Đó cũng là đêm mà Ngôn bắt đầu bước vào trận chiến với chính mình.
Anh quyết tâm từ bỏ mọi ý chí “đánh đồn có địch” trước đây đã từng khởi xướng.
Anh xóa hết tất cả các bài thơ mình đã viết trên trang cá nhân.
Anh xóa hết mọi hình ảnh Huế Anh trong thư mục riêng của máy tính mình.
Anh tắt tùy chọn “đang theo dõi” với nick Huế Anh.
Anh quyết tâm rời bỏ Facebook, thế giới ảo vốn đem mọi người đến gần nhau hơn. Nhưng với Ngôn, anh đã mất mát rất nhiều từ đây. Nó chỉ là công cụ. Nó không phải cuộc sống của anh. Ngôn sẽ không sống trong nó nữa.
Những ngày mới lại đến. Mỗi ngày mới vẫn luôn cho ta cơ hội để bắt đầu lại cuộc sống, hoặc tiếp tục cuộc sống. Hít vào, thở ra. Và ta nhận ra thế giới thực thật tươi đẹp. Cuộc sống thực thật kỳ diệu và đáng mến.
Lá cây rung rinh. Bầu trời xanh cao. Tiếng chim sáo nhà ai chí chách vang dội con ngõ. Tất cả sống động. Tất cả là thế giới thực.
“Alo, cô Phương ạ? Dạo này cô và gia đình khỏe chứ ạ?... Em Thu thế nào rồi cô? Vầng... Vầng... À thế ạ... Thế là tốt quá rồi... Vầng... À không được rồi cô ạ. Cháu vừa đi thực tập về. Mà đợt này ở khoa cháu lại bắt đầu thi cuối kỳ. Chắc phải đến cuối tháng mới xong. Có lẽ không giúp được em Thu rồi cô ạ... Vầng, cô chú thông cảm cho cháu... Vầng... Thôi vậy cháu chào cô nhé. Hôm nào cháu sẽ qua nhà cô chú chơi... Vâng ạ. Cháu chào cô.”
Ngôn vừa nghe điện thoại từ cô Phương khi đang dắt xe chuẩn bị lên trường. Anh thấy trước mắt mình những bài giảng khô khan và gò bó của thầy Trương.
Nhưng mình sẽ đối mặt với chúng và giải quyết chúng! Mình sẽ phanh chúng ra và tìm thấy những điều đáng để học, đáng để suy nghĩ và ứng dụng trong cuộc sống! Những giờ ngồi trên giảng đường sẽ không uổng phí! Mình không chấp nhận những cái khó ưa! Nhưng mình sẽ tìm thấy cái gì đó hay ho trong mọi nơi, mọi lúc…
Anh tự nhủ sẽ nhìn ngắm những khuôn mặt thân quen gần gũi của bạn bè. Anh sẽ lắng nghe những tiếng nói thực của thầy cô. Và ghi nhớ những câu từ thú vị, những điều mới mẻ thú vị.
Có một suy nghĩ về “ai đó” thoáng xuất hiện trong đầu Ngôn. Nhưng anh nhanh chóng xua đuổi nó đi. Và đưa ánh mắt rảo khắp xe cộ, nhà cửa xuất hiện trên đường.
Đường Trường Chinh đang được mở rộng và làm lại. Nhưng ngã tư giao với Phạm Ngọc Thạch vẫn chật hẹp như cái lỗ mũi. Ngôn phải dừng trước đèn đỏ hơn một phút. Và sau khi băng qua đèn xanh, xe anh lại phải rườm rườm đi từng quãng ngắn từng bước chân. Chậm chạp và bí bức. Mệt mỏi, sốt ruột.
Những lúc sống chậm thế này, mình có cơ hội nhìn ngắm phố phường, quán xá bên đường. À, hóa ra đằng kia có cửa hàng kinh doanh giấy dán tường. Vậy mà tháng trước mình tìm mãi không thấy. Đằng kia nữa, đồ điện cầm tay. Mình rất thích những món đồ như thế. Khi nào có tiền, mình sẽ mua một cái máy mài, máy khoan để chế ra hộp đựng đĩa thông minh vừa mới thiết kế... Những chiếc ô tô, xe máy mình sẽ ghi nhớ khối hình và từng đường nét của chúng để phác họa thật chuẩn, để khi nào đó cần thể hiện trong các bài vẽ... Thật là hay!...
Có một cô bé cao khoảng mét năm lăm, vai đeo chéo dây cặp, bước đi trên vỉa hè. Đuôi tóc lúc lắc của cô bé thu hút ánh mắt của Ngôn.
“Huế A...!”
Ngôn sững sờ thốt lên tên Huế Anh trong tâm trí. Nhưng nhìn kỹ lại, hóa ra không phải. Anh thẫn thờ đôi tay.
“Này! Đi đi chứ! Đường của riêng nhà mày hả?” Có tiếng quát bực bội từ phía sau xe Ngôn. “Sáng ngày ra, đã tắc thì chớ, mười thằng như mày thì bao giờ đường mới thông?”
Phải thêm hai tiếng còi ô tô nữa mới khiến Ngôn dứt khỏi cái suy nghĩ sững sờ. Phía trước mũi xe là một khoảng đường khá rộng. Anh đưa mắt nhìn lại phía sau qua gương chiếu hậu và vội vàng vặn tay ga đi tiếp.
* * *
“Enzym, hay còn gọi là men tiêu hóa, là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein. Trong cơ thể sinh vật, luôn luôn xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học, với một hiệu suất rất cao, mặc dù ở điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất, pH. Sở dĩ như vậy vì nó có sự hiện diện của chất xúc tác sinh học được gọi chung là enzym. Mặc dù enzym có trong tất cả các cơ quan, mô của động vật, thực vật cũng như trong tế bào vi sinh vật, song việc tách enzyme gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tách với quy mô công nghiệp một cách thuận lợi về kinh tế chỉ có thể tiến hành đối với nguyên liệu có chứa hàm lượng lớn enzym. Có ba nguồn nguyên liệu sinh học cơ bản: các mô và cơ quan động vật, mô và cơ quan thực vật, tế bào vi sinh vật... Giang Thảo! Trả lời thầy: có những enzyme thực vật nào?”
“Thưa thầy, có các enzyme như: papain, bromelin, ficin, amylase, urease,... ạ.”
“Tốt! Em có biết nguồn gốc cụ thể của các enzyme đó không?”
Ngồi bàn cuối, Lâm nói với Ngôn:
“Enzyme thực vật thì có nguồn gốc từ... thực vật chứ còn đâu nữa nhỉ!”
“Ờ.” Ngôn lừ đừ đáp.
Giang Thảo trả lời tiếp:
“Thưa thầy, người ta thu papain từ nhựa đu đủ xanh bằng cách khuấy nhựa một thời gian và sau đó tách lấy kết tủa protein. Cuối cùng đem sấy khô nghiền nhỏ. Bromelin thu từ thân dứa. Sau khi hái quả, người ta bỏ lá và ép thân lấy dịch, rồi dùng dung môi hữu cơ kết tủa enzym trong dịch ép. Ficin được tách từ dịch ép thân và lá giống Ficus. Amylase được thu nhận từ nguồn malt đại mạch và các hạt nảy mầm khác, được sử dụng chủ yếu trong công nghệ sản xuất rượu bia, bánh kẹo. Urease từ hạt đậu tương, lipase từ hạt thầu dầu, beta-amylase từ củ khoai lang, saccharase từ lá củ cải đường...”
