Thiếu nữ nông nổi, vì thiếu kiến thức mà gây chuyện dại dột.
Càng già đi, Lý Á Thanh càng thấy những lời này có lý.
Đổi lại giờ này ngày này, một Lý Á Thanh từng gian khổ đi qua rất nhiều chặng đường, thờ ơ lạnh nhạt với rất nhiều chuyện, núi đồng cũng chỉ là hòn đá trên tay, sông lớn chỉ đơn giản chỉ là vũng nước dưới chân, có thể mỉm cười nhẹ nhàng, hướng dẫn người phía sau nên bước qua như thế nào, sẽ không bao giờ mê muội đầu óc vì một kẻ cặn bã như Trương Quang Hoa.
Nhưng lúc trước lại không phải vậy, trước kia trong mắt cô, Trương Quang Hoa tuấn tú, lịch sự, ăn nói hài hước, bọn chơi bời mặc quần nhung ống côn và áo cổ Tàu nhưng khoác trên người anh lại phù hợp lên dáng, người cũng như tên, thân mang Quang Hoa, hào quang rực rỡ, trong chốc lát biến những kẻ đứng quanh anh ta trở nên lu mờ.
Chưa đầy hai mươi, cô đã mang thai.
Trương Quang Hoa dỗ cô phá thai, dẫn cô đến một phòng khám tư trong ngõ nhỏ. Trong phòng, bàn giải phẫu loang lổ vết máu, bà bác sỹ kia ngay cả găng tay cao su cũng không đeo, lấy dụng cụ giãn tử cung phá thai từ trong ngăn kéo ra, khoắng hai ba cái trong chậu nước nóng coi như khử trùng, rồiquay sang bảo cô: “Nằm lên đó.”
Từ bé, cô được giáo dục tử tế, mẹ dặn cô phải thường xuyên rửa tay, bà nói: “Trong cuộc sống hàng ngày có biết bao vi khuẩn gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được”. Liệu dụng cụ nạo thai này có sạch sẽ không? Cũng không biết đã được sử dụng cho bao nhiêu người.
Mặt Lý Á Thanh trắng bệch, xô cửa chạy đi, sau nhiều lần cân nhắc, rốt cuộc vẫn khóc lóc cầu xin mẹ giúp đỡ.
Cô còn nhớ rõ, sau khi mẹ cô nghe được tin này, tay ôm chặt ngực, nói: “Mẹ không thở nổi nữa.”
Mẹ cô thuộc thành phần trí thức, ăn học đàng hoàng. Thậm chí dáng vẻ khi tức giận cũng nho nhã, lễ độ.
Cha mẹ thương lượng một đêm, đến cuối tuần, một nhà ba người cứ như trộm cướp, đeo khăn quàngcổ, khăn trùm đầu, khẩu trang che mặt, bắt xe tới huyện kế bên tìm gặp người bạn đã lâu chưa gặp, hiện đang công tác tại khoa sản của mẹ cô. Bà nói với người đó: “Là con nhà họ hàng, con bé bỏ học sớm, bị người ta lừa.”
Sau khi phẫu thuật về, thái độ của cha mẹ đối với cô xuống dốc không phanh, song cũng tuỳ từng trường hợp, trước mặt người khác là cảnh cha hiền con ngoan, vừa vào cửa, không khí lạnh như hầm băng, thậm chí vài ngày cũng không ai nói với ai câu nào.
Về sau cô mới biết, đây cũng là một loại bạo lực gia đình, bạo lực bằng chiến tranh lạnh.
Có lần cửa phòng cha mẹ chưa đóng kỹ, cô nghe thấy hai người trò chuyện, giọng nói thể hiện nỗi thất vọng vô bờ về cô, từ ngữ cũng cay độc: “Sao có thể gây ra chuyện như vậy được chứ”, “đạo đức thấp kém”, “không còn mặt mũi gặp người khác”, “số phận chúng ta thật khổ, một đứa con gái thì tìm không thấy, đứa kia lại khiến cha mẹ mất mặt”, “biết thế lúc trước giữ đứa kia lại, cho quách đứa này đi”.
Câu chuyện “năm mới chuyện cũ” này cô có biết, lúc ấy thời buổi khó khăn, cha mẹ cô không đủ khả năng nuôi một đôi song sinh, vì vậy cho đi một đứa con cho hộ nông dân tốt bụng ở nông thôn, sau này thời thế bình định, địa vị của thành phần trí thức được đề cao, bèn tìm lại đứa con, nhưng hộ gia đình kia sớm chuyển đi nơi nào không rõ.
