12
Thôi Yên quả không hổ là tiểu thư của đại tộc, cuộc sống của nàng cực kỳ quy củ mà tẻ nhạt.
Mỗi ngày nàng đều dậy vào giờ Mão, nghỉ vào giờ Dậu, thời gian còn lại hoặc là luyện tập cầm kỳ thi họa trong khuê phòng, hoặc là làm nữ công.
Mỗi ngày, nàng đều ngồi dưới gốc cây hải đường thêu áo cưới, từng mũi kim từng sợi chỉ, đều do nàng tự tay làm lấy.
Vải để may áo cưới là loại gấm Thục “tấc gấm tấc vàng” được dệt bằng những sợi kim tuyến mảnh như sợi tóc.
Lớp gấm tỏa sáng lấp lánh, nhìn qua đã biết giá trị không nhỏ.
Kiếp trước, khi ta gả cho Bùi Tri Lăng, cũng từng tự tay thêu áo cưới như nàng.
Chỉ có điều, tay nghề thêu thùa của ta thật chẳng ra gì, khó mà lọt vào mắt người đời, lại chẳng đủ tiền để dùng loại vải quý giá như vậy.
Khi ấy, ta vừa thêu xong một con phượng hoàng, liền không kìm được mà đem cho Bùi Tri Lăng xem.
Hắn nhìn bức thêu mà cau mày im lặng hồi lâu: “Thêu gà lên áo cưới sao? Quả thực ý tưởng rất độc đáo.”
Ta lườm hắn, cãi lại: “Mắt chàng làm sao vậy? Rõ ràng đây là phượng hoàng bay chín tầng trời.”
Nghe vậy, hắn không khách khí bật cười thành tiếng.
Thấy ta giận dỗi không nói, hắn vội nén cười, đổi giọng: “Tay nghề của nàng quả thật trên trời dưới đất không ai sánh kịp.”
Ta tức giận đ.ấ.m vào n.g.ự.c hắn một cái.
Ta biết thân hắn yếu ớt, không biết võ công, nên cũng nương tay.
Không ngờ hắn lại nhân cơ hội vờ vịt, ôm lấy n.g.ự.c kêu đau.
Khi ta vừa định kéo áo hắn ra để xem vết thương, hắn bất ngờ kéo ta vào lòng, ôm chặt không buông.
Hơi thở của hắn gần trong gang tấc, thoáng qua tai ta, làm tim ta loạn nhịp.
Tim ta đập thình thịch, mặt nóng bừng như bị lửa thiêu đốt.
Ta sững sờ hồi lâu, nghe thấy giọng nói trầm ấm của hắn: “Nàng ơi, thật thiệt thòi cho nàng.”
Ta vỗ nhẹ lưng hắn, hào sảng đáp không thấy thiệt thòi chút nào, chẳng phải chỉ là thêu một chiếc áo cưới nhỏ thôi sao, thêm mười cái nữa ta cũng không sợ.
Giờ đây, nhìn Thôi Yên, ta mới hiểu được ý nghĩa sâu xa trong câu “thiệt thòi cho nàng” của hắn năm ấy.
Sau đó, ta và hắn cùng nhau thêu xong áo cưới ấy, thành thân ở Thục Châu, thề nguyện trước miếu Nguyệt Lão, dưới gốc cây nhân duyên buộc tấm bùa, hẹn ước đời đời kiếp kiếp.
Đang chìm trong hồi ức, Thôi Yên ngồi đối diện bỗng cất lời kéo ta về thực tại.
Gió nổi lên, những cánh hoa hải đường rơi lả tả.
Nàng nhặt một cánh hoa rơi trên tóc ta, ánh mắt lo lắng: “Cô nương làm sao vậy? Có phải không khỏe không? Có cần gọi đại phu đến xem không?”
Ta lắc đầu mỉm cười: “Ta không sao, chỉ là thấy tiểu thư thêu áo cưới, bỗng nhớ về chuyện cũ thôi.”
“Cô nương không sao là tốt rồi. Cô nương ở Lâm An một thân một mình, lại là nữ tử, thật không dễ dàng gì. Nếu cần giúp đỡ, cứ nói với ta.”
Ngày vào phủ, nàng từng hỏi mục đích đến Lâm An của ta.
Ta nói dối rằng đến tìm người thân, nhưng họ đã dọn đi đâu không rõ.
Nàng không nghi ngờ gì, tin là thật, còn dặn dò mọi người trong phủ chăm sóc ta nhiều hơn.
“A Yên, mong rằng nàng và Bùi lang quân sẽ… bách niên giai lão.”
