Với tâm trạng phấn chấn và vui vẻ, thêm nữa, công bằng là nguyên tắc sống của tôi nên tôi đề nghị chở tên trời đánh về.
- Bạn đã chở Nhi lúc đi rồi. – Tôi giải thích thế.
Nhưng dường như tên này chưa từng được ai đối xử tốt như vậy từ trước tới nay nên xúc động ghê lắm, mặt mũi cứ đỏ tưng bừng mà lắc đầu quầy quậy:
- Không, không, con trai sao lại để con gái chở?
- Con gái thì sao chứ? – Tôi cáu, ngay từ nhỏ tôi đã rất ghét cái thể loại phân chia công việc theo giới tính kiểu này – Con trai làm được cái gì, Nhi làm được cái đó. Không để Nhi chở, Nhi đi bộ về.
Bất đắc dĩ, hắn phải để tôi chở. Ngồi sau lưng tôi, chắc hắn lấy làm sung sướng lắm, nhưng từ trước giờ khổ hoài, giờ sung sướng thì không chịu nổi nên được một lát lại hạ giọng năn nỉ tôi:
- Nhi để mình chở cho.
- Ngồi im. – Tôi quát – Còn nói nữa là Nhi ném xuống đường đó.
Đi thêm một đoạn nữa.
- Nhi…
- Nói im rồi mà.
- Nhưng…
- Nhưng gì?
- Nhi muốn đi đâu nữa hả?
- Không, bạn muốn đi đâu nữa hay sao?
- Không. Mình chỉ thắc mắc, đường này đâu phải đường về nhà?
Rút cục đường đi ba mươi phút, tôi kéo dài thành một tiếng rưỡi.
Ông anh khờ đứng lơ ngơ ở cổng, tay cầm dây xích con chó mà mắt thì cứ ngơ ngẩn nhìn về phía xa xăm. Tôi lao xe cái ào, phanh cái rét trước mặt ông anh, vừa trông thấy tôi, gương mặt ông anh sáng bừng lên hớn hở, giở giọng trách móc mà miệng thì cười toét.
- Hai đứa này, đi gì đâu mà lâu dữ. Tính ăn tối ngoài đường hay sao?
Tôi đương nhiên lúc nào cũng quán triệt tư tưởng của cổ nhân “tốt khoe ra, xấu xa đậy lại”, lên tiếng biện hộ liền:
- Em mới xuống đây, chưa biết đường xá nên đi lòng vòng ngắm cảnh.
Ông anh gật gù, quay sang tên trời đánh:
- Chú mày cũng rảnh rỗi quá hả? Nói về sớm làm việc quan trọng với anh mà lại để cho Hạ Nhi chở đi lòng vòng.
Tên trời đánh không cãi lại lời ông anh, chỉ cười hì hì, cầm dây xích chơi với con Bon. Con chó này chắc cũng thuộc phường háo sắc như tôi, thấy người đẹp thì ngay lập tức mắt sáng trưng lên như cái đèn pha, lưỡi thè ra, nhớt dãi chảy lòng thòng, lại còn cứ nhảy tưng tưng lên như vừa uống nhầm thuốc lắc.
- Tới trường có gì vui không, Hạ Nhi? – Ông anh làm bộ quan tâm tới tôi.
- Cũng chẳng có gì. – Tôi vừa dựng xe vừa đáp – Chỉ có mấy bạn nữ cũng khá xinh, Phương Thảo, Liên Châu, Trịnh Giang gì đó, nói chuyện nghe cũng hay.
Cằm ông anh rớt độp xuống đất.
- Lợi hại! Em mới vô trường mà làm quen được với đại tiểu thư rồi?
- Bình thường mà. – Tôi nhún vai, thản nhiên – Thấy hợp thì nói chuyện thôi.
Thái độ của tôi làm ông anh nể ghê lắm.
- Hạ Nhi, em giỏi thiệt đó!
Tôi giỏi, đương nhiên tôi biết.
- Khen thừa. – Tôi nói, hếch ngược mặt lên trời và đi vào nhà.
Đêm trước ngày thi, tôi nghe đồn có người học miệt mài cho tới sáng, tôi thì chẳng điên được tới như vậy, vừa mới nằm xuống ôm cuốn sách văn học lớp chín, đọc lõm bõm mấy bài thơ thu của ông Nguyễn… Nguyễn gì đó là tôi lăn quay ra ngủ khì. Đạp xe một tiếng rưỡi, đằng sau chở thêm một anh chàng đẹp trai nặng gần một tạ, trái tim đương nhiên là phải làm việc quá sức rồi… cần phải thông cảm, cần phải thông cảm!
Ấy vậy mà trời xui đất khiến, đề thi lại ra đúng mấy chữ tôi đã đọc mới sảng hồn. Bỏ giấy trắng thì đương nhiên không được, hai tiếng rưỡi mà không viết được chữ nào thì nhục, tôi nghĩ ra được bao nhiêu, viết lại bấy nhiêu. Viết chán chê được hết một tờ giấy thi, nhìn quanh vẫn thấy thiên hạ miệt mài viết, tôi đành xin thêm một tờ nữa viết cho đỡ phải ngồi không. Viết thêm được một nửa tờ nữa là tôi hết chữ, có vặn vẹo cỡ nào cũng không ra nổi một từ, đành nén lòng mặc kệ thiên hạ muốn ra sao thì ra, dù sao cũng chỉ còn hơn một tiếng nữa là hết giờ. Tôi ngồi vắt chéo chân, ngắm mỹ nhân.