Cô âm thầm lưu ý, nghĩ rằng, nếu có thể tìm lại chị em song sinh kia, có khi có thể cải thiện mỗi quan hệ giữa mình và cha mẹ?
Ngày cứ thế trôi qua trong yên bình, xen vào đó một vài rắc rối nhỏ.
Đầu tiên, Trương Quang Hoa chẳng những không được thăng chức, thậm chí còn bị điều tới thành phố Linh Bảo – Hà Nam để “trao đổi học tập” nửa năm.
Tiếp theo mẹ cô đã nhờ người mai mối, giới thiệu cho cô một người bạn trai hơn tuổi, giữ chức quản lý hồ sơ ở đồn công an, tên là Lý Thản.
Lý Thản đối cô vừa gặp đã yêu, giống hệt những nam thanh niên vừa rơi vào bể tình yêu đương lần đầu, hết mượn sách cho cô đọc, lại hẹn cô đi dạo công viên, có đôi khi còn vẽ vài bức tranh phong cảnh bằng bút máy, ấp úng bảo cô bình luận vài câu.
Cô không thích Lý Thản, có Trương Quang Hoa để so sánh khiến hình tượng Lý Thản càng trở nên tầm thường, nhưng để khiến cha mẹ vừa lòng, cô ngoan ngoãn đồng ý,Lý Thản tất nhiên càng đối xử với cô tốt hơn, đi công tác luôn nhớ mang quà về cho cô, nào là khăn quàng cổ bằng lụa, giày da cao gót, máy là quần áo lông, còn tặng quà cho cha mẹ cô, đồ biển, thịt khô, mộc nhĩ tai lớn không chân.
Khi ấy, cô không biết những thứ này là thành ý, chỉ cảm thấy Lý Thản quá dung tục, toàn thân đều là vẻ tầm thường.
Có lẽ cũng bởi lúc đó cô vẫn âm thầm thư từ qua lại với Trương Quang Hoa.
Trương Quang Hoa viết bút máy rất đẹp, chữ nghĩa phong phú, kể cô nghe về lịch sử của của khẩu Hàm Cốc, “Thân tại trong cốc, thư từ hiểm trở”, anh ta thường xuyên cùng bạn bè ngao du, hồi tưởng lại tiếng chiến mã hí dài trên chiến trường xưa, trong thư đính kèm một hạt đậu đỏ, khiến cô lòng dạ rối bời.
Vật ấy gửi niềm tương tư.
Cô giở lịch từng ngày, ngóng chờ ngày Trương Quang Hoa trở lại, mắt thấy ngày ấy sắp tới, mẹ cô đã lên tiếng: “Con và Lý Thản ở chung cũng hòa hợp, hôm nào ăn một bữa cơm rồi định ngày, trước mắt tổ chức lễ đính hôn đã.”
Mẹ cô cũng biết Trương Quang Hoa trở về, đề phòng cô chưa dứt suy nghĩ vẩn vơ bèn cắt tiệt đường lui của cô trước.
Bữa cơm hôm đó, Lý Thản đi đôi giày da đánh xi bóng lộn, bôi gel xịt tóc, sợi nào sợi nấy chải gọn về một bên, lúc ăn cơm liên tục lặp lại: Đúng ạ, được ạ, vâng vâng, cười tươi đến mức lộ cả nếp nhăn.
Phải gả cho người như vậy thật sao?
Sau khi ăn xong, cô lấy cớ đau đầu xin nghỉ, ngồi trên sô pha, hết lần này tới lần khác cào móng tay lên bức tranh Lý Thản vẽ cho hả giận.
Ngay lúc đó, chuông điện thoại vang lên.
Ôm đầy bụng tức giận, cô nóng nảy tiếp máy: “A lô.”
Đối phương dường như hoảng sợ, khép nép hỏi: “Xin hỏi đây có phải nhà giáo sư Lý không ạ?”
Cuộc điện thoại này quả là bước ngoặt lớn trong đời cô.
Người gọi tới là Hoắc Tử Hồng.
