Lam Thái Hòa được người tiên cứu ứng, thoát hiểm, lên tới miếu thổ địa, trời vừa rạng sáng. Cậu cảm thấy vừa đói vừa mệt, chân tay bải hoải. Cậu đưa tay gõ cửa, người mở cửa ra đón là một người đẹp tuyệt trần. Thái Hòa không ngờ gặp một cô gái đẹp đến thế, ngẩn người ra, vội vòng tay chào, hỏi có phải cô nương là người không thường trú tại miếu này chăng, bần đạo vì đi gấp, giữa đường đã gặp phải chuyện bất ngờ, may có thượng tiên bảo hộ , đã thoát hiểm đến đây, muốn nhờ nơi này làm chỗ nghỉ chân, không biết cô nương có chấp thuận hay không. Cô nương nhìn Thái Hòa quần áo tả tơi, tỏ vẻ ngạc nhiên lẫn thương cảm, mới cười, nói:
- Người xuất gia đến đâu cũng là nhà, huống hồ nơi đây là chỗ miếu mạo? lẽ nào lại không thể ở nhờ ? Tuy hiện giờ người coi miếu không có ở đây, nhưng tôi với ông ta là chỗ thân thích, có thể thay mặt ông mà làm chủ. Đạo trưởng bất tất phải khách sáo, cứ vào đây mà dùng trà.
Thái Hòa bấy giờ mới yên tâm, ngỏ lời cảm ơn, theo cô gái bước vào. Bên trong có một phòng khách nhỏ, cô nương mời Thái Hòa ngồi, và kêu một người ăn mặc ra vẻ một đạo cô hãy đi pha trà mang lên, lại nói :
- Đạo trưởng từ xa tới đây, chắc là đói khát lắm rồi. Nơi đây hoang vắng, không có gì để đãi khách, chỉ có món mì sợi của tục gia, do chúng tôi nấu, đạo trưởng có dùng được không ?
Thái Hòa lúc đó đã thấy bụng đói, sôi sùng sục, mà chưa dám mở miệng ra đòi hỏi, được lời như cởi tấm lòng, vội đứng dậy bái tạ. Cô nương mỉm cười, bảo đạo cô mau đi nấu hai tô mì, đem tới.
Đạo cô vâng lời, đi ngay. Không bao lâu bưng tới hai tô thật lớn, bốc khói nghi ngút, mùi mì thơm lừng. Thái Hòa đã đói meo, không khách sáo, cầm đũa gắp mì, ăn liền. Cô nương thấy cậu đói mèm, ăn vội, vừa đáng tức cười vừa đáng thương, liền nói :
- Ở đây không có ai khác, đạo trưởng tự nhiên, chẳng cần khách sáo.
Nói rồi, ngồi xuống cuối bàn, cùng ăn chung cho vui, nhân thể hỏi thăm lai lịch của cậu, Thái Hòa nhất nhất kể ra.
Cô nương nghe chuyện, lấy làm lạ. Đợi cậu ăn xong, mới nói :
- Đạo trưởng đừng trách tôi nói nhăng. Tôi thấy đạo trưởng có vẻ là danh gia tử đệ, lại đang tuổi thanh xuân, tại sao không nghĩ chuyện học hành cho giỏi, làm quan làm tê, hưởng cảnh phồn hoa trên đời, lại đi lang thang khắp nơi, vào sinh ra tử, chịu mọi gian khổ ? Trên đời quả thật có người tiên hay sao ? Người tiên có thể tùy tiện tu thành được chăng .
Thái Hòa không để cô nói dứt, đã cười, trả lời :
- Thì ra cô nương tuy ở trong miếu, nhưng không mấy tin đạo, nên mới nói những lời trái lẽ như thế. Xưa nay người ta thường nói thần tiên vốn là người phàm làm nên, có lý nào quyết chí cầu đạo lại không thể thành tiên ? Còn nói trên đời không hề có thần tiên, người khác còn có thể bán tín bán nghi, chứ bần đạo mười phần tin chắc cả mười. Nói vậy không phải dựa vào lý luận mà nói, thật tình bần đạo đã được tận mắt nhìn thấy thánh tích của thần tiên, và không chỉ một hai lần mà thôi đâu. Không cần nói tới người khác, ngay sư tôn của bần đạo đã là một vị chân tiên trên thượng giới. Mới tối qua thôi, ngài đã đứng trên không trung điều khiển mãng xà, cứu bần đạo thoát nạn. Đương nhiên đó là một vị thần tiên, nếu không, làm sao có được thứ pháp lực đó ? Làm sao khiến nổi con súc sinh ngu độn, hung hãn phải cúi đầu nghe lệnh ?
Nói tới đó, lại nhớ tới những sự việc trước đây, mới đem những việc kỳ dị mình vừa trải qua, kể sơ lược cho cô nương nghe. Cuối cùng, lại nói giọng khẩn thiết :
- Chẳng giấu gì cô nương, bần đạo lúc bé là người đặt nặng tình đời, đạo tâm không có chút nào. Lúc đó, trong lòng vẫn thường nghĩ tới chuyện làm quan, tác tể, phát tài phát phúc, hưởng vài chục năm hạnh vận trên đời. Tới chừng vài lần gặp biến cố, mới dần dần hiểu ra rằng người ta sống trên đời, bất luận phú quí đến đâu, vinh hoa cỡ nào, chung qui cũng chỉ là mây khói, chớp mắt chẳng còn gì. Đồng thời, nhờ tiên sư chỉ điểm, bạn bè khuyên bảo, mới biết trên đời quả có người tiên, lại biết đích xác rằng người tiên đều là người phàm, nhờ tu luyện mà thành. Nhân đó, tôi mới thấu triệt rõ ràng, hiểu được rằng cảnh vinh quang tạm bợ không tài nào sánh kịp phúc phận vô cùng, và nếu nhắm vào danh lợi ngắn ngủi, sẽ để mất hạnh phúc vĩnh cửu. Vì thế, tôi mới quyết tâm vất bỏ tất cả, để theo lời thầy dạy, tình nguyện chịu khổ sở một đời, chỉ cần cầu cho được đại đạo của thần tiên. Đại đạo đã thành, thần tiên chỉ có thể đạt, đó là điều quá tốt đẹp. Vạn nhất giữa đường gặp nguy hiểm, đến nỗi bỏ xác quê người, hoặc táng thân vào bụng thú, chẳng qua cũng chỉ là một lần chết. Đã là cùng một lần chết, thì giàu sang như vương hầu khanh tướng, với nghèo hèn như đẩy xe, mang vác, có gì phân biệt ? Chết già trên giường, với chôn thân trong bụng thú, cũng như nhau. Bần đạo thấu hiểu những mối quan hệ đó, nên đã coi phú quí như đám mây nổi, mà những chuyện sống lâu, chết trẻ, hay chết lành, chết dữ, bần đạo cũng không để trong lòng, chỉ chuyên tâm nhất ý, hướng theo con đường dẫn tới đại đạo mà đi. Đi thông suốt hay không thông suốt, điều đó là do mệnh số định trước, sức người không thể vãn hồi, hà tất phải để trong lòng ?