Mỹ nhân ngồi phía trước, cách tôi hai bàn, da trắng bóc, tóc đen mượt dài ngang hông. Từ nhỏ tới tận bây giờ, tôi vẫn chưa thấy có mái tóc nào óng ả được như thế. Gương mặt đẹp hết biết, da trắng hồng, mắt to, lông mi dài cong vút, sống mũi tuy không cao nhưng thanh, môi trên tuy dày hơn môi dưới nhưng có nét cong cực xinh. Mỹ nhân đang bị ho, thi thoảng phải cúi đầu xuống ho một tràng. Tiếng ho của người đẹp có khác, cũng dễ khiến người ta mủi lòng. Mấy anh lớp 12 được làm giám thị canh hành lang nén không nổi, thi thoảng phải ngó vào nhìn, ánh mắt thương tình thấy rõ. Tôi cam đoan, kiểu gì khi quay đi, khối chàng lén nuốt nước bọt. Tôi còn lạ gì… tối nào tôi với hai ông anh chẳng ra bờ sông ngồi ngắm gái. Hai ông anh tôi mà thấy người đẹp thế này, thể nào mồ hôi lưỡi cũng chảy ra hàng tô. Sau đó, ông anh Đông Nhi sẽ ra vẻ đạo mạo mà nói rằng:
- Người đẹp thế này, không ngắm thì phí của trời cho.
Tôi có rất nhiều thói hư tật xấu (chủ yếu là bị tiêm nhiễm từ hai ông anh) nhưng được một tính rất tốt, đó là không bao giờ lãng phí. Có người đẹp, là phải ngắm!
Thấy tôi không chịu làm bài, từ đầu tới cuối chỉ ngồi quay ngược quay xuôi, gần hết giờ lại còn giở trò nhìn ngó người khác, thầy giám thị béo tròn, cái mặt ung ủng như quả cà chua, lại còn thêm cái mũi tẹt như mũi Trư Bát Giới lập tức kéo ghé lại bàn tôi, ngồi như ông phỗng.
Tôi quay sang, thản nhiên cười cười, móc từ trong túi ra mấy cái kẹo cao su:
- Mời thầy ăn kẹo.
Ông thầy này quả bản lĩnh đầy mình, nghe tôi mời ăn kẹo mà ko hề động lòng phàm, thản nhiên lắc đầu từ chối, lại còn dọa đánh dấu bài tôi. Tôi đành bùi ngùi cất mấy viên kẹo vào túi, không quên rủa thầm trong đầu vài câu cho đỡ quê.
Mặc kệ ông thầy ngồi kế bên, tôi lại tiếp tục giương mắt lên nhìn mỹ nhân. Mỹ nhân hẳn cảm thấy ánh mắt tôi, liền quay lại, thấy tôi trơ trẽn không thèm quay mặt đi chỗ khác thì cũng chẳng biết phải làm sao, chỉ cười nhẹ một cái rồi lại tiếp tục làm bài. Thật đúng là mỹ nhân, cười nhẹ thôi mà cũng đủ khiến người ta mất hồn.
Tôi quay sang ông thầy, hất hàm về phía mỹ nhân, không quên kèm theo mấy cái tặc lưỡi xuýt xoa:
- Bạn gái kia đẹp quá hả thầy?
Ông thầy đang tranh thủ đọc bài làm của tôi, nghe tôi nói thế thì trợn mắt ngó lên, rồi như không tin, lại cúi xuống nhìn, miệng đọc lên thành tiếng:
- Nguyễn Hạ Nhi, đây là tên con gái hay tên con trai?
Tới mãi sau này, khi tôi đã tốt nghiệp được ba năm rồi, ông thầy giám thị khét tiếng với biệt danh “ổ tệ nạn” ấy, vẫn còn gọi tôi là thằng Nhi.
- Làm gì có đứa con gái nào thấy gái đẹp là tơm tớp lên như mày.
Ông thầy giải thích thế. Còn tôi ngụy biện lại rằng, khi tâm hồn luôn hướng về cái đẹp thì có gì là không tốt?
Ngày thi thứ nhất trôi qua bình yên, đề văn tôi gặp may trúng tủ, còn đề toán thì vô duyên vô cớ, lại cho ra toàn mẫu bài tôi có chút hứng thú nên đành phải làm cho đỡ buồn tay, làm xong, tôi còn không thèm kiểm tra lại, mang lên nộp luôn. Còn chưa hết nửa thời gian, tưởng tôi quyết định hy sinh nên tới chừng tôi đã ra khỏi lớp rồi, mấy sỹ tử ngồi cùng phòng thi còn dõi theo tôi bằng đôi mắt mở to đầy thương cảm. Ông anh khờ đọc qua một lượt tờ đề tôi mang về, gật gật gù gù khen đề toán hay như đề thi học sinh giỏi. Ông anh khen tới đâu, tôi vui mừng đến đấy, lòng thầm tin chắc rằng, đề càng khó, xác suất trượt của tôi càng cao. Suy cho cùng, chó ngáp phải ruồi thì cũng chỉ có thể ngáp được một con, ruồi đâu lắm mà ngáp trúng cho nhiều.
Ngày thi thứ hai là thi môn chuyên. Tôi thi vào chuyên văn nên lại tiếp tục thi văn một lần nữa. Rút kinh nghiệm, tối hôm trước, tôi chẳng thèm ôn luyện gì, sang phòng ông anh tám chuyện bô lô ba la, rồi nghe ông anh kể về mấy thằng đồng đội cùng team, đánh boss đánh biếc gì đấy, rồi lại còn xông pha vạn dặm, phá tan năm sáu cửa, thu thập vũ khí, rồi cùng nhau đi đánh quái vật, cứu một mụ già nào đó, được mụ tặng cho cái gì đó để thăng chức. Ông anh bình thường không nói, nhưng một khi đã mở máy ra mà dò trúng đài thì lập tức càng nói càng hăng, sử dụng toàn những từ ngữ mà tôi tin là người có đầu óc bình thường thì không ai hiểu, bởi vì chính tôi cũng không hiểu. Nhưng thấy ông anh nói say mê quá, tôi cũng hùa theo cho nó có khí thế. Ông anh được cổ vũ, ra sức nói, sùi cả bọt mép. Không phải bác gái phá lệ la cho vài câu thì chắc ông anh phải kể tới sáng.