“Rất tốt. Giang Thảo ngồi xuống. Xin mời Phương Thảo lên bảng viết cho thầy các tên enzyme đó.”
“Thầy thích ăn cỏ hay sao mà toàn gọi ‘Thảo’ thế không biết?” Có tiếng nói leo lầm bầm ở bàn dưới.
Ngôn lặng lờ ngồi chống cằm trên tay trái. Những gì liên quan đến Hóa học không thể khiến anh hưng phấn được. Anh nhìn ngắm Giang Thảo ngồi bàn đầu. Cô nàng “tây tây”, “hây hây” trong màu áo tím sọc lam vẫn luôn xinh đẹp mỗi khi xuất hiện trước mắt Ngôn. Cảm giác bí ẩn nơi con người cô khiến Ngôn luôn tò mò, luôn muốn khám phá.
Bạn ấy ăn gì mà da trắng thế nhỉ? Tóc tơ lại nhuốm vàng nâu tự nhiên nữa... Chà, cặp kính cận ấy... rất hợp với khuôn mặt. Hợp lắm. Hợp đến lạ lùng...
Lâm giật mạnh cánh tay đang chống cằm của Ngôn làm anh không kịp tóm những suy nghĩ vẩn vơ đang vụt tiêu biến. Cũng may mà Ngôn không buồn ngủ như những buổi trước anh chỉ thẫn thờ nhìn và nghe nếu không, hẳn trò này của Lâm sẽ tạo nên một âm thanh tuyệt vời trang trí cho không khí nặng nề của lớp học.
“Này! Ông chơi tôi đấy à?” Ngôn cáu.
“Chơi đấy! Làm gì được nhau nào? Hô hô.” Lâm cười.
“Thích thì chốc giải lao, ra ngoài hành lang ‘sô-lô’!” Ngôn kìm giọng để thầy Trương không nghe thấy.
“Ngay và luôn đê... Hô hô... Mà ông làm sao đấy?”
“Làm sao là ‘nàm thao’?”
“Tranh trừu tượng đây hở?”
Lâm chỉ xuống trang giấy trước mặt Ngôn. Trang giấy phủ kín những đường nét bút bi vẽ theo phong cách graffiti. Những đường nét đậm đặc. Từng mảng sáng tối tương phản. Không gian ba chiều của các hình khối càng khiến cho sự tương phản kích cỡ thêm ấn tượng. Rất nhiều con chữ chồng chéo lên nhau với đủ các dạng tròn, vuông, sắc cạnh, méo mó... Nhưng tất cả đều chỉ có hai ký tự: A và H.
“À, kể ra thì... ông cũng đúng đấy. Súp-pơ-trừu!” Ngôn cười. Thực ra anh cũng không tin vào mắt mình khi nhìn xuống bức hình hỗn hợp các đường nét.
“‘Trừu’ quá đến mức cái thằng vẽ ra cũng chẳng hiểu gì phải không? Chắc là viết tắt của ‘ăn hành’ hả? Ờ, trông cũng tội mà thôi cũng kệ! He he he!” Lâm vui vẻ nói.
“Kệ tôi!”
Ngôn nhìn ngắm lại các khối chữ H và A. Trân trân một lúc lâu. Ngôn thở dài, đưa tay xé bỏ trang giấy. Sau một giây cân nhắc, anh vo nó thành một cục tròn rồi nhét vào cặp.
* * *
Tháng bảy.
“Đêm hè gió thổi hiu hiu
Bỗng nhiên nhớ nhớ người yêu nơi nào
Trời đêm chẳng một vì sao
Lòng em chẳng một khoảng nào cho tôi!...”
Có tiếng ếch kêu từ điện thoại Ngôn. Anh bật dậy như lò xo, với tay bắt chộp lấy chiếc điện thoại.
Đó là tin nhắn từ lớp trưởng, thông báo lịch đăng ký tín chỉ.
Ngôn thầm nghĩ: “Thôi nào. Tỉnh táo đi chứ. Đừng có điên nữa mà.”
Lần nào cũng vậy, mỗi khi tiếng ếch ấy reo lên, mọi thứ âm thanh xung quanh Ngôn gần như ngưng đọng và chẳng thể nào lọt vào tai anh.
Ngôn quyết định đổi nhạc chuông tin nhắn. Anh mở danh sách nhạc trên Window media và nhấp chuột chuyển từng bài.
Bình tĩnh lại nào! Mình đã chịu đựng được hai tháng rồi... Cố lên! Sẽ chẳng đời nào có tin nhắn từ em ấy đâu... Đừng hoang tưởng nữa, Ngôn ơi... Nào, nhớ lại những bài nghiên cứu về tự kỷ ám thị đi. Mình sẽ nói: “không yêu Huế Anh”, “không yêu Huế Anh”... Và chắc chắn phương pháp này sẽ thành công. Thực hành mỗi tối, chắc chắn sẽ có tác dụng. Và... để cho hiệu quả hơn...
Ngôn lấy trong cặp ra một tờ giấy A4, dùng chiếc bút dạ mực đen viết bốn chữ thật to “KHÔNG YÊU HUẾ ANH” và dán lên tường.
Đêm hè nóng bức. Ngôn cởi trần, nằm trên giường, ngửa mặt lên trần nhà, kê đầu lên hai bàn tay, bắt chân chữ ngũ.
Ngày mai, mình sẽ đọc nốt chương cuối cuốn “Đắc nhân tâm”. Xong sẽ xem phim Titanic để học tiếng Anh. Sẽ rất hay. Sẽ rất hiệu quả khi học từ vựng nhờ các câu phụ đề tiếng Anh. Mình sẽ đọc to, nói lớn những từ nghe được. Mình sẽ rất chú ý đến các cụm từ, các thành ngữ. Cuộc đối thoại giữa các nhân vật... Jack và Rose... Hay nhỉ, sao người ta có thể nghĩ ra được cái kịch bản với các tình tiết thú vị giữa các nhân vật như vậy nhỉ? Jack và Rose. Rõ ràng là không thể đến với nhau cơ mà. Nhưng rồi... Rose đã nghe theo tiếng gọi tình yêu... Đã yêu Jack... Thật là hay... Thật tuyệt vời... Huế Anh có như vậy không nhỉ? Nếu một ngày kia, em ấy hẹn mình ở “con đường tình yêu” và nói: “Em yêu anh.” Chà, thật là hay! Mình sẽ ôm em ấy vào lòng. Mọi quá khứ sẽ cho qua. Chỉ có khoảnh khắc lúc ấy. Và tương lai mà thôi. Nhưng... cái gì thế này...? Mình làm sao thế này? A… a… a!...
Mọi suy nghĩ lại dẫn Ngôn về hình ảnh Huế Anh.