Cô nương nghe nói, bỗng ngẩng đầu lên, nhìn Thái Hòa chăm chú, tươi cười nói :
- Theo tôi thấy, cuộc đời một người, ngắn thật là ngắn, nhưng chính vì quá ngắn ngủi, ta mới phải mau mau mưu cầu khoái lạc, chứ đợi khi có chuyện thất thường, tìm không còn kịp nữa. Còn nói về chuyện tu đạo, xét cho cùng là quá hoang đường, chỉ có thể lừa gạt được những kẻ ngu ngốc, chứ người thông minh một chút chẳng thể tin được. Đạo trưởng thử xét lại coi, những bậc thánh hiền, hào kiệt xưa nay, cùng những người tuyệt thế thông minh, ai là chẳng ham muốn sống mãi không già, vĩnh viễn làm người tiêu diêu ngoài đời ? Tại sao chẳng nghe họ nói tới việc tu tiên học đạo, mà đều đem thân lo việc nước việc dân, làm minh quân, lương thần, vì việc quốc thái dân an mà tạo lập sự nghiệp ? Không thể nói họ đều là những thằng ngố, không hiểu được người phàm có thể thành tiên.
Thái Hòa nghiêm sắc mặt, nói :
- Cô nương nói vậy sai rồi. Trên đời vốn có tam giáo, một là Nho, hai là Thích, ba là Đạo. Nho giáo đã tốt thịnh ở trung thổ, Thích giáo mới bắt đầu ở phương Tây, trong khi Đạo giáo chúng ta khởi nguồn tử thủa khai thiên lập địa. Tuy không thịnh bằng Nho, Thích hai nhà, nó có lịch sử từ lâu đời, hơn hẳn hai nhà kia. Cô nương vừa hỏi tại sao các thánh hiền, hào kiệt không tu đạo, câu nói đó tưởng chừng có lý, thật ra là ta chưa hiểu sâu về nguyên lưu tông phái, cùng nội dung tông chỉ của các giáo phái đấy thôi. Nên biết ba tôn giáo tuy có đường lối khác nhau, nhưng mục đích ích quốc, lợi dân thì là một. Như chúng tôi, hiện mới xuất gia, thời kỳ thành đạo còn xa, nhưng muốn tu thành đại đạo, cũng phải một mặt rèn luyện công phu tu trì bản thân, mặt khác phải lập nhiều âm công, khéo kết thiện duyên, lấy cái tâm làm cơ sở, giữ lòng mình mười phần vững chắc, mới có thể vững chắc bước tiến công, đạt được diệu đạo. Âm công càng nhiều, thiện duyên càng rộng, thì việc thành tựu mới càng lớn. Những phương pháp và cách tiến hành như thế, thử hỏi so với Nho, Thích hai đạo giáo, có gì phân biệt ? Lại nói về hai nhà kia, họ cũng có công phu tu đạo, tình trạng tuy khác, mà lý thì là một. Tức nhiên kết quả là họ cũng có niềm vui bên trong. Nho, Thích hai nhà đã có đường lối riêng của họ, tự nhiên họ chẳng phải dùng tới công phu của chúng ta, giống như chúng ta tự có công khóa, hà tất phải bắt chước họ ?
Cô nương cười lớn tiếng, nói :
- Càng tốt. Đã nói rằng ngoài việc tu tiên, còn có đạo trường sinh, việc gì cứ phải khăng khăng đòi xuất gia ?
Thái Hòa mới nghe, bất giác ngẩn người ra, nhưng rồi phản bác.
- Đã nói tu đạo có thể thành tiên, hà tất phải thay đổi, đi theo đường lối của Nho, Thích ? Huống chi việc tu trì của tam giáo, quí nhất là giữ chuyên nhất, không đổi. Như lời bàn của cô nương, tự người đã xuất gia, còn nên trở về lo liệu việc nhà, lập nên sự nghiệp trên đời ? Điều đó Đạo gia nhất quyết không chấp nhận mà hai nhà kia cũng không thể nào dung nạp.
Nói đến đây, Thái Hòa cảm thấy trong lòng buồn bực vì cô gái cứ quấy rầy mình. Cô này tuyệt nhiên không chịu hiểu lẽ phải, chỉ muốn cùng cậu kéo dài câu chuyện. Nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy mặt trời đã lên cao, gió ban mai lùa vào phòng, Thái Hòa cảm thấy sau bừa ăn, tinh thần tăng lên, không còn thấy mệt mỏi nữa. Nhưng cậu muốn rời xa cô nương, vội nói :
- Cô nương đã chấp nhận cho bần đạo tạm trú, bần đạo vất vả suốt đêm qua, lúc này chân tay rã rượi, xin cô nương vui lòng cho phép tôi đi nghỉ, cho dãn gân dãn cốt.