Tôi lò dò mò về phòng, leo lên giường, nhắm mắt là ngủ luôn.
Sáng hôm sau tươi tươi tỉnh tỉnh, dọn dẹp gọn gàng, chuẩn bị tư thế sẵn sàng hồi hương.
Ma đưa lối, quỷ dẫn đường, đề văn ra đúng một câu: Nhập vai anh hùng, tinh thần trượng nghĩa, giải cứu mỹ nhân.
Tôi đọc đi đọc lại mấy chục lần, thậm chí còn giơ cả cái đề ra trước mặt ông thầy mặt cà chua (ông thầy này từ buổi thi đầu tiên cứ thấy tôi ngồi đâu là xách ghế tới ngồi theo ở đó).
- Thầy đọc giùm em cái.
Ông thầy nhún vai, nhắc lại chính xác từng từ:
- Nhập – vai – anh – hùng – tinh – thần – trượng – nghĩa – giải – cứu – mỹ –nhân.
Đọc xong, còn phán thêm một tràng:
- Thi vào lớp chuyên đâu phải chuyện đơn giản, em cần phải thể hiện được sức sáng tạo mãnh liệt của mình. Ngoài ra, em còn phải có kiến thức sâu sắc về xã hội, địa lý, lịch sử mới có thể tạo được bối cảnh có sức thuyết phục. Nhân vật của em cũng phải có tính cách điển hình mới thu hút được người đọc. Đề này thoạt tiên tưởng là rất bình thường, tưởng chỉ cần kể một câu chuyện cổ tích là được, nhưng càng đào sâu, càng suy nghĩ thì lại càng thấy hay, thấy đẹp. Phải là người có trái tim nhạy cảm mới có thể khám phá ra sự tiềm ẩn của những câu chữ đơn giản này. Đây chính là dụng ý sâu xa của công sức thức mấy đêm của thầy.
Mặt tôi chảy xuống như cục sáp nến. Tôi nhìn ông thầy mà tưởng như đang chứng kiến một cảnh tượng dị thường, từ trên cao, ông thầy đang đứng nhìn xuống tôi ngạo nghễ, trên đầu lấp lánh những vầng hào quang chói lọi, và rõ ràng nhất, bệ đặt chân của ổng, có khắc một dòng chữ rất to, rất rõ ràng: Chủ tịch Hội ngộ chữ.
Tôi cắn bút, đã tới thế này thì cứ múa bút phóng bừa đi. Anh hùng chính là tôi đây, còn mỹ nhân chính là mỹ nhân chứ còn ai nữa. Vừa viết, tôi vừa nghĩ tới mấy cái cửa có đầy quái vật mà ông anh tối qua vừa kể. Thêm vài câu chuyện ma bịa như thật của hai ông anh cho có phần rùng rợn.
Ban đầu, tôi thầm tính viết vài ba câu sơ lược rồi thôi, đằng nào thì tôi cũng xác định là rớt đành đạch rồi, cố đấm thì cũng chẳng có xôi mà ăn, chẳng ngờ, càng viết, chữ ở đâu cứ tuôn ra như suối. Cảm hứng dạt dào, chưa đầy hai tiếng, tôi đã viết xong tờ giấy thi thứ tư, mà chữ thì vẫn cứ cuồn cuồn như sóng trào, kiểu này thì không khéo tôi viết luôn thành một cuốn tiểu thuyết chứ không chừng, nhưng vừa xin tờ giấy thứ năm, tôi bừng tỉnh, suýt nữa bị hình bóng mỹ nhân dụ dỗ. Quyết tâm để thi cho trượt, cẩn thận vẫn hơn, tôi chẳng thèm viết nhiều nữa, qua quýt hai ba câu rồi phang luôn đoạn kết. Anh hùng lột bỏ mặt nạ, hóa ra là một người con gái. Công chúa thất vọng, uống thuốc độc tự tử. Chết toi.
Viết xong, tôi nhìn sang mỹ nhân. Mỹ nhân vẫn đang chăm chú viết, mái tóc dài buộc cao, để lộ vành tai trắng hồng, đôi môi hơi mím lại. Người đẹp thế này cho chết đi thì quả hơi phí, thế là đành vẽ rắn thêm chân. Anh hùng thấy vì thân phận nữ nhi của mình mà để công chúa chết oan uổng, cảm thấy vô cùng ân hận, nên dùng một lá bùa cổ, giữ cho xác công chúa nhìn như người còn sống, rồi đặt nàng trong một quan tài bằng thủy tinh, chờ một chàng hoàng tử thực sự tới giải cứu nàng khỏi tay thần chết.
Muốn biết công chúa có được cứu sống hay không, chờ xem hồi sau sẽ rõ.
