Bát Tiên Đắc Đạo
Chương 63: Mãng xà nằm vắt ngang hai núi, thành đường đi. Đơn thân tìm hỏi đại đạo, vì đạo quên thân
/101
|
Thái Hòa thấy trên núi hiện ra hai ngọn đèn lớn, lấy làm kinh dị. Chừng nhìn kỹ lại nhận ra đó không phải hai ngọn đèn mà là đôi mắt của một con trăn, cực kỳ to lớn. Đầu nó to như cái thúng, thân nó lớn, mấy người ôm không xuể, lại dài mười dặm.
Đầu ở núi này, bụng vắt ở trên đỉnh núi bên kia, cách xa năm dặm. Hồi nhỏ đi học, cậu từng nghe kể về cố sự, nói có con chạch, nuốt được con heo mập. Lúc đó, cậu cho là chuyện kỳ dị, ghê sợ, đêm nằm không ngủ được. Nào hay con vật được nhìn thấy hôm nay, còn hoang đường, quái đản, không sao tưởng tượng, và đáng sợ hơn con lươn nuốt heo rất nhiều. Cũng may lúc này, cậu vừa lập chí cầu tiên, gác bỏ tính mệnh ra ngoài suy nghĩ, nên lấy lại lòng can đảm, hùng tráng hơn xưa rất nhiều, dần dần ổn định tinh thần, đứng dừng lại, nói to cho một mình nghe :
- Thái Hòa ơi Thái Hòa, ngươi đã là người cầu tiên hỏi đạo, đừng nói là con lươn nho nhỏ, dài mười dặm, thân to mười ôm, ngay cả chân long, che lấp trời đất, trút biển lật sông, cũng chẳng đáng sợ. Đi lên, đi lên, mặc kệ nó, đường ta ta cứ đi, sợ cái gì ?
Liền mạnh dạn bước những bước dài, nhắm phía trước mà tiến lên. Nhưng trong lòng thỉnh thoảng vẫn không quên được con lươn nho nhỏ, lo ngay ngáy, bước chân lật đật, không do mình điều khiển. Luôn luôn tự nhắc nhở, tự trách mình, nói "Đừng nghĩ tới nó, đừng nghĩ tới nó. Nghĩ tới nó là không hảo hán !", mà đôi chân chẳng chịu nghe lệnh chỉ huy. Đang lúc gạt bỏ tính mạng qua một bên để tiến tới, hai ngọn đèn trên núi dường như hiểu được hướng đi của cậu. Bỗng nghe con trăn chuyển mình răng rắc, cặp mắt như hai ngọn đèn cứ nhắm vào thân mình Thái Hòa mà chiếu sáng.
Đồng thời, một luồng khí tanh tưởi bốc ra, xông lên tận mũi, không sao chịu nổi. Rõ ràng con quái này đã gây chuyện với Thái Hòa đây mà. Nó vươn cổ, đưa cái đầu bự hướng về phía trước. Chỉ nghe một tiếng ầm vang giữa không trung, con vật khổng lồ nằm vắt ngang giữa trời, gác đầu lên một cành cao của cây cổ thụ rất to, cách chỗ Thái Hòa đang đứng chừng mười trượng. Thái Hòa lúc đó đã gần hôn mê, không rảnh mà xét xem cái đuôi trăn nằm vắt ngang đỉnh núi nào. Chỉ nghe cây cổ thụ rung chuyển từ gốc tới ngọn, cành cây kêu răng rắc như muốn gẫy đôi, đủ biết sức lực con trăn mạnh cỡ nào. Thái Hòa lúc đó rõ ràng đang ở dưới cổ con trăn, mà thân của nó nằm cách mặt đất chưa đầy năm thước. Nếu nó đột nhiên hạ mình xuống, có thể đè chết Thái Hòa, hoặc giả nó phì hơi, quẫy mình một cái, có thể hất cậu văng ra xa mấy dặm.
