Tên trời đánh nhìn ngang nhìn dọc, ngó xiên ngó vẹo rồi mới hạ cố dòm tới cái mặt tôi, ra vẻ bất đắc dĩ lắm, nể mặt ông anh tôi lắm.
- Lát có phải chở về tận nhà không?
Hắn hỏi, ông anh khờ nghe thế thì há hốc miệng ra, rơm rớm nước mắt, tưởng như thiếu chút nữa ôm lấy hắn mà hôn.
Mãi sau này hắn mới thú nhận với tôi bằng một thứ giọng dễ thương không thể tả, lúc đó hắn run quá nên quên béng mất nhà hắn với nhà ông anh khờ đối diện nhau nên mới hỏi bừa thế - nhưng khi tôi hỏi lại, vì sao run thì thà chết cũng không chịu nói.
Nếu không kể những lần ngồi sau xe mấy ông anh, ngồi sau xe mấy thằng đệ tử và mấy thằng học trò, thì đây là lần đầu tiên tôi ngồi sau xe một đứa con trai. Ý tôi là, một đứa con trai thực sự không phải là anh tôi, không phải là đệ tử hay học trò của tôi. Một dạng con trai khác nên cũng khiến cho tôi có cảm giác khác khác. Cái cảm giác đó rất khó để miêu tả, một chút gì đó ngường ngượng, nhột nhột nhưng lại êm êm, ngòn ngọt trong lòng và cũng có phần hơi hơi khó chịu. Túm lại là, cái xe kêu lóc cóc thì cứ kêu lóc cóc, còn hai chúng tôi, đứa đạp xe thì cứ đạp xe, đứa ngồi đằng sau thì cứ ngồi đằng sau, chẳng đứa nào mở miệng (tới nuốt nước bọt tôi còn không dám nuốt - hic), kể cả tới đoạn đường ổ gà, tôi bị xóc suýt bay xuống đường. Nếu người chở tôi là hai ông anh lưỡng Nhi hay đám đệ tử của tôi thì hẳn tôi đã túm lấy đầu mà vặt cho trụi lủi tóc. Nhưng mà lúc đó, nhân cơ hội trời cho, tôi lập tức túm chặt lấy áo hắn, và suýt chút nữa, nếu tôi không kịp lấy lại bản lĩnh của mình thì chắc chắn là đã ngả đầu dựa vào lưng hắn luôn.
Chở tôi được gần đến trường thì cái xe đạp cà khổ của hắn dở chứng hết hơi. Tôi lập tức nhảy xuống, ngó cái bánh xe xẹp lép và dậm chân.
- Số tôi đúng là số con bọ mà, đúng ra nên ở nhà luôn mới phải.
Bình thường thì tôi không bao giờ điên tới nỗi tự đi rủa mình, chuyện của thiên hạ, đâu tới lượt tôi xen vào. Không hiểu sao lúc đó lại có cảm giác đau lòng và thất vọng tới nỗi quên luôn những nguyên tắc sống trước kia.
Tên trời đánh lúc này bất đắc dĩ đành phải mở miệng, chẳng quan tâm tới chủ ngữ vị ngữ, cứ y như là nói cho có:
- Không sao đâu, không sao đâu mà. Đi thẳng mấy bước nữa là tới trường rồi, tới đó trước đi, lại đằng này bơm xe đã. Lát về chờ ở cổng.
Nói rồi, lon ton dắt xe đi trước dưới lòng đường, tôi tà tà rảo bộ trên vỉa hè, hai tay đút túi quần đi theo hắn.
Hắn đi được một đoạn, quay lại vẫn thấy tôi lù lù ở phía sau thì ngạc nhiên lắm:
- Trường ở đằng kia mà?
Theo tay hắn chỉ, tôi lúc này mới thấy cái bảng đề tên trường to tướng. Nhưng tôi ứng biến rất nhanh, đâu thể khai thật ra chuyện tôi chỉ mải nhìn hắn không lo nhìn đường.
- À… – Tôi nói. – Thấy không đành lòng, muốn dắt xe phụ cho một đoạn.
- Không cần đâu. – Hắn đỏ mặt nói. – Nhi cứ tới trường trước đi.
Không để cho tôi nói thêm câu nào, hắn lại dắt xe đi. Tôi chưa kịp nhúc nhích, thì chợt từ đâu, một con nhỏ nhảy xổ ra, túm lấy vai tôi, nói như reo:
- Trời đất, bây giờ bồ mới tới hả, chờ bồ nãy giờ mệt muốn chết nè.
Tôi giật thót người, quái, thế ra trái đất nhỏ đến thế này ư? Đi đâu cũng gặp người quen hết thảy. Định thần nhìn lại, không nhìn ra được nét nào quen thuộc. Gương mặt gầy gầy, xương xương, nhìn cũng khá xinh. Tóc để xõa ngang vai, hơi hoe hoe, không biết do nhuộm hay do đi nắng nhiều mà không chịu đội mũ, sống mũi thẳng, môi mỏng, miệng hơi rộng, răng trắng, khi cười thấy rất có duyên. Con nhỏ cao hơn tôi nửa cái đầu nên để nhìn kỹ lại tôi, nó phải hơi cúi đầu xuống, khi nhìn kỹ lại rồi, nó đưa tay che miệng rất duyên dáng.