Chốt câu cuối sặc mùi tiểu thuyết chương hồi của Thi Nại Am, tôi thả bút cho rơi cạch xuống bàn, bẻ ngón tay cho kêu rôm rốp ra vẻ ta đây viết lách mỏi mệt lắm. Ngó quanh cả lớp, thấy ai cũng cắm cúi viết lia lịa, ngoài tiếng bút chạy trên mặt giấy xoèn xoẹt ra, không hề có tiếng thì thầm nào hết, thiệt tình, chẳng có chút không khí gì, buồn chết. Phải như lớp hồi cấp hai của tôi, cứ tới giờ kiểm tra một tiết hay thi học kỳ là ồn ào vui vẻ thôi rồi. Học sinh xì xào, thầy cô la hét, thước kẻ cứ đập bôm bốp lên mặt bàn, có hề gì, việc ai nấy làm, miễn sao điểm cứ trên trung bình là được. Không khí như thế này, quả thực là rất buồn tẻ. Tôi chuẩn bị thiu thiu ngủ tới nơi thì chợt nghe tiếng phì phì bên cạnh. Ngó qua, thấy ông thầy mặt cà chua đang đỏ bừng mặt, môi mím lại, má phồng ra, rõ ràng là đang rất khổ sở để không cười lên thành tiếng. Nhìn kỹ hơn chút nữa, thấy ổng đang cầm bài thi của tôi, đọc một dòng là nín cười một dòng. Tôi nhăn mặt suy nghĩ, tuy tôi không tự tin bài thi của mình sẽ làm cho người ta khóc, nhưng ít ra thì cũng không đáng để cười, vì dù sao đó cũng là một bản thiên anh hùng ca đầy bi tráng cơ mà.
Ông thầy đọc xong bài thi của tôi, thở phù một tiếng ra chiều nhẹ nhõm, nhìn tôi lắc đầu:
- Con bé này ngộ nghĩnh thật. Giọng văn rất có cá tính. Ngang ngược không ai bằng. Mày phải thành học trò của tao, tao ghè cho mềm đầu bớt đi, mới nên người được con ạ.
Câu nói đó rõ ràng là gửi tới tôi một thùng thuốc súng. Tôi – vì sự ngộ nghĩnh có thừa, và bản lĩnh chưa từng thua ai một tấc – thản nhiên nhe răng ngô nghê cười, nhận.
Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần, nhưng quả thật, ngay ngày hôm sau, tôi vẫn thấy choang choáng… khi thấy số điểm của mình: 34.5 điểm (môn chuyên hệ số hai) – cao nhất lớp Văn và đồng hạng tám toàn khối.
Cái cục tinh thần mà tôi đã chuẩn bị cho một số điểm thấp kỷ lục lúc này đã được lôi ra để tôi sử dụng vào việc giữ chân mình đứng cho khỏi ngã. Tôi thậm chí đã phải lấy bút kẻ một đường thẳng từ tên tôi qua chỗ tổng số điểm để chắc chắn rằng chính tên Nguyễn Hạ Nhi đạt 34.5 điểm.
Cuối cùng thì sự thật vẫn là sự thật!
Vậy là tôi chính thức phải nói lời từ biệt với đám đồng bọn thân hữu nơi phố huyện. Tôi tự hỏi lòng mình, tôi có buồn không? Và tôi tự trả lời, có, chắc chắn là có. Sinh ly tử biệt mà, không buồn sao được. Nhưng không giống như tôi đã nghĩ, có chút gì đó vui vui là lạ cuộn lên cuộn xuống trong bụng tôi, cái cảm giác như thể vừa thất vọng mà lại vừa tự hào. Hóa ra, tôi giỏi thật, vậy mà trước giờ, tôi cứ tưởng tôi chỉ biết đánh nhau. Trong lúc tâm thần bối rối, tôi tạm quên đi chuyện phải kiếm cái tên vô địch võ thuật toàn tỉnh theo lời hứa của Phương Thảo, cứ đứng ngơ ngẩn nhìn bảng thông báo điểm.
Rừng xanh còn đó, lo gì thiếu củi. Thời gian trước mắt dành cho công cuộc báo thù của tôi còn dài.
Phương Thảo chen lại gần, vỗ vỗ vai tôi, giọng phấn khởi
- Hạ Nhi, chúc mừng nha. Bồ giỏi thiệt đó, văn chuyên mà đạt tám điểm rưỡi lận.
- À… – Tôi đáp, có phần giả bộ khiêm tốn. – Có gì đâu. Làm bừa ấy mà.
Tôi lách người đi ra khỏi đám đông đang chen lấn, Phương Thảo đi theo, bám sát không rời.
- Sắp tới, Nhi có đi học thêm không?
Tôi ậm ừ trả lời có (trả lời đại cho nó theo phong trào). Phương Thảo lập tức lôi sổ ra, Thảo chuẩn bị học lớp của thầy dạy toán giỏi nhất tỉnh, của cô kia dạy lý không nơi nào bằng, còn lớp tiếng Anh thì phải đăng ký trước cả mấy tháng… bô lô ba la, Nhi có muốn học cùng không.
Phương Thảo nói tới tận lúc chúng tôi đi ra tới cổng trường, ông anh khờ đang đứng lem lẻm nói chuyện với một đám con trai, trông thấy tôi liền vẫy tay, miệng vẫn đang ngoác ra cười, chưa kịp khép. Vừa thấy Phương Thảo đi kế tôi, gương mặt lập tức như phủ sáp, ngây đơ ra. Bên cạnh tôi, Phương Thảo cũng im bặt, ngơ ra không kém.
Tôi lập tức nhận xét một câu: hai người này đúng thật là dở hơi, rồi lập tức leo tót lên yên sau xe đạp ông anh, có xe cẩu tới móc cũng không chịu rời vị trí – rút kinh nghiệm từ một số lần chậm chạp bị ông anh kiếm cớ bắt chở (mà ông anh không thuộc vào thể loại giai đẹp theo khiếu thẩm mỹ của tôi, nên chở rất chi là… mệt bỏ xác).
- Đi thôi, tiến lên! – Tôi vỗ vai ông anh và quay lại với Phương Thảo. – Về trước nha, bái bai…
Phương Thảo không chào lại tôi, mà lắp bắp mãi mới thốt lên được vài tiếng
- Lê… Lê Hùng… Lê Hùng kìa.