Cô nương nhìn Thái Hòa không có vẻ gì là mệt mỏi, liền nói giọng giễu cợt :
- Món mì sợi của tôi không phải thứ thực phẩm tầm thường, bán ngoài chợ. Người nào ăn vào, khí huyết liền tăng gấp mấy lần, nếu mỗi ngày ăn một tô, có thể hết bệnh, tăng tuổi thọ, tại sao đạo trưởng vừa ăn một tô lớn, còn nói là tay chân bải hoải ? Nếu chẳng phải cậu không có phúc thụ hưởng, cũng là bao tử của cậu không được tốt, giữ không nổi thức ăn bồi bổ đó. Đủ thấy hai chữ "tu tiên", cậu tuyệt đối không có hy vọng gì đâu, mà táng thân vào bụng thú, như lời cậu nói, đã có tám, chín phần chính xác rồi đó !
Nói rồi, lại nhoẻn miệng cười, ngó Thái Hòa đăm đăm, nói :
- Tôi đem lòng trung thực của đàn bà, nói cậu chẳng chịu nghe, cậu cậy mình thông minh, lem lém miệng cãi. Hạng người ngoan cố như thế, quả thật tôi mới gặp lần đầu.
Nói rồi, lại nhìn Thái Hòa chăm chú, nhíu cặp lông mày đẹp, nửa như oán hờn, nửa như cầu khẩn, rơm rớm nước mắt, lộ vẻ yêu kiều, ủy mị, khiến người có lòng sắt đá cũng không tránh khỏi vừa thương vừa yêu. Thái Hòa không biết làm sao, vội cúi đầu, không nói một tiếng, ngay cả nhìn cô nương cũng chẳng dám. Lúc đó, vị đạo cô đứng hầu một bên mới mỉm cười, lên tiếng :
- Vị đạo trưởng này bề ngoài có vẻ là một đạo sĩ nghèo khổ, rõ ràng là một đại gia công tử. Cô nương nhà tôi năm nay vừa mười tám tuổi, dung mạo, tài đức hiếm có trên đời, ngay cả các vị thần tiên trên trời, vị tất đã có người vượt qua cô. Lão gia nhà tôi lúc còn sống, từng làm quan lớn nước Sở, quyền cao chức trọng. Đêm qua, lão nhân già về báo mộng cho tiểu thư, nói : "Ngày mai có một vị đạo sĩ trẻ tuổi, tới đây xin ở nhờ. Người đó với con có duyên phận vợ chồng, con hãy giữ anh ấy lại, kết hôn nhân". Vì thế, tiểu thư nhà tôi sáng nay dậy sớm, chờ đợi. Không dè vừa bước xuống giường, đạo trưởng đã tới gõ cửa, cho thấy đây là trời ban lương duyên, không sai chút nào. Sở dĩ tiểu thư nhà tôi năm lần bảy lượt khuyên cậu đừng xuất gia, cùng vì ý nghĩ đó. Công tứ hãy nghĩ lại coi, tiểu thư nhân phẩm, tài hoa như thế, kiếm khắp trên đời, có thể tìm được người thứ ba hay không ? Thiếu gì những vị vương tôn, công tử, tìm cách cầu thân, nhưng chưa có người nào vừa ý tiểu thư. Nay cô đã để mắt xanh tới công tử, quả là phúc nhân không dễ gì có được đâu. Theo tôi nghĩ, công tử nên cởi bộ quần áo đạo sĩ, đổi mặc Nho phục, kết thành mối lương duyên. Nếu muốn tu tiên, hãy đợi sau hai, ba chục năm hưởng hạnh phúc vợ chồng, bấy giờ hai người đồng tâm đồng chí, cùng dụng công tu luyện. Chỉ cần lòng phàm tĩnh lại, sẽ tùy lúc mà lên trời. Vả lại, hai vợ chồng cùng tu, lúc dụng công sẽ náo nhiệt hơn. Còn hơn là đơn độc một thân, lội sông vượt núi, trải qua nhiều nguy hiểm. Xin công tử nghĩ lại.
Thái Hòa không dè đạo cô lại nói những lời như thế, bất giác cười ha hả, nói:
- Tốt lắm, tốt lắm. Thì ra chủ tớ hai người cố ý giữ khách, đặt chuyện lão chủ nhân báo mộng, để ép buộc ta là một người xuất gia, phải rơi vào vòng tay của tiểu thư, kết làm cặp vợ chồng ân ái. Tuy đây là thịnh tình của tiểu thư, và lòng ưu ái của lão chủ nhân, nhưng tôi cũng không chịu để người khác ép buộc đâu. Vừa rồi tôi đã nói, ngay cả bàn thân và tính mạng, tôi đã gác bỏ ngoài cuộc đời, thì dầu là tiên thiên giáng hạ, kết phối nhân duyên, tôi cũng dứt khoát không dám nhận. Xin tiểu thư hãy để mắt tìm một người khác môn đăng hộ đối, một vị vương tôn, công tử có tài mạo tương xứng với cô mà kết phối ngẫu. Hãy tha thứ cho bần đạo cố chấp, đã để phụ tấm thịnh tình.
Nói chưa dứt lời, đã thấy cô nương, nước mắt ròng ròng, gục xuống bàn mà thổn thức. Thái Hòa quính quáng, không biết làm sao, chỉ biết năn nỉ cô, mặt khác lại muốn rời xa ngay tức thì, mới cầu xin đạo cô dẫn mình tới phòng khách nghỉ ngơi. Đạo cô thấy Thái Hòa quá ngang ngạnh, liền giận dữ trong lòng, nói lớn tiếng :
- Có phải công tử nghi tôi nói chuyện hoang đường đấy không? Trong mộng, lão chủ nhân đã đem tên họ, lai lịch của công tử kể ra rành rành. Nếu công tử không tin, để tôi nói rõ cho cậu nghe nhé. Xin hỏi công tử có phải họ Lam, tên Thái Hòa hay không ? Có phải cậu là người ở làng Mỗ , xứ Mỗ không ? Chẳng phải mẹ kế của cậu đã gây chuyện, lăng nhục vợ chồng cậu, nhân đó hai người mới chống đối lại, cùng kéo nhau ra khỏi nhà, cùng đâm đầu xuống sông…
Đạo cô đem những chuyện cũ của Thái Hòa, kể ra tường tận, như thể chính mắt cô ta được nhìn thấy. Thái Hòa bất giác trợn trừng mắt, há hốc miệng, không nói được một lời. Chừng nghe cô ta nói tới chuyện vợ chồng đâm đầu xuống nước, Thái Hòa lại chuyển nghĩ : "Chẳng lẽ nó là ma, mới biết rõ việc nhà ta như thế! Cô tiểu thư ngồi trước mắt kia, là yêu tinh gì, biến thành người đẹp, tới đây để dẫn dụ ta ? Nếu quả như vậy, ngoài cái chết ra, ta còn tìm được biện pháp nào khác để đối phó ? Cô ta chưa trở mặt, ta lại không có chút bản lãnh nào, đương nhiên không thể gây sự được với cô ta". Vì thế, lại lên tiếng năn nỉ đạo cô :
- Tôi từng thề độc trước mặt sư phụ, kiếp này không được đại đạo, sẽ chịu quả báo thảm khốc. Lòng nhã ái của tiểu thư, thật tình tôi không dám nhận, còn như lòng chiếu cố của lão chủ nhân dưới suối vàng, tôi sẽ không bao giờ quên, sau này có dịp, nhất định sẽ báo đáp. Những lời tỉ tỉ đang nói, tôi cũng không dám lãnh giáo. Tôi đã không để vào tai, xin chị đừng nói nữa.