Tình tiết giống hệt bộ phim truyền hình cũ, sau khi cha mẹ Hoắc Tử Hồng rời khỏi nông thôn, thực ra cũng rất trăn trở khi biết được tin gia đình giáo sư Lý bên kia đang tìm lại con, nhưng lúc ấy, tâm lý tiểu nhân quấy phá, cảm thấy mình nuôi đứa bé kia đã nhiều năm, bây giờ trả lại có chút không cam lòng. Hơn nữa, Hoắc Tử Hồng là lao động chính trong nhà, giặt quần áo, nấu cơm, ra quán bán rau vô cùng tháo vát, vì vậy cố ý lảng tránh, không hồi âm lại.
Cho đến ngày hôm đó, hai vợ chồng gặp tai nạn xe cộ, Hoắc Tử Hồng khóc đứt ruột đứt gan, bậc làm cha mẹ như họ mới bừng tỉnh ngộ. Trong giờ phút hấp hối, họ đánh liều một hơi cuối cùng, nói cho Hoắc Tử Hồng họ tên, quê quán của cha mẹ ruột của cô.
Nhưng xét cho cùng mọi chuyện đã trôi qua quá lâu, không có bằng chứng rõ ràng để xác minh. Sau khi lo liệu đám tang xong xuôi, Hoắc Tử Hồng do dự rất lâu, cuối cùng vẫn quyết định hỏi thăm tin tức nhà họ Lý, lo sợ nên gọi điện qua hỏi thăm vài điều.
Quả là chuyện hết sức đáng mừng, Lý Á Thanh vui tới mức quên hết nỗi sầu lo của mình, cô dặn dò Hoắc Tử Hồng đừng vội để lộ thân phận, bản thân xin phép nghỉ một ngày, bắt ô tô xuống nông thôn một chuyến.
Hoắc Tử Hồng đến nhà ga đón cô, vừa gặp mặt, hai bên đều sửng sốt, không cần bất kỳ bằng chứng xác đáng nào, chỉ với khuôn mặt này đã đủ chứng minh hết thảy.
Lý Á Thanh vui mừng lắc lắc tay Hoắc Tử Hồng: “Hai ta giống như được khắc từ một khuôn mẫu vậy.”
Hoắc Tử Hồng có chút tự ti, cùng một khuôn mẫu ư, cô lại không nghĩ như vậy. Lý Á Thanh ăn vận như người thành phố, đi giày da, mặc áo bành tô, thậm chí cả túi xách cũng làm từ da; nhìn lại cô, trên đầu đội khăn, ống quần dính rau bị bắn lên từ lúc nào không hay, trông vẻ tựa như mới đi cuốc đất.
Cô ấp a ấp úng hỏi Lý Á Thanh: “Tôi… Có phải nhà mình rất có điều kiện không?
Hướng về tài phú chuyện thường tình của thế gian, Hoắc Tử Hồng cũng mơ được sống những ngày an nhàn, có cha mẹ làm cây đại thụ để dựa vào.
Trong đầu Lý Á Thanh chợt hiện lên một suy nghĩ: Nếu cô ta gả cho Lý Thản thay mình thì tốt biết bao.
Cô ra sức lắc đầu, tự cười nhạo ý nghĩ hoang đường của mình.
Lý Á Thanh ở lại nhà Hoắc Tử Hồng tới tận trưa, rốt cuộc là chị em, trời sinh thân thiết, hai người thì thầm trò chuyện, thỉnh thoảng lại cười nghiêng ngả trước sau, cô nói: “Ba mẹ tìm chị đã lâu, tin này em chưa kể cho người ngoài đâu, chúng ta phải bàn bạc kỹ lưỡng, tới lúc đó em sẽ dẫn chị tới một cách long trọng, tặng họ một món quà bất ngờ.”
Không khí trong nhà thật ảm đạm, đã đến lúc mang tới một điều bất ngờ khiến lòng người phấn chấn.
Hoắc Tử Hồng xử lý nhà cũ, nói với mọi người mình muốn lên thành phố xin việc. Sau khi đến hồ Lạc Mã, cô cố ý thuê một căn nhà trọ cách xa gia đình Lý Á Thanh, tránh xảy ra chuyện “bất ngờ” chưa tới đã chạm mặt người nhà họ Lý, đối với hàng xóm xung quanh, cô chỉ nói mình làm nghề bán rau, thỉnh thoảng có người hỏi cô về giống rau cỏ, cô lập tức giải thích rõ ràng.