Kinh hãi hơn nữa là cặp mắt trăn cứ chiếu thẳng về trước, dường như đang muốn tiến lại gần Thái Hòa. Lúc đó, cậu ta chỉ còn cách mau mau lùi về đằng sau, nếu tiến lên một bước, sẽ sớm chôn thân trong bụng trăn mà thôi. Trong lúc vô cùng kinh hãi, Thái Hòa chuyển nghĩ, cảm thấy đã lâm vào tuyệt cảnh, chỉ còn nghĩ cách bảo vệ tính mạng. Bất luận thế nào, không gì bằng tạm lùi về đằng sau, tìm một khoảng đất rộng và bằng phẳng, ngồi nghỉ một đêm, đợi khi trời sáng sẽ tính kế khác. Nghĩ tới chỗ đó, đột nhiên lại nhớ tới những lời hùng tráng mình đã nói trên núi Thái sơn.
Hiện tại sư phụ và Nguyệt Anh không có đây, nhưng tự mình đã lẻo miệng khoe khoang những gì, làm sao quên được ? Trên con đường phía trước, những nỗi nguy hiểm có thể xảy ra liên tục, nên vừa gặp chuyện ngoài ý nghĩ, đã vội nghĩ tới việc lùi bước, làm sao tới được Vương Ốc sơn ? Làm vậy, chẳng những đắc tội với sư tôn, còn để cho Nguyệt Anh, Dương Nhân chê cười, mà đạo hạnh của bản thân cũng vĩnh viễn không có ngày tiến bộ. Còn nữa, người ta sống ở đời những chuyện an nguy, tồn vong đều có số trời. Số đã đáng chết, ta có lùi lại, qua được chỗ này, con trăn kia có thể chuyển mình, đuổi theo, thì cái thân hình nhỏ bé này chưa đáng làm món điểm tâm cho nó. Hoặc giả gặp phải hùm sói, giặc cướp, không chết vì con trăn, cũng chết vì mấy thứ kia thôi. Nếu số không đáng chết, còn có hy vọng thành tiên, ta có thể chui qua bên dưới con trăn, chỉ cần nhẹ nhàng, len lén, đừng làm kinh động đến nó là được. Nghĩ đến đó, lòng can đảm chợt nổi lên, đồng thời nẩy ra một ý nghĩ trẻ con, muốn đem thân mình ra làm thí nghiệm, coi thật sự ta có tu đạo được hay không. Tức thì chắp hai tay lên trán, ngước mặt nhìn trời, thành tâm khấn vái :
- Đệ tử Lam Thái Hòa quyết tâm tu đạo, không tránh nguy nan, nếu đại đạo chắc thành, lên trời có ngày, xin thần linh phù hộ cho đệ tử vượt qua được nạn chui vào bụng rắn này; nếu tiền đồ không có hy vọng, đệ tử cũng không thiết kéo dài kiếp sống khổ sở này. Người ta sống trên đời, lẽ nào không chết ? Trước sau cũng một lần chết, thì chết bạo hay chết an lành, có gì phân biệt ? Chết sớm hay chết muộn cũng thế thôi. Xin thần minh hiển linh ứng, đem đệ tử nhét vào bụng trăn, đệ tử quyết không oán hận.
Nói rồi buông tay xuống, ổn định tinh thần, mạnh mẽ sải bước, tiến về phía trước. Vừa đi được vài bước, thì… Không xong rồi !
Con trăn đã không khách sáo với Thái Hòa, và cũng chẳng hiểu nó nghĩ gì mà duỗi thẳng thân mình, và rồi chỉ thấy thân hình khổng lồ và đen sì của nó từ trên không trung rơi bịch xuống mặt đất, cái đầu vẫn đặt trên ngọn cây, cái đuôi đã nằm trên đỉnh núi, khúc giữa nằm trên mặt đấy, chắn ngang lối đi của Thái Hòa. Lúc đó, là gan của cậu ta vừa được thổi phồng, lập tức teo tóp. Cậu nằm lăn ra đất, miệng kêu lên :
- Trời ơi, trời ơi ! Chẳng lẽ thật tình ta không có hy vọng tu đạo, phải làm con giun nhỏ, chui vào bụng con lươn này ? Tại sao các vị sư tôn lại đẩy tôi vào bước đường cùng, bắt tôi phải chết ? Nếu sư phụ có ý muốn lấy tính mạng tôi, còn cứu tôi thoát khỏi bàn tay của ông cậu độc ác làm gì ? Sư phụ ôi, quả thật lão nhân gia đã cố tình ghẹo con đây mà !