Không! Không!... Đừng để một chút nào, câu nói nào trong đầu mình nhắc đến tên em ấy! Hoặc nếu có, thì sẽ thế này: mình-không-yêu-Huế-Anh. Mình không yêu Huế Anh. Không yêu Huế Anh. Không yêu!... Không yêu!...
Có phải mình thật tội nghiệp, đáng thương hại không nhỉ? Người ta không yêu mình thì thôi, làm sao cứ phải đâm đầu vào một tình yêu đơn phương thế này? Tại sao nhỉ?...
Tại sao mình lại là người đến sau?
Mình có nên tiếp tục chinh chiến? Hay là đợi chờ... Một ngày kia, hai người sẽ chia tay... Mình sẽ thay Khánh Tân để chăm sóc cho Huế Anh trọn đời... Nhưng khi đó, người ta nhìn mình sẽ như một cái bóng của Khánh Tân, chứ không phải là Sơn Ngôn, một Sơn Ngôn khác biệt. Kệ, mình sẽ yêu em ấy và chăm sóc em ấy theo một cách khác biệt, chứ không phải là cái bóng của Khánh Tân. Mình không chỉ là một người thay thế vị trí. Mình sẽ là một người yêu mến Huế Anh một cách chân thành và đích thực.
Nhưng liệu rằng... ngay cả khi em ấy chia tay Khánh Tân, chắc gì em ấy đã yêu mình? Chắc gì lòng em ấy đã có tên mình... Có khi nào... Chưa chắc... Có thể có. Có thể không. Không thể nói trước được điều gì...
Nhưng về phía mình thì sao? Một tình yêu chân chính có thể lay chuyển trái tim em ấy được không nhỉ? Mà... mình có thể là một người chung tình không nhỉ? Nhiều khi nhìn ngắm các cô gái khác, mình cũng hay xúc động... Mình là một chàng lãng tử... con người của nghệ thuật... Nhỡ đâu sau này... Nếu mình và em ấy đến với nhau trong tình yêu, liệu mình có giữ được tâm hồn khỏi những cám dỗ từ các vẻ đẹp bên ngoài không? Mình sẽ là một người chung thủy chứ? Nếu không như thế, mình chẳng đáng được em ấy yêu. Thật chẳng xứng đáng chút nào. Không, mình phải là một người chung tình. Chỉ một tình yêu duy nhất. Một tâm hồn thiện hảo như em ấy xứng đáng có một tình yêu chung thủy... Một tình yêu chung thủy...
Có thể là với mình được không nhỉ? Có thể không? Định mệnh có thể đưa em ấy đến với mình không? Có thể không?... A a a... Nhức đầu quá... Đỉnh đầu mình ê ẩm, nặng nề... Mấy giờ rồi nhỉ?... Hai giờ sáng. Nằm đã được ba tiếng đồng hồ rồi... Đáng lẽ giờ này mình phải ngủ được rồi chứ? Sao mình không thể ngủ được nhỉ?... Mình phải ngủ để mai có sức... Phải ngủ đi... Ngủ đi... Đừng suy nghĩ nữa... Những suy nghĩ khiến mình không thể ngủ... Không được để một suy nghĩ nào xuất hiện trong đầu nữa... Mình phải để đầu óc được thư giãn... Phải giãn ra... Trống rỗng...
Ngôn nhắm mắt. Màn đêm bao phủ anh. Bộ óc anh buông thả, cố gắng không nặn ra một lời nào nữa. Anh thấy lực nghĩ của não mình đã hạ xuống mức tối thiểu. Trống rỗng. Trong một vài khoảnh khắc hiếm hoi, những tiếng nói vang vọng nào đó lại muốn trỗi lên. Nhưng Ngôn nhìn thấy, đè chúng xuống. Mọi hoạt động của bộ não đều được giãn ra.
Đỉnh đầu Ngôn vẫn nhức như có lớp cơ nào đó trên vỏ sọ bị bấu véo, hành hạ, bị đè bóp với áp lực nhỏ nhưng liên tục từng hồi.
Ngôn nhổm dậy, ngồi trên bàn tọa và hai bàn chân. Hai cánh tay anh ôm lấy hai đầu gối. Anh nhìn trân trân vào màn đêm mờ mịt. Bóng tối sâu thẳm vô tận. Anh nghe rõ tiếng tóc tách của vòi nước dưới nhà. Tư thế ngồi giúp anh bớt nhức đầu hơn. Nhưng trôi qua mười lăm phút đằng đẵng, đôi mắt của Ngôn vẫn không díp xuống, không trĩu nặng được.
Đỉnh đầu đã khá hơn. Ngôn nằm xuống như cũ, thở dài. Phải mất thêm nửa tiếng sau, giấc ngủ mới đến với anh.
* * *
Tháng tám, Ngôn ốm một trận dữ dội, ròng rã gần ba mươi ngày. Đôi mắt anh thâm quầng, hai má hóp lại. Những ngày học đầu tiên của năm thứ tư đã vắng mặt anh. Ngôn nằm dài ở nhà, tiều tụy. Mỗi ngày, cứ khi trời hửng sáng thì anh thức giấc với cái mũi khốn khổ - anh bị viêm mũi dị ứng nặng. Càng ngày, xoang mũi anh càng trầm trọng hơn.
Tháng chín, hai cánh tay gầy guộc cố gắng lái xe đến trường.
Mùa thu thương nhớ. Mùa thu cô đơn. Mùa thu có gió, có nắng nhè nhẹ. Mùa thu khẽ khàng thổi đến cho tâm hồn cô quạnh thêm nao nao. Lay lắt hàng cây, phất phơ tầng mây...
“Nắng sớm mai hát theo làn gió
Vui niềm vui anh có trong đời
Đâu đây đôi mắt em cười
Bâng khuâng xao xuyến... tháng mười yêu thương...”
Ngôn hình dung khuôn mặt rạng ngời của Huế Anh và mỉm cười. Ba tháng chiến đấu chống lại chính mình với quyết tâm gạt bỏ mối tình đơn phương của Ngôn đã kết thúc mà thất bại thuộc về phe chủ chiến. Anh chấp nhận sống trong nỗi tơ tưởng, tương tư mỗi ngày. Anh không thể dập tắt được những suy nghĩ về hình bóng Huế Anh trong lòng anh.
Sắp tròn một năm...
Ngôn dạo bước trên con đường vắng lặng trước sân khoa Sinh. Anh vừa đến lớp và nhận được thông báo nghỉ học. Anh quyết định tận dụng buổi trống tiết để nhìn ngắm trời đất và thư giãn cho đầu óc thảnh thơi. Anh lắng nghe hơi thở mình. Anh khẽ búng một chiếc lá trên cành nhãn. Lắc lắc cổ, xoay xoay vai, anh nhận thấy mình đã tươi tỉnh hơn và khỏe khoắn hơn.
“Vì sao em hỡi
Làm sao biết được
Tình yêu trái ngang con tim hoang mang lầm lỡ trao
Niềm riêng không nói
Nhìn em với người
Vì tôi đến sau nên ôm thương đau
Giờ trách ai?...”
