Một tháng cuối cùng trước khi kì thi tốt nghiệp đại học bắt đầu, trên mạng bỗng dưng lan truyền trò chơi “confession” – “lời thú tội”. Đi đâu cũng thấy người ta làm confession: trên tường nhà mình tự lập trang để năn nỉ người ta vào confess cho vui, các trang lớn hơn như nhóm, câu lạc bộ, lớp, trường thì lập hẳn ngôi nhà mới chỉ để tập hợp những lời confession. Trước trào lưu đó, tôi chỉ lặng lẽ theo dõi người ta “thú tội” với nhau. Tôi không ham hố những trò trào lưu (và biết rằng có ham hố thì cũng chẳng bao giờ được quá chục lời thú tội kể cả những câu nhảy vào điểm danh và trêu đùa của mấy đứa bạn), tôi càng không thích những biến tướng của trò này: thú tội thì ít, ném đá giấu tay thì nhiều.
Dù vậy, cũng có vài biến tướng đáng yêu kiểu tỏ tình, chuyện bây giờ mới kể, tâm sự đêm khuya, tìm bạn A B C đặc điểm mô tả như nào, mong bạn để lại địa chỉ cá nhân để mình làm quen; rồi thì đòi tiền, đòi tình, tư vấn tình cảm… mà trang X confession của trường đại học nơi tôi theo học là một điển hình cho sự tạp nham đó. Chỉ trong vòng chưa tới mười ngày, số lượng confession của trường X đã lên tới hàng nghìn, phá kỉ lục của những trường khác xung quanh. Tôi bị bạn bè lôi kéo vào đọc, bình luận hộ cho confession của bọn nó lên top, rồi vì tương tác nhiều mà cứ mở trang cá nhân ra thì đảm bảo X confession lại có “lời thú tội” mới xuất hiện ở hàng đầu.
Sau những giờ ngục đầu vào đống sách vở lí luận chính trị cho kì tốt nghiệp, tôi coi việc đọc confession của trường mình như một thú vui để xả stress và hồi tưởng lại cảm giác sinh viên sắp phải trả lại cho trường. Thỉnh thoảng, có vài đứa bạn rảnh rỗi sinh nông nổi cũng đăng những tin nhắn gửi cho tôi đại loại như:
“Gửi bạn Phan ‘Rang’ của lớp Kinh tế Đối ngoại, bạn có nhớ là còn nợ mình một bữa bún mọc ở cổng trường trước khi chúng ta tốt nghiệp không?”
Chỉ đích danh tên lớp lại còn có biệt hiệu “Rang” thì chỉ có Minh – nhỏ bạn cùng đội tình nguyện với tôi. Tôi đáp trả: “@Minh May Mắn, vì cớ gì không nhắn tin mà phải lên đây kể chuyện ăn uống cho thiên hạ? Ngày mai 9 giờ sáng hẹn ở cổng sau.”
“Phan à, mặc dù không ai nhìn thấy vẻ đẹp của em nhưng trong lòng anh, em luôn tỏa sáng. Muahaaa!”
Hẳn là lũ bạn ngồi cùng bàn cuối trong lớp, học thì ít, buôn dưa thì nhiều, lúc nào cũng động viên nhau: “Phải tỏa sáng rực rỡ!”
“Anh thích em từ lâu lắm rồi, Phan ơi…”
Cái này thì không biết là Phan nào nhưng cũng bị lũ bạn gắn tên vào, tôi bình luận trở lại “Chắc nó chừa mình ra” và nhận được chục cái like ủng hộ.