Nói một chập, khóc một chập, lại nhìn lại mình con trăn, vẫn chẳng thấy động đậy. Nhưng phía sau cậu không có thứ gì ngăn trở, nếu muốn lùi về đằng sau, có thể bình an vô sự. Tuy nhiên Thái Hòa đã tự nhận mình là người tu đạo, cần phải luyện công phu "khắc kỷ, thận độc" 1 , dẫu tính mạng nguy trong khoảnh khắc, cũng tuyệt đối không có ý lùi về sau, và cũng không hề nghĩ tới một phương pháp nào để hy vọng vượt qua thân trăn. Lúc đó, trời đã tối mịt, nhìn cảnh hoang dã chung quanh, không hề có đèn đóm gì. Chút ánh sáng giúp cậu nhận ra đường đi chỉ là cặp mắt trăn, chiếu sáng như hai ngọn đèn. Như trên đã nói, cặp mắt này vẫn luôn luôn chiếu thắng về phía Thái Hòa. Trong lúc không có việc gì làm, cậu lại nảy ra một ý nghĩ trẻ con : "Nếu có thể kết bạn, làm anh em với bác lươn này, nhờ bác chiếu sáng, soi đường cho ta tiến về thôn làng đằng trước, chẳng tốt lắm sao ?". Cậu cũng tự biết đó chỉ là ý nghĩ trẻ con, làm sao có được điều tốt đẹp như thế ?
Đang lúc ngẩn ngơ, chợt thấy con trăn khẽ cử động, tất cả cây cối trên núi xào xạc, chim chóc kinh hãi bay lên, tản ra bốn phía.
Tự nhiên Thái Hòa kinh hãi, ngồi ngay xuống đất, lặng lẽ đợi đem thân táng vào bụng trăn. Giây lát, một trận cuồng phong nổi lên, cây cối dao động, cát bay đá chạy, rào rào rơi xuống đầu Thái Hòa, khiến cậu ta ngồi ôm đầu chịu trận. Nào ngờ con quái lại tung mình nhảy lên không trung, cách mặt đất hơn mười trượng. Thái Hòa nhìn toàn thân con trăn, so với thần long trên trời, trong trí tưởng tượng bình thời của cậu, chẳng thua gì nhau. Lúc đó, trong lòng Thái Hòa lại nổi lên hy vọng được sống, thật mạnh mẽ. Cậu âm thầm khấn vái thiên thần phù hộ, mau mau ra tay, lôi con quái lên trời, đem đi chỗ khác. Đó quả là điềm lành cho biết sau này cậu sẽ đắc đạo thành tiên. Ai ngờ con trăn bay giữa không trung, không hề bị ai nắm giữ, cũng chẳng có thiên thần nào ra tay lôi nô đi, mà thân hình nó từ từ dãn ra, dần dần hạ xuống đất, nằm vắt ngang giữa hai đỉnh núi, biến thành một con đường núi, rất rộng, có thể qua lại dễ dàng giữa hai trái núi. Vài trăm năm sau, con đường núi này vẫn còn có người qua lại, các vị cố lão tương truyền, gọi chỗ đó là "Thần mãng ao" (đường đèo thần mãng), và thôn làng ở cửa núi được đặt tên là mãng du ao" (đường đèo nơi mãng xà rong chơi).
Từ đời Đường, Tống trở về sau, chỗ đường đèo đó cư dân cứ giảm dần, nhân đó bị yêu quái chiếm giữ. Sau Lã Thuần Dương (tức Lã Động Tân, dùng một hòn đất lấp kín cửa núi, từ đó con đường mới không thông hành. Đến nay, nhân sĩ bản xứ còn có người biết chuyện cũ, hiểu vì sao nơi đây được đặt tên là Mãng du ao. Nhưng đó là chuyện sau này.