Lúc đó thì tôi đã đi cách mười cây số rồi.
- Bạn đã chở Nhi lúc đi rồi. – Tôi giải thích thế.
Nhưng dường như tên này chưa từng được ai đối xử tốt như vậy từ trước tới nay nên xúc động ghê lắm, mặt mũi cứ đỏ tưng bừng mà lắc đầu quầy quậy:
- Không, không, con trai sao lại để con gái chở?
- Con gái thì sao chứ? – Tôi cáu, ngay từ nhỏ tôi đã rất ghét cái thể loại phân chia công việc theo giới tính kiểu này – Con trai làm được cái gì, Nhi làm được cái đó. Không để Nhi chở, Nhi đi bộ về.
Bất đắc dĩ, hắn phải để tôi chở. Ngồi sau lưng tôi, chắc hắn lấy làm sung sướng lắm, nhưng từ trước giờ khổ hoài, giờ sung sướng thì không chịu nổi nên được một lát lại hạ giọng năn nỉ tôi:
- Nhi để mình chở cho.
- Ngồi im. – Tôi quát – Còn nói nữa là Nhi ném xuống đường đó.
Đi thêm một đoạn nữa.
- Nhi…
- Nói im rồi mà.
- Nhưng…
- Nhưng gì?
- Nhi muốn đi đâu nữa hả?
- Không, bạn muốn đi đâu nữa hay sao?
- Không. Mình chỉ thắc mắc, đường này đâu phải đường về nhà?
Rút cục đường đi ba mươi phút, tôi kéo dài thành một tiếng rưỡi.
Ông anh khờ đứng lơ ngơ ở cổng, tay cầm dây xích con chó mà mắt thì cứ ngơ ngẩn nhìn về phía xa xăm. Tôi lao xe cái ào, phanh cái rét trước mặt ông anh, vừa trông thấy tôi, gương mặt ông anh sáng bừng lên hớn hở, giở giọng trách móc mà miệng thì cười toét.
- Hai đứa này, đi gì đâu mà lâu dữ. Tính ăn tối ngoài đường hay sao?
Tôi đương nhiên lúc nào cũng quán triệt tư tưởng của cổ nhân “tốt khoe ra, xấu xa đậy lại”, lên tiếng biện hộ liền:
- Em mới xuống đây, chưa biết đường xá nên đi lòng vòng ngắm cảnh.
Ông anh gật gù, quay sang tên trời đánh:
- Chú mày cũng rảnh rỗi quá hả? Nói về sớm làm việc quan trọng với anh mà lại để cho Hạ Nhi chở đi lòng vòng.
Tên trời đánh không cãi lại lời ông anh, chỉ cười hì hì, cầm dây xích chơi với con Bon. Con chó này chắc cũng thuộc phường háo sắc như tôi, thấy người đẹp thì ngay lập tức mắt sáng trưng lên như cái đèn pha, lưỡi thè ra, nhớt dãi chảy lòng thòng, lại còn cứ nhảy tưng tưng lên như vừa uống nhầm thuốc lắc.
- Tới trường có gì vui không, Hạ Nhi? – Ông anh làm bộ quan tâm tới tôi.
- Cũng chẳng có gì. – Tôi vừa dựng xe vừa đáp – Chỉ có mấy bạn nữ cũng khá xinh, Phương Thảo, Liên Châu, Trịnh Giang gì đó, nói chuyện nghe cũng hay.
Cằm ông anh rớt độp xuống đất.
- Lợi hại! Em mới vô trường mà làm quen được với đại tiểu thư rồi?
- Bình thường mà. – Tôi nhún vai, thản nhiên – Thấy hợp thì nói chuyện thôi.
Thái độ của tôi làm ông anh nể ghê lắm.
- Hạ Nhi, em giỏi thiệt đó!
Tôi giỏi, đương nhiên tôi biết.
- Khen thừa. – Tôi nói, hếch ngược mặt lên trời và đi vào nhà.
Đêm trước ngày thi, tôi nghe đồn có người học miệt mài cho tới sáng, tôi thì chẳng điên được tới như vậy, vừa mới nằm xuống ôm cuốn sách văn học lớp chín, đọc lõm bõm mấy bài thơ thu của ông Nguyễn… Nguyễn gì đó là tôi lăn quay ra ngủ khì. Đạp xe một tiếng rưỡi, đằng sau chở thêm một anh chàng đẹp trai nặng gần một tạ, trái tim đương nhiên là phải làm việc quá sức rồi… cần phải thông cảm, cần phải thông cảm!
Ấy vậy mà trời xui đất khiến, đề thi lại ra đúng mấy chữ tôi đã đọc mới sảng hồn. Bỏ giấy trắng thì đương nhiên không được, hai tiếng rưỡi mà không viết được chữ nào thì nhục, tôi nghĩ ra được bao nhiêu, viết lại bấy nhiêu. Viết chán chê được hết một tờ giấy thi, nhìn quanh vẫn thấy thiên hạ miệt mài viết, tôi đành xin thêm một tờ nữa viết cho đỡ phải ngồi không. Viết thêm được một nửa tờ nữa là tôi hết chữ, có vặn vẹo cỡ nào cũng không ra nổi một từ, đành nén lòng mặc kệ thiên hạ muốn ra sao thì ra, dù sao cũng chỉ còn hơn một tiếng nữa là hết giờ. Tôi ngồi vắt chéo chân, ngắm mỹ nhân.