Ngoài ra, tôi chưa từng tự gửi một lời thú tội nào. Có cần thiết không nhỉ? Bốn năm đại học trôi qua đối với tôi mà nói, là vừa đủ về mọi thứ. Học lực vừa đủ để lấy được tấm bằng loại khá mang ra ngoài khoe thiên hạ. Bạn bè vừa đủ để không bao giờ phải đi ăn một mình, xem phim một mình, khóc lóc cô đơn một mình. Tình yêu thì cũng có một mối tình trong thời gian ngắn, vừa đủ để sau khi chia tay không ai làm gì day dứt nhau, tổn thương nhau, có tình cờ gặp lại trên trường cũng có thể mặt đối mặt mỉm cười hỏi thăm nhau mấy câu bâng quơ không đầu không cuối…
Còn nói riêng về Hà Nội. Tôi không thích Hà Nội, nơi ngăn cách tôi với quê nhà “tỉnh lẻ” hai tiếng đồng hồ ngồi tàu hỏa nhưng cũng phải dăm ba tháng mới về được một lần. Nhiều đứa cũng tỉnh lẻ như tôi thì chỉ chờ cuối tuần rảnh là bắt xe về ăn một bữa cơm gia đình rồi sáng hôm sau vừa bảnh mắt ra đã lên xe trở lại với vùng đất chật - người đông - khói bụi mịt mờ này. Không phải tôi không nhớ nhà, không yêu gia đình. Nhưng bản tính tôi đã độc lập từ nhỏ, lại thích đi đây đó và không muốn ngồi mãi một chỗ nên tôi thường xuyên dành cuối tuần để tham gia các hoạt động của câu lạc bộ tình nguyện, tìm mấy quán café đẹp với bạn bè để buôn chuyện hoặc tự mình khám phá những ngóc ngách của Hà Nội để tới lúc ra đi, sẽ không còn vương vấn gì với vùng đất này. Phải rồi, chỉ cần lấy được tấm bằng đại học xong, tôi sẽ rời khỏi Hà Nội. Đối với những nơi không phải quê nhà, tôi không muốn ở lại quá lâu trước khi nảy sinh tình cảm để vơ bừa rằng đó là ngôi nhà thứ hai hay quê hương thứ hai gì đó mà mọi người vẫn nói.
Tuy nhiên, khi nhớ lại những hình ảnh, hương vị của Hà Nội, trong lòng tôi vẫn gợn lên một dòng cảm xúc hỗn độn khiến trái tim đập loạn không yên. Có lẽ càng gần tới giờ phút phải chia xa, thì con người ta càng có xu hướng tự mình lục tung những kí ức của ngày hôm qua vì sợ bản thân sẽ để lạc mất đi một kỉ niệm đẹp. Tôi nhớ lại ngày đầu lên Hà Nội nhập học trong một bộ dạng không thể không nhà quê hơn: áo sơ mi trắng, quần bò tối màu, dép xăng đan, tóc ngắn màu đen tuyền, mặt mày tái nhợt không thèm trang điểm dù chỉ một chút son. Đã thế, vừa vào lớp là ngồi luôn trong góc cuối cùng của bàn cuối, cũng không mở miệng ra tiếp xúc hay làm quen với ai cả.
Nhưng tôi như vậy là cũng có lý do của mình. Lúc đó, cảm giác chiếm lĩnh tâm trí tôi là sự buồn bã, nuối tiếc và mất phương hướng, khác hoàn toàn với sự hồ hởi của những người vừa đỗ đại học, cho dù đã đậu vào ngôi trường như mong muốn. Nhưng dự định ban đầu của tôi là khoa Truyền hình, tôi đã quyết tâm thi khoa Truyền hình từ rất lâu nhưng có lẽ quyết tâm của tôi chưa đủ nên tôi đã trượt tay với tới giấc mơ của mình chỉ thiếu 0,5 điểm. Tôi từng tuyệt vọng, muốn bỏ cuộc tất cả để năm sau thi lại nhưng nhìn ánh mắt trông đợi của bố mẹ tôi thì tôi không đành lòng, đành đặt nguyện vọng hai vào khoa Kinh tế Đối ngoại như lời khuyên và định hướng của bố: “Chỉ cần con còn đam mê, con đường nào cũng sẽ về đến đích”.