Nói tiếp về Thái Hòa, cứ nhắm phía trước mà đi, thấy sắc trời đã tờ mờ sáng, toàn thân mỏi rời, thất thểu bước tới cửa miếu thổ địa, đưa tay gõ nhẹ lên cánh cửa. Lát sau, cửa mở hé một cánh, bên trong có người bước ra, là một người đẹp tuyệt trần, nghiên nước nghiêng thành, khiến Thái Hòa nhìn thấy, liền ngó sững.
Đầu ở núi này, bụng vắt ở trên đỉnh núi bên kia, cách xa năm dặm. Hồi nhỏ đi học, cậu từng nghe kể về cố sự, nói có con chạch, nuốt được con heo mập. Lúc đó, cậu cho là chuyện kỳ dị, ghê sợ, đêm nằm không ngủ được. Nào hay con vật được nhìn thấy hôm nay, còn hoang đường, quái đản, không sao tưởng tượng, và đáng sợ hơn con lươn nuốt heo rất nhiều. Cũng may lúc này, cậu vừa lập chí cầu tiên, gác bỏ tính mệnh ra ngoài suy nghĩ, nên lấy lại lòng can đảm, hùng tráng hơn xưa rất nhiều, dần dần ổn định tinh thần, đứng dừng lại, nói to cho một mình nghe :
- Thái Hòa ơi Thái Hòa, ngươi đã là người cầu tiên hỏi đạo, đừng nói là con lươn nho nhỏ, dài mười dặm, thân to mười ôm, ngay cả chân long, che lấp trời đất, trút biển lật sông, cũng chẳng đáng sợ. Đi lên, đi lên, mặc kệ nó, đường ta ta cứ đi, sợ cái gì ?
Liền mạnh dạn bước những bước dài, nhắm phía trước mà tiến lên. Nhưng trong lòng thỉnh thoảng vẫn không quên được con lươn nho nhỏ, lo ngay ngáy, bước chân lật đật, không do mình điều khiển. Luôn luôn tự nhắc nhở, tự trách mình, nói "Đừng nghĩ tới nó, đừng nghĩ tới nó. Nghĩ tới nó là không hảo hán !", mà đôi chân chẳng chịu nghe lệnh chỉ huy. Đang lúc gạt bỏ tính mạng qua một bên để tiến tới, hai ngọn đèn trên núi dường như hiểu được hướng đi của cậu. Bỗng nghe con trăn chuyển mình răng rắc, cặp mắt như hai ngọn đèn cứ nhắm vào thân mình Thái Hòa mà chiếu sáng.
Đồng thời, một luồng khí tanh tưởi bốc ra, xông lên tận mũi, không sao chịu nổi. Rõ ràng con quái này đã gây chuyện với Thái Hòa đây mà. Nó vươn cổ, đưa cái đầu bự hướng về phía trước. Chỉ nghe một tiếng ầm vang giữa không trung, con vật khổng lồ nằm vắt ngang giữa trời, gác đầu lên một cành cao của cây cổ thụ rất to, cách chỗ Thái Hòa đang đứng chừng mười trượng. Thái Hòa lúc đó đã gần hôn mê, không rảnh mà xét xem cái đuôi trăn nằm vắt ngang đỉnh núi nào. Chỉ nghe cây cổ thụ rung chuyển từ gốc tới ngọn, cành cây kêu răng rắc như muốn gẫy đôi, đủ biết sức lực con trăn mạnh cỡ nào. Thái Hòa lúc đó rõ ràng đang ở dưới cổ con trăn, mà thân của nó nằm cách mặt đất chưa đầy năm thước. Nếu nó đột nhiên hạ mình xuống, có thể đè chết Thái Hòa, hoặc giả nó phì hơi, quẫy mình một cái, có thể hất cậu văng ra xa mấy dặm.
Kinh hãi hơn nữa là cặp mắt trăn cứ chiếu thẳng về trước, dường như đang muốn tiến lại gần Thái Hòa. Lúc đó, cậu ta chỉ còn cách mau mau lùi về đằng sau, nếu tiến lên một bước, sẽ sớm chôn thân trong bụng trăn mà thôi. Trong lúc vô cùng kinh hãi, Thái Hòa chuyển nghĩ, cảm thấy đã lâm vào tuyệt cảnh, chỉ còn nghĩ cách bảo vệ tính mạng. Bất luận thế nào, không gì bằng tạm lùi về đằng sau, tìm một khoảng đất rộng và bằng phẳng, ngồi nghỉ một đêm, đợi khi trời sáng sẽ tính kế khác. Nghĩ tới chỗ đó, đột nhiên lại nhớ tới những lời hùng tráng mình đã nói trên núi Thái sơn.