Ngôn thọc tay vào túi quần, miệng khẽ hát ca khúc “Yêu vì ai, yêu vì em” của Dương 565. Miệng mỉm cười, lòng cảm thấy thú vị: “Hầy... Nếu không phải vì cái lỗ mũi thò lò này... biết đâu mình đã làm ca sĩ rồi... Hờ hờ...”
“Đi đâu đấy Ngôn?”
Có tiếng gọi của Nong, cậu bạn cùng khóa của Ngôn. Nong ở trong ký túc xá, tay đang cầm một tấm thẻ ATM. Quay sang bên, mỉm cười chào, Ngôn bộc bạch luôn:
“À, đi ra rồi lại đi vào cậu ạ... Hôm nay lớp tớ bị bỏ bom hàng loạt. ‘Các cụ’ chẳng thông báo gì nên mình đến trường mất công toi.”
“Chắc là thầy báo sát giờ quá à? Hay là các tổ trường nhắn tin báo sót?”
“Ừm, có thể do đường truyền điện thoại.”
“Làm Ngôn phí mất mấy tiếng đi xe bus ấy nhỉ?”
“Ha ha ha. Tớ đi xe máy cậu ạ. Cũng mỏi mông mất ba mươi phút.”
“À, vậy à?...”
“Còn cậu đang đi đâu đấy?”
“À, ở nhà tớ vừa gửi tiền lên. Tớ ra ATM rút tiền đây. Cứ mỗi lần như thế này lại nhớ mẹ kinh khủng Ngôn ạ. Ngôn có đi chơi đâu thì tí qua phòng tớ chơi nhé.”
“Hi hi. Ừ. Cảm ơn Nong. Tớ lượn lờ một vòng rồi về đây. Mẹ tớ cũng đang mong tớ lắm. Hờ hờ.”
“Ừ. Chào cậu nhé.”
Nụ cười hồn nhiên và giọng nói chất phác của cậu bạn người miền núi làm Ngôn vui hơn. Ngày trước, cách đây một thời gian, dường như đã lâu lắm rồi, Ngôn cũng đã từng hồn nhiên và vui tươi như vậy. Ngôn còn nhớ rõ có một lần, trong một tiết Toán hồi lớp 11, sau khi trả bài kiểm tra một tiết, thầy giáo Quý nói:
“Bài đợt này của lớp, điểm dưới trung bình rất nhiều. Do vậy, tôi cảnh báo với các em: nếu cứ với tình hình này thì điểm tổng kết cuối kỳ của các em sẽ rất thấp. Tôi đề nghị các em phải chỉnh đốn cách học hành ngay!”
Thấy lớp có vẻ xuống tinh thần, thầy trở lại với nét hiền hậu như ngày thường:
“Tôi mong các em sẽ làm tốt. Không nên vì buồn bực quá mà thành ra sợ học, lười học. Thua keo này, ta bày keo khác...”
Có tiếng nói leo từ bàn thứ ba, khuất sau lưng Tấn Béo:
“Kể cả keo này là... keo con voi!”
Cả thầy và các bạn ồ cười, quay lại nhìn xem ai vừa phát biểu. Hóa ra là Ngôn. Anh thích pha trò cho mọi người cười. Khi nghe những câu bông đùa của Ngôn, ai cũng vui và nhẹ nhõm hơn đang khi không khí nặng nề cứ bao trùm lên mọi tâm hồn.
Nhưng nụ cười của chính Ngôn dường đã xuất hiện ít hơn từ tháng mười hai năm trước.
Sau khi vòng qua khu thư viện, Ngôn tìm một chỗ ngồi ở bệ đá ong trên vỉa hè của “con đường tình yêu”. Được trồng dọc suốt con đường ấy, hàng cây lộc vừng xanh mướt dường như không bao giờ biết đến già cỗi là gì, mỗi ngày vẫn phủ bóng trên vai các đôi tình nhân.
Ngôn rút chiếc điện thoại ra, truy cập vào mạng. Anh vào email, soạn một bức thư gửi đến người thương mến của mình:
“Huế Anh yêu quý,
Dạo này em có khỏe không? Em vẫn học tốt chứ?
Đã lâu lắm rồi không được gặp lại em, anh nhớ em lắm. Nhiều tháng qua, trong anh đã có nhiều suy nghĩ về em, về tình cảm anh dành cho em. Có lẽ khi đọc thư này, chắc em ngạc nhiên lắm phải không? Và em sẽ lại buồn lắm phải không? Em sẽ lại lo lắng cho nỗi vô vọng của anh, lo cho những xáo trộn xảy đến trong đời anh? Huế Anh đừng lo. Anh biết em luôn có thiện cảm với anh, không muốn anh phải đau buồn. Anh biết. Giờ đây anh đã nghĩ thoáng hơn nhiều rồi. Anh vẫn yêu em. Nhưng anh sẽ không bi lụy vì tình yêu ấy đâu. Thú thật là thời gian vừa qua, anh đã đau khổ nhiều. Vì anh biết trái tim em sẽ không bao giờ dành một chỗ nào cho anh. Anh đã phân vân và anh đã yếu đuối. Anh đã buồn sầu nhiều, và đã suy nghĩ rất nhiều. Có những đêm anh mất ngủ đến tận hai, ba giờ sáng. Anh cũng đã từng quyết tâm sẽ quên em. Nhưng chưa bao giờ quyết tâm ấy của anh trở thành hiện thực. Tình cảm của anh dành cho em mạnh hơn bất cứ quyết tâm rẽ hướng nào dậy lên trong lòng anh.
Sau rất nhiều suy nghĩ, cuối cùng anh đã quyết định: không bi lụy, đau khổ nữa. Anh sẽ phải sống sao cho em không buồn vì anh, không thất vọng về anh. Người ta từng nói: yêu là chết cho người mình yêu, là sống cho người mình yêu. Khi không được ở bên em, anh không thể làm gì cho em được, chỉ trừ một việc là sẽ sống yêu đời, lạc quan. Vì anh nghĩ rằng nếu em biết anh sống vui vẻ, hạnh phúc và thành đạt, chắc chắn em cũng vui lắm phải không? Dù không được có được tình yêu của em, nhưng anh sẽ tự nhắc mình sẽ sống lạc quan như vậy. Anh sẽ không để em phải buồn vì anh.
Anh luôn muốn được gặp lại em, được trò chuyện bên em, và yêu em. Nhưng giờ đây, em đang hạnh phúc trong một tình yêu, và chắc hẳn mọi ước vọng của anh sẽ không có câu trả lời như ý, nên anh sẽ không tìm đến và làm phiền em đâu. Anh chỉ viết bức thư này gửi đến em, để bày tỏ tình cảm chân thành của anh, để mọi dồn nén bấy lâu nay của anh được giải phóng. Dù sao chăng nữa, mong em hãy biết rằng: bất cứ khi nào em cần, anh sẽ đến với em.
Anh luôn muốn em hạnh phúc.
Và sẽ cố gắng sống tốt để em hạnh phúc.
Thương mến,
Anh Ngôn.”
Rà soát lại ba bốn lần nữa, Ngôn mới nhấn nút gửi bức thư đi rồi cất điện thoại vào túi, thở dài.