Cách hai ngày một lần, Lý Á Thanh sẽ qua thăm cô, lần nào đến cũng che mặt bằng khẩu trang, cụp vành mũ thật thấp. Vào phòng, hai chị em cùng nhau bật cười. Lý Á Thanh đưa cô quần áo của chính mình, cùng dầu gội đầu thơm, kem dưỡng da, dạy cô cách thoa kem lên tay để dưỡng làn da mềm mại, buộc cho cô kiểu tóc giống mình, dạy cô cách trò chuyện bằng giọng điệu tương tự mình, ngay cả vẻ mặt khi hờn dỗi cũng giống nhau như đúc.
Vài ngày tới là sinh nhật cha, cô và Hoắc Tử Hồng đã bàn bạc cẩn thận, tới lúc đó hai người sẽ mặc quần áo giống nhau, để Hoắc Tử Hồng ở ngoài xử lý, cô trốn vào tủ quần áo, đợi Hoắc Tử Hồng không chống đỡ được nữa hoặc lừa cha mẹ thành công, lúc ấy cô sẽ đột ngột xuất hiện.
Big surprise, thật hoãn mỹ!
Hoắc Tử Hồng vẫn hơi lo lắng: “Chúng ta không kể trước cho mẹ thật ư? Chỉ sợ mọi chuyện xảy ra quá bất ngờ, ba mẹ không nhận chị!”
Lý Á Thanh an ủi cô: “Ba mẹ vẫn luôn tìm chị mà, không có vấn đề gì đâu, có em ở đây, em sẽ liều chết chứng minh giúp chị.”
Nghĩ lại liền cảm thấy vô cùng sung sướng.
Chỉ có một chuyện duy nhất khiến cô phiền muộn: Trương Quang Hoa không tìm cô, vô tình gặp mặt, anh lại vội vàng lảng tránh, ngay cả ám chỉ đầu mày cuối mắt cũng chẳng thấy tăm hơi.
***
Ngày nào đó vẫn tới đúng hạn, sau khi dò xét thấy cha mẹ không chú ý, Lý Á Thanh vụng trộm kéo Hoắc Tử Hồng vào nhà, bản thân cười trộm chui vào tủ quần áo, trước khi đóng cửa còn nháy mắt mấy cái với Hoắc Tử Hồng, ý bảo: Không sao đâu!
Lý Thản có việc bận ở đơn vị, gọi điện nhắn mọi người cứ dùng bữa trước, không cần chờ anh ta.
Tủ quần áo hơi ngột ngạt, Lý Á Thanh chán muốn chết, thật ra cô còn chờ mong Lý Thản gặp được Hoắc Tử Hồng: Nói không chừng với khuôn mặt giống nhau như đúc, có khi Lý Thản càng thích kiểu người như Hoắc Tử Hồng cũng nên.
Trong phòng dường như rất náo nhiệt, đồ ăn hẳn đã được bưng lên, có tiếng bàn ghế xê dịch, lại có tiếng bát đũa va chạm, và cả… tiếng đập cửa đột nhiên vang lên.
Chẳng lẽ Lý Thản tới sớm sao?
Cô nghe thấy tiếng cha vô cùng không hài lòng nói: “Sao anh lại tới đây…”
Chưa kịp dứt lời, một âm thanh nặng nề vang lên, sau đó vô số thanh âm hỗn loạn, bẻ cổ tay lật nồi, Lý Á Thanh tin chắc mình nghe được tiếng thét lên ngắn ngủi của mẹ, cùng tiếng giãy dụa đấm đá của Hoắc Tử Hồng, nhưng không biết từ giây phút nào, hết thảy đều quy về yên lặng.
Đầu Lý Á Thanh chợt trống rỗng.
Đã xảy ra chuyện gì vậy, Lý Á Thanh che chặt miệng, ngồi trong tủ quần áo không thể kiềm nổi cơn run rẩy, trong đầu hiện lên vô số cảnh tượng máu me.
Bên ngoài không ngừng phát ra tiếng va đập, kéo ghế, tiếng giày dẫm trên đất, tiếng kéo lê, kẻ giết người kia còn chưa đi ư?
Cô ôm mười hai vạn phần cẩn thận, thật nhẹ nhàng, ngừng thở, đẩy hé ra một khe hở nhỏ tới mức khó nhận thấy.
Hoắc Tử Hồng nằm nghiêng trên sàn, dưới thân là vũng máu, miệng khẽ mở, mắt trợn to, con ngươi không có thần thái.