Hiện tại sư phụ và Nguyệt Anh không có đây, nhưng tự mình đã lẻo miệng khoe khoang những gì, làm sao quên được ? Trên con đường phía trước, những nỗi nguy hiểm có thể xảy ra liên tục, nên vừa gặp chuyện ngoài ý nghĩ, đã vội nghĩ tới việc lùi bước, làm sao tới được Vương Ốc sơn ? Làm vậy, chẳng những đắc tội với sư tôn, còn để cho Nguyệt Anh, Dương Nhân chê cười, mà đạo hạnh của bản thân cũng vĩnh viễn không có ngày tiến bộ. Còn nữa, người ta sống ở đời những chuyện an nguy, tồn vong đều có số trời. Số đã đáng chết, ta có lùi lại, qua được chỗ này, con trăn kia có thể chuyển mình, đuổi theo, thì cái thân hình nhỏ bé này chưa đáng làm món điểm tâm cho nó. Hoặc giả gặp phải hùm sói, giặc cướp, không chết vì con trăn, cũng chết vì mấy thứ kia thôi. Nếu số không đáng chết, còn có hy vọng thành tiên, ta có thể chui qua bên dưới con trăn, chỉ cần nhẹ nhàng, len lén, đừng làm kinh động đến nó là được. Nghĩ đến đó, lòng can đảm chợt nổi lên, đồng thời nẩy ra một ý nghĩ trẻ con, muốn đem thân mình ra làm thí nghiệm, coi thật sự ta có tu đạo được hay không. Tức thì chắp hai tay lên trán, ngước mặt nhìn trời, thành tâm khấn vái :
- Đệ tử Lam Thái Hòa quyết tâm tu đạo, không tránh nguy nan, nếu đại đạo chắc thành, lên trời có ngày, xin thần linh phù hộ cho đệ tử vượt qua được nạn chui vào bụng rắn này; nếu tiền đồ không có hy vọng, đệ tử cũng không thiết kéo dài kiếp sống khổ sở này. Người ta sống trên đời, lẽ nào không chết ? Trước sau cũng một lần chết, thì chết bạo hay chết an lành, có gì phân biệt ? Chết sớm hay chết muộn cũng thế thôi. Xin thần minh hiển linh ứng, đem đệ tử nhét vào bụng trăn, đệ tử quyết không oán hận.
Nói rồi buông tay xuống, ổn định tinh thần, mạnh mẽ sải bước, tiến về phía trước. Vừa đi được vài bước, thì… Không xong rồi !
Con trăn đã không khách sáo với Thái Hòa, và cũng chẳng hiểu nó nghĩ gì mà duỗi thẳng thân mình, và rồi chỉ thấy thân hình khổng lồ và đen sì của nó từ trên không trung rơi bịch xuống mặt đất, cái đầu vẫn đặt trên ngọn cây, cái đuôi đã nằm trên đỉnh núi, khúc giữa nằm trên mặt đấy, chắn ngang lối đi của Thái Hòa. Lúc đó, là gan của cậu ta vừa được thổi phồng, lập tức teo tóp. Cậu nằm lăn ra đất, miệng kêu lên :
- Trời ơi, trời ơi ! Chẳng lẽ thật tình ta không có hy vọng tu đạo, phải làm con giun nhỏ, chui vào bụng con lươn này ? Tại sao các vị sư tôn lại đẩy tôi vào bước đường cùng, bắt tôi phải chết ? Nếu sư phụ có ý muốn lấy tính mạng tôi, còn cứu tôi thoát khỏi bàn tay của ông cậu độc ác làm gì ? Sư phụ ôi, quả thật lão nhân gia đã cố tình ghẹo con đây mà !