Mỹ nhân ngồi phía trước, cách tôi hai bàn, da trắng bóc, tóc đen mượt dài ngang hông. Từ nhỏ tới tận bây giờ, tôi vẫn chưa thấy có mái tóc nào óng ả được như thế. Gương mặt đẹp hết biết, da trắng hồng, mắt to, lông mi dài cong vút, sống mũi tuy không cao nhưng thanh, môi trên tuy dày hơn môi dưới nhưng có nét cong cực xinh. Mỹ nhân đang bị ho, thi thoảng phải cúi đầu xuống ho một tràng. Tiếng ho của người đẹp có khác, cũng dễ khiến người ta mủi lòng. Mấy anh lớp 12 được làm giám thị canh hành lang nén không nổi, thi thoảng phải ngó vào nhìn, ánh mắt thương tình thấy rõ. Tôi cam đoan, kiểu gì khi quay đi, khối chàng lén nuốt nước bọt. Tôi còn lạ gì… tối nào tôi với hai ông anh chẳng ra bờ sông ngồi ngắm gái. Hai ông anh tôi mà thấy người đẹp thế này, thể nào mồ hôi lưỡi cũng chảy ra hàng tô. Sau đó, ông anh Đông Nhi sẽ ra vẻ đạo mạo mà nói rằng:
- Người đẹp thế này, không ngắm thì phí của trời cho.
Tôi có rất nhiều thói hư tật xấu (chủ yếu là bị tiêm nhiễm từ hai ông anh) nhưng được một tính rất tốt, đó là không bao giờ lãng phí. Có người đẹp, là phải ngắm!
Thấy tôi không chịu làm bài, từ đầu tới cuối chỉ ngồi quay ngược quay xuôi, gần hết giờ lại còn giở trò nhìn ngó người khác, thầy giám thị béo tròn, cái mặt ung ủng như quả cà chua, lại còn thêm cái mũi tẹt như mũi Trư Bát Giới lập tức kéo ghé lại bàn tôi, ngồi như ông phỗng.
Tôi quay sang, thản nhiên cười cười, móc từ trong túi ra mấy cái kẹo cao su:
- Mời thầy ăn kẹo.
Ông thầy này quả bản lĩnh đầy mình, nghe tôi mời ăn kẹo mà ko hề động lòng phàm, thản nhiên lắc đầu từ chối, lại còn dọa đánh dấu bài tôi. Tôi đành bùi ngùi cất mấy viên kẹo vào túi, không quên rủa thầm trong đầu vài câu cho đỡ quê.
Mặc kệ ông thầy ngồi kế bên, tôi lại tiếp tục giương mắt lên nhìn mỹ nhân. Mỹ nhân hẳn cảm thấy ánh mắt tôi, liền quay lại, thấy tôi trơ trẽn không thèm quay mặt đi chỗ khác thì cũng chẳng biết phải làm sao, chỉ cười nhẹ một cái rồi lại tiếp tục làm bài. Thật đúng là mỹ nhân, cười nhẹ thôi mà cũng đủ khiến người ta mất hồn.
Tôi quay sang ông thầy, hất hàm về phía mỹ nhân, không quên kèm theo mấy cái tặc lưỡi xuýt xoa:
- Bạn gái kia đẹp quá hả thầy?
Ông thầy đang tranh thủ đọc bài làm của tôi, nghe tôi nói thế thì trợn mắt ngó lên, rồi như không tin, lại cúi xuống nhìn, miệng đọc lên thành tiếng:
- Nguyễn Hạ Nhi, đây là tên con gái hay tên con trai?
Tới mãi sau này, khi tôi đã tốt nghiệp được ba năm rồi, ông thầy giám thị khét tiếng với biệt danh “ổ tệ nạn” ấy, vẫn còn gọi tôi là thằng Nhi.
- Làm gì có đứa con gái nào thấy gái đẹp là tơm tớp lên như mày.
Ông thầy giải thích thế. Còn tôi ngụy biện lại rằng, khi tâm hồn luôn hướng về cái đẹp thì có gì là không tốt?
Ngày thi thứ nhất trôi qua bình yên, đề văn tôi gặp may trúng tủ, còn đề toán thì vô duyên vô cớ, lại cho ra toàn mẫu bài tôi có chút hứng thú nên đành phải làm cho đỡ buồn tay, làm xong, tôi còn không thèm kiểm tra lại, mang lên nộp luôn. Còn chưa hết nửa thời gian, tưởng tôi quyết định hy sinh nên tới chừng tôi đã ra khỏi lớp rồi, mấy sỹ tử ngồi cùng phòng thi còn dõi theo tôi bằng đôi mắt mở to đầy thương cảm. Ông anh khờ đọc qua một lượt tờ đề tôi mang về, gật gật gù gù khen đề toán hay như đề thi học sinh giỏi. Ông anh khen tới đâu, tôi vui mừng đến đấy, lòng thầm tin chắc rằng, đề càng khó, xác suất trượt của tôi càng cao. Suy cho cùng, chó ngáp phải ruồi thì cũng chỉ có thể ngáp được một con, ruồi đâu lắm mà ngáp trúng cho nhiều.
Ngày thi thứ hai là thi môn chuyên. Tôi thi vào chuyên văn nên lại tiếp tục thi văn một lần nữa. Rút kinh nghiệm, tối hôm trước, tôi chẳng thèm ôn luyện gì, sang phòng ông anh tám chuyện bô lô ba la, rồi nghe ông anh kể về mấy thằng đồng đội cùng team, đánh boss đánh biếc gì đấy, rồi lại còn xông pha vạn dặm, phá tan năm sáu cửa, thu thập vũ khí, rồi cùng nhau đi đánh quái vật, cứu một mụ già nào đó, được mụ tặng cho cái gì đó để thăng chức. Ông anh bình thường không nói, nhưng một khi đã mở máy ra mà dò trúng đài thì lập tức càng nói càng hăng, sử dụng toàn những từ ngữ mà tôi tin là người có đầu óc bình thường thì không ai hiểu, bởi vì chính tôi cũng không hiểu. Nhưng thấy ông anh nói say mê quá, tôi cũng hùa theo cho nó có khí thế. Ông anh được cổ vũ, ra sức nói, sùi cả bọt mép. Không phải bác gái phá lệ la cho vài câu thì chắc ông anh phải kể tới sáng.