— Tôi… Có phải nhà mình rất có điều kiện không?
Càng già đi, Lý Á Thanh càng thấy những lời này có lý.
Đổi lại giờ này ngày này, một Lý Á Thanh từng gian khổ đi qua rất nhiều chặng đường, thờ ơ lạnh nhạt với rất nhiều chuyện, núi đồng cũng chỉ là hòn đá trên tay, sông lớn chỉ đơn giản chỉ là vũng nước dưới chân, có thể mỉm cười nhẹ nhàng, hướng dẫn người phía sau nên bước qua như thế nào, sẽ không bao giờ mê muội đầu óc vì một kẻ cặn bã như Trương Quang Hoa.
Nhưng lúc trước lại không phải vậy, trước kia trong mắt cô, Trương Quang Hoa tuấn tú, lịch sự, ăn nói hài hước, bọn chơi bời mặc quần nhung ống côn và áo cổ Tàu nhưng khoác trên người anh lại phù hợp lên dáng, người cũng như tên, thân mang Quang Hoa, hào quang rực rỡ, trong chốc lát biến những kẻ đứng quanh anh ta trở nên lu mờ.
Chưa đầy hai mươi, cô đã mang thai.
Trương Quang Hoa dỗ cô phá thai, dẫn cô đến một phòng khám tư trong ngõ nhỏ. Trong phòng, bàn giải phẫu loang lổ vết máu, bà bác sỹ kia ngay cả găng tay cao su cũng không đeo, lấy dụng cụ giãn tử cung phá thai từ trong ngăn kéo ra, khoắng hai ba cái trong chậu nước nóng coi như khử trùng, rồiquay sang bảo cô: “Nằm lên đó.”
Từ bé, cô được giáo dục tử tế, mẹ dặn cô phải thường xuyên rửa tay, bà nói: “Trong cuộc sống hàng ngày có biết bao vi khuẩn gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được”. Liệu dụng cụ nạo thai này có sạch sẽ không? Cũng không biết đã được sử dụng cho bao nhiêu người.
Mặt Lý Á Thanh trắng bệch, xô cửa chạy đi, sau nhiều lần cân nhắc, rốt cuộc vẫn khóc lóc cầu xin mẹ giúp đỡ.
Cô còn nhớ rõ, sau khi mẹ cô nghe được tin này, tay ôm chặt ngực, nói: “Mẹ không thở nổi nữa.”
Mẹ cô thuộc thành phần trí thức, ăn học đàng hoàng. Thậm chí dáng vẻ khi tức giận cũng nho nhã, lễ độ.
Cha mẹ thương lượng một đêm, đến cuối tuần, một nhà ba người cứ như trộm cướp, đeo khăn quàngcổ, khăn trùm đầu, khẩu trang che mặt, bắt xe tới huyện kế bên tìm gặp người bạn đã lâu chưa gặp, hiện đang công tác tại khoa sản của mẹ cô. Bà nói với người đó: “Là con nhà họ hàng, con bé bỏ học sớm, bị người ta lừa.”
Sau khi phẫu thuật về, thái độ của cha mẹ đối với cô xuống dốc không phanh, song cũng tuỳ từng trường hợp, trước mặt người khác là cảnh cha hiền con ngoan, vừa vào cửa, không khí lạnh như hầm băng, thậm chí vài ngày cũng không ai nói với ai câu nào.
Về sau cô mới biết, đây cũng là một loại bạo lực gia đình, bạo lực bằng chiến tranh lạnh.
Có lần cửa phòng cha mẹ chưa đóng kỹ, cô nghe thấy hai người trò chuyện, giọng nói thể hiện nỗi thất vọng vô bờ về cô, từ ngữ cũng cay độc: “Sao có thể gây ra chuyện như vậy được chứ”, “đạo đức thấp kém”, “không còn mặt mũi gặp người khác”, “số phận chúng ta thật khổ, một đứa con gái thì tìm không thấy, đứa kia lại khiến cha mẹ mất mặt”, “biết thế lúc trước giữ đứa kia lại, cho quách đứa này đi”.
Câu chuyện “năm mới chuyện cũ” này cô có biết, lúc ấy thời buổi khó khăn, cha mẹ cô không đủ khả năng nuôi một đôi song sinh, vì vậy cho đi một đứa con cho hộ nông dân tốt bụng ở nông thôn, sau này thời thế bình định, địa vị của thành phần trí thức được đề cao, bèn tìm lại đứa con, nhưng hộ gia đình kia sớm chuyển đi nơi nào không rõ.