Thế nhưng, tôi vẫn không biết mình sẽ phải sống sót như nào trên chặng đường dài bốn năm phía trước phải học về một ngành mà tôi không hề có khái niệm gì trong khi giấc mơ truyền hình vẫn đang âm ỉ cháy và cồn cào ruột gan tôi mỗi ngày.
Đã đau lòng như vậy, tới buổi học chính trị đầu tiên của toàn khóa, tôi vào hội trường muộn không biết lớp mình ngồi ở đâu, bèn chui vào một chỗ còn trống ngay ngoài cửa lại hóa ra ngồi đúng vào khu vực của lớp Truyền hình. Nghe mấy cô bạn ngồi cạnh xì xào về lớp mới của mình, các môn sẽ được học, lòng tôi lại dậy lên một cảm giác nuối tiếc và hối hận. Không một câu chữ nào có thể lọt vào đầu tôi lúc ấy ngoài mấy từ “truyền hình”, “hối hận”, “sai lầm” cứ xoay vòng. Chuông thông báo hết giờ vừa vang lên như thông báo đã đến đỉnh điểm của sự hối tiếc, tôi quẹt vội dòng nước mắt vừa chảy xuống và chạy nhanh ra ngoài để không ai nhìn thấy sự yếu đuối đáng ra không nên có trong ngày đầu đi học của mình.
“Cẩn thận!”
Một bàn tay kéo tôi lại trước khi tôi mắt mũi ướt nhòe mà đâm đầu vào tường. Theo phản ứng, tôi quay lại nhìn, quên mất bộ dạng đang khóc của mình quả thực là rất-xấu. Qua làn nước mắt lấm lem, tôi vẫn kịp nhận ra người con trai đứng trước mặt mình có khuôn mặt vuông nhưng không góc cạnh, làn da trắng và đôi mắt sáng đằng sau chiếc kính cận vừa vặn. Tôi trân mắt nhìn người đó rồi nhanh chóng quên đi, chạy ra một góc khuất sau hội trường mà khóc nức nở.
“[Confession số xxxx] Gửi Hà Minh Phong – lớp Truyền hình. Nếu cho em chọn lựa lại, em sẽ thi vào khoa Truyền hình và học cùng anh. Điều em hối hận nhất là chưa bao giờ đủ can đảm để theo đuổi anh. Tạm biệt…”
Dù vậy, cũng có vài biến tướng đáng yêu kiểu tỏ tình, chuyện bây giờ mới kể, tâm sự đêm khuya, tìm bạn A B C đặc điểm mô tả như nào, mong bạn để lại địa chỉ cá nhân để mình làm quen; rồi thì đòi tiền, đòi tình, tư vấn tình cảm… mà trang X confession của trường đại học nơi tôi theo học là một điển hình cho sự tạp nham đó. Chỉ trong vòng chưa tới mười ngày, số lượng confession của trường X đã lên tới hàng nghìn, phá kỉ lục của những trường khác xung quanh. Tôi bị bạn bè lôi kéo vào đọc, bình luận hộ cho confession của bọn nó lên top, rồi vì tương tác nhiều mà cứ mở trang cá nhân ra thì đảm bảo X confession lại có “lời thú tội” mới xuất hiện ở hàng đầu.
Sau những giờ ngục đầu vào đống sách vở lí luận chính trị cho kì tốt nghiệp, tôi coi việc đọc confession của trường mình như một thú vui để xả stress và hồi tưởng lại cảm giác sinh viên sắp phải trả lại cho trường. Thỉnh thoảng, có vài đứa bạn rảnh rỗi sinh nông nổi cũng đăng những tin nhắn gửi cho tôi đại loại như:
“Gửi bạn Phan ‘Rang’ của lớp Kinh tế Đối ngoại, bạn có nhớ là còn nợ mình một bữa bún mọc ở cổng trường trước khi chúng ta tốt nghiệp không?”