Tôi lò dò mò về phòng, leo lên giường, nhắm mắt là ngủ luôn.
Sáng hôm sau tươi tươi tỉnh tỉnh, dọn dẹp gọn gàng, chuẩn bị tư thế sẵn sàng hồi hương.
Ma đưa lối, quỷ dẫn đường, đề văn ra đúng một câu: Nhập vai anh hùng, tinh thần trượng nghĩa, giải cứu mỹ nhân.
Tôi đọc đi đọc lại mấy chục lần, thậm chí còn giơ cả cái đề ra trước mặt ông thầy mặt cà chua (ông thầy này từ buổi thi đầu tiên cứ thấy tôi ngồi đâu là xách ghế tới ngồi theo ở đó).
- Thầy đọc giùm em cái.
Ông thầy nhún vai, nhắc lại chính xác từng từ:
- Nhập – vai – anh – hùng – tinh – thần – trượng – nghĩa – giải – cứu – mỹ –nhân.
Đọc xong, còn phán thêm một tràng:
- Thi vào lớp chuyên đâu phải chuyện đơn giản, em cần phải thể hiện được sức sáng tạo mãnh liệt của mình. Ngoài ra, em còn phải có kiến thức sâu sắc về xã hội, địa lý, lịch sử mới có thể tạo được bối cảnh có sức thuyết phục. Nhân vật của em cũng phải có tính cách điển hình mới thu hút được người đọc. Đề này thoạt tiên tưởng là rất bình thường, tưởng chỉ cần kể một câu chuyện cổ tích là được, nhưng càng đào sâu, càng suy nghĩ thì lại càng thấy hay, thấy đẹp. Phải là người có trái tim nhạy cảm mới có thể khám phá ra sự tiềm ẩn của những câu chữ đơn giản này. Đây chính là dụng ý sâu xa của công sức thức mấy đêm của thầy.
Mặt tôi chảy xuống như cục sáp nến. Tôi nhìn ông thầy mà tưởng như đang chứng kiến một cảnh tượng dị thường, từ trên cao, ông thầy đang đứng nhìn xuống tôi ngạo nghễ, trên đầu lấp lánh những vầng hào quang chói lọi, và rõ ràng nhất, bệ đặt chân của ổng, có khắc một dòng chữ rất to, rất rõ ràng: Chủ tịch Hội ngộ chữ.
Tôi cắn bút, đã tới thế này thì cứ múa bút phóng bừa đi. Anh hùng chính là tôi đây, còn mỹ nhân chính là mỹ nhân chứ còn ai nữa. Vừa viết, tôi vừa nghĩ tới mấy cái cửa có đầy quái vật mà ông anh tối qua vừa kể. Thêm vài câu chuyện ma bịa như thật của hai ông anh cho có phần rùng rợn.
Ban đầu, tôi thầm tính viết vài ba câu sơ lược rồi thôi, đằng nào thì tôi cũng xác định là rớt đành đạch rồi, cố đấm thì cũng chẳng có xôi mà ăn, chẳng ngờ, càng viết, chữ ở đâu cứ tuôn ra như suối. Cảm hứng dạt dào, chưa đầy hai tiếng, tôi đã viết xong tờ giấy thi thứ tư, mà chữ thì vẫn cứ cuồn cuồn như sóng trào, kiểu này thì không khéo tôi viết luôn thành một cuốn tiểu thuyết chứ không chừng, nhưng vừa xin tờ giấy thứ năm, tôi bừng tỉnh, suýt nữa bị hình bóng mỹ nhân dụ dỗ. Quyết tâm để thi cho trượt, cẩn thận vẫn hơn, tôi chẳng thèm viết nhiều nữa, qua quýt hai ba câu rồi phang luôn đoạn kết. Anh hùng lột bỏ mặt nạ, hóa ra là một người con gái. Công chúa thất vọng, uống thuốc độc tự tử. Chết toi.
Viết xong, tôi nhìn sang mỹ nhân. Mỹ nhân vẫn đang chăm chú viết, mái tóc dài buộc cao, để lộ vành tai trắng hồng, đôi môi hơi mím lại. Người đẹp thế này cho chết đi thì quả hơi phí, thế là đành vẽ rắn thêm chân. Anh hùng thấy vì thân phận nữ nhi của mình mà để công chúa chết oan uổng, cảm thấy vô cùng ân hận, nên dùng một lá bùa cổ, giữ cho xác công chúa nhìn như người còn sống, rồi đặt nàng trong một quan tài bằng thủy tinh, chờ một chàng hoàng tử thực sự tới giải cứu nàng khỏi tay thần chết.
Muốn biết công chúa có được cứu sống hay không, chờ xem hồi sau sẽ rõ.