Cô âm thầm lưu ý, nghĩ rằng, nếu có thể tìm lại chị em song sinh kia, có khi có thể cải thiện mỗi quan hệ giữa mình và cha mẹ?
Ngày cứ thế trôi qua trong yên bình, xen vào đó một vài rắc rối nhỏ.
Đầu tiên, Trương Quang Hoa chẳng những không được thăng chức, thậm chí còn bị điều tới thành phố Linh Bảo – Hà Nam để “trao đổi học tập” nửa năm.
Tiếp theo mẹ cô đã nhờ người mai mối, giới thiệu cho cô một người bạn trai hơn tuổi, giữ chức quản lý hồ sơ ở đồn công an, tên là Lý Thản.
Lý Thản đối cô vừa gặp đã yêu, giống hệt những nam thanh niên vừa rơi vào bể tình yêu đương lần đầu, hết mượn sách cho cô đọc, lại hẹn cô đi dạo công viên, có đôi khi còn vẽ vài bức tranh phong cảnh bằng bút máy, ấp úng bảo cô bình luận vài câu.
Cô không thích Lý Thản, có Trương Quang Hoa để so sánh khiến hình tượng Lý Thản càng trở nên tầm thường, nhưng để khiến cha mẹ vừa lòng, cô ngoan ngoãn đồng ý,Lý Thản tất nhiên càng đối xử với cô tốt hơn, đi công tác luôn nhớ mang quà về cho cô, nào là khăn quàng cổ bằng lụa, giày da cao gót, máy là quần áo lông, còn tặng quà cho cha mẹ cô, đồ biển, thịt khô, mộc nhĩ tai lớn không chân.
Khi ấy, cô không biết những thứ này là thành ý, chỉ cảm thấy Lý Thản quá dung tục, toàn thân đều là vẻ tầm thường.
Có lẽ cũng bởi lúc đó cô vẫn âm thầm thư từ qua lại với Trương Quang Hoa.
Trương Quang Hoa viết bút máy rất đẹp, chữ nghĩa phong phú, kể cô nghe về lịch sử của của khẩu Hàm Cốc, “Thân tại trong cốc, thư từ hiểm trở”, anh ta thường xuyên cùng bạn bè ngao du, hồi tưởng lại tiếng chiến mã hí dài trên chiến trường xưa, trong thư đính kèm một hạt đậu đỏ, khiến cô lòng dạ rối bời.
Vật ấy gửi niềm tương tư.
Cô giở lịch từng ngày, ngóng chờ ngày Trương Quang Hoa trở lại, mắt thấy ngày ấy sắp tới, mẹ cô đã lên tiếng: “Con và Lý Thản ở chung cũng hòa hợp, hôm nào ăn một bữa cơm rồi định ngày, trước mắt tổ chức lễ đính hôn đã.”
Mẹ cô cũng biết Trương Quang Hoa trở về, đề phòng cô chưa dứt suy nghĩ vẩn vơ bèn cắt tiệt đường lui của cô trước.
Bữa cơm hôm đó, Lý Thản đi đôi giày da đánh xi bóng lộn, bôi gel xịt tóc, sợi nào sợi nấy chải gọn về một bên, lúc ăn cơm liên tục lặp lại: Đúng ạ, được ạ, vâng vâng, cười tươi đến mức lộ cả nếp nhăn.
Phải gả cho người như vậy thật sao?
Sau khi ăn xong, cô lấy cớ đau đầu xin nghỉ, ngồi trên sô pha, hết lần này tới lần khác cào móng tay lên bức tranh Lý Thản vẽ cho hả giận.
Ngay lúc đó, chuông điện thoại vang lên.
Ôm đầy bụng tức giận, cô nóng nảy tiếp máy: “A lô.”
Đối phương dường như hoảng sợ, khép nép hỏi: “Xin hỏi đây có phải nhà giáo sư Lý không ạ?”
Cuộc điện thoại này quả là bước ngoặt lớn trong đời cô.
Người gọi tới là Hoắc Tử Hồng.