Nàng cúi đầu nhìn áo cưới, nụ cười có chút bâng khuâng: “Mong là vậy.”
13
Chớp mắt đã sắp đến mùng Năm tháng Năm, lễ Đoan Dương, Thôi Yên ngoài việc thêu áo cưới còn bắt đầu thêu túi thơm.
Vải dùng màu nguyệt bạch, hoa văn dây leo chìm, một mặt túi thêu hoa sen và uyên ương, mặt kia thêu tám chữ “An Lạc Như Ý, Trường Thọ Vô Cực” nhìn qua đã biết là để tặng cho Bùi Tri Lăng.
(An Lạc Như Ý: "An lạc" nghĩa là sự bình an và hạnh phúc; "Như ý" nghĩa là theo ý muốn. Do đó, "An Lạc Như Ý" biểu thị mong muốn có được sự bình an và hạnh phúc như ý nguyện.
Trường Thọ Vô Cực: "Trường thọ" nghĩa là sống lâu; "Vô cực" nghĩa là không có giới hạn. Vì vậy, "Trường Thọ Vô Cực" thể hiện mong muốn sống lâu không giới hạn.)
Theo phong tục Đoan Dương, túi thơm thường được thả vào các loại thảo mộc như ngải cứu, xuyên khung, bạch chỉ để đeo bên mình trừ tà đuổi ôn dịch. Vì vậy mà nhiều cặp uyên ương thường trao nhau túi thơm vào dịp này.
Nàng định kéo ta cùng thêu túi thơm, ta từ chối vì tay nghề thêu thùa quá kém, nàng mới thôi.
Kiếp trước ta cũng từng thêu một chiếc túi thơm tặng hắn, nhưng vì tay nghề kém khiến hắn bị đồng liêu cười nhạo. Từ đó, ta liền đến thêu cục học hỏi, đóng cửa luyện tập cả tháng trời nhưng vẫn chẳng ra gì.
Cuối cùng, ta cũng hiểu ra rằng công việc tinh xảo này không thích hợp với ta, từ đó chẳng màng đến việc thêu thùa nữa.
Ngày Đoan Dương, vùng ngoại ô có một trận đấu mã cầu.
Thôi Yên phải nài nỉ hồi lâu, Thôi phu nhân cuối cùng cũng đồng ý cho chúng ta ra ngoài.
Thôi Yên quả không hổ là tiểu thư của đại tộc, cuộc sống của nàng cực kỳ quy củ mà tẻ nhạt.
Mỗi ngày nàng đều dậy vào giờ Mão, nghỉ vào giờ Dậu, thời gian còn lại hoặc là luyện tập cầm kỳ thi họa trong khuê phòng, hoặc là làm nữ công.
Mỗi ngày, nàng đều ngồi dưới gốc cây hải đường thêu áo cưới, từng mũi kim từng sợi chỉ, đều do nàng tự tay làm lấy.
Vải để may áo cưới là loại gấm Thục “tấc gấm tấc vàng” được dệt bằng những sợi kim tuyến mảnh như sợi tóc.
Lớp gấm tỏa sáng lấp lánh, nhìn qua đã biết giá trị không nhỏ.
Kiếp trước, khi ta gả cho Bùi Tri Lăng, cũng từng tự tay thêu áo cưới như nàng.
Chỉ có điều, tay nghề thêu thùa của ta thật chẳng ra gì, khó mà lọt vào mắt người đời, lại chẳng đủ tiền để dùng loại vải quý giá như vậy.
Khi ấy, ta vừa thêu xong một con phượng hoàng, liền không kìm được mà đem cho Bùi Tri Lăng xem.
Hắn nhìn bức thêu mà cau mày im lặng hồi lâu: “Thêu gà lên áo cưới sao? Quả thực ý tưởng rất độc đáo.”
Ta lườm hắn, cãi lại: “Mắt chàng làm sao vậy? Rõ ràng đây là phượng hoàng bay chín tầng trời.”
Nghe vậy, hắn không khách khí bật cười thành tiếng.
Thấy ta giận dỗi không nói, hắn vội nén cười, đổi giọng: “Tay nghề của nàng quả thật trên trời dưới đất không ai sánh kịp.”
Ta tức giận đ.ấ.m vào n.g.ự.c hắn một cái.
Ta biết thân hắn yếu ớt, không biết võ công, nên cũng nương tay.
Không ngờ hắn lại nhân cơ hội vờ vịt, ôm lấy n.g.ự.c kêu đau.
Khi ta vừa định kéo áo hắn ra để xem vết thương, hắn bất ngờ kéo ta vào lòng, ôm chặt không buông.