Anh quyết tâm từ bỏ mọi ý chí “đánh đồn có địch” trước đây đã từng khởi xướng.
Anh xóa hết tất cả các bài thơ mình đã viết trên trang cá nhân.
Anh xóa hết mọi hình ảnh Huế Anh trong thư mục riêng của máy tính mình.
Anh tắt tùy chọn “đang theo dõi” với nick Huế Anh.
Anh quyết tâm rời bỏ Facebook, thế giới ảo vốn đem mọi người đến gần nhau hơn. Nhưng với Ngôn, anh đã mất mát rất nhiều từ đây. Nó chỉ là công cụ. Nó không phải cuộc sống của anh. Ngôn sẽ không sống trong nó nữa.
Những ngày mới lại đến. Mỗi ngày mới vẫn luôn cho ta cơ hội để bắt đầu lại cuộc sống, hoặc tiếp tục cuộc sống. Hít vào, thở ra. Và ta nhận ra thế giới thực thật tươi đẹp. Cuộc sống thực thật kỳ diệu và đáng mến.
Lá cây rung rinh. Bầu trời xanh cao. Tiếng chim sáo nhà ai chí chách vang dội con ngõ. Tất cả sống động. Tất cả là thế giới thực.
“Alo, cô Phương ạ? Dạo này cô và gia đình khỏe chứ ạ?... Em Thu thế nào rồi cô? Vầng... Vầng... À thế ạ... Thế là tốt quá rồi... Vầng... À không được rồi cô ạ. Cháu vừa đi thực tập về. Mà đợt này ở khoa cháu lại bắt đầu thi cuối kỳ. Chắc phải đến cuối tháng mới xong. Có lẽ không giúp được em Thu rồi cô ạ... Vầng, cô chú thông cảm cho cháu... Vầng... Thôi vậy cháu chào cô nhé. Hôm nào cháu sẽ qua nhà cô chú chơi... Vâng ạ. Cháu chào cô.”
Ngôn vừa nghe điện thoại từ cô Phương khi đang dắt xe chuẩn bị lên trường. Anh thấy trước mắt mình những bài giảng khô khan và gò bó của thầy Trương.
Nhưng mình sẽ đối mặt với chúng và giải quyết chúng! Mình sẽ phanh chúng ra và tìm thấy những điều đáng để học, đáng để suy nghĩ và ứng dụng trong cuộc sống! Những giờ ngồi trên giảng đường sẽ không uổng phí! Mình không chấp nhận những cái khó ưa! Nhưng mình sẽ tìm thấy cái gì đó hay ho trong mọi nơi, mọi lúc…
Anh tự nhủ sẽ nhìn ngắm những khuôn mặt thân quen gần gũi của bạn bè. Anh sẽ lắng nghe những tiếng nói thực của thầy cô. Và ghi nhớ những câu từ thú vị, những điều mới mẻ thú vị.
Có một suy nghĩ về “ai đó” thoáng xuất hiện trong đầu Ngôn. Nhưng anh nhanh chóng xua đuổi nó đi. Và đưa ánh mắt rảo khắp xe cộ, nhà cửa xuất hiện trên đường.
Đường Trường Chinh đang được mở rộng và làm lại. Nhưng ngã tư giao với Phạm Ngọc Thạch vẫn chật hẹp như cái lỗ mũi. Ngôn phải dừng trước đèn đỏ hơn một phút. Và sau khi băng qua đèn xanh, xe anh lại phải rườm rườm đi từng quãng ngắn từng bước chân. Chậm chạp và bí bức. Mệt mỏi, sốt ruột.
Những lúc sống chậm thế này, mình có cơ hội nhìn ngắm phố phường, quán xá bên đường. À, hóa ra đằng kia có cửa hàng kinh doanh giấy dán tường. Vậy mà tháng trước mình tìm mãi không thấy. Đằng kia nữa, đồ điện cầm tay. Mình rất thích những món đồ như thế. Khi nào có tiền, mình sẽ mua một cái máy mài, máy khoan để chế ra hộp đựng đĩa thông minh vừa mới thiết kế... Những chiếc ô tô, xe máy mình sẽ ghi nhớ khối hình và từng đường nét của chúng để phác họa thật chuẩn, để khi nào đó cần thể hiện trong các bài vẽ... Thật là hay!...
Có một cô bé cao khoảng mét năm lăm, vai đeo chéo dây cặp, bước đi trên vỉa hè. Đuôi tóc lúc lắc của cô bé thu hút ánh mắt của Ngôn.
“Huế A...!”
Ngôn sững sờ thốt lên tên Huế Anh trong tâm trí. Nhưng nhìn kỹ lại, hóa ra không phải. Anh thẫn thờ đôi tay.
“Này! Đi đi chứ! Đường của riêng nhà mày hả?” Có tiếng quát bực bội từ phía sau xe Ngôn. “Sáng ngày ra, đã tắc thì chớ, mười thằng như mày thì bao giờ đường mới thông?”
Phải thêm hai tiếng còi ô tô nữa mới khiến Ngôn dứt khỏi cái suy nghĩ sững sờ. Phía trước mũi xe là một khoảng đường khá rộng. Anh đưa mắt nhìn lại phía sau qua gương chiếu hậu và vội vàng vặn tay ga đi tiếp.
* * *
“Enzym, hay còn gọi là men tiêu hóa, là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein. Trong cơ thể sinh vật, luôn luôn xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học, với một hiệu suất rất cao, mặc dù ở điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất, pH. Sở dĩ như vậy vì nó có sự hiện diện của chất xúc tác sinh học được gọi chung là enzym. Mặc dù enzym có trong tất cả các cơ quan, mô của động vật, thực vật cũng như trong tế bào vi sinh vật, song việc tách enzyme gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tách với quy mô công nghiệp một cách thuận lợi về kinh tế chỉ có thể tiến hành đối với nguyên liệu có chứa hàm lượng lớn enzym. Có ba nguồn nguyên liệu sinh học cơ bản: các mô và cơ quan động vật, mô và cơ quan thực vật, tế bào vi sinh vật... Giang Thảo! Trả lời thầy: có những enzyme thực vật nào?”
“Thưa thầy, có các enzyme như: papain, bromelin, ficin, amylase, urease,... ạ.”
“Tốt! Em có biết nguồn gốc cụ thể của các enzyme đó không?”
Ngồi bàn cuối, Lâm nói với Ngôn:
“Enzyme thực vật thì có nguồn gốc từ... thực vật chứ còn đâu nữa nhỉ!”
“Ờ.” Ngôn lừ đừ đáp.
Giang Thảo trả lời tiếp:
“Thưa thầy, người ta thu papain từ nhựa đu đủ xanh bằng cách khuấy nhựa một thời gian và sau đó tách lấy kết tủa protein. Cuối cùng đem sấy khô nghiền nhỏ. Bromelin thu từ thân dứa. Sau khi hái quả, người ta bỏ lá và ép thân lấy dịch, rồi dùng dung môi hữu cơ kết tủa enzym trong dịch ép. Ficin được tách từ dịch ép thân và lá giống Ficus. Amylase được thu nhận từ nguồn malt đại mạch và các hạt nảy mầm khác, được sử dụng chủ yếu trong công nghệ sản xuất rượu bia, bánh kẹo. Urease từ hạt đậu tương, lipase từ hạt thầu dầu, beta-amylase từ củ khoai lang, saccharase từ lá củ cải đường...”