Đạo cô mỉm cười, nói :
- Quả là chuyện lạ. Ngày nay, trên đời sao lắm người trẻ tuổi, cứ một mực đòi xuất gia ? Lần trước đã có một vị lang quân đòi tu đại đạo gì đó, kết quả đại đạo chưa đạt được, trước gặp phải một tên cướp, thí cho một đao, lấy đi tính mạng nhỏ bé. Cách đó không bao lâu, không dè lại có một chàng ngốc, thấy việc trước mắt tốt đẹp như thế, mà nỡ vất bỏ, đòi đi vào đường tuyệt lộ, thật kỳ quái vô cùng.
Vị cô nương nãy giờ không nói gì, chỉ cúi đầu, ngồi lặng lẽ, nước mắt long lanh, dường như có điều thương tâm, nghe đạo cô nói, mới khẽ cất tiếng :
- Người ta đã không muốn tôi, chị còn nhiều lời làm chi ? Hãy dẫn cậu ta đi nghỉ đi, bất tất phải phí lời ?
Nói rồi, lại ngồi buồn bã, hai hàng nước mắt lăn tăn rơi xuống, đột nhiên lại gục mặt xuống tận ngực, không ngửng lên nữa. Thái Hòa vô cùng bứt rứt, nhưng không kiếm lời an ủi cô, chỉ hướng về cô ngỏ lời cảm tạ, lập tức đứng dậy, theo đạo cô đi ra, tới một căn phòng nhỏ ở đầu hành lang phía Tây. Trong phòng, kê một chiếc giường, chăn nệm trên đó vô cùng sạch sẽ, thơm phức. Đạo cô khẽ mỉm cười, nói :
- Cậu coi đó là chiếc giường thêu của tiểu thư nhà tôi. Cô là người rất ưa sạch sẽ, nay lại đem chăn nệm của mình cho cậu nằm nghỉ thoải mái, cậu vốn không phải người có trái tim sắt đá, sao không hề hồi tâm chuyển ý chút nào ?
Thái Hòa nghe vậy, vội quay mình, bước ra ngoài, nói :
- Dứt khoát tôi không dám tiết mạn tiểu thư, xin chị kiếm cho tôi một căn phòng khác, với một chiếc giường gỗ, đủ ngả thân thôi. Người xuất gia dùng những đồ đạc của người khác, càng sang trọng càng tăng thêm tội lỗi. Tôi là người mới học đạo, không thể để giảm phúc như thế.
Vừa nói, vừa bước ra cửa. Không dè đạo cô cất tiếng cười hì hì, dùng sức lôi cậu trở lại, nói :
- Cậu tính đi đâu ? Nơi đây chỉ là một tòa miếu hoang, làm gì có nhiều phòng ốc ? Ngoại trừ căn phòng này, mới được sửa sang lại, làm phòng tạm trú cho khách, còn tìm đâu ra một căn phòng trống trải ?
Thái Hòa vội nói :
- Nếu vậy, tôi nằm trên điện thờ, đánh một giấc cũng được. Phòng khuê của người ta, sao có thể cho phép thất lễ ?
Đạo cô nghe vậy, trên mặt hiện ra vẻ lúng túng, không được tự nhiên, cười nhạt :
- Cậu làm toàn những chuyện khiến người khác khó xử. Người ta đã lo giường mền cho cậu đầy đủ, cậu còn lôi thôi, lắm chuyện . Cậu ở đây là khách, lẽ nào chúng tôi lại để khách phải khó chịu . Giường gỗ, nệm rơm, những thứ thô lậu đó, chúng tôi chẳng dám đem ra đối đãi với người dưới, huống chi là đối với cậu ? Còn chuyện nằm trên đại điện ngủ khò chẳng qua chỉ là câu nói chơi, chúng tôi đâu dám khinh mạn khách đến thế ? Ngày mai, miếu chủ biết được, lại trách chúng tôi. Tôi khuyên cậu cứ ở đây, hưởng thụ một ngày hạnh phúc, đừng nghĩ lôi thôi gì nữa.
Nói rồi, vận dụng tất cả sức mạnh, xô đẩy Thái Hòa một cái, ngã lăn ra trên chiếc giường nệm. Thái Hòa cảm thấy đạo cô có sức mạnh phi thường. Cô ta vừa ra tay đẩy mạnh, cậu đã cảm thấy như ngàn cân đè nặng, không sao gượng nổi. Không hiểu cô gái này lấy đâu ra thứ thần lực đó, Thái Hòa kinh hãi trong lòng, liệu rằng đấu lực với cô ta ắt không thành công, chỉ còn cách là mềm mỏng năn nỉ mà thôi. Cậu vừa đứng dậy, định mở miệng, đạo cô đã không để cậu nói, lại xô mạnh một cái, khiến cậu ngã lăn ra giường. Cô ta lại lấy mền chùm kín đầu cậu, mỉm cười nói :
- Xin lỗi, tôi không thể bồi tiếp.