Tình tiết giống hệt bộ phim truyền hình cũ, sau khi cha mẹ Hoắc Tử Hồng rời khỏi nông thôn, thực ra cũng rất trăn trở khi biết được tin gia đình giáo sư Lý bên kia đang tìm lại con, nhưng lúc ấy, tâm lý tiểu nhân quấy phá, cảm thấy mình nuôi đứa bé kia đã nhiều năm, bây giờ trả lại có chút không cam lòng. Hơn nữa, Hoắc Tử Hồng là lao động chính trong nhà, giặt quần áo, nấu cơm, ra quán bán rau vô cùng tháo vát, vì vậy cố ý lảng tránh, không hồi âm lại.
Cho đến ngày hôm đó, hai vợ chồng gặp tai nạn xe cộ, Hoắc Tử Hồng khóc đứt ruột đứt gan, bậc làm cha mẹ như họ mới bừng tỉnh ngộ. Trong giờ phút hấp hối, họ đánh liều một hơi cuối cùng, nói cho Hoắc Tử Hồng họ tên, quê quán của cha mẹ ruột của cô.
Nhưng xét cho cùng mọi chuyện đã trôi qua quá lâu, không có bằng chứng rõ ràng để xác minh. Sau khi lo liệu đám tang xong xuôi, Hoắc Tử Hồng do dự rất lâu, cuối cùng vẫn quyết định hỏi thăm tin tức nhà họ Lý, lo sợ nên gọi điện qua hỏi thăm vài điều.
Quả là chuyện hết sức đáng mừng, Lý Á Thanh vui tới mức quên hết nỗi sầu lo của mình, cô dặn dò Hoắc Tử Hồng đừng vội để lộ thân phận, bản thân xin phép nghỉ một ngày, bắt ô tô xuống nông thôn một chuyến.
Hoắc Tử Hồng đến nhà ga đón cô, vừa gặp mặt, hai bên đều sửng sốt, không cần bất kỳ bằng chứng xác đáng nào, chỉ với khuôn mặt này đã đủ chứng minh hết thảy.
Lý Á Thanh vui mừng lắc lắc tay Hoắc Tử Hồng: “Hai ta giống như được khắc từ một khuôn mẫu vậy.”
Hoắc Tử Hồng có chút tự ti, cùng một khuôn mẫu ư, cô lại không nghĩ như vậy. Lý Á Thanh ăn vận như người thành phố, đi giày da, mặc áo bành tô, thậm chí cả túi xách cũng làm từ da; nhìn lại cô, trên đầu đội khăn, ống quần dính rau bị bắn lên từ lúc nào không hay, trông vẻ tựa như mới đi cuốc đất.
Cô ấp a ấp úng hỏi Lý Á Thanh: “Tôi… Có phải nhà mình rất có điều kiện không?
Hướng về tài phú chuyện thường tình của thế gian, Hoắc Tử Hồng cũng mơ được sống những ngày an nhàn, có cha mẹ làm cây đại thụ để dựa vào.
Trong đầu Lý Á Thanh chợt hiện lên một suy nghĩ: Nếu cô ta gả cho Lý Thản thay mình thì tốt biết bao.
Cô ra sức lắc đầu, tự cười nhạo ý nghĩ hoang đường của mình.
Lý Á Thanh ở lại nhà Hoắc Tử Hồng tới tận trưa, rốt cuộc là chị em, trời sinh thân thiết, hai người thì thầm trò chuyện, thỉnh thoảng lại cười nghiêng ngả trước sau, cô nói: “Ba mẹ tìm chị đã lâu, tin này em chưa kể cho người ngoài đâu, chúng ta phải bàn bạc kỹ lưỡng, tới lúc đó em sẽ dẫn chị tới một cách long trọng, tặng họ một món quà bất ngờ.”
Không khí trong nhà thật ảm đạm, đã đến lúc mang tới một điều bất ngờ khiến lòng người phấn chấn.
Hoắc Tử Hồng xử lý nhà cũ, nói với mọi người mình muốn lên thành phố xin việc. Sau khi đến hồ Lạc Mã, cô cố ý thuê một căn nhà trọ cách xa gia đình Lý Á Thanh, tránh xảy ra chuyện “bất ngờ” chưa tới đã chạm mặt người nhà họ Lý, đối với hàng xóm xung quanh, cô chỉ nói mình làm nghề bán rau, thỉnh thoảng có người hỏi cô về giống rau cỏ, cô lập tức giải thích rõ ràng.