“Rất tốt. Giang Thảo ngồi xuống. Xin mời Phương Thảo lên bảng viết cho thầy các tên enzyme đó.”
“Thầy thích ăn cỏ hay sao mà toàn gọi ‘Thảo’ thế không biết?” Có tiếng nói leo lầm bầm ở bàn dưới.
Ngôn lặng lờ ngồi chống cằm trên tay trái. Những gì liên quan đến Hóa học không thể khiến anh hưng phấn được. Anh nhìn ngắm Giang Thảo ngồi bàn đầu. Cô nàng “tây tây”, “hây hây” trong màu áo tím sọc lam vẫn luôn xinh đẹp mỗi khi xuất hiện trước mắt Ngôn. Cảm giác bí ẩn nơi con người cô khiến Ngôn luôn tò mò, luôn muốn khám phá.
Bạn ấy ăn gì mà da trắng thế nhỉ? Tóc tơ lại nhuốm vàng nâu tự nhiên nữa... Chà, cặp kính cận ấy... rất hợp với khuôn mặt. Hợp lắm. Hợp đến lạ lùng...
Lâm giật mạnh cánh tay đang chống cằm của Ngôn làm anh không kịp tóm những suy nghĩ vẩn vơ đang vụt tiêu biến. Cũng may mà Ngôn không buồn ngủ như những buổi trước anh chỉ thẫn thờ nhìn và nghe nếu không, hẳn trò này của Lâm sẽ tạo nên một âm thanh tuyệt vời trang trí cho không khí nặng nề của lớp học.
“Này! Ông chơi tôi đấy à?” Ngôn cáu.
“Chơi đấy! Làm gì được nhau nào? Hô hô.” Lâm cười.
“Thích thì chốc giải lao, ra ngoài hành lang ‘sô-lô’!” Ngôn kìm giọng để thầy Trương không nghe thấy.
“Ngay và luôn đê... Hô hô... Mà ông làm sao đấy?”
“Làm sao là ‘nàm thao’?”
“Tranh trừu tượng đây hở?”
Lâm chỉ xuống trang giấy trước mặt Ngôn. Trang giấy phủ kín những đường nét bút bi vẽ theo phong cách graffiti. Những đường nét đậm đặc. Từng mảng sáng tối tương phản. Không gian ba chiều của các hình khối càng khiến cho sự tương phản kích cỡ thêm ấn tượng. Rất nhiều con chữ chồng chéo lên nhau với đủ các dạng tròn, vuông, sắc cạnh, méo mó... Nhưng tất cả đều chỉ có hai ký tự: A và H.
“À, kể ra thì... ông cũng đúng đấy. Súp-pơ-trừu!” Ngôn cười. Thực ra anh cũng không tin vào mắt mình khi nhìn xuống bức hình hỗn hợp các đường nét.
“‘Trừu’ quá đến mức cái thằng vẽ ra cũng chẳng hiểu gì phải không? Chắc là viết tắt của ‘ăn hành’ hả? Ờ, trông cũng tội mà thôi cũng kệ! He he he!” Lâm vui vẻ nói.
“Kệ tôi!”
Ngôn nhìn ngắm lại các khối chữ H và A. Trân trân một lúc lâu. Ngôn thở dài, đưa tay xé bỏ trang giấy. Sau một giây cân nhắc, anh vo nó thành một cục tròn rồi nhét vào cặp.
* * *
Tháng bảy.
“Đêm hè gió thổi hiu hiu
Bỗng nhiên nhớ nhớ người yêu nơi nào
Trời đêm chẳng một vì sao
Lòng em chẳng một khoảng nào cho tôi!...”
Có tiếng ếch kêu từ điện thoại Ngôn. Anh bật dậy như lò xo, với tay bắt chộp lấy chiếc điện thoại.
Đó là tin nhắn từ lớp trưởng, thông báo lịch đăng ký tín chỉ.
Ngôn thầm nghĩ: “Thôi nào. Tỉnh táo đi chứ. Đừng có điên nữa mà.”
Lần nào cũng vậy, mỗi khi tiếng ếch ấy reo lên, mọi thứ âm thanh xung quanh Ngôn gần như ngưng đọng và chẳng thể nào lọt vào tai anh.
Ngôn quyết định đổi nhạc chuông tin nhắn. Anh mở danh sách nhạc trên Window media và nhấp chuột chuyển từng bài.
Bình tĩnh lại nào! Mình đã chịu đựng được hai tháng rồi... Cố lên! Sẽ chẳng đời nào có tin nhắn từ em ấy đâu... Đừng hoang tưởng nữa, Ngôn ơi... Nào, nhớ lại những bài nghiên cứu về tự kỷ ám thị đi. Mình sẽ nói: “không yêu Huế Anh”, “không yêu Huế Anh”... Và chắc chắn phương pháp này sẽ thành công. Thực hành mỗi tối, chắc chắn sẽ có tác dụng. Và... để cho hiệu quả hơn...
Ngôn lấy trong cặp ra một tờ giấy A4, dùng chiếc bút dạ mực đen viết bốn chữ thật to “KHÔNG YÊU HUẾ ANH” và dán lên tường.
Đêm hè nóng bức. Ngôn cởi trần, nằm trên giường, ngửa mặt lên trần nhà, kê đầu lên hai bàn tay, bắt chân chữ ngũ.
Ngày mai, mình sẽ đọc nốt chương cuối cuốn “Đắc nhân tâm”. Xong sẽ xem phim Titanic để học tiếng Anh. Sẽ rất hay. Sẽ rất hiệu quả khi học từ vựng nhờ các câu phụ đề tiếng Anh. Mình sẽ đọc to, nói lớn những từ nghe được. Mình sẽ rất chú ý đến các cụm từ, các thành ngữ. Cuộc đối thoại giữa các nhân vật... Jack và Rose... Hay nhỉ, sao người ta có thể nghĩ ra được cái kịch bản với các tình tiết thú vị giữa các nhân vật như vậy nhỉ? Jack và Rose. Rõ ràng là không thể đến với nhau cơ mà. Nhưng rồi... Rose đã nghe theo tiếng gọi tình yêu... Đã yêu Jack... Thật là hay... Thật tuyệt vời... Huế Anh có như vậy không nhỉ? Nếu một ngày kia, em ấy hẹn mình ở “con đường tình yêu” và nói: “Em yêu anh.” Chà, thật là hay! Mình sẽ ôm em ấy vào lòng. Mọi quá khứ sẽ cho qua. Chỉ có khoảnh khắc lúc ấy. Và tương lai mà thôi. Nhưng... cái gì thế này...? Mình làm sao thế này? A… a… a!...
Mọi suy nghĩ lại dẫn Ngôn về hình ảnh Huế Anh.