Nói rồi, cười lên một tiếng, bỏ đi.
Thái Hòa nằm suy nghĩ lung tung một hồi, bỗng chuyển nghĩ : "người tu đạo tùy ngộ nhi an, giẫm lên nguy hiểm như đi trên đất bằng. Việc đến đâu hay đấy, có gì mà phải suy nghĩ ?". Định tâm một lát, thần thái an nhàn, dần dần đi vào cơn mộng.
- Người xuất gia đến đâu cũng là nhà, huống hồ nơi đây là chỗ miếu mạo? lẽ nào lại không thể ở nhờ ? Tuy hiện giờ người coi miếu không có ở đây, nhưng tôi với ông ta là chỗ thân thích, có thể thay mặt ông mà làm chủ. Đạo trưởng bất tất phải khách sáo, cứ vào đây mà dùng trà.
Thái Hòa bấy giờ mới yên tâm, ngỏ lời cảm ơn, theo cô gái bước vào. Bên trong có một phòng khách nhỏ, cô nương mời Thái Hòa ngồi, và kêu một người ăn mặc ra vẻ một đạo cô hãy đi pha trà mang lên, lại nói :
- Đạo trưởng từ xa tới đây, chắc là đói khát lắm rồi. Nơi đây hoang vắng, không có gì để đãi khách, chỉ có món mì sợi của tục gia, do chúng tôi nấu, đạo trưởng có dùng được không ?
Thái Hòa lúc đó đã thấy bụng đói, sôi sùng sục, mà chưa dám mở miệng ra đòi hỏi, được lời như cởi tấm lòng, vội đứng dậy bái tạ. Cô nương mỉm cười, bảo đạo cô mau đi nấu hai tô mì, đem tới.
Đạo cô vâng lời, đi ngay. Không bao lâu bưng tới hai tô thật lớn, bốc khói nghi ngút, mùi mì thơm lừng. Thái Hòa đã đói meo, không khách sáo, cầm đũa gắp mì, ăn liền. Cô nương thấy cậu đói mèm, ăn vội, vừa đáng tức cười vừa đáng thương, liền nói :
- Ở đây không có ai khác, đạo trưởng tự nhiên, chẳng cần khách sáo.
Nói rồi, ngồi xuống cuối bàn, cùng ăn chung cho vui, nhân thể hỏi thăm lai lịch của cậu, Thái Hòa nhất nhất kể ra.
Cô nương nghe chuyện, lấy làm lạ. Đợi cậu ăn xong, mới nói :
- Đạo trưởng đừng trách tôi nói nhăng. Tôi thấy đạo trưởng có vẻ là danh gia tử đệ, lại đang tuổi thanh xuân, tại sao không nghĩ chuyện học hành cho giỏi, làm quan làm tê, hưởng cảnh phồn hoa trên đời, lại đi lang thang khắp nơi, vào sinh ra tử, chịu mọi gian khổ ? Trên đời quả thật có người tiên hay sao ? Người tiên có thể tùy tiện tu thành được chăng .
Thái Hòa không để cô nói dứt, đã cười, trả lời :
- Thì ra cô nương tuy ở trong miếu, nhưng không mấy tin đạo, nên mới nói những lời trái lẽ như thế. Xưa nay người ta thường nói thần tiên vốn là người phàm làm nên, có lý nào quyết chí cầu đạo lại không thể thành tiên ? Còn nói trên đời không hề có thần tiên, người khác còn có thể bán tín bán nghi, chứ bần đạo mười phần tin chắc cả mười. Nói vậy không phải dựa vào lý luận mà nói, thật tình bần đạo đã được tận mắt nhìn thấy thánh tích của thần tiên, và không chỉ một hai lần mà thôi đâu. Không cần nói tới người khác, ngay sư tôn của bần đạo đã là một vị chân tiên trên thượng giới. Mới tối qua thôi, ngài đã đứng trên không trung điều khiển mãng xà, cứu bần đạo thoát nạn. Đương nhiên đó là một vị thần tiên, nếu không, làm sao có được thứ pháp lực đó ? Làm sao khiến nổi con súc sinh ngu độn, hung hãn phải cúi đầu nghe lệnh ?
Nói tới đó, lại nhớ tới những sự việc trước đây, mới đem những việc kỳ dị mình vừa trải qua, kể sơ lược cho cô nương nghe. Cuối cùng, lại nói giọng khẩn thiết :
- Chẳng giấu gì cô nương, bần đạo lúc bé là người đặt nặng tình đời, đạo tâm không có chút nào. Lúc đó, trong lòng vẫn thường nghĩ tới chuyện làm quan, tác tể, phát tài phát phúc, hưởng vài chục năm hạnh vận trên đời. Tới chừng vài lần gặp biến cố, mới dần dần hiểu ra rằng người ta sống trên đời, bất luận phú quí đến đâu, vinh hoa cỡ nào, chung qui cũng chỉ là mây khói, chớp mắt chẳng còn gì. Đồng thời, nhờ tiên sư chỉ điểm, bạn bè khuyên bảo, mới biết trên đời quả có người tiên, lại biết đích xác rằng người tiên đều là người phàm, nhờ tu luyện mà thành. Nhân đó, tôi mới thấu triệt rõ ràng, hiểu được rằng cảnh vinh quang tạm bợ không tài nào sánh kịp phúc phận vô cùng, và nếu nhắm vào danh lợi ngắn ngủi, sẽ để mất hạnh phúc vĩnh cửu. Vì thế, tôi mới quyết tâm vất bỏ tất cả, để theo lời thầy dạy, tình nguyện chịu khổ sở một đời, chỉ cần cầu cho được đại đạo của thần tiên. Đại đạo đã thành, thần tiên chỉ có thể đạt, đó là điều quá tốt đẹp. Vạn nhất giữa đường gặp nguy hiểm, đến nỗi bỏ xác quê người, hoặc táng thân vào bụng thú, chẳng qua cũng chỉ là một lần chết. Đã là cùng một lần chết, thì giàu sang như vương hầu khanh tướng, với nghèo hèn như đẩy xe, mang vác, có gì phân biệt ? Chết già trên giường, với chôn thân trong bụng thú, cũng như nhau. Bần đạo thấu hiểu những mối quan hệ đó, nên đã coi phú quí như đám mây nổi, mà những chuyện sống lâu, chết trẻ, hay chết lành, chết dữ, bần đạo cũng không để trong lòng, chỉ chuyên tâm nhất ý, hướng theo con đường dẫn tới đại đạo mà đi. Đi thông suốt hay không thông suốt, điều đó là do mệnh số định trước, sức người không thể vãn hồi, hà tất phải để trong lòng ?