Chốt câu cuối sặc mùi tiểu thuyết chương hồi của Thi Nại Am, tôi thả bút cho rơi cạch xuống bàn, bẻ ngón tay cho kêu rôm rốp ra vẻ ta đây viết lách mỏi mệt lắm. Ngó quanh cả lớp, thấy ai cũng cắm cúi viết lia lịa, ngoài tiếng bút chạy trên mặt giấy xoèn xoẹt ra, không hề có tiếng thì thầm nào hết, thiệt tình, chẳng có chút không khí gì, buồn chết. Phải như lớp hồi cấp hai của tôi, cứ tới giờ kiểm tra một tiết hay thi học kỳ là ồn ào vui vẻ thôi rồi. Học sinh xì xào, thầy cô la hét, thước kẻ cứ đập bôm bốp lên mặt bàn, có hề gì, việc ai nấy làm, miễn sao điểm cứ trên trung bình là được. Không khí như thế này, quả thực là rất buồn tẻ. Tôi chuẩn bị thiu thiu ngủ tới nơi thì chợt nghe tiếng phì phì bên cạnh. Ngó qua, thấy ông thầy mặt cà chua đang đỏ bừng mặt, môi mím lại, má phồng ra, rõ ràng là đang rất khổ sở để không cười lên thành tiếng. Nhìn kỹ hơn chút nữa, thấy ổng đang cầm bài thi của tôi, đọc một dòng là nín cười một dòng. Tôi nhăn mặt suy nghĩ, tuy tôi không tự tin bài thi của mình sẽ làm cho người ta khóc, nhưng ít ra thì cũng không đáng để cười, vì dù sao đó cũng là một bản thiên anh hùng ca đầy bi tráng cơ mà.
Ông thầy đọc xong bài thi của tôi, thở phù một tiếng ra chiều nhẹ nhõm, nhìn tôi lắc đầu:
- Con bé này ngộ nghĩnh thật. Giọng văn rất có cá tính. Ngang ngược không ai bằng. Mày phải thành học trò của tao, tao ghè cho mềm đầu bớt đi, mới nên người được con ạ.
Câu nói đó rõ ràng là gửi tới tôi một thùng thuốc súng. Tôi – vì sự ngộ nghĩnh có thừa, và bản lĩnh chưa từng thua ai một tấc – thản nhiên nhe răng ngô nghê cười, nhận.
Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần, nhưng quả thật, ngay ngày hôm sau, tôi vẫn thấy choang choáng… khi thấy số điểm của mình: 34.5 điểm (môn chuyên hệ số hai) – cao nhất lớp Văn và đồng hạng tám toàn khối.
Cái cục tinh thần mà tôi đã chuẩn bị cho một số điểm thấp kỷ lục lúc này đã được lôi ra để tôi sử dụng vào việc giữ chân mình đứng cho khỏi ngã. Tôi thậm chí đã phải lấy bút kẻ một đường thẳng từ tên tôi qua chỗ tổng số điểm để chắc chắn rằng chính tên Nguyễn Hạ Nhi đạt 34.5 điểm.
Cuối cùng thì sự thật vẫn là sự thật!
Vậy là tôi chính thức phải nói lời từ biệt với đám đồng bọn thân hữu nơi phố huyện. Tôi tự hỏi lòng mình, tôi có buồn không? Và tôi tự trả lời, có, chắc chắn là có. Sinh ly tử biệt mà, không buồn sao được. Nhưng không giống như tôi đã nghĩ, có chút gì đó vui vui là lạ cuộn lên cuộn xuống trong bụng tôi, cái cảm giác như thể vừa thất vọng mà lại vừa tự hào. Hóa ra, tôi giỏi thật, vậy mà trước giờ, tôi cứ tưởng tôi chỉ biết đánh nhau. Trong lúc tâm thần bối rối, tôi tạm quên đi chuyện phải kiếm cái tên vô địch võ thuật toàn tỉnh theo lời hứa của Phương Thảo, cứ đứng ngơ ngẩn nhìn bảng thông báo điểm.
Rừng xanh còn đó, lo gì thiếu củi. Thời gian trước mắt dành cho công cuộc báo thù của tôi còn dài.
Phương Thảo chen lại gần, vỗ vỗ vai tôi, giọng phấn khởi
- Hạ Nhi, chúc mừng nha. Bồ giỏi thiệt đó, văn chuyên mà đạt tám điểm rưỡi lận.
- À… – Tôi đáp, có phần giả bộ khiêm tốn. – Có gì đâu. Làm bừa ấy mà.
Tôi lách người đi ra khỏi đám đông đang chen lấn, Phương Thảo đi theo, bám sát không rời.
- Sắp tới, Nhi có đi học thêm không?
Tôi ậm ừ trả lời có (trả lời đại cho nó theo phong trào). Phương Thảo lập tức lôi sổ ra, Thảo chuẩn bị học lớp của thầy dạy toán giỏi nhất tỉnh, của cô kia dạy lý không nơi nào bằng, còn lớp tiếng Anh thì phải đăng ký trước cả mấy tháng… bô lô ba la, Nhi có muốn học cùng không.
Phương Thảo nói tới tận lúc chúng tôi đi ra tới cổng trường, ông anh khờ đang đứng lem lẻm nói chuyện với một đám con trai, trông thấy tôi liền vẫy tay, miệng vẫn đang ngoác ra cười, chưa kịp khép. Vừa thấy Phương Thảo đi kế tôi, gương mặt lập tức như phủ sáp, ngây đơ ra. Bên cạnh tôi, Phương Thảo cũng im bặt, ngơ ra không kém.
Tôi lập tức nhận xét một câu: hai người này đúng thật là dở hơi, rồi lập tức leo tót lên yên sau xe đạp ông anh, có xe cẩu tới móc cũng không chịu rời vị trí – rút kinh nghiệm từ một số lần chậm chạp bị ông anh kiếm cớ bắt chở (mà ông anh không thuộc vào thể loại giai đẹp theo khiếu thẩm mỹ của tôi, nên chở rất chi là… mệt bỏ xác).
- Đi thôi, tiến lên! – Tôi vỗ vai ông anh và quay lại với Phương Thảo. – Về trước nha, bái bai…
Phương Thảo không chào lại tôi, mà lắp bắp mãi mới thốt lên được vài tiếng
- Lê… Lê Hùng… Lê Hùng kìa.
Lúc đó thì tôi đã đi cách mười cây số rồi.
/37
|