- Ôi, xin lỗi bồ nghe, tại hổng mang theo mắt kiếng nên tưởng bồ là bạn tui. Mà không hiểu con nhỏ biến đi đằng nào mất tiêu, tìm hoài không gặp. Không biết chừng qua hè, chuyển đi trường khác, mặc tui ở đây một mình cho buồn chết.
Thấy mặt con nhỏ xìu xuống trông tồi tội, tôi chưa kịp trả lễ vài câu an ủi thì con nhỏ đã tiếp tục bài ca của nó.
- Thiệt tình lý ra tui phải theo ba má tui vô Sài Gòn, nhà tui chuyển vô đó hết rồi mà, nhưng tui không chịu. Bốn năm trời tui học cấp hai ở đây chứ bộ giỡn hả? Bạn bè ở hết đây, sao tui bỏ đi cho được, vậy mà giờ nhìn quanh, hổng thấy mặt ai quen hết trơn, chắc tui cũng phải đi biệt xứ luôn quá.
Ca xong, nó nhìn tôi.
- Mà bạn chuẩn bị thi vô lớp nào vậy? Đã coi số báo danh và phòng thi chưa? Chưa coi thì đi coi lẹ lên, sắp tới giờ tập trung học quy chế rồi đó.
Nói xong, nó chưa cho tôi đi ngay mà còn ngân nga thêm một khúc nữa:
- Năm nào thi cũng học quy chế, ba cái mớ đó mà nhắc đi nhắc lại hoài, giờ cho tui lên tui cũng nói được mà còn nói hay hơn cái ông thầy ổ tệ nạn mắc dịch đó nữa cho bồ coi. Mà bồ tên gì vậy?
Chưa chờ tôi trả lời, con nhỏ nhác thấy bóng mấy đứa bạn cũ của nó, lập tức buông tôi ra, lao ào tới, gọi to lên, điệu bộ vui mừng thấy rõ.
- Châu ơi, Giang ơi, Thảo ở đây nè.
Từ lúc con nhỏ tên Thảo đó túm lấy vai tôi nhận bừa là bạn nó, cho tới lúc nó buông vai tôi ra để chạy tới đám bạn thật của nó thời gian chưa đầy ba phút. Nhưng chỉ nhiêu đó, đủ để tôi rút ra kết luận, học ít đi một chút, rất có lợi cho sức khỏe tâm thần. Cứ nhìn đám học trò và lũ đệ tử của tôi là đủ hiểu, tuy học hơi ngu một tí, nhưng đứa nào đứa nấy đều rất minh mẫn, bạn ra bạn, thù ra thù, chưa từng nhầm lẫn dù chỉ là… một cọng lông nào.
Đang gật gù tâm đắc với kết luận của mình, tôi lại chạm mặt con nhỏ khi đi coi phòng thi. Hóa ra oan gia ngõ hẻm, con nhỏ đó cũng nộp hồ sơ thi vào lớp Văn y như mẹ tôi (nộp cho tôi).
Trông thấy tôi, nó chợt cười rinh rích:
- Xin lỗi bồ nha, tại nhác trông, thấy bồ giống nhỏ Liên Châu bạn tui quá. – Nó quay sang phòng thi lớp Hóa chỉ vào con nhỏ đeo mắt kiếng, vóc người nho nhỏ, trông khá xinh xắn. – Đó, con nhỏ da ngăm ngăm nâu nâu đó đó, kế bên nó, con nhỏ tóc xù một nùi kia là Trịnh Giang. Còn tui là Phương Thảo, tên bồ là gì? Để tui kiếm số báo danh cho.
Lần này thì nó không vội chạy đi đâu cả nên kiên nhẫn đứng nhìn tôi chờ câu trả lời. Tôi đành nhún vai.
- Nguyễn Hạ Nhi. Tôi tự xem số báo danh được rồi.
Nghe giọng tôi, nó tỏ vẻ thú vị lắm:
- Bồ nói giọng Bắc hả? Nghe ngộ ghê.
Rồi chẳng cần biết cảm giác tôi ra sao, nó quay lại vẫy nhỏ Liên Châu và Trịnh Giang rối rít:
- Lại đây chơi chút đi.
Hai con nhỏ thấy bạn vẫy, le te chạy lại, cùng nhìn tôi cười cười, hệt như hai con búp bê. Phương Thảo xăng xái giới thiệu liền:
- Hai bồ nè, đây là Hạ Nhi. Cũng thi vô lớp Văn với Thảo luôn. Lúc nãy trước cổng, Thảo còn nhầm với Châu nữa đó. Mà coi, trông cũng giống chớ bộ. Nhỏ người giống nhau nhè, gương mặt tròn tròn giống nhau nè, tóc cũng ngắn giống nhau nè... Ủa mà Nhi ở đâu tới?
Nghe tôi trả lời xong, cả ba đứa gần như ồ lên một lượt, nhìn tôi chăm chú, ánh mắt tò mò hệt như tôi chính là một con khỉ mới từ trên rừng xuống, và tụi nó đang cố gắng kiếm xem cái đuôi của tôi ở đâu.
Nhìn tôi chán, cả ba đứa xúm vào hỏi chuyện tôi, toàn những chuyện linh tinh, chẳng đâu vào với đâu. Tôi nói một lát, chắc là chán quá nên ba đứa lại quay lại nói chuyện với nhau, vừa nói vừa cười, ồn ào như nổ bắp rang. Tôi chẳng thèm chú ý tới bọn nó nữa, leo tót lên lan can ngồi vắt vẻo, nghiêng ngó tứ tung.
/37
|