Cô nương nghe nói, bỗng ngẩng đầu lên, nhìn Thái Hòa chăm chú, tươi cười nói :
- Theo tôi thấy, cuộc đời một người, ngắn thật là ngắn, nhưng chính vì quá ngắn ngủi, ta mới phải mau mau mưu cầu khoái lạc, chứ đợi khi có chuyện thất thường, tìm không còn kịp nữa. Còn nói về chuyện tu đạo, xét cho cùng là quá hoang đường, chỉ có thể lừa gạt được những kẻ ngu ngốc, chứ người thông minh một chút chẳng thể tin được. Đạo trưởng thử xét lại coi, những bậc thánh hiền, hào kiệt xưa nay, cùng những người tuyệt thế thông minh, ai là chẳng ham muốn sống mãi không già, vĩnh viễn làm người tiêu diêu ngoài đời ? Tại sao chẳng nghe họ nói tới việc tu tiên học đạo, mà đều đem thân lo việc nước việc dân, làm minh quân, lương thần, vì việc quốc thái dân an mà tạo lập sự nghiệp ? Không thể nói họ đều là những thằng ngố, không hiểu được người phàm có thể thành tiên.
Thái Hòa nghiêm sắc mặt, nói :
- Cô nương nói vậy sai rồi. Trên đời vốn có tam giáo, một là Nho, hai là Thích, ba là Đạo. Nho giáo đã tốt thịnh ở trung thổ, Thích giáo mới bắt đầu ở phương Tây, trong khi Đạo giáo chúng ta khởi nguồn tử thủa khai thiên lập địa. Tuy không thịnh bằng Nho, Thích hai nhà, nó có lịch sử từ lâu đời, hơn hẳn hai nhà kia. Cô nương vừa hỏi tại sao các thánh hiền, hào kiệt không tu đạo, câu nói đó tưởng chừng có lý, thật ra là ta chưa hiểu sâu về nguyên lưu tông phái, cùng nội dung tông chỉ của các giáo phái đấy thôi. Nên biết ba tôn giáo tuy có đường lối khác nhau, nhưng mục đích ích quốc, lợi dân thì là một. Như chúng tôi, hiện mới xuất gia, thời kỳ thành đạo còn xa, nhưng muốn tu thành đại đạo, cũng phải một mặt rèn luyện công phu tu trì bản thân, mặt khác phải lập nhiều âm công, khéo kết thiện duyên, lấy cái tâm làm cơ sở, giữ lòng mình mười phần vững chắc, mới có thể vững chắc bước tiến công, đạt được diệu đạo. Âm công càng nhiều, thiện duyên càng rộng, thì việc thành tựu mới càng lớn. Những phương pháp và cách tiến hành như thế, thử hỏi so với Nho, Thích hai đạo giáo, có gì phân biệt ? Lại nói về hai nhà kia, họ cũng có công phu tu đạo, tình trạng tuy khác, mà lý thì là một. Tức nhiên kết quả là họ cũng có niềm vui bên trong. Nho, Thích hai nhà đã có đường lối riêng của họ, tự nhiên họ chẳng phải dùng tới công phu của chúng ta, giống như chúng ta tự có công khóa, hà tất phải bắt chước họ ?
Cô nương cười lớn tiếng, nói :
- Càng tốt. Đã nói rằng ngoài việc tu tiên, còn có đạo trường sinh, việc gì cứ phải khăng khăng đòi xuất gia ?
Thái Hòa mới nghe, bất giác ngẩn người ra, nhưng rồi phản bác.
- Đã nói tu đạo có thể thành tiên, hà tất phải thay đổi, đi theo đường lối của Nho, Thích ? Huống chi việc tu trì của tam giáo, quí nhất là giữ chuyên nhất, không đổi. Như lời bàn của cô nương, tự người đã xuất gia, còn nên trở về lo liệu việc nhà, lập nên sự nghiệp trên đời ? Điều đó Đạo gia nhất quyết không chấp nhận mà hai nhà kia cũng không thể nào dung nạp.
Nói đến đây, Thái Hòa cảm thấy trong lòng buồn bực vì cô gái cứ quấy rầy mình. Cô này tuyệt nhiên không chịu hiểu lẽ phải, chỉ muốn cùng cậu kéo dài câu chuyện. Nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy mặt trời đã lên cao, gió ban mai lùa vào phòng, Thái Hòa cảm thấy sau bừa ăn, tinh thần tăng lên, không còn thấy mệt mỏi nữa. Nhưng cậu muốn rời xa cô nương, vội nói :
- Cô nương đã chấp nhận cho bần đạo tạm trú, bần đạo vất vả suốt đêm qua, lúc này chân tay rã rượi, xin cô nương vui lòng cho phép tôi đi nghỉ, cho dãn gân dãn cốt.
Cô nương nhìn Thái Hòa không có vẻ gì là mệt mỏi, liền nói giọng giễu cợt :
- Món mì sợi của tôi không phải thứ thực phẩm tầm thường, bán ngoài chợ. Người nào ăn vào, khí huyết liền tăng gấp mấy lần, nếu mỗi ngày ăn một tô, có thể hết bệnh, tăng tuổi thọ, tại sao đạo trưởng vừa ăn một tô lớn, còn nói là tay chân bải hoải ? Nếu chẳng phải cậu không có phúc thụ hưởng, cũng là bao tử của cậu không được tốt, giữ không nổi thức ăn bồi bổ đó. Đủ thấy hai chữ "tu tiên", cậu tuyệt đối không có hy vọng gì đâu, mà táng thân vào bụng thú, như lời cậu nói, đã có tám, chín phần chính xác rồi đó !