Nói một chập, khóc một chập, lại nhìn lại mình con trăn, vẫn chẳng thấy động đậy. Nhưng phía sau cậu không có thứ gì ngăn trở, nếu muốn lùi về đằng sau, có thể bình an vô sự. Tuy nhiên Thái Hòa đã tự nhận mình là người tu đạo, cần phải luyện công phu "khắc kỷ, thận độc" 1 , dẫu tính mạng nguy trong khoảnh khắc, cũng tuyệt đối không có ý lùi về sau, và cũng không hề nghĩ tới một phương pháp nào để hy vọng vượt qua thân trăn. Lúc đó, trời đã tối mịt, nhìn cảnh hoang dã chung quanh, không hề có đèn đóm gì. Chút ánh sáng giúp cậu nhận ra đường đi chỉ là cặp mắt trăn, chiếu sáng như hai ngọn đèn. Như trên đã nói, cặp mắt này vẫn luôn luôn chiếu thắng về phía Thái Hòa. Trong lúc không có việc gì làm, cậu lại nảy ra một ý nghĩ trẻ con : "Nếu có thể kết bạn, làm anh em với bác lươn này, nhờ bác chiếu sáng, soi đường cho ta tiến về thôn làng đằng trước, chẳng tốt lắm sao ?". Cậu cũng tự biết đó chỉ là ý nghĩ trẻ con, làm sao có được điều tốt đẹp như thế ?
Đang lúc ngẩn ngơ, chợt thấy con trăn khẽ cử động, tất cả cây cối trên núi xào xạc, chim chóc kinh hãi bay lên, tản ra bốn phía.
Tự nhiên Thái Hòa kinh hãi, ngồi ngay xuống đất, lặng lẽ đợi đem thân táng vào bụng trăn. Giây lát, một trận cuồng phong nổi lên, cây cối dao động, cát bay đá chạy, rào rào rơi xuống đầu Thái Hòa, khiến cậu ta ngồi ôm đầu chịu trận. Nào ngờ con quái lại tung mình nhảy lên không trung, cách mặt đất hơn mười trượng. Thái Hòa nhìn toàn thân con trăn, so với thần long trên trời, trong trí tưởng tượng bình thời của cậu, chẳng thua gì nhau. Lúc đó, trong lòng Thái Hòa lại nổi lên hy vọng được sống, thật mạnh mẽ. Cậu âm thầm khấn vái thiên thần phù hộ, mau mau ra tay, lôi con quái lên trời, đem đi chỗ khác. Đó quả là điềm lành cho biết sau này cậu sẽ đắc đạo thành tiên. Ai ngờ con trăn bay giữa không trung, không hề bị ai nắm giữ, cũng chẳng có thiên thần nào ra tay lôi nô đi, mà thân hình nó từ từ dãn ra, dần dần hạ xuống đất, nằm vắt ngang giữa hai đỉnh núi, biến thành một con đường núi, rất rộng, có thể qua lại dễ dàng giữa hai trái núi. Vài trăm năm sau, con đường núi này vẫn còn có người qua lại, các vị cố lão tương truyền, gọi chỗ đó là "Thần mãng ao" (đường đèo thần mãng), và thôn làng ở cửa núi được đặt tên là mãng du ao" (đường đèo nơi mãng xà rong chơi).
Từ đời Đường, Tống trở về sau, chỗ đường đèo đó cư dân cứ giảm dần, nhân đó bị yêu quái chiếm giữ. Sau Lã Thuần Dương (tức Lã Động Tân, dùng một hòn đất lấp kín cửa núi, từ đó con đường mới không thông hành. Đến nay, nhân sĩ bản xứ còn có người biết chuyện cũ, hiểu vì sao nơi đây được đặt tên là Mãng du ao. Nhưng đó là chuyện sau này.
Nói tiếp về Thái Hòa, cứ nhắm phía trước mà đi, thấy sắc trời đã tờ mờ sáng, toàn thân mỏi rời, thất thểu bước tới cửa miếu thổ địa, đưa tay gõ nhẹ lên cánh cửa. Lát sau, cửa mở hé một cánh, bên trong có người bước ra, là một người đẹp tuyệt trần, nghiên nước nghiêng thành, khiến Thái Hòa nhìn thấy, liền ngó sững.
/101
|