Hơi thở của hắn gần trong gang tấc, thoáng qua tai ta, làm tim ta loạn nhịp.
Tim ta đập thình thịch, mặt nóng bừng như bị lửa thiêu đốt.
Ta sững sờ hồi lâu, nghe thấy giọng nói trầm ấm của hắn: “Nàng ơi, thật thiệt thòi cho nàng.”
Ta vỗ nhẹ lưng hắn, hào sảng đáp không thấy thiệt thòi chút nào, chẳng phải chỉ là thêu một chiếc áo cưới nhỏ thôi sao, thêm mười cái nữa ta cũng không sợ.
Giờ đây, nhìn Thôi Yên, ta mới hiểu được ý nghĩa sâu xa trong câu “thiệt thòi cho nàng” của hắn năm ấy.
Sau đó, ta và hắn cùng nhau thêu xong áo cưới ấy, thành thân ở Thục Châu, thề nguyện trước miếu Nguyệt Lão, dưới gốc cây nhân duyên buộc tấm bùa, hẹn ước đời đời kiếp kiếp.
Đang chìm trong hồi ức, Thôi Yên ngồi đối diện bỗng cất lời kéo ta về thực tại.
Gió nổi lên, những cánh hoa hải đường rơi lả tả.
Nàng nhặt một cánh hoa rơi trên tóc ta, ánh mắt lo lắng: “Cô nương làm sao vậy? Có phải không khỏe không? Có cần gọi đại phu đến xem không?”
Ta lắc đầu mỉm cười: “Ta không sao, chỉ là thấy tiểu thư thêu áo cưới, bỗng nhớ về chuyện cũ thôi.”
“Cô nương không sao là tốt rồi. Cô nương ở Lâm An một thân một mình, lại là nữ tử, thật không dễ dàng gì. Nếu cần giúp đỡ, cứ nói với ta.”
Ngày vào phủ, nàng từng hỏi mục đích đến Lâm An của ta.
Ta nói dối rằng đến tìm người thân, nhưng họ đã dọn đi đâu không rõ.
Nàng không nghi ngờ gì, tin là thật, còn dặn dò mọi người trong phủ chăm sóc ta nhiều hơn.
“A Yên, mong rằng nàng và Bùi lang quân sẽ… bách niên giai lão.”
Nàng cúi đầu nhìn áo cưới, nụ cười có chút bâng khuâng: “Mong là vậy.”
13
Chớp mắt đã sắp đến mùng Năm tháng Năm, lễ Đoan Dương, Thôi Yên ngoài việc thêu áo cưới còn bắt đầu thêu túi thơm.
Vải dùng màu nguyệt bạch, hoa văn dây leo chìm, một mặt túi thêu hoa sen và uyên ương, mặt kia thêu tám chữ “An Lạc Như Ý, Trường Thọ Vô Cực” nhìn qua đã biết là để tặng cho Bùi Tri Lăng.
(An Lạc Như Ý: "An lạc" nghĩa là sự bình an và hạnh phúc; "Như ý" nghĩa là theo ý muốn. Do đó, "An Lạc Như Ý" biểu thị mong muốn có được sự bình an và hạnh phúc như ý nguyện.
Trường Thọ Vô Cực: "Trường thọ" nghĩa là sống lâu; "Vô cực" nghĩa là không có giới hạn. Vì vậy, "Trường Thọ Vô Cực" thể hiện mong muốn sống lâu không giới hạn.)
Theo phong tục Đoan Dương, túi thơm thường được thả vào các loại thảo mộc như ngải cứu, xuyên khung, bạch chỉ để đeo bên mình trừ tà đuổi ôn dịch. Vì vậy mà nhiều cặp uyên ương thường trao nhau túi thơm vào dịp này.
Nàng định kéo ta cùng thêu túi thơm, ta từ chối vì tay nghề thêu thùa quá kém, nàng mới thôi.
Kiếp trước ta cũng từng thêu một chiếc túi thơm tặng hắn, nhưng vì tay nghề kém khiến hắn bị đồng liêu cười nhạo. Từ đó, ta liền đến thêu cục học hỏi, đóng cửa luyện tập cả tháng trời nhưng vẫn chẳng ra gì.
Cuối cùng, ta cũng hiểu ra rằng công việc tinh xảo này không thích hợp với ta, từ đó chẳng màng đến việc thêu thùa nữa.
Ngày Đoan Dương, vùng ngoại ô có một trận đấu mã cầu.
Thôi Yên phải nài nỉ hồi lâu, Thôi phu nhân cuối cùng cũng đồng ý cho chúng ta ra ngoài.
/35
|