Nói rồi, lại nhoẻn miệng cười, ngó Thái Hòa đăm đăm, nói :
- Tôi đem lòng trung thực của đàn bà, nói cậu chẳng chịu nghe, cậu cậy mình thông minh, lem lém miệng cãi. Hạng người ngoan cố như thế, quả thật tôi mới gặp lần đầu.
Nói rồi, lại nhìn Thái Hòa chăm chú, nhíu cặp lông mày đẹp, nửa như oán hờn, nửa như cầu khẩn, rơm rớm nước mắt, lộ vẻ yêu kiều, ủy mị, khiến người có lòng sắt đá cũng không tránh khỏi vừa thương vừa yêu. Thái Hòa không biết làm sao, vội cúi đầu, không nói một tiếng, ngay cả nhìn cô nương cũng chẳng dám. Lúc đó, vị đạo cô đứng hầu một bên mới mỉm cười, lên tiếng :
- Vị đạo trưởng này bề ngoài có vẻ là một đạo sĩ nghèo khổ, rõ ràng là một đại gia công tử. Cô nương nhà tôi năm nay vừa mười tám tuổi, dung mạo, tài đức hiếm có trên đời, ngay cả các vị thần tiên trên trời, vị tất đã có người vượt qua cô. Lão gia nhà tôi lúc còn sống, từng làm quan lớn nước Sở, quyền cao chức trọng. Đêm qua, lão nhân già về báo mộng cho tiểu thư, nói : "Ngày mai có một vị đạo sĩ trẻ tuổi, tới đây xin ở nhờ. Người đó với con có duyên phận vợ chồng, con hãy giữ anh ấy lại, kết hôn nhân". Vì thế, tiểu thư nhà tôi sáng nay dậy sớm, chờ đợi. Không dè vừa bước xuống giường, đạo trưởng đã tới gõ cửa, cho thấy đây là trời ban lương duyên, không sai chút nào. Sở dĩ tiểu thư nhà tôi năm lần bảy lượt khuyên cậu đừng xuất gia, cùng vì ý nghĩ đó. Công tứ hãy nghĩ lại coi, tiểu thư nhân phẩm, tài hoa như thế, kiếm khắp trên đời, có thể tìm được người thứ ba hay không ? Thiếu gì những vị vương tôn, công tử, tìm cách cầu thân, nhưng chưa có người nào vừa ý tiểu thư. Nay cô đã để mắt xanh tới công tử, quả là phúc nhân không dễ gì có được đâu. Theo tôi nghĩ, công tử nên cởi bộ quần áo đạo sĩ, đổi mặc Nho phục, kết thành mối lương duyên. Nếu muốn tu tiên, hãy đợi sau hai, ba chục năm hưởng hạnh phúc vợ chồng, bấy giờ hai người đồng tâm đồng chí, cùng dụng công tu luyện. Chỉ cần lòng phàm tĩnh lại, sẽ tùy lúc mà lên trời. Vả lại, hai vợ chồng cùng tu, lúc dụng công sẽ náo nhiệt hơn. Còn hơn là đơn độc một thân, lội sông vượt núi, trải qua nhiều nguy hiểm. Xin công tử nghĩ lại.
Thái Hòa không dè đạo cô lại nói những lời như thế, bất giác cười ha hả, nói:
- Tốt lắm, tốt lắm. Thì ra chủ tớ hai người cố ý giữ khách, đặt chuyện lão chủ nhân báo mộng, để ép buộc ta là một người xuất gia, phải rơi vào vòng tay của tiểu thư, kết làm cặp vợ chồng ân ái. Tuy đây là thịnh tình của tiểu thư, và lòng ưu ái của lão chủ nhân, nhưng tôi cũng không chịu để người khác ép buộc đâu. Vừa rồi tôi đã nói, ngay cả bàn thân và tính mạng, tôi đã gác bỏ ngoài cuộc đời, thì dầu là tiên thiên giáng hạ, kết phối nhân duyên, tôi cũng dứt khoát không dám nhận. Xin tiểu thư hãy để mắt tìm một người khác môn đăng hộ đối, một vị vương tôn, công tử có tài mạo tương xứng với cô mà kết phối ngẫu. Hãy tha thứ cho bần đạo cố chấp, đã để phụ tấm thịnh tình.
Nói chưa dứt lời, đã thấy cô nương, nước mắt ròng ròng, gục xuống bàn mà thổn thức. Thái Hòa quính quáng, không biết làm sao, chỉ biết năn nỉ cô, mặt khác lại muốn rời xa ngay tức thì, mới cầu xin đạo cô dẫn mình tới phòng khách nghỉ ngơi. Đạo cô thấy Thái Hòa quá ngang ngạnh, liền giận dữ trong lòng, nói lớn tiếng :
- Có phải công tử nghi tôi nói chuyện hoang đường đấy không? Trong mộng, lão chủ nhân đã đem tên họ, lai lịch của công tử kể ra rành rành. Nếu công tử không tin, để tôi nói rõ cho cậu nghe nhé. Xin hỏi công tử có phải họ Lam, tên Thái Hòa hay không ? Có phải cậu là người ở làng Mỗ , xứ Mỗ không ? Chẳng phải mẹ kế của cậu đã gây chuyện, lăng nhục vợ chồng cậu, nhân đó hai người mới chống đối lại, cùng kéo nhau ra khỏi nhà, cùng đâm đầu xuống sông…
Đạo cô đem những chuyện cũ của Thái Hòa, kể ra tường tận, như thể chính mắt cô ta được nhìn thấy. Thái Hòa bất giác trợn trừng mắt, há hốc miệng, không nói được một lời. Chừng nghe cô ta nói tới chuyện vợ chồng đâm đầu xuống nước, Thái Hòa lại chuyển nghĩ : "Chẳng lẽ nó là ma, mới biết rõ việc nhà ta như thế! Cô tiểu thư ngồi trước mắt kia, là yêu tinh gì, biến thành người đẹp, tới đây để dẫn dụ ta ? Nếu quả như vậy, ngoài cái chết ra, ta còn tìm được biện pháp nào khác để đối phó ? Cô ta chưa trở mặt, ta lại không có chút bản lãnh nào, đương nhiên không thể gây sự được với cô ta". Vì thế, lại lên tiếng năn nỉ đạo cô :
- Tôi từng thề độc trước mặt sư phụ, kiếp này không được đại đạo, sẽ chịu quả báo thảm khốc. Lòng nhã ái của tiểu thư, thật tình tôi không dám nhận, còn như lòng chiếu cố của lão chủ nhân dưới suối vàng, tôi sẽ không bao giờ quên, sau này có dịp, nhất định sẽ báo đáp. Những lời tỉ tỉ đang nói, tôi cũng không dám lãnh giáo. Tôi đã không để vào tai, xin chị đừng nói nữa.