Chỉ đích danh tên lớp lại còn có biệt hiệu “Rang” thì chỉ có Minh – nhỏ bạn cùng đội tình nguyện với tôi. Tôi đáp trả: “@Minh May Mắn, vì cớ gì không nhắn tin mà phải lên đây kể chuyện ăn uống cho thiên hạ? Ngày mai 9 giờ sáng hẹn ở cổng sau.”
“Phan à, mặc dù không ai nhìn thấy vẻ đẹp của em nhưng trong lòng anh, em luôn tỏa sáng. Muahaaa!”
Hẳn là lũ bạn ngồi cùng bàn cuối trong lớp, học thì ít, buôn dưa thì nhiều, lúc nào cũng động viên nhau: “Phải tỏa sáng rực rỡ!”
“Anh thích em từ lâu lắm rồi, Phan ơi…”
Cái này thì không biết là Phan nào nhưng cũng bị lũ bạn gắn tên vào, tôi bình luận trở lại “Chắc nó chừa mình ra” và nhận được chục cái like ủng hộ.
Ngoài ra, tôi chưa từng tự gửi một lời thú tội nào. Có cần thiết không nhỉ? Bốn năm đại học trôi qua đối với tôi mà nói, là vừa đủ về mọi thứ. Học lực vừa đủ để lấy được tấm bằng loại khá mang ra ngoài khoe thiên hạ. Bạn bè vừa đủ để không bao giờ phải đi ăn một mình, xem phim một mình, khóc lóc cô đơn một mình. Tình yêu thì cũng có một mối tình trong thời gian ngắn, vừa đủ để sau khi chia tay không ai làm gì day dứt nhau, tổn thương nhau, có tình cờ gặp lại trên trường cũng có thể mặt đối mặt mỉm cười hỏi thăm nhau mấy câu bâng quơ không đầu không cuối…
Còn nói riêng về Hà Nội. Tôi không thích Hà Nội, nơi ngăn cách tôi với quê nhà “tỉnh lẻ” hai tiếng đồng hồ ngồi tàu hỏa nhưng cũng phải dăm ba tháng mới về được một lần. Nhiều đứa cũng tỉnh lẻ như tôi thì chỉ chờ cuối tuần rảnh là bắt xe về ăn một bữa cơm gia đình rồi sáng hôm sau vừa bảnh mắt ra đã lên xe trở lại với vùng đất chật - người đông - khói bụi mịt mờ này. Không phải tôi không nhớ nhà, không yêu gia đình. Nhưng bản tính tôi đã độc lập từ nhỏ, lại thích đi đây đó và không muốn ngồi mãi một chỗ nên tôi thường xuyên dành cuối tuần để tham gia các hoạt động của câu lạc bộ tình nguyện, tìm mấy quán café đẹp với bạn bè để buôn chuyện hoặc tự mình khám phá những ngóc ngách của Hà Nội để tới lúc ra đi, sẽ không còn vương vấn gì với vùng đất này. Phải rồi, chỉ cần lấy được tấm bằng đại học xong, tôi sẽ rời khỏi Hà Nội. Đối với những nơi không phải quê nhà, tôi không muốn ở lại quá lâu trước khi nảy sinh tình cảm để vơ bừa rằng đó là ngôi nhà thứ hai hay quê hương thứ hai gì đó mà mọi người vẫn nói.
Tuy nhiên, khi nhớ lại những hình ảnh, hương vị của Hà Nội, trong lòng tôi vẫn gợn lên một dòng cảm xúc hỗn độn khiến trái tim đập loạn không yên. Có lẽ càng gần tới giờ phút phải chia xa, thì con người ta càng có xu hướng tự mình lục tung những kí ức của ngày hôm qua vì sợ bản thân sẽ để lạc mất đi một kỉ niệm đẹp. Tôi nhớ lại ngày đầu lên Hà Nội nhập học trong một bộ dạng không thể không nhà quê hơn: áo sơ mi trắng, quần bò tối màu, dép xăng đan, tóc ngắn màu đen tuyền, mặt mày tái nhợt không thèm trang điểm dù chỉ một chút son. Đã thế, vừa vào lớp là ngồi luôn trong góc cuối cùng của bàn cuối, cũng không mở miệng ra tiếp xúc hay làm quen với ai cả.