Không! Không!... Đừng để một chút nào, câu nói nào trong đầu mình nhắc đến tên em ấy! Hoặc nếu có, thì sẽ thế này: mình-không-yêu-Huế-Anh. Mình không yêu Huế Anh. Không yêu Huế Anh. Không yêu!... Không yêu!...
Có phải mình thật tội nghiệp, đáng thương hại không nhỉ? Người ta không yêu mình thì thôi, làm sao cứ phải đâm đầu vào một tình yêu đơn phương thế này? Tại sao nhỉ?...
Tại sao mình lại là người đến sau?
Mình có nên tiếp tục chinh chiến? Hay là đợi chờ... Một ngày kia, hai người sẽ chia tay... Mình sẽ thay Khánh Tân để chăm sóc cho Huế Anh trọn đời... Nhưng khi đó, người ta nhìn mình sẽ như một cái bóng của Khánh Tân, chứ không phải là Sơn Ngôn, một Sơn Ngôn khác biệt. Kệ, mình sẽ yêu em ấy và chăm sóc em ấy theo một cách khác biệt, chứ không phải là cái bóng của Khánh Tân. Mình không chỉ là một người thay thế vị trí. Mình sẽ là một người yêu mến Huế Anh một cách chân thành và đích thực.
Nhưng liệu rằng... ngay cả khi em ấy chia tay Khánh Tân, chắc gì em ấy đã yêu mình? Chắc gì lòng em ấy đã có tên mình... Có khi nào... Chưa chắc... Có thể có. Có thể không. Không thể nói trước được điều gì...
Nhưng về phía mình thì sao? Một tình yêu chân chính có thể lay chuyển trái tim em ấy được không nhỉ? Mà... mình có thể là một người chung tình không nhỉ? Nhiều khi nhìn ngắm các cô gái khác, mình cũng hay xúc động... Mình là một chàng lãng tử... con người của nghệ thuật... Nhỡ đâu sau này... Nếu mình và em ấy đến với nhau trong tình yêu, liệu mình có giữ được tâm hồn khỏi những cám dỗ từ các vẻ đẹp bên ngoài không? Mình sẽ là một người chung thủy chứ? Nếu không như thế, mình chẳng đáng được em ấy yêu. Thật chẳng xứng đáng chút nào. Không, mình phải là một người chung tình. Chỉ một tình yêu duy nhất. Một tâm hồn thiện hảo như em ấy xứng đáng có một tình yêu chung thủy... Một tình yêu chung thủy...
Có thể là với mình được không nhỉ? Có thể không? Định mệnh có thể đưa em ấy đến với mình không? Có thể không?... A a a... Nhức đầu quá... Đỉnh đầu mình ê ẩm, nặng nề... Mấy giờ rồi nhỉ?... Hai giờ sáng. Nằm đã được ba tiếng đồng hồ rồi... Đáng lẽ giờ này mình phải ngủ được rồi chứ? Sao mình không thể ngủ được nhỉ?... Mình phải ngủ để mai có sức... Phải ngủ đi... Ngủ đi... Đừng suy nghĩ nữa... Những suy nghĩ khiến mình không thể ngủ... Không được để một suy nghĩ nào xuất hiện trong đầu nữa... Mình phải để đầu óc được thư giãn... Phải giãn ra... Trống rỗng...
Ngôn nhắm mắt. Màn đêm bao phủ anh. Bộ óc anh buông thả, cố gắng không nặn ra một lời nào nữa. Anh thấy lực nghĩ của não mình đã hạ xuống mức tối thiểu. Trống rỗng. Trong một vài khoảnh khắc hiếm hoi, những tiếng nói vang vọng nào đó lại muốn trỗi lên. Nhưng Ngôn nhìn thấy, đè chúng xuống. Mọi hoạt động của bộ não đều được giãn ra.
Đỉnh đầu Ngôn vẫn nhức như có lớp cơ nào đó trên vỏ sọ bị bấu véo, hành hạ, bị đè bóp với áp lực nhỏ nhưng liên tục từng hồi.
Ngôn nhổm dậy, ngồi trên bàn tọa và hai bàn chân. Hai cánh tay anh ôm lấy hai đầu gối. Anh nhìn trân trân vào màn đêm mờ mịt. Bóng tối sâu thẳm vô tận. Anh nghe rõ tiếng tóc tách của vòi nước dưới nhà. Tư thế ngồi giúp anh bớt nhức đầu hơn. Nhưng trôi qua mười lăm phút đằng đẵng, đôi mắt của Ngôn vẫn không díp xuống, không trĩu nặng được.
Đỉnh đầu đã khá hơn. Ngôn nằm xuống như cũ, thở dài. Phải mất thêm nửa tiếng sau, giấc ngủ mới đến với anh.
* * *
Tháng tám, Ngôn ốm một trận dữ dội, ròng rã gần ba mươi ngày. Đôi mắt anh thâm quầng, hai má hóp lại. Những ngày học đầu tiên của năm thứ tư đã vắng mặt anh. Ngôn nằm dài ở nhà, tiều tụy. Mỗi ngày, cứ khi trời hửng sáng thì anh thức giấc với cái mũi khốn khổ - anh bị viêm mũi dị ứng nặng. Càng ngày, xoang mũi anh càng trầm trọng hơn.
Tháng chín, hai cánh tay gầy guộc cố gắng lái xe đến trường.
Mùa thu thương nhớ. Mùa thu cô đơn. Mùa thu có gió, có nắng nhè nhẹ. Mùa thu khẽ khàng thổi đến cho tâm hồn cô quạnh thêm nao nao. Lay lắt hàng cây, phất phơ tầng mây...
“Nắng sớm mai hát theo làn gió
Vui niềm vui anh có trong đời
Đâu đây đôi mắt em cười
Bâng khuâng xao xuyến... tháng mười yêu thương...”
Ngôn hình dung khuôn mặt rạng ngời của Huế Anh và mỉm cười. Ba tháng chiến đấu chống lại chính mình với quyết tâm gạt bỏ mối tình đơn phương của Ngôn đã kết thúc mà thất bại thuộc về phe chủ chiến. Anh chấp nhận sống trong nỗi tơ tưởng, tương tư mỗi ngày. Anh không thể dập tắt được những suy nghĩ về hình bóng Huế Anh trong lòng anh.
Sắp tròn một năm...
Ngôn dạo bước trên con đường vắng lặng trước sân khoa Sinh. Anh vừa đến lớp và nhận được thông báo nghỉ học. Anh quyết định tận dụng buổi trống tiết để nhìn ngắm trời đất và thư giãn cho đầu óc thảnh thơi. Anh lắng nghe hơi thở mình. Anh khẽ búng một chiếc lá trên cành nhãn. Lắc lắc cổ, xoay xoay vai, anh nhận thấy mình đã tươi tỉnh hơn và khỏe khoắn hơn.
“Vì sao em hỡi
Làm sao biết được
Tình yêu trái ngang con tim hoang mang lầm lỡ trao
Niềm riêng không nói
Nhìn em với người
Vì tôi đến sau nên ôm thương đau
Giờ trách ai?...”