Đạo cô mỉm cười, nói :
- Quả là chuyện lạ. Ngày nay, trên đời sao lắm người trẻ tuổi, cứ một mực đòi xuất gia ? Lần trước đã có một vị lang quân đòi tu đại đạo gì đó, kết quả đại đạo chưa đạt được, trước gặp phải một tên cướp, thí cho một đao, lấy đi tính mạng nhỏ bé. Cách đó không bao lâu, không dè lại có một chàng ngốc, thấy việc trước mắt tốt đẹp như thế, mà nỡ vất bỏ, đòi đi vào đường tuyệt lộ, thật kỳ quái vô cùng.
Vị cô nương nãy giờ không nói gì, chỉ cúi đầu, ngồi lặng lẽ, nước mắt long lanh, dường như có điều thương tâm, nghe đạo cô nói, mới khẽ cất tiếng :
- Người ta đã không muốn tôi, chị còn nhiều lời làm chi ? Hãy dẫn cậu ta đi nghỉ đi, bất tất phải phí lời ?
Nói rồi, lại ngồi buồn bã, hai hàng nước mắt lăn tăn rơi xuống, đột nhiên lại gục mặt xuống tận ngực, không ngửng lên nữa. Thái Hòa vô cùng bứt rứt, nhưng không kiếm lời an ủi cô, chỉ hướng về cô ngỏ lời cảm tạ, lập tức đứng dậy, theo đạo cô đi ra, tới một căn phòng nhỏ ở đầu hành lang phía Tây. Trong phòng, kê một chiếc giường, chăn nệm trên đó vô cùng sạch sẽ, thơm phức. Đạo cô khẽ mỉm cười, nói :
- Cậu coi đó là chiếc giường thêu của tiểu thư nhà tôi. Cô là người rất ưa sạch sẽ, nay lại đem chăn nệm của mình cho cậu nằm nghỉ thoải mái, cậu vốn không phải người có trái tim sắt đá, sao không hề hồi tâm chuyển ý chút nào ?
Thái Hòa nghe vậy, vội quay mình, bước ra ngoài, nói :
- Dứt khoát tôi không dám tiết mạn tiểu thư, xin chị kiếm cho tôi một căn phòng khác, với một chiếc giường gỗ, đủ ngả thân thôi. Người xuất gia dùng những đồ đạc của người khác, càng sang trọng càng tăng thêm tội lỗi. Tôi là người mới học đạo, không thể để giảm phúc như thế.
Vừa nói, vừa bước ra cửa. Không dè đạo cô cất tiếng cười hì hì, dùng sức lôi cậu trở lại, nói :
- Cậu tính đi đâu ? Nơi đây chỉ là một tòa miếu hoang, làm gì có nhiều phòng ốc ? Ngoại trừ căn phòng này, mới được sửa sang lại, làm phòng tạm trú cho khách, còn tìm đâu ra một căn phòng trống trải ?
Thái Hòa vội nói :
- Nếu vậy, tôi nằm trên điện thờ, đánh một giấc cũng được. Phòng khuê của người ta, sao có thể cho phép thất lễ ?
Đạo cô nghe vậy, trên mặt hiện ra vẻ lúng túng, không được tự nhiên, cười nhạt :
- Cậu làm toàn những chuyện khiến người khác khó xử. Người ta đã lo giường mền cho cậu đầy đủ, cậu còn lôi thôi, lắm chuyện . Cậu ở đây là khách, lẽ nào chúng tôi lại để khách phải khó chịu . Giường gỗ, nệm rơm, những thứ thô lậu đó, chúng tôi chẳng dám đem ra đối đãi với người dưới, huống chi là đối với cậu ? Còn chuyện nằm trên đại điện ngủ khò chẳng qua chỉ là câu nói chơi, chúng tôi đâu dám khinh mạn khách đến thế ? Ngày mai, miếu chủ biết được, lại trách chúng tôi. Tôi khuyên cậu cứ ở đây, hưởng thụ một ngày hạnh phúc, đừng nghĩ lôi thôi gì nữa.
Nói rồi, vận dụng tất cả sức mạnh, xô đẩy Thái Hòa một cái, ngã lăn ra trên chiếc giường nệm. Thái Hòa cảm thấy đạo cô có sức mạnh phi thường. Cô ta vừa ra tay đẩy mạnh, cậu đã cảm thấy như ngàn cân đè nặng, không sao gượng nổi. Không hiểu cô gái này lấy đâu ra thứ thần lực đó, Thái Hòa kinh hãi trong lòng, liệu rằng đấu lực với cô ta ắt không thành công, chỉ còn cách là mềm mỏng năn nỉ mà thôi. Cậu vừa đứng dậy, định mở miệng, đạo cô đã không để cậu nói, lại xô mạnh một cái, khiến cậu ngã lăn ra giường. Cô ta lại lấy mền chùm kín đầu cậu, mỉm cười nói :
- Xin lỗi, tôi không thể bồi tiếp.
Nói rồi, cười lên một tiếng, bỏ đi.
Thái Hòa nằm suy nghĩ lung tung một hồi, bỗng chuyển nghĩ : "người tu đạo tùy ngộ nhi an, giẫm lên nguy hiểm như đi trên đất bằng. Việc đến đâu hay đấy, có gì mà phải suy nghĩ ?". Định tâm một lát, thần thái an nhàn, dần dần đi vào cơn mộng.
/101
|