Nhưng tôi như vậy là cũng có lý do của mình. Lúc đó, cảm giác chiếm lĩnh tâm trí tôi là sự buồn bã, nuối tiếc và mất phương hướng, khác hoàn toàn với sự hồ hởi của những người vừa đỗ đại học, cho dù đã đậu vào ngôi trường như mong muốn. Nhưng dự định ban đầu của tôi là khoa Truyền hình, tôi đã quyết tâm thi khoa Truyền hình từ rất lâu nhưng có lẽ quyết tâm của tôi chưa đủ nên tôi đã trượt tay với tới giấc mơ của mình chỉ thiếu 0,5 điểm. Tôi từng tuyệt vọng, muốn bỏ cuộc tất cả để năm sau thi lại nhưng nhìn ánh mắt trông đợi của bố mẹ tôi thì tôi không đành lòng, đành đặt nguyện vọng hai vào khoa Kinh tế Đối ngoại như lời khuyên và định hướng của bố: “Chỉ cần con còn đam mê, con đường nào cũng sẽ về đến đích”.
Thế nhưng, tôi vẫn không biết mình sẽ phải sống sót như nào trên chặng đường dài bốn năm phía trước phải học về một ngành mà tôi không hề có khái niệm gì trong khi giấc mơ truyền hình vẫn đang âm ỉ cháy và cồn cào ruột gan tôi mỗi ngày.
Đã đau lòng như vậy, tới buổi học chính trị đầu tiên của toàn khóa, tôi vào hội trường muộn không biết lớp mình ngồi ở đâu, bèn chui vào một chỗ còn trống ngay ngoài cửa lại hóa ra ngồi đúng vào khu vực của lớp Truyền hình. Nghe mấy cô bạn ngồi cạnh xì xào về lớp mới của mình, các môn sẽ được học, lòng tôi lại dậy lên một cảm giác nuối tiếc và hối hận. Không một câu chữ nào có thể lọt vào đầu tôi lúc ấy ngoài mấy từ “truyền hình”, “hối hận”, “sai lầm” cứ xoay vòng. Chuông thông báo hết giờ vừa vang lên như thông báo đã đến đỉnh điểm của sự hối tiếc, tôi quẹt vội dòng nước mắt vừa chảy xuống và chạy nhanh ra ngoài để không ai nhìn thấy sự yếu đuối đáng ra không nên có trong ngày đầu đi học của mình.
“Cẩn thận!”
Một bàn tay kéo tôi lại trước khi tôi mắt mũi ướt nhòe mà đâm đầu vào tường. Theo phản ứng, tôi quay lại nhìn, quên mất bộ dạng đang khóc của mình quả thực là rất-xấu. Qua làn nước mắt lấm lem, tôi vẫn kịp nhận ra người con trai đứng trước mặt mình có khuôn mặt vuông nhưng không góc cạnh, làn da trắng và đôi mắt sáng đằng sau chiếc kính cận vừa vặn. Tôi trân mắt nhìn người đó rồi nhanh chóng quên đi, chạy ra một góc khuất sau hội trường mà khóc nức nở.
“[Confession số xxxx] Gửi Hà Minh Phong – lớp Truyền hình. Nếu cho em chọn lựa lại, em sẽ thi vào khoa Truyền hình và học cùng anh. Điều em hối hận nhất là chưa bao giờ đủ can đảm để theo đuổi anh. Tạm biệt…”
/14
|