Cách hai ngày một lần, Lý Á Thanh sẽ qua thăm cô, lần nào đến cũng che mặt bằng khẩu trang, cụp vành mũ thật thấp. Vào phòng, hai chị em cùng nhau bật cười. Lý Á Thanh đưa cô quần áo của chính mình, cùng dầu gội đầu thơm, kem dưỡng da, dạy cô cách thoa kem lên tay để dưỡng làn da mềm mại, buộc cho cô kiểu tóc giống mình, dạy cô cách trò chuyện bằng giọng điệu tương tự mình, ngay cả vẻ mặt khi hờn dỗi cũng giống nhau như đúc.
Vài ngày tới là sinh nhật cha, cô và Hoắc Tử Hồng đã bàn bạc cẩn thận, tới lúc đó hai người sẽ mặc quần áo giống nhau, để Hoắc Tử Hồng ở ngoài xử lý, cô trốn vào tủ quần áo, đợi Hoắc Tử Hồng không chống đỡ được nữa hoặc lừa cha mẹ thành công, lúc ấy cô sẽ đột ngột xuất hiện.
Big surprise, thật hoãn mỹ!
Hoắc Tử Hồng vẫn hơi lo lắng: “Chúng ta không kể trước cho mẹ thật ư? Chỉ sợ mọi chuyện xảy ra quá bất ngờ, ba mẹ không nhận chị!”
Lý Á Thanh an ủi cô: “Ba mẹ vẫn luôn tìm chị mà, không có vấn đề gì đâu, có em ở đây, em sẽ liều chết chứng minh giúp chị.”
Nghĩ lại liền cảm thấy vô cùng sung sướng.
Chỉ có một chuyện duy nhất khiến cô phiền muộn: Trương Quang Hoa không tìm cô, vô tình gặp mặt, anh lại vội vàng lảng tránh, ngay cả ám chỉ đầu mày cuối mắt cũng chẳng thấy tăm hơi.
***
Ngày nào đó vẫn tới đúng hạn, sau khi dò xét thấy cha mẹ không chú ý, Lý Á Thanh vụng trộm kéo Hoắc Tử Hồng vào nhà, bản thân cười trộm chui vào tủ quần áo, trước khi đóng cửa còn nháy mắt mấy cái với Hoắc Tử Hồng, ý bảo: Không sao đâu!
Lý Thản có việc bận ở đơn vị, gọi điện nhắn mọi người cứ dùng bữa trước, không cần chờ anh ta.
Tủ quần áo hơi ngột ngạt, Lý Á Thanh chán muốn chết, thật ra cô còn chờ mong Lý Thản gặp được Hoắc Tử Hồng: Nói không chừng với khuôn mặt giống nhau như đúc, có khi Lý Thản càng thích kiểu người như Hoắc Tử Hồng cũng nên.
Trong phòng dường như rất náo nhiệt, đồ ăn hẳn đã được bưng lên, có tiếng bàn ghế xê dịch, lại có tiếng bát đũa va chạm, và cả… tiếng đập cửa đột nhiên vang lên.
Chẳng lẽ Lý Thản tới sớm sao?
Cô nghe thấy tiếng cha vô cùng không hài lòng nói: “Sao anh lại tới đây…”
Chưa kịp dứt lời, một âm thanh nặng nề vang lên, sau đó vô số thanh âm hỗn loạn, bẻ cổ tay lật nồi, Lý Á Thanh tin chắc mình nghe được tiếng thét lên ngắn ngủi của mẹ, cùng tiếng giãy dụa đấm đá của Hoắc Tử Hồng, nhưng không biết từ giây phút nào, hết thảy đều quy về yên lặng.
Đầu Lý Á Thanh chợt trống rỗng.
Đã xảy ra chuyện gì vậy, Lý Á Thanh che chặt miệng, ngồi trong tủ quần áo không thể kiềm nổi cơn run rẩy, trong đầu hiện lên vô số cảnh tượng máu me.
Bên ngoài không ngừng phát ra tiếng va đập, kéo ghế, tiếng giày dẫm trên đất, tiếng kéo lê, kẻ giết người kia còn chưa đi ư?
Cô ôm mười hai vạn phần cẩn thận, thật nhẹ nhàng, ngừng thở, đẩy hé ra một khe hở nhỏ tới mức khó nhận thấy.
Hoắc Tử Hồng nằm nghiêng trên sàn, dưới thân là vũng máu, miệng khẽ mở, mắt trợn to, con ngươi không có thần thái.
— Tôi… Có phải nhà mình rất có điều kiện không?
/127
|