Ngôn thọc tay vào túi quần, miệng khẽ hát ca khúc “Yêu vì ai, yêu vì em” của Dương 565. Miệng mỉm cười, lòng cảm thấy thú vị: “Hầy... Nếu không phải vì cái lỗ mũi thò lò này... biết đâu mình đã làm ca sĩ rồi... Hờ hờ...”
“Đi đâu đấy Ngôn?”
Có tiếng gọi của Nong, cậu bạn cùng khóa của Ngôn. Nong ở trong ký túc xá, tay đang cầm một tấm thẻ ATM. Quay sang bên, mỉm cười chào, Ngôn bộc bạch luôn:
“À, đi ra rồi lại đi vào cậu ạ... Hôm nay lớp tớ bị bỏ bom hàng loạt. ‘Các cụ’ chẳng thông báo gì nên mình đến trường mất công toi.”
“Chắc là thầy báo sát giờ quá à? Hay là các tổ trường nhắn tin báo sót?”
“Ừm, có thể do đường truyền điện thoại.”
“Làm Ngôn phí mất mấy tiếng đi xe bus ấy nhỉ?”
“Ha ha ha. Tớ đi xe máy cậu ạ. Cũng mỏi mông mất ba mươi phút.”
“À, vậy à?...”
“Còn cậu đang đi đâu đấy?”
“À, ở nhà tớ vừa gửi tiền lên. Tớ ra ATM rút tiền đây. Cứ mỗi lần như thế này lại nhớ mẹ kinh khủng Ngôn ạ. Ngôn có đi chơi đâu thì tí qua phòng tớ chơi nhé.”
“Hi hi. Ừ. Cảm ơn Nong. Tớ lượn lờ một vòng rồi về đây. Mẹ tớ cũng đang mong tớ lắm. Hờ hờ.”
“Ừ. Chào cậu nhé.”
Nụ cười hồn nhiên và giọng nói chất phác của cậu bạn người miền núi làm Ngôn vui hơn. Ngày trước, cách đây một thời gian, dường như đã lâu lắm rồi, Ngôn cũng đã từng hồn nhiên và vui tươi như vậy. Ngôn còn nhớ rõ có một lần, trong một tiết Toán hồi lớp 11, sau khi trả bài kiểm tra một tiết, thầy giáo Quý nói:
“Bài đợt này của lớp, điểm dưới trung bình rất nhiều. Do vậy, tôi cảnh báo với các em: nếu cứ với tình hình này thì điểm tổng kết cuối kỳ của các em sẽ rất thấp. Tôi đề nghị các em phải chỉnh đốn cách học hành ngay!”
Thấy lớp có vẻ xuống tinh thần, thầy trở lại với nét hiền hậu như ngày thường:
“Tôi mong các em sẽ làm tốt. Không nên vì buồn bực quá mà thành ra sợ học, lười học. Thua keo này, ta bày keo khác...”
Có tiếng nói leo từ bàn thứ ba, khuất sau lưng Tấn Béo:
“Kể cả keo này là... keo con voi!”
Cả thầy và các bạn ồ cười, quay lại nhìn xem ai vừa phát biểu. Hóa ra là Ngôn. Anh thích pha trò cho mọi người cười. Khi nghe những câu bông đùa của Ngôn, ai cũng vui và nhẹ nhõm hơn đang khi không khí nặng nề cứ bao trùm lên mọi tâm hồn.
Nhưng nụ cười của chính Ngôn dường đã xuất hiện ít hơn từ tháng mười hai năm trước.
Sau khi vòng qua khu thư viện, Ngôn tìm một chỗ ngồi ở bệ đá ong trên vỉa hè của “con đường tình yêu”. Được trồng dọc suốt con đường ấy, hàng cây lộc vừng xanh mướt dường như không bao giờ biết đến già cỗi là gì, mỗi ngày vẫn phủ bóng trên vai các đôi tình nhân.
Ngôn rút chiếc điện thoại ra, truy cập vào mạng. Anh vào email, soạn một bức thư gửi đến người thương mến của mình:
“Huế Anh yêu quý,
Dạo này em có khỏe không? Em vẫn học tốt chứ?
Đã lâu lắm rồi không được gặp lại em, anh nhớ em lắm. Nhiều tháng qua, trong anh đã có nhiều suy nghĩ về em, về tình cảm anh dành cho em. Có lẽ khi đọc thư này, chắc em ngạc nhiên lắm phải không? Và em sẽ lại buồn lắm phải không? Em sẽ lại lo lắng cho nỗi vô vọng của anh, lo cho những xáo trộn xảy đến trong đời anh? Huế Anh đừng lo. Anh biết em luôn có thiện cảm với anh, không muốn anh phải đau buồn. Anh biết. Giờ đây anh đã nghĩ thoáng hơn nhiều rồi. Anh vẫn yêu em. Nhưng anh sẽ không bi lụy vì tình yêu ấy đâu. Thú thật là thời gian vừa qua, anh đã đau khổ nhiều. Vì anh biết trái tim em sẽ không bao giờ dành một chỗ nào cho anh. Anh đã phân vân và anh đã yếu đuối. Anh đã buồn sầu nhiều, và đã suy nghĩ rất nhiều. Có những đêm anh mất ngủ đến tận hai, ba giờ sáng. Anh cũng đã từng quyết tâm sẽ quên em. Nhưng chưa bao giờ quyết tâm ấy của anh trở thành hiện thực. Tình cảm của anh dành cho em mạnh hơn bất cứ quyết tâm rẽ hướng nào dậy lên trong lòng anh.
Sau rất nhiều suy nghĩ, cuối cùng anh đã quyết định: không bi lụy, đau khổ nữa. Anh sẽ phải sống sao cho em không buồn vì anh, không thất vọng về anh. Người ta từng nói: yêu là chết cho người mình yêu, là sống cho người mình yêu. Khi không được ở bên em, anh không thể làm gì cho em được, chỉ trừ một việc là sẽ sống yêu đời, lạc quan. Vì anh nghĩ rằng nếu em biết anh sống vui vẻ, hạnh phúc và thành đạt, chắc chắn em cũng vui lắm phải không? Dù không được có được tình yêu của em, nhưng anh sẽ tự nhắc mình sẽ sống lạc quan như vậy. Anh sẽ không để em phải buồn vì anh.
Anh luôn muốn được gặp lại em, được trò chuyện bên em, và yêu em. Nhưng giờ đây, em đang hạnh phúc trong một tình yêu, và chắc hẳn mọi ước vọng của anh sẽ không có câu trả lời như ý, nên anh sẽ không tìm đến và làm phiền em đâu. Anh chỉ viết bức thư này gửi đến em, để bày tỏ tình cảm chân thành của anh, để mọi dồn nén bấy lâu nay của anh được giải phóng. Dù sao chăng nữa, mong em hãy biết rằng: bất cứ khi nào em cần, anh sẽ đến với em.
Anh luôn muốn em hạnh phúc.
Và sẽ cố gắng sống tốt để em hạnh phúc.
Thương mến,
Anh Ngôn.”
Rà soát lại ba bốn lần nữa, Ngôn mới nhấn nút gửi bức thư đi rồi cất điện thoại vào túi, thở dài.
/13
|